Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Loại hình nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết quo vadis, mối tình đầu của napoléon và nửa kia của hitler (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.7 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
ỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN

LOẠI HÌNH NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG
TIỂU THUYẾT QUO VADIS, MỐI TÌNH ĐẦU
CỦA NAPOLÉON VÀ NỬA KIA CỦA HITLER

Ngành: Lí luận văn học
Mã số: 9220120

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2018


Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN HÀN LÂM
ỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS PHAN TRỌNG THƯỞNG
2. PGS.TS TRẦN THỊ SÂM

Phản biện 1: GS. TS. Trần Đình Sử
Phản biện 2: PGS.TS. Đào Duy iệp
Phản biện 3: PGS.TS. Lê Thị Phong Tuyết


Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại
Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi ….giờ … ngày … tháng … năm 201…

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nero
(Pháp) và

laudius
dolf

aesar (La Mã cổ đại), Napoléon Bonaparte

itler (Đức) là ba trong số những nhân vật lịch sử

quyền lực đã làm tốn hao nhiều bút mực của giới sử học. ác sử gia
cố gắng chứng minh một Nero, một Napoléon, một
sử đã diễn ra.

itler - như lịch

òn trong văn học, họ sống nhiều cuộc đời, số phận,


tâm hồn khác. Nếu nhà lịch sử hướng đến cái đã là, thì nhà văn
hướng đến cái có thể là… Sự giả định lịch sử trong tiểu thuyết sẽ
mang lại nhiều kiến giải khác nhau về hiện thực đời sống, nhất là chủ
đề chiến tranh, tình yêu và tôn giáo.
1.1. Henryk Sienkievich (1846-1916) là văn hào chiếm một vị
trị đặc biệt trong nền văn học Ba Lan và thế giới. Quo vadis đã đưa
tên tuổi H.Sienkievich đạt đến đỉnh cao rực rỡ khi tác phẩm này đạt
giải Nobel văn học năm 1905.

ới Quo vadis,

.Sienkievich trở lại

quá khứ để luận giải số phận con người trước những biến động của
lịch sử với những hệ lụy của nó qua hành trình chinh phục đỉnh cao
thi ca của gã bạo chúa say mê nghệ thuật.
1.2. Là nhà văn viết không nhiều nhưng đa số các tác phẩm của
Annemarie Selinko (1914-1986), tiểu thuyết gia người Áo, đều được
chuyển thể thành phim. Khi xuất bản, Désirée trở thành cuốn sách
bán chạy nhất tại nước Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Áo, Thụy Điển…
Bằng hình thức “giả nhật kí”, dưới điểm nhìn của cái tôi tự thuật Désirée, hình tượng Napoléon được

.Selinko khai thác sinh động.

Nhà văn đã khơi mở những vùng mờ sử gia chưa đề cập đến về nhân
vật lịch sử từng khuynh đảo thế giới như Napoléon Bonaparte.
1.3. Eric-Emmanuel Schmitt là một trong những tiểu thuyết gia,
kịch gia nổi tiếng của Pháp. Ông từng đoạt nhiều giải thưởng lớn như

1



giải Chronos, giải Goncourt... Trong tác phẩm nổi tiếng nhất Nửa kia
của Hitler (nguyên tác tiếng Pháp: La part de l’autre), Eric Schmitt
chọn mệnh đề “nếu… thì” từng được biết đến với tên gọi “ iệu ứng
cánh bướm” để dựng lên cuộc đời của hai con người rất giống và
cũng rất khác nhau: Adolf Hitler - nhà độc tài Đức quốc xã tàn bạo
nhất trong lịch sử thế kỉ XX (như đã là) và

dolf

. giả định - một

họa sĩ siêu thực tài năng (có thể là).
Vì sao chúng tôi chọn ba tiểu thuyết “Quo vadis”, “Mối tình
đầu của Napoléon” và “Nửa kia của Hitler”?
Ra đời ở những thời điểm khác nhau nhưng Quo vadis, Mối tình
đầu của Napoléon và Nửa kia của Hitler cho thấy những đặc điểm
chung về đề tài lịch sử trong sáng tạo nghệ thuật. Tuy không cùng
thời đại nhưng .Sienkievich, .Selinko và Eric Schmitt đều có điểm
tương đồng trong quan điểm, cách luận giải hình tượng nhân vật
quyền lực có tác động, ảnh hưởng lớn đến nhân loại khi chạm vào
những vấn đề nóng bỏng nhất của lịch sử và thời đại: chiến tranh, tôn
giáo và sắc tộc. Khi ý thức về sự tự do, quyền bình đẳng của con
người ngày càng mãnh liệt thì việc nhìn nhận lại lịch sử để chiêm
nghiệm về chiến tranh và cái ác là một trong những nguyên nhân thúc
đẩy ba nhà văn truy tìm sự thật về những nhân vật quyền lực đã từng
mưu đồ thống ngự thế giới.
Ở Việt Nam, vấn đề sáng tác, nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử
hiện nay đang là mối quan tâm của các nhà văn và giới nghiên cứu.

Trong bối cảnh đó, đề tài “Loại hình nhân vật lịch sử trong tiểu
thuyết Quo vadis, Mối tình đầu của Napoléon và Nửa kia của
Hitler” mà chúng tôi lựa chọn mang ý nghĩa lí luận khi tiếp cận các
nhân vật lịch sử quyền lực trong tiểu thuyết. Việc nghiên cứu sâu, có
hệ thống về ba trường hợp này có thể mang lại những kinh nghiệm

2


quý báu, những bài học thiết thực cho hoạt động sáng tạo, nghiên cứu
văn học về đề tài lịch sử của văn học nước nhà.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là tìm những dấu hiệu loại hình nhân vật
quyền lực, những qui luật chi phối tạo nên những điểm giống nhau
giữa ba nhân vật Nero, Napoléon và Hitler trong tiểu thuyết Quo
vadis, Mối tình đầu của Napoléon và Nửa kia của Hitler.
Nhiệm vụ của luận án là khảo sát ba nhân vật Nero, Napoléon
và Hitler trong ba tiểu thuyết trên nhằm nhận diện tip nhân vật quyền
lực. Đồng thời nghiên cứu phương thức xây dựng nhân vật lịch sử
của H.Sienkievich, A.Selinko và Eric Schmitt trong việc cách tân thể
loại tiểu thuyết lịch sử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu ba hình tượng nhân vật: Nero
trong Quo vadis, Napoléon trong Mối tình đầu của Napoléon và nhân
vật Hitler trong tác phẩm Nửa kia của Hitler.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đây là ba tác phẩm lớn, chúng tôi chỉ khảo sát để đi đến khẳng
định vào tip nhân vật lịch sử quyền lực. Phạm vi nghiên cứu của đề
tài là khảo sát ba tiểu thuyết Quo vadis (H.Sienkievich), Mối tình đầu

của Napoléon (A.Selinko) và Nửa kia của Hitler (Eric Schmitt) đã
được chuyển ngữ sang tiếng Việt.
Ngoài ra, trong sự mở rộng so sánh, đối chiếu, chúng tôi nghiên
cứu thêm một số tư liệu lịch sử có thể đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu
của đề tài liên quan đến ba nhân vật Nero, Napoléon và Hitler.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

3


Để hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các
phương pháp: đối chiếu, hệ thống, loại hình, phương pháp liên ngành.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, phác thảo mô hình nghiên cứu nhân vật quyền lực
trong tiểu thuyết lịch sử, bước đầu nhận diện loại hình nhân vật
quyền lực có ý nghĩa điển hình.
Thứ hai, chỉ ra chiều sâu tư tưởng của H.Sienkievich, A.Selinko
và Eric Schmitt khi nhận thức lại, đối thoại, phản biện lịch sử qua
việc phê phán những kẻ quyền lực mang tham vọng.
Thứ ba, góp phần chỉ ra những cách tân trong phương thức xây
dựng nhân vật lịch sử của ba nhà văn nhằm khẳng định tài năng, sự
đóng góp của họ trong nền văn chương thế giới, đặc biệt trong thể
loại tiểu thuyết lịch sử.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lí luận, luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí
thuyết về thể loại tiểu thuyết lịch sử và nghiên cứu một cách có hệ
thống loại hình nhân vật lịch sử quyền lực: Nero, Napoléon và Hitler
trong Quo vadis, Mối tình đầu của Napoléon và Nửa kia của Hitler.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào việc thúc đẩy
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trên phương diện sáng tác và có thể mở

ra hướng nghiên cứu về loại hình nhân vật. Công trình có thể là tài
liệu nghiên cứu, tham khảo cho sinh viên khoa Ngữ văn.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
phần Nội dung của luận án được triển khai thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Từ nhân vật lịch sử đến loại hình nhân vật lịch sử
quyền lực

4


Chương 3: Bi kịch - dấu hiệu loại hình của nhân vật lịch sử
quyền lực
Chương 4: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật lịch sử
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết lịch sử và
tiểu thuyết lịch sử
- Chúng tôi tìm hiểu sự đổi mới thể loại và quan niệm xây dựng
nhân vật qua các công trình, bài viết: Tiểu thuyết hiện đại (Dorothy
Brewster & John Angus Burrell), Logic học về các thể loại văn học
(Käte Hamburger), The historical novel and the historical narrative
(Tiểu thuyết lịch sử và tường thuật lịch sử) của Shamsur Rahman
Faruqi, Penser le passé: inscriptions de l’Histoire dans le roman
français contemporain (Suy nghĩ về quá khứ: những vấn đề lịch sử trong
tiểu thuyết Pháp đương đại) của Anne Sennhauser… Sự hoài nghi về
quá khứ đã mang đến ý nghĩa quan trọng tạo nên những nhìn nhận
mới về tiểu thuyết lịch sử.
Bài viết Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹ học của

G.Lukacs (1998) của Trương Đăng Dung, công trình Văn học Việt
Nam thế kỉ XX (2004) của Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
đương đại - phác họa một số xu hướng chủ yếu của Nguyễn ăn Dân
(tạp chí Nhà văn, 2012), Tinh thần của lịch sử trong văn học nghệ
thuật (2012) của Lê Thành Nghị đều nhấn mạnh vai trò của hư cấu
trong tiểu thuyết lịch sử. Trần Đình Sử (trong Lịch sử và tiểu thuyết
lịch sử, 2013) và Phan Tuấn Anh (trong Lịch sử như là hư cấu - quan
điểm mới về đề tài lịch sử, 2013) mang đến cho người đọc những căn
cứ lí luận để có cách đánh giá mới về tiểu thuyết lịch sử. Nhân vật
trong tiểu thuyết lịch sử được khai thác từ phương diện đời tư là quan

5


niệm của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Trần Đăng Suyền, Nguyễn
Thị Kim Tiến… Sự đổi mới trong quan niệm về tiểu thuyết lịch sử đã
giúp nhà văn thỏa sức sáng tạo, chú trọng số phận cá nhân trong dòng
chảy lịch sử để chiêm nghiệm cho hiện tại.
- Về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử, luận án chú ý đến
một số công trình, bài viết liên quan đến một số tác phẩm viết về đề
tài chiến tranh đã được dịch ở Việt Nam (Chiến tranh và hòa bình,
Tarát Bunba, Sông Đông êm đềm, Nhật kí Anne Frank…) có đề cập
đến quan điểm, nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử. Công trình
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XX đến 1945
(diện mạo và đặc điểm) của Bùi

ăn Lợi, Tiểu thuyết lịch sử Việt

Nam sau 1945 của Nguyễn Thị Tuyết Minh (2012), Tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam sau năm 1986 dưới góc nhìn tự sự học (2014) của

Nguyễn ăn ùng đánh giá thành tựu, hạn chế của tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đầu thế kỉ

đến nay.

Vấn đề lí luận thể loại đã lí giải những đặc trưng cơ bản của tiểu
thuyết lịch sử: sáng tạo nghệ thuật trên tinh thần lịch sử, số phận con
người trở thành trung tâm của sự phản ánh. Những triết lí về lịch sử,
về con người là phương diện chiều sâu của tiểu thuyết lịch sử.
Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử thường vận dụng lí thuyết thi pháp và
tự sự tiếp cận nhân vật nhằm giải mã lịch sử từ tinh thần bản thể của
tiểu thuyết đương đại, khám phá sự đổi mới trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật của nhà văn.
1.2. Những công trình, bài viết nghiên cứu về nhân vật lịch
sử Nero, Napoléon và Hitler và tác phẩm Quo vadis, Mối tình đầu
của Napoléon và Nửa kia của Hitler
- Chúng tôi dựa vào một số công trình lịch sử ngoài nước và
trong nước viết về ba nhân vật Nero, Napoléon và Hitler để phục

6


dựng nguyên mẫu các nhân vật này trong lịch sử như: Augustus and
Nero (Augustus và Nero), The annals by Publius Cornelius Tacitus,
book 15 (A.D. 62-65) (Biên niên sử của Publius Cornelius Tacitus,
quyển 15 (62-65), Lịch sử thế giới cổ đại, Hồ sơ quyền lực Napoleon,
Napoleon Bonaparte, Tình sử Napoléon, Bí mật về Adolf Hitler và các
chiến hữu, Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba, Adolf Hitler và sự
sụp đổ của chế độ Đức quốc xã…
- Chúng tôi tìm hiểu một số công trình, bài viết ngoài nước liên

quan đến ba tác phẩm như: A survey of Polish literature and culture
(Khảo sát về văn học và văn hóa Ba Lan) của Manfred Kridl, Henryk
Sienkiewicz của Waclaw Lednicki, Napoleon's Fiancée: The Fabulous
Destiny of Désirée Clary (Vị hôn thê của Napoleon: Số phận khó tin
của Désirée Clary) của Michael Sibalis, Napoléon dans la littérature
Russe (Napoléon trong văn học Nga) của Gnedina-Moretti Anna,
Napoléon Bonaparte vu par les écrivains contemporains (Napoléon
Bonaparte qua cái nhìn của các nhà văn đương thời) của Karolína
Špůrová,

tham

khảo

từ

trang

c-emmanuel-

schmitt.com/Litterature-romans-la-part-de-l-autre.html... và một số bài
viết, công trình trong nước nghiên cứu về ba tác phẩm này như: Trầm
tích văn hóa: “Quo vadis” của Lê Huy Bắc (tạp chí Nghiên cứu văn
học, số 6/2013), bài viết “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie
Selinko - từ chân dung lịch sử đến chân dung nghệ thuật trong tác phẩm
và luận văn “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko nhìn từ đặc trưng thể loại tiểu thuyết lịch sử (2008) của Bùi Thị Linh
Chi, luận văn Tiểu thuyết lịch sử “Quo vadis” của H.Sienkievich và
“Mối tình đầu của Napoléon” của A.Selinko - dưới góc nhìn tự sự học
của Nguyễn


ăn

ùng (2009), Hình tượng Hitler trong tiểu thuyết

“Nửa kia của Hitler” của Nguyễn Thị Quỳnh Thoa (2011)…

7


1.3. Nhận xét chung
1.3.1. Trên phương diện vận dụng lí luận thể loại nghiên cứu
tiểu thuyết lịch sử, các phương diện của thi pháp học, một số phạm
trù của lí thuyết tự sự học đã được nghiên cứu. Các công trình, bài
viết nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử nước ngoài chủ yếu tập trung
vào nghệ thuật xây dựng nhân vật. Với tiểu thuyết lịch sử Việt Nam,
các nhà nghiên cứu đã chú ý phương diện nhân vật lịch sử được tiểu
thuyết hóa và bước đầu có sự phân chia loại hình nhân vật lịch sử.
1.3.2. Khi nghiên cứu về ba tiểu thuyết trên, các công trình, bài
viết tập trung phương diện tự sự học và hình tượng Désirée, nhân vật
Adolf H. họa sĩ. Theo chủ quan của chúng tôi, ở nước ta, việc nghiên
cứu loại hình nhân vật lịch sử nhất là nhân vật quyền lực có tầm cỡ,
ảnh hưởng lớn đến vận mệnh lịch sử thế giới chưa được chú ý, quan
tâm. Trên tinh thần kế thừa và phát triển những công trình đi trước,
luận án xác lập và nhận diện loại hình nhân vật lịch sử quyền lực
trong Quo vadis, Mối tình đầu của Napoléon và Nửa kia của Hitler
nhằm chỉ ra tính chất điển hình của loại hình nhân vật này và phương
thức xây dựng nhân vật của nhà văn. Qua đó, chúng tôi luận giải chiều
sâu tư tưởng của H.Sienkievich, A.Selinko và Eric Schmitt qua tác phẩm.
CHƯƠNG 2
TỪ NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐẾN LOẠI HÌNH

NHÂN VẬT LỊCH SỬ QUYỀN LỰC
2.1. Nhân vật lịch sử quyền lực nhìn từ góc độ loại hình
trong tiểu thuyết
2.1.1. Lịch sử như là “đối tượng giả định” trong tiểu thuyết
Lịch sử là cái đã xảy ra, hoàn tất trong quá khứ. Bản thân lịch sử
tồn tại khách quan nhưng sự nhận thức về quá khứ của mỗi người lại
mang tính chủ quan.

8


Tiểu thuyết lịch sử là những sáng tác viết về đề tài lịch sử nhưng
mang đặc trưng của tiểu thuyết. Với thuyết tân lịch sử, quá khứ hiện
lên trong cái nhìn đa chiều của con người chứ không mang tính áp
đặt. Trong tiểu thuyết lịch sử, nhà văn tìm kiếm những giả định về
quá khứ bằng cách khám phá những vùng mờ lịch sử để con người
hiện lên mang số phận, tính cách riêng. Lịch sử trong tiểu thuyết như
là “đối tượng giả định” để văn học đi tìm khả năng đã mất. Đối thoại,
phản biện, đặt nghi vấn về quá khứ là cách giúp con người hiện tại
hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.
Với tư duy tự sự hiện đại, trong tiểu thuyết, lịch sử được đánh
giá theo nhiều cách khác nhau. ình tượng nhân vật được cá tính hóa
theo đặc thù của tiểu thuyết nên khi phân tích, giải mã lịch sử, nhà
văn hướng về đời sống con người cá nhân. Khi nhìn quá khứ bằng
cảm quan hiện tại, nhà văn bày tỏ quan điểm, thái độ về những vấn
đề mang tính thời đại, đặc biệt là số phận con người trước những biến
cố lớn lao của lịch sử nhân loại.
2.1.2. Khái niệm loại hình học và loại hình nhân vật lịch sử
Loại hình học (typology) là “ngành nghiên cứu những điểm
tương đồng, những điểm khác biệt và biến đổi cùng các nguyên nhân

và ý nghĩa của chúng” [49, tr.182].
Loại hình trong nghiên cứu văn học tức là đi tìm những nét
tương đồng, những nguyên tắc cho phép tìm hiểu một hiện tượng
nhất định thuộc về một kiểu, một loại hình nhất định (sự lặp lại vượt
ra ngoài khuôn khổ sáng tạo, nằm ngoài ý thức của nhà văn).
Nhân vật loại hình là “nhân vật thể hiện tập trung một loại
phẩm chất, tính cách nào đó của con người hoặc các phẩm chất, tính
cách, đạo đức của một loại người nhất định của một thời đại” [49, tr.229].

9


Trong sáng tạo văn học về đề tài lịch sử, loại hình nhân vật
lịch sử là loại hình được tham chiếu từ các thông số lịch sử, chính trị.
Kiểu nhân vật này đa phần được xây dựng trên những cứ liệu có thực
của lịch sử. Loại hình nhân vật lịch sử mà chúng tôi lựa chọn là
những tip nhân vật quyền lực gắn với những sự kiện nổi tiếng của thế
giới. Có thể nói, những hành động của loại nhân vật này tác động căn
bản đến sự thay đổi thế giới. Theo chúng tôi, nhân vật quyền lực có
khả năng áp đặt ý chí của mình để chi phối, tác động buộc người
khác phải thực hiện theo ý chí mong muốn của mình.
Với trường hợp của H.Sienkievich, A.Selinko và Eric Schmitt,
tuy sống không cùng thời đại nhưng họ chịu sự tác động của hoàn
cảnh xã hội tương đồng: chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo khiến
số phận con người trở nên nhỏ bé, đáng thương. Chọn những nhân
vật quyền lực trong lịch sử như Nero, Napoléon và

itler làm đối

tượng phản ánh, ba tiểu thuyết gia tiếp cận nhân vật từ đời sống cá

nhân với những góc khuất mà sử gia chưa chạm tới để lí giải những
tham vọng, xung đột bên trong với những nguyên nhân tác động
khiến họ trở thành tội đồ của nhân loại.
2.2. Các nguyên mẫu về nhân vật quyền lực trong lịch sử
2.2.1. Nero - bạo chúa của La Mã cổ đại
Vào một ngày giữa tháng 7 năm 64, một cơn hỏa hoạn kinh
hoàng xảy ra khiến ba phần tư thành Rome bị phá hủy nặng nề. Để
xoa dịu đám đông đang phẫn nộ, Nero đổ tội phóng hỏa đốt thành
cho các tín đồ Kito giáo khiến một cuộc bắt bớ, giết hại dã man đã
diễn ra. Sau đó, Nero hạ lệnh xây dựng một cung điện Vàng tráng lệ
trên nền đất hoang tàn, đổ nát. Dưới sự cai trị của Nero, nhiều cuộc
nổi loạn đã nổ ra nên viện nguyên lão tổ chức một cuộc họp bàn định

10


tội Nero. Với bản tính hèn nhát, ông bỏ trốn và sau đó tự vẫn dưới sự
giúp đỡ của một người tùy tùng, thời điểm ấy vào tháng 6 năm 68.
2.2.2. Napoléon - con người bi hùng của Pháp thế kỉ XIX
Napoléon Bonaparte được xem là một trong mười vị lãnh đạo
quân sự thiên tài nhất trong lịch sử thế giới. Không chỉ đóng góp về
mặt quân sự, Napoléon có nhiều cải cách hữu ích trong một số lĩnh vực
đời sống, kinh tế xã hội. Mặt khác, lịch sử cũng ghi nhận Napoléon cai
trị độc đoán, chuyên quyền theo nguyên tắc tập trung quyền lực trong
mọi lĩnh vực. Muốn cai trị cả châu Âu nên Napoléon Bonaparte trở
thành kẻ bị mọi người phỉ báng về tham vọng xâm lược.
2.2.3. Hitler - trùm phát xít độc tài của Đức quốc xã
Dưới sự cai trị của itler, Đức quốc xã trở thành nỗi ám ảnh của
toàn thế giới. Hitler trở thành tên độc tài khét tiếng của thế kỉ XX khi
lịch sử ghi nhận tội ác sát hại người Do Thái là tội diệt chủng với

khoảng 6 triệu người bị giết hại. Với tham vọng thiết lập một nước
Đại Đức ở châu Âu và làm bá chủ thế giới, itler đẩy nước Đức vào
con đường chinh phục bên ngoài dẫn đến thế chiến thứ hai bùng nổ.
Nắm quyền cai trị những đế chế rộng lớn, Nero, Napoléon và
Hitler trở thành những người có tầm ảnh hưởng lớn đến vận mệnh thế
giới. Trên cương vị chính trị, họ đã thất bại khi muốn khẳng định
mình trong vai trò chỉ huy với quyền lực tuyệt đối. Sự cai trị của họ
đem đến tai ương và bất hạnh cho hàng triệu người.
2.3. Hình tượng Nero, Napoléon và Hitler trong tiểu thuyết

Quo vadis, Mối tình đầu của Napoléon và Nửa kia của Hitler
2.3.1. Kiểu nhân vật đời tư - thế sự
Dưới ngòi bút của nhà văn, hình tượng Nero đã hòa vào dòng
chảy tình cảm gia đình khiến nhân vật gần gũi với người đọc. Sử

11


gia không thể miêu tả con người nghệ sĩ trong Nero nhưng trong
Quo vadis, H.Sienkievich hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này.
Trong Mối tình đầu của Napoléon, nhà văn phát hiện ẩn đằng
sau một Napoléon lạnh lùng là một con người có những cảm xúc sâu
đậm về mối tình đầu khó nhạt phai. Ngòi bút văn chương cho phép
nhà văn đặt Napoléon trong mối quan hệ tình cảm gia đình để người
đọc có cái nhìn khách quan về nhân vật.
Trong Nửa kia của Hitler, Eric Schmitt đã chạm vào những phút
giây khát khao mãnh liệt trong tâm hồn yếu đuối của

itler để tạo


nên khoảnh khắc rất “con người”.
2.3.2. Kiểu nhân vật đa diện - phức tạp
Trong Quo vadis, cuộc đời Nero bạo chúa được H.Sienkievich
tái hiện trong quá trình biến chuyển tính cách. Đằng sau vẻ rỗng
tuếch của một tên bạo chúa, một gã nghệ sĩ nửa mùa là một tâm hồn
dạt dào cảm xúc nghệ thuật.
Nhà văn A.Selinko khơi mở bản chất phức tạp của Napoléon
thông qua suy nghĩ để luận giải những hành động của nhân vật.
Trong Mối tình đầu của Napoléon, mỗi người có cảm giác khác nhau
về con người Napoléon.
Trong Nửa kia của Hitler, Eric Schmitt tiếp cận

itler từ nhiều

điểm nhìn của Guido, Wetti, thư kí hrista... Nhà văn luận giải Hitler
ở tính đa trị, nhiều chiều nhờ đó mở ra những kiến giải mới về của
hành động, tính cách của nhân vật.
2.3.3. Các dấu hiệu loại hình nhân vật lịch sử quyền lực
Thứ nhất, nhân vật quyền lực nắm trong tay quyền cai trị, điều
này dẫn đến hệ quả là họ say mê quyền lực. Thứ hai, nhân vật quyền
lực cai trị bằng sức mạnh của bạo lực và sự độc tài. Thứ ba, khi xây
dựng hình tượng Nero, Napoléon và Hitler, ba tiểu thuyết gia đều

12


luận giải nhân vật rơi vào thất bại, kết cục bi đát trên phương diện đời
sống cá nhân và chính trị.
Đặc điểm của nhân vật loại hình là khái quát được thuộc tính
của loại, được xây dựng qua chi tiết cụ thể theo qui luật sáng tạo

nghệ thuật. Từ góc độ của tiểu thuyết, ba nhà văn lí giải ở nhân vật có
những ước muốn, khát khao không được thỏa mãn đẩy họ rơi vào bế
tắc. Quyền lực không chỉ gây ra hệ lụy cho người khác mà còn cho
chính bản thân nhân vật quyền lực.
* Tiểu kết: Ba tiểu thuyết gia đã lựa chọn nhân vật lịch sử tầm
cỡ: con người vượt trội, quá cỡ, siêu thường làm đối tượng luận giải
quá khứ. Quá trình đi từ nhân vật lịch sử đến nhân vật hư cấu có tính
quy luật của nó. Với cảm quan lịch sử nhạy bén, khả năng lí giải mối
liên hệ giữa quá khứ và hiện tại qua nhân vật quyền lực trong lịch sử,
dưới ngòi bút của H.Sienkievich, A.Selinko và Eric Schmitt, ba nhân
vật quyền lực Nero, Napoléon và Hitler chủ yếu được khai thác từ
yếu tố đời tư kéo con người lịch sử trở nên gần gũi. Cách thức lựa
chọn, xử lí chất liệu lịch sử và phương thức thể hiện của mỗi nhà văn
tuy khác nhau nhưng đều dựa trên nguyên tắc phân tích, luận giải bản
chất, tính cách, số phận cá nhân của nhân vật lịch sử.
CHƯƠNG 3
BI KỊCH - DẤU HIỆU LOẠI HÌNH CỦA
NHÂN VẬT LỊCH SỬ QUYỀN LỰC
Theo cách hiểu truyền thống, bi kịch là một thể của loại hình
kịch. Trong luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm “bi kịch” với ý
nghĩa là sự đổ vỡ, kết thúc bi đát dành cho nhân vật. Nhân vật lịch sử
mang bi kịch là con người cụ thể mang tổng hòa những mâu thuẫn,
xung đột không thể giải quyết trước tác động của hiện thực. Ở nhân vật
có sự va chạm giữa tham vọng cá nhân với hiện thực xã hội khiến anh

13


ta vỡ mộng và rơi vào bi kịch. Đặc biệt, nếu đây là nhân vật quyền lực
thì bi kịch của cá nhân anh ta sẽ kéo theo một chuỗi hệ lụy khác.

3.1. Bi kịch con người cá nhân
3.1.1. Nero và bi kịch của người nghệ sĩ “toàn năng”
Trong Quo vadis, trên hành trình đi tìm cái đẹp, Nero sử dụng
quyền lực tối thượng của một oàng đế để sáng tạo ra hiện thực, vì lẽ
đó y đã hủy diệt cái đẹp. Ở Nero, sáng tạo gắn liền với sự hủy diệt.
Ước mơ nghệ thuật của Nero là tuyệt đẹp và chính đáng nhưng con
đường đi đến ước mơ là sai lầm. Đi tìm cái đẹp từ cái ác nên Nero rơi
vào bi kịch vì coi trọng nghệ thuật hơn sinh mạng con người. Nero
mãi mãi trở thành tên nghệ sĩ giả mà lịch sử nhân loại mãi không thể
nào quên.
3.1.2. Napoléon và bi kịch tình yêu
Trong Mối tình đầu của Napoléon, bi kịch của Napoléon là yêu
Désirée nhưng không thể lấy nàng làm vợ vì tham vọng quyền lực
mạnh hơn tình yêu. Bi kịch thứ hai của Napoléon là say mê Joséphine
nhưng nàng lại ngoại tình.

ưới công chúa nước Áo không vì tình

yêu mà nhằm vào chính trị là bi kịch thứ ba của Napoléon. Từ bỏ mối
tình say đắm của mình với Désirée, kể từ sau mối tình đầu, Napoléon
chưa bao giờ được đón nhận những phút giây hạnh phúc của một tình
yêu đích thực.
3.1.3. Hitler và bi kịch cô độc
itler đã tự cắt đứt mối quan hệ xã hội và gia đình - nhân tố cơ
bản trong sự hiện tồn của một con người bình thường trong Nửa kia
của Hitler. Khép chặt lòng mình, Hitler chặt bỏ mọi mối liên hệ dù
nhỏ nhất giữa người với người. Có thể nói, Hitler là kẻ cô đơn tuyệt
đối trong cả cuộc đời mình. Chính sự mất niềm tin vào đồng loại
khiến


itler rơi vào bi kịch đánh mất bản ngã. Tính cách đặc biệt và

14


sự lựa chọn chủ ý của một cá nhân góp phần tạo nên một Hitler
cuồng tín và man rợ.
3.2. Bi kịch của tham vọng quyền lực
3.2.1. Nero - bi kịch của một Hoàng đế cuồng vọng
Trong Quo vadis, quyền lực của Nero song hành cùng tội ác và
cảm hứng nghệ thuật.

ành động đốt thành Rome của Nero là đỉnh

điểm của tư tưởng tham vọng, độc đoán khi muốn lợi dụng quyền lực
thực hiện những mưu đồ cá nhân. Bị ám ảnh bởi quyền lực, tham vọng
thống trị nên Nero muốn mở rộng lãnh thổ. Thực chất, hành động thảm
sát các tín đồ Thiên Chúa giáo vừa giúp Nero thoát khỏi cơn phẫn nộ
của dân chúng vừa nhằm tiêu diệt thế lực đang lớn mạnh nhằm khẳng
định vị trí chúa tể trái đất. Dùng quyền lực và bạo tàn để cai trị, Nero
đã nhận một cái chết nhục nhã và “ghi danh” vào nhân loại thành “bạo
chúa” có một không hai trong lịch sử.
3.2.2. Napoléon - bi kịch tham vọng bá quyền
Tiểu thuyết gia

.Selinko xoáy sâu vào việc miêu tả tính cách

nhân vật để luận giải tham vọng trong Napoléon. Tình thế lịch sử tạo
điều kiện cho tham vọng của Napoléon lớn dần rồi đi quá xa cuối
cùng rơi vào bi kịch của kẻ chiến bại.


ới khát vọng có thể thay đổi

xã hội Pháp, Napoléon trở thành người làm nên lịch sử nhưng tiếc
thay, bị cuốn vào vòng xoáy lịch sử, bị tham vọng chế ngự nên
Napoléon rơi vào bi kịch quyền lực.
3.2.3. Hitler - bi kịch “Đấng cứu thế hoang tưởng”
Eric Schmitt diễn giải lịch sử bằng cách truy tìm quá trình vận
động, phát triển tính cách trong nhân vật. Quyết định từ chối của Học
viện Mỹ thuật Vienne là nguyên nhân trực tiếp đẩy

itler ra “bên lề

cuộc đời” nhưng thất bại của nước Đức khiến hắn bị tước đoạt
“nguồn hạnh phúc”. Tin chắc rằng người Do Thái là nguyên nhân

15


khiến nước Đức thua trận là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi quan
trọng trong suy nghĩ của itler: căm thù người Do Thái.
Theo quan điểm của S.Freud, con người một khi để vô thức
hoàn toàn chi phối, điều khiển thì nhân cách sẽ trở nên lệch lạc. Và
Hitler là một trường hợp điển hình theo xu hướng mà S.Freud đã chỉ
ra. Theo các nhà nghiên cứu tâm lí, Hitler là một dạng “chệch hướng” tư
tưởng triết học Nietzsche. Để vô thức thống trị,

itler rơi vào bi kịch

đánh mất bản ngã để rồi trở thành tên đồ tể trong lịch sử nhân loại.

Nhân vật quyền lực gắn với tham vọng chính trị bằng mọi cách
thực hiện để đạt được ý muốn cá nhân. Nero bạo chúa, Napoléon đệ
nhất và trùm phát xít itler đều mang tham vọng thống trị con người.
Xét từ phương diện này, Quo vadis, Mối tình đầu của Napoléon và
Nửa kia của Hitler phê phán tham vọng chính trị mù quáng của
những kẻ theo đuổi giấc mộng bá chủ thế giới.
3.3. Nhân vật quyền lực và thảm họa của nhân loại
3.3.1. Bạo lực thống ngự con người
Trong Quo vadis, đối với cuộc thảm sát tín hữu Kito giáo, tội ác
của Nero quá rõ ràng (chương L

,L

,L

,L

,L

) tuy

nhiên không thể không nhắc đến vai trò của đám đông dân chúng.
ành động của tên bạo chúa sẽ không thể thực hiện được nếu không
có sự hưởng ứng của đám đông. Theo G.Le Bon, trong trường hợp
này, đám đông dân chúng “bị coi là phạm tội”. Trị vì La Mã bằng sức
mạnh của bạo lực và giết chóc, Nero trở thành bạo chúa có một
không hai trong lịch sử.
3.3.2. Chiến tranh và sự diệt vong
Trong Mối tình đầu của Napoléon, nhà văn nhìn về quá khứ trên
tinh thần đối thoại, phản biện. Liệu chiến tranh Napoléon có xảy ra

nếu không có sự tán dương của đám đông? Đằng sau giấc mộng bá

16


quyền của Napoléon là bi kịch của cả một dân tộc, một thời đại ở
châu Âu thế kỉ XIX.
Khi xây dựng hình tượng Hitler, trong Nửa kia của Hitler, nhà
văn đặt ra vấn đề day dứt: Liệu cuộc đại đồ sát dân Do Thái có xảy ra
nếu chỉ một mình Hitler tôn thờ lí thuyết chủng tộc cực đoan? Liệu
Thế chiến thứ hai có bùng nổ nếu các quốc gia đề cao tinh thần cảnh
giác trước âm mưu mở rộng không gian sinh tồn của Hitler?
Đối thoại với quá khứ trên tinh thần phản biện, ba tiểu thuyết
gia không phủ nhận vai trò của đám đông trong mối liên hệ với tội ác
của Nero, Napoléon và itler. Đặt Nero, Napoléon và Hitler vào thời
đại họ sống mới thấy rằng dưới vòng quay của lịch sử, có sự gặp gỡ
giữa số phận cá nhân và yếu tố thời đại mới tạo ra những con người
quyền lực, tham vọng như thế.
* Tiểu kết: Là người nắm trong tay quyền lực nhưng Nero,
Napoléon,

itler để tham vọng lấn át rơi vào bi kịch đánh mất bản

ngã. Bi kịch của Nero, Napoléon và Hitler - ba nhân vật quyền lực
trong lịch sử phản chiếu bi kịch dân tộc. Ba tiểu thuyết gia chỉ mượn
vấn đề chính trị - xã hội mang tính chất nhân loại và thời đại để bộc
lộ những chiêm nghiệm về lịch sử và số phận con người thông qua bi
kịch của cá nhân quyền lực. Họ đứng trên lập trường chủ nghĩa nhân
đạo tố cáo sự độc tài, chuyên quyền và tham vọng chính trị mù quáng
của Nero, Napoléon và Hitler.

CHƯƠNG 4
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ

4.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua thủ pháp “tương chiếu”
“Tương chiếu” là nguyên tắc xây dựng nhân vật quan trọng trong
tiểu thuyết lịch sử. “Tương chiếu” là sự tương phản, soi chiếu các chủ
đề, các nhân vật, các phạm trù khác nhau trong văn bản. Qua nguyên tắc

17


“tương chiếu”, bản chất của nhân vật được sáng tỏ. Từ đó, chủ đề lịch sử
và chiến tranh cũng được tác giả tường minh sâu sắc, đa chiều hơn.
4.1.1. Thủ pháp “tương chiếu” qua chủ đề nghệ thuật và tội ác
trong “Quo vadis”
Đặt trong sự song chiếu với Petronius, hành trình chinh phục lí
tưởng nghệ thuật của Nero được chúng tôi thể hiện qua sơ đồ sau:
Nghệ sĩ
Nero

Petronius

Cái ác

Thẩm mỹ

NGHỆ THUẬT
Cái Thiện

Cái tàn bạo

Hủy diệt cái đẹp

ái đẹp vĩnh cửu

Đỉnh điểm tội ác của Nero là cuộc tàn sát các tín đồ Thiên Chúa
giáo. Thực chất của xung đột là sự đối đầu giữa sự tàn bạo và lòng
yêu thương con người, đây là cuộc chiến trong thầm lặng tranh giành
sự ảnh hưởng trong tư tưởng và tâm hồn con người. Xây dựng tuyến
nhân vật đối lập, trong Quo vadis, Nero được soi chiếu từ nhiều
phương diện khiến nhân vật xích gần hơn với thời đại.
4.1.2. Thủ pháp “tương chiếu” qua chủ đề tình yêu, chiến
tranh trong “Mối tình đầu của Napoléon”
Đặt nhân vật Napoléon, con người xếp đặt lịch sử nước Pháp và
nhào nặn lại biên giới nhiều quốc gia trong mối tương quan với JeanBaptiste làm gia tăng tính đối thoại, tạo các góc nhìn khác nhau về
hiện thực. Đặt Napoléon trong mối quan hệ với hai người phụ nữ có

18


tác động, ảnh hưởng đến cuộc đời ông, Désirée Điển và Joséphine -

oàng hậu Thụy

oàng hậu Pháp khiến lịch sử dường như được

khúc xạ trong đời sống cá nhân.
4.1.3. Thủ pháp “tương chiếu” qua chủ đề tình yêu, chiến
tranh và tội ác trong “Nửa kia của Hitler”
Đặt trong sự song chiếu với Adolf H., hành trình đi đến sự hủy
diệt của itler được chúng tôi thể hiện qua sơ đồ sau:

Hitler

Adolf H.
òa đồng

ô độc

Chiến tranh
Phản kháng
chiến tranh

Tôn sùng
chiến tranh
oang tưởng,
tàn bạo

Nhân hậu
vị tha

Sáng tạo

Hủy diệt

Đặt sự đối sánh hai số phận, một

itler bạo tàn tự kết liễu đời

mình trong thất bại và cuồng vọng bên cạnh một

dolf


. nhân bản

sống cuộc đời yêu thương và chết trong vòng tay gia đình, nhà văn
đặt vấn đề về cái ác - thiện trong mỗi người chúng ta.
4.2. Thủ pháp độc thoại nội tâm
4.2.1. Độc thoại nội tâm trong “Quo vadis”
Trong đêm cởi mở, lời phát ngôn của Nero dưới hình thức đối
thoại nhưng mang tính chất độc thoại nhờ đó những ý nghĩ thầm kín
bên trong nhân vật được phơi bày. Những lời độc thoại nội tâm gián
tiếp bộc lộ tâm trạng day dứt của Nero về những tội lỗi trong quá
khứ. Ở Petronius, độc thoại nội tâm là những lời tiên liệu tình huống

19


và những lời tự vấn đầy triết lí. Độc thoại nội tâm trong Quo vadis
giúp nhân vật lịch sử hiện lên là con người cá nhân với suy tư trăn
trở, tính cách phức tạp.
4.2.2. Độc thoại nội tâm trong “Mối tình đầu của Napoléon”
Nhà văn

.Selinko thành công khi để Napoléon phơi bày tham

vọng khi đối diện với chiếc gương soi. Hình thức phân thân độc đáo
này góp phần giúp người đọc giải mã những nghi vấn về con người
mang bản chất phức tạp như Napoléon. Những lời nhận xét, phẩm
bình về Napoléon thông qua độc thoại nội tâm của Désirée đã phác
họa nên bức chân dung về ông phức tạp, chân thực và sống động.
Độc thoại nội tâm giúp Napoléon, Désirée tự phô diễn bản thân khiến

những góc khuất trong suy nghĩ, tính cách được phơi trải kéo nhân
vật lịch sử trở về với con người của đời thường.
4.2.3. Độc thoại nội tâm trong “Nửa kia của Hitler”
Trước tình huống bất ngờ gay cấn, độc thoại nội tâm ở Hitler
thường bộc lộ tâm trạng lo âu phấp phỏng. Bằng cách sử dụng lời
trực tiếp để tái hiện ngôn ngữ nhân vật, nhà văn để Hitler bộc lộ
những quan điểm của mình khi nhìn nhận sự việc. Độc thoại nội tâm
ở Adolf H. bộc lộ con người có tình cảm sâu sắc. Nhờ vậy, người đọc
khám phá đời sống tinh thần bệnh hoạn, yếu đuối của Hitler tàn bạo
trong lịch sử và nội tâm phong phú của Hitler họa sĩ.
4.3. Miêu tả nhân vật qua yếu tố vô thức và phân tâm
4.3.1. Vô thức giấc mơ
S.Freud xem giấc mơ như là con đường trực tiếp dẫn đến những
hiểu biết về trạng thái vô thức, phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm
lí của con người. Trong Mối tình đầu của Napoléon, dưới hình thức
“giả nhật kí”, cuộc đời, số phận của Napoléon hiện lên qua lăng kính
của Désirée. Là người gắn kết với Napoléon bởi mối tình đầu nên vô

20


hình trung những giấc mơ của Désirée đều có liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến Napoléon. Yếu tố vô thức phơi bày suy nghĩ, cảm xúc
thầm kín trong tâm hồn về các sự kiện và nhân vật trong câu chuyện,
đặc biệt là Napoléon khiến quá khứ hiện lên sinh động, chân thực.
4.3.2. Vô thức bản năng tính dục
Trong đời sống tinh thần con người, vô thức đóng vai trò cốt lõi
tác động, chi phối cái tôi. Theo S.Freud, khi vô thức mạnh hơn phần
nhận thức, lí tưởng thì những ham muốn bản năng áp đảo tác động
đến hành vi, tâm lí và nhân cách con người.

Dưới ảnh hưởng người mẹ tham vọng, quyền lực khiến Nero
vừa yêu mẹ vừa có cảm giác sợ hãi muốn thoát khỏi bà làm nảy sinh
ham muốn đố kị, tranh giành tạo thành ám ảnh quyền lực. Trong Quo
vadis, xét về phương diện tâm lí, Nero có vấn đề về rối loạn tâm thần
khi tìm thấy khoái cảm trước những cảnh chết chóc thật ấn tượng.
Trong Nửa kia của Hitler, dưới góc nhìn của phân tâm học,
Hitler là nạn nhân của “mặc cảm Edip”. Đam mê tính dục tạo ra
nguồn năng lượng mạnh mẽ nhưng nếu không được thỏa mãn tức sẽ
tìm cách trồi lên ý thức dưới nhiều hình thức ngụy trang. Hitler thực
sự trở thành nạn nhân của những khát dục không được giải tỏa nên
trượt dài trong vô thức cuối cùng rơi vào bi kịch đánh mất bản ngã.
* Tiểu kết: Sự thay đổi về tư duy nghệ thuật đã giúp nhà văn
tìm ra phương thức khám phá nhân vật lịch sử từ nhiều góc độ. Vận
dụng thủ pháp “tương chiếu” là một trong những cách tân mới mẻ
của H.Sienkievich, A.Selinko và Eric Schmitt khi xây dựng nhân vật.
Độc thoại nội tâm giúp người đọc thấu suốt suy nghĩ, tâm trạng, động
cơ của nhân vật trước sự việc xảy ra. A.Selinko thâm nhập vào những
giấc mơ, những ám ảnh vô thức giúp người đọc khám phá tận cùng

21


tâm lí phức tạp và bí ẩn của con người. Còn H.Sienkievich và Eric
Schmitt trong xem vô thức là một phần làm nên con người chúng ta.
KẾT LUẬN
Tiểu thuyết lịch sử tựa như một ngôi nhà nhiều cửa sổ để giúp
người đọc nhìn ra thế giới. Đặc tính nhạy cảm, đa nghĩa của thể loại
này cho phép người tiếp nhận tham chiếu nhiều vấn đề mà lịch sử
tưởng chừng như đã hoàn tất. Ba tiểu thuyết gia H.Sienkievich,
A.Selinko và Eric Schmitt dù sống ở các thời đại khác nhau nhưng đều

có một khát vọng tương đồng là hướng đến một xã hội tiến bộ, nhân ái.
1. Với Quo vadis, Mối tình đầu của Napoléon và Nửa kia của Hitler,
tiểu thuyết gia H.Sienkievich,

.Selinko và Eric Schmitt đều có cách

thức riêng để đối thoại với lịch sử, tạo ra những diễn ngôn mới nhằm
góp phần cách tân thể loại tiểu thuyết lịch sử. Cách cắt nghĩa, lí giải
mới về lịch sử mang cảm quan thời đại đã giúp người đọc nhận thức
sâu sắc những gì đã diễn ra trong lịch sử nhân loại. Chọn nhân vật
quyền lực Nero, Napoléon và

itler làm đối tượng thể hiện, ba tiểu

thuyết gia đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh nhận thức lịch sử để
chiêm nghiệm, khám phá về những số phận cá nhân quyền lực và
những hệ lụy do họ gây ra trong cơn lốc xoáy của lịch sử. Nhân vật
lịch sử hiện lên có chiều sâu tâm lí, tính cách phức tạp, số phận cụ
thể giúp người đọc cảm nhận con người lịch sử gần gũi với hiện tại.
2. Nghiên cứu Quo vadis, Mối tình đầu của Napoléon và Nửa kia
của Hitler, ta thấy quá trình từ nhân vật lịch sử đến nhân vật tiểu
thuyết (văn học) của ba trường hợp Nero, Napoléon và Hitler có
những điểm tương đồng. Sự giống nhau đó do những chế định của
lịch sử, xã hội, của nhân vật... tạo thành. Từ góc độ loại hình, luận án
chứng minh đó là loại nhân vật quyền lực, tham vọng, có tác động,
ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc và nhân loại.

22



Sống khác thời đại nhưng Nero, Napoléon và

itler gặp nhau ở

điểm chung: yếu tố xã hội và thời đại phù hợp là môi trường thuận lợi
để họ trở thành cá nhân quyền lực. Tham vọng chính trị của cá nhân
quyền lực gây bao đau thương, mất mát cho con người. Ở phương
diện nào đó, sự tán thành của đám đông góp phần tạo nên hệ lụy mà
họ phải gánh chịu dưới sự cai trị của Nero, Napoléon và Hitler. Nhìn
nhận lịch sử trên tinh thần đối thoại, phản biện, giả định, ba tiểu
thuyết gia xem lịch sử như là tiến trình nhằm triết lí về hiện tại. Qua
nhân vật Nero, người đọc nhận ra rằng thế giới không thể xây dựng
trên bạo lực và tàn ác. on đường của hạnh phúc phải bắt nguồn từ
cái Thiện. ình tượng Napoléon khiến người đọc suy tư: Số phận con
người sẽ như thế nào trong vòng xoáy của chiến tranh và bất ổn chính
trị? Từ hình tượng Hitler, người đọc chiêm nghiệm một sự thực đáng
sợ: nếu không chế ngự được cái ác và tham vọng quyền lực, trong
mỗi con người luôn có mầm mống một Hitler trú ngụ.
3.

ướng về số phận con người trong những biến cố lớn của nhân

loại, lịch sử chỉ là nguyên cớ để H.Sienkievich, A.Selinko và Eric
Schmitt truy tìm sợi dây liên hệ giữa quá khứ và hiện tại, nhằm giúp
người đọc suy ngẫm về chiến tranh và tội ác. Tiểu thuyết Quo vadis,
Mối tình đầu của Napoléon và Nửa kia của Hitler mang đến cho người
đọc sự chiêm nghiệm về tham vọng chính trị của những kẻ theo đuổi
giấc mộng quyền lực. Ở bất cứ thời đại nào, chiến tranh cũng gây ra
tổn thất nặng nề, đặc biệt là những chấn thương tinh thần. Nhân loại sẽ
đi về đâu nếu bóng ma chiến tranh, xung đột sắc tộc và tôn giáo vẫn

bủa vây con người là câu hỏi lớn đối với mỗi chúng ta. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa đương đại, việc gia tăng các cuộc xung đột chủng
tộc, tôn giáo và bạo lực trong một quốc gia, khu vực là một trong vấn
đề đáng báo động cho nhân loại. Khát vọng lớn nhất của nhân loại là

23


×