Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ mùi vị trong tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.57 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ NGỮ CHỈ MÙI VỊ TRONG
TIẾNG VIỆT (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số
: 9229020

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2018


Công trình đã được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hùng Hiệp

Phản biện 1: GS.TS. Lê Quang Thiêm
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Văn Khang

Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, tổ
chức tại Học viện Khoa học xã hội
Vào lúc phút, Ngày Tháng Năm 2018



Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mùi và vị là những thuộc tính rất đa dạng của sự vật được con
người cảm nhận thông qua hai giác quan là khứu giác và vị giác. Trong
ngôn ngữ, từ ngữ gắn với mùi và vị rất phong phú, tạo thành một trong
những trường từ vựng mang tính phổ quát. Việc nghiên cứu các trường
từ vựng ngữ nghĩa mang tính phổ quát hiện nay được các nhà ngôn ngữ
học quan tâm rất nhiều, tuy nhiên, bên cạnh một số lĩnh vực đã được
nghiên cứu khá kĩ như các nhóm từ chỉ phương hướng, tình cảm, màu
sắc,... thì trường từ vựng ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ mùi, vị vẫn chưa
được quan tâm, nghiên cứu một cách thoả đáng.
Đối với tiếng Việt, đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu về
các từ ngữ chỉ mùi, vị, nhưng chưa có chuyên khảo nào cũng như chưa
có luận án tiến sĩ nào đi sâu nghiên cứu về lớp từ ngữ này. Hơn nữa,
tiếng Việt đã có lớp từ ngữ rất đa dạng và phong phú biểu thị cảm nhận
về mùi, vị với mọi mức độ, sắc thái song việc phản ánh lớp từ này trong
các cuốn Từ điển tiếng Việt còn rất hạn chế. Ở đấy mới chỉ đưa vào các
từ ngữ chỉ mùi, vị cơ bản và việc giải thích nghĩa cũng chưa phản ánh
hết được sự đa dạng trong việc con người dùng cái cảm nhận về mùi, vị
để biểu thị những liên tưởng khác trong cuộc sống. Do vậy, luận án chọn
đề tài “Ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ mùi vị trong tiếng Việt (có liên hệ với
tiếng Anh)” để nghiên cứu nhằm chỉ ra đặc điểm cấu tạo, nghĩa, cấu trúc
nghĩa, chuyển nghĩa để phục vụ cho công việc nghiên cứu cũng như biên

soạn từ điển.
. M c đích và nhiệm v nghi n cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là: Làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa, cấu trúc
nghĩa và các hướng chuyển nghĩa của các từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng
Việt, có liên hệ với tiếng Anh.


2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa những nghiên cứu về từ
ngữ chỉ mùi, vị của các tác giả ở trong và ngoài nước; Xác lập cơ sở lí
luận cho việc nghiên cứu; Xác lập danh sách từ ngữ chỉ mùi, vị trong
tiếng Việt; Nhận diện, miêu tả và làm rõ các thành tố nghĩa trong cấu
trúc nghĩa của nhóm từ chỉ mùi, vị; Khảo sát và nghiên cứu đặc điểm
ngữ nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa.
. Đối tƣ ng và ph m vi nghi n cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ ngữ chỉ mùi, vị trong
tiếng Việt. Bên cạnh đó, luận án cũng xem xét các từ chỉ ngữ chỉ mùi, vị
tương ứng trong tiếng Anh để tìm ra những tương đồng và khác biệt về
cách cảm nhận về mùi, vị trong cộng đồng sử dụng hai ngôn ngữ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa (đặc điểm cấu tạo, cấu trúc
nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa) của các từ ngữ chỉ mùi, vị trong trong
tiếng Việt và có liên hệ với tiếng Anh.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghi n cứu của luận án
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương
pháp miêu tả, Phương pháp phân tích thành tố nghĩa, Phương pháp so
sánh đối chiếu, Thủ pháp thống kê, phân loại.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống chuyên sâu về ngữ
nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và có liên hệ với
tiếng Anh về các đặc điểm cấu tạo, cấu trúc nghĩa và chuyển nghĩa.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1.Ý nghĩa lí luận: Góp phần làm rõ thêm những biểu hiện cụ thể
về một số vấn đề lí thuyết của ngôn ngữ học như: nghĩa của từ, trường
nghĩa, cấu trúc nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Bên cạnh
đó, luận án cũng làm rõ quan niệm về từ chỉ mùi, vị và đưa ra các tiêu
chí để xác định và phân loại nhóm từ ngữ này.


3
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là những
đóng góp thiết thực trong công việc biên soạn nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị
tiếng Việt trong các từ điển giải thích (với tư liệu hơn 1000 ngữ cảnh,
sắp xếp theo từng từ chỉ mùi, vị cụ thể và theo sự phát triển từ nghĩa đen
đến nghĩa chuyển). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu về ngữ nghĩa của
nhóm từ này giúp cho người học tiếng Việt và tiếng Anh hiểu rõ hơn về
những nét tương đồng và khác biệt trong cách cảm nhận về mùi, vị trong
văn hoá người Việt và người Anh.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và cấu trúc nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ
mùi, vị trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)
Chương 3: Nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ
mùi, vị trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghi n cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu về các từ chỉ mùi, vị so với các lĩnh
vực khác chưa được toàn diện và phong phú. Tuy nhiên, cũng đã có một
số công trình nghiên cứu về mùi, vị của các nhà sinh lý học, tâm lý học,
triết học, ngôn ngữ học và các chuyên gia về thực phẩm…. Các công
trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những vấn đề như việc cảm nhận
mùi, vị, vốn từ vựng chỉ mùi, vị, từ nguyên của mùi, vị, vai trò của khứu
giác, … của một tộc người, một dân tộc hay giữa các nền văn hóa với
nhau. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ mùi, vị
theo một số hướng như sau.


4
- Hướng nghiên cứu về từ vựng: Tập trung vào các vấn đề như: Mô
tả về các vị; Nghiên cứu về mối liên quan giữa vốn từ chỉ mùi, vị với
nền văn hóa của cộng đồng bản ngữ; và Nghiên cứu về cách biểu đạt về
mùi, vị.
- Hướng nghiên cứu về ngữ nghĩa: Tập trung nghiên cứu nghĩa của
các từ chỉ mùi, vị trong một ngôn ngữ cũng như giữa các ngôn ngữ với
nhau.
- Hướng nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận: Đưa ra được một số ẩn dụ ý
niệm về mùi, vị trong các ngôn ngữ.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghĩa và hiện
tượng chuyển nghĩa của nhóm từ này. Các nghiên cứu đã đi sâu và cụ
thể hơn theo hai hướng: nghiên cứu về nghĩa theo ngữ nghĩa học truyền
thống và theo ngôn ngữ học tri nhận.
- Hướng nghiên cứu về nghĩa và sự chuyển nghĩa: Các công trình
đã bước đầu đưa ra được danh sách từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt. Chỉ
ra một số hướng chuyển nghĩa của một từ nào đó hay của một nhóm từ

ngữ chỉ mùi, vị.
- Hướng nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận: Bước đầu đưa ra được một
số mô hình (MIỀN NGUỒN, MIỀN ĐÍCH) và nêu lên thành các ẩn dụ ý
niệm của các từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt.
1. . Cơ sở lí luận
1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.2.1.1. Nghĩa của từ
Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về nghĩa của từ.
Trong luận án này, chúng tôi đồng ý với quan niệm coi nghĩa của từ là
một thực thể tinh thần (nghĩa tồn tại trong trí não con người và là một
hiện tượng tâm lí, tinh thần). Nghĩa của từ là sự hiểu biết của con người
về những sự vật, hiện tượng, hành động, tính chất, quan hệ mà từ biểu
thị. Do nghĩa là sự hiểu biết, là tri trức của con người về sự vật, hiện


5
tượng nên nghĩa chịu sự chi phối của người sử dụng ngôn ngữ. Cùng
một từ có thể có nhiều cách giải thích khác nhau tùy thuộc vào trình độ
của người giải thích, khả năng nhận thức của người tiếp nhận và cả yếu
tố lịch sử, văn hóa. Điều này có thể thấy rõ qua cách giải nghĩa các mục
từ trong từ điển hay các công cụ tra cứu khác.
1.2.1.2. Cấu trúc nghĩa của từ
Cấu trúc nghĩa của từ gồm có các thành tố nghĩa. Mỗi một thành tố
nghĩa bao gồm các nét nghĩa. Các nét nghĩa được nhận ra bởi sự đối lập
giữa các nghĩa từ cụ thể khác nhau và nét nghĩa của từ chính là sự hiểu
biết của con người về đặc trưng nào đó của cái mà từ gợi ra.
1.2.1.3. Lí thuyết trường nghĩa
Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một
nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa. Lí thuyết trường nghĩa là cơ sở để
chúng tôi tập hợp nhóm các từ ngữ chỉ mùi, vị, đồng thời cũng chỉ ra

được sự thâm nhập của trường từ vựng này vào các trường từ vựng khác
qua hiện tượng chuyển trường của ngôn ngữ.
1.2.1.4. Sự biến đổi nghĩa của từ
Sự biến đổi nghĩa của từ thực chất là lấy một từ để biểu đạt một số
loại sự vật có quan hệ gần gũi với nhau về một phương diện nào đấy,
cho nên giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa vẫn có những mối liên quan
nhất định. Hiện tượng nhiều nghĩa có thể xảy ra cả với nghĩa biểu vật,
nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái. Do đó, nói đến hiện tượng nhiều
nghĩa, có thể phân biệt các trường hợp: Nhiều nghĩa do sự biến đổi về ý
nghĩa biểu vật; Nhiều nghĩa do sự biến đổi ý nghĩa biểu niệm và Nhiều
nghĩa do sự biến đổi ý nghĩa biểu thái.
1.2.1.5. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Quan niệm về chuyển nghĩa: Chuyển nghĩa là “chuyển sang một
nghĩa mới, ít nhiều vẫn còn mối liên hệ với nghĩa trước”.


6
- Phương thức chuyển nghĩa của từ:
+ Mở rộng nghĩa: Là hiện tượng thay đổi nghĩa mà theo đó nghĩa
của một từ được mở rộng hơn: “một quá trình phát triển từ cái riêng đến
cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tượng.
+ Thu hẹp nghĩa: Là sự thu hẹp phạm vi biểu hiện (định danh) của
từ. “Phạm vi ý nghĩa của các từ phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ
cái trừu tượng đến cái cụ thể”.
- Ẩn dụ: Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các
sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau. Bản chất của ẩn dụ là
hiện tượng chuyển đổi tên gọi, lấy tên của một đối tượng này để gọi một
đối tượng kia, dựa vào điểm tương đồng giữa chúng.
- Hoán dụ: Là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hiện hoặc tượng
này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên một mối quan hệ logic

giữa các sự vật hoặc hiện tượng. Bản chất của hoán dụ là hiện tượng
chuyển đổi tên gọi, lấy tên của một đối tượng này để gọi một đối tượng
kia, dựa trên quan hệ tương cận giữa chúng.
1.2.1.6. Lí thuyết về nghiên cứu đối chiếu
Là một chuyên ngành của ngôn ngữ học nhằm xác định những điểm
giống và khác nhau giữa hai hoặc hơn hai ngôn ngữ, gồm có nghiên cứu
đối chiếu hai (hay) nhiều chiều và nghiên cứu đối chiếu một chiều.
1.2.2. Cơ sở sinh lí học của hệ thần kinh cảm giác
1.2.2.1. Vị giác
- Hoạt động của vị giác: Vị được cảm nhận thông qua cơ quan cảm
giác là chồi vị giác. Chồi vị giác phân bố trên nụ vị giác trên bề mặt của
lưỡi. Chồi vị giác do các tế bào vị giác tạo chứa các thụ thể cảm nhận vị
tạo thành. Khi các thụ thể tiếp nhận các chất tạo vị sẽ truyền tín hiệu về
vị tới các dây thần kinh vị giác và hoàn thành quá trình cảm nhận vị.
b. Các vị cơ bản: Dựa vào cảm giác về vị và khả năng cảm nhận vị
của các chồi vị giác, khoa học về vị xác định có bốn vị cơ bản là: chua,
mặn, ngọt và đắng. Vị cơ bản trong nghiên cứu khoa học về vị là một vị


7
độc lập và không thể được tạo thành ngay cả khi tổng hợp từ các vị
khác. Các vị khác đều là kết quả tổng hợp ở mức độ khác nhau của các
vị cơ bản.
1.2.2.1. Khứu giác
a. Hoạt động của khứu giác
Mùi được cảm nhận thông qua vùng khứu giác. Các phân tử mùi
thâm nhập vào vùng khứu giác sẽ tự phân tán vào dịch nhầy được tiết ra
từ màng nhầy của mũi. Dịch nhầy tự liên kết với các dây thần kinh khứu
giác để chuyển đổi các thông tin trở thành tín hiệu điện, dẫn truyền về
não bộ và não bộ nhận ra mùi.

b. Các mùi cơ bản
Khác với cảm giác vị giác, cảm giác khứu giác có từ 7 - 50 mùi cơ
bản. Theo các nhà hóa học thì hàng trăm nghìn mùi khác nhau trong tự
nhiên là sự pha trộn của 10 mùi cơ bản gồm: mùi thơm, mùi nhựa cây,
mùi trái cây, mùi hoá chất, mùi bạc hà, mùi kẹo ngọt, mùi ngô rang, mùi
chanh, mùi hăng và mùi thối.
1. . Tiểu kết
Trong chương 1, luận án đã trình bày một số vấn đề về tổng quan
tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lí thuyết. Các vấn đề lí thuyết
được trình bày gồm: nghĩa của từ, cấu trúc nghĩa của từ, trường nghĩa,
sự biến đổi nghĩa của từ, nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ và cơ sở sinh lí
học của hệ thần kinh cảm giác.
Đối với lí thuyết về nghĩa của từ, luận án đi theo hướng coi nghĩa
của từ là một thực thể tinh thần trừu tượng tồn tại trong trí não của người
bản ngữ. Nghĩa của từ là sự hiểu biết của con người về những sự vật,
hiện tượng, hành động, tính chất, quan hệ mà từ biểu thị và chịu sự tác
động của người sử dụng ngôn ngữ.
Nghĩa của từ được hình dung như là một cấu trúc với thành phần là
các nét nghĩa (nghĩa vị). Nét nghĩa là thành tố nghĩa nhỏ nhất tạo nên


8
nghĩa của từ và được phân xuất ra bằng con đường trừu tượng hoá từ
nghĩa của từ mà chúng ta gặp trong phát ngôn.
Đối với lí thuyết về biến đổi nghĩa của từ, luận án chỉ ra rằng, đối
với các từ đa nghĩa, sự chuyển nghĩa được thực hiện qua các phương
thức như: thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa, ẩn dụ và hoán dụ, trong đó, ẩn
dụ và hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến.
Với lí thuyết về nghiên cứu đối chiếu, luận án chỉ ra khái niệm và
cách tiếp cận khi đối chiếu hai hay nhiều ngôn ngữ.

Về cơ sở sinh lí học của hệ thần kinh cảm giác, luận án trình bày về
hai vấn đề: vị giác và khứu giác. Vị giác gồm hai nội dung: hoạt động
của vị giác và các vị cơ bản. Khứu giác gồm hai nội dung: hoạt động của
khứu giác và các mùi cơ bản.
Chƣơng
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ CẤU TRÚC NGHĨA
CỦA NHÓM TỪ NGỮ CHỈ MÙI, VỊ TRONG TIẾNG VIỆT
(có li n hệ với tiếng Anh)
2.1. Đặc điểm cấu t o của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng
Việt (li n hệ với tiếng Anh)
2.1.1. Từ đơn
Có 34 từ chỉ mùi, vị là từ đơn, gồm 22 từ chỉ mùi (thơm, thối, gây,
hôi, khai, khét, khê, khú, nồng, tanh, thiu, ủng, khắm, kháng, thủm, khẳn,
ngái, hăng, nặc, ngát, hắc, hoi) và 12 từ chỉ vị (chua, ngọt, mặn, đắng,
cay, bùi, the, lợ, khé, đậm, nhạt). Các đơn vị cấu tạo này gồm các từ chỉ
mùi, vị cơ bản và các từ chỉ mùi, vị phụ.
2.1.1.1. Từ chỉ mùi, vị cơ bản
- Tiêu chí xác lập: Một từ chỉ mùi, vị được xác định là cơ bản phải
thỏa mãn ba tiêu chí: 1) Là từ đơn; 2) Có nghĩa được xác định thông qua
so sánh trực tiếp với vật đại diện và 3) Là cơ sở tạo ra các từ chỉ mùi, vị
khác.


9
- Danh sách từ chỉ mùi, vị cơ bản: Trong tiếng Việt có 7 từ chỉ mùi
cơ bản, là: thơm, thối, hôi, khai, khét, tanh, nồng. Tiếng Việt có 6 từ chỉ
vị cơ bản, gồm: chua, ngọt, mặn, đắng, cay, chát.
2.1.2. Từ ghép
2.1.2.1. Từ ghép hợp nghĩa
a. Từ ghép hợp nghĩa chỉ mùi

a.1. Ghép tr n cơ sở các từ chỉ mùi cơ bản: tạo nên từ ngữ chỉ
mùi mới, biểu thị ý nghĩa khái quát: hôi tanh, hôi thối, thiu thối…
a. . Ghép tr n cơ sở các từ chỉ mùi cơ bản với từ chỉ mùi ph :
tạo nên từ ngữ chỉ mùi mới, biểu thị ý nghĩa khái quát: khắm thối, khắm
khú, nồng nặc..
b. Từ ghép hợp nghĩa chỉ vị
b.1. Ghép tr n cơ sở các từ chỉ vị cơ bản: tạo nên từ ngữ chỉ vị
mới, biểu thị ý nghĩa khái quát: chua ngọt, mặn ngọt, chua cay, chua
chát…
b.2. Ghép tr n cơ sở các từ chỉ vị cơ bản với từ chỉ vị ph : ngọt
bùi, ngọt nhạt, mặn nhạt..
b. . Ghép tr n cơ sở các từ chỉ vị ph : đậm nhạt.
2.1.2.2. Từ ghép phân nghĩa
a. Từ ghép phân nghĩa chỉ mùi
a.1. Ghép tr n cơ sở các từ chỉ mùi cơ bản: từ chỉ mùi tanh, khai,
khê kết hợp với từ chỉ mùi nồng biểu thị mùi tanh, khai, khê ở mức độ
cao: tanh nồng, khai nồng, khê nồng…
a.2. Ghép tr n cơ sở từ chỉ mùi cơ bản với từ chỉ mức độ của
mùi: từ chỉ mùi khai, khê kết hợp với từ chỉ mức độ của mùi nặc biểu thị
mùi khai, khê ở mức độ cao: khai nặc, khê nặc, khê nồng khê nặc, khê
nồng nặc. Từ chỉ mùi thơm kết hợp với từ chỉ từ chỉ mức độ của mùi
ngát, hắc biểu thị mức độ cao của mùi thơm.
a. . Ghép tr n cơ sở từ chỉ mùi cơ bản với các yếu tố cấu t o:
Các yếu tố cấu tạo trong từ ghép phân nghĩa chỉ mùi gồm có nhóm phụ


10
nghĩa biểu thị mức độ thấp (mát, dịu, nhạt) và nhóm phụ nghĩa biểu thị
mức độ cao (đậm, gắt, hắc, rình, um, lẹt, lèn lẹt, nghẹt, rẹt, ngắt, hoắc,
hoăng, inh, om, um, đượm,…).

+ Từ ghép phân nghĩa biểu thị mùi mức độ thấp: thơm dịu, thơm
mát, thơm nhạt.
+ Từ ghép phân nghĩa biểu thị mùi mức độ cao: thơm gắt, thơm
hắc, thơm lừng, hôi òm, hôi rình, hôi rính, khai mù, khai rình, khai um,
tanh ngắt, tanh rích…
a.4. Ghép tr n cơ sở từ chỉ mùi cơ bản với các yếu tố khác
+ Nguyên nhân gây ra mùi: hôi gió (mùi hôi do đồ ăn để lâu bên
ngoài, không đậy kỹ), hôi ê (mùi hôi do dưa cải, thức ăn chua, không
được ngâm cho ngập mặt nước), khét nắng (mùi khét do phơi nắng quá
lâu),
+ Tính chất của mùi: thối ruỗng (thối lâu đến mức như mục ruỗng
ra), thối rữa (thối hỏng đến mức như nát rữa ra)
b. Từ ghép phân nghĩa chỉ vị
b.1. Ghép tr n cơ sở các từ chỉ vị cơ bản: mặn chát, đắng chát.
b.2. Ghép tr n cơ sở từ chỉ vị cơ bản với từ chỉ vị ph : Từ chỉ vị
ngọt, chua kết hợp từ chỉ vị phụ nhạt (lạt), lợ, khé, đậm biểu thị vị ngọt,
chua ở mức độ cao hoặc thấp. Ngọt khé, ngọt đậm, chua khé biểu thị
mức độ cao của vị ngọt, chua. Ngọt lạt, ngọt lợ biểu thị mức độ thấp của
vị ngọt.
b.3 Ghép tr n cơ sở từ chỉ vị cơ bản với với các yếu tố cấu t o:
nhóm phụ nghĩa biểu thị mức độ thấp (dịu, nhẹ, thanh, nhạt) và nhóm
phụ nghĩa biểu thị mức độ cao (loét, lét, lè, loen loét, ngoét, chỏng, ngút,
sắc, gắt, hắc, khé, lịm, đậm, lừ, lự,..).
+ Từ ghép phân nghĩa biểu thị vị mức độ thấp: chua dịu, chua nhẹ,
ngọt lạt, ngọt dịu, ngọt thanh…
+ Từ ghép phân nghĩa biểu thị vị mức độ cao: chua loét, chua lè,
chua ngoét, ngọt sắc, ngọt lịm, đắng ngắt, đắng nghét, chát lè…


11

2.1.3. Từ láy
a. Nhóm từ láy chỉ mùi
a.1. Từ láy hoàn toàn biểu thị mức độ thấp của mùi: thơm thơm,
thôi thối, gây gây, hôi hôi, khai khai, khét khét, khê khê, khu khú, nồng
nồng,.
a. . Từ láy bộ phận biểu thị mức độ cao của mùi: nồng nã, nồng
nàn.
a. . Từ láy bộ phận biểu thị nghĩa khái quát của mùi: thơm tho,
tanh tao.
a.4. Từ láy biểu thị mức độ thấp của mùi nhưng không cấu tạo từ
từ đơn chỉ mùi: thum thủm (biểu thị mùi hơi thối).
b. Nhóm từ láy chỉ vị
b.1. Từ láy hoàn toàn biểu thị mức độ thấp của vị: chua chua,
ngòn ngọt, đăng đắng, mằn mặn, cay cay, chan chát, nhàn nhạt,...
b. . Từ láy bộ phận biểu thị nghĩa khái quát của vị: đắng đót,
ngọt ngào, mặn mòi, mặn mà, đậm đà, nhạt nhẽo.
b. . Từ láy biểu thị mức độ thấp của vị nhưng không cấu tạo từ từ
đơn chỉ vị: giôn giốt (biểu thị vị hơi chua) và nhần nhận (biểu thị vị hơi
đắng).
2.1.4. Nhận xét
Xét về đặc điểm cấu tạo, từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt gồm có
từ đơn, từ ghép và từ láy. Trong nhóm từ đơn có 7 từ chỉ mùi cơ bản, 15
từ chỉ mùi phụ và 6 từ chỉ vị cơ bản, 6 từ chỉ vị phụ. Ở từ ghép hợp
nghĩa chỉ mùi, vị có 9 từ chỉ mùi và 10 từ chỉ vị được tạo thành trên cơ
sở các từ chỉ mùi, vị cơ bản, và các từ chỉ mùi, vị phụ để biểu thị mùi, vị
với nghĩa khái quát. Ở từ ghép phân nghĩa chỉ mùi, vị có 54 từ chỉ mùi
và 49 ghép chỉ vị được tạo thành trên cơ sở các từ chỉ mùi, vị cơ bản, từ
chỉ mùi, vị phụ và các yếu tố cấu tạo để biểu thị sắc thái, mức độ của
mùi, vị. Từ láy chỉ mùi, vị gồm có 27 từ chỉ mùi và 21 từ láy chỉ vị biểu
thị nghĩa khái quát và mức độ ít của mùi, vị.



12
2.1.5. Liên hệ với tiếng Anh
2.1.5.1. Từ chỉ mùi
Về mặt cấu tạo, bên cạnh một số tính từ mang mùi như: putrid,
noisome, petid, sharp, foul, fetid,… thì phần lớn các tính từ chỉ mùi còn
lại là tính từ hóa các danh từ hay động từ: fragrant, aromatic, balmy.
Về mặt nghĩa, từ chỉ mùi được chia thành hai nhóm: từ mô tả tính
chất của mùi và từ biểu thị nguyên nhân gây ra mùi.
- Từ mô tả tính chất của mùi
+ Từ biểu thị mùi tích cực : fragrant, perfumed, aromatic,
ambrosial, savoury, redolent, balmy.
+ Từ biểu thị mùi tiêu cực: foul, fetid, stinking, niffy, pongy, whiffy,
smelly, rank, mephitic.
- Từ biểu thị nguy n nhân gây ra mùi, gồm: rotten, putrid,
rancid, musty, fusty.
2.1.5.2. Từ chỉ vị
Từ chỉ vị cơ bản: Tiếng Anh có sự xác lập vị cơ bản và các vị này
hoàn toàn trùng với quan niệm về vị cơ bản ở khía cạnh sinh lí học.
Người Anh coi bốn vị sweet (ngọt), bitter (đắng), sour (chua) và salty
(mặn) là các vị cơ bản.
Từ chỉ vị phái sinh: những từ được cấu tạo bằng cách tính từ hóa
các danh từ chỉ các đối tượng mang vị qua việc thêm hậu tố cấu tạo như
–y, ous, al, hay –ed. Ví dụ: honeyed, candied, sugary…Bên cạnh đó,
tiếng Anh còn có lớp từ phái sinh biểu thị sắc thái, mức độ vị qua
phương thức thêm hậu tố (-ish) hay tiền tố (over-) vào từ chỉ vị cơ bản:
bitterish (hơi đắng), sweetish (hơi ngọt), oversalted (rất mặn)…
Trong tiếng Anh có 29 từ chỉ mùi, 36 từ chỉ vị.
2.1.6. Tương đồng và khác biệt trong cấu tạo từ chỉ mùi, vị tiếng

Việt và tiếng Anh
Đặc điểm cấu tạo của từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và tiếng Anh
cho thấy người Việt tri nhận về mùi, vị chi tiết, cụ thể nhưng hoàn toàn


13
cảm tính. Điều này thể hiện rõ qua các từ ghép có thành tố cấu tạo là đơn
vị biểu thị thuộc tính của thuộc tính. Trong khi đó, người Anh tri nhận
về mùi, vị hoàn toàn khách quan. Các vị phụ trong tiếng Anh không
mang tính cảm tính như trong tiếng Việt mà luôn gắn với các chủ thể
phái sinh ra nó: honeyed chỉ vị ngọt như mật ong, nectarous chỉ vị ngọt
như vị của mật hoa.
2. . Cấu trúc nghĩa của các từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt
(li n hệ với tiếng Anh)
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của cảm giác
“Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ
của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con
người”.
Về mặt đặc điểm, cảm giác là một quá trình tâm lí, có nảy sinh diễn
biến và kết thúc. Kích thích gây ra cảm giác là chính các sự vật, hiện
tượng trong hiện thực khách quan và các trạng thái tâm lí của con người.
Xét về bản chất, cảm giác của con người mang tính chất xã hội.
2.2.2. Thành phần nghĩa trong cấu trúc nghĩa của từ ngữ chỉ
mùi, vị trong tiếng Việt
Bất kì tác động vật lí nào trong ngưỡng kích thích lên cơ thể đều
gây ra phản ứng của cơ thể. Thông qua hoạt động của các giác quan, con
người thu nhận được các thuộc tính của sự vật, hiện tượng và có phản
ứng về cảm giác thu nhận được đó. Trong cảm giác về khứu giác và vị
giác, phản ứng của cơ thể là cách con người mô tả về tác động của mùi,
vị thông qua giác quan khứu giác, vị giác và sự đánh giá đối với những

tác động đó. Đây chính là các yếu tố tạo nên nghĩa của từ chỉ cảm giác
nói chung và nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị nói riêng. Với nhóm từ này, yếu tố
cơ bản tạo nên nghĩa là sự miêu tả về tác động của mùi, vị. Yếu tố đánh
giá tác động thể hiện thái độ của con người đối với tác động của mùi, vị.
Như vậy, cấu trúc nghĩa của các từ chỉ mùi, vị gồm hai thành tố: 1)
Thành tố nghĩa miêu tả và thành tố nghĩa đánh giá.


14
2.2.2.1.Thành tố nghĩa miêu tả
- Nhóm 1: Từ chỉ mùi, vị cơ bản, nghĩa được phân tích thành:
+ Có mùi/vị
+ Giống mùi/vị của (vật đại diện)
Thành phần nghĩa miêu tả của nhóm từ ngữ trên gồm có hai nét
nghĩa: nét nghĩa phạm trù và nét nghĩa so sánh. Nét nghĩa phạm trù là
nét nghĩa chung, có tác dụng liên kết các từ biểu thị mùi, vị, phân biệt
với các từ biểu thị tính chất khác như hình dáng, kích thước, trọng
lượng… Nét nghĩa so sánh là nét nghĩa quan trọng trong cấu trúc nghĩa
của nhóm từ ngữ này. So sánh trong nghĩa của từ chỉ mùi, vị là so sánh
trực quan với vật đại diện.
- Nhóm 2: Từ chỉ vị như cay, bùi, the, nghĩa được phân tích thành:
+ Có vị
+ Gây cảm giác nào đó
+ Giống vị của (vật đại diện)
Thành tố nghĩa miêu tả của nhóm 2 có nét nghĩa phạm, trù nét
nghĩa so sánh và nét nghĩa miêu tả cảm giác. Nội dung nét nghĩa miêu tả
cảm giác này thể hiện trong mỗi một từ là khác nhau. Cay gây nên cảm
giác tê xót ở đầu lưỡi. Bùi cho cảm giác hơi beo béo và the là cảm giác
tê tê, cay cay.
- Nhóm 3: Từ chỉ mùi, vị phụ, nghĩa được phân tích thành:

+ Có mùi/vị
+ So với chuẩn mùi, vị hay mùi, vị của thứ khác
+ Ở mức độ
Ngoài nét nghĩa phạm trù và nét nghĩa so sánh thì ở nhóm từ này,
có bổ sung thêm nét nghĩa mức độ. Đây là nét nghĩa để khu biệt sắc thái
nghĩa của từ ngữ chỉ mùi, vị. Nếu so sánh trong nghĩa của nhóm từ chỉ
mùi, vị cơ bản là so sánh trực quan với vật đại diện thì so sánh trong
nhóm từ này là so sánh với mùi, vị chuẩn hay với mùi, vị khác.


15
Như vậy, thành tố nghĩa miêu tả trong cấu trúc nghĩa của từ ngữ chỉ
mùi vị trong tiếng Việt gồm có các nét nghĩa: nét nghĩa phạm trù, nét
nghĩa so sánh, nét nghĩa miêu tả cảm giác và nét nghĩa mức độ. Đối với
mỗi một nhóm từ hay mỗi một từ thì số lượng các nét nghĩa tham gia
trong cấu trúc nghĩa và nội dung các nét nghĩa là khác nhau.
2.2.2.2.Thành tố nghĩa đánh giá
Thành tố nghĩa đánh giá trong nhóm từ chỉ vị là tích cực, tiêu cực
và trung tính. Thành tố nghĩa đánh giá trong nhóm từ chỉ mùi là tích cực
và tiêu cực.
2.2.3. Liên hệ với tiếng Anh
Đối với nhóm từ chỉ vị, thành tố nghĩa miêu tả tương tự như tiếng
việt, gồm có 4 nét nghĩa: nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa so sánh, nét
nghĩa miêu tả cảm giác và nét nghĩa mức độ. Thành tố nghĩa đánh giá
cũng gồm: tích cực, tiêu cực và trung tính. Ở nhóm từ chỉ mùi, do cách
tri nhận về mùi khác nhau nên thành tố nghĩa miêu tả chỉ có nét nghĩa
phạm trù. Thành tố nghĩa đánh giá thể hiện bằng nét nghĩa đánh giá tích
cực và nét nghĩa đánh giá tiêu cực.
. . Tiểu kết
Chương 2 luận án trình bày những vấn đề liên quan đến cấu tạo của

từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và cấu trúc nghĩa của chúng. Ở đặc
điểm cấu tạo, luận án nêu rõ các phương thức cấu tạo. Đối với cấu trúc
nghĩa, luận án làm rõ các thành tố nghĩa và các nét nghĩa trong mỗi
thành tố của nhóm từ ngữ này trong tiếng Việt cũng như trong tiếng
Anh.


16
Chƣơng
NGHĨA VÀ HIỆN TƢỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA NHÓM
TỪ NGỮ CHỈ MÙI, VỊ TRONG TIẾNG VIỆT
(có li n hệ với tiếng Anh)
3.1. Nghĩa của nhóm từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt (có li n hệ
với tiếng Anh)
Phần này xem xét nghĩa của một số từ chỉ mùi, vị đơn tiết trong
tiếng Việt trong từ điển và có liên hệ với tiếng Anh. Ở nhóm từ chỉ mùi,
từ khê có ba nghĩa, các từ thơm, khú, nồng có hai nghĩa và thối, hôi, gây,
khai, khét, tanh, thiu, ủng có một nghĩa. Ở nhóm từ chỉ vị, từ ngọt có
năm nghĩa, chua, mặn, cay có bốn nghĩa, đắng có hai nghĩa và chát có
một nghĩa. Liên hệ với tiếng Anh, đối với nhóm từ chỉ mùi thì các từ
biểu thị mùi tích cực đều là từ đơn nghĩa. Từ biểu thị mùi tiêu cực, đại
diện là foul có 5 nghĩa. Đối với nhóm từ chỉ vị thì đa số từ chỉ vị cơ bản
là những từ đa nghĩa và hiện tượng đa nghĩa của nhóm từ này có những
điểm tương đồng và khác biệt so với các đơn vị tương đương trong tiếng
Việt. Sự tương đồng và khác biệt thể hiện qua thứ tự xuất hiện các nghĩa
chuyển và nội dung trong mỗi nghĩa chuyển.
. . Hiện tƣ ng chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị
trong tiếng Việt (có li n hệ với tiếng Anh)
3.2.1. Về hiện tượng chuyển nghĩa
Phương thức chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng

Việt là ẩn dụ. Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ của nhóm từ này là thực
theo cơ chế nét nghĩa phạm trù, đó là ẩn dụ kết quả.
3.2.2. Hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi trong
tiếng Việt
3.2.2.1. Dùng từ ngữ chỉ khứu giác để chỉ cảm giác khác
a) Dùng từ ngữ chỉ khứu giác để chỉ thính giác
Giọng nói của Chiến nồng nàn ấm áp trùm lấp xuống người anh.
[151]


17
b. Dùng từ ngữ chỉ khứu giác để chỉ thị giác
Quán đông nghẹt người, trẻ có, sồn sồn có và già khú cũng có.
[151]
3.2.2.2. Dùng từ ngữ chỉ khứu giác để nói về những cảm nhận về
tinh thần
nồng nàn khi được dùng để nói về tình cảm thường biểu thị sự da
diết, sâu đậm trong suy nghĩ, cảm xúc của con người.
Điền đã quen với những tình cảm nồng nàn và những lời nói vuốt
ve.
3.2.2.3. Dùng từ ngữ chỉ khứu giác để nói về tính cách, phẩm chất
con người
Từ chỉ mùi thơm biểu thị lòng tốt qua sự sẻ chia hay giúp đỡ hay
biểu thị phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng: Nó nghèo, nhưng thơm thảo.
Từ chỉ mùi thối biểu thị phẩm chất xấu xa, tồi tệ đến mức khó có
thể chấp nhận.
3.2.2.4. Dùng từ chỉ khứu giác để nói về trạng thái của hành động
Nồng nã dùng thị sự quyết liệt, nhiệt tình, hăng dùng để biểu thị sự
sôi nổi, nhiệt tình do trạng thái tinh thần được kích thích: Nồng nã xin đi
ngay. Càng nói càng hăng.

3.2.2.5. Dùng từ chỉ khứu giác để nói về giá trị của cuộc sống
Thơm biểu thị những giá trị tinh thần tốt đẹp, cao quý trong cuộc
sống: Để lại tiếng thơm cho con cháu.
Hôi, thối, tanh biểu thị những điều xấu xa, nhơ bẩn, những mặt tiêu
cực của xã hội: Những điều hôi thối của xã hội.
3.2.3. Hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ vị trong
tiếng Việt
3.2.3.1. Dùng từ ngữ chỉ cảm vị giác để chỉ cảm giác khác
a. Dùng từ ngữ chỉ vị giác để chỉ thính giác: lời nói dịu ngọt, câu
vọng cổ ngọt lịm, ăn nói mặn mà, nghe bùi tai,...


18
b. Dùng từ ngữ chỉ vị giác để chỉ thị giác: khung cảnh ngọt ngào,
nụ cười ngọt lừ, nhan sắc mặn mà, nằng chiền nhàn nhạt,...
c. Dùng từ ngữ chỉ vị giác để chỉ xúc giác: Rét ngọt lịm. Cái rét
ngọt sắc.
d. Dùng từ ngữ chỉ vị giác để chỉ khứu giác: mùi thơm ngọt lựng,
mùi mồ hôi chua loét, mùi mặn của đại dương,...
3.2.3.2. Dùng từ ngữ chỉ vị giác để nói về những cảm nhận về tinh
thần
a. Trạng thái tâm lí: Ngọt, bùi dùng để nói đến trạng thái sung
sướng, hạnh phúc trong cuộc sống. Chua, cay, đắng, chát dùng để nói
đến những đau khổ, khó khăn, thất bại về tinh thần hay những gian
truân, thăng trầm trong cuộc sống: thấy lòng đắng nghét, chịu nhiều cay
đắng,...
b. Trạng thái cảm xúc: Ngọt biểu thị tình cảm yêu thương, được thể
hiện qua cử chỉ, hành động: tình cảm ngọt ngào, nụ hôn ngọt lịm. Mặn
nồng, mặn mà, mặn ngọt chỉ tình cảm đậm đà, thắm thiết, gắn bó. Nhạt
lại thể hiện việc không có tình cảm hay hứng thú đối với con người hay

sự vật nào đó.
3.2.3.3. Dùng từ ngữ chỉ vị giác để nói về tính cách, phẩm chất con
người
Ngọt biểu thị tính cách dễ chịu, gây được thiện cảm với người tiếp
xúc: tính tình ngọt ngào, tính cách dịu ngọt. Cay biểu thị sự khắt khe,
nghiệt ngã.
3.2.3.4. Dùng từ ngữ chỉ vị giác để nói về trạng thái của hành động
Ngọt miêu tả sự thành thục, dứt khoát và đẹp mắt: cắt ngọt, chém
ngọt, diễn ngọt, ra đòn rất ngọt... Mặn biểu thị sự nhiệt tình, tha thiết:
không còn mặn mà thu hoạch..., không mặn mòi sự nghiệp kinh doanh.
Đậm biểu thị mức độ rất cao trong việc thắng thua hay đạt được một
điều gì đó: thắng đậm, thu đậm, trúng quả đậm... Nhạt biểu thị sự không


19
hứng thú, say mê hay lôi cuốn khi thực hiện một việc nào đó: cười nhạt,
câu chào nhạt nhẽo...
3.2.3.5. Dùng từ ngữ chỉ vị giác để nói về nhu cầu cơ bản của con
người
Mặn chỉ việc có cơm và các món ăn mặn trong tiệc mặn. Ngọt chỉ
các loại bánh ngọt, trái cây và nước uống trong tiệc ngọt. Mặn cũng
cũng biểu thị đồ ăn có thịt, có cá hay những thức ăn có nguồn gốc từ
động vật nói chung, phân biệt với chay trong ăn mặn, ăn chay. Từ quan
niệm ăn chay, ăn mặn như vậy, tiếng Việt liên tưởng đến khái niệm ngủ
chay, ngủ mặn trong đời sống. Ngủ chay chỉ việc không có quan hệ tình
dục (dù có thể nam và nữ chung giường) và ngủ mặn là có quan hệ tình
dục.
3.2.4. Liên hệ với tiếng Anh
3.2.5.1. Đối với nhóm từ chỉ mùi
a. Dùng từ chỉ khứu giác để chỉ cảm giác khác như: thính giác

(fragrant voive, perfumed melody, sharp voice,…), thị giác (fragrant
smile, balmy colour, putrid green, noisome colour,…), xúc giác (sharp
wind, sharp pain).
b. Dùng từ chỉ khứu giác để nói về tâm trạng hay tính cách con
người: Foul chỉ người có tâm trạng thất thường, hay cáu gắt, khó chịu
(foul temper, foul mood). Foul cũng biểu thị tính cách xấu xa, độc ác
(foul murder, foul mind). Sharp biểu thị sự tinh nhạy, thông minh, sắc
sảo. Pungent biểu thị sự khắt khe, nghiệt ngã (pungent thought, pungent
remark…)
c. Dùng từ chỉ khứu giác để nói về tính chất của sự vật, hiện tượng
khác: Balmy biểu thị thời tiết dễ chịu, ấm áp, foul, stinking, fetid chỉ
nước, không khí bị ô nhiễm, độc hại (fetid water, foul water, stinking
water, foul air, stinking cloud, fetid air). Foul chỉ lời nói bậy bạ và thô
lỗ hay sự nhàm chán, tẻ nhạt (foul book, foul film, putrid film).
3.2.5.2. Đối với nhóm từ chỉ vị


20
a. Dùng từ chỉ vị giác để chỉ cảm giác khác: thính giác (sweet song,
honeyed words, sour voice, vinegary voice, peppery voice,…), thị giác
(sweet scenery, toothsome girl, a sour face, sour look, hot body, spicy
scene,…), khứu giác (sweet fragrance, honeyed smell, acid smell, bitter
smell …), xúc giác (bitter wind, bitter cold, bitter rain,…)
b. Dùng từ chỉ vị giác để nói về những cảm nhận về tinh thần: Từ
chỉ vị NGỌT nói đến sự sung sướng, hạnh phúc trong cuộc sống, trong
khi từ chỉ vị ĐẮNG, CHUA nói đến những đau khổ, khó khăn, thất bại,
đau đớn về tinh thần hay những gian truân, thăng trầm trong cuộc sống.
NGỌT cũng biểu thị tình cảm yêu thương (sweet gesture, nectarous
love, a syrupy moment,…)
c. Dùng từ chỉ vị giác để nói về tâm trạng hay tính cách con người:

Sweet biểu thị sự lòng tốt hay tính cách dễ chịu: sweet temper, sweet
nature.. CAY biểu thị tính nóng nảy, dễ cáu giận (peppery old colonel,
hot temper). CHUA biểu thị sự khắt khe, nghiệt ngã (sour comment,
astringent words).
d. Dùng từ chỉ vị giác để nói về trạng thái của hành động: Sweet
miêu tả sự thành thục, trôi chảy, chính xác, đẹp mắt và có kết quả tốt khi
thực hiện hành động nào đó: a sweet sailing boat, sweet shot, sweet
sleep…
e. Dùng từ chỉ vị giác để nói về tính chất của sự vật, hiện tượng
khác: bitter biểu thị thời tiết khắc nghiệt, hot chỉ thời tiết nóng nực, khó
chịu. Sweet biểu thị sự tươi ngon của thức ăn (sweet food, sweet milk),
sự tinh khiết của nước uống (sweet water) hay sự trong lành của không
khí (sweet air). Sour biểu thị mối quan hệ hay tình huống có xu hướng
trở nên xấu hoặc tan vỡ.
. . Tiểu kết
Chương ba khảo sát nghĩa và chỉ ra phương thức chuyển nghĩa của
nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và có liên hệ với tiếng Anh. Ở
hiện tượng chuyển nghĩa, các từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và tiếng


21
Anh có khả năng chuyển nghĩa rất phong phú. Từ những cảm giác được
cảm nhận qua khứu giác và vị giác, theo con đường ẩn dụ, các từ chỉ
mùi, vị trong hai ngôn ngữ đã mở rộng trường liên tưởng đến các phạm
vi khác nhau, từ chuyển sang chỉ các cảm giác thuộc các giác quan khác
đến mô tả cảm giác về tinh thần, tính cách, hành động và các sự vật, hiện
tượng khác trong cuộc sống. Tuy nhiên, xét trong từng phạm vi thì hiện
tượng chuyển nghĩa của các từ chỉ mùi, vị tiếng Anh và tiếng Việt, bên
cạnh những nét tương đồng, có nhiều sự khác biệt.
KẾT LUẬN

Từ ngữ chỉ mùi, vị là một lớp từ rất quen thuộc trong đời sống hàng
ngày của con người, mang tính phổ quát trong ngôn ngữ. Nghiên cứu
ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt (có liên hệ với
tiếng Anh), luận án đi tới một số kết luận như sau:
1. Về đặc điểm cấu tạo: Từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt gồm từ
đơn, từ ghép và từ láy. Luận án đưa ra ba tiêu chí để xác định các từ chỉ
mùi, vị cơ bản là: 1. Là từ đơn; 2. Có nghĩa được xác định thông qua so
sánh trực tiếp với vật đại diện và 3. Có khả năng phái sinh ra các mùi, vị
khác. Trên cơ sở ba tiêu chí này, luận án xác định có 7 từ chỉ mùi cơ bản
(thơm, thối, hôi, khai, khét, tanh, nồng) và 6 từ chỉ vị cơ bản (chua, ngọt,
mặn, đắng, cay, chát). Các từ ghép chỉ mùi, vị gồm có từ ghép hợp
nghĩa (9 từ ghép hợp nghĩa chỉ mùi, 10 từ ghép hợp nghĩa chỉ vị), biểu
thị nghĩa khái quát của mùi, vị, từ ghép phân nghĩa (54 từ ghép phân
nghĩa chỉ mùi, 49 từ ghép phân nghĩa chỉ vị) biểu thị mức độ của mùi, vị
và từ láy biểu thị nghĩa khái quát của mùi, vị, mức độ của mùi, vị. Như
vậy, luận án xác định trong tiếng Việt có 112 từ ngữ chỉ mùi (22 từ đơn,
63 từ ghép, 27 từ láy) và 92 từ ngữ chỉ vị (12 từ đơn, 59 từ ghép, 21 từ
láy).
Liên hệ với tiếng Anh, luận án cho thấy, do khác nhau về loại hình
ngôn ngữ nên đặc điểm cấu tạo của từ chỉ mùi, vị tiếng Việt có sự khác


22
biệt so với tiếng Anh. Ở nhóm từ chỉ vị, bên cạnh bốn từ chỉ vị cơ bản
(trùng với quan niệm vị cơ bản trong nghiên cứu khoa học về vị) là
sweet (ngọt), bitter (đắng), salty (mặn) và sour (chua) còn có các từ chỉ
vị phái sinh được cấu tạo bằng phương pháp tính từ hóa các danh từ chỉ
các đối tượng mang vị qua việc thêm hậu tố cấu tạo như –y, ous, al hay
–ed. Tiếng Anh cũng có lớp từ phái sinh biểu thị sắc thái, mức độ của vị
qua phương thức thêm hậu tố (-ish) hay tiền tố (over-) vào từ chỉ vị cơ

bản. Từ chỉ mùi trong tiếng Anh không có sự phân biệt từ chỉ mùi cơ
bản hay từ chỉ mùi phụ, mà được chia thành hai nhóm: từ biểu thị mùi
tích cực và từ biểu thị mùi tiêu cực. Bên cạnh các từ chỉ mùi được cấu
tạo bằng phương pháp tính từ hóa các danh từ chỉ các đối tượng mang
mùi như nhóm từ chỉ vị thì trong tiếng Anh có một số từ ghép chỉ mùi
được cấu tạo bằng sự kết hợp giữa hành động ngửi (smelling) với các
yếu tố chỉ cảm giác (ill, foul, evil, unpleasant…) nhằm biểu thị đặc trưng
và tính chất của mùi. Với đặc điểm cấu tạo như trên, số lượng từ chỉ
mùi, vị trong tiếng Anh ít hơn so với từ chỉ mùi, vị tiếng Việt: 29 từ chỉ
mùi và 36 từ chỉ vị.
2. Về cấu trúc nghĩa: Cấu trúc nghĩa chung của nhóm từ chỉ mùi, vị
gồm hai thành tố: thành tố nghĩa miêu tả và thành tố nghĩa đánh giá.
Thành tố nghĩa miêu tả ở nhóm từ chỉ mùi gồm các nét nghĩa: nét nghĩa
phạm trù, nét nghĩa so sánh, nét nghĩa mức độ. Thành tố nghĩa miêu tả ở
nhóm từ chỉ vị gồm: nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa so sánh, nét nghĩa
mức độ và nét nghĩa miêu tả cảm giác. Thành tố nghĩa đánh giá trong
nhóm từ chỉ mùi gồm: đánh giá tích cực và đánh giá tiêu cực. Thành tố
nghĩa đánh giá trong nhóm từ chỉ vị gồm: đánh giá tích cực, đánh giá
tiêu cực và đánh giá trung tính.
Liên hệ với tiếng Anh, luận án cho thấy: Sự tương đồng và khác
biệt trong cấu trúc nghĩa chủ yếu thể hiện qua sự phản ứng của cơ thể do
miêu tả cảm nhận về mùi, vị ở mỗi một dân tộc là khác nhau. Thành tố
nghĩa miêu tả không thể hiện trong nhóm từ chỉ mùi mà chỉ thể hiện


23
trong nhóm từ chỉ vị. Trong tiếng Anh, thành tố nghĩa miêu tả có nhiều
điểm tương đồng so với tiếng Việt, cùng có các nét nghĩa như: nét nghĩa
phạm trù, nét nghĩa so sánh, nét nghĩa miêu tả và nét nghĩa mức độ. Tuy
nhiên, trong từng từ cụ thể, hai ngôn ngữ cũng có những khác biệt về

thành tố nghĩa miêu tả: cùng là từ chỉ vị cơ bản, đắng trong tiếng Việt có
thành phần miêu tả là so sánh trực quan với vật đại diện (mật cá, bồ hòn,
kí ninh, thuốc bắc,…) còn bitter (đắng) trong tiếng Anh lại miêu tả qua
sắc thái của vị nói chung. Thành tố nghĩa đánh giá trong nhóm từ chỉ
mùi, vị tiếng Anh tương đồng hoàn toàn với tiếng Việt: nhóm từ chỉ mùi
gồm có đánh giá tích cực và đánh giá tiêu cực, nhóm từ chỉ vị gồm có
đánh giá tích cực, đánh giá tiêu cực và đánh giá trung tính.
3. Xem xét hiện tượng chuyển nghĩa của các từ ngữ chỉ mùi, vị
trong tiếng Việt, luận án cho thấy: Bằng phương thức ẩn dụ, và cơ chế
chuyển nghĩa của nét nghĩa phạm trù, nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong
tiếng Việt chuyển nghĩa cụ thể như sau: (1) Đối với từ ngữ chỉ mùi:
hướng chuyển nghĩa là: dùng từ ngữ chỉ cảm giác về khứu giác để chỉ
cảm giác về thính giác về thị giác, hoặc để nói về những cảm nhận về
tinh thần, tính cách, phẩm chất con người, trạng thái của hành động và
giá trị của cuộc sống. (2) Đối với từ ngữ chỉ vị, hướng chuyển nghĩa là:
dùng từ ngữ chỉ cảm giác về vị giác để chỉ cảm giác về thính giác, về thị
giác, xúc giác, khứu giác, hoặc để nói về những cảm nhận về tinh thần,
tính cách, phẩm chất con người, trạng thái của hành động và nhu cầu cơ
bản của con người.
Liên hệ với tiếng Anh, luận án cho thấy: Các từ chỉ mùi, vị trong
tiếng Anh cũng chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Ở nhóm từ chỉ
mùi, hướng chuyển nghĩa là: dùng từ chỉ cảm giác khứu giác để chỉ cảm
giác về thính giác, về thị giác, xúc giác hoặc để nói về tâm trạng hay tính
cách con người và tính chất của sự vật, hiện tượng khác. Ở nhóm từ chỉ
vị, hướng chuyển nghĩa là: dùng từ chỉ cảm giác vị giác để chỉ cảm giác
về thính giác, về thị giác, xúc giác, khứu giác, hay để nói về những cảm


×