Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững huyện tân sơn, tỉnh phú thọ giai đoạn 2018 2020, định hướng đến năm 2025”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.89 KB, 28 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
–––––––––––
LỚP BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CAO CẤP, KHOÁ I /2018

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Người thực hiện:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:

HÀ NỘI, THÁNG 5/2018


MỤC LỤC

2
2


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG:

MỞ ĐẦU
Tân Sơn là huyện miền núi được thành lập ngày 30/4/2007 trên cơ sở điều
chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn, quy định tại Nghị định 61/2007/NĐCP ngày 09/04/2007 của Chính phủ; là một trong 61 huyện nghèo nhất của cả nước
được thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP


ngày 27/12/2008 của Chính phủ giai đoạn 2009-2020.
Với vị trí địa lý nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, giáp ranh với các
huyện Yên lập, Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, huyện
Phù Yên, tỉnh Sơn La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; trung tâm huyện đặt tại xã
Tân Phú trên trục đường Quốc lộ 32A, cách Thành phố Việt Trì 75 km, Thủ đô Hà
Nội 120 km. Huyện Tân Sơn có diện tích tự nhiên là 68.858 ha, chia thành 17 xã
và 195 thôn, bản; dân số trên 81.400 người (năm 2017) với 19 dân tộc cùng sinh
sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 83%.
Huyện có các tiềm năng, thế mạnh nổi bật là: Phát triển cây lương thực, cây
chè, cây nguyên liệu giấy, cây dược liệu, cây lấy gỗ; chăn nuôi đại gia súc, nuôi
trồng thuỷ sản nước lạnh; phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện; phát triển
dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn và một số
khu vực vùng đệm khác, với nhiều giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Bên
cạnh những thuận lợi, còn có nhiều khó khăn như: Vị trí địa lý cách xa các trung
tâm kinh tế, chính trị lớn, địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, sông
suối, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu đồng bộ; lợi thế
so sánh của huyện thấp hơn so với các địa phương khác trong tỉnh; mặt khác trình
độ dân trí không đồng đều, dân cư chủ yếu hoạt động nông nghiệp,…

3
3


Trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo,
cùng với sự vào cuộc của cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc huyện
Tân Sơn, bước đầu đã đạt được một số kết quả về phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh. Từ một huyện mới thành lập, xuất phát điểm rất thấp, nghèo nàn,
lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2007: 62,3%); huyện Tân Sơn đã có những bước
phát triển mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, tiến bộ; đến hết năm
2017, huyện chỉ còn 5 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 01 xã an toàn khu (ATK) và

52 thôn, bản ĐBKK, 01 xã (Tân Phú) được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V,
chuẩn bị thành lập thị trấn; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 22,12%. Đặc biệt, tháng
3/2018 huyện Tân Sơn đã được Chính phủ công nhận thoát nghèo tại Quyết định
số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018.
Mặc dù đã thoát nghèo, nhưng tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện vẫn còn
cao (trên 36%), một số hộ dân còn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo; nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới còn rất lớn; một số tiềm năng, thế mạnh của huyện chưa được khai
thác thực sự có hiệu quả để tạo năng lực mới cho sản xuất và phát triển. Trong thời
gian tới, trong điều kiện kinh tế thị trường, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,
đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0; nguồn lực đầu tư từ ngân sách
cấp trên sẽ bị cắt giảm dần. Để tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà
nước về giảm nghèo bền vững, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với huyện Tân Sơn trong những năm tiếp theo.
Trải qua quá trình nghiên cứu lý luận, đồng thời vận dụng vào thực tiễn công
tác lãnh đạo, chỉ đạo tại địa phương, bản thân tôi quyết định chọn Đề án nghiên
cứu cho khóa học Chương trình Chuyên viên cao cấp năm 2018 của mình là:
“Phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025”.

4
4


PHẦN I
CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Các Nghị quyết TW5, TW6, TW7, Khóa XII của Đảng;
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về
chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

- Nghị quyết số: 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng
giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011- 2020;
- Nghị quyết số: 19/2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục
thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;
- Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ Tướng Chính phủ
“ phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020”;
- Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ Tướng Chính phủ
về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện
nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn
kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;
5
5


- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ trướng Chính
phủ, ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020;
- Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của HĐND tỉnh Phú
Thọ về cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020;
- Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Phú
Thọ, về việc quy định nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương, tỷ lệ (%)
phân chia giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2017-2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2015-2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Sơn nhiệm kỳ 2015-2020;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn 5 năm ( 2015- 2020);
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.1. Về phát triển kinh tế
Kinh tế của huyện Tân Sơn trong những năm qua có sự tăng trưởng khá cao,
nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng; tuy nhiên tăng trưởng chưa bền vững, còn
phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, nội lực của dân cư
và doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn yếu; kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm vai trò
chủ đạo, công nghiệp ít có lợi thế phát triển; dịch vụ, du lịch có một số tiềm năng
phát triển, tuy nhiên chưa được đầu tư thích đáng để khai thác, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội.
Bảng 1: Giá trị tăng thêm (giá so sánh 2010) giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Ngành, lĩnh
vực

2015

2016

2017

Tăng trưởng
BQ 2015-2017
(%)

Tổng

858,4


956,1

1.019,5

NLN và TS

466,4

468,3

479,1

2,6

CN-XD

65,4

94,6

120,6

27,8

6
6


DV


326,6

393,2

419,7

8,75

Tốc độ tăng
giá trị tăng
thêm %

3,16

11,38

6,63

7,06

Trong giai đoạn 2015-2017, tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân đạt
7,06%; trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,6%; Công nghiệp và
xây dựng 27,8%; Dịch vụ tăng 8,75%. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
trưởng thấp do ít có năng lực mới tăng thêm; ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng
trưởng cao do giai đoạn này, khả năng hút đầu tư của huyện được cải thiện nhiều,
một vài doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào bước đầu vào đầu tư dự án sản
xuất, kinh doanh tại huyện; các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn các xã
khá phát triển so với giai đoạn trước, nhất là khu vực trung tâm huyện; bên cạnh đó,
khách du lịch đến Vườn Quốc gia Xuân Sơn có xu hướng tăng cao.
Bảng 2: Giá trị tăng thêm (giá hiện hành) giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng
Ngành, lĩnh vực
Tổng

2015

2016

2017

1.237,8

1.379,7

1.451,8

- NLN và TS

674

689,7

665,3

- CN - XD

92,2

130,9


168,9

471,6

559,1

617,6

15,5

17,1

17,8

- DV
Giá trị tăng thêm bình
quân đầu người hàng năm

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, năm 2015, ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm 54,5%; Công nghiệp và xây dựng 7,4%; Dịch vụ tăng
38,1%; đến năm 2017, các chỉ tiêu tương ứng là: 45,8%, 11,6%, 42,5%.
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế theo ngành năm 2015 và 2017
Năm 2015

Năm 2017

7
7



Bảng 3: Thu, chi ngân sách huyện giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2015

2016

2017

Tăng BQ %

Thu NSNN trên
địa bàn huyện

26,2

27,7

36,6

18,9%

Tổng chi NS
huyện

710

734


576

Tỷ lệ % thu so
với tổng chi

3,7

3,8

6,4

Thu ngân sách trên địa bàn huyện rất nhỏ, cao nhất năm 2017 đạt 36,6 tỷ
đồng, bình quân giai đoạn 2015-2017 thu ngân sách trên địa bàn chỉ đạt 4,6% tổng
chi ngân sách huyện; trong đó tổng thu tiền sử dụng đất chưa phân chia theo tỷ lệ
điều tiết bình quân đạt 7 tỷ đồng; tỷ lệ trợ cấp từ ngân sách cấp tỉnh trên 95%.
Thực trạng phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu như sau:
1.1.1. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; xây dựng nông thôn mới
- Trong cơ cấu đất đai, đất nông lâm nghiệp chiếm 84,17% tổng diện tích đất
tự nhiên của huyện. Nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Sản
xuất lương thực cơ bản ổn định, đảm bảo an ninh lương thực (khoảng 2.200 ha đất
lúa); tổng sản lượng lương thực năm 2015 đạt trên 28,3 nghìn tấn, lương thực bình
quân đầu người đạt 355kg/người/năm; năm 2017 đạt 29,1 nghìn tấn, bình quân

8
8


lương thực 358 kg/người/năm; tổng diện tích chè khoảng 3.000 ha, năng suất bình
quân khoảng 100 tạ/ha.
+ Chăn nuôi đại gia súc là thế mạnh của huyện tuy nhiên trong những năm

qua phát triển còn mang tính tự phát, thiếu định hướng nên gặp nhiều khó khăn về
giá cả thị trường. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt không phải thế mạnh của huyện do
ao hồ, sông suối nhỏ, manh mún, độ dốc lớn; có một số địa điểm có thể triển khai dự
án cá nước lạnh nhưng nhà đầu tư còn băn khoăn chưa quyết định đầu tư.
+ Trồng rừng sản xuất, phòng hộ bình quân hàng năm đạt 2.000 ha; độ che
phủ rừng duy trì ở mức 61,6%; xuất bán gỗ nguyên liệu tăng khá, bình quân đạt trên
120 m3/năm, góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho dân cư.
- Thực trạng xây dựng Nông thôn mới: Đến năm 2017, huyện chưa có xã
nào đạt chuẩn Nông thôn mới, duy nhất có xã Minh Đài đạt 16/19 tiêu chí, các xã
khác đạt từ 5 đến 12 tiêu chí; mới có 3/195 khu dân cư đạt tiêu chí nông thôn mới.
1.1.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh,
thích ứng với thị trường thấp; sản phẩm công nghiệp chủ yếu là chế biến chè, khai
khoáng, chế biến gỗ; mới thành lập được 01 cụm công nghiệp tại xã Tân Phú (năm
2017), đến năm 2017 đã có 3 nhà doanh nghiệp (02 doanh nghiệp Hàn Quốc, 01
doanh nghiệp trong nước) đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh vải bạt, bao bì và chế
biến gỗ, với tổng mức đầu tư trên 200 tỷ đồng, đến tháng 6/2018, cả 3 doanh nghiệp
đã đi vào sản xuất và có sản phẩm, doanh thu năm 2018 ước đạt trên 50 tỷ đồng.
Một số doanh nghiệp chế biến chè, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng với quy
mô vừa cũng hoạt động có hiệu quả.
1.1.3. Các ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ có bước phát triển khá, tuy nhiên chủ yếu là dịch vụ truyền
thống, quy mô nhỏ như: Kinh doanh thương mại hộ cá thể, chợ phiên, vận tải đường
bộ, viễn thông, điện lực…một số ngành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, chăm sóc
sức khỏe, nhà hàng, khách sạn còn kém phát triển. Phát triển du lịch trên địa bàn còn
9
9


chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt Vườn Quốc gia Xuân Sơn đã được Nhà

nước giao cho doanh nghiệp Xuân Trường đầu tư thành khu du lịch quy mô lớn từ
năm 2015, nhưng đến nay dự án chỉ mới thực hiện một phần rất nhỏ, chưa dự kiến
được thời gian hoàn thành, đưa vào sử dụng. Các sản phẩm phục vụ du lịch đã được
huyện định hướng đi trước đón đầu, đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng nhãn hiệu
như: Gà nhiều cựa, lợn rừng lai, vịt suối, rau bản địa, rượu ngô, dệt thổ cẩm; tuy
nhiên do thực trạng phát triển du lịch chậm, nên các sản phẩm nói trên chỉ mới bước
đầu trở thành hàng hóa, khả năng tiêu thụ chưa nhiều.
1.1.4. Về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
a) Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
- Trường THPT: Toàn huyện có 2 trường (THPT Minh Đài, THPT Thạch
Kiệt) cơ bản đảm bảo về cơ sở vật chất; còn thiếu 01 trường THPT tại xã Tân Phú
theo tiêu chí thị trấn.
- Các trường TH, THCS: Tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa đạt 87% (năm
2017). Toàn huyện có 54 trường MN, TH, THCS, trong đó số trường chưa đạt
chuẩn quốc gia là 15 trường, chiếm 27,8%. Trường MN Tân Phú hiện chưa đảm
bảo quy mô, nhất là sau khi xã Tân Phú lên thị trấn và cụm Công nghiệp Tân Phú
đi vào hoạt động với quy mô trên 2.000 công nhân; trong thời gian tới, cần đầu tư
xây dựng mới trường MN Tân Phú và 08 trường MN, TH đạt chuẩn quốc gia; duy
tu, bảo dưỡng nhiều công trình đã xây dựng.
b) Lĩnh vực y tế: Huyện có 01 Trung tâm y tế huyện và 17 trạm y tế xã.
Trung tâm Y tế huyện cơ bản được đầu tư CSHT đồng bộ, hiện đại; có 12/17 xã đạt
chuẩn quốc gia về y tế; còn 05 xã chưa đạt là: Long Cốc, Vinh Tiền, Kiệt Sơn,
Đồng Sơn, Tân Sơn.
c) Lĩnh vực văn hóa: Một số thiết chế văn hóa còn thiếu như: Sân vận động
trung tâm huyện, sân vận động trung tâm một số xã; nhiều khu dân cư chưa bố trí
được sân vận động, nhà văn hóa xuống cấp hoặc quy mô nhỏ không đảm bảo sinh
hoạt, hội họp; hệ thống đài truyền thanh xã đã xuống cấp và thiếu đồng bộ.
10
10



d) Lĩnh vực giao thông, thủy lợi:
- Đường giao thông trên địa bàn huyện cơ bản đã được đầu tư khá đồng bộ,
tỷ lệ đường nhựa đến trung tâm các xã đạt 100%; tỷ lệ đường GTNT được kiên cố
hóa đạt 60,1%. Tuy nhiên còn một số xã giao thông chưa thông suốt vào mùa mưa,
bị cô lập vào mùa mưa lũ (các xã: Lai Đồng, Kiệt Sơn, Đồng Sơn, Tân Sơn, Xuân
Sơn, Kim Thượng); còn nhiều km đường nội đồng chưa được đầu tư; bên cạnh đó,
một số tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ đã xuống cấp, cần phải đầu tư nâng cấp, như:
Đường Tỉnh lộ 316 từ xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn đi xã Văn Luông, Minh Đài,
huyện Tân Sơn; đường đến trung tâm các xã Tam Thanh, Vinh Tiền, Long Cốc,
Kim Thượng, Thu Ngạc, Tân Sơn, Đồng Sơn, Lai Đồng; đường Quốc lộ 32A qua
trung tâm huyện.
- Tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa mới đạt 39,2% (120 km/306 km kênh
mương); nhiều hồ đập cần được cải tạo, nâng cấp.
e) Điện: Hệ thống điện lưới chưa đảm bảo cung cấp cho khu vực trung tâm
huyện, nhất là hoạt động thường xuyên của cụm Công nghiệp Tân Sơn và một số
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các xã (tình trạng mất điện còn hay
xảy ra nhiều). Bên cạnh đó, toàn huyện có 93,3% khu dân cư, 95% hộ gia đình
được sử dụng điện lưới Quốc gia.
f) Trụ sở xã: Đến nay, 14/17 xã đã có trụ sở làm việc; 02 xã đang xây dựng
dở dang (Tam Thanh, Tân Sơn); còn 01 xã chưa được đầu tư trụ sở làm việc đảm
bảo quy định (Xuân Sơn). Về cơ bản trụ sở các xã đã có trụ sở đều đã xuống cấp và
không đảm bảo quy mô, định mức theo quy định tại Quyết định số 23/2012/QĐTTg ngày 31/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 152/2017/NĐ-CP
ngày 27/12/20187 của Chính phủ.
g) Lĩnh vực khác: Quảng trường, công viên cây xanh, hồ điều hòa khu vực
trung tâm huyện chưa được đầu tư xây dựng.
1.1.5. Về phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể

11
11



- Về doanh nghiệp: Trên địa bàn huyện, hiện có 50 doanh nghiệp vừa và nhỏ,
trong đó chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
- Về kinh tế tập thể, làng nghề: Hiện có 38 HTX, trong đó 31 HTX đã chuyển
đổi theo Luật HTX năm 2012 (29 HTX DVNN và TTCN; 03 HTX điện năng; 06
HTX Vận tải, kinh doanh vật liệu xây dựng và các lĩnh vực khác). Đa số các HTX
có năng lực tài chính, sức cạnh tranh yếu, hiện có trên 20 HTX đang tạm dừng hoạt
động, các HTX khác hoạt động kém hiệu quả. Hiện có 03 làng nghề, trong đó có
02 làng nghề chè hoạt động hiệu quả và 01 làng nghề dệt thổ cẩm Kim Thượng
đang tạm ngừng hoạt động do tiêu thụ sản phẩm chậm.
- Về kinh tế trang trại: Có 04 trang trại đang hoạt động, đủ tiêu chí theo
Thông tư 27/2011/TT - BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
trong đó: 03 trang trại chăn nuôi (02 trang trại tại xã Văn Luông, 01 trang trại tại
xã Minh Đài), 01 trang trại lâm nghiệp tại xã Thạch Kiệt.
- Về liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị: Đã có sự liên kết chặt chẽ từ sản
xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ chè xanh; một số lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp khác đã hình thành sự liên kết nhưng chưa chặt chẽ; các lĩnh vực còn lại
chưa hình thành chuỗi, sản xuất vẫn mang tính tự phát.
1.2. Về các lĩnh vực xã hội
1.2.1. Lao động, việc làm và giảm nghèo
a) Lao động, việc làm:
Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 là 45.642
người, trong đó lao động khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 86,6%; khu
vực Công nghiệp – Xây dựng 6,6%; Dịch vụ 6,8%; năm 2017 là 47.008 người,
trong đó lao động khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 83,5%; khu vực
Công nghiệp – Xây dựng 7,9%; Dịch vụ 8,6%. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch
đúng hướng nhưng còn chậm.
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động năm 2015 và 2017
12

12


Năm 2015

Năm 2017

Lao động của huyện chủ yếu hoạt động trong khu vực nông nghiệp, thiếu
tính chuyên nghiệp và tác phong lao động công nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo
và truyền nghề đạt 44% (năm 2017), trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng
chỉ chỉ đạt 18%; trung bình hàng năm tạo việc làm mới cho trên 1.000 lao động
nông thôn; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 87%.
b) Giảm nghèo và an sinh xã hội
Nhìn chung đời sống dân cư trên địa bàn huyện trong những năm qua liên
tục tục được cải thiện và nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo. Tỷ lệ hộ nghèo
theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2015 là 30,53%, năm 2017 giảm xuống còn
22,12%. Tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2015 là 18,35%, năm 2017 giảm xuống còn
14,15%. Đến nay, trên địa bàn các xã không còn tình trạng đói nghèo và thiếu đói
giáp hạt như giai đoạn trước; cơ bản đã xóa xong nhà tạm cho hộ nghèo theo quy
định của Chính phủ.
1.2.2. Giáo dục, đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực
Trong những năm qua, huyện luôn quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban
hành Nghị quyết số 02/NQ-HU ngày 21/7/2016 về Quy hoạch phát triển Giáo dụcđào tạo giai đoạn 2016-2025; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, nhất là phục vụ nhu cầu tuyển dụng của cụm Công nghiệp Tân Phú. Chất
lượng giáo dục giai đoạn 2015-2017 của huyện có khởi sắc tuy nhiên vẫn thấp so
với mặt bằng chung toàn tỉnh; tỷ lệ học sinh THPT thi đỗ các trường cao đẳng, đại
học còn thấp, đạt khoảng 30%. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5
13
13



tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học đạt mức độ III, phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ
II, chuẩn xóa mù chữ đạt mức độ II.
Năm học 2017-2018, toàn huyện có 54 trường MN, TH, THCS, với 740 lớp,
17.811 học sinh, trong đó có 17 trường mầm non với 199 lớp, 5.427 học sinh; 19
trường tiểu học, với 369 lớp, 7.638 học sinh; 17 trường trung học cơ sở, với 172
lớp, 47.46 học sinh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện có 1.600 cán bộ
QLGD và giáo viên, nhân viên, trong đó trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 1.233
người, đạt 77%, trung cấp 367 người chiếm 33%.
Tính đến quý I năm 2018, tổng số đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cấp
huyện và xã hiện có 531 người; trong đó trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 371
người, chiếm 71%; trung cấp 155 người, chiếm 29%; trình độ lý luận chính trị cao
cấp 24 người, chiếm 4,5%, trung cấp 371 người, chiếm 70%, cơ cấp chiếm 25,5%.
Đối với cán bộ cấp huyện đa số còn trẻ, trình độ đào tạo tương đối cơ bản, nhưng
kinh nghiệm công tác còn chưa nhiều. Đối với cấp xã, đa số cán bộ công chức,
chuyên trách còn hạn chế về năng lực lãnh đạo, điều hành, khả năng cụ thể hóa các
chương trình, kế hoạch của cấp trên để thực hiện còn chậm và hiệu quả thấp.
1.2.3. Dân số - KHHGĐ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân
- Về công tác Dân số - KHHGĐ: Dân số trung bình năm 2017 khoảng
81.400 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2%, chỉ số giới tính khi sinh là 114 bé
trai/100 bé gái. Công tác Dân số - KHHGĐ có nhiều cố gắng, tuy nhiên tình trạng
sinh con thứ 3 trở lên và lựa chọn giới tính khi sinh vẫn còn xảy ra ở một bộ phân
nhân dân, trong đó có cả đảng viên.
- Về chăm sóc sức khỏe nhân dân: Hiện có 01 Trung tâm y tế huyện và 17
trạm y tế xã; tổng số giường bệnh là 362 giường (cấp huyện 277, cấp xã 85). Tổng
số cán bộ ngành y tế là 258 người (Trung tâm Y tế huyện là 151 người, Trạm y tế
xã 107 người); tổng số bác sỹ là 43 người (cấp huyện 28, cấp xã 15, 02 trạm Y tế
chưa có bác sỹ); bình quân có 44,5 giường bệnh/ vạn dân và 5,3 bác sỹ/1 vạn dân.
Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 98,8%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là

17%; tuổi thọ trung bình của huyện là: 73 tuổi.
14
14


Giai đoạn 2015-2017, có thêm một số phòng khám tư nhân mới thành lập và
đi vào hoạt động góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng
khám chữa bệnh chưa cao, nhất là ở cơ sở.
1.2.4. Văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của huyện có nhiều tiến
bộ, đảm bảo tuyên truyền kịp thời các thông tin phục vụ nhiệm chính trị của huyện;
bảo tồn, duy trì và phát huy được nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân
tộc trong huyện. Toàn huyện có 17/17 xã có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt tỷ lệ
100%; có 195/195 khu dân cư có nhà văn hóa đạt tỷ lệ 100%; tuy nhiên số nhà văn
hóa đảm bảo sinh hoạt, hội họp đạt khoảng 50%, 50% nhà văn hóa khu dân cư đã
xuống cấp hoặc quy mô nhỏ không đảm bảo sinh hoạt.
Hệ thống đài truyền thanh, truyền hình, sóng điện thoại di động viễn thông
đảm bảo thông suốt và phủ sóng 100%. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển du
lịch tâm linh, sinh thái, du lịch cộng đồng, thám hiểm, tuy nhiên mới bước đầu
phát triển, nên chưa khai thác được nhiều, chỉ có một số hoạt động du lịch, dịch vụ
nhỏ diễn ra trên địa bàn xã Xuân Sơn, thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn.
2. Về cải cách hành chính và xây dựng chính quyền
Công tác cải cách hành chính và xây dựng chính quyền được huyện quan
tâm chỉ đạo thực hiện và đạt nhiều kết quả; đặc biệt là, việc kiện toàn lại bố máy ở
khu dân cư, năm 2017 bố trí 1.153 người đảm nhiệm, kiêm nhiệm 2.340 chức danh
ở khu dân cư, giảm được 1.187 người so với ban đầu (bình quân 12 chức danh/khu
dân cư), 100% trưởng khu dân cư là đảng viên.
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được chú trọng, tăng
cường phát huy dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, công tác tiếp dân, nắm bắt tình hình ở
cơ sở còn hạn chế, việc phát hiện, xử lý vi phạm về đất đai ngay từ cơ sở chưa kịp

thời, hiệu quả thấp; một số vụ khiếu kiện kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm.
3. Về quốc phòng, an ninh và hoạt động nội chính
Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện đã tập trung lãnh đạo xây dựng nền
quốc phòng toàn dân vững mạnh; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã
hội; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh. Một
15
15


số vấn đề nổi cộm là ma túy, mại dâm, các hoạt động có yếu tố nước ngoài, các
hoạt động có yếu tố tôn giáo, vấn đề an toàn giao thông đường bộ, tội phạm hình
sự do nguyên nhân xã hội. Cơ sở vật chất các cơ quan nội chính được đầu tư đồng
bộ, hiện đại, đảm bảo hoạt động; việc điều tra, xét xử các vụ án đảm bảo công
khai, minh bạch, đúng quy định. Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp
luật cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân được tăng cường.
PHẦN II
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững và xây dựng Nông thôn mới. Phát triển kinh tế đi đôi phát triển
văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội; giữ vững ổn
định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; chú trọng phát
triển kinh tế với nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực. Huy động tối đa
nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, triển khai
tổ chức sản xuất theo hướng hợp lý, hiệu quả. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế
độ chính sách, tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo ổn định và đa dạng việc làm,
tăng thu nhập, ngăn ngừa nguy cơ tái nghèo nhằm giảm nghèo bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm đạt trên 4%; tỷ lệ lao động
khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống dưới 70%, tỷ lệ lao động
nông thôn qua đào tạo và truyền nghề đạt trên 50%, trong đó lao động có bằng cấp,
chứng chỉ đạt 26%, có 01 xã trở lên đạt chuẩn Nông thôn mới; 100% xã đạt chuẩn
quốc gia về y tế; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 88,7%; tỷ lệ khu dân cư
tập trung thu gom, xử lý rác thải đạt 70%; tỷ lệ kênh mương thủy lợi được kiên cố
hóa đạt 50%; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư. Phấn đấu đảm bảo các
tiêu chí để thành lập Thị trấn Tân Phú; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai
16
16


đoạn 2016-2020 đạt trên 7,5%, giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 24,1
triệu/người/năm.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống bằng mức bình quân chung của tỉnh; tỷ lệ lao
động khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống dưới 50%, tỷ lệ lao
động nông thôn qua đào tạo và truyền nghề trên 70% trong đó lao động có bằng
cấp, chứng chỉ đạt 40%, có thêm 03 xã trở lên đạt chuẩn Nông thôn mới; duy trì
các xã và trường học đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ khu dân cư tập trung thu gom, xử lý
rác thải đạt 100%; cung cấp điện sinh hoạt cho 100% khu dân cư; 100% đường
GTNT đến các trung tâm các xã thông suốt bốn mùa; tỷ lệ đường GTNT được kiên
cố hóa đạt 90%; đường giao thông nội đồng được cứng hóa đạt 60%; tỷ lệ kênh
mương thủy lợi được kiên cố hóa đạt 95%. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt trên 6%, giá trị tăng thêm bình quân đầu người
đạt trên 35 triệu/người/năm.
II. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC GIAI ĐOẠN 20182020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
1. Quan điểm chỉ đạo
Trong giai đoạn 2018-2020, tiếp tục thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

huyện nhiệm kỳ 2015-2020.
Giai đoạn 2021-2025, định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện bền
vững, trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Phú Thọ, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh
tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc, giải quyết các vấn đề
an sinh xã hội, môi trường; tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn
định chính trị và đảm bảo trậ tự, an toàn xã hội.
2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực
17
17


2.1. Về phát triển kinh tế
2.1.1. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; đẩy nhanh tiến trình
xây dựng nông thôn mới: Tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình phát triển
sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, nhất là các Chương trình nông nghiệp trọng
điểm. Cơ cấu lại ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng tăng giá trị sản
phẩm trên diện tích đất canh tác. Chú trọng phát triển vùng trồng cây ăn quả, vùng
chăn nuôi tập trung; tạo bước đột phá trong phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt chất
lượng cao và trâu, bò sinh sản cung ứng giống tại địa bàn và vùng lân cận. Chuyển
một phần diện tích trồng rừng nguyên liệu giấy sang trồng rừng đa dụng (gồm cây
gỗ lớn, cây nguyên liệu, cây dược liệu, cây gia vị dưới tán rừng); cải tạo, trồng
thay thế để tăng diện tích chè xanh chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu
chè xanh Tân Sơn. Tiếp tục phát triển sản xuất hàng hóa nông sản phục vụ du lịch
(Lúa đặc sản, gà nhiều cựa, lợn rừng lai, rau củ quả sạch, rượu ngô...). Đầu tư đồng
bộ hệ thống thuỷ lợi, đảm bảo chủ động tưới tiêu. Khuyến khích, hỗ trợ hợp tác xã
nông nghiệp, trang trại, gia trại phát triển.
Tổ chức nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả; lồng ghép các nguồn
lực đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2025, có thêm 03 xã trở

lên đạt chuẩn Nông thôn mới.
2.1.2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Củng cố, mở rộng phát
triển cụm Công nghiệp Tân Phú, thu hút thêm 5 đến 7 doanh nghiệp vào sản xuất
kinh doanh tại cụm, mục tiêu thu hút, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 5.000
lao động trở lên; phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản; khôi phục,
phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi
trường, nhất là khu vực cụm Công nghiệp Tân Phú. Tạo điều kiện thuận lợi về tiếp
cận tín dụng để các chủ thể kinh doanh có thêm nguồn vốn để sản xuất kinh doanh.
2.1.3. Phát triển dịch vụ: Xây dựng quy hoạch, thúc đẩy phát triển các loại
hình dịch vụ trên địa bàn huyện, nhất là khu vực trung tâm huyện. Phối hợp thúc
đẩy doanh nghiệp Xuân Trường đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án du lịch Vườn Quốc
gia Xuân Sơn để dự án sớm hoàn thành đi vào hoạt động. Chú trọng nâng cao ý
18
18


thức, văn hóa phục vụ du lịch của cán bộ và nhân dân khu vực Vườn Quốc gia
Xuân Sơn, định hướng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.
2.1.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, tín dụng
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; tiết kiệm triệt để trong chi ngân
sách. Nuôi dưỡng, khai thác tốt các nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện, gắn với
tăng cường giao thu ngân sách cho cấp xã và đơn vị sự nghiệp có thu để giảm tối đa
bổ sung ngân sách từ cấp huyện. Chú trọng thực hiện vụ nhiệm vụ cải cách tiền
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.
Tiếp tục thu hút các tổ chức tín dụng, ngân hàng vào kinh doanh tại huyện,
trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và đảm bảo nhu cầu vay vốn của dân cư,
doanh nghiệp. Tăng cường hành chính và đa dạng hoá các hình thức cho vay; chú
trọng cho vay phát triển sản xuất, giải quyết việc làm.
2.1.5. Về đầu tư phát triển: Hoàn thành Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5
năm 2016-2020; xử lý dứt điểm nợ XDCB và không phát sinh thêm nợ XDCB; xây

dựng và triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Quản lý chặt chẽ
việc đầu tư xây dựng cơ bản. Tăng cường huy động, sử có hiệu quả các nguồn lực
đầu tư từ khu vực ngoài Nhà nước, phát huy nội lực của doanh nghiệp và dân cư.
Tiếp tục thu hút doanh nghiệp đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh vào một số ngành,
lĩnh vực có lợi thế, như: Chế biến nông, lâm sản, du lịch, dịch vụ...
2.1.6. Củng cố quan hệ sản xuất, phát triển các thành phần kinh tế: Tiếp tục
thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chỉ đạo của Chính
phủ, UBND tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, nhất là
doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, trang trại gắn với sản xuất theo chuỗi giá trị với
hình thức liên kết, hợp tác chặt chẽ, rủi ro ở mức thấp nhất.
2.1.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường
quản lý tài nguyên, môi trường

19
19


Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất
kinh doanh và đời sống; ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà
nước và doanh nghiệp. Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh đầu tư đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động nhằm tạo ra sản phẩm
chất lượng cao, nâng cao sức cạnh tranh gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản và
môi trường. Quản lý và thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Làm tốt công
tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư để thực hiện các dự án. Hoàn thành
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo dự án đo đạc, lập bản đồ địa
chính chính quy. Xây dựng và nhân rộng các mô hình thu gom xử lý rác thải có hiệu
quả ở nông thôn, phù hợp với điều kiện thực tế và gắn với xây dựng nông thôn mới.
2.2. Về phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội

2.2.1. Về giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tiếp tục tổ chức
thực hiện tốt Kế hoạch số 808/KH-UBND ngày 11/3/2014 của UBND tỉnh về thực
hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH
Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 02/NQ-HU ngày
21/7/2016 của BCH Đảng bộ huyện về Quy hoạch phát triển Giáo dục - Đào tạo
giai đoạn 2016-2025.
2.2.2. Về y tế, dân số, gia đình và trẻ em: Tiếp tục triển khai Nghị quyết 20NQ/TW về "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới"; Nghị quyết 21-NQ/TW về" Công tác dân số trong tình hình mới". Đào
tạo và thu hút để phát triển nguồn nhân lực Y tế của địa phương. Chú trọng nâng
cao trình độ chuyên môn và y đức cho đội ngũ cán bộ y tế, đảm bảo chất lượng
khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm
giảm thiểu tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và không lựa chọn giới tính khi sinh.

20
20


2.2.3. Về văn hoá, thông tin, thể thao: Tăng cường quản lý Nhà nước về
văn hoá, thông tin, thể thao. Tiếp tục đẩy mạnh hai cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và “Toàn dân rèn luyện thân thể theo tấm
gương Bác Hồ vĩ đại”. Chú trọng bảo tồn và phát huy các di sản, các giá trị
văn hoá tốt đẹp trong cộng đồng các dân tộc nhằm nâng cao đời sống tinh thần
cho nhân dân. Tổ chức có hiệu quả công tác thông tin, cổ động phục vụ nhiệm
vụ chính trị của huyện. Đầu tư nâng cấp các thiết chế văn hoá, hệ thống đài
truyền thanh; tăng thời lượng phát sóng bằng tiếng dân tộc trên Đài Truyền
thanh huyện và Đài truyền thanh xã. Khuyến khích, động viên, hỗ trợ vật chất để
phát triển văn hóa cơ sở, các lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. Phát triển toàn diện thể
dục thể thao quần chúng; nâng cao chất lượng thể thao thành tích cao.

2.2.4. Về giải quyết việc làm, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội: Thúc đẩy
mạnh chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, và
dịch vụ. Tăng cường đào tạo, dạy nghề nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tính chuyên
nghiệp cho lao đông nông thôn. Đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm trong nước
và xuất khẩu lao động, bình quân mỗi năm, tạo việc làm mới cho 1.000 lao đông
trở lên, xuất khẩu lao động đạt 200 người. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả
các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; quan tâm hỗ trợ các nhóm yếu thế, dễ bị
tổn thương. Hỗ trợ, khuyến khích các hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Phấn đấu tỷ lệ
hộ nghèo giảm bình quân trên 4%/năm. Thực hiện tốt chính sách dân tộc; quản lý
chặt chẽ các hoạt động tôn giáo.
2.3. Cải cách hành chính; xây dựng chính quyền
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết TW 6, khóa XII của Đảng: Nghị
quyết 18-NQ/TW về "Đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị"; Nghị quyết
19/NQ/TW về "Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập" theo chỉ đạo
của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết trung ương XII, khóa
XII. Thực hiện nghiêm quy định, kế hoạch về tinh giản biên chế; củng cố, xây
dựng bộ máy cấp huyện, cấp xã, bố trí sắp xếp đội ngũ kế toán xã, trường học đảm
21
21


bảo tinh gọn, hiệu quả. Tạo bước đột phát trong cải cách hành chính. Tăng cường
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, công khai, minh bạch trong kê khai tài sản.
2.4. Quốc phòng, an ninh
Xây dựng lực lượng quân đội, công an vững mạnh; tăng cường củng cố quốc
phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an
ninh nhân dân, an ninh vùng giáp danh. Thực hiện tốt các nhiệm vụ diễn tập, giáo dục
kiến thức quốc phòng, an ninh, gọi công dân nhập ngũ; tiếp tục thực hiện có hiệu quả

các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Chương trình hành động của Tỉnh ủy, kế
hoạch của UBND tỉnh đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới,
nhất là tội phạm công nghệ cao.
III. NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tổng nhu cầu vốn: 3.736.850 triệu đồng; trong đó:
- Vốn đầu tư: 2.645.500 triệu đồng;
- Vốn sự nghiệp: 131.350 triệu đồng;
- Vốn tín dụng: 940.000 triệu đồng;
- Vốn hỗ trợ doanh nghiệp: 20.000 triệu đồng.
2. Phân kỳ đầu tư
- Giai đoạn 2018-2020: 977.850 triệu đồng;
- Giai đoạn 2021-2025: 2.759.000 triệu đồng.
3. Nguồn vốn
- Ngân sách TW: 1.101.350 triệu đồng;
- Ngân sách tỉnh:

180.000 triệu đồng;

- Ngân sách huyện: 56.500 triệu đồng.
- Ngân sách xã:

14.000 triệu đồng.

- Nguồn vốn khác (DN, xã hội hóa, tín dụng...): 2.385.000 triệu đồng.
(Chi tiết có các phụ biểu: 1,2,3,4,5)
IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Ý nghĩa thực tiễn của Đề án

22
22



Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững huyện Tân Sơn giai
đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025” có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm giải
quyết toàn diện các vấn đề về kinh tế - xã hội trong điều kiện huyện Tân Sơn mới
thoát nghèo, kịp thời khắc phục nguy cơ tái nghèo của hộ dân, góp phần phát triển
sản xuất, ổn định cuộc sống, tạo cơ hội cho nhân dân các dân tộc trong huyện chủ
động vươn lên làm giàu; góp phần củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào
Đảng, Nhà nước; tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều
kiện thuận lợi cho huyện Tân Sơn phát triển bền vững.
Việc triển khai hiệu quả Đề án sẽ thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sản xuất và
thị trường hàng hóa, góp phần nâng cao năng lực, chỉ số cạnh tranh của huyện Tân
Sơn nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung.
2. Đối tượng hưởng lợi của Đề án
Đề án được thực hiện sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho đồng bào các dân tộc
của huyện Tân Sơn; trực tiếp là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số
sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn của huyện. Tạo cơ hội cơ hội ưu đãi, môi
trường đầu tư tốt cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại trên địa bàn huyện
cũng như các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Đề án sẽ phục vụ tốt cho việc công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, hoạch
định chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, đặc biệt là
việc ban hành Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025.
V. NHỮNG KHÓ KHĂN CƠ BẢN KHI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
- Một là, đội ngũ cán bộ còn một số bất cập, nhất là ở cơ sở, một số cán bộ
từ miền xuôi chưa hiểu biết về phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào các dân
tộc, khó khăn trong công tác vận động nhân dân tham gia thực hiện Đề án.
- Hai là, tập quán sản xuất và sinh hoạt của nhân dân còn thay đổi chậm; khả
năng thụ hưởng thông tin ở một số khu vực còn thấp; trình độ dân trí không đồng
đều, vẫn còn tư tưởng ỷ nại, trông chờ vào Nhà nước.

23
23


- Ba là, địa bàn miền núi rộng, địa hình chia cắt, thời tiết khí hậu diễn biến
phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Bốn là, một số chính sách của Nhà nước đối với vùng dân tộc và miền núi
chưa đồng bộ; nguồn lực có hạn, không đủ mạnh để giải quyết dứt điểm các nội
dung của Đề án.
VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước sâu rộng trong nhân dân, nhất là các quy định mới về
giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, nhằm mục tiêu nâng cao nhân
thức cho nhân dân, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của
Nhà nước trong một bộ phận cán bộ và nhân dân, để tự vươn lên làm giàu.
Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, vừa cấp
bách, vừa lâu dài, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo
sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp hành động và
kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tạo điều kiện
để người dân chủ động tham gia vào quá trình xây dựng, triển khai thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, trung hạn và dài hạn.
2. Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Phát triển giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là giải pháp mang
tính đột phá đối với việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững. Chú trọng
nâng cao chất lượng giáo dục giáo dục mũi nhọn; thực hiện phân luồng, định
hướng cho học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp tham gia các chương trình đào tạo
nghề có hiệu quả thiết thực. Tập trung bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý, kỹ
thuật, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở, động viên và thực hiện
các chính sách khuyến khích trí thức trẻ về công tác tại cơ sở. Chú trọng bố trí các

nguồn lực để đào tạo, nâng cao tay nghề, tính chuyên nghiệp và tác phong công
nghiệp cho lao động nông thôn, nhằm phục vụ nhu cầu tuyển dụng của cụm Công
24
24


nghiệp Tân Phú, một số doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện và các khu, cụm
Công nhiệp trong và ngoài tỉnh.
3. Đẩy mạnh cải cách hành chính
Cải cách hành chính là giải pháp có tính chất đột phá trong phát triển kinh tế
- xã hội; tập trung thực hiện tốt các quy định về cải cách hành chính của Chính
phủ, UBND tỉnh, trong đó chú trọng cải cách bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp
tinh gọn, hiệu quả, nhất là bộ máy ở cấp cơ sở. Tăng cường chỉnh đốn, nâng cao
tính kỷ luật, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những bộ
phận làm việc trực tiếp với dân và doanh nghiệp.
Đẩy mạnh cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý Nhà
nước theo chủ trương phát triển Chính phủ điện tử.
4. Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
Từ năm 2019, các guồn vốn từ nguồn Chương trình 30a sẽ bị cắt giảm. Do
vậy cần xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực trong ngắn hạn và trung hạn nhằm
huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển; tăng cường huy động các nguồn
vốn từ khu vực ngoài nhà nước, phát huy nội lực của nhân dân và doanh nghiệp.
Tập trung và tổ chức lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư các công trình thiết yếu
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư và vốn
sự nghiệp có tính chất đầu tư bảo đảm sử dụng có hiệu quả.
Trong thời gian vừa qua, có nhiều dự án đầu tư công trên địa bàn huyện được
đưa vào sử dụng, một số dự án đang triển khai, trong đó có những dự án lớn, trọng
điểm của tỉnh, đặc biệt một số tuyến đường giao thông thúc đẩy liên kết vùng,
thông thương trong và ngoài huyện, góp phần thu hút đầu tư, khai thác tốt các tiềm
năng, thế mạnh của huyện. Trong thời gian tới, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, sớm

hoàn thành các các dự đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm như: Đường Tân Phú –
Xuân Đài (giai đoạn 2) rút ngắn khoảng cách từ trung tâm huyện với Vườn Quốc
gia Xuân Sơn từ 40 km xuống còn 8 km; đường đến trung tâm xã Thu Ngạc kết nối
với huyện Yên Lập; hoàn thiện hệ thống giao thông, điện chiếu sáng, nước sinh
25
25


×