TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút
Câu 1: (VD) Chọn đáp án đúng để sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào.
2. Liên Xô tuyên chiến với Nhật.
3. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”.
4. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào.
A. 4-1-3-2.
B. 3-4-2-1.
C. 2-3-4-1.
D. 1-3-2-4.
Câu 2: (VD) Đâu là điều kiện quyết định đưa tới sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 1931 trên quy mô lớn và mang tính tự giác?
A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau là Đảng Cộng sản Đông Dương).
B. Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp sâu sắc.
C. Chính sách khủng bố tàn bạo của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái.
D. Thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
Câu 3: (VD) Yếu tố nào dưới đây mang tính quyết định khiến cho Tổng khởi nghĩa tháng
8/1945 giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu?
A. Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Do có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
C. Do chúng ta có sự chuẩn bị đầy đủ từ trước.
D. Do thời cơ khách quan thuận lợi.
Câu 4: (TH) Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch
sử cách mạng Việt Nam?
A. Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
B. Đó là khuynh hướng cứu nước mới.
C. Mở ra thời kì độc lập, tự do cho cách mạng Việt Nam.
D. Chấm dứt vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản.
Câu 5: (TH) Hai khẩu hiệu mà Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong phong trào cách
mạng 1930 - 1931 là
A. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít, chống chiến tranh”.
B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”.
C. “Giải phóng dân tộc” và “Tịch thu ruộng đất của Việt gian”.
Trang 1 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
D. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
Câu 6: (TH) Những giai cấp nào mới ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của
thực dân Pháp?
A. Công nhân, tư sản.
B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
C. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
D. Tiểu tư sản, tư sản.
Câu 7: (VD) Chọn đáp án đúng để sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:
1. Inđônêxia tuyên bố độc lập.
2. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập.
3. Nước Cộng hòa Cuba ra đời.
4. Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tuyên bố thành lập.
A. l-3-4-2.
B. l-3-4-2.
C. l-4-3-2.
D. l-2-3-4.
Câu 8: (TH) Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản cuối những năm 20 của thế kỉ XX chứng
tỏ?
A. Khuynh hướng vô sản đã thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
B. Giai cấp công nhân đã hoàn toàn đấu tranh tự giác.
C. Khuynh hướng dân chủ tư sản đã hoàn toàn thất bại.
D. Khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
Câu 9: (TH) Phong trào yêu nước của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản đầu thế kỉ XX đến trước
chiến tranh thế giới thứ nhất thất bại chứng tỏ điều gì?
A. Độc lập dân tộc gắn liền với vấn đề dân chủ.
B. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
C. Độc lập dân tộc không gắn liền với giải phóng giai cấp.
D. Độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa tư bản.
Câu 10: (TH) Mặt trái của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày nay là
A. chủ nghĩa khủng bố xuất hiện, gây nên tình trạng căng thẳng.
B. chế tạo vũ khí hiện đại, đẩy nhân loại đến trước nguy cơ chiến tranh mới.
C. chế tạo ra vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật.
D. nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa tiêu diệt nền văn minh nhân loại.
Câu 11: (VD) Điểm mới của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941)
so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1939) là
A. mở rộng hình thức tập hợp lực lượng và thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương.
B. đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
C. đặt ra vấn đề giải phóng dân tộc trong từng nước Đông Dương.
D. chú trọng đấu tranh vũ trang để giải phóng dân tộc.
Trang 2 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
Câu 12: (TH) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu diễn ra
mạnh mẽ vì
A. Tây Âu bị cạnh tranh quyết liệt bởi Mĩ và Nhật Bản.
B. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa liên kết chặt chẽ cạnh tranh với Tây Âu.
C. Các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. Tây Âu muốn thoát ra khỏi sự khống chế của Mĩ.
Câu 13: (TH) Việt Nam Quốc Dân đảng là chính đảng của giai cấp nào?
A. Vô sản
B. Tư sản dân tộc
C. Tiểu tư sản
D. Tư sản mại bản
Câu 14: (VD) Từ tháng 7/1920 đến đầu năm 1930, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
đều nhằm mục đích
A. chuẩn bị cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
B. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.
D. truyền bá con đường cách mạng vô sản về Việt Nam.
Câu 15: (NB) Đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực Ianta là
A. sự đối đầu căng thẳng giữa Liên Xô và Mĩ. Lần đầu tiên trong lịch sử, thế giới hình thành
hai cực, hai phe.
B. quan hệ đồng minh của Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu và dần dần đi tới tình trạng
Chiến tranh lạnh.
C. thế giới chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng
đầu.
D. thế giới lâm vào cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ khởi xướng chống Liên Xô và các nước Xã
hội chủ nghĩa.
Câu 16: (VD) Chọn đáp án đúng để sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:
1. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
2. Nhật xâm lược Đông Dương.
3. Mặt trận Việt Minh ra đời.
4. Nhật đảo chính Pháp.
A. 1-3-2-4.
B. 3-4-2-1.
C. 2-3-4-1.
D. 4-1-3-2.
Câu 17: (TH) Nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên bang Nga (1991 - 2000) là
A. đối đầu với Mĩ, khôi phục quan hệ với các nước châu Âu.
B. ngả về phương Tây, khôi phục quan hệ với các nước châu Á.
C. khôi phục quan hệ với các nước châu Á, phát triển quan hệ với Mĩ.
D. đối đầu với phương Tây, phát triển quan hệ với các nước châu Á.
Trang 3 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
Câu 18: (NB) Theo Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 do Trần Phú soạn thảo, hai
nhiệm vụ chiến lược cách mạng Đông Dương phải thực hiện theo thứ tự là
A. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
B. đánh đổ đế quốc, đồng thời đánh đổ phong kiến.
C. đánh đổ bọn tay sai, phản cách mạng, sau đó đánh đổ đế quốc.
D. đánh đổ đế quốc, sau đó đánh đổ phong kiến.
Câu 19: (VD) Nét nổi bật trong phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 - 1930 so với
thời kì trước là
A. Có sự tồn tại và đấu tranh của hai khuynh hướng cứu nước tư sản và vô sản.
B. Hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng.
C. Có sự tham gia của các giai cấp tầng lớp mới.
D. Hầu hết các phong trào đấu tranh đều thất bại.
Câu 20: (TH) Biểu hiện nào sau đây không phải của xu thế toàn cầu hóa?
A. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
B. sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ.
C. sự phát triển và những tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
D. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
Câu 21: (VD) Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)
và Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là xác định
A. vai trò lãnh đạo, lực lượng tham gia cách mạng.
B. mối quan hệ giữa cách mạng nước ta với cách mạng thế giới,
C. đường lối chiến lược, lãnh đạo cách mạng.
D. nhiệm vụ và lực lượng tham gia cách mạng.
Câu 22: (TH) Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế
phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?
A. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp.
B. Vì Việt Nam không có thế mạnh phát triển nhanh công nghiệp nặng.
C. Biến Việt Nam thành thị trường trao đổi hàng hóa với Pháp.
D. Nhằm cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
Câu 23: (NB) Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương được
Đảng xác định trong thời kì 1936- 1939 là
A. đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập dân tộc.
B. chống đế quốc và chống phong kiến.
C. đánh đổ phong kiến để người cày có mộng.
Trang 4 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
D. chống phát xít, chống phản động thuộc địa tay sai, đòi tự do dân chủ
Câu 24: (VDC) Chọn đáp án đúng cho đoạn trích sau: “Trong lúc này, nếu không giải quyết
được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng
những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai
cấp đến vạn năm sau cũng không đổi lại được”.
A. Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 5-1941.
B. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12-3-1945.
C. Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 11/1939.
D. Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 11/1940.
Câu 25: (TH) Nhận xét nào phản ánh đúng về nền kinh tế Mĩ trong suốt thập niên 90 của thế
kỉ XX?
A. Tương đối ổn định, hầu như không có sự tăng trưởng của nền kinh tế.
B. Giảm sút nghiêm trọng, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế - tài chính số 1 thế giới.
C. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.
D. Tăng trưởng liên tục, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới.
Câu 26: (VD) Điểm giống nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh và
châu Phi là
A. Sử dụng nhiều hình thức đấu tranh phong phú
B. Đều nhằm lật đổ các chính phủ độc tài, lập ra các chính phủ dân tộc dân chủ.
C. Đều chỉ do giai cấp tư sản nắm quyền lãnh đạo phong trào cách mạng.
D. Có một tổ chức lãnh đạo chung.
Câu 27: (VD) Một luận điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi vận dụng lí luận cách mạng
vô sản vào hoàn cảnh thực tiễn của các nước thuộc địa là thấy được vai trò của giai cấp
A. tư sản
B. công nhân
C. tiểu tư sản
D. nông dân
Câu 28: (TH) Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo chính
Pháp ngày 9/3/1945 đến cách mạng nước ta?
A. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
B. Cuộc đảo chính đã tạo nên thời cơ khởi nghĩa chín muồi.
C. Đánh đuổi phát xít Nhật là nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Đông Dương.
D. Điều kiện tổng khởi nghĩa chưa thật sự chín muồi.
Câu 29: (NB) Mâu thuẫn cơ bản, bao trùm trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất là mâu thuẫn giữa
A. tư sản với vô sản.
B. toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp.
Trang 5 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
C. toàn thể nhân dân Việt Nam với phát xít Nhật.
D. nông dân với phong kiến.
Câu 30: (TH) Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 của phát xít
Nhật là gì?
A. Mâu thuẫn Nhật - Pháp ngày càng trở nên gay gắt.
B. Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
C. Bọn thực dân Pháp ở Đông Dương đang ráo riết hoạt động.
D. Phát xít Nhật đang bị phản công ở Thái Bình Dương.
Câu 31: (VD) Những nguyên nhân cơ bản nào giúp ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào
giành độc lập sớm nhất khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Kẻ thù đã suy yếu và được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ.
B. Điều kiện khách quan thuận lợi và nhân dân nhiệt tình cách mạng.
C. Điều kiện khách quan thuận lợi và biết chớp thời cơ.
D. Có sự chuẩn bị lâu dài với chớp thời cơ.
Câu 32: (VD) Hãy chọn đáp án đúng để sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian
hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
1. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
2. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản.
3. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
4. Gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
A. 1-2-3-4.
B. 4-2-1-3.
C. 4-2-3-1.
D. l-3-4-2.
Câu 33: (VDC) Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế đầu thế kỉ XXI, Việt Nam có được
thuận lợi gì?
A. ứng dụng các thành tựu Khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
C. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học - kĩ thuật.
D. Có thêm thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
Câu 34: (TH) Tại sao sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia trên thế giới đều phải điều chỉnh
chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm?
A. Vì xu thế của thế giới hiện nay là hòa bình, ổn định, hợp tác và cùng phát triển.
B. Vì kinh tế phát triển sẽ tạo nên sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
C. Vì xu thế toàn cầu hóa như vũ bão đòi hỏi phải hội nhập về kinh tế.
D. Vì thế giới hiện nay không còn nguy cơ chiến tranh nữa.
Trang 6 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
Câu 35: (VD) Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn đi vào đấu
tranh tự giác?
A. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào cuối năm 1929.
B. Cộng bãi công của công nhân Ba son.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thành lập.
Câu 36: (VD) Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản
sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Lãnh thổ rộng, tài nguyên phong phú, khí hậu thuận lợi.
B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
C. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
D. Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ.
Câu 37: (NB) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa các yếu tố
nào?
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào dân tộc và phong trào dân chủ.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào cộng sản và phong trào yêu nước.
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào dân tộc và phong trào yêu nước.
Câu 38: (VD) Điểm khác biệt về hình thức đấu tranh của thời kì 1936 - 1939 so với thời kì
1930 - 1931 là
A. kết hợp đấu tranh ngoại giao với vận động quần chúng.
B. kết hợp đấu tranh công khai với nửa công khai.
C. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
D. kết hợp đấu tranh nghị trường và đấu tranh vũ trang.
Câu 39: (VDC) Từ phong trào dân chủ 1936 - 1939, bài học nào còn nguyên giá trị đối với
nước ta trong thời đại ngày nay?
A. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào cách mạng nước ta.
B. Linh hoạt các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao.
C. Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
D. Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Câu 40: (VD) Đặc điểm quyết định giai cấp công nhân có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt
Nam là
A. có quan hệ gắn bó với nông dân.
B. bị nhiều tầng áp bức bóc lột.
C. có hệ tư tưởng tiến bộ soi đường
D. kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc.
Trang 7 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
Đáp án
1-C
11-C
21-D
31-D
2-A
12-D
22-D
32-B
3-A
13-B
23-B
33-C
4-A
14-A
24-A
34-B
5-D
15-C
25-C
35-C
6-D
16-C
26-A
36-C
7-B
17-B
27-C
37-A
8-D
18-A
28-B
38-B
9-D
19-A
29-B
39-D
10-C
20-B
30-A
40-C
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Phương pháp: sắp xếp
Cách giải:
1. Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào. (16 đến 17-8-1945).
2. Liên Xô tuyên chiến với Nhật. (8-8-1945)
3. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”. (13-8-1945).
4. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào. (14 đến 15 tháng 8-1945).
Sai lầm và chú ý: ghi nhớ những sự kiện chính dẫn tới bùng nổ cách mạng tháng Tám năm
1945.
Câu 2: Đáp án A
Phương pháp: phân tích, nhận xét.
Cách giải:
Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân
Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường
lối đúng đắn, sáng tạo.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của
các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu
tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ
như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào
1930 - 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn
này, đảng đã phát động phong trào 1930 - 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô
rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
=> Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là điều kiện quyết định sự bùng nổ của phong trào cách
mạng 1930 - 1931.
Câu 3: Đáp án A
Phương pháp: đánh giá, nhận xét.
Trang 8 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
Cách giải:
a. Hoàn cảnh khách quan thuận lợi
- Giữa tháng 8 - 1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã,
Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho
Tổng khởi nghĩa.
b. Chủ trương, biện pháp để khởi nghĩa giành chính quyền
- Ngày 13 - 8 - 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa
toàn quốc. Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số l” phát lệnh Tổng khởi nghĩa
trong cả nước.
- Từ ngày 14 đến ngày 15 - 8 - 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên
Quang) thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.
- Từ ngày 16 đến ngày 17 - 8 - 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào tán thành chủ trương
Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc
giải phóng Việt Nam.
=> Nếu có thời cơ thuận lợi nhưng không có sự lãnh đạo sáng suốt của đảng để chớp thời cơ
thì cũng không thể đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
Câu 4: Đáp án A
Phương pháp: Sgk trang 89, suy luận.
Cách giải:
Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối của
cách mạng Việt Nam. Trước năm 1930, phong trào yêu nước của nhân dân ta diễn ra liên
tục, sôi nổi, quyết liệt song đều thất bại vì khủng hoảng về đường lối. Nhìn chung các phong
trào yêu nước trước đây theo khuynh hướng phong kiến cũng như dân chủ tư sản đã tỏ ra bất
lực, không thể đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đến thắng lợi. Cuộc
khủng hoảng về con đường cứu nước ngày càng trầm trọng, làm cho cách mạng Việt Nam
“dường như nẳm trong đêm tối không có đường ra”. Từ khi Đảng ra đời đã vạch ra một
đường lối cách mạng đúng đắn đó là trước làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân rồi sau
đó tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Sai lầm và chú ý: ghi nhớ những ý nghĩa chính của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 5: Đáp án D
Phương pháp: sgk trang 91-93, suy luận.
Cách giải:
Trong những năm 1929 - 1933, cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra ảnh hưởng nặng nề đến các
Trang 9 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
nước tư bản, trong đó có Pháp. Để bù đắp những thiệt hại đó, Pháp phải tăng cường khai thác
và bóc lột ở thuộc địa. Nhân dân Việt Nam vừa chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế, vừa phải chịu ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp nên đời sống khổ cực. Mâu thuẫn xã
hội ngày càng gay gắt, trong đó có hai mẫu cơ bản là: mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với
thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Lúc này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Pháp với hai nhiệm
vụ chính đó là: chống Pháp giành độc lập dân tộc và đánh đổ phong kiến để giành ruộng đất
cho dân cày. Nhiệm vụ này tương ứng với hai khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất
dân cày”
Câu 6: Đáp án D
Phương pháp: Sgk trang 78, suy luận.
Cách giải:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất hình thành giai cấp công nhân bên cạnh giai cấp
nông dân và địa chủ phong kiến.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đã hình thành thêm hai giai cấp mới là tư sản và
tiểu tư sản, ngày càng tăng về số lượng.
Câu 7: Đáp án B
Phương pháp: sắp xếp.
Cách giải:
1. Inđônêxia tuyên bố độc lập. (17-8-1945)
2. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập. (2-12-1975)
3. Nước Cộng hòa Cuba ra đời. (1-1-1959)
4. Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tuyên bố thành lập. (8-8-1967)
Sai lầm và chú ý: ghi nhớ những sự kiện chính, tiêu biểu trong phòng trào giải phóng dân
tộc của các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 8: Đáp án D
Phương pháp: Sgk trang 87, suy luận.
Cách giải:
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản có ý nghĩa:
Đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát lên tự giác.
Chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản phát triển rất mạnh ở nước ta.
=> Phải đến khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập thì mới chính thức chấm dứt sự
khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Trang 10 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
Sai lầm và chú ý:
Đáp án A và B: Đảng Cộng sản Việt Nam với chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản
trong phong trào dân tộc dân chủ và giai cấp công nhân đã hoàn toàn chuyển sang đấu tranh
tự giác.
Đáp án C: Khuynh hướng dân chủ tư sản thất bại gắn liền với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa
Yên Bái.
Câu 9: Đáp án D
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Tầng lớp tư sản, tiểu tư sản xuất hiện vào đầu thế kỉ XX, dưới ảnh hưởng của Tân thư, Tân
báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản. Các sĩ phu yêu nước thức thời này
đã tiếp nhận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt. Đồng thời, những thành công của cuộc Duy
tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.
Trong phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX tiêu biểu nhất là Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh.
- Phan Bội Châu chủ trương tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang học tập tại các
trường Nhật Bản.
- Phan Châu Trinh: dựa vào Pháp để tiến hành cải cách.
Kết quả cuối cùng:
- Chính phủ Nhật Bản lại câu kết với thực dân Pháp trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả
thủ lĩnh Phan Bội Châu => Phong trào Đông Du tan rã.
- Phong trào của Phan Châu Trinh sau đó bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội => thất bại.
=> Như vậy, Phong trào yêu nước của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản đầu thế kỉ XX đến trước
chiến tranh thế giới thứ nhất thất bại chứng tỏ độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa
tư bản.
Câu 10: Đáp án C
Phương pháp: Sgk trang 68, suy luận.
Cách giải:
Cách mạng Khoa học - công nghệ có những tác động tích cực về nhiều mặt nhưng cũng gây
nên những hậu quả tiêu cực như: Tình trạng ô nhiễm môi trường trên hành tình cũng như
trong vũ trụ, hiện tượng trái đất nóng dần lên, những tai nạn lao động và giao thông, các loại
dịch bệnh mới,… và nhất là việc chế tạo những vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt
khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tình.
Trang 11 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
=> Mặt trái của cách mạng khoa học - công nghệ là chế tạo ra vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi
trường, tai nạn, bệnh tật.
Sai lầm và chú ý: phân biệt mặt trái của cách mạng Khoa học - công nghệ và mặt trái của xu
thế toàn cầu hóa.
Câu 11: Đáp án C
Phương pháp: So sánh.
Cách giải:
Nếu như hội nghị tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đưa nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu nhưng vẫn là giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ ba
nước Đông Dương. Phải đến Hội nghị tháng 5 - 1941, vấn đề dân tộc được giải quyết trong
khuôn khổ từng nước. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành
hội cứu quốc và giúp đỡ thành lập mặt trận ở các nước Lào, Campuchia.
Sai lầm và chú ý:
Điểm mới này cũng là một trong những sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị tháng
5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939.
Câu 12: Đáp án D
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưa vào kế hoạch Macsan, Mĩ muốn khống chế các nước
Tây Âu vào một mặt trận chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.
Vì thế, trong giai đoạn đầu, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại liên minh chặt
chẽ với Mĩ. Đến giai đoạn sau, một số nước bắt đầu tách ra thậm chế trở thành đối trọng đối
với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế, tiêu biểu là Pháp và Đức.
Việc các nước Tây Âu liên kết với nhau cũng là để nâng cao vị thế của khu vực, cùng giúp đỡ
lẫn nhau phát triển kinh tế, đặc biệt là thống nhất cả về chính trị, an ninh nhằm tạo ra tiềm lực
mạnh mẽ, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
Sai lầm và chú ý:
Sự ảnh hưởng của Mĩ đối với Tây Âu xuất phát từ kế hoạch Mác - san viện trợ về tài chính để
các nước Tây Âu khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 13: Đáp án B
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Trang 12 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài và Phó Đức Chính sáng lập,
là một đảng chính trị theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, tiêu biểu cho bộ phận tư sản
dân tộc Việt Nam.
Sai lầm và chú ý:
Chính đảng này chấm dứt vai trò cùng với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Câu 14: Đáp án A
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Từ năm 1920 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và
tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam:
- Năm 1920, sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc - con đường đi theo
chủ nghĩa Mác- Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa
Mác- Lê-nin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô
sản ở Việt Nam.
- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người
yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết
lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin
đến các dân tộc thuộc địa.
- Người viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Đời sống công nhân” của Tổng
liên đoàn lao động Pháp, báo “Nhân đạo” của ĐCS Pháp và cuốn sách “Bản án chế độ thực
dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.
- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân. Sau
đó Người tiếp tục nghiên cứu, học tập.
- Năm 1924 Người đọc bản tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Người nêu bật
vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân
ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, vai trò và sức mạnh của
giai cấp công nhân...
- Những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin về cách mạng giải phóng dân tộc ở
thuộc địa và cách mạng vô sản được giới thiệu trong tác phẩm “Đường cách mệnh” của
Người và được bí mật chuyển về nước. Vì vậy đây là một bước chuẩn bị quan trọng về tư
tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp về Quảng Châu (Trung Quốc). Người có điều
kiện tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, các thanh niên mới từ trong nước sang để
Trang 13 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm
nòng cốt.
- Hoạt động của hội: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt
động trong nước; xuất bản báo “Thanh niên”; Năm 1927 xuất bản sách “Đường cách mệnh”.
Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.
- Năm 1928, Hội chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy,
hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác- Lê-nin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của ĐCS Việt Nam.
- Sự ra đời của Hội VNCMTN là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước
ta. Hội VNCMTN là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập ĐCS Việt Nam. Chính vì
vậy, có thể khẳng định, Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị
mà cả về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Câu 15: Đáp án C
Phương pháp: Sgk trang 71.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự hai cực Ianta được xác lập với đặc trưng nổi bật là thế
giới bị chia thành hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, di hai siêu cường Mĩ và
Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
Sai lầm và chú ý:
Đặc trưng hai cực, hai phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới trong phần
lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX.
Câu 16: Đáp án C
Phương pháp: sắp xếp.
Cách giải:
1. Cao trào kháng Nhật cứu nước, (tháng 3 đến giữa tháng 8/1945)
2. Nhật xâm lược Đông Dương. (1940)
3. Mặt trận Việt Minh ra đời. (19/5/1941)
4. Nhật đảo chính Pháp. (9/3/1945)
Câu 17: Đáp án B
Phương pháp: Sgk trang 17, suy luận.
Cách giải:
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là:
- Ngả về phương Tây: hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
- Khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước
Trang 14 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
ASEAN,…)
Câu 18: Đáp án A
Phương pháp: Sgk trang 95
Cách giải:
Luận cương chính trị của Đảng (10-1930) đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là
đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
Sai lầm và chú ý:
Đây là điểm hạn chế và khác biệt so với Cương lĩnh chính trị (2-1930), không đưa ngọn cờ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp.
Câu 19: Đáp án A
Phương pháp: đánh giá, phân tích
Cách giải:
- Từ năm 1884, khi Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục đấu
tranh chống Pháp dưới ngọn cờ phong kiến. Tuy nhiên, sau thất bại của phong trào cần
Vương, con đường cứu nước phong kiến đến đây thất bại.
- Đầu thế kỉ XX, xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản song song tồn tại cùng
huynh hướng vô sản.
+ Khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu nhất là Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại cùng
với sự không thành công của cuộc khởi nghĩa Yên Bái. (1930)
+ Khuynh hướng vô sản, do Nguyễn Ái Quốc tìm ra sau khi đọc Luận cương của Lê-nin về
vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đây là đường lối phù hợp với hầu hết các giai tầng trong xã hội,
nhân dân đấu tranh không phải lập lại chế độ phong kiến hay chế độ quân chủ lập hiến mà là
chế độ cộng sản, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Sai lầm và chú ý:
Khuynh hướng vô sản hoàn toàn thắng thế đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng Công sản Việt
Nam.
Câu 20: Đáp án B
Phương pháp: Sgk trang 69.
Cách giải:
Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Trang 15 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
Sai lầm và chú ý:
Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng Khoa học - công nghệ những năm 80 của thế kỉ XX là
nguyên nhân dẫn đến xu thế toàn cầu hóa.
Câu 21: Đáp án D
Phương pháp: so sánh.
Cách giải:
Nội dung
Cương lĩnh chính trị (2-1930)
Luận cương chính trị (10-1930)
Nhiệm vụ chiến Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn Đánh đổ phong kiến và đánh đổ
lược
phong kiến và tư sản phản cách đế quốc.
mạng, làm cho nước Việt Nam
được độc lập tự do.
Lực lượng tham gia Công nhân, nông dân, tiểu tư Công nhân và nông dân.
cách mạng
sản, trí thức; còn phú nông,
trung, tiểu địa chủ và tư sản thì
lợi dụng hoặc trung lập họ.
Sai lầm và chú ý:
Điểm khác này của Luận cương chính trị so với Cương lĩnh chính trị chính là điểm hạn chế
của Luận cương và được khắc phục dần trong các giai đoạn sau, triệt để nhất là trong Hội
nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương đảng (5/1941)
Câu 22: Đáp án D
Phương pháp: Sgk trang 77,78, suy luận.
Cách giải:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp chỉ chú trọng việc khai thác mỏ, trước hết là
các mỏ than. Ngoài ra, các cơ sở khai thác thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, nhân
công và đẩy mạnh tiến độ khai thác. Ngoài ra, thực dân Pháp không chú trọng phát triển công
nghiệp nặng, vì nếu tập trung phát triển ngành này ở Việt Nam, kinh tế Việt Nam sẽ trở nên tự
chủ và giảm dần sự phụ thuộc vào Pháp.
=> Pháp cần hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng ở Việt Nam để cột chặt nên kinh tế
Việt Nam vào nền kinh tế của Pháp.
Câu 23: Đáp án B
Phương pháp: Sgk trang 100.
Cách giải:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7-1936) đã xác
định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và
Trang 16 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
chống phong kiến.
Câu 24: Đáp án A
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Nhận định về tình hình cách mạng nước ta lúc đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ
VIII của Đảng đã khẳng định: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt
dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giai quyết
được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì
chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ
phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”
Câu 25: Đáp án C
Phương pháp: Sgk trang 45, suy luận.
Cách giải:
Trong suốt thập kỉ 90, tuy có trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng
đầu thế giới.
Câu 26: Đáp án A
Phương pháp: so sánh
Cách giải:
Tiêu chí so sánh
Châu Phi
Mĩ Latinh
Giai cấp lãnh đạo (C)
Tư sản dân tộc
Nhiệm vụ cách mạng (B)
Chống chủ nghĩa thực dân cũ Chống thực dân kiểu mới
Hình thức đấu tranh (A)
Đấu tranh chính trị hợp pháp Nhiều hình thức đấu tranh
và thương lượng
Vô sản và tư sản dân tộc
phong phú (bãi công, nổi dậy,
Sự phát triển kinh tế sau
đấu tranh
vũ trang)
Hầu hết các nước đêu đứng Bộ
mặt đất
nước thay đổi
chến tranh
trước nhiều vấn đề khó khăn khác trước. Một số nước trở
thành nước công nghiệp mới
Chỉ ở châu Phi mới có một tổ chức lãnh đạo chung. (D)
(Nics)
=> Điểm giống nhau của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh là đều sử
dụng hình thức đấu tranh phong phú.
Câu 27: Đáp án C
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh xác định, ngoài giai cấp công nhân, thì cách mạng
“phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức và trung nông... để kéo họ về phe vô sản giai
Trang 17 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa lộ rõ mặt phản
cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho trung lập”. Như vậy, ngoài công nhân và
nông dân là hai lực lượng chính của cách mạng, Cương lĩnh chủ trương phải tranh thủ các lực
lượng khác: tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ các loại. Điều đó hoàn toàn phù hợp
với thực tế của lịch sử Việt Nam. Vì các giai cấp khác ngoài công nhân và nông dân, có một
số bộ phận khác cũng có tinh thần yêu nước, như: Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ yêu
nước..., vì thế, cần phải tranh thủ kéo họ về phe cách mạng. Đó cũng là vấn đề thể hiện sự ưu
tiên hơn cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Cương lĩnh, điều hoàn toàn hợp lí và đúng đắn.
Câu 28: Đáp án B
Phương pháp: Sgk trang 112, suy luận, loại trừ.
Cách giải:
Đang lúc Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Đinh Bảng (Từ
Sơn - Bắc Ninh). Ngày 12-3-1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp
bắn nhau và hành động của chúng ta”, Bản chỉ thị nhận định:
- Cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc, song những điều kiện tổng
khởi nghĩa chưa chín muồi.
- Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
- Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít
Nhật”.
Sai lầm và chú ý:
Thời cơ Tổng khởi nghĩa chín muồi khi Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-81945).
Câu 29: Đáp án B
Phương pháp: Sgk trang 79.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra
những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt
Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực
dân Pháp và phản động tay sai.
Câu 30: Đáp án A
Phương pháp: Sgk trang 112.
Cách giải:
Đầu năm 1945, trên đường Hồng quân Liên Xô tiến đánh Béclin - Sào huyệt cuối cùng của
phát xít Đức - một loạt nước châu Âu được giải phóng.
Trang 18 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
Ở Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, quân Đồng minh giáng cho quân Nhật những đòn
nặng nề.
Ở Đông Dương, lực lượng quân Pháp theo phái Đờ Gôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản
công quân Nhật.
=> Mâu thuẫn Nhật - Pháp ngày càng gay gắt => Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp.
Câu 31: Đáp án D
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Sự chuẩn bị lâu dài, ví dụ như Việt Nam là chuẩn bị qua:
+ Ba lần tập dượt.
+ Chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.
- Chớp thời cơ cách mạng: khi nghe tin Nhật Bản đầu hàng đồng minh không điều kiện, ba
nước này đã chớp thời cơ nổi dậy giành chính quyền.
=> Chiến thắng này không phải là một “sự ăn may”.
Câu 32: Đáp án B
Phương pháp: sắp xếp.
Cách giải:
1. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. (1921)
2. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản. (25-12-1920)
3. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. (6-1925)
4. Gia nhập Đảng Xã hội Pháp. (2-1919)
Câu 33: Đáp án C
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Trong xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức
đối với các nước khi bước vào thế kỉ XXI
- Thời cơ là có thể trao đổi, học hỏi thành tựu khoa học - kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí, đào
tạo nhân tài, thu hút vốn đầu tư, hội nhập quốc tế,...
- Thách thức nhất là đối với các nước đang phát triển là: sự canh tranh khốc liệt của thị
trường thế giới, chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia, nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa
dân tộc.
- Đối với Việt Nam, trong xu thế quan hệ quốc tế của thế kỉ XXI, Việt Nam có cơ hội hợp tác
kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học - kĩ thuật.
Trang 19 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
Câu 34: Đáp án B
Phương pháp: Sgk trang 73, 74, suy luận.
Cách giải:
Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển
kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ
quốc tế. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở
thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Sức mạnh thực sự của
mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền
công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
=> Kinh tế phát triển sẽ tạo nên sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
Sai lầm và chú ý:
Ghi nhớ những xu thế chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
Câu 35: Đáp án C
Phương pháp: đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác là:
cuộc bãi công của công nhân Bason (tháng 8 - 1925). Lúc này công nhân bước đầu đấu tranh
không chỉ vì mục tiêu kinh tế mà còn có cả mục tiêu chính trị nữa. (đấu tranh không sửa
chiến hạm Misơlê, ngăn Pháp không đưa quân sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân
dân Trung Quốc)
Sự kiện đánh dấu phong trào đấu tranh của công nhân hoàn toàn chuyển sang tự giác là sự
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) - đảng lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam chống
Pháp, có cương lĩnh chính trị rõ ràng, đấu tranh cho mục tiêu chính trị.
Câu 36: Đáp án C
Phương pháp: so sánh.
Cách giải:
Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhận Bản sau Chiến tranh
thế giới thứ hai bao gồm:
- Dựa vào thành tựu KH-KT, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất,
hạ giá thành.
- Trình độ tập trung tư bản và tập trung sản xuất cao nên có sức sản xuất và cạnh tranh lớn.
- Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả.
Câu 37: Đáp án A
Phương pháp: Sgk trang 89.
Trang 20 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
Cách giải:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930) là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.
Câu 38: Đáp án B
Phương pháp: So sánh.
Cách giải:
Hình thức đấu tranh của:
- Phong trào 1930 - 1931: phong trào công nông phát triển tới đỉnh cao. Các cuộc đấu tranh,
biểu tình đòi quyền lợi của công nhân, nông dân diễn ra liên tiếp.
- Phong trào 1936 - 1939: Hình thức đấu tranh đa dạng, biểu tình, mít tinh, chủ yếu là đấu
tranh chính trị, không có đấu tranh vũ trang, đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực
báo chí. Kết hợp hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.
Câu 39: Đáp án D
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Phong trào 1936 - 1939:
- Lần đầu tiên thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu
tranh cho mục tiêu chung.
- Thu hút đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham gia với hình thức đấu tranh phong phú đòi
quyền dân sinh, dân chủ.
=> Bài học và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Câu 40: Đáp án C
Phương pháp: đánh giá.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với lực lượng đông đảo và phát triển nhanh chóng giai cấp
công nhân đấu tranh mạnh mẽ chống thực dân Pháp, dần tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng
tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lê-nin (tư tưởng cách mạng vô sản) đã thay đổi tư tưởng
của giai cấp công nhân, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. Đây cũng là đặc điểm quan
trọng chứng tỏ công nhân là giai cấp tiên tiến, có khả năng lãnh đạo cách mạng chứ không
phải giai cấp nào khác.
Trang 21 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải