Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.04 KB, 12 trang )

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ LIÊN ĐỚI BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
1.1. Nghĩa vụ dân sự liên đới (NÓI CHUNG, KỂ CẢ NGHĨA VỤ LIÊN
ĐỚI PHÁT SINH TRÊN CƠ SỞ THỎA THUẬN, VÌ VẬY TÁC GIẢ NÊN LẤY
THÊM VÍ DỤ LOẠI NÀY CHO PHONG PHÚ)
1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự liên đới
Trong đời sống xã hội, thuật ngữ “nghĩa vụ” đã được sử dụng từ rất sớm. Luật La
Mã đã chỉ ra hai nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ. “Thứ nhất là do hành vi pháp lý hay hợp
đồng (obligation ex contractu), còn được gọi là nguyên nhân hợp pháp. Thứ hai, sự kiện
pháp lý hay sự vi phạm (obligation ex delicto), còn được gọi là nguyên nhân bất hợp
pháp. Cách thức phân loại này đã ảnh hưởng tới các Bộ luật dân sự của các nước thuộc
Họ pháp luật La Mã- Đức” 1. Ở nước ta, “thuật ngữ nghĩa vụ được dùng trong đời sống
hằng ngày là sự xử sự của một người phải thực hiện vì một hoặc nhiều người khác,
nhưng sự thực hiện đó không được đặt dưới sự bảo đảm của nhà nước bằng pháp luật.
Hay nói cách khác pháp luật không bắt buộc họ phải thực hiện, họ thực hiện nghĩa vụ
theo lương tâm để làm tròn bổn phận của con người” 2. Lúc này, nghĩa vụ sẽ không được
điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật mà quy phạm đạo đức sẽ điều chỉnh nó.
Ví dụ, pháp luật nước ta không cấm việc thờ cúng thần thánh, việc thờ cúng này là
một nghĩa vụ luân lí. Người ta có thể thờ cúng hoặc không tùy thuộc vào tâm linh của
mỗi người.
“Theo cách hiểu thông thường thì nghĩa vụ là những gì một người phải làm hoặc
không được làm đối với người khác… là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người với nhau,
trong đó một bên phải thực hiện những hành vi nhất định” 3. Nghĩa vụ theo pháp luật dân
sự được hiểu là một bộ phận không tách rời trong nội dung của một quan hệ pháp luật
dân sự. Nó bao gồm những hành vi mà một bên chủ thể phải thực hiện vì lợi ích của chủ
thể bên kia như chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực
hiện một công việc nhất định… Bên có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ trước bên
có quyền một cách tự giác, nếu không thực hiện sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
Trong hệ thống pháp luật dân sự nước ta, các Bộ luật trước cũng đã có một số quy
định định nghĩa về nghĩa vụ dân sự như: “Nghĩa vụ là cái giây liên lạc về luật thực tại


hay luật thiên nhiên bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đối với
một hay nhiều người nào đó, người bị bó buộc là người mắc nợ hay trái hộ, người được
hưởng là chủ nợ hay trái chủ”4. Hay “nghĩa vụ dân sự là mối liên lạc về luật thực tại hay
luật thiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đối với một

1

Ngô Huy Cương, Nguồn gốc của nghĩa vụ và phân loại nghĩa vụ, Tạp chí nghiên cứu lập
pháp, />2
Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.255.
3
Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd, tr.255.
4
Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd, tr.256.

1


hay nhiều người nào đó. Người bị bó buộc vào nghĩa vụ gọi là người mắc nợ, người được
hưởng nghĩa vụ gọi là chủ nợ”5.
Theo quy định ở hai bộ luật trên chúng ta có thể thấy có điểm chung là ngoài luật
thực tại thì còn có luật thiên nhiên. Thực ra có thể thấy rằng, “luật thiên nhiên được đưa
vào khái niệm chỉ để hợp vối truyền thống và phong tục của người Á Đông, mà hoàn
toàn không có sự cưỡng chế của luật pháp. Vì vậy có thể thấy rõ nghĩa vụ luật thiên
nhiên chỉ là một nghĩa vụ luân lí”6.
Điều 285 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 1995 quy định “nghĩa vụ dân sự là việc mà
theo quy định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải
làm một công việc hay không được làm một công việc vì quyền lợi của một hay nhiều
chủ thể khác (gọi là người có quyền)”. Trong khi đó, BLDS 2005 (Điều 280) lại quy định
“nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có

nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện
công việc khác hoặc không được thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của một
hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”.
Như vậy nếu chúng ta so sánh giữa các Bộ luật là BLDS 2005, BLDS 1995, Bộ
dân luật trung 1936 và Bộ luật dân luật bắc 1931 thì có thể thấy cũng có khá nhiều điểm
giống nhau mặc dù ngôn ngữ là có khác nhau. Các Bộ luật đều có sự thống nhất khi nhìn
nhận nghĩa vụ dân sự về các khía cạnh sau đây:
Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự
Nghĩa vụ dân sự là mối liên hệ giữa ít nhất là hai người đứng về hai phía
chủ thể khác nhau.
Quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên chủ thể đối lập nhau một cách tương
ứng và chỉ có hiệu lực trong phạm vi giữa các chủ thể đã được xác định.
Quyền dân sự của các bên chủ thể là một quyền đối nhân.
Như vậy, nghĩa vụ dân sự được xem xét dưới hai góc độ: thứ nhất, nó là một quan
hệ pháp luật dân sự; thứ hai, nó là nghĩa vụ, bổn phận của một trong các bên khi tham gia
quan hệ pháp luật về nghĩa vụ, một nội dung của quan hệ pháp luật dân sự.
Tóm lại, nếu hiểu theo nghĩa thông thường thì nghĩa vụ là xử sự của một người
phải thực hiện vì lợi ích của một hoặc nhiều người khác, nhưng sự thực hiện đó không
được đảm bảo bằng pháp luật, pháp luật không buộc người đó phải thực hiện mà họ sẽ
thực hiện nghĩa vụ theo lương tâm của mình. Còn theo quy định của pháp luật dân sự thì
nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự, nó bao gồm những hành vi mà một bên
phải thực hiện vì lợi ích của chủ thể bên kia như chuyển giao một tài sản, thực hiện một
công việc hoặc không thực hiện một công việc đã được xác định. Bên có nghĩa vụ phải
thực hiện các nghĩa vụ trước quyền yêu cầu của bên kia.
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, nghĩa vụ dân sự có thể phân loại thành nhiều loại
khác nhau. “Nếu căn cứ vào nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ thì nghĩa vụ dân sự có thể chia
thành nghĩa vụ theo hợp đồng (hay còn gọi là nghĩa vụ dân sự phát sinh theo ý chí của
5
6


Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd, tr.256.
Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd, tr.257.

2


chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ) và nghĩa vụ ngoài hợp đồng (hay còn gọi là nghĩa vụ
dân sự phát sinh theo ý chí của nhà nước)” 7. Nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng là nghĩa
vụ phát sinh trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể trong hợp đồng. Các quyền và nghĩa
vụ của chủ thể được xác lập hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ thể tham gia quan hệ
nghĩa vụ. Sự thống nhất ý chí của các chủ thể là căn cứ phát sinh quan hệ nghĩa vụ, tuy
nhiên sự thỏa thuận đó không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đao đức
xã hội. Còn nghĩa vụ phát sinh ngoài hợp đồng được hiểu là nghĩa vụ chỉ phát sinh khi và
chỉ khi được pháp luật quy định hay còn gọi là được phát sinh theo ý chí của nhà nước. Ý
chí của nhà nước làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ bao gồm nghĩa vụ phát sinh từ thực
hiện công việc không có ủy quyền, nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng và được lợi
về tài sản không có căn cứ pháp luật, nghĩa vụ phát sinh từ hành vi trái pháp luật gây
thiệt hại.
“Nếu căn cứ vào đối tượng của nghĩa vụ thì nghĩa vụ có thể chia thành nghĩa vụ
có đối tượng là tài sản, nghĩa vụ có đối tượng là công việc phải thực hiện và nghĩa vụ có
đối tượng là công việc không được thực hiện”8. Nghĩa vụ có đối tượng là tài sản là một
loại quan hệ nghĩa vụ mà theo đó người có nghĩa vụ phải thực hiện việc chuyển giao một
tài sản cho người có quyền. Tài sản là đối tượng của nghĩa vụ dân sự rất đa dạng, đó có
thể là động sản hoặc bất động sản, có thể là vật hiện có hoặc vật được hình thành trong
tương lai, vật cùng loại hoặc vật đặc định… Nghĩa vụ có đối tượng là công việc phải thực
hiện là một loại nghĩa vụ dân sự, theo đó người có nghĩa vụ phải thực hiện một công việc
được xác định cụ thể trước người có quyền. Công việc phải thực hiện có thể đem lại một
lợi ích vật chất cụ thể cho người có quyền nhưng cũng có thể không đem lại lợi ích cho
người có quyền. Còn nghĩa vụ có đối tượng là công việc không được thực hiện là một
loại nghĩa vụ dân sự, theo đó người có nghĩa vụ sẽ không được thực hiện một công việc

trước người có quyền.
Nếu căn cứ vào phạm vi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ và mối liên quan giữa
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ, nghĩa vụ có thể được chia thành nghĩa
vụ riêng rẽ, nghĩa vụ liên đới. Nghĩa vụ riêng rẽ là loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó
mỗi người trong số những người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình
hoặc mỗi người trong số những ngươi có quyền chỉ có thể yêu cầu người có nghĩa vụ
thực hiện nghĩa vụ cho riêng phần quyền của mình. Bản chất của loại nghĩa vụ này là
không có sự liên quan lẫn nhau giữa những người cùng thực hiện nghĩa vụ, cũng không
có sự liên quan trong việc thực hiện quyền yêu cầu của những người có quyền. Người
nào thực hiện xong phần nghĩa vụ của mình thì quan hệ nghĩa vụ giữa người đó và bên
có quyền sẽ chấm dứt. Nếu có nhiều người có quyền, thì mỗi người chỉ có quyền yêu cầu
người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho riêng phần quyền của mình. Khi một trong số
những người có quyền đó nhận được sự thực hiện nghĩa vụ với phần quyền của mình, thì
7
8

Lê Đình Nghị (2010), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr.22.
Lê Đình nghị (2010), tlđd, tr.23

3


quan hệ nghĩa vụ giữa người đó với người có nghĩa vụ được coi là chấm dứt. Quan hệ
nghĩa vụ giữa người có nghĩa vụ với những người có quyền khác vẫn tồn tại. Còn nghĩa
vụ liên đới là một loại nghĩa vụ mà những người có nghĩa vụ luôn luôn liên quan tới nhau
trong cả quá trình thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cũng như quyền yêu cầu của những người
có quyền luôn được coi là một thể thống nhất. Nghĩa vụ liên đới là một loại nghĩa vụ
nhiều người, trong đó một trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ trước bên có quyền hoặc một trong số những người có quyền có thể yêu cầu bất
kì ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đối với mình.

Nếu căn cứ vào mối liên hệ phụ thuộc giữa các nghĩa vụ có thể chia nghĩa vụ
thành nghĩa vụ chính và nghĩa vụ phụ. Nghĩa vụ chính là một loại nghĩa vụ tồn tại hiệu
lực một cách độc lập không phụ thuộc vào các nghĩa vụ khác. Còn nghĩa vụ phụ là một
loại nghĩa vụ mà sự tồn tại hiệu lực của nghĩa vụ này hoàn toàn phụ thuộc vào nghĩa vụ
chính.
Nếu căn cứ vào đặc điểm đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nghĩa vụ thực
hiên được theo phần và nghĩa vụ không thực hiện được theo phần. Đối tượng của nghĩa
vụ dân sự hết sức đa dạng, mỗi một loại đối tượng cụ thể có những đặc điểm và tính chất
khác nhau. Tùy thuộc đối tượng như thế nào mà nghĩa vụ dân sự đó có thể là nghĩa vụ
phân chia được theo phần và nghĩa vụ không phân chia được theo phần.
Như vậy, nghĩa vụ dân sự hình thành tạo nên mối liên hệ pháp lý về quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ. Mối liên hệ pháp lý này được chi
phối bởi nhiều yếu tố: Nguồn gốc phát sinh số lượng chủ thể tham gia, đối tượng của
nghĩa vụ, sự tác động qua lại về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ
nghĩa vụ. Chúng ta có thể thấy nếu dựa vào các tiêu chí khác nhau thì chúng ta sẽ chia nó
thành nhiều loại khác nhau, việc phân loại này có ý nghĩa nhất định trong từng trường
hợp cụ thể. Tuy vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu về nghĩa vụ dân sự liên đới.
Khoản 1 Điều 298 BLDS 2005 quy định: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do
nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những
người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Như vậy, nghĩa vụ dân sự liên đới là
loại nghĩa vụ có nhiều chủ thể cùng đứng về một bên của quan hệ nghĩa vụ (có thể là bên
có quyền hoặc bên có nghĩa vụ), tuy nhiên quyền hoặc nghĩa vụ của họ có mối liên hệ
chặt chẽ với quyền hoặc nghĩa vụ của các chủ thể khác trong quan hệ nghĩa vụ đó. Trong
quan hệ nghĩa vụ liên đới có thể có nhiều người mang quyền hoặc có thể có nhiều người
mang nghĩa vụ.
Đối với quan hệ nghĩa vụ dân sự có nhiều người có quyền liên đới, một trong số
những người có quyền liên đới có thể yêu cầu người mang nghĩa vụ phải thực hiện toàn
bộ nội dung của nghĩa vụ đối với mình, khi đó quan hệ nghĩa vụ sẽ chấm dứt ngay cả với
những người có quyền liên đới khác, sau đó sẽ phát sinh quan hệ nghĩa vụ hoàn lại giữa

người có quyền liên đới đã tiếp nhận toàn bộ nội dung của nghĩa vụ với những người có
quyền liên đới còn lại. Ví dụ: A gây thiệt hại cho B, C, D số tiền là 100 triệu đồng, trong
4


trường hợp này B, C, D là những người có quyền yêu cầu A phải bồi thường toàn bộ thiệt
hại cho mình. A có thể bồi thường cho từng người tương ứng với mức độ thiệt hại mà
mình đã gây ra, nếu không xác định được mức độ thiệt hại thì sẽ phải bồi thường cho B,
C, D số tiền bằng nhau. A cũng có thể trả một lần toàn bộ số tiền trên cho B, C hoặc D.
Như vậy kể từ thời điểm một trong ba người có quyền nhận được tiền của A thì quan hệ
nghĩa vụ giữa A và bên có quyền sẽ chấm dứt, và lúc này sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả
cho nhau giữa B, C, D theo tỉ lệ đã thỏa thuận.
Đối với quan hệ nghĩa vụ có nhiều người có nghĩa vụ liên đới, những người có
nghĩa vụ liên đới có thể thực hiện nghĩa vụ trước người mang quyền cho riêng phần
nghĩa vụ của mình nhưng một trong số những người có nghĩa vụ cũng có thể thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ trước người mang quyền. Khi một trong số những người mang nghĩa vụ
thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ trước người có quyền thì quan hệ nghĩa vụ sẽ
chấm dứt ngay cả với những người mang nghĩa vụ khác. Tuy nhiên, nếu một trong số
những người mang nghĩa vụ đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình trước người mang
quyền mà những người có nghĩa vụ khác chưa thực hiện phần nghĩa vụ của họ thì quan
hệ nghĩa vụ cũng chưa chấm dứt với ngay cả những người có nghĩa vụ liên đới đã thực
hiện phần nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này chúng ta thấy có sự đối ngược với
trường hợp trên, nếu trường hợp trên là bên có quyền là nhiều người còn bên có nghĩa vụ
chỉ có một người thì ở đây là ngược lại, bên có quyền chỉ có một nhưng bên có nghĩa vụ
là nhiều người. Cụ thể, cũng như ví dụ trên nhưng có sự hoán đổi vị trí B, C, D cùng gây
thiệt hại cho A số tiền là 100 triệu, trong trường hợp này A là bên có quyền còn B, C, D là
bên có nghĩa vụ, A có thể yêu cầu bất cứ ai trong B, C, D bồi thường toàn bộ thiệt hại cho
mình và khi đó các bên có nghĩa vụ sẽ hoàn trả cho nhau. Nếu xác định được thiệt hại do
từng người gây ra thì B, C, D chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ thiệt hại do
mình gây ra mà thôi, nếu không xác định được mức độ thiệt hại do mình gây ra thì B, C,

D sẽ phải bồi thường phần bằng nhau. Trong trường hợp này, khi một trong ba người là
B, C, D thực hiện xong phần nghĩa vụ của mình cho A mà những người khác chưa thực
hiện nghĩa vụ của họ thì nghĩa vụ cũng chưa được xem là đã chấm dứt. Hoặc lấy một ví
dụ khác: A, ký hợp đồng với B,C,D về việc B,C,D vận chuyển hàng của A từ công ty của
A đến các chi nhánh. Trong lúc vận chuyển B,C,D đã làm mất một số hàng hóa. Vì vậy
B,C,D phải có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại cho A.
Đối với quan hệ nghĩa vụ có nhiều người có quyền và nhiều người có nghĩa vụ
liên đới, trong trường hợp này giữa bên chủ thể có quyền và chủ thể có nghĩa vụ mỗi bên
có từ hai chủ thể trở lên. Một trong số những người có quyền có thể yêu cầu bất kì ai
trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình, ngược lại một
trong số những người có nghĩa vụ có thể thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trước bất kì ai trong
số những người có quyền. Ví dụ: A, B, C cùng gây thiệt hại cho D, E, F với tổng thiệt hại
là 100 triệu đồng. Vì không xác định được mức độ lỗi do từng người thực hiện nên tòa án
5


yêu cầu mỗi người phải bồi thường với số tiền bẳng nhau. Như vậy bên có quyền được
yêu cầu bồi thường thiệt hại là A, B, C còn bên có nghĩa vụ phải liên đới bồi thường là D,
E, F. Trong trường hợp này bất kì ai trong số A, B, C (bên có quyền) có thể yêu cầu bất kì
ai trong số D, E, F (bên có nghĩa vụ) phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho mình. Còn một
trong ba người là D, E, F (bên có nghĩa vụ) cũng có thể thực hiện nghĩa vụ với bất kì ai
trong số những người có quyền. Khi một trong ba người có nghĩa vụ đã thực hiện xong
toàn bộ nghĩa vụ cho bên có quyền thì nghĩa vụ cũng đương nhiên chấm dứt đối với
những người có nghĩa vụ còn lại. Lúc này sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn lại giữa những chủ
thể có nghĩa vụ. Một trong ba người có quyền khi nhận được toàn bộ số tiền từ bên có
nghĩa vụ cũng phải hoàn trả cho những người có quyền còn lại.
Sở dĩ nói những chủ thể trong nghĩa vụ liên đới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
vì họ có sự thống nhất ý chí khi thực hiện hành vi và cùng mong muốn hậu quả sẽ xảy ra.
Và như vậy, việc có sự cùng thống nhất ý chí về hành vi và cả về hậu quả được coi là căn
cứ để áp dụng nghĩa vụ liên đới. Khi nhiều người cùng gây thiệt hại và cùng mong muốn

hậu quả xảy ra thì có nghĩa là họ đã có sự thỏa thuận trước hay trong quá trình thực hiện
hành vi. Trường hợp này hoàn toàn là lỗi cố ý, những người cùng gây thiệt hại đã có sự
bàn bạc, phân công vai trò, vị trí của từng người. Trong khoa học pháp lý, sự thống nhất
ý chí có nghĩa là sự thỏa thuận của nhiều người về một vấn đề nào đó, nếu không đạt
được sự thỏa thuận thì không thể có sự thống nhất ý chí.
Về mặt lý luận, theo Điều 281 BLDS 2005, nghĩa vụ dân sự có thể phát sinh dựa
trên một trong những căn cứ như: từ hợp đồng, một hành vi pháp lý đơn phương, thực
hiện một công việc không có ủy quyền, chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật, gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật và những căn cứ
khác do pháp luật quy định. Pháp luật quy định theo kiểu liệt kê những căn cứ làm phát
sinh nghĩa vụ. Từ quy định này, có thể chia những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ thành
hai nhóm đó là:
Nhóm thứ nhất, nghĩa vụ dân sự phát sinh theo ý chí của các bên bao gồm: hợp
đồng dân sự, hành vi pháp lý đơn phương. Sỡ dĩ chia những căn cứ này vào nhóm nghĩa
vụ dân sự phát sinh theo ý chí của các bên vì hợp đồng chính là sự thỏa thuận của các
bên nhằm tạo lập các quyền và nghĩa vụ của họ đối với nhau, các bên sẽ tự thỏa thuận về
nội dung của hợp đồng và các bên phải thực hiện như thế nào. Các điều khoản mà các
bên đã thỏa thuận chính là “luật” đối với các bên và họ có nghĩa vụ phải thực hiện các
cam kết đó. Hành vi vi phạm hợp đồng chính là sự vi phạm nghĩa vụ.
Nhóm thứ hai, nghĩa vụ dân sự phát sinh theo quy định của pháp luật bao gồm
thực hiện công việc không có ủy quyền, chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật, gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật. Những hành vi làm
phát sinh nghĩa vụ trong nhóm này khác nhóm thứ nhất là những căn cứ làm phát sinh
nghĩa vụ do pháp luật quy định chứ không phải là sự tự do thỏa thuận của các chủ thể
trong quan hệ nghĩa vụ.
6


Xét về bản chất, hành vi trái pháp luật không phải là căn cứ làm phát sinh nghĩa
vụ mà chính là sự vi phạm nghĩa vụ - là một trong các điều kiện để xác định trách nhiệm.

Ví dụ: một người đi xe máy vượt đèn đỏ, gây thiệt hại cho người đi đường, khi đó có hai
hành vi trái luật đã xảy ra. Một là, vượt đèn đỏ - hành vi vi phạm các quy định về giao
thông đường bộ và họ phải chịu trách nhiệm hành chính. Hai là, gây thiệt hại cho người
qua đường – hành vi vi phạm pháp luật dân sự, xâm phạm quyền được pháp luật bảo vệ
về tính mạng, sức khỏe của cá nhân. Đối với hành vi thứ hai, người gây thiệt hại phải bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
Như vậy, nghĩa vụ dân sự liên đới có thể phát sinh theo ý chí của các bên trong
quan hệ nghĩa vụ hoặc theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ dân sự liên đới phát sinh
theo ý chí của các bên thông qua hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận trước đó hoặc việc
một bên tự ý vi phạm nội dung của hợp đồng thì bên vi phạm phải có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại. Ngoài việc phát sinh theo ý chí của các bên thì
nghĩa vụ liên đới còn phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định như: thực hiện công việc
không có ủy quyền, chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật, gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật. Khi một trong các bên có hành vi được
pháp luật quy định thì phải chịu trách nhiệm do hành vi của mình gây ra đối với chủ thể
bị hại.
Khoản 1 Điều 298 BLDS 2005 quy định: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do
nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất kì ai trong số những
người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Theo quy định này, nghĩa vụ dân sự
liên đới là loại nghĩa vụ có một chủ thể quyền và nhiều chủ thể nghĩa vụ phải liên đới
thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, theo tác giả dựa vào khoản 1 Điều 299 BLDS: “Nghĩa vụ
dân sự đối với nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số
những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”
thì nghĩa vụ dân sự liên đới cũng có thể có nhiều chủ thể có quyền liên đới. Như vậy,
nghĩa vụ dân sự liên đới có thể là nghĩa vụ có nhiều người có quyền liên đới với một chủ
thể có nghĩa vụ hoặc là loại nghĩa vụ có nhiều người có nghĩa vụ liên đới với một chủ
thể có quyền hoặc là loại nghĩa vụ có nhiều người có nghĩa vụ liên đới với nhiều chủ thể
có quyền liên đới.
Nghĩa vụ liên đới là một dạng của nghĩa vụ dân sự nói chung, là một loại nghĩa vụ
mà các chủ thể luôn luôn liên quan tới nhau trong cả quá trình thực hiện toàn bộ nghĩa vụ

cũng như quyền yêu cầu của những người có quyền luôn được coi là một thể thống nhất.
Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước bên có quyền. Trong một quan
hệ có thể tồn tại một bên là một người mang nghĩa vụ với nhiều người có quyền hoặc
nhiều người mang nghĩa vụ với một người có quyền hoặc nhiều người có nghĩa vụ với
nhiều người có quyền.
Đối với trường hợp nhiều người có nghĩa vụ liên đới thì những người có nghĩa vụ
này vì cùng nhau vi phạm nghĩa vụ đối với bên có quyền nên họ phải có nghĩa vụ trong
việc bồi thường một khoản tiền hoặc cùng nhau thực hiện một công việc cho bên có
7


quyền. Nếu một trong số những người có nghĩa vụ đã thực hiện xong phần nghĩa vụ của
mình cho bên có quyền mà những người còn lại chưa thực hiện thì người có nghĩa vụ đã
thực hiện phần nghĩa vụ của mình cũng chưa được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ của
mình. Nghĩa vụ chỉ được xem là chấm dứt khi những người có nghĩa vụ còn lại cũng đã
thực hiện xong phần nghĩa vụ của mình. Nếu một trong số những người có nghĩa vụ
không có khả năng thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người có nghĩa vụ còn
lại phải thực hiện thay phần người đó. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là nhằm gắn
trách nhiệm với những người có nghĩa vụ, vì họ đã cùng nhau gây thiệt hại cho bên có
quyền nên họ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ, người này không có khả năng
thực hiện thì những người khác phải thực hiện thay.
Đối với trường hợp nhiều có quyền liên đới thì người có nghĩa vụ chỉ được xem là
chấm dứt nghĩa vụ khi đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ cho tất cả những người có
quyền. Bất kì ai trong số những người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ phải
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho mình. Và ngược lại, người có nghĩa vụ có thể thực hiện
nghĩa vụ đối với bất kì ai trong số những người có quyền.
Như đã được đề cập ở trên, trong nghĩa vụ liên đới người có quyền được quyền
yêu cầu một trong số những người có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu
người có quyền sử dụng quyền này của mình trước hoặc trong quá trình xét xử thì sẽ
không gặp khó khăn nào, tuy nhiên trường hợp này chỉ có thể xảy ra khi và chỉ khi bên

có quyền đã xác định trước được rằng, người nào trong số những người có nghĩa vụ có
khả năng bồi thường toàn bộ thiệt hại. Song trong nhiều trường hợp người có quyền đã
không xác định được điều đó trước khi tòa án ra quyết định. Hoặc cũng có trường hợp
sau khi ra quyết định thì người có nghĩa vụ thực hiện không có khả năng thực hiện. Theo
tác giả, trong trường hợp này tòa án nên bổ sung thêm trong bản án là nếu trường hợp
người có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ nào trong số những người có nghĩa vụ không
thực hiện được thì những người còn lại phải liên đới thực hiện với người đã được người
có quyền chỉ định trước đó mà bây giờ không có khả năng thực hiện.
Một vấn đề nữa được đặt ra là trong thực tiễn thi hành án là sau khi tòa án ra phán
quyết ấn định mức bồi thường cho từng người có nghĩa vụ thì chỉ có một trong số những
người có nghĩa vụ có khả năng thực hiện, còn những người khác thì không có khả năng
thực hiện. Vậy thì người có quyền có được quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ còn
lại thực hiện thay phần nghĩa vụ chưa được thực hiện này không. Trong trường hợp này
có hai luồng ý kiến khác nhau9. Ý kiến thứ nhất cho rằng, pháp luật trao cho bên có quyền
yêu cầu tất cả hay chỉ một hoặc một số người có nghĩa vụ phải thực hiện bồi thường toàn
bộ trước khi tòa án ra quyết định. Nếu người có quyền không thực hiện quyền này thì tòa
án sẽ định mức bồi thường cho từng người theo mức độ lỗi của họ, nếu không xác định
được mức độ lỗi của từng người thì họ sẽ bồi thường bằng nhau và nghĩa vụ lúc này được
coi là nghĩa vụ riêng rẽ và như vậy theo ý kiến này là người có quyền không được quyền
9

Phạm Kim Anh(2008), Luận án tiến sĩ, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt
Nam, Tr. 39

8


yêu cầu những người có nghĩa vụ còn lại thực hiện thay. Những người theo luồng ý kiến
này có lẽ xuất phát từ Điều 14 pháp lệnh thi hành án dân sự, theo đó chấp hành viên phải
thi hành đúng nội dung bản án, quyết định của tòa án. Ý kiến thứ hai cho rằng, người có

quyền vẫn có thể yêu cầu những người có nghĩa vụ còn lại phải thực hiện thay phần
nghĩa vụ của người chưa thực hiện đấy. Điều này là phù hợp với quy định tại Mục V
Thông tư liên tịch số 12/2001/TTLT-BTP-VKSNDTC ngày 26/02/2001 của Bộ tư pháp
và VKSNDTC hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về thi hành án. Theo
đó nếu một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không có khả năng thực hiện thì
cơ quan thi hành án yêu cầu những người có điều kiện thi hành án phải thực hiện thay
phần nghĩa vụ đó. Do vậy, để đảm bảo được quyền lợi của người bị thiệt hại do hành vi
trái pháp luật do nhiều người cùng gây ra thì tòa án cần quyết định thêm trong bản án là:
Trong trường hợp có người không thực hiện được phần nghĩa vụ thì bên có quyền được
quyền yêu cầu những người còn lại thực hiện thay phần của người đó. Theo tác giả, tác
giả đồng ý với quan điểm thứ hai, nghĩa là người có quyền có thể yêu cầu những người
còn lại phải liên đới thực hiện nghĩa vụ thay cho người không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ. Có như vậy mới đảm bảo được quyền và lợi ích cho bên có quyền. Và như vậy
thì quyền lợi của người bị hại mới được đảm bảo, người dân mới có niềm tin vào sự công
bằng của pháp luật.
Có trường hợp tình trạng liên đới được thiết lập theo luật như một cách mà người
làm luật suy đoán ý chí đích thực của những người có nghĩa vụ. Ví dụ, khi nhiều người
cùng bảo lãnh cho một người thực hiện một nghĩa vụ, thì giữa những người bảo lãnh có
sự liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (BLDS Điều 369). Thông thường, sự
suy đoán của người làm luật không mang tính áp đặt tuyệt đối: các bên có thể loại bỏ sự
suy đoán về tình trạng liên đới bằng các thoả thuận ngược lại.
Có trường hợp tình trạng liên đới được thiết lập theo luật như một biện pháp chế
tài đối với những người cùng “chung sức” gây thiệt hại cho một người khác. Trong
trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại, thì những người đó phải liên đới bồi thường
cho người bị thiệt hại. Ví dụ như trong trường hợp một số người cố ý gây thương tích cho
một người thì họ sẽ phải liên đới bồi thường thiệt hại cho người bị hại do hành vi của
mình.
Đã có nhiều định nghĩa về nghĩa vụ dân sự liên đới, mặc dù các định nghĩa có
khác nhau về câu chữ nhưng về nội dung là hoàn toàn giống nhau. Các định nghĩa này đã
chỉ ra được những điểm đặc trưng của nghĩa vụ dân sự liên đới.

“Nghĩa vụ dân sự liên đới là loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể không độc lập với nhau mà một trong số những người có nghĩa vụ
phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có quyền
đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ”10.
10

Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd, tr.274

9


“Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ có nhiều người tham gia, trong đó mỗi
người có quyền đều được yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ
hoặc mỗi người có nghĩa vụ đều có thể bị yêu cầu phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ” 11.
“Nghĩa vụ dân sự liên đới là loại nghĩa vụ có nhiều chủ thể cùng đứng về một bên
của quan hệ nghĩa vụ (có thể là bên có quyền hoặc bên có nghĩa vụ), tuy nhiên quyền
hoặc nghĩa vụ của họ có mối liên hệ chặc chẽ với quyền hoặc nghĩa vụ của các chủ thể
khác trong quan hệ nghĩa vụ đó. Trong quan hệ nghĩa vụ liên đới có thể có nhiều người
mang quyền hoặc nhiều người mang nghĩa vụ”12
Có thể thấy các định nghĩa về nghĩa vụ dân sự liên đới trên đã định nghĩa được thế
nào là nghĩa vụ dân sự liên đới. Các đặc điểm cần có của nghĩa vụ dân sự liên đới đã
được định nghĩa một cách rõ ràng, chi tiết. Vì vậy, tác giả đồng ý với những định nghĩa
trên và sẽ sử dụng nó để phân tích làm rõ đề tài của mình.
1.1.2. Đặc điểm nghĩa vụ dân sự liên đới
Là một dạng của nghĩa vụ dân sự nói chung nên nghĩa vụ dân sự liên đới cũng
mang đầy đủ các đặc điểm của các loại nghĩa vụ khác. Tuy nhiên, nghĩa vụ liên đới bồi
thường thiệt hại còn có các đặc điểm khác như:

Đặc điểm về chủ thể: Nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại là loại nghĩa vụ

có nhiều chủ thể (bên vi phạm, bên bị vi phạm). Tuy nhiên, giữa các chủ thể trong nghĩa
vụ liên đới bồi thường thiệt hại có mối liên hệ nhất định về quyền (nếu có nhiều chủ thể
liên đới về quyền) hoặc về nghĩa vụ (nếu có nhiều chủ thể liên đới về nghĩa vụ). Theo
Điều 281 BLDS quy định các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự, dù phát sinh trên căn cứ
nào thì nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại cũng là mối liên hệ thống nhất giữa các chủ
thể mang quyền hoặc có sự thống nhất giữa các chủ thể mang nghĩa vụ. Đây chính là đặc
điểm quan trọng để phân biệt với nghĩa vụ riêng rẽ. Nghĩa vụ riêng rẽ cũng là nghĩa vụ
nhiều người, phát sinh trên cơ sở hành vi vi phạm của các chủ thể mang nghĩa vụ hoặc
phát sinh trên cơ sở lợi ích bị xâm hại của các chủ thể mang quyền. Tuy nhiên, trong
nghĩa vụ riêng rẽ, giữa các chủ thể có nghĩa vụ hoặc các chủ thể có quyền bị xâm hại
hoàn toàn không có mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau.

Đặc điểm về căn cứ phát sinh: căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới bồi
thường thiệt hại là do có hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ và phải được
pháp luật quy định, nếu pháp luật không quy định thì không phải là nghĩa vụ liên đới bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại có đặc
điểm riêng về căn cứ phát sinh- căn cứ đặc thù của loại nghĩa vụ này, đó là phát sinh trên
cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể thì căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng phát sinh khi và chỉ khi thỏa mãn những điều kiện nhất định. Những

11
12

Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2007), Luật Dân sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr283.
Lê Đình nghị (2010), tlđd, tr.24

10


điều kiện này thể hiện ở các yếu tố như tính liên kết của các chủ thể cũng như hành vi vi

phạm, sự thống nhất về hậu quả của hành vi.

Ngoài ra, nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại còn biết đến với ý nghĩa nó
luôn là nghĩa vụ dân sự đầu tiên, không phải là nghĩa vụ phái sinh; đồng thời nghĩa vụ
dân sự liên đới bồi thường thiệt hại luôn là căn cứ để phát sinh một loại nghĩa vụ dân sự
khác, ví dụ: A và B liên đới bồi thường thiệt hại cho C, C yêu cầu A thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ cho mình. Như vậy trong trường hợp này B phải chịu trách nhiệm trước A trong
phạm vi nghĩa vụ của mình.
1.1.3. So sánh nghĩa vụ dân sự liên đới và nghĩa vụ riêng rẽ
Nghĩa vụ liên đới và nghĩa vụ riêng rẽ đều là một dạng của nghĩa vụ dân sự, căn
cứ vào phạm vi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ và mối liên quan giữa quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể trong quan hệ, nghĩa vụ được chia thanh nghĩa vụ liên đới và nghĩa vụ
riêng rẽ.
Nghĩa vụ liên đới và nghĩa vụ riêng rẽ đều có điểm chung là loại nghĩa vụ nhiều
người. Bên cạnh đó, giữa nghĩa vụ liên đới và nghĩa vụ riêng rẽ cũng có những điểm
khác nhau cần chú ý là:
Thứ nhất, về chủ thể: Nghĩa vụ riêng rẽ thì các chủ thể hoàn toàn độc lập với
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác, hay nói cách khác là việc thực hiện nghĩa vụ dân
sự của người có nghĩa vụ hoặc việc hưởng quyền dân sự của người có quyền trong quan
hệ nghĩa vụ hoàn toàn độc lập với việc thực hiện nghĩa vụ hoặc hưởng quyền của các chủ
thể khác. Còn ở nghĩa vụ liên đới thì không như vậy mà quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể có mối liên hệ chặt chẽ với quyền hoặc nghĩa vụ của các chủ thể khác trong quan hệ
nghĩa vụ đó.Ví dụ: A và B cùng gây thiệt hại cho C, Tòa án yêu cầu A và B có nghĩa vụ
liên đới bồi thường thiệt hại cho C với số tiền là 10 triệu đồng. Giả sử tòa án không xác
định được mức độ lỗi của từng người nên quyết định số tiền mà mỗi người phải bồi
thường là bằng nhau. A đã thực hiện nghĩa vụ của mình là 5 triệu tuy nhiên B chưa thực
hiện nên trong trưởng hợp này A vẫn chưa được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ của mình
mặc dù A đã thực hiện nghĩa vụ cho C. Nghĩa vụ của A chỉ được xem là đã hoàn thành
khi B cũng đã thực hiện nghĩa vụ cho C.
Thứ hai, ở nghĩa vụ riêng rẽ thì người có quyền chỉ có thể yêu cầu người có nghĩa

vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ mà không thể yêu cầu họ thực hiện phần nghĩa vụ của
người khác. Ngược lại, ở nghĩa vụ liên đới bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ người nào
trong số những người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ phần nghĩa vụ và khi đó sẽ phát sinh
nghĩa vụ hoàn lại giữa những người có quan hệ nghĩa vụ. Có thể nêu một ví dụ như: Anh
E và F cùng gây thiệt hại cho X. Tòa án yêu cầu E và F phải liên đới bồi thường thiệt hại
cho X. X đã yêu cầu E thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho mình (vì X thấy E có điều kiện về
kinh tế hơn F). Trong trường hợp này pháp luật cho phép X được quyền yêu cầu bất cứ ai
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho mình. Và khi E đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho X thì
11


sẽ làm phát sinh nghĩa vụ hoàn lại giữa E và F (F phải hoàn trả cho E phần nghĩa vụ của
mình).
Thứ ba, ở nghĩa vụ riêng rẽ, khi người có nghĩa vụ thực hiện xong phần nghĩa vụ
của mình thì họ sẽ chấm dứt nghĩa vụ đối với bên có quyền (không cần quan tâm những
người có nghĩa vụ khác đã thực hiện hay chưa thực hiện phần nghĩa vụ của mình). Ngược
lại, nghĩa vụ liên đới thì không như vậy mà những người có nghĩa vụ liên đới có thể thực
hiện nghĩa vụ trước người mang quyền cho riêng phần nghĩa vụ của mình nhưng một
trong số những người có nghĩa vụ cũng có thể thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trước người
mang quyền. Khi một trong số những người mang nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nội dung
nghĩa vụ trước người mang quyền thì quan hệ nghĩa vụ sẽ chấm dứt ngay cả với những
người mang nghĩa vụ khác. Tuy nhiên, nếu một trong số những người mang nghĩa vụ đã
thực hiện phần nghĩa vụ của mình trước người mang quyền mà những người có nghiã vụ
khác chưa thực hiện phần nghĩa vụ của họ thì quan hệ nghĩa vụ cũng chưa chấm dứt ngay
cả đối với những người có nghĩa vụ liên đới đã thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của
mình.

12




×