Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tieu luan ly thuyet truyen thong nang cao vai trò của mạng xã hội và xu hướng sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.41 KB, 23 trang )

A. MỞ BÀI
Trong những năm gần đây, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể
thiếu trong đời sống sinh hoạt nhiều bạn trẻ.
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat,
chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên
kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu
thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các
thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường
hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc
screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách
báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán…
Tuy là một loại hình truyền thông ra đời muộn và mới mẻ nhưng các
mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút đông đảo cộng đồng tham gia, nhất là
giới trẻ; đã và đang có những tác động không nhỏ đến đời sống xã hội cũng
như lối sống của các bạn trẻ. Đặc biệt, càng ngày, các mạng xã hội càng có
tốc độ phát triển cực nhanh cả về số lượng và thành viên. Vì vậy, việc nghiên
cứu về “Vai trò của mạng xã hội và xu hướng sử dụng mạng xã hội trong
giới trẻ” hiện nay là đòi hỏi cấp bách, rất cần thiết. Đề tài sẽ giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về vai trò của mạng xã hội đối với đời sống nói chung; sự phát
triển của nó; những tác động của nó tới giới trẻ… để từ đó có những dự báo;
tìm giải pháp quản lý, định hướng khai thác phù hợp nhằm phát huy tính ưu
việt của các mạng xã hội cũng như cộng đồng mạng là giới trẻ trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
mà các mạng xã hội mang lại cho giới trẻ.


Đề tài “Vai trò của mạng xã hội và xu hướng sử dụng mạng xã hội của
giới trẻ hiện nay” có phạm vi nghiên cứu khá rộng. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ thực hiện đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là một số mạng xã hội
nổi tiếng hiện nay; thực hiện khảo sát các thông tin, nhu cầu sử dụng, tham
gia của các bạn trẻ trên các mạng xã hội đó, đồng thời, thực hiện khảo sát về


nhu cầu, tâm lý sử dụng các mạng xã hội hiện nay trong giới trẻ.
Đây là một đề tài khá mới mẻ. Thực hiện đề tài này tôi dùng phương
pháp biện chứng của triết học để có cái nhìn khách quan, đồng thời dùng
phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá để làm rõ vai trò và những tác
động của mạng xã hội cũng như thực trạng sử dụng nó trong giới trẻ hiện
nay để có những dự báo và đề xuất cần thiết. Trong quá trình thực hiện đề
tài, tôi còn có những hạn chế nhất định, vì vậy, rất mong muốn nhận được sự
góp ý chân thành để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đề tài trong thời gian sau
này.
Xin chân thành cám ơn!


B. NỘI DUNG
Chương I: Sự ra đời và phát triển của mạng xã hội
1. Định nghĩa về mạng xã hội
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo (Social network) là dịch vụ kết
nối các thành viên cùng sở thích trên internet lịa với nhau với nhiều mục
đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.
2. Sự ra đời và phát triển của mạng xã hội
Mạng xã hội ngày càng đi sâu vào cuộc sống của con người. Có thể nói,
đây là mô hình mới nhất trong quá trình phát triển đương đại, đơn giản hoá
các phương thức tương tác và kết nối giữa con người với nhau suốt chiều dài
lịch sử.


Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù mới ra mắt gần đây khi đã hội tụ đầy
đủ các điều kiện nền tảng cơ sở nhưng thực chất "tổ tiên" của mạng xã
hội đã xuất hiện từ khá lâu.
Khởi điểm cho thời đại kết nối không giới hạn như ngày nay diễn ra vào
những năm 70 của thế kỉ trước. Năm 1971, thư điện tử đầu tiên được gửi đi

giữa hai chiếc máy tính…nằm cạnh nhau với thông điệp ngắn gọn gồm dãy
kí tự hàng đầu từ phía trái trên bàn phím chuẩn hiện nay “QWERTYUIOP”.
Tiếp đến, cùng năm 1978 diễn ra 2 sự kiện quan trọng. Hệ thống trao đổi
thông tin dữ liệu BBS điện thoại đường dài hoạt động. Ngoài ra, những trình
duyệt sơ khai thời đầu cũng bắt đầu “lây lan” khắp nơi thông qua USENET,
một trong số những nền tảng BBS đầu tiên.
Tuy nhiên, cũng phải đến 20 năm sau, trên Internet mới bắt đầu hình
thành những mạng xã hội đầu tiên. Tên tuổi tiên phong làm nên cuộc hành
trình social network đầu tiên trong gần 20 năm nay trước khi rơi vào quên
lãng là Geocites.
Năm 1994, Geocities được thành lập. Người dùng có thể khởi tạo và phát
triển những địa chỉ, website cá nhân tại đây. Yahoo đã mua lại Geocities và
biến trang này thành một địa chỉ quen thuộc với người dùng Yahoo. Tuy
nhiên, do công nghệ lạc hậu và thiếu linh hoạt trong chiến lược phát triển,
Geocities đã buộc phải đóng cửa cách đây không lâu, nhường bước cho
Facebook, Linkedin, Twitter hay MySpace.
Một năm sau khi Geocites ra đời, mạng xã hội đáng chú ý thứ hai trong
giai đoạn này là Theblobe.com hình thành. Trang web cho phép người dùng


cơ hội được trải nghiệm và xuất bản nội dung bất kì theo ý mình, đồng thời
dễ dàng tương tác với bạn bè có cùng sở thích.
Tuy nhiên, TheGlobe.com đã nhanh chóng tụt dốc thê thảm do thiếu các
điều kiện thiên thời địa lợi như hiện nay. Chỉ trong 3 năm, mạng xã hội này
đã “đánh mất” gần như toàn bộ số tiền 850 triệu USD, thu được từ lần phát
hành cổ phiếu đầu tiên, còn đúng 4 triệu USD. Hiện nay, TheGlobe chỉ còn
lại một trang index đơn giản.
Cùng thời điểm này, trình ứng dụng AOL Instant Messenger ra mắt, đồng
thời Sixdegrees.com cũng xuất hiện, cho phép người dùng tạo profile và
thêm bạn bè vào danh sách.

Cách đây gần 10 năm, trang mạng xã hội nổi tiếng Friendster xuất hiện.
Đây được coi là tên tuổi tiên phong hỗ trợ kết nối và chia sẻ trực tuyến giữa
những người thân sống ở đời thực. Friendster hoạt động dựa vào chính
người dùng và có tới 3 triệu người tham gia sau 3 tháng đầu ra mắt. Trung
bình cứ 126 người dùng Internet có một người có mặt ở đây.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau thì bản sao MySpace ra mắt và nhanh chóng
thu hút được người dùng Internet. Phiên bản đầu tiên của MySpace chỉ được
thiết kế trong vòng đúng 10 ngày.
Hai mạng xã hội phát triển nhanh nhất hiện nay có mặt khá muộn. Năm
2004, Facebook ra mắt. Ban đầu đây là địa chỉ dành cho sinh viên đại học
kết nối và chia sẻ. Ngay sau khi ra đời tại trụ sở trường đại học danh tiếng
Harvard, Facebook đã có tới 19.500 sinh viên đăng kí trong tháng đầu tiên.


Hai năm sau, Twitter cũng kịp thời ra đời, ghi dấu mốc quan trọng trong
quá trình phát triển của mạng xã hội.
Tại thời điểm năm 2008, mỗi giây người dùng Twitter đăng lên 3.283
thông điệp. Đây cũng là năm Facebook vượt mặt MySpace để trở thành
mạng xã hội số một thế giới. Cả hai đều trở nên phổ biến hơn hẳn vượt mặt
người tiền nhiệm Friendster.
Thống kê cho thấy, hiện nay Facebook có tốc độ phát triển chóng mặt,
với số lượng người dùng đông nhất, vào khoảng 600 triệu, trong khi cả
Friendster và Myspace đều có dấu hiệu chững lại. Twitter đang yếu thế trước
Facebook, nhưng cũng đã đã vượt qua Friendster từ lâu và vẫn đang tiếp tục
chinh phục Myspace.
Chương II: Vai trò của mạng xã hội và những tác động của nó
1. Mạng xã hội là “cơ hội chưa từng có của thế giới”
Các phương tiện báo chí mới, mạng xã hội đang mở ra những cơ hội chưa
từng có cho mọi người trong việc tạo ra và tiếp nhận thông tin, thúc đẩy dân
chủ và tiến bộ xã hội.

Các mạng xã hội như Facebook hay Twitter đang giúp tạo ra những thay
đổi kinh ngạc trên thế giới, thay đổi cách thức giao tiếp của hàng trăm triệu
người. Trong các diễn biến dồn dập ở thế giới Ảrập đầu năm nay, hay trong
thảm hoạ thiên nhiên ở Nhật Bản, các mạng xã hội đã có vai trò rất quan
trọng .


Tuyên bố chung của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và chủ
tịch UNESCO Irina Bokova đã đưa ra:
“Chúng ta đang có những cơ hội chưa từng có, nhờ các công nghệ và
phương tiện truyền thông mới. Ngày càng nhiều người có thể chia sẻ thông
tin và trao đổi quan điểm, không chỉ trong quốc gia và còn vượt ra ngoài
khuôn khổ các biên giới”; “Đây là điều tuyệt vời tạo điều kiện cho sự sáng
tạo, cho những xã hội tốt đẹp và cho tất cả mọi người”.
Vai trò của các mạng xã hội trong việc tạo ra và duy trì tự do thông tin
được đề cao. Trong thời đại ngày nay, các phương tiện như điện thoại di
động, mạng xã hội, đã đựoc nhiều ngưòi, đặc biệt là những người trẻ tuổi, sử
dụng rộng rãi và tạo ra tiến bộ xã hội.
Báo chí truyền thống đang đứng trước thách thức của việc chạy đua đưa
tin nhanh hơn và đa dạng hơn các mạng xã hội. Tuy nhiên các chuyên gia
cho rằng sự phát triển của các mạng xã hội không nhất thiết dẫn đến suy
vong của các loại hình báo chí truyền thống.
Các chuyên gia chỉ ra rằng có 3 lực lượng trong cuộc cách mạng thông
tin hiện nay, gồm các mạng xã hội, những cá nhân dẫn dắt xu hướng thông
tin trên các mạng xã hội, và báo chí truyền thống.
Chẳng hạn trong các diễn biến ở Tunisia hay Ai Cập, những người dùng
điện thoại di động và mạng xã hội tạo ra một lượng thông tin khổng lồ. Một
số cá nhân, chẳng hạn như Wael Ghonim trở thành người dẫn dắt luồng
thông tin đó. Và cuối cùng, các kênh truyền hình như Al-Jazeera hay France
24 - với thế mạnh kiểm chứng thông tin, đã giúp đưa thông tin từ các những

người sử dụng công nghệ và mạng xã hội trở thành tin tức.


Báo chí truyền thống khiến các tin tức đó được phổ biến rộng rãi. Ba lực
lượng này hình thành một tam giác tương hỗ lẫn nhau. Tin tức sau khi phát
đi lại được các thành viên của mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận,
rồi từ đó tạo ra làn sóng tin tức mới.
Andy Carvin là chiến lược gia về mạng xã hội của đài phát thanh quốc
gia Mỹ NPR. Trong những ngày đầu năm nay, mỗi ngày ông làm việc với
những người dẫn dắt các mạng xã hội ở Ai Cập 16-17 giờ đồng hồ mỗi ngày,
trở thành một “ngôi sao” trên Twitter.
Carvin cho rằng hoạt động của các phóng viên trên mạng ngày nay giống
như của những biên tập viên dẫn các chương trình tin tức. “Người dẫn tin
dựa vào phóng viên, biên tập viên và các chuyên gia”, Carvin nói. “Còn
ngày nay, công việc của tất cả những người này được thực hiện bởi các
twitter”.
Trong thời gian diễn ra cuộc nổi dậy ở Ai Cập, Carvin – không biết tiếng
Ảrập, không phải là chuyên gia về Trung Đông – đã dựa vào thông tin của
hơn 45.000 ngưòi theo ông trên mạng – liên tục dẫn dắt một dòng thông tin
dồi dào và ổn định. Để kiểm chứng thông tin, Carvin dựa vào nguyên tắc số
đông. Ông đặt ra một vài câu hỏi và nhận được hàng nghìn câu trả lời, từ đó
phân tích và phán đoán.
Các mạng xã hội toàn cầu như Facebook và Twitter có ảnh hưởng rộng
lớn, nhưng chúng cũng không ngăn cản sự phát triển của các mạng địa
phương. Viewspaper tại Ấn Độ là một ví dụ. Mạng này có sự tham gia của
người ở lứa tuổi từ 17 đến 25, và không nhận bài viết của những người trên


35. Đây là nơi người tham gia đọc và thảo luận về hàng loạt chủ đề, từ các
chính sách xã hội đến ẩm thực và thời trang.

Shiv Dravit, 25 tuổi, kể lại rằng khi anh lập ra mạng này hồi năm 2007,
anh và các biên tập viên không chuyên đã đi đến rất nhiều trường đại học để
giới thiệu với sinh viên. “Sau đó, khi chúng tôi có nhiều người biết đến,
chính các độc giả bắt đầu viết.
“Mỗi khi có một bài báo mới, chúng tôi luôn trông đợi nhận được thật
nhiều ý kiến với các cách nhìn khác nhau”, Shiv Dravit, được mời từ Ấn Độ
tới hội nghị về báo chí mới và mạng xã hội tại Washington DC, nói. “Điều
quan trọng nhất đối với chúng tôi, đó là ý kiến phản hồi”.
Hiện Viewspaper có 5.000 người viết thường xuyên, mỗi ngày viết lên
7.000 mẩu tin hoặc gửi ý kiến bình luận, anh cho biết trong một cuộc phỏng
vấn của mạng lưới các nhà báo quốc tế.
Dravit cho hay một số công ty truyền thông khác cũng mở ra những trang
tương tự, nhưng không thành công. Lý do là bởi các trang đó không làm ra
đủ tiền để tồn tại, nhưng điều quan trọng hơn trong thất bại của họ là lối
mòn. “Họ vẫn không thể thoát khỏi cách làm cũ, đó là đăng ý kiến của
những cái gọi là chuyên gia tuổi hơn 60 tóc bạc da mồi, giảng giải cho giới
trẻ”, Dravit bình luận.
2. Quyền lực ngầm sau mạng xã hội
Có thể nói mạng xã hội (MXH) trên Internet là một bước tiến mới của
công nghệ thông tin, đã và đang thu hút sự quan tâm của hàng tỷ người trên


thế giới, đồng thời góp phần quan trọng trong khi đưa con người đến gần với
nhau hơn, đưa "thế giới ảo" đến gần với "thế giới thật".
Tuy nhiên, đằng sau MXH luôn có những quyền lực ngầm, và công nghệ
do con người tạo ra có thể trở thành một công cụ bị lạm dụng nhằm khống
chế con người, nếu như mất cảnh giác. Liệu đã có bao nhiêu người đủ tỉnh
táo, đủ khả năng sàng lọc thông tin khi tham gia các MXH, bao nhiêu người
biết đến tác động của các MXH, nhất là tác động tiêu cực?
Hiện nay trên thực tế, MXH thường được hiểu là các trang web, blog kết

nối mọi người với nhau, tạo ra môi trường trên mạng để mọi người trao đổi
và chia sẻ thông tin, tình cảm. Tuy nhiên, đây là quan niệm hết sức "hiền
lành", chưa phản ánh các "quyền lực ngầm" sau mỗi trang kết bạn và giải
trí.
Thông thường, những ai có địa chỉ email thường hay nhận được lời mời
hấp dẫn tham gia Facebook, Twitter, hay các trang kết bạn online như
twoo.com,

badoo.com,

nhipcauduyen.com,

myzamana.com,

vietnamsingle.net... Và thường thì cảm giác về một thế giới cởi mở, hòa
đồng với những cơ hội kinh doanh và kết bạn dễ làm mờ đi sự nghi ngại.
Còn gì thú vị hơn khi được trò chuyện, trao đổi, hẹn hò, thoải mái bày tỏ
quan điểm, ngợi khen hay tặng quà với mọi người có cùng sở thích từ khắp
nơi trên thế giới. Có lẽ vì thế, mỗi ngày có hàng tỷ lượt người truy cập vào
youtube, wikipedia, google... để tra cứu thông tin, xem vi-đi-ô hoặc tương
tác với bạn bè. Thành viên MXH thường là người tích cực tải thông tin lên
các trang web. Thông tin trên MXH được gián tiếp thừa nhận khi người khai
thác nó nghiên cứu và sử dụng cho mục đích riêng. MXH đang phát triển
như một xu thế thời đại, một phần là do nhu cầu giao lưu, chia sẻ, khai thác


thông tin của con người, phần khác do công nghệ kỹ thuật số không ngừng
được nâng cấp. Có thể nói, sự liên kết giữa các MXH và trang web trên toàn
cầu có thể biến một sự việc xảy ra tại một làng quê hẻo lánh thành mối quan
tâm của cả thế giới.

Ở nước ta, số người tham gia MXH tăng lên nhanh chóng, nhất là trong
giới trẻ. Theo ictnews.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến ngày
31-3-2012, nước ta có hơn 30,8 triệu người sử dụng Internet, chiếm 34,1%
dân số. Số người dùng Internet ở nước ta xếp thứ tám trong khu vực châu Á
và thứ ba ở khu vực Ðông - Nam Á. Nếu 50% số người sử dụng Internet
tham gia các MXH, thì nước ta có trên dưới 15 triệu người tham gia các
MXH, hoặc là thành viên của MXH. MXH nổi tiếng nhất Việt Nam là Zing
Me tự quảng bá số thành viên lên tới bảy triệu người; mạng này cung cấp
nhiều tiện ích giải trí, thông tin "nóng", ảnh của "hot girl, hot boy" và trở
thành tâm điểm của giới trẻ. Do phần lớn những người tham gia vào các
MXH sở hữu máy tính cá nhân, hoặc thường xuyên tiếp xúc với máy tính,
điện thoại di động cao cấp (có chức năng duyệt web), họ trở thành đối tượng
tác động, chào mời của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân với những
mục đích khác nhau.
Quá trình phát triển của MXH cũng chứa đựng nhiều thay đổi so với mục
đích ban đầu. Những MXH ra đời đầu tiên vào những năm 1990 chỉ nhằm
mục đích kết bạn, tạo diễn đàn trao đổi nội bộ cho các thành viên trong
nhóm, không hề hoặc rất ít liên quan chính trị. Tuy nhiên, ảnh hưởng và lực
hấp dẫn của các MXH ngày càng lớn và dần dần được các đại gia tài chính,
các thế lực chính trị và nhiều đối tượng khác khai thác để kiếm lợi. Twitter là
một thí dụ. Khởi điểm là một dịch vụ nhắn tin di động, đến nay, mỗi ngày
MXH Twitter có khoảng 600 triệu lượt người truy cập. Ðể duy trì hoạt động,


MXH này đã chấp nhận các khoản đầu tư của các công ty như Digital Sky
Technologies có trụ sở tại LB Nga và thực hiện các điều khoản cam kết với
công ty này.
Từ một trang web kết nối bạn bè do Mark Zuckerberg lập nên, Facebook
đã trở thành MXH đa năng với số thành viên còn đông hơn cả dân số Mỹ,
LB Nga. Song ai đang thật sự sở hữu và điều hành MXH khổng lồ này? Một

số nguồn tin cho biết, MXH nổi tiếng nhất thế giới này được sở hữu và quản
lý bởi các ngân hàng và nhà đầu tư tài chính khổng lồ Rothschilds and
Goldman Sachs. Mối quan hệ giữa CIA và Facebook được nói rõ trên trang
americasnewsnow.com với những thông tin khiến người đọc giật mình.
Trang này cho biết, chính các cựu điệp viên CIA là người gây quỹ cho
Facebook, và những người này đã được sử dụng thông tin từ Facebook. Các
điều khoản dịch vụ Facebook cũng nói rõ rằng, công ty sở hữu trang web
này được sở hữu và có quyền sử dụng bất kỳ thông tin nào đăng tải trên
trang này theo bất kỳ cách thức nào từ giờ (thời điểm đăng ký) đến vô tận.
Khi trả lời câu hỏi "Có đúng là Facebook thật sự được điều hành bởi CIA?",
trang hỏi đáp có tiếng của yahoo có tên miền là answers.yahoo.com đưa ra
câu trả lời rằng, các cơ quan tình báo Mỹ như CIA, FBI hay NSA chỉ việc
thu thập thông tin cá nhân có sẵn trên Facebook dùng để chống lại chính
những người cung cấp thông tin đó, nếu họ muốn. Có lẽ, những người đăng
tải thông tin thật của mình trên Facebook sẽ phải giật mình sợ hãi khi biết
điều này. Bởi vì bên cạnh những người cố tình khai báo thông tin không
chính xác, thì không ít người vô tư cung cấp thông tin cá nhân khá trung
thực. Âu đó cũng là bài học sơ đẳng nhất trong bảo mật thông tin cá nhân.
Bất cứ ai muốn tham gia vào một MXH như Facebook hay Twoo.com,
đều phải đăng ký theo yêu cầu của người điều hành trang web. Thông


thường, người tham gia phải đăng nhập một tài khoản email, khai họ tên,
giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, thậm chí cả điều kiện kinh tế, quan hệ hôn
nhân, sở thích cùng nhiều thứ khác. Các thành viên được yêu cầu tải lên hình
ảnh của chính mình, càng nhiều ảnh thì càng có cơ hội biết nhiều thông tin
của người khác. Từ nguồn thông tin thu thập được và từ email của thành
viên, người điều hành trang web sẽ nhanh chóng lần ra mối quan hệ của các
thành viên đó trên Internet, kêu gọi các thành viên hãy mời bạn bè, người
thân tham gia MXH với những điều kiện ưu đãi tài chính và thông tin hấp

dẫn. Càng thuyết phục được nhiều người tham gia, bạn càng có cơ hội được
nhiều người biết đến, được xếp vào khách VIP, người nổi tiếng. Cứ thế, như
một trò cờ bạc, càng dấn sâu vào các mối quan hệ thân tình trên mạng thì
thành viên của MXH càng khó dứt ra, càng khai báo nhiều hơn. Dần dần,
các thành viên MXH vô tình cung cấp cho người điều hành mạng một bản lý
lịch chi tiết mà chính họ cũng không ngờ tới, bao gồm những mối quan hệ cá
nhân đáng lẽ phải giấu kín. Khi họ trò chuyện hoặc gửi thư, ảnh và tài liệu
cho bạn bè trên MXH, tất cả những thông tin đó được lưu giữ, và đương
nhiên người điều hành MXH biết hết những thông tin này. Sẽ nguy hiểm thế
nào nếu như người điều hành MXH sử dụng thông tin cá nhân của các thành
viên vào mục đích xấu, hoặc để khống chế, hoặc để theo dõi mọi người.
Phần lớn những người tham gia MXH không quan tâm xem ai đứng đằng
sau các mạng này, không đọc kỹ các điều khoản tham gia. Khi một người bỏ
qua các điều khoản, mặc nhiên người đó đã ký vào một hợp đồng cho phép
người điều hành MXH tự do sử dụng thông tin cá nhân của mình. Cũng rất ít
người hoài nghi về mục đích giao lưu vui vẻ của các MXH, hoặc cho rằng
MXH được lập ra nhằm mục đích kinh doanh thuần túy, mà không xem xét
đến các mục đích khác. Sự vô tư này có thể phải trả giá khi tham gia một số
MXH có dụng ý xấu.


"Không gian ảo", nhưng thiệt hại có thể là thật. Có những tổ chức, doanh
nghiệp tạo ra MXH riêng nhằm kết nối các thành viên trong tổ chức với
nhau và kết nối có điều kiện với các thành viên bên ngoài nhằm mục đích
trục lợi. Vụ lừa đảo bằng thủ đoạn mua bán gian hàng điện tử gây xôn xao
dư luận thời gian qua cho thấy, muaban24h đã sử dụng Internet để thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản của các công dân nhẹ dạ, cả tin. Nhiều MXH,
blog và báo điện tử cũng vô tình đưa thông tin có lợi cho muaban24h. Tình
báo kinh tế, các hacker thường lợi dụng tối đa các tiện ích của MXH, vừa
khai thác thông tin của đối thủ, vừa tiến công trên cả phương diện tài chính

lẫn kỹ thuật. Rồi do khả năng tương tác rộng lớn, nên nhiều hacker phát tán
vi-rút và mã độc trên MXH, tiến công các trang web, blog, thậm chí tiến
công cả hệ thống bảo mật thông tin của các quốc gia. Ví như việc các MXH
đã nhân bản với tốc độ chóng mặt những thông tin mật được Wikileaks tiết
lộ, làm cho giới chức các quốc gia một phen điêu đứng vì lo lắng. Các nhà
quân sự đều phải tính tới các phiên bản của chiến tranh mạng, trong đó,
MXH sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng do các trang điện tử này nắm được
số đông, khả năng phát tán thông tin nhanh nhạy. Hơn nữa, các thành viên
của MXH đều có niềm tin nhất định vào thông tin chính thức được phát hành
bởi người điều hành mạng hay bạn bè trên mạng. Việc đóng cửa tất cả các
MXH là giải pháp không khả thi chút nào trong thời điểm hiện nay. Trong
khi đó, nhà điều hành MXH có thể phải bắt tay với các thế lực ngầm vì lý do
tài chính.
Gần đây, vai trò "ngòi nổ" của MXH trong "mùa xuân A-rập" ở các quốc
gia Bắc Phi được đánh giá là không nhỏ. Phương Tây không chỉ hỗ trợ các
phe nổi dậy chống chính phủ bằng tiền và vũ khí, mà họ sử dụng MXH như
một phương thức chiến tranh tâm lý để tập hợp, kích động các lực lượng nổi


dậy, đồng thời thu thập thông tin tình báo qua hệ thống điện tử một cách tinh
vi. Còn trên Facebook, cách đưa tin có chủ ý rõ rệt. Họ cung cấp các đường
link với một số trang web chống chế độ. Có những người xem đây là thông
tin "hot", đọc cho vui, nhưng cũng có người vô tình hay hữu ý nhân bản, sao
chép thông tin này. Việc quản lý các thông tin kiểu như trên là rất khó thực
hiện, nhất là khi các MXH thực hiện truyền tin qua email, massage, hoặc
liên kết website một cách tự do. Ðây chính là điểm mà các thế lực thù địch,
phản động đang khai thác sâu, lợi dụng triệt để. Thậm chí, khi có sẵn trong
tay danh sách địa chỉ thư tín của các nhân sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên, họ
chỉ việc phát tán và tải lên các trang MXH nổi tiếng để thu hút nhiều người
đọc.

MXH hiện chứa đựng không ít cạm bẫy mà người đăng nhập dễ trở thành
con mồi. Trên MXH có vô số liên kết độc hại, tin rác hay phần mềm lừa đảo,
mà nếu kích chuột vào có thể khách hàng phải chịu thiệt hại. Các vụ lừa đảo
qua MXH ngày càng nhiều, hết cô gái này đến cô gái khác bị lừa bán qua
mạng, rồi bán thông tin giả, hàng giả,... Ðáng báo động tới mức, tờ The
Guardian (Anh, ngày 15-3-2011) đưa tin chính Julian Assange, người sáng
lập Wikileaks, đã khuyên sinh viên đại học Cambridge không sử dụng
Facebook và Twitter. Lý do mà ông này đưa ra là, những MXH đã góp phần
gây ra những bất ổn ở Trung Ðông cũng như cuộc nổi dậy ở Ai Cập, theo
ông, Internet là "cỗ máy gián điệp khổng lồ nhất mà thế giới từng biết đến".
Trong khi các quốc gia phương Tây khuyến khích người dân các nước khác
hãy sử dụng Internet và MXH để thúc đẩy cải cách, dân chủ, thì chính họ lại
chật vật tìm cách quản lý vấn đề này trong quốc gia mình. Chính phủ Anh đã
phải đem MXH lên bàn nghị sự sau khi xảy ra các cuộc bạo động ở quốc gia
này năm 2011. Nhiều công ty ở Mỹ cấm nhân viên sử dụng MXH trong giờ


làm việc. Hiện nay, chính phủ các nước đều nỗ lực tìm giải pháp quản lý
MXH.
Xu hướng báo chí và MXH bắt tay nhau để thuyết phục người đọc đang
diễn ra. Ngày càng nhiều công ty và tổ chức của chính phủ, cũng như tổ
chức phi chính phủ, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các MXH đang lên do thấy
lợi ích từ việc này. Tùy theo mức đầu tư và điều khoản hợp đồng, họ có thể
trở thành thế lực ngầm khống chế các MXH có ảnh hưởng. Ðến nay, ở Việt
Nam có khoảng 30 MXH đang hoạt động. Ngoài một số MXH có mục đích
giải trí đơn thuần, không ít MXH đang bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm
thu thập thông tin, phổ biến thông tin bịa đặt, vu cáo, kích động, kêu gọi lật
đổ chế độ, chống lại Ðảng và Nhà nước như là một công cụ hiệu quả để thực
hiện "diễn biến hòa bình". Một số blog (có địa chỉ, tên tuổi hẳn hoi) thường
xuyên cập nhật thông tin như một tờ báo điện tử, đưa nhiều thông tin xuyên

tạc, độc hại nhưng chẳng thấy bị xử lý. Hơn lúc nào hết, bất cứ ai tham gia
các MXH cần tìm hiểu kỹ về điều khoản tham gia cũng như mục đích thật sự
của MXH, để bảo đảm an ninh cho cá nhân, đề phòng thông tin của mình bị
các đối tượng xấu lợi dụng; cũng như cảnh giác với các quyền lực ngầm
đứng sau thao túng các MXH... Và bất cứ ai khi đọc thông tin trên các MXH
cũng cần cảnh giác với những thông tin giả, xuyên tạc, độc hại...
Chương III: Xu hướng sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay
và những dự báo
1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ Việt Nam
hiện nay
Hầu hết giới trẻ Việt Nam ngày nay đều sử dụng mạng xã hội làm công
cụ giao tiếp hằng ngày. Theo thống kê, ở VN hiện có 5,43 triệu người dùng


facebook, đa số nằm trong độ tuổi từ 18 - 34 tuổi. Điều này cho thấy, mạng
xã hội là môi trường, nhu cầu thực sự của giới trẻ.
Còn nhớ sau khi dịch vụ Yahoo 360 Việt Nam không còn hoạt động,
nhiều bạn trẻ đã lên tiếng nói về sự chán nản, đìu hiu của ‘chợ chiều
Internet’. Sự gắn bó với blog 360 của các bạn trẻ, phần nào có được nhờ sự
phổ biến của dịch vụ Yahoo tại Việt Nam đã khiến cho những lo lắng đó
được nhiều người chia sẻ. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là rất nhanh sau
khi chia tay với công cụ Blog 360, các bạn trẻ Việt Nam đã hào hứng và mê
say với một loại hình tương tác online khác – mạng xã hội.
Nhắc đến mạng xã hội tại thời điểm giao thời đó và cho tới tận lúc này ở
Việt Nam, Facebook vẫn là cái tên nổi trội nhất. Tháng 10 năm 2009, ít lấu
sau khi Yahoo cho ngừng dịch vụ Blog 360, theo thống kê của Facebook,
Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng dịch vụ mạng xã hội này tăng
nhanh nhất trên thế giới tới tỉ lệ tăng 26,5% mỗi tháng.
Cũng trong thời gian này, Facebook lần đầu tiên đã lọt vào top 10 trang
web được truy cập nhiều nhất Việt Nam (theo bảng đánh giá của Alexa) và

vẫn tiếp tục nằm trong top 10 cho tới tận thời điểm này. Tháng 11 năm 2009,
hãng thông tấn AP đưa tin cộng đồng Facebook ở Việt Nam đã đạt mốc một
triệu người sử dụng.
Theo Internet Marketing nếu như không có những khó khăn nhất định đối
với việc truy cập từ Việt Nam trong thời gian gần đây, hoàn toàn có thể
khẳng định rằng trong một khoảng thời gian ngắn, Facebook sẽ thống lĩnh
toàn bộ thị trường mạng xã hội ở Việt Nam, một bước phát triển nhanh hơn
rất nhiều so với Yahoo 360 trước đây.


Còn với những người ưa thích sự mới mẻ của hình thức tương tác trực
tuyến của các mạng xã hội sẽ tìm đến với Facebook hay Zing Me - mạng xã
hội đang phát triển khá nhanh của Vinagame với thông báo đã đạt mức 3
triệu người sử dụng vào cuối năm 2009.
Cùng với Facebook, Zing Me – mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam và
nhiều mạng xã hội khác hiện nay cũng đang rất thu hút giới trẻ. Riêng Zing
Me, tuy mới ra đời có được khảng vài năm nhưng đã thu hút 5 triệu bạn trẻ
Việt Nam tham gia.
2. Những xu hướng sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ Việt Nam và
những dự báo
Một điều dễ nhận thấy trong các hoạt động của giới trẻ Việt Nam trên các
mạng xã hội chính là kết nối bạn bè (networking) và giải trí (entertainment).
Ở khía cạnh như là một kênh thông tin (news chanel), ảnh hưởng của mạng
xã hội ở Việt Nam chưa thật sự nổi trội.
Nhìn vào bảng đánh giá top 10 trang web được truy cập nhiều nhất ở Việt
Nam hiện nay của Alexa, dễ thấy gần một nửa (4/10) các trang web là những
trang thông tin (news) hay báo điện tử.
Điều này phần nào đã chứng minh cho nhận định ở trên. Ở khía cạnh đó,
người sử dụng các mạng xã hội ở Việt Nam khá khác biệt so với Mỹ, quê
hương của Facebook và MySpace. Trong top 10 trang web được truy cập

nhiều nhất ở Mỹ, ta không hề thấy có một trang báo điện tử hay thông tin
nào.


Tuy số lượng người sử dụng các mạng xã hội ở Việt Nam đã đạt những
con số khá ấn tượng nhưng con số này so sánh với các nước ASEAN có vẻ
còn khá khiêm tốn. Xét ở số lượng người sử dụng Facebook với những
thống kê được kiểm định, tại Singapore, trong tổng số gần 3,4 triệu người sử
dụng Internet có khoảng hơn 50%, tương đương gần 1,8 triệu người sử dụng
mạng xã hội này. Ở Indonesia, 14 triệu trên tổng số gần 30 triệu người dùng
Internet là thành viên của Facebook.
Dù số lượng thành viên còn ít hơn một số nước khác, song những phản
ứng của các bạn trẻ Việt Nam với Facebook khá tốt, đặc biệt với những
chương trình, kế hoạch hành động mang tính cộng đồng cao. Ví dụ như
chiến dịch SEAChange YouthSays phát động ở Việt Nam chủ yếu trên
Facebook, sau một tháng đã thu hút 15.000 bạn trẻ tham gia trả lời và ủng hộ
chiến dịch ‘Người trẻ Đông Nam Á cùng thay đổi’.
Một số fanpage của các nhãn hiệu Việt Nam cũng đạt xấp xỉ 10 ngàn fan,
báo hiệu cho một tương lai phát triển mạnh mẽ của chiến lược quảng cáo
qua các mạng xã hội. Đây quả thực là những con số đáng khích lệ với sự
phát triển của cộng đồng mạng xã hội ở Việt Nam.
Có thể nói, việc đóng cửa 360 Yahoo, xét ở khía cạnh tích cực của nó, đã
đem lại một chân trời mới cho sự phát triển của các mạng xã hội ở Việt
Nam. Việc giới trẻ hồ hởi đón nhận Facebook cũng như sự mở rộng của
Zing Me đã phần nào cho thấy tương lai của các mạng xã hội ở Việt Nam.


Những xu hướng phát triển trong tương lai vẫn còn có nhiều dự báo, có
thể đúng, có thể sai. Song ít nhất, câu slogan ‘ăn blog, ngủ blog, thức cùng
blog’ tới thời điểm này trong giới trẻ đã có thể đổi lại thành ‘ăn Facebook,

ngủ Zing Me và thức cùng mạng xã hội’.

C: KẾT LUẬN


Sống trong thế giới phẳng, nơi mọi khoảng cách về địa lý trở nên vô
nghĩa thì hơn bao giờ hết giới trẻ Việt Nam đã biết nắm bắt những cái mới
của khoa học kỹ thuật và áp dụng nó vào cuộc sống một cách tự nhiên.
Điều đó cũng lý giải vì sao mạng xã hội tuy là một loại hình truyền thông
mới nhưng đã phát triển một cách chóng mặt cả về số lượng và người dùng.
Sự phát triển này là điều tất yếu. Các mạng xã hội đã đáp ứng nhu cầu khám
phá cái mới trong giới trẻ.
So với các phương tiện truyền thông trước đây, mạng xã hội có rất nhiều
ưu điểm vượt trội. Độ tương tác, tính trò chuyện và kết nối cao hơn hẳn.
Mạng xã hội đáp ứng được nhu cầu đa dạng của con người, nhất là các nhu
cầu về tinh thần như kết nối với cộng đồng, thể hiện khả năng, liên lạc và
cập nhật thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Ban đầu người ta cho rằng mạng xã hội không bền vững và ít giá trị vì nó
là ảo nhưng càng ngày người ta càng đánh giá cao vai trò, vị thế của nó
trong giới truyền thông. Các mạng xã hội đã hình thành nên các nhóm khá
vững chắc, nhất là các nhóm quy mô nhỏ quy tụ những người cùng sở thích,
cùng chí hướng, mặc dầu họ không gặp nhau trực tiếp theo kiểu truyền thống
mặt đối mặt nhưng điều đó không làm cho hoạt động của mạng kém hiệu
quả. Mạng xã hội có tính năng duy trì mối quan hệ xã hội sẵn có và phát
triển thêm những mối quan hệ xã hội mới; dễ dàng kết bạn với người lạ, bất
cứ nơi đâu và dễ dàng quản lý nhóm bạn bè…, mạng xã hội đã “đánh trúng”
nhu cầu của nhiều người, nhất là giới trẻ nên mạng xã hội không ngừng phát
triển.



Tuy nhiên, bên những tác động tích cực, mạng xã hội cũng đã thê rhienej
nhiều mặt trái. Đặc biệt, hiện nay đang nổi lên tình trạng giới trẻ phụ thuộc
quá nhiều vào mạng xã hội. Thay vì đến với nhau ngoài đời thực để thăm
hỏi, nói chuyện với nhau thì giới trẻ chỉ suốt ngày dán mắt vào màn hình
máy tính để nói chuyện, trao đổi, “vui chơi” trên mạng xã hội… Điều này
nếu kéo dài dần dần sẽ khiến họ sẽ mất các kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tính
huống. Mặt khác, cũng đã có không ít người có biểu hiện “nghiện” mạng
xã hội như sử dụng mạng xã hội trở thành thói quen, có hệ thống và tâm lý
bị lệ thuộc mạnh mẽ vào mạng. Đây cũng là một bệnh lý về tâm thần của
người nghiện. Nếu không sử dụng mạng xã hội để giao tiếp thì những người
“nghiện” mạng xã hội cũng sẽ có trạng thái nôn nao, khó chịu, buồn bã…
Như vậy, mạng xã hội đã mang đến rất nhiều tiện ích nhưng chúng cũng
đã gây ảnh hưởng không ít đến lối sống của giới trẻ. Nói một cách khác,
mạng xã hội như “con dao hai lưỡi” vì có cả mặt tích cực lẫn những hệ quả
xấu. Chính vì thế, sự hiện diện và phát triển của mạng xã hội là khách quan
nhưng tiếp nhận, tham gia và sử dụng như thế nào là tùy thuộc vào chủ quan
người dùng. Trình độ nhận thức về văn hóa xã hội, nền tảng đạo đức, lối
sống của gia đình, ảnh hưởng của môi trường sống… là những nhân tố quan
trọng giúp người sử dụng phân định ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của
mạng xã hội. Từ đó có thể biết tận dụng và phát huy những lợi ích tích cực
mà mạng xã hội đem lại, tự hạn chế và loại bỏ những tiêu cực do một số
người sử dụng gây ra. Đồng thời, thực trạng này cũng đòi hỏi Nhà nước, các
Bộ, ngành chức năng cần nhanh chóng có giải pháp quản lý mạng xã hội
một cách hợp lý để vừa phát huy được mặt mạnh của loại tổ chức ảo này
trong cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng phục vụ sự xây dựng và phát
triển xã hội vừa tránh được tình trạng khi mạng xã hội bộc phát quá mạnh


thì sinh ra chuyện “quản không được thì cấm”, sẽ gây ra những phản ứng
không tích cực trong giới trẻ.




×