Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

PHƯƠNG PHÁP CÔ LẬP HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.43 KB, 10 trang )

Bài 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP CÔ LẬP HỢP CHẤT TỰ NHIÊN
Sau khi chiết xuất mẫu cây bằng dung môi, lọc, thu hồi dung môi bằng cô quay chân
không ở nhiệt độ dưới 50oC sẽ thu được cao trích. Với cao trích toàn phần này, người ta
thường tiến hành phân tích sơ bộ thành phần hóa học để có kết quả định tính trước khi
dùng các kỹ thuật sắc ký để cô lập những hợp chất tinh khiết.

I.

PHÂN TÍCH SƠ BỘ HOÁ THỰC VẬT CỦA CAO TRÍCH

Trong cây thường chứa những hợp chất tự nhiên như: steroid, alcaloid, flavonoid,
saponin, tanin, glycoside…Phương pháp phân tích sàng lọc cổ điển là phương pháp StasOtto. Nguyên tắc của phương pháp này là phân chia các hợp chất dựa vào độ hòa tan của
chúng trong các dung môi có độ phân cực khác nhau: đối với các cây thuốc, nước ta
thường sử dụng phương pháp phân tích của trường Đại học Dược khoa Rumani vì tính
đơn giản, rẻ tiền và nhanh chóng. Tuy nhiên từ các kết quả phân tích sơ bộ này, người ta
phải phối kiểm lại bằng các phương pháp phân tích khác để có kết luận chính xác hơn .
Đôi khi người ta cũng tìm hiểu một số đặc điểm cao trích trước cũng như độ hòa tan
trong dung môi, sự phân chia trong hai hệ dung môi không hòa tan vào nhau, đặc tính
acid-baz, điện tích….
Tiến trình phân tích sơ bộ hoá thực vật được trình bày tổng quát ở sơ đồ dưới đây.


Mg/HCl đđ
Lớp kiềm

Dịch cồn

Vết trên giấy lọc
+KOH 10%

Dịch ether



KOH
10%

Cặn có mùi thơm
H2SO4
10%

Dịch ether

+ H2SO4 đđ

Lớp ether
Dịch acid

Chiết bằng
ether

Liebermann

TT Mayer, Bouchardat
Dragendorff , Liebermann

KOH, HCl

NGUYÊN
LI ỆU

TT Fehling A, B
TT Mayer, Bouchardat

Na2CO3

Dịch chiết cồn

Na Acetat + FeCl3
3%Mg/HCl đđ
KOH 10%
Bã nguyên
liệu

Chiết bằng
cồn
H2SO4
10%

Bã nguyên
liệu

Liebermann
Cồn cao độ

Bã nguyên liệu

FeCl3
Dịch acid

TT Fehling A, B
TT Mayer, Bouchardat
Tạo bọt


FLAVONOID
ACID BÉO
ANTHRAGLYCOSID
TINH DẦU
PHYTOSTEROL
CAROTENOID
ALCALOID
SAPONIN
ANTHOCYANIN
ĐƯỜNG
ALCALOID
ACID HỮU CƠ
TANIN
FLAVONOID
ANTHRAGLYCOSID
STEROID
H/C URONIC
TANIN
ĐƯỜNG
ALCALOID
SAPONIN


I.1.

Xác định các chất tan trong dịch ether ethylic

Cân 5g bột nguyên liệu cho vào bình nón nút mài 250ml, lắc với 30 ml ether ethylic
trong 5 phút. Làm như vậy 3 lần cho tới khi dịch ether không còn màu. Tập trung dịch lọc
trong một bình lắng gạn, lắc với 60ml KOH (20ml x 3 lần) sẽ tách ra 2 lớp: lớp kiềm và

lớp ether.
a. Phân tích dung dịch kiềm
Dung dịch kiềm được cho vào becher và được trung hòa bằng HCl 25% để trung
tính, lọc. Tủa trên phểu lọc hòa với 5ml cồn 90o, chia làm 3 ống nghiệm.
-

Ống 1: nhỏ vài giọt KOH 10% nếu có màu đỏ, sơ bộ nhận định có hợp chất
ANTHRAGLYCOSID.

-

Ống 2: acid hóa với HCl đậm đặc, sau đó cho một ít bột Mg kim loại, nếu có màu
đỏ, sơ bộ nhận định có FLAVONOID

-

Ống 3: nhỏ một giọt lên giấy lọc khô, hơ khô, nếu trên giấy lọc có vết mờ thì sơ bộ
nhận định có ACID BÉO.

b. Phân tích dung dịch ether
Lớp dung dịch ether được rửa 3 lần với nước cất (20ml x 3 lần), sau đó lắc 3 lần với
dung dịch H2SO4 2% (5ml x 3 lần)
Các dịch acid được góp lại để làm phản ứng định tính alcaloid với:
-

Thuốc thử Mayer: Tủa vàng nhạt.

-

Thuốc thử Dragendorff: Tủa Cam


-

Thuốc thử Bouchardat: Tủa nâu

Dịch ether chia làm 3 phần cho vào 3 chén sứ, bốc hơi đến cạn
-

Chén 1: nếu có mùi thơm thì có TINH DẦU

-

Chén 2: nhỏ vài giọt H2SO4 đđ, nếu có màu xanh thì có CAROTENOID

-

Chén 3: Hóa cắn với 10 giọt anhydrid acetic cho vào ống nghiệm, nhỏ từ từ vài
giọt H2SO4 đđ theo thành ống nghiệm. Nếu chổ giáp giới có màu vàng lục hay lục
đỏ thì sơ bộ nhận định có hợp chất PHYTOSTEROL.

I.2.

Xác định các chất tan trong dịch cồn

Bã nguyên liệu sau khi chiết bằng ether đem chiết nóng với cồn 90 o (30ml x 3 lần) trên
bếp cách thủy, lọc. Tập trung dịch lọc vào bình nón, chia làm 6 phần.
 Phần 1: Pha loãng dung dịch cồn với 4 thể tích nước cất, kiềm hóa bằng dung dịch
NH4OH đđ, lọc:



a. Tủa trên phểu hòa với 1 ml CHCl 3, hứng vào ống nghiệm. Sau đó cho vào 1ml
anhydrid acetic và nhỏ từ từ vài giọt H2SO4 đđ. Nếu dung dịch có màu xanh thì có
nhân STEROID.
b. Dịch lọc được acid hóa bằng HCl, lọc. Tủa trên phểu hòa với 3-4 ml cồn 90 o chia
làm 2 ống nghiệm
-

Ống 1: Cho vài giọt KOH, nếu có màu đỏ thì có hợp chất ANTHRAGLYCODID

-

Ống 2: cho vào ít bột Mg kim loại và vài giọt HCL nếu có màu đỏ thì có hợp chất
FLAVONOID .

 Phần thứ 2: Pha loãng dịch cồn với một thể tích nước cất rồi chia làm 2 phần:
-

Ống 1: Trung hòa với natri acetat, thêm vài giọt FeCl 3 2%, nếu có màu xanh đen
thì có TANIN.

-

Ống 2: cho vào vài tinh thể Na2CO3, nếu có sủi bọt thì có acid hữu cơ.

 Phần thứ 3: Dịch cồn được bóc hơi cách thủy trong chen sứ đến cạn, hòa cắn với
4-5 ml H2SO4 2%, lọc. Chia dịch lọc ra làm 3 phần để làm phản ứng định tính
alcaloid.
-

Ống 1: + thuốc thử Mayer.


-

Ống 2: + thuốc thử Dragendorff.

-

Ống 3: + thuốc thử Bouchardat.

 Phần thứ 4: Bốc hơi dịch cồn trong chén sứ cho đến cạn, hòa cắn với 3ml nước cất
đun nóng. Lọc, cho thêm vào nước lọc 4-5 giọt thuốc thử Fehling A và 4-5 giọt
thuốc thử Fehling B, đun cách thủy, nếu có tủa gạch thì có ĐƯỜNG KHỬ.
 Phần thứ 5: Dịch cồn được pha loãng với một thể tích nước cất, chia làm 2 ống
nghiệm:
-

Ống 1: acid hóa (màu đỏ)

-

Ống 2: Kiềm hóa (màu lục)

Thì có ANTHOCYNANOSID
 Phần thứ 6: Chia dịch cồn làm 2 phần, bóc hơi cách thủy trong chén sứ
-

Chén 1: hòa với 5 ml nước cất, lắc mạnh nếu có bọt thì có SAPONIN.

-


Chén 2: hòa vào chén 0,5 ml CHCl 3và 0,5 ml anhydric acetic, cho vào ống nghiệm,
nhỏ từ từ H2SO4 đđ.

+ Có vòng tím thì có SAPONIN TRITERPEN.
+ Có vòng xanh lục thì có SAPONIN STEROID


I.3.

Xác dịnh các chất tan trong dịch acid

Bã nguyên liệu sau khi chiết với cồn 90o được chiết với H2SO4 2% (20ml x 3 lần).
Lọc, chia nước lọc ra làm 5 phần:
-

Phần 1: Lắc trong ống nghiệm, nếu có bọt bền thì có SAPONIN.

-

Phần 2: Kiềm hóa với NH4OH 10% , lắc với ether (5ml x 3 lần). Loại bỏ lớp nước,
lớp ether lắc với H2SO4 2%. Dịch acid được chia làm 3 phần để làm phản ứng tìm
alcaloid (thuốc thử Mayer, Bouchardat, Dragendorff).

-

Phần thứ 3: Cho tác dụng với thuốc thử Fehling, nếu có tủa đỏ gạch thì có
ĐƯỜNG KHỬ.

-


Phần 4: trung tính hóa với natri acetat, sau đó thêm vài giọt FeCl 3 10% , nếu có tủa
xanh nâu thì có TANIN.

-

Phần 5: Pha dịch với 2 thể tích cồn 90o, nếu có tủa nhiều thì có hợp chất URONIC.

Bảng 2: Tóm tắt sự hiện diện của các hợp chất tự nhiên có trong cao trích (trường
hợp thí dụ)
Cao trích bởi các dung môi
Ether
ethyl

Ethanol
90%

Acid 1%

Thuốc thử

Phản ứng màu

Hợp chất
thiên nhiên

+

+

-


KOH 10%

Màu đỏ nhạt

Antraglycoside

+

-

-

Nhỏ lên giấy lọc

Có vết ố màu

Acid béo

-

+

-

Mg/HCl dung dịch

Có vòng màu đỏ

Flavonoid


+

-

-

Liebermann

Có màu lục đỏ

Phytosterol

+

-

-

H2SO4 đđ

Không màu

Carotenoid

-

+

+


Mayer, Bouchardat, Có tủa màu
Hager, Dragendorff

Alcaloid

-

-

Lắc mạnh
dịch

Saponin

++

+

FeCl 5%

dung Không có bọt
Màu lục đen

Tanin


-

+++


-

Fehling

Tủa màu đỏ gạch

Đường khử

CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ

II.

Kỹ thuật sắc ký đã được sử dụng nhiều từ lâu. Phương pháp được phát triển nhanh
chóng từ những năm 1930-1940.
Sắc ký là quá trình tách liên tục từng vi phân hỗn hợp các chất do sự phân bố không
đồng đều của chúng giữa những pha tĩnh và pha động khi cho pha động đi xuyên qua pha
tĩnh.
Trong những năm 1930, một loạt các nhà hóa học được nhận giải thưởng Nobel về
Hóa học các hợp chất thiên nhiên nhờ ứng dụng thành công phương pháp cô lập bằng sắc
ký cột hấp phụ.
-

1937, P. KARRER (Thụy sĩ) về hóa học Carotenoid, đặc biệt là vitamin A và
vitamin B.

-

1938, R. KURN (Đức) hóa học Carotenoid và Vitamin


-

1939, L.RIZICKA (Thụy sĩ) hóa học Polymetylen và Terpenoid

-

1940, MARTIN và SYNGE (Anh) bắt đầu nghiên cứu về sắc ký phân bố trên lớp
silicagel và về sau phát triển sang sắc ký giấy. Hai ông được giải thưởng Nobel
năm 1952 về sắc ký phân bố.

-

1948, TISLIUS (Thụy điển) được giải thưởng Nobel về kỹ thuật điện di và sắc ký
hấp phụ.

Phương pháp sắc ký ra đời đã cung cấp cho hóa học một công cụ tách chiết hiệu quả
và nhanh chóng, mở ra một giai đoạn phát triển rực rỡ của ngành hóa học, đặc biệt là hóa
học các hợp chất thiên nhiên.
Một đặc điểm của phương pháp sắc ký là tính đa dạng, cho phép ta ứng dụng nó ở bất
cứ mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện… Trong hoàn cảnh chưa được trang bị những máy
chuyên dùng hiện đại như máy sắc ký khí, máy sắc ký lỏng cao áp… chúng ta vẫn có thể
thực hiện việc phân tích sắc ký bằng áp dụng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng, sắc ký giấy hay
sắc ký cột hấp phụ cổ điển với những dụng cụ phương tiện đơn giản mà bất cứ ở một cơ
sở nghiên cứu nào cũng có thể sắm được.
Ngay cả ở những nước tiên tiến, bên cạnh những máy hiện đại, sắc ký lớp mỏng, sắc
ký cột vẫn là công cụ đắc lực trong công tác nghiên cứu hằng ngày.
Có nhiều phương pháp để phân loại sắc ký:
-

Nếu dựa theo trạng thái liên hợp của pha động thì có sắc ký lỏng và sắc ký khí.


-

Nếu dựa theo cơ chế của quá trình tách:
+ Sắc ký hấp phụ


+ Sắc ký phân bố
+ Sắc ký gel
+ Sắc ký trao đổi ion
II.1.

Sắc ký hấp phụ

Hấp phụ là sự tích tụ một hợp chất ở trạng thái khí hoặc lỏng lên bề mặt một chất rắn.
Hay nói cách khác là sự tích tụ ở ranh giới giữa 2 pha: khí-rắn, lỏng-rắn.
Trong sắc ký hấp phụ lỏng, pha tĩnh là chất rắn mịn và xốp, pha động là chất lỏng.
Dựa trên tính hấp phụ khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp cần tách đối với chất
hấp phụ (pha tĩnh), người ta dùng dung môi thích hợp (pha động) qua pha tĩnh để giải
hấp, ta sẽ tách riêng được từng phần các cấu tử trong hỗn hợp.
Các yếu tố quan trọng trong sắc ký hấp phụ là lựa chọn chất hấp phụ và dung môi.
Chất hấp phụ cần phải thỏa mãn các tính chất sau:
-

Không tương tác với cấu tử cần phân tách: không tạo phản ứng phụ như oxyd hóa,
polymer hóa…

-

Phải có tính chọn lọc, tức là ái lực hấp phụ đối với các cấu tử cần tách trong hỗn

hợp phải khác nhau.

-

Độ mịn của hạt phải thích hợp: hạt càng bé, cân bằng hấp phụ được thiết lập càng
nhanh, nhưng nếu quá nhỏ quá sẽ ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của pha động.

-

Chất hấp phụ phải ổn định và được tiêu chuẩn hóa để kết quả trùng lập.

Dựa trên kinh nghiệm, chất hấp phụ hay dùng được sắp xếp theo thứ tự hoạt tính giảm
dần như sau:


Than hoạt tính
Silicagel
Đất tẩy trắng
Magie silicat
Nhôm oxyd (axit)
Nhôm oxyd (baz)
Crom (III) oxyd
Kẽm sulfur
Nhôm oxyd (trung tính)
Nhôm hydroxyd
Calci hydroxyd
Calci carbonat
Calci sulfat
Tal C
Đường, tinh bột

Inulin
Bột Celluloz
Trong thực tế, người ta hay dùng rộng rãi oxyd nhôm và silicagel để tách hỗn hợp
phân cực hoặc không phân cực.
Đối với dung môi phải thỏa mãn các điều kiện sau:
-

Hòa tan tương đối tốt tất cả các cấu tử trong hỗn hợp cần phân tích.

-

Bị hấp phụ ít nhất đối với pha tĩnh

-

Không phản ứng hóa học đối với các chất cần phân tích cũng như chất hấp phụ

-

Phải tinh khiết

Đối với chất phân tích (chất bị hấp phụ), cấu trúc hóa học có ảnh hưởng trực tiếp lên
độ hấp phụ của chúng.
Các hợp chất hydrocarbon bão hòa có độ hấp phụ rất kém, nếu thêm một nối đôi hay
một nhóm chức thì ái lực hấp phụ của chúng sẽ tăng lên.
Trong thực nghiệm, người ta đã xây dựng được một dãy các nhóm chức có độ hấp phụ
giảm dần như sau:


- Đối với hydrocarbon nhân thơm:

-COOH > -CONH2 > -OH > -NHCOCH 3 > -NH3 > -OCOCH3 > -(CH3)2 >
-OCH3 > -H > -Cl
- Đối với hydrocarbon mạch thẳng:
-COOH > -OH > -NH2 > C=O > -OR > -CH3
II.2.

Sắc ký phân bố

Sắc ký phân bố dựa trên sự phân chia một chất giữa 2 chất lỏng không trộn lẫn vào
nhau (hoặc giữa chất lỏng và chất khí) khi cho chất lỏng thứ 2 (pha động) di chuyển qua
chất lỏng thứ nhất (pha tĩnh).
Thông thường pha tĩnh được hấp thụ trên bề mặt của một chất rắn gọi là chất mang
hoặc liên kết hóa học với chất mang.
Các phương pháp sắc ký dựa trên nguyên tắc phân bố:
-

Sắc ký cột

-

Sắc ký giấy

-

Sắc ký khí

Bảng 3: Phân loại các kỹ thuật sắc ký
Loại pha tĩnh

Loại pha

động

Dụng cụ
pha tĩnh

Sắc ký hấp phụ (sự cạnh tranh giữa
chất hấp phụ rắn và pha động )

Khí

Cột

Sắc ký khí

Lỏng

Cột

Sắc ký cột

Loại sắc ký

Lớp phẳng Sắc ký lớp mỏng
Sắc ký giấy
Sắc ký phân bố (sự cạnh tranh giữa
pha tĩnh lỏng và pha động)

Khí

Cột


Sắc ký lỏng-khí

Lỏng

Cột

Sắc ký lỏng-lỏng

Sắc ký trao đổi ion (sự cạnh tranh
giữa pha tĩnh là resin trao đổi ion và
pha động lỏng)

Lỏng

Cột

Sắc ký trao đổi ion

Sắc ký rây phân tử (sự cạnh tranh
giữa một khung polymer và pha
động lỏng)

Lỏng

Cột

Sắc ký lọc gel





×