Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận chuyên đề báo chí phong cách tác nghiệp của nhà báo phát thanh hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.88 KB, 25 trang )

I. Mở đầu
Việt Nam là một trong những thị trường công chúng báo chí lớn, hấp
dẫn và nhiều tiềm năng với gần 87 triệu dân. Đây là điều kiện tốt cho báo chí
truyền thông phát triển, đồng thời đó cũng chính là những khó khăn và thách
thức lớn đối với báo chí truyền thông. Công chúng hiện nay là những người
có trình độ, bản lĩnh, chính kiến, đòi hỏi cao về chất lượng thông tin từ báo in,
phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, báo ảnh... Đồng thời họ còn tích
cực tham gia trao đổi, thảo luận, phản biện những vấn đề của đất nước, hay
thiết thực hơn là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ.
Bởi vậy, muốn thu hút công chúng và nhận được sự quan tâm của dư
luận thì đề tài của báo chí phải là những vấn đề về các sự vật, sự việc, hiện
tượng đang hiện hữu, xảy ra xung quanh và tồn tại trong cuộc sống hàng
ngày. Muốn làm được điều đó, quá trình, phong cách tác nghiệp góp phần
không nhỏ trong việc đem lại sự thành công cho chính “đứa con tinh thần”
của mỗi người làm báo nói chung và nhà báo phát thanh hiện đại nói riêng.
Mỗi nhà báo đều có những phong cách tác nghiệp báo chí riêng, thể
hiện trình độ cũng như kĩ năng, kinh nghiệm báo chí của mỗi người. Từ đó,
các sản phẩm báo chí tuy cùng một đề tài nhưng qua góc nhìn của mỗi nhà
báo lại được hiện lên ở các khía khạnh khác nhau, giúp cho công chúng có cái
nhìn khách quan, chân thật hơn về vấn đề được nói đến.
Trong quá trình nghiên cứu, người thực hiện tiểu luận đã sử dụng các
phương pháp phân tích, hệ thống, tổng hợp, so sánh để làm rõ đề tài “ Phong
cách tác nghiệp của nhà báo phát thanh hiện đại”.. Tiểu luận có nhiều vấn đề
còn có những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo
và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.

1


II. Nội dung
1. Tác phẩm báo chí


1.1: Tác phẩm báo chí là gì?
Tác phẩm báo chí là thuật ngữ dùng để chỉ một sản phẩm tư duy của
nhà báo, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng nghiên cứu và phản ánh, có
hình thức tương ứng với nội dung thông tin. Thuật ngữ tác phẩm báo chí còn
sử dụng để chỉ hình thức thể loại tác phẩm báo chí được định danh cụ thể
như: tin, tường thuật, phản ánh, phỏng vấn, phóng sự, điều tra, bình luận xã
luận, chuyên luận,… Tác phẩm báo chí là bộ phận cấu thành một sản phẩm
báo chí, nó có giá trị tạo lập dư luận xã hội, làm thay đổi nhận thức và hành vi
của người tiếp nhận thông tin. Tác phẩm báo chí được pháp luật bảo hộ quyền
tác giả và được trả tiền.
Hoạt động báo chí là một hoạt động truyền thông đại chúng. Sản phẩm,
tác phẩm báo chí được tạo ra là để chuyển tải tới công chúng những thông tin
thời sự về các sự kiện, vấn đề, sự vật, hiện tượng, con người xảy ra hàng
ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội. Đích hướng đến của một tác phẩm báo
chí là đem lại giá trị thông tin cho công chúng xã hội, do đó, đảm bảo tính
thông tin là chức năng quan trọng đầu tiên của một tác phẩm báo chí. Để đạt
được hiệu quả thông tin, một tác phẩm báo chí phải đạt các tiêu chí như: mới,
thời sự, cập nhật; chân thực, khách quan; có ý nghĩa xã hội, mang lại giá trị
giáo dục và nhân văn… Ngoài ra, tác phẩm báo chí còn phải đảm nhiệm các
chức năng xã hội khác như: định hướng dư luận xã hội; giám sát, quản lý và
phản biện xã hội; giáo dục và giải trí.
1.2: Quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí
Trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí, dù sáng tạo tác phẩm thuộc
loại hình báo chí nào thì các phóng viên, nhà báo cũng cần tuân thủ một quy
trình chung, bao gồm 6 bước đó là: tìm hiểu và nghiên cứu thực tế; xác định
chủ đề - đề tài - tư tưởng chủ đề; thu thập và khai thác thông tin; thể hiện tác

2



phẩm về nội dung và hình thức; duyệt, đăng báo, xuất bản, phát hành, phát
sóng và lắng nghe thông tin phản hồi.
Bước 1: Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế:
Đây là khâu đầu tiên trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí.
Các nhà báo thường dễ bỏ qua khâu này, nhất là đối với những nhà báo đã có
bề dày kinh nghiệm. Bởi vì nhà báo tin vào kinh nghiệm và sự hiểu biết mà
họ sẵn có để xác định, lựa chọn đề tài. Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực
tế nếu được coi trọng sẽ giúp nhà báo có thêm thông tin, tài liệu, giúp cho
việc chọn đề tài thuyết phục hơn. Thực tế đời sống luôn biến động hàng ngày
hàng giờ, việc tìm hiểu và nghiên cứu thực tế chính là quá trình nhà báo thu
thập thông tin cần thiết cho việc quyết định có chọn hay không chọn đề tài đó.
Nó cũng khác với quá trình tìm hiểu, thu thập và khai thác thông tin từ thực tế
để hoàn thành tác phẩm sau này.
Bước 2: Xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề
Đề tài là những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thực, rất đa dạng và
phong phú, không phụ thuộc vào phạm vi giới hạn rộng hay hẹp của vấn đề,
sự kiện mà thường mang tính khách quan; ví dụ, đề tài về trẻ em, về giáo dục,
về môi trường... Chủ đề là vấn đề đã được nhà báo lựa chọn để thực hiện tác
phẩm và được giới hạn trong một phạm vi nhất định. Ví dụ, đề tài trẻ em
nhưng chủ đề đề cập là trẻ em khuyết tật, hoặc chủ đề về giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ em, hoặc chủ đề bảo vệ môi trường văn hóa học đường... Tư
tưởng chủ đề là nội dung được nhà báo xác định cách thức thể hiện tư tưởng,
quan điểm, cách nhìn nhận của nhà báo về vấn đề đó. Tư tưởng chủ đề thể
hiện rõ lập trường, sự nhận thức và những phán xét của nhà báo về một vấn
đề nào đó. Cách bộc lộ tư tưởng chủ đề của một tác phẩm chính là sự bộc lộ
thái độ, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề của nhà báo. Nhà báo xác định đề tài,
chủ đề và tư tưởng chủ đề của tác phẩm để quyết định hướng khai thác và thu
thập thông tin liên quan, cần thiết cho tác phẩm, bám sát với chủ đề tác phẩm.
Đây là khâu thứ hai quan trọng, nó giúp nhà báo xác định và giới hạn vấn đề
3



để triển khai các bước tiếp theo. Nếu việc tìm hiểu thực tế được tiến hành tốt,
có hiệu quả thì việc xác định đề tài chủ đề, tư tưởng chủ đề sẽ bảo đảm chính
xác và hiệu quả.
Bước 3: Thu thập và khai thác thông tin
Đây là quá trình đòi hỏi nhà báo phải có kỹ năng nghiệp vụ tinh thông
để có thể khai thác thông tin một cách chính xác nhất, đầy đủ nhất. Thông
thường, các nhà báo sử dụng 3 phương pháp cơ bản để có được thông tin.
Trước hết là, đọc và nghiên cứu tài liệu - có thể đọc các bản báo cáo, kỷ yếu,
tư liệu lịch sử, đọc và tìm kiếm trên mạng internet. Đọc thường kết hợp với
phân tích, so sánh… tìm hiểu bản chất của những thông tin sự kiện, vấn đề
liên quan đến đề tài, chủ đề tác phẩm.
Thứ hai là sử dụng phương pháp phỏng vấn thông qua hệ thống câu hỏi
để tìm kiếm thông tin từ đối tượng và những nhân vật liên quan hoặc nhân vật
nắm giữ thông tin. Nhà báo cần biết lựa chọn đối tượng, chuẩn bị hệ thống
câu hỏi, các phương tiện kỹ thuật thích hợp để thu thập thông tin phục vụ cho
chủ đề của tác phẩm. Phương pháp thứ ba là quan sát. Khi quan sát, nhà báo
có sự phân tích, thẩm định, nhận xét. Quan sát kèm theo sự cảm nhận của
người quan sát sẽ quyết định việc thu thập thông tin và thẩm định thông tin
chính xác hơn.
Bước 4: Thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức
Nội dung của một tác phẩm báo chí thường phản ánh chân thực, khách
quan những sự kiện, vấn đề, sự việc có thực xảy ra trong cuộc sống hàng
ngày, mang tính thời sự, có ý nghĩa xã hội và được công chúng quan tâm. Đây
là khâu quan trọng trong quy trình sáng tạo tác phẩm, bởi vì, tác phẩm có hấp
dẫn công chúng hay không sẽ phụ thuộc vào những vấn đề mà nó đề cập và
cách thức thể hiện nó.
Về hình thức thể hiện tác phẩm, trước hết, nó tùy thuộc loại hình báo
chí và thể loại tác phẩm. Mỗi thể loại báo chí thể hiện một mô thức phản ánh

khác nhau. Sự phân chia thể loại căn cứ vào một số tiêu chí. Khi cần đưa
4


thông tin nhanh, ngắn gọn, người ta sử dụng thể loại tin tức hoặc một thể loại
trong nhóm thông tấn báo chí. Khi cần phân tích, nêu lý lẽ, dẫn chứng, người
ta chọn thể loại thuộc nhóm chính luận. Khi cần bày tỏ cảm xúc thẩm mỹ
hoặc viết dưới bút pháp nhẹ nhàng… thì thường sử dụng các thể chính luận
nghệ thuật.
Bước 5: Duyệt, đăng báo, xuất bản, phát hành, phát sóng
Tác phẩm báo chí là sản phẩm cá nhân sáng tạo ban đầu của phóng
viên, nhưng sau khi hoàn thành sẽ được biên tập cho phù hợp với chủ đề, tôn
chỉ mục đích... của tờ báo. Vì thế mà không thể bỏ qua khâu duyệt bài. Sản
phẩm báo chí xuất hiện trước công chúng luôn có bàn tay biên tập. Người
biên tập là những người đầu tiên thay mặt công chúng đọc (nghe, xem) tác
phẩm của nhà báo. Họ chỉnh sửa, cắt ngắn hoặc thêm bớt, kéo dài... cho rõ ý,
rõ câu chữ. Có tác phẩm phải biên tập nhiều, có tác phẩm phải biên tập ít tùy
thuộc vào trình độ người viết bài và trình độ biên tập viên. Khi ra với công
chúng, tác phẩm phải đạt độ hoàn hảo nhất có thể.
Bước 6: Lắng nghe thông tin phản hồi
Sau khi phát sóng, tác phẩm báo chí sẽ nhận được các thông tin phản
hồi của người đọc, người nghe, người xem. Thông thường thì nhà báo ít để ý
đến những thông tin phản hồi của dư luận, bởi họ thường bận rộn và có quá
nhiều sự quan tâm khác. Tuy nhiên, một nhà báo có trách nhiệm là nhà báo
biết quan tâm đến những thông tin phản hồi từ công chúng để điều chỉnh thái
độ đối xử.
2. Vai trò của quá trình tác nghiệp trong việc sáng tạo tác phẩm
báo chí
Quá trình tác nghiệp của nhà báo chính là “chìa khóa”, là giai đoạn tiên
quyết quyết định đến sự ra đời của một tác phẩm báo chí.

Một tác phẩm báo chí ra đời là sự tổng hòa giữa công sức lao động, sự
sáng tạo, tìm tòi nghiêm của một cá nhân hay một tập thể. Nhà báo, phóng
viên cần phải có trải nghiệm thực tế, phải trực tiếp tìm kiếm thông tin thì
5


những thông tin đem đến cho công chúng mới đảm bảo được tính khách quan,
chân thật. Người phóng viên có nghề và có tự trọng thì sẽ không chỉ ngồi một
chỗ để xào xáo tin tức, công sức của người khác để biến thành của mình mà
sẽ phải dấn thân trong nỗi vất vả, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để có
được tác phẩm báo chí đúng nghĩa, phục vụ bạn đọc. Quá trình đó chính là
quá trình tác nghiệp.

Quá trình tác nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sáng tạo tác
phẩm báo chí.
( Ảnh minh họa: Nguồn Internet)
Bởi nắm giữ vai trò quan trọng như vậy nên quá trình này đòi hỏi người
làm báo cần có lòng yêu nghề và trách nhiệm với nghề; không ngại khó, ngại
khổ; tự tin, sáng tạo, chuyện nghiệp trong quá trình tác nghiệp.
3. Quá trình sáng tạo tác phẩm báo phát thanh
Hiện nay, ở một số cơ quan báo chí, quá trình sáng tạo tác phẩm báo
chí thuộc các loại hình khác nhau thường phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự
truyền nghề của lớp người đi trước, đôi khi không tuân theo bất cứ một quy
trình nào. Do vậy, tác phẩm báo chí có thể không khai thác hết các thế mạnh

6


đặc trưng loại hình. Nhận thức rõ ý nghĩa của việc tuân thủ quy trình sáng tạo
tác phẩm báo chí và sử dụng phù hợp trong từng loại hình báo chí sẽ góp phần

tăng cường sự chính xác của thông tin, giảm các thao tác thừa trong quá trình
sáng tạo tác phẩm và làm cho tác phẩm báo chí không chỉ đúng mà còn hay
hơn.
Do ảnh hưởng của đặc trưng loại hình đến quá trình tác nghiệp, tâm lý
sáng tạo và sự tiếp nhận của công chúng nên ngoài quy trình chung, mỗi loại
hình báo chí lại có những cách tổ chức sáng tạo tác phẩm theo các bước khác
nhau nhằm khai thác hết các thế mạnh đặc trưng của từng loại hình báo chí.
Quy trình sáng tạo một tác phẩm phát thanh cũng cần tuân thủ các bước
chung của quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí và có một số khâu mang tính
đặc thù của loại hình báo chí phát thanh. Về cơ bản, quy trình sáng tạo tác
phẩm phát thanh bao gồm các bước chủ yếu sau đây: Tìm hiểu và nghiên cứu
thực tế, chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề cho tác phẩm, xây dựng đề cương
tác phẩm trước khi đi thực tế (ở một số thể loại); liên hệ với những người liên
quan để phỏng vấn và tiến hành ghi âm tại thực địa, tiến hành thu thập các
thông tin liên quan khác; nghe lại băng ghi âm (nạp băng vào máy tính, chọn
lọc các chi tiết cần thiết cho tác phẩm ...); viết tác phẩm, đọc tác phẩm (ghi
âm hoặc trực tiếp), sử dụng các phỏng vấn, tư liệu có được từ băng ghi âm…
để hoàn tất tác phẩm; duyệt và phát sóng (bao gồm duyệt nội dung và duyệt
kỹ thuật); lắng nghe thông tin phản hồi.
Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí phát thanh chú trọng khai thác thế
mạnh biểu cảm và chân thực của thông tin âm thanh mà công chúng nghe
được bằng lời nói và tiếng động hiện trường. Có quy trình sáng tạo tác phẩm
báo chí phát thanh nói chung, ngoài ra còn có những quy trình riêng cho từng
thể loại riêng biệt: ví dụ như khi viết bình luận hay tường thuật trực tiếp...
4. Phong cách tác nghiệp của nhà báo phát thanh hiện đại.
Nhà báo phát thanh hiện đại là người hội tụ được giữa bản lĩnh chính
trị, tri thức văn hóa, giàu vốn sống, kinh nghiệm và sự sáng tạo, nhạy bén, tác
7



phong làm việc khoa học. Bên cạnh đó còn cần phải tạo được mối liên hệ chặt
chẽ với công chúng phát thanh.
Tác nghiệp thực tế chính là quá trình thể hiện rất rõ được phong cách,
sự nhạy bén của mỗi nhà báo phát thanh. Có thể chia phong cách tác nghiệp
của mỗi nhà báo ở hai khía cạnh đó là phong cách giao tiếp và phong cách
sáng tạo.

Máy ghi âm, sổ tay, bút,… là những vật dụng không thể thiếu trong quá trình
tác nghiệp của nhà báo phát thanh.
( Ảnh minh họa: Nguồn Internet)
4.1: Phong cách giao tiếp
Để đạt được hiệu quả giao tiếp, người làm báo cần nhanh chóng phát
hiện đặc điểm tâm lý của đối tượng trong các tình huống cụ thể, hình thành
các giải pháp hợp lý để tạo đựng thái độ hợp tác cởi mở của người tiếp
chuyện. Ngoài vốn tri thức phong phú, khả năng giao tiếp còn làm kết quả của
sự tích lũy kinh nghiệm thực tiễn mà chính nhà báo đã trải qua.
4.1.1: Giao tiếp với công chúng
Giao tiếp xã hội rộng đối với nhà báo là một yêu cầu nghề nghiệp, một
hoạt động đòi hỏi sự năng động và tính chất sáng tạo. Quá trình thu thập tài
8


liệu, tích lũy thông tin của nhà báo phần lớn đều nhờ hoạt động giao với
nguồn tin. Nguồn tin ở đây chính là công chúng, là những cá nhân rất khác
nhau trong xã hội.
Chất lượng tác phẩm báo chí một phần quyết định phụ thuộc vào khả
năng của nhà báo trong việc tiếp cận, thuyết phục nguồn tin để khai thác
thông tin. Mặt khác, nhà báo là người tổ chức khám phá ra những sáng kiến,
khả năng và điều kiện mà dựa vào đó để động viên công chúng hợp tác
thưởng xuyên với cơ quan báo chí của mình. Sự hợp tác đó trở thành một

trong những hình thức sáng tạo của quần chúng, cho phép nhanh chóng phản
ánh những tâm tư, nguyện vọng, tư tưởng mới trong đời sống xã hội lên các
phương tiện thông tin đại chúng. Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, các
nhà báo luôn phải tiếp xúc, trao đổi với nhiều người rất khác nhau về văn hóa,
lối sống, tính cách, nghê nghiệp, trình độ nhận thức...
4.1.2: Giao tiếp với nhân vật
Nhân vật trong tác phẩm báo chí chính là đối tượng quan trọng đòi hỏi
mỗi người làm báo cần có kĩ năng và sự nhạy bén để thu nhận được những
thông tin có giá trị. Phải tạo cho nhân vật sự thoải mái và tin tưởng. Với mỗi
đối tượng lại cần có mỗi cách xử lý khác nhau. Dành thời gian để tìm hiểu
nhân vật là một vô cùng ý nghĩa, đặc biệt là khi bạn cần phải liên lạc cho
những cuộc phỏng vấn tiếp theo. Nếu cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp, không
những nhà báo thu nhận được thêm một lượng thông tin có giá trị mà mối
quan hệ xã hội cũng sẽ được mở rộng. Ngoài ra, các cuộc hẹn với cùng một
nhân vật cũng phải sắp xếp một cách phù hợp để tránh những xung đột lịch
trình.

9


Khi thực hiện phỏng vấn với nhân vật cần tạo không khí thoải mái, gần gũi để
nhân vật được thoải mái chia sẻ thông tin.
( Ảnh minh họa : Nguồn Internet)
4.1.3: Giao tiếp với đồng nghiệp
Bên cạnh việc giao tiếp với công chúng, với nhân vật thì kĩ năng giao
tiếp, trao đổi thông tin với đồng nghiệp cũng là một kĩ năng vô cùng quan
trọng thể hiện phong cách tác nghiệp của mỗi nhà báo. Là những người cùng
hoạt động trong lĩnh vực báo chí thì cách nhìn nhận về cùng một vấn đề sẽ
sâu sắc và tinh tế hơn. Thậm chí, nếu đó là một vấn đề đòi hỏi phải huy động
nhiều nhân lực thì sự phối hợp, giúp đỡ nhau tác nghiệp giữa các nhà báo sẽ

đem lại hiệu quả cao.
Và lẽ dĩ nhiên, làm việc cá nhân và làm việc nhóm là hai phong cách
làm việc hoàn toàn khác nhau. Khi làm việc cá nhân, ý kiến của bản thân mỗi
nhà báo là duy nhất, họ có quyền quyết định và lựa chọn thông tin để đưa vào
tác phẩm của mình. Nhưng khi làm việc tập thể, khối lượng công việc có thể
được giảm tải, bù lại bạn cần biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác
để từ đó cùng nhau chọn ra những chi tiết đắt giá nhất cho sản phẩm cuối
cùng.
10


4.2: Phong cách sáng tạo
Sự sáng tạo trong quá trình tác nghiệp giúp cho tác phẩm không những
đạt chất lượng tốt mà còn thể hiện dấu ấn riêng của mỗi nhà báo, khẳng định
được vị trí cũng như trình độ của mỗi phóng viên. Đặc biệt với báo phát
thanh, một thể loại báo chí với đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm
thanh phong phú sinh động(lời nói, tiếng động, âm nhạc) nên mỗi phóng viên,
nhà báo có thể vận dụng được tối đa sự sáng tạo của mình vào tác phẩm, tạo
nên ấn tượng riêng cho công chúng khi lắng nghe tác phẩm. Phong cách sáng
tạo trong quá trình tác nghiệp được thể hiện xuyên suốt quá trình hình thành
nên một tác phẩm báo chí phát thanh, từ tìm kiếm đề tài cho tới khi hoàn thiện
một sản phẩm hoàn chỉnh.
4.2.1: Sáng tạo trong việc tìm kiếm đề tài
Đề tài của báo chí là những sự vật, sự việc, hiện tượng hiện hữu xung
quanh chúng ta. Tuy nhiên, mỗi nhà báo lại có những góc nhìn riêng về cùng
một sự vật, sự việc, hiện tượng. Ví dụ như cùng một nhân vật nhưng thay vì
chỉ đi vào lối mòn khai thác chung chung về cuộc sống, về sự vất vả, đặc biệt
của nhân vật, nhà báo có thể khai thác cách mà nhân vật vượt qua khó khăn
như thế nào. Như vậy, tác phẩm không chỉ đơn thuần khắc họa được nhân vật
mà còn định hướng được cho công chúng những phương pháp vượt qua khó

khăn và tiếp thêm hi vọng vào cuộc sống.
4.2.2: Sáng tạo trong cách nghiên cứu tài liệu
Trong quá trình chuẩn bị và thu thập thông tin cho tác phẩm phát thanh,
nghiên cứu tài liệu cũng là một phương pháp được rất nhiều nhà báo vận dụng.
Đây là một khâu vô cùng quan trọng để hình thành nên nội dung của một tác
phẩm báo chí. Tùy thuộc vào từng đề tài, từng cá tính sáng tạo của mỗi người
mà nhà báo sẽ lựa chọn những phương pháp khai thác tài liệu khác nhau.
Khi tiến hành xây dựng kế hoạch khai thác tài liệu cần xác định rõ:
Thông tin cần phải có là thông tin gì? Thông tin lấy từ ai? Thông tin lấy ở
đâu?Lấy thông tin ấy như thế nào?. Sau khi tiến hành khai thác tài liệu cần lựa
11


chọn và sắp xếp thông tin một cách hợp lý. Mục đích của việc sử dụng
phương pháp khai thác tài liệu nhằm tạo nên sự đa chiều của thông tin, thông
tin thu nhận được ở nhiều phương diện, khía cạnh, thông tin nhờ đó đầy đủ,
toàn diện hơn.

Sách, báo, mạng Internet là một số cách thức nghiên cứu tài liệu của các nhà
báo hiện đại.
4.2.3: Sáng tạo trong phỏng vấn.
Phỏng vấn là một trong những kỹ năng cơ bản của nghề làm báo. Đặc
biệt với báo phát thanh, câu trả lời của nhân vật thu nhận được nhờ phương
pháp phỏngt vấn làm cho tác phẩm trở nên sinh động và tạo sự tin tưởng cho
công chúng. Nhờ có câu hỏi phỏng vấn mà nhà báo có thể thu nhận được
thông tin.

12



Chủ đề của phỏng vấn phải rõ ràng, đáp ứng được yêu cầu thông tin
của từng thời điểm, từng địa bàn, được nhiều người quan tâm. Không hỏi
những câu hỏi xáo rỗng. Trái với hình thức phỏng vấn báo chí đi theo khuôn
mẫu: tình hình, nguyên nhân, phương hướng, phỏng vấn phát thanh hiện đại
đòi hỏi những câu hỏi mở, ngắn gọn để thu thập được thông tin và vận dụng
ngay nhưng tư liệu mà người trả lời đưa ra để hỏi sâu hơn về vấn đề đang cần
làm rõ. Ngoài ra, để phỏng vấn đạt hiệu quả, phóng viên, nhà báo cần thể
hiện sự chuyên nghiệp, đúng giờ, thái độ lịch sự, thân thiện. Thậm chí là kết
hợp sự hài hước và khả năng quan sát, điều này sẽ mang lại một màu sắc mới
lạ, thể hiện sự sáng tạo trong quá trình phỏng vấn của mỗi nhà báo.
4.2.4: Sáng tạo trong thể hiện tác phẩm:
Tác phẩm báo chí chính là thành quả của một quá trình lao động miệt
mài của những người làm báo. Công chúng sẽ đánh giá, thu nhân thông tin
qua tác phẩm báo chí hoàn chỉnh.
Nhà báo phát thanh dùng tiếng động, lời nói, âm nhạc để truyền tải hình
ảnh, tình cảm, bầu không khí của vấn đề , sự kiện đang nói tới. Tuy nhiên, để
lựa chọn và sắp xếp hợp lý các yếu tố đó trong tác phẩm báo phát thanh nhằm
tái tạo ý tưởng của nhà báo đến với công chúng một cách trọn vẹn là một điều
không hề dễ dàng. Một tác phẩm báo phát thanh cần phải thu hút được công
chúng ngay từ đầu, từ đó gợi cho công chúng sự liên tưởng tới những sự vật,
hiện tượng được nói tới. Ngoài ra, khi thể hiện tác phẩm, cần phải cho thính
giả cảm thấy có bóng dáng mình trong đó, như là họ đang được tham dự và
chứng kiến sự kiện. Tóm lại, khi thể hiện một tác phẩm phát thanh , phóng
viên, nhà báo có thể thoải mái vận dụng sự sáng tạo của mình trong việc thể
hiện tác phẩm với lời nói, âm thanh, tiếng động bởi phát thanh không chịu
những ràng buộc về khuôn khổ, kích cỡ của trang giấy. Nhưng nó lại bị giới
hạn trong một khoảng thời gian, bởi vậy bên cạnh sự sáng tạo thì khi thể hiện
tác phẩm phát thanh, người làm báo cũng cần phải diễn đạt rõ ràng, giản dị,

13



ngắn gọn; sử dụng văn nói để tăng sự thân mật; và đặc biệt đó chính là phải
hấp dẫn, lôi kéo người nghe ngay từ câu đầu tiên.
5. Những lưu ý trong quá trình tác nghiệp của nhà báo
Theo Wikipedia, Nhà báo hay còn gọi là ký giả, là người làm công tác
báo chí chuyên nghiệp như: phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, Tổng
Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các trưởng ban nghiệp vụ báo chí,… một nghề
nguy hiểm nhưng họ vẫn chưa được bảo vệ đúng mức.
Thật vậy, nhắc đến nhà báo là chúng ta nghĩ ngay tới một công việc
nhạy cảm, khối lượng công việc lớn và luôn có khả năng phải đối mặt với
những nguy hiểm cận kề. Và để phác họa được chuẩn mực chân dung của nhà
báo thì không dễ dàng chút nào. Bởi nhà báo là “hội tụ” của một nhà tư tưởng,
một nhà ngoại giao, một người nghệ sĩ hay một nhà văn hóa, thậm chí có lúc
nhà báo sẽ phải hóa thân vào vai một thám tử nghiệp dư.
Trong không ít trường hợp, nghề báo khá nguy hiểm, đặc biệt với
những phóng viên thuộc mảng điều tra kinh tế, tệ nạn xã hội,…
Hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với hình ảnh các nhà báo quốc tế đã
từng mạo hiểm lăn lộn trên chiến trường khắ nơi trên thế giới, những người
đã dũng cảm phanh phui những vũ bế bối tày trời của các đời Tổng thống Mỹ,
… Nhiều nhà báo Việt Nam đã gây chấn động công luận bởi những thiên
phóng sự, điều tra về nạn “cơm tù” trên đường quốc lộ; nạn mãi lộ của cảnh
sát giao thông trên đường thủy, đường bộ,…
Nói về quá trình tác nghiệp,Thiếu tướng Phan Anh Minh- Phó giám đốc
Công an TP.HCM cho rằng: “Sự an toàn cho bản thân người viết và những
người cùng tác nghiệp là vấn đề mà người làm báo cần lưu ý, nhất là khi thâm
nhập các băng nhóm tội phạm. Có những bức ảnh khi đưa lên mặt báo, bọn
tội phạm đã biết mười mươi người chụp ảnh đứng ở góc nào. Có những sự
việc khi đưa lên mặt báo chúng đã biết người tiết lộ là ai vì thông tin mật đó
chỉ mới tiết lộ cho vài người được biết. Vì vậy, tác giả cần có sự chọn lọc hình

ảnh và thông tin khi thể hiện tác phẩm báo chí, nên chọn nhiều góc ảnh - thậm
14


chí có thể chọn bức ảnh được chụp từ xa - và chọn lọc thông tin đã được
nhiều người biết để hạn chế nguy hiểm cho người cùng hợp tác lẫn bản thân
mình. Riêng với vấn đề mô tả sự việc, Thiếu tướng nhìn nhận: Tuy việc đi tìm
chân lý là không có điểm dừng, nhưng nhà báo khi tác nghiệp báo chí thì phải
biết điểm dừng để mình và người hợp tác không vi phạm pháp luật. Đồng ý
rằng nhà báo khi tác nghiệp có thể hóa thân, chọn người cùng hợp tác nhưng
chỉ nên làm như thế khi bản thân họ đã am hiểu về hệ thống pháp luật. Vụ
việc nhà báo Hoàng Khương hãy còn được nhiều người nhắc lại như một bài
học về báo chí khi anh sử dụng người thân cùng tác nghiệp, đoạn băng ghi âm
cho thấy anh đã có những lời lẽ xúi giục, ngã giá chứng tỏ mức độ đồng phạm
trong vụ việc.”
Ngoài yêu cầu về vấn đề an toàn trong tác nghiệp thì nhà báo cũng cần
lưu ý một số vấn đề như: Nghiên cứu kĩ đề tài, có kế hoạch tác nghiệp rõ ràng
để quá trình tác nghiệp diễn ra một cách thuận lợi nhất; nghiên cứu tài liệu
khác với “đạo” thông tin; sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật hiện
đại hỗ trợ cho quá trình tác nghiệp; vận dụng, phối hợp các kỹ năng tác
nghiệp báo chí một cách phù hợp và nhạy bén.
6. Ví dụ thực tiễn:
Cá nhân người làm tiểu luận là một sinh viên báo chí chuyên ngành
phát thanh nên luôn ý thức được tầm quan trọng của giai đoạn tác nghiệp
trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Mỗi bài thực hành, bài thi của các môn
chuyên ngành là cơ hội để người thực hiện tiểu luận được rèn luyện phong
cách tác nghiệp của một nhà báo phát thanh hiện đại, tích lũy thêm kinh
nghiệm cũng như học hỏi được thêm nhiều điều mới lạ. Và để làm rõ hơn vấn
đề mà tiểu luận muốn đề cập tới, tôi đã lựa chọn một số kịch bản ghi nhanh,
phóng sự, phỏng vấn phát thanh do chính bản thân thực hiện để chứng minh

các luận điểm nêu ra trong tiểu luận của mình.
6.1: Ghi nhanh không khí trước thời khắc giao thừa tại Quảng trường
Hồ Chí Minh – TP Vinh – Nghệ An.
15


Quý vị thính giả thân mến, trong những năm qua thành phố Vinh nổi
lên là một điểm sáng về phát triển kinh tế, đóng vai trò là hạt nhân trung tâm
kinh tế văn hóa, xã hội của tỉnh Nghệ An. Hòa chung trong không khí nô nức
đón chào năm mới Giáp Ngọ 2014, đêm giao thừa năm nay thành phố Vinh tổ
chức bắn pháo hoa duy nhất tại điểm quảng trường Hồ Chí Minh – nằm trong
khuôn viên Công viên trung tâm thành phố Vinh,
Và ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đến với không khí trước thời khắc
đón giao thừa của người dân thành phố Vinh qua bài ghi nhanh của Phóng
viên Hải Yến.
Từ chập tối tiết trời thành phố Vinh đã lất phất những hạt mưa phùn,
nhưng người dân thành phố Vinh vẫn đã tụ tập về xung quanh khu vực quảng
trường Hồ Chí Minh từ rất sớm.
Như chúng ta đã biết, Quảng trường Hồ Chí Minh là nơi hội tụ sắc trời
thành Vinh và hương biển Cửa Lò, với gió từ núi Hồng, núi Quyết và sông
Lam, Bến Thủy, đồng thời lại tạo được vẻ hài hòa với không gian, kiến trúc
của thành phố. Hình ảnh của Bác uy nghi mà giản dị, vẫn phong thái ung
dung tự tại, đôi dép cao su quen thuộc như ngày nào Bác về thăm quê.
Và như thường lệ, hàng năm cứ vào thời khắc Giao thừa, tại đây sẽ là
điểm duy nhất trên địa bàn thành phố Vinh diễn ra chương trình bắn pháo
hoa chào đón năm mới.
Trở lại với không khí tại quảng trường Hồ Chí Minh lúc này. Trước
mắt tôi vẫn là quảng trường Hồ Chí Minh tôn nghiêm nổi bật bức tượng
người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, vẫn là những ánh đèn vàng đầy màu sắc làm
sáng rực cả một góc thành Vinh – thành phố Đỏ anh hùng. Vẫn đó những ô

cỏ xanh mướt một màu. Tất cả những cảnh vật ấy bây giờ đang cùng hòa
chung với dòng người đang đổ về đây mỗi lúc một đông hơn.
Chỉ còn khoảng 20 phút nữa thôi là chúng ta sẽ bước sang năm mới
2014. Đứng cạnh Hải Yến bây giờ là ông Nguyễn Văn Dũng – Thành viên
BTC chương trình bắn pháo hoa cho biết:
16


- “Chương trình bắn pháo hoa đêm giao thừa là một hoạt động được
diễn ra hàng năm. Nó đã dần trở thành một hoạt động không thể thiếu và có ý
nghĩa quan trọng đối với người dân thành phố Vinh trong thời khắc chuyển
giao giữa năm cũ và năm mới. Công tác chuẩn bị cho việc bắn pháo hoa đã
hoàn thành từ khá sớm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục theo dõi để đảm
bảo chương trình bắn pháo hoa được diễn ra thuận lợi và an toàn.”
- Vâng, xin cảm ơn ông.
Qua những chia sẻ vừa rồi của Ông Nguyễn Văn Dũng thì chúng ta
cũng đã phần nào đó hiểu hơn về công tác chuẩn bị của Ban tổ chức, để có
thể đảm bảo cho việc bắn pháo hoa diễn ra được thuận lợi và an toàn.
Xung quanh tôi lúc này, thật khó để có thể tìm được một chỗ trống. Và
việc di chuyển cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều nhưng trên khuôn mặt
của mỗi người Hải Yến đều có thể thấy được sự hân hoan, vui mừng trước
thời khắc đất trời chuyển giao sang năm mới. Chia sẻ về cảm xúc của mình
anh Nguyễn Công Hoàng đến từ thành phố Vinh cho biết:
- “Hôm nay mình đến quảng trường Hồ Chí Minh để xem bắn pháo
hoa cùng với bạn gái của mình. Bây giờ mình cảm thấy rất là vui khi được
cùng bạn gái đi xem bắn pháo hoa và để đón khoảnh khắc chuyển giao giữa
năm cũ và năm mới
Còn bạn Lê Phương Thảo từ huyện Nam Đàn đến đây để chứng kiến
chương trình bắn pháo hoa, bạn vui mừng cho biết:
- “Mình bây giờ cảm thấy rất là vui và hạnh phúc. Qua đây thì mình

cũng muốn gửi lời chúc tới những người thân yêu của mình. Chúc mọi người
bước sang năm mới an khang thịnh vượng và nhiều may mắn.”
Và bây giờ thì Hải Yến đang di chuyển ra phía bên ngoài để có thể
quan sát rõ hơn khung cảnh ở đây.
Ở một góc khác của quảng trường Hồ Chí Minh lúc này, một vài người
vẫn đang miệt mài với công việc của mình. Bác Nguyệt, thành viên đội 2,
công ty Môi trường đô thị Vinh chia sẻ:
17


- “Bác làm nghề lao công cũng được 4 năm nay. Năm nào vào đêm
giao thừa bác cũng phải đi làm. Bây giờ, chỉ còn ít phút nữa là đến giao thừa,
bác rất muốn làm xong thật nhanh công việc để về đón giao thừa cùng gia
đình.”
Thưa quý vị và các bạn, mỗi người trong chúng ta đều có những cách
đón giao thừa cho riêng mình. Bên cạnh những gia đình được quây quần bên
nhau, những đôi bạn trẻ hạnh phúc sánh bước cùng nhau thì vẫn còn đấy
những con người đang thầm lặng hoàn thành công việc của mình thật nhanh
để trở về bên gia đình đón thời khắc giao thừa.
Lúc này đây, tại quảng trường Hồ Chí Minh, Hải Yến đang nhìn thấy
những cái nắm tay thật chặt, những ánh mắt hân hoan, và chắc hắn rằng
những trái tim cũng đang rạo rực cùng hướng về năm mới Giáp Ngọ 2014.
Như chúng ta đã biết, thời khắc giao thừa luôn là thời khắc thiêng
liêng và ý nghĩa nhất, là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Người dân thành phố Vinh đang chào đón năm mới 2014 bằng tất cả niềm
hân hoan và hứng khởi, để cầu mong cho một năm mới an khang, thịnh
vượng và nhiều may mắn.
Thay mặt cho những người làm chương trình, Hải Yến kính chúng các
bạn thính giả đang nghe đài một năm mới sức khỏe và thành công trong cuộc
sống.

Phóng viên Hải Yến, ghi nhanh từ Quảng trường Hồ Chí Minh, thành
phố Vinh, Nghệ An.
Bài ghi nhanh Phát thanh “không khí trước thời khắc giao thừa tại
Quảng trường Hồ Chí Minh – TP Vinh – Nghệ An” cung cấp thông tin ở thời
điểm ban đầu sôi động của sự kiện. Thông báo cho thính giả một bức phác
thảo đa diện, sinh động bằng âm thanh với những tiếng động phong phú như:
tiếng reo hò của người dân, tiếng nhạc tại sân khấu chính,…từ đó giúp thính
giả hình dung về sự kiện một cách sống động như chính họ đang được trực
tiếp chứng kiến sự kiện.
18


Để thực hiện được bài ghi nhanh này, cần phải nghiên cứu tìm hiểu
trước về sự kiện. Đây là một thao tác không thể thiếu nếu muốn tác phẩm ghi
nhanh đạt chất lượng cao và giúp người thực hiện ghi nhanh định hướng được
trong cách tiếp cận sự kiện. Khi đã chọn được thời điểm để phản ánh cũng
như lên được khung đề cương dự kiến của bài thì công việc tiếp theo là chuẩn
bị trước câu hỏi cho các nhân vật sẽ phỏng vấn. Công tác chuẩn bị tác nghiệp
cũng vô cùng quan trọng đó là kiểm tra máy ghi âm, có thể đưa theo giấy, bút
nếu cần thiết, phương tiện đi lại cũng được chuẩn bị kĩ càng. Đối tượng phỏng
vấn được lựa chọn là người dân từ mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề để bài ghi
nhanh trở nên chân thực nhất. Ngoài ra, cần chọn địa điểm tác nghiệp với
tiếng động nền vừa phải, tránh để tạp âm lớn hơn tiếng của Phát thanh viên
dẫn tại hiện trường nhưng cũng không quá bé, đủ để thính giả có thể cảm
nhận được không khí nhộn nhịp tại Quảng trường Hồ Chí Minh vào thời khắc
giao thừa.
6.2.

Phỏng vấn Ca sĩ Hòa Minzy


MC: Với những ai yêu thích “Học viên ngôi sao 2014” thì chắc hẳn sẽ
rất ấn tuợng với giọng hát của cô ca sĩ trẻ sinh năm 1995 Nguyễn Thị Hoà
hay còn đuợc công chúng biết đến với tên Hoà Minzy. Và hôm nay chúng ta
sẽ đuợc gặp gỡ và trò chuyện cùng với cô gái này.
MC: Xin chào Hoà Minzy, truớc hết rất cảm ơn bạn đã bớt chút thời
gian của mình để đến với chúng tôi ngày hôm nay.
MC: Truớc tiên thì mình cảm thấy khá là tò mò về biệt danh Hoà Minzy
của bạn. Bạn có thể bật mí đôi chút về nguồn gốc của tên gọi này đuợc
không?
MC: Trở về từ cuộc thi “ Học viện ngôi sao 2014” và dành đuợc giải
cao nhất của cuộc thi thì cảm xúc của bạn lúc đó như thế nào?
MC: Cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào sau cuộc thi? Liệu có
quá nhiều xáo trộn trong đời sống hàng ngày của bạn không?

19


MC: Lên lớp 11, bạn đã xin bố mẹ lên thành phố tự kiếm sống và học
thanh nhạc, lý do nào khiến bạn đưa ra một quyết định táo bạo như vậy?
MC: Được biết trong gia đình bạn không ai làm trong ngành nghệ
thuật cả, vậy con đuờng nào đã đưa bạn đến với sự nghiệp ca hát?
MC: Xuất thân trong một gia đình lao động thuần nông, điều kiện kinh
tế chắc hẳn cũng có những khó khăn. Vậy bạn có khi nào điều đó gây trở
ngại cho bạn trên bước đường trở thành ca sĩ chuyên nghiệp?
MC: Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hưong quan họ Bắc Ninh,
vậy thì ngay bây giờ bạn có thể thể hiện một làn điệu dân ca quan họ mà bạn
yêu thích nhất đuợc không?
MC: Trong thời gian tới, bạn có những dự định âm nhạc gì có thể chia
sẻ với quý vị thính giả của chuơng trình?
MC: Là một người có ước mơ và dám thực hiện uớc mơ, bạn có điều gì

muốn chia sẻ với các bạn thính giả, đặc biệt là các thính giả trẻ của chúng ta
ngày hôm nay?
MC: Xin cảm ơn Hoà Minzy về cuộc trò chuyện ngày hôm nay. Hi vọng
bạn sẽ luôn thành công trên con đuờng nghệ thuật của mình. Và để kết thúc
chương trình mời các bạn thính giả cùng lắng nghe giọng hát của ca sĩ trẻ
Hoà Minzy qua ca khúc “Thư chưa gửi anh” sáng tác của nhạc sỹ Nguyễn
Hải Phong.
Đây là kịch bản phỏng vấn chân dung nghệ sỹ, đặc biệt là một nghệ sỹ
trẻ. Bởi vậy phong cách tác nghiệp của nhà báo cần có sự khác biệt khi tác
nghiệp phỏng vấn những nghề sĩ gạo cội. Cũng như khi bắt đầu thể hiện bất
cứ một sản phẩm báo phát thanh nào, việc tìm tư liệu và thông tin về ca sĩ qua
các phương tiện truyền thông như báo, đài, Internet là một việc làm rất cần
thiết giúp người thực hiện có những hiểu biết nhất định về nhân vật mình sắp
phỏng vấn. Từ đó lên kịch bản khung các câu hỏi. Việc tiếp theo đó là liên hệ
với nhân vật. Dù là một ca sỹ trẻ tuổi, nhưng khi liên hệ với nhân vật, tôi luôn
giữ một thái độ lịch sự, để nữ ca sĩ cảm thấy mình được tôn trọng và thoải mái
20


nhận lời mời phỏng vấn. Tiếp theo đó là việc lên kế hoạch về thời gian và địa
điểm thực hiện phỏng vấn cũng như gửi trước kịch bản để ca sĩ có sự chuẩn bị
cho câu trả lời. Khi thực hiện phỏng vấn, cần có sự trò chuyện thân mật, gần
gũi. Tránh đi thằng luôn vào vấn đề, gây cảm giác khó chịu, căng thẳng cho
nhân vật. Cần duy trì sự thân mật, tự tin và yếu tố chuyên nghiệp trong suốt
quá trình phỏng vấn. Một lời cảm ơn chân thành sẽ dùng để kết thúc trọn vẹn
một buổi phỏng vấn.
6.3.

Phóng sự: Vào đại học để “nghiện game”


Cố vào đại học để…nghiện game?
(Tiếng động game)
Thưa quý vị và các bạn, 12h đêm, tiếng của Đức và các bạn cùng
phòng vẫn vang lên một cách gắt gỏng và đầy bức xúc như vậy. Nếu chỉ nghe
thoáng qua thì í tai biết được những người này đang nói với nhau hay cãi
nhau về vấn đề gì. Bởi nó khác xa với ngôn ngữ giao tiếp thường ngày mà là
ngôn ngữ giao tiếp của những game thủ chơi liên minh huyền thoại.
(Tiếng động vang lên)
Nguyễn Thường Đức hiện đang là sinh viên năm cuối của trường Đại
học Điện lực. Là con một trong 1 gia đình quê ở Bắc Ninh, Đức là niềm kì
vọng của bố mẹ khi ra Hà Nội nhập học với mong ước con trai sẽ trở thành
một kĩ sư ngành điện. Sang đến năm thứ 2, Đức được gia đinh trang bị một
chiếc laptop để phục vụ việc học như bao người khác. Thế nhưng cũng bắt
đầu từ đây, những lúc ngoài giờ lên lớp là Đức lại ngồi trước bàn phím chơi
game và dần nghiện game. Chuyện 3 người con trai phòng Đức và 1 vài
thành viên khác trong xóm trọ cùng liên thủ, nhập cuộc say sưa trong game
“Liên minh huyền thoại” mỗi ngày kéo dài đến 2, 3 giờ đêm là chuyện bình
thường. Anh Nguyễn Lâm Phúc, người ở cùng xóm trọ với Đức chia sẻ:
(Băng): “Chúng nó chơi game khuya lắm. Mà chơi kiểu gì mà la hét
ầm ĩ lên, nhiều khi khó ngủ vì chúng nó. Nhưng mà chỗ tập thể thì biết làm
sao. Bảo nó là chơi ít thôi học đi nhưng nó có nghe đâu.”
21


Thưa quý vị và các bạn, thật không hình dung ra nổi việc học tập của
Đức như thế nào khi suốt ngày chỉ thấy Đức ngồi trước bàn phím. Người thì
càng ngày càng gầy đi. Một nam thanh niên tuổi 22 với chiều cao 1m68 mà
chỉ có 52kg. Vì mất ăn, mất ngủ nên Đức trông lúc nào cũng mệt mỏi và ngáp
dài liên tục.Ấy thế nhưng 2 mắt và não lại căng như dây đàn khi Đức lâm vào
trận chiến ảo trên web. Hoàng Phương, bạn học cùng lớp với Đức cho biết:

(Băng): “Đức á, có lần nó kể là dắt xe ra đến cổng rồi nhưng nghĩ có
đi thi cũng không làm được bài nên thôi ở nhà, lần sau thi lại. Bó tay với nó
luôn”.
Quả thật là với việc học, dường như Đức không còn quan tâm nữa.
Sinh viên năm cuối, nhẽ ra sẽ có nhiều việc phải làm, nhiều bài vở cần chú
trọng. Thế nhưng điều mà Đức hứng thú duy nhất chỉ có game online.
Rồi không biết kết quả học tập của Đức sẽ như thế nào, sự kì vọng của
gia đình Đức sẽ đổi lại là là sự thất vọng ra sao, chúng ta đều có dự đoán.
Đáng buồn và lo ngại hơn, sinh viên nghiện game không chỉ có một
mình Đức mà đây chỉ là một điển hình cho thực trạng đáng báo động: sinh
viên nghiện game. Chỉ tính một xóm trọ có 7 người nam thì có tới 5 người
chơi game điên cuồng suốt ngày đêm. Cũng theo thống kê thì nước ta hiện
nay có khoảng 420 trường đại học, cao đẳng thì 30% trong tổng số sinh viên
trên cả nước nghiện game và có biểu hiện ảnh hưởng của bạo lực game. Một
con số đáng báo động và dấy lên cảnh báo trong đời sống giới trẻ và với xã
hội.
Vấn đề này đến nay dù đã được bàn đến rất nhiều nhưng áp dụng biện
pháp giải quyết thì chưa thực sự có hiệu quả. Và nếu nó cứ tiếp tục diễn ra
thì sẽ biến thành một ma trận rối rắm, nhức nhối khó tháo gỡ.
Đề tài được chọn lựa đê thực hiện phóng sự là một vấn đề liên quan
trực tiếp đến đối tượng là các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn sinh viên đang
ngày đêm chìm đắm vào game online. Ngoài các bước nghiên cứu tài liệu và
chọn góc tiếp cận thì việc thu được những tiếng động hiện trường cũng đòi
22


hỏi người làm phóng sự sự kiên trì và khéo léo nhất định. Chọn lựa và sắp xếp
tiếng động, âm nhạc, lời nói trong phóng sự một cách hợp lý, thể hiện được ý
đồ của người làm phóng sự.
7. Kết luận

Trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay, công chúng luôn có
quyền chọn lựa kênh thông tin cho riêng mình để từ đó chọn lọc và tiếp nhận
những thông tin cần thiết, chính xác và nhanh chóng nhất. Sự đa dạng về các
loại hình báo chí một mặt sẽ khiến nền báo chí thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng phát triển mạnh mẽ hơn, mặt khác sẽ tạo nên sự cạnh tranh,
những thách thức giữa các loại hình báo chí với nhau.
Thời cơ đi cùng thách thức và đan xen nhau. Mỗi người làm báo cần
phải biết tận dụng thời cơ và khắc phục những thách thức để từ đó vượt qua
thách thức để tiếp tục phát triển ổn định và bền vững.
Là một nhà báo phát thanh, khả năng đọc, nói; sự am hiểu các thiết bị
kỹ thuật; khả năng biên tập, tổ chức các chương trình; kỹ năng phỏng vấn,…
chính là thước đo sự sáng tạo trong quá trình tác nghiệp của mỗi người.
Một tác phẩm báo chí hay là một tác phẩm báo chí hội tụ được các yếu
tố chân thực, thời sự, nóng hổi những cũng cần phải có sự sáng tạo, tinh tế
trong cách thể hiện tác phẩm thì mới thu hút được công chúng. Đề tài của báo
chí bắt nguồn từ công chúng và cũng chính công chúng là người sẽ đánh giá
năng lực của mỗi người làm báo.
Lẽ dĩ nhiên, một nhà báo phát thanh trước hết cũng phải có những
phẩm chất của một người làm báo nói chung như: bản lỉnh chính trị vững
vàng, sự nhạy bén trong việc phát hiện cái mới, khả năng quan sát, khám phá
hiện thực,… Và một điều cuối cùng nhưng không thể thiếu khi xác định đến
với nghề báo nói chung và báo phát thanh nói riêng đó chính là tình yêu, sự
say mê với nghề.

23


Tài liệu tham khảo
1. TS Nguyễn Văn Dững cùng Tập thể tác giả, Báo Phát thanh, Nxb
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

2. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội.
3. Đức Dũng, (2003), Lý luận Báo Phát thanh, Nxb Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội.
4. PGS.TS Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1999), Cơ sở lý luận báo chí; Nxb
Văn hoá - Thông tin; Hà Nội (tái bản).
5. PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, (2001) Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
6. Một số thông tin trên các trang báo mạng điện tử:

24


MỤC LỤC
I. Mở đầu.................................................................................................................. 1
II. Nội dung..............................................................................................................2
1. Tác phẩm báo chí...................................................................................................2
1.1: Tác phẩm báo chí là gì?......................................................................................2
1.2: Quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí...................................................................2
2. Vai trò của quá trình tác nghiệp trong việc sáng tạo tác phẩm báo chí...................5
3. Quá trình sáng tạo tác phẩm báo phát thanh..........................................................6
4. Phong cách tác nghiệp của nhà báo phát thanh hiện đại........................................7
4.1: Phong cách giao tiếp...........................................................................................8
4.1.1: Giao tiếp với công chúng.................................................................................8
4.1.2: Giao tiếp với nhân vật.....................................................................................9
4.1.3: Giao tiếp với đồng nghiệp.............................................................................10
4.2: Phong cách sáng tạo.........................................................................................11
4.2.1: Sáng tạo trong việc tìm kiếm đề tài................................................................11
4.2.2: Sáng tạo trong cách nghiên cứu tài liệu.........................................................11
4.2.3: Sáng tạo trong phỏng vấn..............................................................................12

4.2.4: Sáng tạo trong thể hiện tác phẩm:..................................................................13
5. Những lưu ý trong quá trình tác nghiệp của nhà báo...........................................14
6. Ví dụ thực tiễn:....................................................................................................15
7. Kết luận...............................................................................................................23
Tài liệu tham khảo.................................................................................................24

25


×