Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận cao học quản lý lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số tỉnh thái nguyên trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.53 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa với hơn 4000 năm lịch
sử dựng nước và giữ nước. Trải qua bao biến cố của lịch sử nhưng những giá
trị văn hóa Việt vẫn luôn được bảo tồn và tôn tạo. Mỗi một dân tộc, vùng
miền đều có những nét đẹp riêng có trong không gian văn hóa của mình, đó là
những di tích lịch sử (chùa, đình, đền, miếu…) đi kèm với nó là hoạt động lễ
hội gắn liền với phong tục tập quán và đời sống sinh hoạt thường ngày của
từng tộc người, từng vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam.
Nằm ở vùng trung du và miền núi Bắc bộ, Thái Nguyên không chỉ có vị
trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng…mà còn
là nơi sinh sống của rất nhiều tộc người như: Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán
chay, H’Mông, Hoa… Mỗi một dân tộc đều mang những nét đẹp riêng biệt,
huyền bí, thiêng liêng. Chính bởi lẽ đó, Thái Nguyên không chỉ nổi tiếng với
những đồi chè, những thắng cảnh đẹp, tỉnh Thái Nguyên còn được biết đến
như một cái nôi của những lễ hội văn hóa, đặc biệt là lễ hội văn hóa truyền
thống của các dân tộc thiểu số định cư lâu đời nơi đây.
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh diễn ra trên 80 lễ hội truyền thống khác
nhau như: Núi Văn - Núi Võ (huyện Đại Từ), Đền Đuổm (huyện Phú Lương),
Lồng Tồng (huyện Định hoá), đình đền chùa Cầu Muối (huyện Phú Bình),
Chùa Hang (huyện Đồng Hỷ)… Mang ý nghĩa trong mỗi một lễ hội là linh
hồn, là đời sống văn hóa, tâm linh của một dân tộc trong cộng đồng 54 dân
tộc anh em.


Nhìn chung, hầu hết các lễ hội truyền thống đều được tổ chức trang
trọng với đủ phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ kế thừa nghi lễ truyền thống, phản
ánh được bản sắc văn hoá địa phương; phần Hội với các hoạt động văn hoá
nghệ thuật trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, có sức hấp dẫn và thu
hút được du khách tham quan và tham gia như: Đẩy gậy, leo cầu cần, ném


còn, đấu vật, chọi gà, thi cấy lúa… Tuy nhiên, hiện nay với tác động tiêu cực
từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, xu thế thương mại hóa các dịch vụ lễ
hội ngày càng trở nên phổ biến, hoạt động lễ hội có nhiều biến tướng, nhiều
nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số đang bị đồng hóa bởi văn hóa
Kinh dẫn tới việc mất dần đi tính phong phú đa dạng vốn có của nó… Trong
khi đó, công tác tổ chức và quản lý lễ hội còn rất nhiều bất cập, quản lý chỉ
mang tính hình thức, bề nổi, chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển bền
vững cuả các lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số cũng như việc bảo
tồn và phát huy giá trị nhân văn trong các hoạt động này. Vì vậy vấn đề có ý
nghĩa cấp thiết hiện nay là phải tăng cường công tác quản lý để lễ hội văn hóa
truyền thống các dân tộc thiểu số hằng năm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
được diễn ra an toàn, lành mạnh, văn minh phù hợp với nghị quyết trung
ương Đảng “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách
mạng, kháng chiến, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân
tộc. Bảo tồn và phát huy văn hóa, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hòa bảo vệ,
phát huy các di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch”.
Tiểu luận này lựa chọn vấn đề “Quản lý lễ hội văn hóa truyền thống
dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài

2


nghiên cứu. Kết cấu bài nghiên cứu ngoài phần mở đầu và kết thúc ra thì được
chia thành 3 chương tương đương với 3 nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về lễ hội văn hóa truyền thống và vấn đề
quản lý xã hội đối với lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý xã hội đối với lễ hội văn hóa
truyền thống dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay (từ
2010 - 2014).
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công

tác quản lý xã hội đối với lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số tỉnh
Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng của các lễ hội và công tác tổ chức, quản
lý lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,
khẳng định vai trò của chủ thể quản lý, làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số ở địa phương và đưa ra
phương hướng, giải pháp nhằm, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt
động này trong giai đoạn tới.
2.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động lễ hội văn hóa truyền
thống các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
- Phân tích các quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước về hoạt động lễ hội văn hóa truyền thống; quan điểm, chính

3


sách của địa phương trong công tác quản lý các lễ hội văn hóa truyền thống
của các dân tộc thiểu số giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động quản lý xã hội đối với lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu
số tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3. 1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài đi sâu nghiên cứu các lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc
thiểu số nói chung và lễ hội văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
- Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động quản lý, ở đây là hoạt động

quản lý đối với đối tượng là lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể là địa bàn nơi tập trung
đông các đồng bào dân tộc thiểu số (huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện
Định Hoá, huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ…).
- Thời gian: giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, tập trung vào thời
điểm các tháng đầu năm do đây là mùa lễ hội.
4. Tình hình nghiên cứu:
Thực tế có rất nhiều học giả quan tâm nghiên cứu và đưa ra những tác
phẩm có giá trị xung quanh vấn đề lễ hội, lễ hội truyền thống, công tác quản
lý lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số… Có thể kể đến một số
công trình, bài viết tiêu biểu sau:

4


- Lễ hội – truyền thống và hiện đại, Thu Linh, Đặng Văn Lung, Nxb
Văn Hóa, 1984;
- Lễ hội và nhân sinh, Đặng Văn Lung, Nxb Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, 2005;
- Lễ hội văn hóa Việt Nam, PGS Lê Trung Vũ, PGS – TS Lê Hồng Lý,
Nxb Thông tin;
- Lễ hội và du lịch văn hóa Việt Nam, Đoàn Huyền Trang, Nxb Lao
động, 2009;
- Văn hóa dân gian Tày – Nùng ở Việt Nam, Hội văn nghệ dân gian
Việt Nam, Nxb Đại Học quốc gia;
- Tham luận hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống
trong xã hội Việt Nam đương đại – 4/2010, tại Hà Nội
- Quản lý lễ hội cổ truyền hiện nay, Phạm Thị Thanh Quy, Nxb Lao

động, 2009;
-…
Các công trình nghiên cứu kể trên phần nào tái hiện được bức tranh
sinh động về lễ hội văn hóa truyền thống cũng như công tác quản lý đối với lễ
hội văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, các bài viết khai thác
các khía cạnh khác nhau của lễ hội văn hóa và công tác quản lý lễ hội văn hóa
nói chung, không đi sâu nghiên cứu về lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc
thiểu số ở một địa phương cụ thể. Thông qua việc phân tích, đánh giá thực
trạng đã đặt ra cho xã hội nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, nhiệm vụ
quan trọng, cấp bách lúc này là phải đẩy mạnh công tác quản lý đối với lễ hội
truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đồng thời góp phần nâng

5


cao nhận thức cho bản thân người nghiên cứu cũng như cộng đồng dân cư
tỉnh Thái Nguyên, mở rộng hơn là người dân trong cả nước về tinh thần dân
tộc, về trách nhiệm đối với việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đang
có nguy cơ bị mai một theo dòng thời gian, bị pha trộn theo vòng xoáy của
nền kinh tế thị trường trong bối cảnh đất nước mở cửa giao lưu kinh tế - văn
hoá với thế giới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài này dựa trên những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước; các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo… có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu để tham khảo. Dựa trên yêu cầu thực tế của chủ thể quản lý
với công tác quản lý các lễ hội văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số
trong tình hình hiện nay. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để hình thành bài
tiểu luận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội ứng dụng:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nhằm mục đích tìm cơ sở cho
việc xây dựng hệ thống lý thuyết và thực tế, cơ sở cho việc đánh giá kết
quả khảo sát nghiên cứu, vai trò của vấn đề nghiên cứu và giải pháp cho
vấn đề nghiên cứu.
+ Phân tích: nhằm mục đích đánh giá tài liệu và số liệu đã thu thập
được một cách chính xác nhất.

6


+ Quan sát: Tiến hành khi thực hiện phỏng vấn sâu và tiến hành các
nghiên cứu. Thực hiện quan sát gián tiếp, quan sát thực nghiệm và quan sát
phi thực nghiệm. Mục đích để xem xét các hình thức và nội dung của các lễ
hội và công tác tổ chức, quản lý các lễ hội đó. Kết quả quan sát sẽ là cơ sở để
thực hiên việc nghiên cứu.
+ Phỏng vấn: thực hiện phỏng vấn sâu, tham vấn ý kiến chuyên gia;
đồng thời phỏng vấn cá nhân một số người cả người quản lý lễ hội và người
tham quan và tham gia những lễ hội đó.
+ Điều tra xã hội học: mục tiêu là thu nhận các nhận xét đánh giá của
công chúng về các chương trình lễ hội văn hoá truyền thống tại địa phương.
+ Phương pháp chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên khi điều tra để có sự khách
quan nhất.
6. Đóng góp của đề tài:
- Là đề tài khảo sát và nghiên cứu có tính hệ thống cả lý luận và thực
tiễn về công tác quản lý lễ hội văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Với đối tượng là các lễ hội văn hoá truyền thống
diễn ra trên địa bàn và hoạt động quản lý lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc

thiểu số trên địa bàn đó, những tư liệu được lựa chọn, tập hợp, đưa ra nghiên
cứu là hoàn toàn mới.
- Quan tâm đến chủ thể quản lý và đề cao vai trò của công tác quản lý
đối với một hoạt động văn hoá truyền thống của một tỉnh miền núi. Vì thế
thực tiễn công tác tổ chức quản lý của chính quyền địa phương trong giai
đoạn hiện nay được khảo sát, đánh giá một cách có hệ thống và kỹ lưỡng. Đề
tài sẽ làm sáng tỏ vai trò của công tác quản lý các lễ hội văn hoá truyền thống

7


dân tộc thiểu sô trong công cuộc đổi mới hiện nay tại địa phương, nhằm xây
dựng, củng cố hoạt động thực tiễn của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản
lý trong hoạt động quản lý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đây là tiểu luận đề ra những giải pháp khoa học nhằm thỏa mãn yêu
cầu làm sao để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, vừa bao quát bề rộng
lại vừa đi sâu đi sát quản lý các hoạt động lễ hội văn hoá truyền thống của các
dân tộc thiểu số, hướng vào việc giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc, từng
bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ trong điều kiện hiện nay.
7. Ý nghĩa của đề tài:
7.1. Ý nghĩa về khoa học:
Đề tài có ý nghĩa khoa học to lớn, đóng góp một khía cạnh kiến thức mới
cho nền khoa học nghiên cứu đồ sộ hiện nay. Bên cạnh đó nó góp phần làm
tăng vốn kiến thức thực tế cũng như củng cố nền tảng kiến thức của người
tham gia nghiên cứu. Đề tài còn đem lại nguồn tư liệu tham khảo phục cho việc
nghiên cứu và học tập cho những đề tài với những vấn đề liên quan khác.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Thông qua đề tài, mọi người sẽ có cái nhìn đầy đủ, khách quan và thực
tế hơn về lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên,
từ đó nâng cao ý thức bảo tồn các lễ hội văn hoá, giữ gìn và phát huy các giá

trị văn hóa truyền thống chứa đựng trong các lễ hội. Hơn nữa, những giải
pháp đề xuất trong nghiên cứu cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ
chức và quản lý lề hội thời gian tới.

8


8. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, bài tiểu luận
chia làm 3 chương tương đương với 3 nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về lễ hội văn hóa truyền thống và vấn đề
quản lý xã hội đối với lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý xã hội đối với lễ hội văn
hóa truyền thống dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay
(từ 2010 - 2014).
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý xã hội đối với lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số tỉnh
Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

9


NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI VĂN HOÁ TRUYỀN
THỐNG VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỄ HỘI VĂN HOÁ
TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm quản lý
1.1.2 Khái niệm quản lý xã hội

1.1.3 Khái niệm lễ hội
1.1.4 Khái niệm lễ hội văn hóa truyền thống
1.2. Một số vấn đề chung trong quản lý xã hội đối với lễ hội văn hóa
truyền thống các dân tộc thiểu số
1.2.1 Chủ thể quản lý lễ hội văn hóa truyền thống
1.2.2 Nội dung quản lý lễ hội văn hóa truyền thống
1.2.3. Phương thức quản lý lễ hội văn hóa truyền thống
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỄ
HỘI VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH THÁI
NGUYÊN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (2010 – 2014)
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý xã hội đối với lễ hội
văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số
2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên
2.2 Thực trạng hoạt động quản lý xã hội đối với lễ hội văn hóa truyền
thống dân tộc thiểu số
2.2.1. Thực trạng về lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số tỉnh
Thái nguyên
2.2.2.Thực trạng
2.3 Nguyên nhân
10


CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỄ HỘI
VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH THÁI
NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý xã hội đối
với lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý xã hội đối

với lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên
3.3 Kiến nghị, đề xuất
C. KẾT LUẬN

11


KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay trên phạm vi cả nước nói chung và ở Thái
Nguyên nói riêng sự thay đổi đang diễn ra liên tục trên tất cả các lĩnh vực, các
hoạt động. Do đó, hoạt động quản lý xã hội đòi hỏi phải ngày càng chặt chẽ
và hiệu quả hơn. Các hoạt động đó có thể thay đổi theo hướng tích cực hoặc
tiêu cực phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý xã hội. Trong
phạm vi bài viết này em muốn đề cập đến việc quản lý lễ hội văn hóa truyền
thống các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên thông qua hoạt động xây dựng hệ
thống những chủ trương, chính sách, quy định cũng như công tác tổ chức chủ
trương, chính sách quy định đó. Để đạt hiệu quả quản lý tối ưu thì hoạt động
tổ chức thực hiện chính sách quản lý phải phù hợp và thống nhất với công tác
xây dựng chính sách quản lý.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng sự lãnh đạo của Nhà nước và một đội
ngũ cán bộ công chức có tri thức, không ngừng tích lũy kinh nghiệm quản lý,
đồng thời nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân thì hiệu quả công
tác quản lý xã hội đối với lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc thiểu tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn hiện nay sẽ được bảo đảm và không ngừng nâng cao.

12


LỜI CAM ĐOAN


Đề tài nghiên cứu của tôi với tên gọi: “Quản lý lễ hội văn hóa truyền
thống dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay” là công
trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc mà tôi đã bỏ ra nhiều tâm huyết và
công sức để hoàn thành.
Tôi xin cam đoan không sao chép hay sử dụng bất kì một công trình
nghiên cứu đã được công bố nào khác biến nó thành công trình của mình.
Nếu phát hiện có sự sao chép trong thực hiện đề tài này, tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2015
Tác giả đề tài

Nguyễn Thị Thủy

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS, TS Nguyễn Vũ Tiến (2010), Lý thuyết chung về quản lý xã hội,
Nxb Giáo dục, Hà Nội
2. Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền
3. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên
www.thainguyen.gov.vn
4. Báo Thái Nguyên điện tử
www.baothainguyen.org.vn


14


MỤC LỤC

15



×