Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) VÀ QUY PHẠM VỆ SINH (SSOP) CHO DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN THỨC ĂN THỦY SẢN TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN TÔ CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 85 trang )

BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) VÀ QUY
PHẠM VỆ SINH (SSOP) CHO DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN THỨC ĂN
THỦY SẢN TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN TÔ
CHÂU

Tác giả

PHẠM THANH PHONG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng kỹ sư ngành
Bảo Quản và Chế Biến Nông Sản Thực Phẩm

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Anh Trinh

Tháng 8 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài em được sự hướng dẫn, giảng dạy của quý
thầy cô trường đại học Nông Lâm TP.HCM, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ
công nhân viên công ty Cổ Phần Tô Châu.
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM đã truyền đạt những kiến thức trong 4 năm học tại trường, đặc biệt em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn, thầy Nguyễn Anh Trinh – người
đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó em chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty Cổ Phần Tô Châu,
anh Đoàn Minh Tú (trưởng phòng kỹ thuật) và các anh chị trong xí nghiệp của công ty
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập, nhiệt tình chỉ dạy và


truyền đạt cho em nhiều kinh nghiệm thực tế.
Cuối cùng con xin khắc ghi công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ để
con có được ngày hôm nay.

Sinh viên
Phạm Thanh Phong

ii


TÓM TẮT
Trước yêu cầu đòi hỏi các sản phẩm chế biến từ cá tra ngày càng cao của người
tiêu dùng trong nước và thế giới, các cơ sở chế biến thủy sản và nuôi trồng thủy sản
lần lượt áp dụng các hệ thống kiểm soát chất lượng đối với sản phẩm của mình. Nhưng
bên cạnh đó thức ăn thủy sản cũng chiếm phần rất quan trọng trong việc tạo nên chất
lượng sản phẩm cho con cá tra. Vì vậy, nhà máy chế biến thức ăn thủy sản đã được
công ty Cổ Phần Tô Châu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP. Để có
thể áp dụng HACCP, cần phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết và các chương trình
tiên quyết (quy phạm sản xuất GMP và quy phạm vệ sinh SSOP).
Qua thời gian thực hiện đề tài “Xây dựng quy phạm sản xuất (GMP) và quy phạm
vệ sinh (SSOP) cho dây chuyền chế biến thức ăn thủy sản tại xí nghiệp thức ăn thủy
sản Tô Châu”, chúng tôi đã có được các kết quả như sau:
Phân tích được các điều kiện tiên quyết của xí nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản Tô
Châu, tuy vẫn còn một số điều kiện chưa đạt như: cửa ra vào chưa có màn chắn côn
trùng.
 Xây dựng được 16 GMP cho quy trình chế biến thức ăn thủy sản dạng viên, gồm
các GMP sau:
GMP 01: Công đoạn nạp nguyên liệu
GMP 02: Công đoạn nghiền thô
GMP 03: Công đoạn tách tạp chất và kim loại

GMP 04: Công đoạn cân định lượng nguyên liệu theo công thức
GMP 05: Công đoạn trộn đứng
GMP 06: Công đoạn nghiền tinh
GMP 07: Công đoạn sàng tinh
GMP 08: Công đoạn trộn thuốc
GMP 09: Công đoạn ép đùn
GMP 10: Công đoạn sấy
GMP 11: Công đoạn bọc áo dầu
iii


GMP 12: Công đoạn làm nguội
GMP 13: Công đoạn sàng rung
GMP 14: Công đoạn cân định lượng vào bao
GMP 15: Công đoạn đóng gói
GMP 16: Công đoạn bảo quản thành phẩm
 Xây dựng được 09 SSOP để kiểm soát vệ sinh gồm có:
SSOP 01: An toàn nguồn nước
SSOP 02: Bề mặt tiếp xúc với nguyên liệu
SSOP 03: Bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu
SSOP 04: Ngăn ngừa sự nhiễm chéo
SSOP 05: Vệ sinh cá nhân
SSOP 06: Sử dụng và bảo quản hóa chất
SSOP 07: Kiểm tra sức khỏe công nhân
SSOP 08: Kiểm soát động vật gây hại
SSOP 09: Kiểm soát chất thải

iv



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các hình

viii

Danh sách các bảng

ix


Chương 1.MỞ ĐẦU

1

Chương 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Tổng quan về HACCP

3

2.1.1 HACCP là gì

3

2.1.2 Lý do phải áp dụng HACCP

3

2.1.3 Lợi ích của việc thực hiện HACCP

3

2.1.4 Điều kiện để cơ sở có thể áp dụng HACCP

3

2.2 Điều kiện tiên quyết


4

2.2.1 Mối liên quan giữa các thành phần trong hệ thống quản lý theo HACCP

4

2.2.2 Nội dung điều kiện tiên quyết

5

2.3 Quy phạm sản xuất

6

2.3.1 Định nghĩa

6

2.3.2 Phạm vi kiểm soát của GMP

6

2.3.3 Nội dung và hình thức của quy phạm sản xuất

7

2.3.4 Phương pháp xây dựng GMP

7


2.4 Quy phạm vệ sinh

7

2.4.1 Định nghĩa

7

2.4.2 Vai trò của SSOP

7

2.4.3 Nội dung của quy phạm vệ sinh

8

2.4.4 Hình thức của quy phạm vệ sinh

8

2.5 Các nguyên liệu thường dùng làm thức ăn thủy sản

8

2.5.1 Nhóm nguyên liệu cung cấp protein

9
v



2.5.2 Nhóm nguyên liệu cung cấp đường, bột

13

2.5.3 Vitamin

14

2.5.4 Khoáng

14

2.6 Tình hình thức ăn thủy sản trong tỉnh và cả nước

15

2.7 Ưu điểm và nhược điểm của thức ăn viên

15

2.8 Tiêu chuẩn của thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Tra và cá Ba sa

16

Chương 3.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài


19

3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

19

Chương 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

4.1 Tổng quan về nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản Tô Châu

21

4.1.1 Lịch sử hình thành của nhà máy

21

4.1.2 Vị trí của nhà máy

21

4.1.3 Mục tiêu và ý nghĩa kinh tế, xã hội của nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản

22

4.1.4 Quy mô đầu tư, công suất và sản phẩm

23


4.1.5 Tổ chức bộ máy

24

4.2 Dây chuyền công nghệ chế biến thức ăn thủy sản

27

4.2.1 Sơ đồ dây chuyền

27

4.2.2 Thuyết minh dây chuyền

29

4.3 Mô tả sản phẩm và dự kiến mục đích sử dụng

36

4.4 Đánh giá thực trạng của nhà máy theo điều kiện tiên quyết

37

4.4.1 Về nhà xưởng

37

4.4.2 Hệ thống thiết bị, dụng cụ và hệ thống kho.


39

4.4.3 Về nguồn nhân lực

41

4.5 Xây dựng quy phạm sản xuất GMP

42

4.6 Xây dựng quy phạm vệ sinh SSOP

54

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

66

5.1 Kết luận

66

5.2 Đề nghị

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67


PHỤ LỤC
vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HACCP: Hazard Analysis Critical Control Point
GMP: Good Manufacturing Practice
SSOP: Sanitation Standard Operating Procedure
CLVSATTP: Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
CP: Critical point
CCP: Critcal Control Point
KCS: Kiểm soát chất lượng sản phẩm
BHLĐ: Bảo hộ lao động
KCN: Khu công nghiệp.

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống QLCLVSATTP-HACCP 4
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của xí nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản Tô Châu

24

Hình 4.2 Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng

25

Hình 4.3 Sơ đồ mặt bằng tổng thể của xí nghịêp sản xuất thức ăn thủy sản Tô Châu 26
Hình 4.4 Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất thức ăn thủy sản


27

Hình 4.5 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn thủy sản

28

Hình 4.6 Hầm nạp liệu

29

Hình 4.7 Máy nguyên lý làm việc nghiền thô

29

Hình 4.8 Máy tách tạp chất và kim loại

30

Hình 4.9 Hệ thống cân định lượng nguyên liệu theo công thức

30

Hình 4.10 Hình nguyên lý hoạt động máy trộn đứng

31

Hình 4.11 Máy nghiền tinh

31


Hình 4.12 Hình nguyên lý hoạt động máy sàng tinh

32

Hình 4.13 Máy trộn thuốc

32

Hình 4.14 Máy ép đùn

33

Hình 4.15 Máy sấy

34

Hình 4.16 Máy bọc áo dầu

34

Hình 4.17 Máy làm nguội

35

Hình 4.18 Sàng rung

35

Hình 4.19 Cân định lượng thành phẩm và cách sắp xếp, bảo quản thành phẩm


35

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các đặc tính cảm quan của một số bột cá

10

Bảng 2.2 Thành phần hóa học cơ bản của một số lọai bột cá

10

Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của một số nguyên liệu có nguồn gốc động vật

11

Bảng 2.4 Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên

16

Bảng 2.5 Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên

17

Bảng 2.6 Chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn viên

17


Bảng 4.1 Quy mô của nhà máy sản xuất thức ăn

23

Bảng 4.2 Mô tả sản phẩm thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá tra và cá basa

36

Bảng 4.3 Bảng phân tích thực trạng của nhà máy theo điều kiện tiên quyết

37

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây việc chế biến các sản phẩm xuất khẩu từ cá tra tăng
mạnh, đã đẩy diện tích vùng nuôi cá tra tăng lên nhanh chóng. Từ đó việc sản xuất và
cung ứng thức ăn cho các vùng nuôi cá tra ngày một tăng lên. Hàng loạt các nhà máy
chế biến các mặt hàng thức ăn thủy sản được xây dựng để sản xuất thức ăn cung cấp
cho các vùng nuôi.
Hiện nay vấn đề về kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản chưa được quan tâm đúng
mức nên đã xảy ra một số vụ gian dối về kinh tế. Một số công ty đã lợi dụng việc này
như thêm các chất kích thích sinh trưởng vào thức ăn quá mức. Việc này làm cho cá
lớn nhanh nhưng dư lượng kháng sinh, hormone vượt quá mức cho phép. Từ đó dẫn
đến việc nông dân bán cá không được hoặc bán với giá thấp gây thiệt hại cho người
nông dân vì lượng thức ăn mà nông dân bỏ tiền mua cho cá ăn trong suốt quá trình

nuôi là rất lớn (50 ÷ 70%). (Trần Thị Thanh Hiền, 2005) .
Qua đó cho thấy vấn đề chất lượng của thức ăn thủy sản cần phải được đảm bảo.
Chất lượng thức ăn có đảm bảo thì cá mới mau lớn và chất lượng thịt cá được đảm bảo
hơn. Từ đó chất lượng sản phẩm chế biến từ cá tra cũng được nâng lên đáp ứng được
đòi hỏi ngày càng khắt khe của các thị trường trên thế giới.
Như vậy, nếu quản lý được dây chuyền sản xuất thức ăn theo hệ thống chất lượng
thì hệ thống quản lý chất lượng của công ty từ thức ăn, vùng nuôi và chế biến cá tra
xuất khẩu được khép kín. Từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm của cá tra.
Dựa trên những nhu cầu bức thiết trên và những lợi ích mà hệ thống HACCP mang
lại. Được sự chấp thuận của Công ty Cổ phần Tô Châu, Khoa Công Nghệ Thực Phẩm
cùng với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Anh Trinh. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Xây dựng quy phạm sản xuất (GMP) và quy phạm vệ sinh cho dây chuyền sản
xuất thức ăn thủy sản tại xí nghiệp thức ăn thủy sản Tô Châu”
1


1.2 Mục tiêu của đề tài
Khảo sát các điều kiện tiên quyết và xây dựng quy phạm sản xuất (GMP), quy
phạm vệ sinh (SSOP) cho dây chuyền chế biến thức ăn thủy sản tại xí nghiệp thức ăn
thủy sản Tô Châu.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Khảo sát và đánh giá thực trạng của nhà máy theo yêu cầu của điều kiện tiên quyết.
- Khảo sát dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản trên thực tế.
- Xây dựng qui phạm sản xuất (GMP) và qui phạm vệ sinh (SSOP).

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về HACCP
2.1.1 HACCP là gì?
HACCP là hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an
toàn thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và kiểm soát tại các điểm tới hạn.
2.1.2 Lý do phải áp dụng HACCP
- HACCP thật sự là một công cụ có hiệu quả bảo đảm an toàn thực phẩm, có khả
năng ngăn ngừa một cách chủ động nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản
xuất, chế biến, tạo ra thực phẩm an toàn.
- Là đòi hỏi của xu thế quản lý CLVSATTP đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới.
- Đáp ứng yêu cầu của tiến trình hòa nhập và đòi hỏi của thị trường nhập khẩu.
2.1.3 Lợi ích của việc thực hiện HACCP
- Đáp ứng yêu cầu về chất lượng của các nước nhập khẩu (Mỹ, Canada, Úc,…)
- Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan
đến an toàn thực phẩm.
- Tăng cường niềm tin của người tiêu thụ.
- Là công cụ tối ưu kiểm soát an toàn thực phẩm, tiết kiệm chi phí xã hội.
- Chi phí thấp, hiệu quả cao (bởi chi phí phòng ngừa bao giờ cũng nhỏ hơn chi phí
sửa chữa).
2.1.4 Điều kiện để cơ sở có thể áp dụng HACCP
- Lãnh đạo cơ sở có quyết tâm và đầu tư thích đáng cơ sở vật chất kỹ thuật và trực
tiếp tham gia điều hành, thẩm định các bước áp dụng HACCP.
- Cơ sở có mục đích rõ ràng, có động cơ đúng đắn, không chạy theo hình thức.
- Đầu tư nguồn lực để:
+ Đánh giá đầy đủ và khách quan về thực trạng của cơ sở.
+ Xây dựng chương trình HACCP đúng đắn và khả thi.
3


+ Tổ chức bằng được các nội dung của chương trình HACCP đã xây dựng.
+ Tổ chức thực hiện quá trình áp dụng-thẩm định-hoàn chỉnh liên tục và có hiệu

quả.
- Có hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở (KCS cũ) đủ mạnh và hoạt động có hiệu
quả, có trình độ kỹ thuật phù hợp.
- Có sự ủng hộ của cấp trên, sự hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ của cơ quan tư
vấn có năng lực.
- Tổ chức đào tạo giáo dục tốt về HACCP.
- Có khả năng triển khai một chương trình vệ sinh tiên quyết tại cơ sở bởi vì hệ thống
HACCP chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nền tảng của việc áp dụng GMP hoặc
SSOP. (Trần Đáng, 2004)
2.2 Điều kiện tiên quyết
2.2.1 Mối liên quan giữa các thành phần trong hệ thống quản lý theo HACCP
Trong thực tế, để kiểm soát được tất cả mối nguy an toàn thực phẩm thì phải hình
thành rất nhiều điểm kiểm soát (CP). Phần lớn các điểm kiểm soát đó được giải quyết
bởi chương trình tiên quyết, chỉ có các mối nguy đáng kể tập trung ở các điểm quan
trọng nhất của dây chuyền sản xuất mới là các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) và sẽ
được phòng ngừa bằng một hệ thống giám sát chặt chẽ của kế hoạch HACCP.
Như vậy, để có thể áp dụng hệ thống HACCP, cần phải đảm bảo các điều kiện tiên
quyết (phần cứng). Để đảm bảo điều kiện tiên quyết, cần phải áp dụng các chương
trình tiên quyết (GMP và SSOP).

Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CLVSATTP –
HACCP (Nguồn: Trần Đáng, 2004).
2.2.2 Nội dung điều kiện tiên quyết
4


2.2.2.1 Yêu cầu về nhà xưởng
- Địa điểm và môi trường xung quanh: Không bị ô nhiễm, không bị ngập lụt có
nguồn nước đảm bảo và thuận tiện về giao thông.
- Yêu cầu thiết kế, bố trí nhà xưởng



Có tường bao ngăn cách, có kích thước phù hợp, dây chuyền sản xuất đi theo một
chiều.



Thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng, không tạo nơi ẩn náo cho động vật
gây hại.



Có sự ngăn cách giữa khu vực sạch và khu vực dơ.

- Kết cấu nhà xưởng (trần, sàn nhà, tường và góc tường, cửa ra vào, cửa sổ): được
làm từ các vật liệu không thấm nước, thích hợp với từng loại thực phẩm, không độc,
bền, dễ bảo trì, dễ làm vệ sinh và khử trùng. (Trần Đáng, 2004)
2.2.2.2 Yêu cầu về hệ thống, thiết bị, phương tiện và dụng cụ chế biến
Hệ thống cung cấp nước và nước đá:



Cung cấp đầy đủ nước và có phương tiện thích hợp để lưu trữ, phân phối nước,
kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo tính an toàn và phù hợp của thực phẩm



Nước uống được là nước đã được qui định trong tiêu chuẩn của Bộ y tế.




Nước không uống được được cấp theo một hệ thống riêng, không được nối hoặc
không cho phép hồi lưu vào hệ thống nước sạch uống được.



Nước đá phải làm từ nước sạch uống được.



Thiết bị chứa đựng, bảo quản nước đá phải sạch, không gây ô nhiễm.

- Hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý chất thải: Bố trí hệ thống thoát nước và
phương tiện đổ chất thải hợp lý, tránh được các mối nguy nhiễm bẩn cho thực phẩm
hay gây nhiễm nguồn cung cấp nước sạch uống được.
- Dụng cụ chứa đựng chất phế thải: Được thiết kế đặc biệt để dễ nhận biết, có cấu
trúc phù hợp, làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng.
- Dụng cụ và thiết bị chế biến: Thích hợp với từng loại thực phẩm, đảm bảo an toàn
vệ sinh, không gây độc, bền, dễ bảo trì, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
- Thiết bị, dụng cụ đóng gói: Đảm bảo không thôi nhiễm chất độc ra thực phẩm, bền,
dễ bảo trì và làm sạch.
5


- Thiết bị bảo quản thực phẩm: Được thiết kế và xây dựng sao cho có chế độ bảo
dưỡng và làm vệ sinh thuận lợi, tránh được sinh vật gây hại xâm nhập và ẩn náu, bảo
vệ một cách hữu hiệu để thực phẩm khỏi bị ô nhiễm và giảm đến mức tối thiểu sự hư
hại của thực phẩm trong khi bảo quản.
- Thiết bị cung cấp hơi nước và khí nén: Phải đảm bảo sạch, an toàn, không gây ô
nhiễm cho thực phẩm.

- Thiết bị kiểm soát, giám sát thực phẩm: Có đủ các dụng cụ phương tiện giám sát,
kiểm tra nhanh trong sản xuất và phòng kiểm nghiệm vi sinh.
- Thiết bị làm sạch và khử trùng: Được thiết kế và làm bằng vật liệu thích hợp, đủ về
số lượng để làm sạch thực phẩm, đồ dùng và thiết bị.
- Phương tiện vệ sinh cá nhân và khu vực vệ sinh: Phải được bố trí và thiết kế hợp lý


Có phương tiện để rửa và làm khô tay, vòi nước không vận hành bằng tay.



Bồn sát trùng ủng đủ rộng, đủ sâu, đủ thuốc sát trùng.



Nhà vệ sinh được thiết kế hợp vệ sinh, đủ số lượng.



Có phương tiện và khu vực riêng biệt để nhân viên thay quần áo.
(Trần Đáng, 2004)

2.2.2.3 Yêu cầu về nguồn nhân lực
- Lãnh đạo xí nghiệp: Quan tâm và có kiến thức về công tác quản lý chất lượng.
- Đội ngũ quản lý chất lượng: Đủ số lượng, có trình độ, được đào tạo.
- Công nhân: Đủ số lượng, có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
(Trần Đáng, 2004)
2.3 Quy phạm sản xuất
2.3.1 Định nghĩa
Quy phạm sản xuất tốt là các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ nhằm kiểm

soát mọi yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm.
2.3.2 Phạm vi kiểm soát của GMP
GMP giúp kiểm soát tất cả những yếu tố liên quan đến CLVSATTP của sản phẩm
trong quá trình sản xuất chế biến.
Chương trình GMP được xây dựng dựa trên quy trình sản xuất của từng mặt hàng
(hoặc nhóm mặt hàng) cụ thể, từ tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm.
6


Chương trình GMP của một mặt hàng là tập hợp của nhiều quy phạm, có thể xây
dựng một hoặc nhiều quy phạm cho một công đoạn và có thể xây dựng một quy phạm
cho nhiều công đoạn. (Trần Đáng, 2004)
2.3.3 Nội dung và hình thức của quy phạm sản xuất
Quy phạm sản xuất được thể hiện dưới dạng văn bản bao gồm:
Các thông tin về hành chính như:



Tên, địa chỉ công ty



Tên mặt hàng, nhóm mặt hàng.



Số và tên quy phạm sản xuất




Ngày và chữ ký của người có thẩm quyền phê duyệt.
Phần chính: Bao gồm 4 nội dung:



Qui trình: Mô tả rõ yêu cầu kỹ thuật hoặc quy trình chế biến tại công đoạn hoặc
một phần công đoạn sản xuất đó.



Giải thích/Lí do: Nêu rõ lý do phải thực hiện các yêu cầu hoặc quy trình kỹ thuật
đã nêu.



Các thủ tục cần tuân thủ: Mô tả chính xác các thao tác, thủ tục cần phải tuân thủ
tại công đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất nhằm bảo đảm đạt được yêu cầu
chất lượng, đảm bảo vệ sinh cho sản phẩm, phù hợp về kỹ thuật và khả thi.



Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát: Phân công cụ thể việc thực hiện và
biểu mẫu giám sát việc thực hiện GMP. (Trần Đáng, 2004)

2.3.4 Phương pháp xây dựng GMP
Ở từng công đoạn (hoặc một phần công đoạn) tiến hành nhận diện các yếu tố có thể
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và đề ra các thủ tục hoạt động để đảm bảo các yếu
tố này.
Các thủ tục nêu trong quy phạm phải nhằm đạt được những mục tiêu hoặc thông số
đề ra trong quy trình sản xuất và phải đúng trình tự trong sản xuất. (Trần Đáng, 2004)

2.4 Quy phạm vệ sinh
2.4.1 Định nghĩa
SSOP là quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh tại doanh nghiệp.
2.4.2 Vai trò của SSOP
- Giúp thực hiện mục tiêu duy trì các GMP.
7


- Giảm số lượng các điểm kiểm soát tới hạn trong kế hoạch HACCP.
- Tăng hiệu quả của kế họach HACCP.
- Cần thiết ngay cả khi không có chương trình HACCP. (Trần Đáng, 2004)
2.4.3 Nội dung của quy phạm vệ sinh
Các lĩnh vực cần xây dựng gồm:
- An toàn của nguồn nước.
- An toàn của nước đá.
- Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.
- Ngăn ngừa sự nhiễm chéo.
- Vệ sinh cá nhân.
- Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn.
- Sử dụng, bảo quản hóa chất.
- Sức khỏe công nhân.
- Kiểm soát động vật gây hại.
- Kiểm soát chất thải.
Tùy theo mỗi cơ sở mà có thể kiểm soát đầy đủ tất cả lĩnh vực trên hoặc chỉ kiểm
soát một số lĩnh vực nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm.
(Trần Đáng, 2004)
2.4.4 Hình thức của quy phạm vệ sinh
Quy phạm vệ sinh được thể hiện dưới dạng văn bản bao gồm:
- Các thông tin về hành chính như:
 Tên, địa chỉ công ty.

 Tên mặt hàng, nhóm mặt hàng.
 Số và tên quy phạm vệ sinh.
 Ngày và chữ ký của người có thẩm quyền phê duyệt.
- Phần chính: bao gồm 4 nội dung:
 Yêu cầu: Căn cứ chủ trương của công ty về chất lượng và yêu cầu của các quy
định của cơ quan có thẩm quyền.
 Điều kiện hiện nay: Mô tả điều kiện thực tế hiện nay ở xí nghiệp.
 Các thủ tục cần thực hiện.
8


 Phân công thực hiện và giám sát: Biểu mẫu được ghi chép, cách giám sát, phân
công người giám sát, tần suất giám sát, thực hiện và ghi chép hành động sửa chữa.
(Trần Đáng, 2004)
2.5 Các nguyên liệu thường dùng làm thức ăn thủy sản
Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng chính có trong nguyên liệu và hàm lượng của
chúng, các nguyên liệu chính thường dùng làm thức ăn gồm hai nhóm chính là nhóm
nguyên liệu chứa protein và nhóm nguyên liệu chứa tinh bột. Ngoài ra còn có một số
nhóm phụ. (Trần Thị Thanh Hiền, 2005)
2.5.1 Nhóm nguyên liệu cung cấp protein
- Các nguyên liệu cung cấp protein có nguồn gốc từ thực vật (các loại đậu, khô dầu)
hoặc từ động vật biển (bột cá, bột mực, bột đầu tôm) hay động vật ở trên cạn (bột
xương thịt, bột huyết).
- Các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật thường có khẩu vị hấp dẫn tôm cá, giàu
protein chất lượng cao, chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu. Trong đó 10 aminoacid
không thay thế mà cá không có khả năng tự tổng hợp, phải được cung cấp cho cá qua
thức ăn bao gồm: methionine, arginine, threonine, tryptophan, histidine, isoleucine,
lysine, leucine, valine và phenylalanine. Trong số này thì lysine và methionine thường
thiếu và cần được bổ sung nhiều hơn. Protein của hầu hết nguyên liệu này đều dễ tiêu
hóa và hấp thụ hơn các protein có nguồn gốc thực vật. Các protein có nguồn gốc từ

thực vật thường nghèo methionine (đậu nành, khô đậu nành), lysine (khô lạc, ngô) và
trytophan (ngô).
- Vì vậy, trong chế biến thức ăn cho tôm cá việc phối trộn các nguyên liệu có nguồn
gốc từ động vật và thực vật theo những tỷ lệ thích hợp sẽ cung cấp được cho khẩu
phần của thức ăn các axit amin cân đối và hoàn chỉnh, phù hợp với nhu cầu dinh
dưỡng vật nuôi. (Trần Thị Thanh Hiền, 2005)
2.5.1.1 Nguyên liệu có nguồn gốc động vật
 Bột cá : nguồn nguyên liệu protein động vật phổ biến nhất dùng trong sản xuất thức
ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thức ăn tôm, cá. Nó có giá trị dinh dưỡng cao nên
kích thích cho vật nuôi ham ăn. Giá trị chất lượng chủ yếu của bột cá được đánh giá
bởi hàm lượng chứa protein. Protein bột cá là loại có giá trị cao gần giống như thịt,
9


nhưng giàu hơn thịt về những loại protein sau: lysine, tyrozine, trytophan, cystine,
methionine. Các chất hữu cơ trong bột cá dễ tiêu hóa và hấp thụ với tỷ lệ (85 ÷ 90%).
- Ở nước ta hiện nay còn đang sử dụng phổ biến là các loại bột cá khô. Bột cá này sản
xuất theo phương pháp thủ công đơn giản – cá tạp phơi khô rồi xay nhỏ. Loại cá bột
này tất nhiên chất lượng không cao về nhiều mặt, riêng về hàm lượng protein không
quá 40%, chất béo cao, muối và tạp chất nhiều. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số
nhà máy bột cá sản xuất theo phương pháp hấp ép tiên tiến, sản phẩm ở nhà máy này
có chất lượng tốt hơn cụ thể là hàm lượng protein đạt từ 65% (Vũng Tàu), 58% (Kiên
Giang). (Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, 2008)
Bảng 2.1 Các đặc tính cảm quan của một số bột cá
Stt

Lọai bột cá

Đặc tính cảm quan


(protein)

Màu

Mùi

Vị

Thơm

Hơi mặn

Mịn, tơi xốp
Mịn, xốp

1

Bột cá Kiên Giang 65% Nâu vàng

2

Bột cá Kiên Giang 60%

Xám đen

Thơm nhẹ

Hơi mặn

3


Bột cá Kiên Giang 55%

Nâu đen

Hơi tanh

mặn

4

Bột cá Vũng Tàu 55%

Nâu đen

Hơi tanh

mặn

5

Bột cá Phan Thiết 65%

Nâu vàng

Thơm

Hơi mặn

6


Bột cá Malaysia 60%

Nâu đen

Thơm nhẹ

mặn

7

Bột cá Peru 65%

Vàng nhẹ

thơm

mặn

Cấu trúc

Không

đồng

đều, tơi
Không

đồng


đều, tơi
Mịn, tơi xốp
Tơi,

không

đồng đều
Mịn, đồng đều

(Nguồn Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, 2008)

10


Bảng 2.2 Thành phần hóa học cơ bản của một số loaị bột cá (% khối lượng)
Stt

Nguyên liệu

Độ ẩm

Protein

Lipit

Tro thô

Xơ thô

(protein)


(%)

thô (%)

thô (%)

(%)

(%)

1

Bột cá Kiên Giang 65%

8,01

65,26

6,19

19,08

1,01

2

Bột cá Kiên Giang 60%

9,42


60,40

6,94

20,50

1,89

3

Bột cá Kiên Giang 55%

10,10

55,67

7,89

24,23

1,88

4

Bột cá Vũng Tàu 55%

8,65

55,13


7,37

22,72

2,33

5

Bột cá Phan Thiết 65%

9,08

65,04

6,10

18,25

1,50

6

Bột cá Malaysia 60%

7,58

61,06

4,98


19,97

1,47

7

Bột cá Peru 65%

7,22

65,94

4,92

18,96

1,48

(Nguồn Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, 2008)
- Các loại bột cá nêu trên dùng trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản với hàm lượng
protein từ 55 ÷ 65% có một số đặc điểm:
 Độ ẩm có giá trị trong khoảng: 7,22 ÷ 10,11%.
 Hàm lượng béo thô : 4,92 ÷ 7,89%.
 Hàm lượng tro thô : 18,25 ÷ 24,23%.
 Hàm lượng xơ thô : 0,83 ÷ 2,33%.
- Đánh giá sơ bộ khi so sánh bột cá được sản xuất trong nước và bột cá nhập khẩu
cho thấy chất lượng bột cá là tương đương về các thành phần protein thô. Tuy nhiên
các giá trị khác như độ ẩm, lipid, tro thì bột cá nhập ngoại có giá trị thấp hơn. (Nguồn
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, 2008)

 Bột thịt được sản xuất từ các phế liệu ở các nhà máy sản xuất các sản phẩm thịt, các
nhà máy giết mổ,…Vì những lý do khác nhau đã không đáp ứng làm thực phẩm có giá
trị cao cho con người như: gia súc, gia cầm chết do vận chuyển, cắn nhau, các bộ phận
nội tạng, huyết, các thịt vụn, xương… Vì thành phần loại nguyên liệu sử dụng để sản
xuất bột thịt rất khác nhau nên chất lượng bột thịt có nguồn gốc khác nhau cũng khác
nhau. Trong thức ăn gia súc có thể gặp các loại bột thịt như: bột huyết, bột thịt –
xương, bột xương… hàm lượng các chất của các loại bột này có sự khác nhau và được
trình bày trong bảng 2.3.
11


Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của một số nguyên liệu có nguồn gốc động vật
Tên nguyên liệu

Protein (%)

Chất khoáng (%)

Chất béo (%)

Bột huyết

74 ÷ 81

5÷8

3÷5

Bột thịt


54 ÷ 64

12 ÷ 14

12 ÷ 18

Bột thịt xương

40 ÷ 48

28 ÷ 30

12 ÷ 18

Bột xương

18 ÷ 20

60

10 ÷ 15

(Nguồn Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, 2008)
- Bột thịt tạo ra mùi vị hấp dẫn cho thức ăn và kích thích sự ham ăn của vật nuôi. Độ
tiêu hóa có thể đạt (83 ÷ 85%).
- Chất khoáng trong bột thịt có hàm lượng canxi và photpho cao, ở tỉ lệ cân đối dễ hấp
thụ nên sử dụng rất tốt để sản xuất thức ăn hỗn hợp cho tôm cá.
- Chất béo trong bột thịt là hàm lượng cần hạn chế bởi nó dễ bị oxy hóa trong quá
trình bảo quản và giá trị kém đối với tôm cá. Ở Việt Nam chưa có công nghệ sản xuất
bột thịt mà chúng thường được nhập ngoại. (Nguồn Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng

Thủy Sản II, 2008)
 Bột mực: Sản xuất từ các phụ phẩm ở các xí nghiệp chế biến mực, chế biến đông
lạnh như: gan mực, lòng mực, đầu vè mực và da mực, có khi cả những con mực nhỏ
không đạt quy cách. Bột mực có mùi thơm rất hấp dẫn tôm cá, giá trị xuất khẩu cao.
Hàm lượng protein tối thiểu trong bột mực thường không dưới 40%, chất béo 5 ÷ 15%.
Trong thành phần của mực, nhất là da mực và nội tạng có chứa một hoạt chất sinh học
chưa được định danh nhưng có tác dụng kích thích tôm tăng trưởng nhanh và giúp tăng
hiệu quả tiêu hóa thức ăn. Vì những lý do trên nên bột mực được xem là nguyên liệu
đạm rất tốt để làm thức ăn cho tôm. Ở Việt Nam chưa có công nghệ sản xuất bột mực,
bột mực nhập ngoại thì đắt tiền nên thường được sử dụng làm thức ăn cho tôm ấu
trùng và tôm giống. (Trần Thị Thanh Hiền, 2005)
 Bột đầu tôm và vỏ tôm được sản xuất từ các phế phẩm của các nhà máy chế biến
tôm như: đầu tôm và vỏ tôm. Phương pháp chế biến thường là hấp chính, sấy hoặc
phơi khô rồi xay nhỏ. Do có mùi thơm hấp dẫn bột đầu tôm được sử dụng làm tăng
mùi vị trong thức ăn cho tôm và giáp xác. Trong bột đầu tôm có nhiều carotenoid,
cholesterol và một số axit béo có giá trị. Hàm lượng protein trong bột đầu tôm khoảng
30 ÷ 35%, canxi 5,2%, photpho 0,9%. Vì có nhiều chitin và chất xơ (14 ÷ 18%) nên
12


hàm lượng sử dụng trong các công thức thức ăn thường không cho phép vượt quá từ 5
÷ 15%. (Trần Thị Thanh Hiền, 2005)
 Bột ruốc: Bột xay nhỏ của ruốc biển (còn gọi là moi) phơi khô hoặc sấy có mùi
thơm rất hấp dẫn tôm cá, thành phần dinh dưỡng gần tương tự bột đầu tôm. Hàm
lượng protein trong bột ruốt khoảng 45 ÷ 55%. Chất lượng của bột ruốc phụ thuộc vào
loại ruốc, độ tươi, tạp chất và hàm lượng muối trong nguyên liệu. Trong bột ruốc có
các carotenoit, chitin, cholesterol và một số acid amin không thay thế. Bột ruốc là một
nguyên liệu dùng làm thức ăn cho tôm cá rất tốt. (Trần Thị Thanh Hiền, 2005)
2.5.1.2 Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật
 Bột đậu nành và khô đậu nành: Có nhiều protein (37%), lipit (18%), muối khoáng

và vitamin, nhất là vitamin tan trong chất béo tốt về nhiều phương diện. Khô đậu nành
là sản phẩm phụ, là bã còn lại sau khi ép dầu trong công nghiệp sản xuất dầu đậu nành.
Trong dầu đậu nành giàu protein và các axit amin không thay thế nhất là lysine,
trytophan là những axit amin thường bị thiếu trong các thức ăn có nguồn gốc từ thực
vật. Tuy nghèo các axit amin có nguồn gốc có chứa lưu huỳnh như: methionine,
cystine. Protein của đậu nành có giá trị cao hơn protein của các loại hòa thảo (gạo,
ngô) và được xem là có giá trị cao nhất trong số protein có nguồn gốc từ thực vật.
- Giá trị sinh học của protein đậu nành gần tương đương với protein động vật. Trong
hạt đậu nành chứa leucythine là một loại photpho lipit có tác dụng tăng trưởng và làm
tăng tỉ lệ sống của tôm nuôi.
- Tuy nhiên, trong hạt đậu nành sống có chứa một loại glucoside có tác dụng ức chế
men trypsine trong dạ dày. Chất này sẽ bị thủy phân ở nhiệt độ cao, khi rang sấy ở
170oC trong 10 phút. Heamaglutininis có tác dụng ngăn cản sự vận chuyển hồng cầu.
Phytase ngăn cản sự hấp thụ photpho trong thức ăn. Do đó không nên sử dụng đậu
nành sống nguyên hạt mà phải xử lý nhiệt trước khi sử dụng.
- Hàm lượng bột đậu nành trong các công thức ăn là 10 ÷ 25% tối đa có thể lên tới
40%. Hiện nay, trên thị trường thức ăn chăn nuôi ngoài khô đậu nành ép sản xuất trong
nước còn có khô dầu nhập từ nước ngoài chủ yếu từ Ấn Độ với chất lượng khá tốt giá
tương đối rẻ. (Lê Thanh Hùng, 2005)
 Khô lạc: Một nguyên liệu thực vật đáng chú ý về lượng lipit (44%), protein (27,5%)
và một số vitamin E, B1, B2, PP. Khô lạc rất giàu arginine và một số axit amin không
13


thay thế nhưng lại thiếu methionine, dễ bị oxy hóa. Do độ ẩm không khí ở nước ta cao
nên lạc và khô lạc dễ bị nấm mốc sản xuất ra độc tố aflatoxin rất độc đối với gia súc,
gia cầm và tôm, cá. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng khô lạc làm nguyên liệu để sản
xuất thức ăn chăn nuôi, khi có hiện tượng mốc là không nên dùng. (Trần Thị Thanh
Hiền, 2005).
 Khô dừa có hàm lượng protein thấp (20 ÷ 22%), xơ cao (22%) có chứa nhiều axit

béo không no nên dễ bị oxy hóa làm bánh dầu dừa bị ôi khét, có tính hút nước và làm
giảm khả năng kết dính và độ bền của viên thức ăn trong nước. Tuy nhiên, khô dừa có
mùi thơm rất hấp dẫn đối với tôm cá. (Trần Thị Thanh Hiền, 2005).
2.5.2 Nhóm nguyên liệu cung cấp đường, bột
Là nguyên liệu cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất so với các nguyên liệu cung cấp
đạm và chất béo, nhóm này bao gồm các loại bột từ ngũ cốc và các loại khoai củ. Các
loại ngũ cốc (gạo, lúa mì, ngô,…) và khoai củ là những nguyên liệu luôn sẵn có và giá
rẻ. Nhóm này cung cấp năng lượng chủ yếu cùng với lượng protein, vitamin và chất
khoáng có giá trị. Vì vậy được coi là những thành phần quan trọng trong chế biến thức
ăn chăn nuôi.
2.5.3 Vitamin: Những hợp chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các
hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cá. Cá không có khả năng tự tổng hợp
các loại vitamin và phải cung cấp qua thức ăn.
- Có thể chia vitamin thành hai nhóm, nhóm vitamin hòa tan trong nước và nhóm
vitamin hòa tan trong dầu. Nhóm vitamin hòa tan trong nước bao gồm các vitamin
nhóm B, cholin, inositol, folic acid, biotin và vitamin C. Trong đó vitamin C có vai trò
quan trọng nhất nhờ khả năng chống oxy hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch của cá.
- Nhóm vitamin hòa tan trong dầu bao gồm vitamin A, retinol (tăng cường chức năng
của mắt), vitamin D, cholecalciferol (chức năng tạo xương), vitamin E có vai trò
chống oxy hóa khử. Trong nhóm các vitamin hòa tan trong dầu thì vitamin E được đề
cập nhiều nhất vì có vai trò quan trọng trong khả năng chống oxy hóa. Vai trò của
vitamin rất quan trọng, nếu thiếu một tong các vitamin đều có thể dẫn đến những bất
thường của cơ thể, trong đó sinh trưởng chậm là hiện tượng phổ biến nhất ở cá. Thiếu
vitamin C có thể dẫn đến dị hình ở cá; thiếu axit folic tạo nên những đốm đen trên
da… (Trần Thị Thanh Hiền, 2005).
14


2.5.4 Khoáng
- Khoáng bao gồm các nguyên tố vô cơ cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát

triển của cá. Căn cứ theo nhu cầu thì khoáng được chia làm 2 nhóm đa lượng và vi
lượng. Khoáng đa lượng bao gồm Na, Ca, P,… thường được sử dụng trong điều hòa áp
suất thẩm thấu cơ thể, cấu tạo xương…
- Nhóm khoáng vi lượng cá cần với lượng rất ít. Tuy nhiên lại có vai trò quan trọng
trong tạo các nhóm chức của enzyme, hormone, điều hòa quá trình sinh tổng hợp
protein… Một số loại khoáng vi lượng quan trọng như đồng, crom, kẽm, …Cá có khả
năng hấp thụ khoáng qua mang và bù đắp những thiếu hụt nếu bổ sung từ thức ăn
không đủ. Trong thức ăn công nghiệp các khoáng được bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu
của cá nuôi. (Trần Thị Thanh Hiền, 2005).
2.6 Tình hình thức ăn thủy sản trong tỉnh và cả nước
- Tình hình thức ăn thủy sản trong cả nước: Giá thức ăn thủy sản tăng mạnh cụ thể
trong tháng 6 thức ăn cho cá tra loại 22% đạm, giá từ 6.800 ÷ 6.900 đồng/kg, loại
26% đạm giá từ 7.200 ÷ 7.800 đồng/kg, tăng khoảng 300 ÷ 500 đồng/kg so với những
tháng đầu năm 2009. Vì những loại nguyên liệu như: bã nành, gạo, ngô, cám, nguyên
liệu bột cá, chiếm khoảng 70 ÷ 80% trong công thức sản xuất thức ăn, vẫn phải phụ
thuộc phần lớn vào nhập khẩu. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho
các doanh nghiệp tăng giá sản phẩm thức ăn hoặc chậm giảm giá thành khi nguồn
nguyên liệu trên thế giới giảm giá. Hiện nay một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra như
Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Hiệp Thanh…đã bỏ tiền đầu tư, mua sắm dây chuyền sản
xuất thức ăn thủy sản để chủ động nguồn thức ăn cho nuôi trồng.
()
- Tình hình thức ăn thủy sản trong tỉnh: Hiện nay trong tỉnh có nhiều công ty sản xuất
thức ăn thủy sản như: Việt Thắng, Vĩnh Hoàn, Hiệp Thanh, Kiên Thành. Nhưng lượng
thức ăn sản xuất ra chỉ đủ cung cấp cho các vùng nuôi trong tỉnh. Theo cục thống kê
tỉnh Đồng Tháp thì sản lượng thức ăn thủy sản của 6 tháng đầu năm 2009 là 281.559
tấn tăng 36,0% so với 6 tháng đầu năm của năm 2008 là 239.158 tấn. Việc khôi phục
lại được các thị trường xuất khẩu cá tra, đã làm cho số diện tích vùng nuôi tăng lên. Vì
vậy từ đây đến cuối năm 2009 theo ước tính của cục thống kê tỉnh thì sản lượng thức
ăn thủy sản có thể đạt 550.000 tấn. (http//:www.cucthongke.dongthap.gov.vn)
15



2.7 Ưu điểm và nhược điểm của thức ăn viên
- Những ưu điểm của thức ăn viên:
+ Bảo quản được lâu, thể tích chiếm chỗ của thức ăn viên giảm từ 2 ÷ 5% so với
thức ăn dạng bột.
+ Vận chuyển dễ dàng, không bị phân lớp do quá trình vận chuyển.
+ Sử dụng cho ăn thuận lợi, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thức ăn và tạo điều kiện tốt
cho cơ giới hóa.
+ Giá trị dinh dưỡng cao, độ đồng đều lớn.
+ Tránh được việc dễ hút ẩm làm lên mốc và thối rữa sản phẩm.
+ Giảm hao hụt khoảng 8% so với thức ăn dạng bột khi cho ăn.
+ Thức ăn được hấp chín khoảng 25% nên khả năng tiêu hóa cao, giúp cho vật nuôi
tăng trọng tốt hơn.
- Những nhược điểm của thức ăn viên
+ Vốn đầu tư cho dây chuyền sản xuất cao.
+ Giá thành sản phẩm cao hơn so với thức ăn bột. (Bùi Văn Miên, 2004)
2.8 Tiêu chuẩn của thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Tra và cá Ba sa (Theo 28
TCN 188:2004)
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thú y của
thức ăn hỗn hợp dạng viên (gọi tắt là thức ăn viên); được phối chế từ nhiều loại
nguyên liệu đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng; sử dụng để ương giống và nuôi cá
Tra và cá Ba sa thương phẩm.
Thức ăn viên cho cá Tra và cá Ba sa gồm 6 loại với các số hiệu như sau:
Số 1: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: nhỏ hơn 1,0 g/con
Số 2: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 1,00 ÷ 5,00 g/con
Số 3: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 5,00 ÷ 20,00 g/con
Số 4: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 20,00 ÷ 200,00 g/con
Số 5: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 200,00 ÷ 500,00 g/con
Số 6: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: lớn hơn 500,00 g/con


16


×