Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ TẠI HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
WX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ TẠI
HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG

Họ và tên sinh viên: BÙI THẾ ANH
Ngành

: Thú Y

Lớp

: Bác Sĩ Thú Y Sóc Trăng

Niên khoá

: 2003 - 2009

Tháng 06/2009


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ TẠI HUYỆN LONG PHÚ
TỈNH SÓC TRĂNG

Tác giả

BÙI THẾ ANH


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ Ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. CHÂU CHÂU HOÀNG

Tháng 06/2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: BÙI THẾ ANH.
Tên luận văn: “Khảo sát tình hình chăn nuôi bò tại huyện Long Phú tỉnh
Sóc Trăng”.
Đã hoàn thành bài luận văn theo sự hướng dẫn tận tình của thầy Châu Châu
Hoàng, và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng Khoa ngày……………
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

ThS. Châu Châu Hoàng

ii


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ đã nuôi dạy con khôn lớn và
thành đạt như ngày hôm nay;
Xin chân thành biết ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh cùng quí thầy cô
Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa đã truyền đạt kiến thức và
kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp

Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc Trăng.
Xin chân thành biết ơn:
Thầy Châu Châu Hoàng đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện luận văn để tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành biết ơn:
Ban Lãnh đạo Chi Cục Thú Y Tỉnh Sóc Trăng và BSTY Nguyễn Tiến Lực đã
tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực tập
Trạm thú y huyện Long Phú, phòng Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn và
phòng thống kê huyện Long Phú, cán bộ thú y xã cùng các hộ chăn nuôi đã tận tình
giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thân ái đến các bạn thân và tập thể lớp bác sĩ thú y – 03 Sóc Trăng đã ủng hộ
và động viên tôi trong suốt thời gian qua.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát tình hình chăn nuôi bò ở huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng”
được thực hiện từ ngày 01/11/2008 đến 01/03/2009, qua kết quả điều tra chúng tôi
phỏng vấn được 265 nông hộ, khảo sát được 648 cá thể trong tổng đàn 1.441 con, gồm
có ba nhóm chính: bò ta vàng 402 con chiếm 27,9%, bò lai Sind 963 con chiếm 66,8%,
bò lai Ongole 76 con chiếm 5,3%.
Kinh nghiệm chăn nuôi của nông hộ từ 2 - 3 năm có tỷ lệ cao nhất là 120 hộ
chiếm 45,3%, đa phần người dân xem thu nhập từ chăn nuôi bò là thu nhập phụ (chiếm
74,3%). Quy mô đàn từ 1 - 2 con chiếm tỷ lệ cao nhất 46,1%, với mục đích chăn nuôi
là sinh sản và hướng thịt.
Về phương thức chăn nuôi, 74,3% số hộ theo phương thức kết hợp và thức ăn
chủ yếu của bò là cỏ tự nhiên và rơm.
Phần lớn nông hộ phối giống cho bò bằng phương pháp phối giống trực tiếp có
kiểm soát chiếm 95,1%, và một số chỉ tiêu sinh sản trên bò cái như: tuổi phối giống lần

đầu của các nhóm bò là 18,6 tháng, tuổi đẻ lần đầu là 27,7 tháng, thời gian phối lại sau
khi sanh là 3,5 tháng, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 12,9 tháng,.
Trọng lượng các giống bò thì bò lai Sind đều lớn hơn bò ta vàng ở mọi lứa tuổi:
ở độ tuổi dưới 6 tháng tuổi bò ta vàng có trọng lượng trung bình 63,5 kg, bò lai Sind
75 kg; ở 1 tuổi bò ta vàng 122,8 kg bò lai Sind 156,4 kg, 2 tuổi bò ta vàng 204,8 kg bò
lai Sind 249,5 kg; ở độ tuổi 3 - 5 tuổi bò ta vàng nặng 224,1 kg, bò lai Sind 280 kg; 5
tuổi bò ta vàng nặng 253 kg, bò lai Sind nặng 297,5 kg.
Trong những năm gần đây tại huyện Long Phú không xảy ra dịch bệnh lỡ mồm
long móng, tụ huyết trùng, dịch tả trên đàn bò do người dân tiêm phòng định kỳ cho
vật nuôi đúng quy định

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................... ii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH..............................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 .Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu.................................................................................................1
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3

2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Long Phú............................................3
2.1.1 Vị trí địa lý..............................................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm về khí hậu ...............................................................................................4
2.1.3 Dân số .....................................................................................................................4
2.1.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện............................................................4
2.2 Vài nét về ngành chăn nuôi .......................................................................................5
2.3 Trạm thú y huyện Long Phú......................................................................................6
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................7
3.1 Địa điểm và thời gian khảo sát ..................................................................................7
3.1.1 Thời gian khảo sát ..................................................................................................7
3.1.2 Địa điểm thực hiện .................................................................................................7
3.2 Đối tượng khảo sát....................................................................................................8
3.3 Phương pháp tiến hành: .............................................................................................8
3.3.1 Phương pháp gián tiếp ............................................................................................8
3.3.2 Phương pháp trực tiếp ............................................................................................8
v


3.4 Các chỉ tiêu khảo sát và phương pháp thu thập số liệu .............................................8
3.4.1 Các chỉ tiêu khảo sát trên nông hộ..........................................................................8
3.4.2 Các chỉ tiêu trên bò.................................................................................................9
3.5 Phương pháp xác định giống bò và tuổi bò ...............................................................9
3.5.1 Bò ta vàng...............................................................................................................9
3.5.2 Bò lai Sind ............................................................................................................10
3.5.1.3 Bò lai Ongole.....................................................................................................11
3.6 Phương pháp giám định tuổi bò ..............................................................................11
3.7 Xử lý số liệu ............................................................................................................12
3.8 Khó khăn và thuận lợi .............................................................................................12
3.8.1 Khó khăn...............................................................................................................12
3.8.2 Thuận lợi...............................................................................................................13

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................14
4.1 Kết quả phỏng vấn nông hộ.....................................................................................14
4.1.1 Kinh nghiệm chăn nuôi bò của nông hộ...............................................................14
4.1.2 Tính chất thu nhập từ chăn nuôi bò ......................................................................15
4.1.3 Mục đích chăn nuôi bò .........................................................................................15
4.1.4 Quy mô đàn ..........................................................................................................16
4.1.5 Phương thức chăn nuôi.........................................................................................17
4.1.6 Phương thức phối giống .......................................................................................18
4.1.7 Kinh tế từ chăn nuôi bò của nông hộ....................................................................19
4.1.8 Chuồng trại ...........................................................................................................19
4.1.9 Thức ăn cho bò .....................................................................................................22
4.1.9.1 Cỏ tự nhiên ........................................................................................................23
4.1.9.2 Rơm ...................................................................................................................24
4.1.10 Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng...........................................................................25
4.1.10.1 Kỹ thuật chăm sóc bò cái.................................................................................25
4.1.10.2 Chăm sóc bê con..............................................................................................26
4.1.10.3 Chăm sóc bò đực giống ...................................................................................26
4.1.11 Tình hình dịch bệnh và công tác tiêm phòng .....................................................26
4.1.12 Cơ cấu đàn ..........................................................................................................27
vi


4.1.13 Cơ cấu giống.......................................................................................................28
4.2 Một số chỉ tiêu khảo sát trên đàn bò huyện Long Phú ............................................29
4.2.1 Thể trạng...............................................................................................................29
4.2.2 Trọng lượng đàn bò đực .......................................................................................30
4.2.3 Trọng lượng đàn bò cái.........................................................................................32
4.2.4 Các chỉ tiêu sinh sản trên đàn bò cái ....................................................................34
4.2.4.1 Tuổi phối giống lần đầu.....................................................................................35
4.2.4.2 Tuổi đẻ lần đầu ..................................................................................................35

4.2.4.3 Thời gian phối lại sau khi sanh..........................................................................36
4.2.4.4 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ .............................................................................36
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................37
5.1 Kết luận....................................................................................................................37
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................39
PHỤ LỤC .....................................................................................................................40

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
X : (Mean) Trung bình cộng

SD: (Standard deviation) Độ lệch chuẩn
Cv: (Coefficiency of variation) Hệ số biến thiên

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Kinh nghiệm chăn nuôi bò nông hộ..............................................................14
Bảng 4.2 Tính chất thu nhập từ chăn nuôi bò của nông hộ ở huyện Long Phú ...........15
Bảng 4.3 Mục đích chăn nuôi bò của nông hộ tại huyện Long Phú.............................16
Bảng 4.4 Quy mô chăn nuôi bò ở huyện Long Phú .....................................................17
Bảng 4.5 Phương thức chăn nuôi bò của nông hộ ở huyện Long Phú .........................17
Bảng 4.6 Phương thức phối giống cho bò ở huyện Long Phú .....................................18
Bảng 4.7 Cấu trúc chuồng trại.......................................................................................20
Bảng 4.8 Tình hình trồng cỏ tại các nông hộ nuôi bò ...................................................22

Bảng 4.9 Cơ cấu đàn bò ở huyện Long Phú..................................................................27
Bảng 4.10 Cơ cấu giống của đàn bò khảo sát................................................................28
Bảng 4.11 Thể trạng đàn bò của huyện Long Phú ........................................................29
Bảng 4.12 Trọng lượng đàn bò đực..............................................................................30
Bảng 4.13 Trọng lượng đàn bò cái ................................................................................32
Bảng 4.14 Chỉ tiêu sinh sản trên đàn bò cái ..................................................................34

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bò cái ta vàng 4 tuổi......................................................................................10
Hình 3.2: Bò cái lai Sind 3,5 tuổi ..................................................................................10
Hình 3.3: Bò lai Ongole 3 tuổi ......................................................................................11
Hình 4.1: Một kiểu chuồng bò thô sơ tại huyện Long Phú ..........................................21
Hình 4.2: Kiểu chuồng bò bán kiên cố tai huyện Long Phú .........................................22
Hình 4.3: Cỏ tự nhiên ....................................................................................................23
Hình 4.4: Cỏ voi ............................................................................................................24
Hình 4.5: Cây rơm dự trữ ..............................................................................................25

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nông nghiệp, người dân chủ yếu sống bằng ngành chăn
nuôi và trồng trọt trong đó ngành chăn nuôi chiếm vị trí khá quan trọng.
Hiện nay nhà nước đang tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò,

nhằm đáp ứng nhu cầu thịt sữa ngày càng tăng của xã hội, do ưu thế của ngành chăn
nuôi này tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, các phụ phế phẩm nông nghiệp và cung cấp
một lượng phân bón đáng kể cho ngành trồng trọt.
Để đáp ứng nhu cầu trên, vấn đề con giống tốt, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
tốt là vấn đề hết sức cần thiết do đó huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng đang từng bước
thực hiện cải tạo con giống tạo ra giống mới có tầm vóc lớn, thích nghi cao, sức sản
xuất cao để đáp ứng nhu cầu trên.
Nhằm góp phần phát triển đàn bò của tỉnh Sóc Trăng nói chung, huyện Long
Phú nói riêng, được sự chấp nhận của Bộ Môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Khoa Chăn
Nuôi Thú Y, với sự hướng dẫn tận tình của thầy Châu Châu Hoàng chúng tôi thực hiện
đề tài “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ TẠI HUYỆN LONG PHÚ
TỈNH SÓC TRĂNG”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát về cở sở vật chất, giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, sức sản xuất
cùng tình hình dịch bệnh nhằm góp phần phát triển ngành chăn nuôi bò tại địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
Qua điều tra nắm các nội dung sau:
- Điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên của huyện Long Phú.
- Cơ sở vật chất, chuồng trại.
- Cơ cấu đàn, cơ cấu giống.
1


- Thu nhập từ chăn nuôi bò của người chăn nuôi.
- Kinh nghiệm chăn nuôi bò của từng hộ chăn nuôi.
- Phương thức nuôi dưỡng.
- Khả năng sinh trưởng phát dục và thể trạng đàn bò ở địa phương
- Tình hình dịch bệnh và công tác thú y ở địa phương


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Long Phú
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Long Phú giáp huyện Kế Sách về phía Bắc, đây là vùng nước ngọt hầu
như quanh năm, rất thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả, trồng lúa nước và chăn nuôi
các loài gia súc gia cầm (heo, bò, gà, vịt, ngan....), kể cả việc nuôi trồng thủy sản như
các loại cá nước ngọt: cá ba sa, cá lóc, cá trê, tai tượng, rô phi....
Phía Đông giáp biển Đông và tỉnh Trà Vinh. Vùng này nhiễm mặn cao nên
không thuận lợi cho việc trồng xen canh cây ăn quả và trồng lúa. Ngược lại, rất thích
hợp cho việc nuôi trồng thủy hải sản như: tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ hoặc cua,
ốc, nghêu, sò..... và cả các loại cá nước lợ cũng cho kết quả cao.
Phía Tây giáp thành phố Sóc Trăng. Đây là vùng nước lợ, tùy từng mùa vụ có
thể canh tác nuôi trồng các loại động vật, thực vật khác nhau. Thông thường người dân
nơi đây phụ thuộc lớn vào sự chỉ đạo và khuyến cáo của phòng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn huyện, trạm khuyến nông, khuyến ngư huyện để có hướng canh tác
phù hợp. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chế độ đóng và mở cống (đập) của cơ quan thủy
nông tỉnh (đặt các chi nhánh trực thuộc tại huyện và các tổ cống đập ở các xã trong
huyện).
Phía Nam giáp huyện Mỹ Xuyên. Đây cũng là địa hình tương đối thuận lợi bởi
vì có đất liền giáp khu vực biển là điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi lẫn trồng trọt
và cả nuôi trồng khai thác thủy, hải sản.

3


2.1.2 Đặc điểm về khí hậu

Huyện Long Phú nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong khu vực được chia
làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch).
- Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng
270C.
Do điều kiện vị trí địa lý giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng lớn mỗi khi có
biển động, bão tố (kể cả sóng thần).... hoặc do triều cường, nước dâng cao có thể gây
ngập úng. Vùng đất ven biển khoảng 4 – 5 xã do đất bị nhiễm mặn nặng nên không
thích hợp cho việc trồng lúa nước, nông dân nơi đây đã chuyển đổi cơ cấu canh tác
sang nuôi trồng thủy sản và trong vài năm qua đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.
2.1.3 Dân số
Tình hình dân số của huyện (theo số liệu thống kê của phòng thống kê – tài
chính huyện) cụ thể như sau:
Dân tộc

Tổng số người

Nam

Nữ

Tỷ lệ %

Kinh

115.882

56.513

59.369


63,78

Khơmer

60.231

29.062

31.169

33,14

Hoa

5.553

2.649

2.904

3,06

Chăm

36

15

21


0,02

Tổng cộng

181.748

88.261

93.487

100

2.1.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện
™ Diện tích đất trồng lúa: 35.200 ha, trong đó lúa vụ Đông xuân 2007 - 2008
toàn huyện đã thu hoạch dứt điểm 24.961 ha, năng suất bình quân 5,4 tấn / ha, sản
lượng 163.789 tấn, đạt 95,88% kế hoạch và vụ hè thu 2008 là 30.039 ha, toàn huyện
đã thu hoạch dứt điểm, năng suất bình quân 5,95 tấn /ha.
™ Diện tích đất nuôi thủy sản: 5.225 ha, trong đó:
- Nuôi tôm thẻ: 106 ha, năng suất bình quân 5,4 tấn / ha, sản lượng 572,40 tấn,
đạt 31,88% kế hoạch.
- Nuôi tôm sú: 3.904 ha, năng suất bình quân 4,4 tấn / ha, sản lượng 17.177,60
tấn, đạt 91,88% kế hoạch.
4


- Nuôi cá da trơn: 1.321 ha, năng suất bình quân 243 tấn/ha, sản lượng 321.003
tấn, đạt 82% kế hoạch.
™ Diện tích đất canh tác khác: 2.900 ha, trong đó:
- Trồng cây ăn quả: 1.500 ha.

- Trồng bắp lai: 600 ha.
- Trồng rẩy: (rau, củ, nấm các loại) 800 ha.
™ Tiểu thủ công nghiệp: chiếm khoảng 12% so với các ngành nghề khác.
Trước kia trong toàn huyện có đến 18 hợp tác xã hoạt động trong các lãnh vực
ngành nghề như: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dạy nghề, tín dụng…. hiện nay
toàn huyện chỉ còn có 2 hợp tác xã còn hoạt động có hiệu quả là hợp tác xã Khoang
Tang- thị trấn Long phú (hoạt động chủ yếu về lĩnh vực nông nghiệp); hợp tác xã còn
lại là hợp tác xã Trần Đại Nghĩa (tên của chủ nhiệm HTX) chủ yếu hoạt động về lĩnh
vực tín dụng tại xã Lịch Hội Thượng, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng.
2.2 Vài nét về ngành chăn nuôi
Kết quả điều tra và thống kê tính đến ngày 01 tháng 06 năm 2008 (ĐVT: con)
Loài gia súc

2006

2007

2008



3.808

4.069

4.106

Trâu

25


5

0

Heo

37.177

33.820

24.876



104.081

86.887

79.448

Vịt

129.549

428.268

135.113

Qua bảng kết quả trên, cho thấy tốc độ phát triển chăn nuôi của huyện tương

đối chậm, thậm chí là đang có chiều hướng suy giảm. Rõ rệt nhất là đàn heo sụt giảm
nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do giá thức ăn chăn nuôi và giá heo hơi mất cân
đối.
Còn về con trâu thì việc giảm đàn là do xu hướng phát triển xã hội và do nhu
cầu của thị trường. Trước đây trâu được nuôi ngoài việc lấy thịt thì mục đích chính là
sử dụng sức cày kéo. Nay các hoạt động nông nghiệp toàn bộ đều cơ giới hóa nên
người nông dân chuyển sang nuôi bò (lai Sind) vì tận dụng những sản phẩm phụ của

5


nông nghiệp vừa tận dụng lao động nhàn rỗi, tiết kiệm tiền mua thức ăn và thịt ngon
hơn, thị trường ưa chuộng hơn.
Về gia cầm thì đàn gà giảm đều, nguyên nhân do dịch bệnh cúm gia cầm luôn
đe dọa nên hộ chăn nuôi còn dè chừng chưa dám đầu tư nuôi tập trung. Đàn vịt tăng
đột biến ở những năm trước sau đó bình ổn lại. Nguyên nhân là do sau khi có quyết
định số 17 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, nông dân trở lại chăn nuôi
vịt trong sự quản lý dịch bệnh của ngành chứ không bị cấm nên số lượng nuôi tăng rất
cao trong năm 2007, và qua năm 2008, nhu cầu thị trường đã dần bảo hòa và đàn vịt
cũng trở lại với số lượng bình thường trước kia.
2.3 Trạm thú y huyện Long Phú
Trạm thú y huyện Long Phú gồm có 5 cán bộ công tác trong biên chế nhà nước,
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp đến kỹ sư chăn nuôi thú y.
- Tổ chức mạng lưới thú y cơ sở: Tổng số cán bộ thú y cơ sở là 55 người chia
ra 15 ban thú y tại 14 xã và 1 thị trấn, bình quân mỗi ban có từ 2 - 3 thú y viên hoạt
động với trình độ chuyên môn nghiệp vụ như sau;
+ Trung cấp chăn nuôi thú y: 28 người.
+ Kỹ thuật viên chăn nuôi thú y: 12 người
+ Sơ cấp chăn nuôi thú y: 15 người.
Các hoạt động chính của trạm thú y gồm có:

+ Phòng chống dịch bệnh, điều trị bệnh, tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng bổ
sung và tiêm phòng đột xuất tùy tình hình dịch bệnh cho tất cả đàn gia súc gia cầm.
+ Kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y các cơ sở hành
nghề, cơ sở dịch vụ có liên quan.
+ Thanh tra, kiểm tra và xử lý các đối tượng, trường hợp vi phạm qui định thú
y.

6


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Địa điểm và thời gian khảo sát
3.1.1 Thời gian khảo sát
Việc khảo sát được tiến hành trong thời gian từ ngày 01/11/2008 đến
01/03/2009, được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: từ ngày 01/11/2008 đến 01/01/2009, là giai đoạn trực tiếp khảo
sát và thu thập số liệu tại địa phương.
+ Giai đoạn 2: từ ngày 02/01/2009 đến ngày 01/03/2009 là giai đoạn xử lý số
liệu và hoàn thành luận văn .
3.1.2 Địa điểm thực hiện
Việc khảo sát được thực hiện ở các hộ nuôi bò trên địa bàn huyện Long Phú
gồm 14 xã và 1 thị trấn:
+ Thị trấn Long Phú
+ Xã Long Phú
+ Tân Hưng
+ Tân Thạnh
+ Trường Khánh
+ Hậu Thạnh
+ Đại Ngãi

+ Song Phụng
+ Long Đức
+ Phú Hữu
+ Châu Khánh
+ Trung Bình
+ Lịch Hội Thượng
+ Liêu Tú
+ Đại Ân 2
7


3.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát gồm toàn bộ các hộ nuôi bò và số bò được nuôi tại các hộ
này.
3.3 Phương pháp tiến hành:
3.3.1 Phương pháp gián tiếp
Tham khảo số liệu tại Chi Cục Thú Y tỉnh Sóc Trăng.
3.3.2 Phương pháp trực tiếp
- Phỏng vấn các hộ nông dân có chăn nuôi bò để ghi nhận và tìm hiểu một số nội dung
có liên quan đến chăn nuôi bò qua phiếu phỏng vấn nông hộ (phiếu 1).

- Khảo sát cá thể, quan sát, đo đạt từng cá thể bò, kết hợp phỏng vấn chủ nuôi
để thu thập thông tin dựa vào phiếu điều tra cá thể bò (phiếu 2).
Các phiếu phỏng vấn nông hộ và phiếu điều tra cá thể bò được đính kèm trong
phần phụ lục.
3.4 Các chỉ tiêu khảo sát và phương pháp thu thập số liệu
3.4.1 Các chỉ tiêu khảo sát trên nông hộ
Dựa vào phiếu điều tra để biết tình hình chăn nuôi bò của nông hộ như:
- Năm kinh nghiệm nuôi bò của nông hộ
- Thu nhập từ chăn nuôi bò

- Mục đích nuôi
- Quy mô đàn
- Phương thức chăn nuôi
- Phương thức phối giống cho bò
- Kinh tế từ chăn nuôi bò
- Chuồng trại và mức độ vệ sinh
- Nguồn thức ăn
- Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
- Tình hình dịch bệnh và công tác tiêm phòng
- Cơ cấu đàn
- Cơ cấu giống

8


3.4.2 Các chỉ tiêu trên bò
- Thể trạng bò:
Thể trạng bò được đánh giá qua quan sát bằng mắt thường. Dựa vào độ mập,
ốm của từng cá thể, để đánh giá thể trạng theo thang điểm từ 1 – 5, trong đó
+ Điểm 1: Bò rất ốm
+ Điểm 2: Bò ốm
+ Điểm 3: Bò trung bình
+ Điểm 4: Bò mập
+ Điểm 5: Bò rất mập
- Trọng lượng đàn bò:
Đo thước dây : ILRI – IAS – L1 Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền
Nam.
- Về sinh sản:
+ Tuổi phối giống lần đầu
+ Tuổi đẻ lứa đầu

+ Thời gian phối lại sau khi sanh
+ Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
3.5 Phương pháp xác định giống bò và tuổi bò
Việc xác định giống bò thông qua quan sát đặc điểm ngoại hình và màu sắc
lông da.
3.5.1 Bò ta vàng
Bò ta vàng có sắc lông màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng đậm. Bò có tầm vóc
nhỏ, tai nhỏ đưa ngang, u vai nhỏ, yếm ít phát triển. Đầu nhỏ ngắn, sừng cong đưa về
trước lưng hơi võng, sinh trưởng chậm nhưng bò ta vàng có đặc điểm là chịu đựng tốt
khí hậu nóng ẩm, ăn uống kham khổ, có sức đề kháng bệnh cao. Khi trưởng thành bò
cái có khối lượng 160 -180 kg, bò đực 250 – 280 kg.

9


Hình 3.1: Bò cái ta vàng 4 tuổi
3.5.2 Bò lai Sind
Bò lai Sind là một trong những giống bò được ưa chuộng và phổ biến nhất tại
Việt Nam. Bò có tầm vóc lớn lông có màu đỏ cánh gián, nâu sậm, u yếm phát triển, tai
to và sụp, âm hộ phát triển hơn bò ta vàng, có nhiều nếp gấp và thường có màu đen,
sừng cong hướng lên trên. Khối lượng bò cái trưởng thành từ 250 – 350 kg, bò đực từ
400 – 550 kg.

Hình 3.2: Bò cái lai Sind 3,5 tuổi
10


3.5.1.3 Bò lai Ongole
Bò lai Ongole có lông từ màu xám nhạt đến xám đậm, u yếm phát triển, tai to
và sụp, thân hình khá dài đòn, chân cao cổ ngắn, đầu dài. Hiện nay loại bò này không

được người dân ưa chuộng vì có màu lông trắng được cho là không may mắn nên
người dân ít nuôi.

Hình 3.3: Bò lai Ongole 3 tuổi
3.6 Phương pháp giám định tuổi bò
Việc giám định tuổi của bò dựa vào khai báo của nông hộ, đối chiếu với sự phát
triển tầm vóc và sự thay răng và độ mòn của răng để xác định tuổi bò.
Việc giám định tuổi bò dựa vào sự thay răng và độ mòn của răng mang tính
chất tương đối vì việc mọc răng và độ mòn răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
thức ăn, giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng….

11


Có thể đoán tuổi bò dựa vào đặc điểm và độ mòn răng như sau:
Tuổi (năm)

Sự thay đổi và độ mòn của răng

1

Bò có đủ 8 răng cửa (răng sữa)

2

Thay cặp răng cửa thứ nhất

3

Thay cặp răng cửa thứ hai


4

Thay cặp răng cửa thứ ba

5

Thay cặp răng cửa thứ tư

6

Có vết mòn rất nhỏ ở cặp răng thứ nhất

7
8

- Cặp răng thứ nhất mòn hình chữ nhật
- Cặp răng thứ hai mòn thành vệt dài
- Cặp răng thứ nhất mòn hình vuông
- Cặp răng thứ hai mòn hình chữ nhật
- Cặp răng thứ nhất mòn thành hình tròn

9

- Cặp răng thứ hai mòn thành hình vuông
- Cặp răng thứ ba mòn thành hình chữ nhật

10

Cặp răng thứ nhất mòn tròn hẳn


11

Cặp răng thứ hai mòn tròn hẳn

12

Cặp răng thứ ba mòn tròn hẳn

13

Cặp răng thứ tư mòn tròn hẳn

>13

Răng tròn hết và thưa

3.7 Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab 12.21
3.8 Khó khăn và thuận lợi
3.8.1 Khó khăn
- Thời gian điều tra ngắn nên chưa thu thập được nhiều số liệu.
- Địa bàn rộng, phức tạp và các chủ hộ nuôi bò cách xa nhau, đi lại khó khăn
- Thời gian tiến hành khảo sát trên từng hộ khá lâu do tập quán của người dân
không thích bò mình bị đo đạc và không thích bị hỏi.
- Người dân chưa quen với công việc điều tra nên gặp nhiều khó khăn trong
việc tiếp xúc và giải thích.
12



- Phần lớn người dân nuôi bò là người Khơmer nên gặp khó khăn trong việc
giao tiếp và phỏng vấn.
3.8.2 Thuận lợi
- Được sự giúp đỡ của thầy Châu Châu Hoàng, giảng viên Bộ Môn Chăn Nuôi
Chuyên Khoa, Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
- Được sự giúp đỡ của Chi Cục thú y tỉnh Sóc Trăng và BSTY Nguyễn Tiến
Lực trong việc cung cấp thông tin và số liệu lưu trữ.
- Được sự giúp đỡ của trạm thú y Long Phú và các cán bộ thú y địa phương đã
tận tình giúp đỡ trong quá trình điều tra.
- Các cán bộ thuộc Ủy Ban nhân dân các xã đã nhiệt tình giúp đỡ.

13


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả phỏng vấn nông hộ
Trong suốt thời gian thực hiện khảo sát thực tế ngành chăn nuôi bò của 265 hộ
tại 15 xã thuộc huyện Long Phú với tổng đàn 1.441 con, chúng tôi ghi nhận được kết
quả như sau:
4.1.1 Kinh nghiệm chăn nuôi bò của nông hộ
Để hiểu rõ về khả năng nuôi bò của nông hộ chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn
về thời gian nuôi bò của nông dân tại các xã điều tra. Năm kinh nghiệm nuôi bò được
tính từ lúc bắt đầu nuôi bò đến lúc điều tra. Kết quả phỏng vấn nông hộ về kinh
nghiệm nuôi bò được trình bày qua bảng 4.1
Bảng 4.1 Kinh nghiệm chăn nuôi bò nông hộ
Năm kinh nghiệm

Số hộ


Tỷ lệ ( %)

< 2 Năm

47

17,7

2 -3 Năm

120

45,3

3 - 5 Năm

54

20,4

5 - 10 Năm

39

14,7

>10 Năm

5


1,9

Tổng cộng

265

100

Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy trong 265 hộ điều tra thì số hộ có kinh
nghiệm nuôi bò từ 2 - 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 45,3% so với 20,4% số hộ có kinh
nghiệm nuôi bò từ 3 - 5 năm và 14,7% số hộ có kinh nghiệm nuôi bò 5 - 10 năm, thấp
nhất là số hộ có kinh nghiệm nuôi bò >10 năm chỉ chiếm 1,9%.
Qua kết quả điều tra cho thấy việc chăn nuôi bò ở huyện đã có từ lâu, có trường
hợp người dân có năm kinh nghiệm nuôi bò trên 20 năm. Nhưng phần lớn các hộ mới
nuôi bò trong khoảng 3 năm trở lại đây do những năm gần đây người dân nhận thấy
14


×