Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG LƯU HÀNH NHÓM THUỐC TÊ MÊ VÀ THUỐC AN THẦN QUANH KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ỨNG DỤNG ĐỂ GÂY MÊ THỰC NGHIỆM TRÊN CHÓ Họ và tên sinh viên : BÙI VĂN QUAN Ngành : THÚ Y Lớp : Dược thú y Khóa : 2004 – 2009 09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.78 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI – THÚ Y


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG LƯU HÀNH NHÓM THUỐC
TÊ - MÊ VÀ THUỐC AN THẦN QUANH KHU VỰC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ỨNG DỤNG
ĐỂ GÂY MÊ THỰC NGHIỆM TRÊN CHÓ

Họ và tên sinh viên

: BÙI VĂN QUAN

Ngành

: THÚ Y

Lớp

: Dược thú y

Khóa

: 2004 – 2009

09/2009



KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG LƯU HÀNH NHÓM THUỐC TÊ - MÊ VÀ
THUỐC AN THẦN QUANH KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ ỨNG DỤNG ĐỂ GÂY MÊ THỰC NGHIỆM TRÊN CHĨ

Tác giả

BÙI VĂN QUAN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng nhu cầu
cấp bằng Bác sỹ thú y
chuyên ngành Dược thú y

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. LÊ VĂN THỌ

Tháng 09 năm 2009


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN

Họ tên sinh viên thực hiện: Bùi Văn Quan

Tên đề tài: “Khảo sát hiện trạng lưu hành thuốc tê – mê và thuốc an thần quanh
khu vực thành phố Hồ Chí Minh và ứng dụng để gây mê thực nghiệm trên chó”.
Đã hồn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến
nhận xét đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày 17-18 / 09 / 09

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Lê Văn Thọ


i


LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn Ni Thú
Y, cùng tồn thể thầy cơ đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Đặc biệt chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Văn Thọ
cùng quý thầy cô bộ mơn Cơ thể - ngoại khoa và tồn thể cán bộ công nhân viên chức
Bệnh Viện Thú Y Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tạo mọi điều kiện và tận tình truyền
đạt những kiến thức, kinh nghiệm trong xuốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Kính dâng lên cha mẹ, người đã sinh thành, dạy dỗ và hướng nghiệp cho con,
cha mẹ là ánh đèn soi sáng những bước con đi, là điểm tựa tinh thần mỗi khi con vấp
ngã.
Chân thành cảm ơn các anh đã ủng hộ và giúp em vượt qua khó khăn. Khơng
thể qn những người ban cùng chung chí hướng đã giúp đỡ và động viên trong suốt
thời gian học tập và trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn cửa hàng thuốc thú y Cường Lộc, chú Lê Việt Trương, bạn
Nguyễn Văn Dũng và một số của hàng thuốc thú y và một số trại trong khu vực thành
phố và vùng phụ cận…

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Khảo sát hiện trạng lưu hành nhóm thuốc tê – mê và thuốc an thần
quanh khu vực thành phố Hồ Chí Minh và ứng dụng để gây mê thực nghiệm trên
chó” được thực hiện từ ngày 15/01 – 01/08/09 gồm 2 nội dung:



Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng lưu hành nhóm thuốc tê – mê và thuốc an thần

sử dụng trong thú y tại các trang trại chăn ni, hộ chăn ni, các phịng mạch thú y và
một số cửa hàng thuốc thú y ở thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, Bình
Dương,…và bệnh viện thú y Petcare tại thành phố Hồ Chí Minh.


Nội dung 2: Ứng dụng gây mê thực nghiệm trên chó tại Bệnh viện thú y đại học

Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh. Gồm 8 con chó trưởng thành, trong đó 4 con được xin từ
Chi Cục Thú Y TP. HCM và 4 con được xin từ nhà dân tại Dĩ An – Bình Dương.
Thí nghiệm được bố trí như sau: 8 con chó đều được gây mê trên cả ba loại
thuốc theo thứ tự: Nembutal, Ketamine, Zoletil. Mỗi thuốc đều được thí nghiệm hai
lần, khoảng cách giữa lần 1 và lần 2 cách nhau 14 ngày, giữa các thuốc cũng cách
nhau 14 ngày.
Sau thời gian thực hiện đề tài chúng tơi đưa ra một số kết luận sau:


Có 5 công ty trong nước sản xuất thuốc tê với 2 sản phẩm là Novocain và

Lidocain


Có 3 loại thuốc mê được lưu hành do 3 cơng ty nước ngồi sản xuất và 4 nhà

phân phối với 3 sản phẩm Ketamine, Nembutal, Zoletil.



Có 2 loại thuốc an thần được lưu hành do 3 cơng ty nước ngồi sản xuất với 3

nhà phân phối chính và 1 cơng ty sản xuất trong nước với hai hoạt chất chính
Acepromazine và Xylazine.


Cả ba loại thuốc mê đều an toàn với liều gây mê thực nghiệm, khơng có con

nào chết với liều lượng sử dụng và còn khỏe mạnh khi kết thúc đề tài. Trong lúc thú
mê tất cả các biến động nhịp thở, nhịp tim, thân nhiệt trung bình đều nằm trong giới
hạn sinh lý bình thường, chỉ có nhịp tim khi sử dụng Ketamine vượt mức sinh lý bình
thương.
ii




Cả ba thuốc điều làm giảm nhịp thở trong lúc thú mê, Zoletil giảm nhịp thở ít

nhất, Ketamine làm giảm nhịp thở nhiều nhất.


Nembutal tác động làm giảm nhịp tim, thân nhiệt trong lúc thú mê. Ketamine

tác động làm tăng nhịp tim, thân nhiệt trong lúc mê. Zoletil có tác động làm giảm thân
nhiệt nhưng nhịp tim trong lúc mê gần như bình thường như nhịp tim chó thí nghiệm
trước khi gây mê.


Nembutal có thời gian mê trung bình dài nhất và mê sâu nhất.




Chi phí gây mê cho chó có trọng lượng trung bình 7,86 kg thấp nhất khi dùng

Ketamine và cao nhất khi dùng Zoletil

iii


MỤC LỤC
Trang tựa
Xác nhận của giáo viên .......................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Tóm tắt ..............................................................................................................iii
Mục lục ............................................................................................................. v
Danh sách các chữ viết tắt................................................................................viii
Danh sách các bảng ...........................................................................................ix
Danh sách các hình .............................................................................................x
Chương 1. Mở đầu ...........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................1
1.2. Mục đích......................................................................................................2
1.3. Yêu cầu........................................................................................................2
Chương 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................3
2.1. Thuốc tê, thuốc mê và thuốc an thần ............................................................3
2.1.1. Thuốc mê ..................................................................................................3
2.1.1.1. Đại cương ..............................................................................................3
2.1.1.2 Định nghĩa ..............................................................................................3
2.1.1.3. Phân loại ................................................................................................3
2.1.1.4. Cơ chế tác dụng của thuốc tê..................................................................4

iv


2.1.1.5. Cơ chế hấp thu và đào thải .....................................................................4
2.1.1.6. Tiêu chuẩn chọn thuốc mê......................................................................5
2.1.1.7. Các loại thuốc mê ..................................................................................5
2.1.1.7.1 Cocain hydrochloride ...........................................................................5
2.1.1.7.2 Procain hydrochloride ..........................................................................5
2.1.1.7.3 Lidocain ..............................................................................................6
2.1.1.7.4 Tetracain ..............................................................................................7
2.1.1.7.5. Butacain ..............................................................................................7
2.1.1.7.6. Bupivacaine ........................................................................................7
2.1.2. Thuốc mê ..................................................................................................7
2.1.2.1. Đại cương ..............................................................................................7
2.1.2.2. Ý nghĩa của việc dùng thuốc mê.............................................................8
2.1.2.3. Cơ chế tác động của thuốc mê ................................................................8
2.1.2.4. Các giai đoạn xảy ra trong lúc gây mê....................................................8
2.1.2.5. Những tai biến trong lúc gây mê và cách đề phòng.................................9
2.1.2.6. Tiêu chuẩn của thuốc mê........................................................................9
2.1.2.7. Hấp thu, chuyển hóa, đào thải thuốc mê ............................................... 10
2.1.2.8. Các loại thuốc mê thường dùng trong thú y trên thế giới ...................... 10
2.1.2.8.1. Thuốc mê bay hơi.............................................................................. 10
2.1.2.8.2. Thuốc mê không bay hơi (tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp) ..................... 11
2.1.3. Phương pháp gây mê cho gia súc ............................................................ 16
2.1.3.1. Chuẩn bị thú trước khi gây mê ............................................................. 16
v


2.1.3.2. Các đường dẫn nhập thuốc ................................................................... 17
2.1.3.3. Gây mê trên bò .................................................................................... 17

2.1.3.4. Gây mê trên heo .................................................................................. 18
2.1.3.5. Gây mê trên chó .................................................................................. 18
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................... 20
3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành khảo sát .................................................. 20
3.1.1. Thời gian ................................................................................................ 20
3.1.2 Địa điểm ................................................................................................. 20
3.2. Thú thí nghiệm .......................................................................................... 20
3.3. Nội dung ................................................................................................... 20
3.4. Dụng cụ và vật liệu, thuốc thú y................................................................. 21
3.4.1. Dụng cụ và vật liệu ................................................................................. 21
3.4.2. Thuốc thú y ............................................................................................ 21
3.5. Phương pháp tiến hành .............................................................................. 23
3.5.1. Khảo sát hiện trạng lưu hành nhóm thuốc tê – mê và thuốc
an thần được sử dụng trong thú y ..................................................................... 23
3.5.2. Gây mê thực nghiệm trên chó.................................................................. 23
3.5.2.1. Gây mê thực nghiệm trên chó với thuốc mê Nembutal ......................... 23
3.5.2.2. Gây mê thực nghiệm trên chó với thuốc mê Ketamine ......................... 24
3.5.2.3. Gây mê thực nghiệm trên chó với thuốc mê Zoletil .............................. 24
3.5.2.4. Một số hình ảnh tiêu biểu khi tiến hành gây mê thực nghiệm
trên chó khi thử nghiệm ba loại thuốc ............................................................... 25
vi


3.6. Xử lý số liệu .............................................................................................. 29
Chương 4. Kết quả và thảo luận ................................................................... 30
4.1. Khảo sát hiện trạng lưu hành nhóm thuốc tê – mê và thuốc an thần
được sử dụng trong thú y .................................................................................. 30
4.1.1. Nhóm thuốc tê ........................................................................................ 30
4.1.2. Nhóm thuốc mê tiêm............................................................................... 31
4.1.3. Nhóm thuốc an thần ............................................................................... 33

4.2. Ứng dụng gây mê thực nghiệm trên chó với ba loại thuốc mê: Nembutal,
ketamine, Zoletil............................................................................................... 35
4.2.1. Tình trạng mê ......................................................................................... 35
4.2.2.Ứng dụng gây mê thực nghiệm trên chó với thuốc mê Nembutal ............. 37
4.2.3. Ứng dụng gây mê thực nghiệm trên chó với thuốc mê ketamine ............ 39
4.2.4. Ứng dụng gây mê thực nghiệm trên chó với thuốc mê Zoletil ................ 41
4.2.5. Chi phí thuốc sử dụng ............................................................................ 43
Chương 5. Kết luận và đề nghị ...................................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.1.1. Khảo sát hiện trạng lưu hành nhóm thuốc tê – mê và thuốc an thần
được sử dụng trong thú y ................................................................................. 44
5.1.2. Ứng dụng gây mê thực nghiệm trên chó.................................................. 44
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
5.2.1. Khảo sát hiện trạng lưu hành nhóm thuốc tê – mê và thuốc an thần
được sử dụng trong thú y ................................................................................. 45
vii


5.2.2. Ứng dụng gây mê thực nghiệm trên chó.................................................. 45
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 46

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GABA

: Gama – Aminobutarate - Acid


mg

: miligam

kgP

: kilogam trọng lượng

ml

: mililit

Stt

: số thứ tự

SXKD

: sản xuất kinh doanh

Tb

:trung bình

Tktư

:thần kinh trung ương

TM


: thương mại

TNHH

: trách nhiệm hữu hạn

VNĐ

: Việt Nam Đồng

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Nhóm thuốc tê hiên đang lưu hành ................................................... 31
Bảng 4.2. Nhóm thuốc mê hiện đang lưu hành ................................................. 32
Bảng 4.3. Nhóm thuốc an thần đang lưu hành .................................................. 33
Bảng 4.4. Thời gian mê trung bình và tình trạng mê của chó khi thử nghiệm
ba loại thuốc .................................................................................................... 35
Bảng 4.5. Nhịp thở, nhịp tim, thân nhiệt trung bình trước khi gây mê,
trong lúc thú mê của thuốc Nembutal ............................................................... 37
Bảng 4.6. Nhịp thở, nhịp tim, thân nhiệt trung bình trước khi gây mê,
trong lúc thú mê của thuốc Ketamine ................................................................ 39
Bảng 4.7. Nhịp thở, nhịp tim, thân nhiệt trung bình trước khi gây mê,
trong lúc thú mê của thuốc Zoletil .................................................................... 41
Bảng 4.8. Chi phí trung bình của ba loại thuốc mê
Nembutal, Ketamine, Zoletil ........................................................................... 43

x



DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1. Thuốc tê lidocain.................................................................................6
Hình 2.2. Thuốc tê bupivacaine ..........................................................................7
Hình 2.3. Thuốc mê bây hơi halothan .............................................................. 10
Hình 2.4. Thuốc mê bay hơi enflurane ............................................................. 11
Hình 2.5. Thuốc mê ketamine sử dụng trên người và thú y .............................. 12
Hình 2.6. Thuốc mê zoletil ............................................................................... 13
Hình 2.7. Thuốc mê Nembutal ......................................................................... 14
Hình 2.8. Thuốc mê thiopental ......................................................................... 15
Hình 2.9. Thuốc mê propofol ........................................................................... 16
Hình 3.1. Thuốc tiền mê và thuốc mê được sử dụng trong gây mê thực nghiệm 22
Hình 3.2. Sự biến đổi cơ vịng hậu mơn trong quá trình mê .............................. 25
Hình 3.3. Sự biến đổi của mắt trong quá trình mê ............................................. 26
Hình 3.4. Đo thân nhiệt trong quá trình mê ...................................................... 27
Hình 3.5. Hiện tượng đi tiểu đi phân trong quá trình thú mê ............................. 28

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, thú y được biết đến không chỉ là những lĩnh vực chữa trị ở trang trại,
hộ chăn nuôi mà đã xuất hiện những phòng mạch với các thiết bị hỗ trợ và ứng dụng
những kỹ thuật tiên tiến nhằm phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị. Giải phẫu
ngoại khoa là một liệu pháp thường được sử dụng, không chỉ giải phẫu bệnh mà còn
phục vụ cho việc phẫu thuật thẩm mỹ ở thú cưng, đáp ứng nhu cầu đưa thú cưng trở

thành người bạn của con người trong xã hội hiện nay. Gây tê và gây mê và phương
pháp khá quan trọng được sử dụng phổ biến trong giải phẫu và chẩn đốn, nó có tác
dụng làm cho thú mất đi cảm giác đau đớn, hạn chế sự vùng vẫy và những cử động bất
ngờ của thú trong khi phẫu thuật. Hơn nữa, nó giúp cho sự phục hồi của thú một cách
nhanh chóng. Có thể thấy thuốc mê và thuốc tê có một ý nghĩa to lớn và được sử dụng
rộng rãi trong ngành thú y hiện đại ngày nay.
Trên thị trường thuốc thú y hiện nay có khá nhiều loại thuốc tê và thuốc mê
ngoại nhập cũng như sản xuất trong nước và chúng được sử dụng khá phổ biến. Tuy
nhiên cịn q ít các cuộc điều tra hiện trạng lưu hành các sản phẩm này cũng như việc
gây mê thực nghiệm nhằm xác nhận hiệu quả và biến chứng khi sử dụng thuốc.
Đáp ứng nhu cầu thường xuyên cập nhập các loại thuốc gây mê, gây tê cho các
phịng mạch, cung cấp các thơng tin về nguồn gốc, phân phối giúp cho việc kiểm sốt
sự lưu hành nhóm thuốc này trên thị trường và tìm hiểu nhằm đưa ra các khuyến cáo
khi sử dụng thuốc trong phẫu thuật ngoại khoa. Từ những điều kiện vừa nêu trên, sau
khi được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi – Thú y và giáo viên hướng dẫn PGS.TS Lê
Văn Thọ, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Khảo sát hiện trạng lưu hành nhóm thuốc tê –
mê và thuốc an thần quanh khu vực thành phố Hồ Chí Minh và ứng dụng để gây mê
thực nghiệm trên chó”.

1


1.2. Mục đích
Khảo sát đầy đủ và chính xác các chế phẩm từ cơ sở sản xuất trong nước cũng
như các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối sản phẩm thuốc tê, thuốc mê và thuốc
an thần.
Ứng dụng gây mê thực nghiệm trên chó và theo dõi các chỉ số như nhịp tim,
nhịp thở, thân nhiệt trước khi gây mê và trong lúc thú mê.
1.3. Yêu cầu
Nắm được tình lưu hành của các thuốc tê và thuốc mê và thuốc an thần đang

lưu tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận.
Đánh giá tác dụng của thuốc trong quá trình gây mê thực nghiệm trên chó.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Thuốc tê, thuốc mê và thuốc an thần
2.1.1. Thuốc tê
2.1.1.1. Đại cương
Thuốc tê là thuốc được khám phá sau thuốc mê và phương pháp gây mê gần
nửa thế kỷ nhưng ngày càng chứng tỏ những tính chất vượt trội và chiếm giữ một vị trí
quan trọng trong những phương pháp vô cảm để thực hiện những phương pháp phẫu
thuật.
2.1.1.2. Định nghĩa
Thuốc tê là những dược phẩm có thể tạm thời làm giảm hoặc mất cảm giác ở
nơi tiếp xúc đặc biệt là cảm giác đau do hủy bỏ tính cảm ứng và tính dẫn truyền của
thần kinh hay các dây tận cùng của thần kinh. Dược chất này tác dụng vào mọi nơi của
hệ thần kinh. Có nhiều hợp chất khác cũng ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh khi tiếp
xúc với sợi thần kinh nhưng lại gây tổn thương vĩnh viễn cho các tế bào thần kinh nên
không phải là thuốc tê. Sau một thời gian, chức năng thần kinh hồi phục bình thường,
khơng hề có tổn thương cấu tạo ở mọi tế bào và sợi thần kinh. Thuốc tê không làm mất
ý thức, chỉ làm giảm hay mất cảm giác và vận động.
2.1.1.3. Phân loại
Dựa trên cấu trúc hóa học có thể chia ra thành 2 nhóm lớn là nhóm amino ester
gồm Procaine, Tertracaine và nhóm amino amide gồm Lidocaine, Prilocaine.

3



Nhóm amino ester hiện nay ít sử dụng vì chúng có độc tính cao, thường gây nên
các phản ứng dị ứng, có thể gây nên phản ứng quá mẫn.
Nhóm amino amide hiện nay được sử dụng nhiều hiện nay như Lidocaine,
Bupivacaine.
2.1.1.4. Cơ chế tác dụng của thuốc tê
Luồng thần kinh được dẫn truyền do sự di chuyển của các chất điện giải qua
màng tế bào khi có kích thích, ion Na+ từ ngoài vào trong tế bào qua những lỗ nhỏ và
tạo ra hiệu số điện thế. Thuốc tê ngăn chặn luồng thần kinh khử cực, giữ màng tế bào
ở trạng thái nghỉ, theo ba giả thuyết:
Phân tử thuốc tê bám vào màng tế bào, hoặc chui qua màng tế bào làm ổn định
cấu tạo màng tế bào, không để các chất điện giải Na+ và K+ thấm qua màng tế bào.
Thuốc tê làm cho chất calcium bám chặt hơn vào màng tế bào, khiến cho các điện giải
Na+ và K+ không thấm qua được. Thuốc tê thế vào chỗ của chất Acetycholine (một hóa
chất giúp dẫn truyền thần kinh), chất Acetycholine được phóng thích và được phá hủy
trong một thời gian ngắn khi có dẫn truyền.
Thuốc tê khi vào mơ có tính kiềm nhẹ, sẽ bị thủy giải chậm, phóng thích base
alkaloid, tác dụng làm giảm khả năng thẩm thấu của màng tế bào thần kinh, sự thay
đổi điện thế màng bị ngăn chặn. Khả năng dẫn truyền với vận tốc nhanh, chậm khác
nhau tùy thuộc vào đường kính của sợi thần kinh lớn hay nhỏ. Sợi thần kinh nhỏ nhất
dẫn truyền cảm giác đau, rồi đến cảm giác nhiệt độ, … Khi gây tê, cảm giác mất đi
theo thứ tự: hoạt động tự động, đau ngoài da, cảm giác nóng lạnh, vận động, xúc
giác,…Sau đó, thuốc tê từ từ ngấm vào máu, được biến dưỡng, được trung hòa, mất
hoạt tính ở gan và được thận thải ra ngồi.
2.1.1.5. Cơ chế hấp thu và đào thải
Thuốc tê hấp thu vào cơ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như liều lượng, vùng
tiêm chích, độ gắn kết, sự có mặt của thuốc co mạch trong thuốc tê, thành phần lý hóa,
và tác động dược lý của thuốc tê, …
Sau khi tiêm, nhất là các loại thuốc tê thuộc nhóm amid, được phân phối nhanh
ở hầu hết các mô kể cả não, gan, thận và tim, thuốc còn đến tận nơi dự trữ kể cả mô

mỡ.

4


Thuốc tê được chuyển hóa ở gan để trở thành chuyển hóa chất tan trong nước
và thải trừ qua thận. Thuốc tê thuộc nhóm ester thủy phân rất nhanh bởi men butyryl
cholinesterase trong máu. Thuốc tê thuộc nhóm amid bị thủy phân bởi men
microsomal enzym ở gan.
Khi sử dụng quá liều lượng cho phép có thể dẫn đến dị ứng, ngộ độc, tai biến
tim mạch, tai biến gây ngủ, gây ói, tai biến mô thần kinh.
2.1.1.6. Tiêu chuẩn chọn thuốc tê
Khơng gây đau đớn vào lúc chích hoặc sau khi tác động của nó đã chấm dứt.
Khơng được đào thải nhanh chóng khỏi mơ và phải có tỉ lệ phù hợp khi phối
hợp với adrenaline.
Không bị phá hủy khi tiệt trùng bằng cách đun sơi.
Phải có hiệu quả làm tê liệt các tận cùng thần kinh với nồng độ khá lỗng.
Độc tính tương đối thấp là một trong những tính chất quan trọng nhất.
2.1.1.7. Các loại thuốc tê
2.1.1.7.1. Cocain hydrochloride
Cocain là ankaloid chính được chiếc xuất từ lá cây Erythroxylon coca và các
lồi Erythroxynon khác.
Dùng để nhỏ mắt ngựa, chó để chuẩn bị khám mắt hoặc giải phẩu dạng dung
dịch 3 – 5% nhỏ thẳng vào mắt từ 2 – 5 giọt. Hoặc dùng gây tê màng nhày mũi, thanh
quản, khoang miệng ở thú lớn hoặc thú nhỏ bằng cách nhỏ mũi, bơm vào miệng.
Không dùng gây tê thấm hoặc màng cứng tủy sống.
Ở liều cao gây tái xanh, run rẩy, co giật, ngất xỉu do ức chế mạnh trung khu hô
hấp và vận mạch, dùng lâu gây nghiện.
2.1.1.7.2. Procain hydrochloride
Procain HCl không mùi, màu trắng đến vàng nâu, hút ẩm, dạng bột tinh thể,

pKa = 9,23, nhiệt độ tan chảy 165 – 1690C, tan trong nước và alcohol.
Được sử dụng rộng rãi do độc tính thấp, hiệu quả tức thì. Tuy nhiên thời gian
gây tê ngắn do đó cần kết hợp với các thuốc co mạch, hoặc thuốc trì hoản hấp thu để
kéo dài thời gian gây tê như adrenaline.
Chuyển hóa của nhóm thuốc này xảy ra ở gan, procain bị thủy giải thành PABA
và diethylamino etanol.
5


Độc tính: xảy ra khi tiêm tĩnh mạch tốc độ nhanh.
Liều 44 mg/kgP gây chết mèo nếu tiêm nhanh (trường hợp tiêm chậm liều gây
chết lên đến 440 mg/kg) do làm hạ huyết áp.
Thuốc được dùng trong gây tê thấm để giải phẫu ngoại biên, thiến thú đực, sa
trực tràng…với nồng độ 2% trên thú nhỏ và nồng độ 4% trên thú lớn hoặc gây tê màng
cứng tủy sống với dung dịch 2%. Ít được sử dụng gây tê bề mặt do hiệu quả kém hơn
cocaine, butacaine.
2.1.1.7.3. Lidocain
Là thuốc gây tê và chống chứng loạn nhịp tim có hiệu lực cao, lidocain HCl có
màu trắng, có vị đắng nhạt, dạng bột tinh thể, pKa = 7,86. Rất dễ hòa tan trong nước
và alcohol. Lidocain còn được biết đến với tên khác là Lignocain HCl.
Với cùng nồng độ thuốc có tác dụng nhanh và mạnh hơn 2 lần so với Procaine.
Thuốc được dùng để gây tê tại chỗ với dung dịch 0,5% ở thú nhỏ và 1% ở thú
lớn, gây tê màng cứng tủy sống với dung dịch 1 – 2% ở thú nhỏ và 2 – 3% ở thú lớn.
Nên dùng chung với dung dịch adrenaline 1/1.000 để kéo dài thời gian gây tê.
Khi tiêm thuốc quá nhiều mà không kết hợp với adrenaline thuốc hấp thu quá
nhanh làm suy yếu hệ thần kinh trung ương gây buồn ngủ, có thể gây co rút cơ, hạ
huyết áp, ói mữa.

Hình 2.1. Thuốc tê lidocain
Nguồn: />

6


2.1.1.7.4. Tetracain
Gây tê mạnh hơn procaine gấp 16 lần khi tiêm tĩnh mạch nhưng cũng độc hơn
gấp 10 lần, tác dụng kéo dài hơn procain.
Thường dùng để gây tê mắt với dung dịch 0,5% cho thú nhỏ và 1% cho thú lớn,
gây tê bề mặt màng nhày dùng dung dịch 2% và gây tê thấm với dung dịch 1% cho thú
nhỏ, 2% cho thú lớn.
2.1.1.7.5. Butacain
Chỉ dùng gây tê bề mặt do độc tính cao.
Cách dùng: Gây tê bề mặt niêm mạc mắt, mũi, miệng, cuống họng với dung
dịch 2% cho thú nhỏ, 4 – 5% cho thú lớn.
2.1.1.7.6. Bupivacaine (MARCAINE)
Bipivacaine có hiệu lực gấp 4 lần lidocain và thời gian tác động kéo dài khoảng
12 giờ khi dung dịch tiêm của bupivacaine có chứa epinephrine. Nó được sử dụng rất
nhiều trong sản khoa, rất ít gây tác động bất lợi trên thú sơ sinh. Dung dịch
bupivacaine mạnh nhất ở nồng độ 1,75% được dùng gây tê trong sản khoa.
Thuốc có thể gây chết do làm ngừng tim. Tương tự, thuốc cũng gây nguy hiểm
nếu tiêm tĩnh mạch để gây tê vùng.

Hình 2.2. Thuốc tê Bupivacaine
/>caine&um=1&ie=UTF-8&sa=N&hl=vi&tab=w
2.1.2. Thuốc mê
2.1.2.1. Đại cương
Thuốc mê là chất khi cấp vào cơ thể sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương
sinh ra trạng thái ngủ, đầu tiên là sự mất ý thức và cảm giác, kế đến là sự giãn nghỉ
7



hồn tồn của cơ vân nhưng khơng làm xáo trộn các hoạt động của hệ tuần hồn và hơ
hấp.
Thuốc mê lí tưởng là những chất chỉ sinh các tác động mất ý thức và cảm giác
rồi giãn nghỉ các cơ vân liên lạc mà không làm xáo trộn các chức năng của của hệ tuần
hồn và hơ hấp.
2.1.2.2. Ý nghĩa của việc dùng thuốc mê
Thuốc mê được dùng trong phẫu thuật nhất là những phẫu thuật có thời gian dài
và lớn như ruột, tim … Dùng chống shock, co giật, dùng trong gây ngủ, giảm đau.
Cầm cột trước khi gây mê, ứng dụng để bó xương gãy, chăm sóc vết thương và
ngăn ngừa sự tự gây tổn thương, chữa trị bằng quang tuyến (xạ trị), vận chuyển thú.
Gây mê trong khám nghiệm mắt, tai, mũi, họng. Nội soi khí quản, thực quản, dạ
dày, trực tràng, âm đạo và xoang bụng, chụp X-quang, thông đường tiểu.
2.1.2.3. Cơ chế tác động của thuốc mê
Theo thuyết sinh lý thần kinh thuốc mê ức chế cấu trúc lưới, thuốc mê gắn vào
lipid màng tế bào gây cản trở trao đổi Na+ qua màng do đó ngăn khử cực màng tế bào
nên ức chế dẫn truyền luồng thần kinh.
Theo thuyết dược lý thần kinh thì các nơron nhạy cảm phân biệt với thuốc mê,
thuốc mê làm suy nhược các cấu trúc lưới truyền lên đưa đến ức chế phản xạ tuỷ gây
giãn cơ (tương ứng giai đoạn 3). Các nơron của trung tâm hoạt động và vận mạch ở
hành tuỷ tương đối ít nhạy cảm với thuốc mê trừ ở liều độc (tương ứng giai đoạn 4).
2.1.2.4. Các giai đoạn xảy ra trong lúc gây mê
Tế bào sừng lưng tuỷ sống rất nhạy cảm với thuốc mê. Sự giảm hoạt tính của
nơron vùng này làm giảm dẫn truyền cảm giác theo đường tuỷ- đồi thị kể cả cảm giác
đau (tương ứng với giai đoạn 1).
Giai đoạn ức chế là do kích thích các nơron ức chế cùng với sự làm dễ dàng các
nơron kích thích.
Khi được gây mê, thú đi từ trạng thái tỉnh dần đến trạng thái mê. Khi chấm dứt
cuộc gây mê, thú đi từ trạng thái mê dần dần trở lại trạng thái tỉnh như lúc ban đầu thú
trải qua 4 giai đoạn sau.
Giai đoạn 1(hưng phấn tùy ý), thú mất cảm giác nhưng vẫn còn cử động theo ý

muốn, đi đứng loạng chọn và đồng tử giãn ra, có thể có những phản xạ tiểu tiện, tim
8


đập nhanh mạnh, có tiết nước bọt (nếu khơng cấp atropin ) khi gần đến giai đoạn hai,
thú khơng cịn đứng vững và có khuynh hướng nằm một bên.
Giai đoạn 2 (hưng phấn không tùy ý), cử động không theo ý muốn, trung khu
vỏ não bị ức chế nên thú mấy cảm giác, hô hấp phục hồi từ từ. Ở cuối giai đoạn hai hơ
hấp gần như bình thường nhưng nếu có kích thích sẽ làm thú co giật mạnh.
Giai đoạn 3 (mê phẫu thuật), ở giai đoạn này với đặc điểm mất ý thức và giảm
dần các phản xạ, cơ giãn ra, mất phản xạ nuốt xảy ra ba thời kỳ là mê nhẹ, mê vừa và
mê sâu. Trong thời kỳ mê nhẹ, hô hấp nhẹ, các cử động tứ chi mất hẳn, mất cử động
liên hồi rồi yếu dần và ngừng cử động, ở thời kỳ này, người ta có thể làm các cuộc
phẫu thuật nhỏ hay khám bệnh. Thời kỳ mê vừa hô hấp không biến đổi nhiều, cầu mắt
lộn xuống dưới và kéo mí mắt thứ ba xuống, các cơ giãn đều, phản xạ bàn chân nhưng
cịn yếu, thời kỳ này thích hợp cho các cuộc phẫu thuật, ngoại trừ giải phẫu vùng bụng.
Ở thời kỳ mê sâu, vận tốc thở gia tăng nhưng thú thở cạn và có sự ngập ngừng sự hít
vào thở ra, đây là thời kỳ dễ thực hiện cuộc giải phẫu vùng bụng.
Giai đoạn 4 (tê liệt hành tủy), trung khu thần kinh bị ức chế tối đa, hô hấp
ngưng, tim có thể ngừng, các màng niêm nhợt nhạt, con ngươi mở rộng, nếu khơng có
biện pháp can thiệp kịp thời (cắt cơn mê, hơ hấp nhân tạo, nhồi bóp tim, thở oxy,
truyền dịch, hoặc dung các thuốc hổ trợ hô hấp) thú sẽ chết.
Khi thuốc mê bị loại thải ra khỏi não bộ và tác dụng của thuốc mê tan dần, thì
mức độ mê cũng giãm dần theo, các giai đoạn mê sẽ dần đần xảy ra theo chiều ngược
lại với ban đầu.
2.1.2.5. Những tai biến trong lúc gây mê và cách đề phịng
Trong khi gây mê thú có thể bị chảy nước bọt, nơn mửa do đó cần cho thú nhịn
đói tối thiểu 12h trước khi phẫu thuật và tiêm atropin để làm giảm tiết nước bọt. Thú
có thể bị shock, thường thú bị tụt huyết áp hoặc giãy giụa do tủy sống bị ức chế, cần
tăng huyết áp bằng cách truyền máu, truyền dịch, dùng các loại thuốc kích thích thần

kinh như nikethamide, amphetamin. Ngồi ra thú có thể bị hạ thân nhiệt do đó cần giữ
ấm cho thú lúc gây mê như sử dụng đèn hồng ngoại.
2.1.2.6. Tiêu chuẩn của thuốc mê
Cần chọn các loại thuốc có sự khởi phát nhanh, êm dịu và phục hồi nhanh, có
khoảng cách an tồn rộng. Khi mê thú giãn cơ hoàn toàn, mất ý thức, giảm đau, ức chế
9


phản xạ nội tạng. Thuốc sử dụng ít ảnh hưởng đến các chức năng sống (tim mạch, hô
hấp), bảo vệ phản xạ, khơng bị chuyển hóa thành chất độc và đào thải nhanh.
2.1.2.7. Hấp thu, chuyển hóa, đào thải thuốc mê
Thuốc mê là chất khí hoặc chất lỏng dễ bay hơi, trước tiên vào phổi, sang máu
rồi đến não để gây tác động. Sự thâm nhập vào phổi phụ thuộc vào nồng độ thuốc mê
trong khi hít vào và sự thơng khí phổi. Một phần có thể tích tụ trong mơ mỡ sau đó
cũng đào thải qua phổi hoặc thận.
Thuốc mê đường tĩnh mạch đào thải qua đường tiểu dạng mất hoạt tính khơng
gây độc, tuy nhiên một phần bị chuyển hóa và đào thải qua gan sẽ gây độc. Độc tính
phụ thuộc vào tính hịa tan của thuốc mê trong máu nếu tan nhiều trong máu dẫn đến
lực căng trong động mạch chậm, đạt cân bằng trong não chậm dẫn đến phản ứng
chậm, nếu tan ít trong máu làm cho phản ứng nhanh hơn.
2.1.2.8. Các loại thuốc mê thường dùng trong thú y trên thế giới
2.1.2.8.1. Thuốc mê bay hơi
(1) Diethyl Ether
Diethyl ether là một chất lỏng không màu, thơm đặc biệt, không dễ bay hơi, dễ
cháy dễ nổ. Ether rất xót đối với niêm mạc miệng, yết hầu, thanh quản và tiết nhiều
chất nhờn. Nên sử dụng rất hạn chế, Chỉ nên dùng cho heo và thú phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên, ether được đánh giá là loại thuốc mê an tồn nhất.
(2) Halothan
Là thuốc mê dạng xơng hơi, halothan khơng màu, khó cháy, có mùi đặc trưng
kết họp giữa chlroform và


đường, vị nóng. Halothan

tan yếu trong nước và tạo

thành hổn hợp với acohol.

Halothan gây mê cho thú

được sử dụng ở nồng độ 2-

4%, mùi dễ chịu, hoạt tính

gây mê tương đối mạnh.

Thú cảm ứng nhanh và hồi

tỉnh êm dịu, khơng có sự

vùng vẫy tuy nhiên thuốc rất

độc cho gan nên ngày nay

sử dụng halothan rất hạn

chế.

Hình 2.3. Thuốc mê bay hơi Halothan
/>
10



(3) Enfluran
Là một loại thuốc mê bay hơi, enfluran không màu, khó cháy, chất lỏng ổn
định, có mùi hăng nhẹ -mùi ether. Enfluran có độ mê sâu, nhanh và êm dịu, ít gây thay
đổi nhịp mạch và nhịp hơ hấp, ít gây buồn nơn, ói mửa hơn Halothan. Ngày nay
Enfluran được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên vẫn có độc tính trên gan.

Hình 2.4. Thuốc mê bay hơi enflurane
/>80m+ki%C3%AA%CC%81m+h%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh&aq=f&oq=
2.1.2.8.2. Thuốc mê không bay hơi (tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp)
(1) Ketamin (Ketalar, Ketaset)
Ketamine là một chất tương tự như pheneyclidine có đặc diểm gây mê nhanh và
khơng keo dài, được dùng tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch. Ketamine ảnh hưởng lên hệ
thần kinh, không giống như các loại thuốc mê khác, tác dụng giảm đau tốt, mất tri
giác, có tình trạng giữ nguyên tư thế. Ketamine gây co thắt thanh quản và làm tăng
nhịp tim và thân nhiệt, tác động giãn co yếu nên dùng trong phẫu thuật ngắn, có thể
dùng đơn độc hoặc kết hợp với một loại thuốc mê khác khi phẫu thuật lớn. Khi gây mê
với thuốc ketamine chó vân duy trì sự nuốt, vì hầu và thanh quản vẫn còn hoạt động,
mắt vẫn mở, tiết nhiều nước bọt. Vì vậy phải tiêm phải tiêm atropin (0,1mg/kgP) 15
phút trước khi tiêm ketamine.
Liều dung theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất
Chó: Diazepam 0,5 mg/kgP, tiêm tĩnh mạch sau đó dùng ketamin 10 mg/kgP,
tiêm tĩnh mạch (Booth,1988). Midazolam 0,066 – 0,22 mg/kgP, tiêm bắp hoặc tiêm
tĩnh mạch, sau đó dùng ketamin 6,6-11mg/kgP, tiêm tĩnh mạch (Mansager,1988).
Xylazine 2,2mg/kgP, tiêm bắp, sau đó 10 phút tiêm ketamin 11mg/kgP, tiêm bắp. Chó
11



×