Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRÊN QUÀY THỊT HEO TẠI LÒ MỔ ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LONG – TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.25 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
WWWXXX

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRÊN QUÀY THỊT HEO TẠI
LÒ MỔ ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LONG – TỈNH BÌNH PHƯỚC

GVHD: ThS.VÕ VĂN NINH

SVTH: HỒ QUANG THÀNH

THÁNG 09 NĂM 2009


SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRÊN QUÀY THỊT HEO TẠI LÒ MỔ ĐỊA
BÀN HUYỆN BÌNH LONG – TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả

HỒ QUANG THÀNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành
THÚ Y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. VÕ VĂN NINH

Tháng 09 năm 2009
i




XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Hồ Quang Thành
Tên luận văn: “ Khảo sát một số chỉ tiêu trên quày thịt heo tại lò mổ địa bàn
huyện Bình Long - tỉnh Bình Phước”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y.
Ngày………/………/ 2009
Giáo viên hướng dẫn

ThS. VÕ VĂN NINH

ii


LỜI CẢM TẠ
Sau năm năm học đại học, được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, sự dạy
bảo của quý thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè và sự chỉ dạy tận tình của thầy ThS. Võ
Văn Ninh. Đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn:
Con chân thành cảm ơn bố mẹ và gia đình đã sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc,
quan tâm đến con bao năm qua.
Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã giúp
đỡ, quan tâm, tận tình dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi.
Đặc biệt chân thành cảm ơn thầy Võ Văn Ninh đã hướng dẫn chu đáo, tận tình
giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Chi Cục Thú Y Bình Phước, Trạm Thú Y
huyện Bình Long và các anh chị trong tổ Kiểm soát giết mổ đã tạo điều kiện thuân lợi

và quan tâm giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.
Chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Nghĩa chủ lò mổ tập trung An Phú và
công nhân giết mổ tại lò đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại lò.
Chân thành cảm ơn những người bạn của tôi đã đông viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

HỒ QUANG THÀNH

iii


TÓM TẮT
Luận văn tốt nghiệp “ Khảo sát một số chỉ tiêu trên quày thịt heo tại lò mổ địa
bàn huyện Bình Long – tỉnh Bình Phước”.
Thời gian tiến hành thực tập: Từ ngày 05/02/2009 đến ngày 05/06/2009.
Được tiến hành tại: Lò giết mổ tập trung An Phú của ông Nguyễn Văn Nghĩa, xã
An Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Tổng đàn heo đã tiến hành khảo sát là 790 con, trong đó có 397 heo cái và 393
heo đực.
Khảo sát các chỉ tiêu: Tỷ lệ đầu, tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ lòng trắng, tỷ lệ heo mảnh,
dày mỡ lưng, dày bụng, dài thân thịt và diện tích cơ thăn.
Kết quả thu được như sau:
Kiểu hình Yorkshire có tỷ lệ lòng đỏ cao, tỷ lệ lòng trắng, tỷ lệ heo mảnh, diện
tích cơ thăn và chiều dài thân thịt trung bình, tỷ lệ đầu, dày mỡ lưng và dày bụng thấp.
Kiểu hình Landrace có tỷ lệ đầu, tỷ lệ heo mảnh, dày mỡ lưng, dày bụng, diện
tích cơ thăn và chiều dài thân thịt cao, tỷ lệ lòng đỏ trung bình, tỷ lệ lòng trắng thấp.
Kiểu hình Duroc có tỷ lệ lòng trắng cao, tỷ lệ đầu, dày bụng, dày mỡ lưng trung
bình, tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ heo mảnh, diện tích cơ thăn và dài thân thịt thấp

iv



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.......................................................................................................................i
Cảm tạ.........................................................................................................................iii
Tóm tắt........................................................................................................................iv
Mục lục ........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................viii
Danh sách các hình .....................................................................................................ix
Danh sách các bảng .....................................................................................................x
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục đích ...............................................................................................................2
1.3. Yêu cầu .................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN.............................................................................................3
2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Bình Long ...................................................................3
2.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................................3
2.1.2. Địa hình và đất đai............................................................................................3
2.1.3. Khí hậu .............................................................................................................4
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ....................................................................................4
2.2.1. Tình hình kinh tế huyện.....................................................................................4
2.2.2. Tình hình xã hội huyện .....................................................................................5
2.3. Sản xuất nông nghiệp .........................................................................................5
2.3.1. Trồng trọt...........................................................................................................5
2.3.2. Chăn nuôi...........................................................................................................6
2.4. Tình hình thú y của huyện ....................................................................................7
2.5. Tình hình giết mổ .................................................................................................7
2.5.1. Vị trí lò mổ ........................................................................................................7

2.5.2. Qui cách xây dựng.............................................................................................8
2.5.3. Hoạt động giết mổ tại lò mổ ..............................................................................9
2.6. Tình hình tiêu thụ thịt tại huyện Bình Long.........................................................9
v


Trang
2.7. Tình hình mua bán heo trên địa bàn huyện ..........................................................9
2.7.1. Tình hình mua heo.............................................................................................9
2.7.2. Tình hình buôn bán và thu gom thịt ................................................................. 10
2.8. Những điều kiện cho giết mổ gia súc gia cầm.................................................... 11
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................. 12
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện.......................................................................... 12
3.2. Phương pháp khảo sát......................................................................................... 12
3.3. Các chỉ tiêu khảo sát........................................................................................... 12
3.3.1. Các chỉ tiêu trên thú sống ................................................................................. 12
3.3.2. Các chỉ tiêu trên quày thịt................................................................................. 13
3.3.2.1. Trọng lượng đầu (kg) .................................................................................... 13
3.3.2.2. Trọng lượng lòng đỏ (kg) .............................................................................. 13
3.3.2.3. Trọng lượng lòng trắng (kg).......................................................................... 14
3.3.2.4. Trọng lượng heo mảnh (kg)........................................................................... 14
3.3.2.5. Dày mỡ lưng (cm) ......................................................................................... 14
3.3.2.6. Dày bụng (cm) ............................................................................................... 14
3.3.2.7. Dài thân thịt (cm)........................................................................................... 14
3.3.2.8. Diện tích cơ thăn (cm2).................................................................................. 14
3.4. Dụng cụ và thiết bị khảo sát ................................................................................ 14
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 15
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 18
4.1. Cơ cấu đàn heo khảo sát còn sống....................................................................... 18
4.2. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt ................................................................ 18

4.2.1. Trọng lượng sống đã đưa vào giết mổ.............................................................. 18
4.2.2. Trọng lượng đầu và tỷ lệ đầu............................................................................ 21
4.2.3. Trọng lượng lòng đỏ và tỷ lệ lòng đỏ............................................................... 26
4.2.4. Trọng lượng lòng trắng và tỷ lệ lòng trắng ...................................................... 30
4.2.5. Trọng lượng heo mảnh và tỷ lệ heo mảnh........................................................ 34
4.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quày thịt .......................................................... 39

vi


Trang
4.3.1. Dày mỡ lưng .......................................................................................................39
4.3.2. Dày bụng.............................................................................................................42
4.3.3. Chiều dài thân thịt ..............................................................................................45
4.3.4. Diện tích cơ thăn.................................................................................................48
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................52
5.1. Kết luận..................................................................................................................52
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................53
PHỤ LỤC .....................................................................................................................55

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TSTK : Tham số thống kê
n

: Số heo khảo sát


X

: Trung bình mẫu

SD

: Standard Deviation: Độ lệch chuẩn

CV

: Coefficient of variation: Hệ số biến động

P.sống : Trọng lượng sống
P.đầu

: Trọng lượng đầu

P.LĐ

: Trọng lượng lòng đỏ

P.LT

: Trọng lượng lòng trắng

P. HM : Trọng lượng heo mảnh
Vnđ

: Việt Nam Đồng


viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Kiểu hình Yorkshire .................................................................................... 15
Hình 3.2: Kiểu hình Duroc .......................................................................................... 16
Hình 3.3: Kiểu hình Landrace ..................................................................................... 16
Hình 3.4: Quày thịt heo sau khi giết mổ...................................................................... 17
Hình 3.5: Bệ giết mổ heo tại lò mổ An Phú ................................................................ 17

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Trọng lượng sống của các nhóm giống heo (kg) ........................................ 20
Bảng 4.2: Trọng lượng đầu của các nhóm giống heo (kg) .......................................... 23
Bảng 4.3: Tỷ lệ đầu của các nhóm giống heo (%) ...................................................... 23
Bảng 4.4: Trọng lượng lòng đỏ của các nhóm giống heo (kg).................................... 27
Bảng 4.5: Tỷ lệ lòng đỏ của các nhóm giống heo (%) ................................................ 27
Bảng 4.6: Trọng lượng lòng trắng của các nhóm giống heo (kg) ............................... 31
Bảng 4.7: Tỷ lệ lòng trắng của các nhóm giống heo (%)............................................ 31
Bảng 4.8: Trọng lượng heo mảnh của các nhóm giống heo (kg) ................................ 36
Bảng 4.9: Tỷ lệ heo mảnh của các nhóm giống heo (%)............................................. 36
Bảng 4.10: Dày mỡ lưng của các nhóm giống heo (cm)............................................. 40
Bảng 4.11: Dày bụng của các nhóm giống heo (cm) .................................................. 44
Bảng 4.12: Chiều dài thân thịt của các nhóm giống heo (cm) .................................... 46
Bảng 4.13: Diện tích cơ thăn của các nhóm giống heo (cm2) ..................................... 49


x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng sống của các nhóm giống heo (kg) .................................. 19
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng đầu của các nhóm giống heo (kg).................................... 22
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ đầu của các nhóm giống heo (%) ................................................ 22
Biểu đồ 4.4: Trọng lượng lòng đỏ của các nhóm giống heo (kg) ............................. 26
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ lòng đỏ của các nhóm giống heo (%) .......................................... 26
Biểu đồ 4.6: Trọng lượng lòng trắng của các nhóm giống heo (kg) ......................... 30
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ lòng trắng của các nhóm giống heo (%)...................................... 30
Biểu đồ 4.8: Trọng lượng heo mảnh của các nhóm giống heo (kg).......................... 34
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ heo mảnh của các nhóm giống heo (%) ...................................... 35
Biểu đồ 4.10: Dày mỡ lưng của các nhóm giống heo (cm)......................................... 39
Biểu đồ 4.11: Dày bụng của các nhóm giống heo (cm) .............................................. 42
Biểu đồ 4.12: Chiều dài thân thịt của các nhóm giống heo (cm) ................................ 45
Biểu đồ 4.13: Diện tích cơ thăn của các nhóm giống heo (cm2) ................................. 48

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thịt heo là nguồn cung cấp thực phẩm động vật chủ yếu cho người dân Việt
Nam. Đời sống của nhân dân ngày càng cao, do đó nhu cầu tiêu thụ thịt càng lớn
không chỉ về số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng thịt (nhiều nạc ít mỡ ) ngày càng
khắc khe hơn. Cộng với sự tiến bộ mới khoa học kỹ thuật, cho nên người dân cũng
chuyển đổi dần từ phương thức chăn nuôi truyền thống sang phương thức chăn nuôi

công nghiệp.
Đàn heo ở nước ta đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất
lượng, góp phần cung cấp nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước, một phần
để xuất khẩu và nhu cầu phân bón cho cây trồng.
Bình Phước là một tỉnh nông lâm nghiệp, thuộc miền Đông nam bộ phát triển
năng động, giàu tiềm năng phát triển. Có ngành chăn nuôi heo đang phát triển mạnh.
Các giống heo cao sản được đưa vào chăn nuôi sản xuất ngày càng phổ biến. Vì vậy
việc đánh giá phẩm chất quày thịt là rất cần thiết nhằm xác định các giống heo ổn định
chất lượng cao nhiều nạc, ít mỡ phù hợp với yêu cầu của thị trường và đem lại hiệu
quả kinh tế cao cho nhà chăn nuôi.
Vì vậy được sự cho phép của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Võ Văn Ninh và
Trạm Thú Y huyện Bình Long chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Khảo sát một số
chỉ tiêu trên quày thịt heo tại lò mổ địa bàn huyện Bình Long - tỉnh Bình Phước”.

1


1.2. Mục đích
Thông qua các chỉ tiêu khảo sát để đánh giá phẩm chất quày thịt của từng nhóm
giống heo, từ đó làm cơ sở cho việc cải thiện đàn heo, có thêm nguồn thông tin cho
công tác cải tạo và lai tạo giống mới nhằm nâng cao phẩm chất quày thịt của đàn heo
trên địa bàn huyện Bình Long - tỉnh Bình Phước.
1.3. Yêu cầu
Khảo sát các chỉ tiêu về trọng lượng sống, trọng lượng đầu, lòng đỏ, lòng trắng
và trọng lượng heo mảnh của từng nhóm kiểu hình.
Khảo sát dày mỡ lưng, dày bụng, chiều dài thân thịt, diện tích cơ thăn ở giai đoạn
thú hạ thịt.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Bình Long
2.1.1. Vị trí địa lý
Bình Long là một huyện thuộc tỉnh Bình Phước, nằm về phía Tây Nam của
tỉnh. Huyện nằm ngay trên quốc lộ 13 đi qua trung tâm huyện từ Bắc xuống Nam về
thành phố Hồ Chí Minh. Từ Bình Long có thể đi lại, vận chuyển hàng hoá đến tất cả
các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.
Huyện Bình Long có mạng lưới giao thông khá phát triển, với tuyến quốc lộ
quan trọng là quốc lộ 13, nối Bình Long với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng
Tây Nguyên và nước bạn Campuchia. Hiện nay tất cả các xã, phường, thị trấn ở Bình
Long đều có đường nhựa đến trung tâm xã.
Tổng diện tích toàn huyện là 76.252 ha, được chia thành 14 xã và 1 thị trấn. Về
ranh giới hành chánh như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Lộc Ninh.
- Phía Đông giáp huyện Phước Long, Đồng Phú.
- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Tây Ninh và Tỉnh Bình Dương.
- Phía Nam giáp huyện Chơn Thành.
2.1.2. Địa hình và đất đai
Huyện Bình Long là một huyện miền núi, nhưng có địa hình tương đối bằng
phẳng, thuận tiện cho việc đi lại. Huyện Bình Long không có núi cao, chỉ có ngọn đồi
thấp thoải dần theo hướng Bắc – Nam, phía Bắc thị trấn An Lộc có đồi Đồng Long,
phía Đông – Nam có đồi Núi Gió. Cao độ trung bình là 5 – 55 m, cao nhất ở phía Bắc
và Đông Bắc trên vùng đất Bazan có độ cao 70 m, còn lại hầu hết là đồi thoải trên bậc
thềm phù sa cổ có độ cao từ 45 – 60 m.

3



Huyện Bình Long có 5 nhóm đất chính:
Nhóm đất xám

: 22.175 ha (chiếm 29,27% tổng diện tích toàn huyện).

Nhóm đất đỏ vàng

: 46.851 ha (chiếm 61,83% tổng diện tích toàn huyện).

Nhóm đất đen trên Bazan : 533,59 ha (chiếm 0,73% tổng diện tích toàn huyện).
Nhóm đất dốc tụ

: 3.457 ha (chiếm 4,56% tổng diện tích toàn huyện).

Nhóm đất trơ sỏi đá

: 217 ha (chiếm 0,29% tổng diện tích toàn huyện).

2.1.3. Khí hậu
Huyện Bình Long nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có
nền nhiệt độ cao quanh năm. Phân thành hai mùa rõ rệt trong năm.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chiếm 10 – 15%
cả năm.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mưa tập trung chiếm 85 – 90% lượng
mưa cả năm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 28oC, nhiệt độ bình quân thấp nhất là 21,5oC,
nhiệt độ bình quân cao nhất là 31,7oC. Số giờ nắng trong năm khoảng 2.500 giờ, số giờ
nắng trong ngày từ 6,2 – 6,6 giờ/ngày.
Bình Long có lượng mưa tương đối cao trung bình khoảng 2.300 mm, lượng mưa

cao nhất 3.407 mm/năm, thấp nhất là 1.489 mm/năm. Độ ẩm không khí bình quân trên
năm là 80,80%.
Với khí hậu như vậy, rất thuận lợi cho kinh tế phát triển nói chung, đặc biệt là sản
xuất nông nghiệp với các cây trồng nhiệt đới rất điển hình như cây ăn quả, cao su,
điều, tiêu,…
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
2.2.1. Tình hình kinh tế huyện
Với lợi thế về đất đai, khí hậu và lực lượng lao động, cộng với việc tập trung làm
tốt công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, định
hướng cho nông dân, chủ trang trại sản xuất theo hướng từ tự cung tự cấp sang sản
xuất hàng hoá, hướng vào thị trường, những năm qua, đẩy nhanh Công nghiệp hóa Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Bình Long đã có những
chuyển biến rất tích cực, làm thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện.

4


Năm 2007, cơ cấu kinh tế ở huyện Bình Long chuyển dịch theo hướng tăng dần
tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ. Trong đó nông – lâm nghiệp chiếm 65,84%, công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 10,7% và dịch vụ chiếm 24,9%.
2.2.2. Tình hình xã hội huyện
Huyện Bình Long có thành phần dân tộc khá đa dạng, chiếm số lượng lớn là
dân tộc Kinh khoảng 65% dân số, kế đến là dân tộc Stiêng sống lâu đời tại địa phương
chủ yếu sống rãi rác ở hầu hết các xã trong huyện.
Về tôn giáo, phật giáo vẫn chiếm đa số khoảng 70% dân số, còn lại là thiên
chúa giáo và đạo tin lành.
Bình Long là huyện có mật độ dân số chưa cao, nhưng tốc độ tăng dân số cơ
học khá lớn. Theo số liệu thống kê năm 2007 dân số toàn huyện là 147.335 người,
trong đó nữ chiếm 53,1% dân số. Mật độ dân số phân bố không đều theo từng đơn vị
hành chính, nơi đô thị hóa mạnh có mật độ dân cư cao hơn rất nhiều so với vùng nông
thôn. Mật độ dân số trung bình là 194 người/ km2, tốc độ tăng dân số chung là 2,43%.

Huyện chú trọng công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho huyện, mở các
lớp dạy nghề, tập huấn kỹ thuật cho nông dân, liên kết với các trung tâm dạy nghề, tạo
công ăn việc làm cho nhân dân. Toàn huyện hiện có 91 trường học, trong đó Phổ thông
trung học là 3 trường, trung học cơ sở là 21trường, tiểu học là 45 trường và 22 trường
mẫu giáo. Với tổng số 39.214 học sinh.
2.3. Sản xuất nông nghiệp
2.3.1. Trồng trọt
Tổng diện tích đất trồng trọt toàn huyện Bình Long là 58.550 ha, trong đó:
Cây hàng năm: 7.851 ha, trong đó cây lương thực là 3.820 ha, cây củ có bột
2.350 ha, cây thực phẩm 777 ha, cây công nghiệp hàng năm 879 ha, cây trồng khác 25
ha. Năng xuất lúa 24,32 tạ/ha, sản lượng lúa 6.455 tấn, năng xuất bắp 35,41 tạ/ha, sản
lượng bắp 931 tấn.
Cây lâu năm: 50.699 ha, trong đó:
Cây điều 10.643,4 ha, năng suất 9,95 tạ/ha, sản lượng 5.244 tấn.
Cây cà phê 867 ha, năng suất 6,6 tạ/ ha, sản lượng 572 tấn.
Cây cao su 31.838,8 ha, năng suất 14,17 tạ/ha, sản lượng 24.386 tấn.
Cây tiêu 6322,8, năng suất 27,12 tạ/ha, sản lượng 9.856 tấn .
5


Cây ăn quả 1.027 ha.
Diện tích cây công nghiệp chiếm 90,1% tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn
huyện, trong đó cây cao su 69,7%, cây điều 23,3%.
Việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất như làm đất, diệt cỏ, bón phân…đã thay
thế gần như toàn bộ các phương tiện thủ công, vừa giảm giá thành sản phẩm, tăng
năng suất cây trồng, vừa tạo cho người nông dân tác phong làm việc khoa học khi phải
vận hành các loại máy móc.
2.3.2. Chăn nuôi
Chăn nuôi trong huyện chiếm tỷ trọng còn thấp trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Hiện nay huyện chú trọng nâng cao chất lượng và phát triển tổng đàn gia súc. Các nhà

chăn nuôi trong huyện chú trọng nhiều các gia súc, gia cầm như trâu, bò, heo, gà
vịt,…Theo Phòng thống kê huyện năm 2008 thì số liệu gia súc gia cầm của huyện như
sau:
Đàn trâu bò

: 20.095 con

Đàn heo

: 28.771 con

Đàn gia cầm

: 157.500 con

Trong những năm gần đây, chăn nuôi heo được đẩy mạnh, nhiều giống heo ngoại
đã được đưa vào nuôi, chủ yếu như Yorkshire, Landrace, Duroc,…Do nắm bắt được
những tiến bộ khoa học kỹ thuật và được sự giúp đỡ của Chi Cục Thú y, các Trạm thú
y huyện trong công tác tiêm phòng dịch bệnh nên các nhà chăn nuôi đã mạnh dạn đẩy
mạnh phát triển chăn nuôi sản xuất, đặc biệt là đàn heo. Theo số liệu thống kê 2008,
tổng đàn heo cả tỉnh là 158.087 con và sự phân bố đàn heo trong tỉnh như sau:
Đồng Xoài

: 8.907 con

Đồng Phú

: 17.330 con

Phước Long


: 33.267 con

Bù Đốp

: 10.113 con

Lộc Ninh

: 19.250 con

Bình Long

: 28.771 con

Chơn Thành

: 13.085 con

Bù Đăng

: 27.364 con

6


Chăn nuôi trong huyện phần lớn là chăn nuôi hộ gia đình và trang trại gia đình,
tuy nhiên khuynh hướng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp tiếp tục được phát
triển, quy mô chăn nuôi được mở rộng hơn.
Nguồn thức ăn: chủ yếu là sử dụng thức ăn hỗn hợp từ các nhà máy chế biến

trong và ngoài tỉnh. Một số hộ gia đình sử dụng thức ăn tự trộn, sử dụng các nguyên
liệu như bắp, tấm, cám, khoai mì, cá khô,…và bổ sung thêm các premix, vitamin,
khoáng.
2.4. Tình hình thú y của huyện
Công tác tiêm phòng bệnh truyền nhiễm:
Hàng năm Chi cục thú y đều có tổ chức đi tiêm phòng cho gia súc và gia cầm,
chia làm 2 đợt:
Đợt 1: vào tháng 3, tháng 4
Đợt 2: vào tháng 9, tháng 10
Vaccine tiêm phòng là tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả heo, cúm gia cầm, lở mồm
long móng, dại chó.
Mạng lưới tổ chức thú y huyện:
Mạng lưới thú y huyện gồm 15 tổ thú y và các cộng tác viên. Cán bộ trực tiếp ở
Trạm thú y huyện gồm có 4 người. Trong đó 2 người có bằng đại học và 2 người có
bằng trung cấp.
Cán bộ kiểm soát giết mổ gồm 8 người, đều có bằng trung cấp, sơ cấp thú y. Trên
toàn huyện có 15 cửa hàng thuốc thú y đạt tiêu chuẩn thú y.
Nhiệm vụ của trạm: quản lý pháp chế thú y như kiểm dịch động vật, quản lý
kinh doanh thuốc thú y, thực hiện tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trong huyện.
Ngoài ra trạm còn tham mưu cho Uỷ ban huyện, Uỷ ban xã, Phòng nông nghiệp và
phát triển nông thôn và các ban ngành khác có những biện pháp phát triển ngành chăn
nuôi và để hoạt động của trạm luôn vững mạnh.
2.5. Tình hình giết mổ
2.5.1. Vị trí lò mổ
Toàn huyện có 6 lò mổ giết mổ tập trung, trong đó có 1 lò giết mổ gia cầm và 5
lò giết mổ gia súc. Các lò mổ trong huyện có vị trí tương đối tốt tuy nhiên quy cách
xây dựng chưa đạt yêu cầu vệ sinh, an toàn giết mổ. Do địa hình của huyện, việc đi lại
7



khó khăn nên còn một số lò nhỏ lẻ, gây trở ngại cho việc kiểm tra và đóng dấu của
kiểm dịch viên.
Lò mổ An Phú của ông Nguyễn Văn Nghĩa nhìn chung đạt tiêu chuẩn của cơ sở
giết mổ: xa nhà dân, cách trục đường chính khoảng 550 m. Cách trung tâm chợ thị trấn
An Lộc khoảng 2 km.
Các chất thải và nước thải từ lò mổ được xử lý theo qui định của ngành thú y
2.5.2. Qui cách xây dựng
Lò được xây dựng theo kiểu hai mái bằng tole, nền bê tông tráng xi măng với
độ nghiêng thích hợp đảm bảo cho việc thoát nước.
Lò giết mổ gia súc An Phú được giết mổ theo phương thức thủ công, việc phân
chia các khu vực giết mổ không rõ ràng nhưng có 4 khu vực cơ bản: khu giết mổ, khu
nhốt thú, khu làm lòng trắng và khu chứa chất đốt.
Khu vực nhốt thú gồm có 12 ô chuồng nhốt heo với tổng diện tích 160 m2 và 2
khu nhốt trâu bò. Chuồng nhốt heo được xây bằng gạch và được tô bằng xi măng xung
quanh và tường phía sau ô chuồng có song sắt, nền chuồng đổ bê tông, cửa làm bằng
sắt.
Khu giết mổ gồm 6 bệ có chảo trụng nước nóng và khu cạo lông. Trong đó có 3
bệ giết mổ heo, còn lại dùng để giết mổ trâu bò. Heo được giết mổ trên nền bê tông
tráng xi măng, thường xuyên được dội nước cho sạch sẽ.
Nguồn nước sử dụng cho lò mổ được lấy từ giếng khoan và nước từ nhà máy,
được bơm lên 3 bồn dự trữ nước với hệ thống ống dẫn và vòi khoá an toàn, mỗi bệ giết
mổ đều có thùng phi chứa nước sạch và vòi xịt nước.
Hệ thống cống rãnh được xây dựng giữa các khu giết mổ, khu nhốt thú, khu làm
lòng và được dẫn tới khu chứa chất thải. Rãnh được xây bằng gạch tô xi măng và có
nắp đậy bằng bê tông.
Khu làm lòng với nhiều khu rửa và vòi xịt nước sạch, nằm ở phía cuối lò gần
khu chứa chất thải.
Hệ thống thống đèn chiếu sáng tương đối tốt, đảm bảo cho việc giết mổ an toàn
và khám thịt.
Bên ngoài có khu để xe, phòng khách và phòng cho nhân viên kiểm soát giết

mổ.
8


2.5.3. Hoạt động giết mổ tại lò mổ
Cơ sở giết mổ tập trung An Phú với công suất 65 – 120 con/ đêm. Trong thời gian
thực tập tại lò mổ An Phú chúng tôi ghi nhận công suất giết mổ 70 – 95 con/ đêm.
Thời gian hoạt động giết mổ của lò vào ban đêm và chia làm 2 ca, mỗi ca đều có
sự giám sát, kiểm tra của nhân viên kiểm soát giết mổ.
Ca 1 từ 0 giờ đến 3 giờ
Ca 2 từ 3 giờ đến 6 giờ
Gia súc được giết mổ hoàn toàn thủ công.
Hoạt động chính của lò chủ yếu là gia công, công nhân giết mổ chủ yếu là làm
thuê cho chủ gia súc với tiền công tính trên đầu gia súc giết mổ.
Cách giết mổ tại lò mổ An Phú: Heo trước khi giết mổ được tắm sạch, xác định
trọng lượng và được nhân viên thú y khám và kiểm tra. Mỗi tổ giết mổ gồm 3 người.
Heo được đặt lên bệ mổ, một người giữ chân sau, một người kìm chân trước, một
người móc hàm và chọc tiết. Heo không được châm điện gây ngất ( làm choáng ) trước
khi chọc tiết. Sau đó heo được đưa đến chỗ cạo lông, heo được nhúng trong chảo chứa
nước nóng và cạo lông sạch sẽ. Heo được cạo lông sạch sẽ, tiếp tục đưa đến nơi mổ,
heo được cắt đầu, rồi tiến hành mổ bụng, lấy lòng trắng, lòng đỏ, rồi chẻ đôi quày thịt.
Quày thịt được dội nước sạch cho sạch sẽ. Lòng trắng được tổ khác đưa đến khu làm
lòng làm sạch.
Quày thịt heo và các bộ phận của heo trước khi xuất ra khỏi lò được nhân viên
thú y kiểm soát giết mổ kiểm tra và đóng dấu mới cho xuất ra khỏi lò.
Nước và chất thải theo hệ thống cống dẫn ra ngoài khu chứa chất thải
2.6. Tình hình tiêu thụ thịt tại huyện Bình Long
Kinh tế huyện ngày càng phát triển và tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được
nâng cao với dân số tương đối đông nên tiêu thụ thịt khá mạnh. Vào những ngày Lễ,
Tết lượng thịt heo tiêu thụ càng mạnh. Người tiêu dùng không chỉ quan tâm về số

lượng mà còn cả về chất lượng và sở thích.
2.7. Tình hình mua bán heo trên địa bàn huyện
2.7.1. Tình hình mua heo
Heo được các thương lái thu mua và tập trung đêm về lò mổ từ 7 giờ 30 phút đến
17giờ trong ngày. Hầu hết heo được mua từ các hộ chăn nuôi và các trang trại trong
9


huyện. Một phần heo được mua từ các huyện lân cận như Lộc Ninh, Bù Đốp, Chơn
Thành, Phước Long,…
Giá heo hơi biến động trong các tháng đầu năm 2009. Theo các thông tin của các
thương lái thì giá heo dao động như sau:
Tháng 2: 3.200.000 – 3.300.000 đồng/ tạ
Tháng 3: 3.300.000 – 3.500.000 đồng/tạ
Tháng 4: 3.600.000 – 3.900.000 đồng/tạ
Tháng 5: 3.300.000 - 3.500.000 đồng/tạ
Heo loại: 2.800.000 đồng – 3.000.000 đồng/ tạ
2.7.2. Tình hình buôn bán và thu gom thịt
Sau khi giết mổ phần lớn thịt được đưa đến các chợ trong huyện tiêu thụ, chủ
yếu là chợ thị trấn An Lộc, các xã lân cận và một số chợ của huyện lân cận. Thịt được
các thương lái bỏ mối để bán lẻ và được phân bố đến các nơi tiêu thụ trong huyện. Hầu
hết thịt được bán hết trong ngày, không để tồn sang những ngày sau.
Giá cả các loại thịt sau khi pha lọc vào thời điểm 27/4/2009, ở chợ An Lộc.
Đùi

: 60.000 vnđ

Sườn non

: 70.000 vnđ


Sườn già

: 50.000 vnđ

Thăn nội

: 70.000 vnđ

Thăn ngoại

: 65.000 vnđ

Giò

: 50.000 vnđ

Ba rọi

: 57.000 vnđ

Mỡ sa

: 13.000 vnđ

Mỡ lưng

: 20.000 vnđ

Đầu


: 37.000 vnđ

Xương mông

: 50.000 vnđ

Nọng

: 38.000 vnđ

Vai xương cổ

: 48.000 vnđ

Lòng đỏ

: 35.000 vnđ

Ruột

: 20.000 vnđ

10


2.8. Những điều kiện cho giết mổ gia súc gia cầm
Theo Võ Văn Ninh (1994), muốn đảm bảo chất lượng thịt cho người tiêu dùng
cần đảm bảo các điều kiện sau:
Súc vật phải đạt trọng lượng tối thiểu khi giết thịt không quá nhỏ, tùy theo giống

loài gia súc gia cầm, để phần ăn được của quày thịt cao nhất, hàm lượng chất dinh
dưỡng trong thịt cao nhất, mức độ thơm ngon hợp khẩu vị nhất.
Nên hạn chế giết gia súc gia cầm quá nhỏ hoặc quá già gầy ốm. Nuôi thú mập mỡ
thường không kinh tế. Nếu giết thú quá già gầy ốm thì tỷ lệ phần ăn được ít đi, giá trị
dinh dưỡng không cao lại có thể chứa mầm bệnh nguy hiểm.
Thú giết mổ phải là thú không có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh truyền nhiễm,
ký sinh trùng cho người dùng thịt. Để thỏa mãn điều kiện này, trước khi giết thịt phải
khám thú sống, cách ly thú có triệu chứng bệnh để xử lý riêng nhằm tránh lây lan
nguồn bệnh cho thú khỏe. Sau khi hạ thịt cần được cán bộ thú y kiểm tra tỉ mỉ và loại
bỏ các phần nguy hiểm.
Phải cho thú nhịn ăn 24 giờ trước khi giết mổ để bộ máy tiêu hóa trống, quá trình
tiêu hóa hấp thu dưỡng chất ngưng nghỉ, không mang vi sinh vật từ đường tiêu hóa vào
máu xâm nhiễm quày thịt làm cho thịt mau hư sau khi giết mổ và tồn trữ thịt.
Để đạt được các yêu cầu trên các cơ sở giết mổ phải tuân thủ những quy định của
luật thú y.

11


Chương 3
NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện
Thời gian: từ ngày 05/02/2009 đến ngày 05/06/2009
Địa điểm: Tại lò mổ tập trung của ông Nguyễn Văn Nghĩa, ấp An Bình, xã An
Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước
3.2. Phương pháp khảo sát
Khảo sát qui cách xây dựng lò mổ, tình hình vệ sinh lò mổ. Thu thập thông tin về
nguồn gốc, nơi tiêu thụ thịt heo tại lò mổ từ thương lái và công nhân.
Heo được đưa đến lò mổ. Tiến hành phân loại và ghi nhận từng con theo giống,
giới tính, tình trạng sức khỏe, tiến hành đánh dấu từng con trước khi giết mổ tại lò mổ.

Tiến hành khảo sát, ghi nhận kết quả cân, đo các chỉ tiêu trên các heo giết mổ.
3.3. Các chỉ tiêu khảo sát
3.3.1. Các chỉ tiêu trên thú sống
Quan sát ngoại hình từng con để phân định từng nhóm giống
Kiểu hình Yorkshire: heo có sắc lông màu trắng, da hồng, lưng thẳng và dài đòn,
bụng thon nhìn ngang thân có hình chữ nhật. Đầu to, trán rộng, mặt hơi gãy. Tai to và
đứng, lông mịn và dài ở vành tai.
Kiểu hình Landrace: Heo có sắc lông màu trắng, không có đốm đen nào trên thân,
thân dài, bụng thon, nhìn ngang thân có hình tam giác, mông đùi to. Đầu thanh và dài,
cổ dài, trán hẹp. Tai to và xụ có thể che khuất mắt, chân nhỏ, thanh và cao.
Kiểu hình Duroc: Heo có sắc lông đỏ nhạt cho đến vàng sậm tùy theo tỷ lệ máu
Duroc. Lưng hơi còng, ngắn đòn, bụng thon. Heo có đầu to, cổ ngắn, trán rộng và mặt
hơi gãy. Tai nhỏ xụ, nhưng góc tai đứng, móng chân có màu đen.
Heo đuợc kiểm tra, đánh dấu và xác định trọng lượng trước khi giết mổ

12


Cách xác định trọng lượng:
Theo Trần Văn Chính (2007), trọng lượng sống được xác định dựa vào số đo
vòng ngực, dài thân thẳng và được tính theo công thức 1 đối với heo.
(Vòng ngực)2 x Dài thân thẳng
P (kg) =

(kg)
14.400

Vòng ngực (đo bằng thước dây, đơn vị cm): chu vi quanh ngực, trên mặt phẳng
vuông góc với thân heo, tiếp giáp ngay phía sau xương bả vai.
Dài thân thẳng (đo bằng thước dây, đơn vị cm): từ giữa đỉnh chẩm (đường nối

giữa hai gốc tai) dọc sát theo thân mình đến khấu đuôi (gốc đuôi).
3.3.2. Các chỉ tiêu trên quày thịt
Heo sau khi được chọc tiết, cạo lông sạch, cắt đầu, mổ bụng, lấy lòng, xẻ đôi,
phân chia và làm sạch lòng trắng, lòng đỏ mới tiến hành cân, đo từng phần và lấy các
chỉ tiêu.
3.3.2.1. Trọng lượng đầu (kg)
Đầu heo được cắt khỏi quày thịt tại vị trí giữa xương đầu và đốt sống cổ đầu tiên
(xương atlas) được cân bằng cân đồng hồ.
Trọng lượng đầu (kg)
Tỷ lệ đầu (%) =

x100
Trọng lượng sống (kg)

3.3.2.2. Trọng lượng lòng đỏ (kg)
Lòng đỏ gồm: tim, gan, phổi và được cân bằng cân đồng hồ.
Trọng lượng lòng đỏ (kg)
Tỷ lệ lòng đỏ (%)=

x100
Trọng lượng sống (kg)

3.3.2.3. Trọng lượng lòng trắng (kg)
Lòng trắng bao gồm: dạ dày, ruột, lách và cân bằng cân đồng hồ.
Trọng lượng lòng trắng (kg)
Tỷ lệ lòng trắng (%) =

x100
Trọng lượng sống (kg)
13



×