Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

khảo sát một số chỉ tiêu cơ thể học và quầy thịt trên dê thịt có máu bách thảo và cừu phan rang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 52 trang )



iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2008 đến tháng 5/2008 tại lò giết mổ dê, cừu
tư nhân ở Quận 7 Thành Phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi tiến hành mổ khảo sát trên 40
dê thịt có máu Bách Thảo thuộc 2 nhóm tuổi khác nhau (gồm 20 dê thịt ở độ tuổi từ 8
tháng đến 1 năm tuổi, 20 dê thịt trên một năm tuổi) và 40 cừu thịt Phan Rang (gồm 20
cừu từ 8 tháng đến 1 năm tuổi, 20 cừu trên 1 năm tuổi), để khảo sát đo đạc một số chỉ
tiêu cơ thể học: chiều đo dài thân chéo, vòng ngực, cao vai và về trọng lượng như
trọng lượng cơ thể, lòng trắng, lòng đỏ và khảo sát một số chỉ tiêu trên quầy thịt: tỉ lệ
thịt xẻ, trọng lượng đầu, giò và đùi sau. Kết quả thu được như sau:
Về các chỉ tiêu cơ thể học:
− Trọng lượng hơi: trọng lượng trung bình của dê: 26,53 kg, ở cừu: 25,17 kg.
− Lòng trắng: gồm dạ dày, lách và ruột, trọng lượng trung bình lòng trắng dê
là 7,04 kg chiếm 27,31% TLCT, ở cừu là 6,71 kg chiếm 26,82% TLCT.
− Lòng đỏ: gồm tim, gan và phổi, trọng lượng trung bình lòng đỏ dê là 1.089 g
chiếm 4,26% TLCT, ở cừu là 961,8 g chiếm 3,87% TLCT.
− Ruột: trên dê dài gấp 45,14 lần so với dài thân chéo, trên cừu gấp 49,59 lần.
− Chiều đo dài thân chéo trên dê là 58,86 cm, trên cừu là 54,78 cm.
− Chiều đo cao vai trên dê là 64,4 cm, trên cừu là 62,45 cm.
− Chiều đo vòng ngực trên dê là 69,99 cm, trên cừu là 71,3 cm.
Về các chỉ tiêu trên quầy thịt:
− Quầy thịt: trọng lượng quầy thịt của dê là 13,74 kg chiếm 52,42% TLCT, ở
trên cừu là 11,92 kg chiếm 47,69% TLCT.
− Đùi sau: trọng lượng đùi sau của dê là 2,03 kg chiếm 7,74% TLCT, ở cừu là
1,68 kg chiếm 6,74% TLCT.
− Đầu: trọng lượng đầu dê là 1,7 kg chiếm 6,63% TLCT, trên cừu là 1,58 kg
chiếm 6,38% TLCT.
− Giò trước: trọng lượng giò trước dê là 222,63 g chiếm 0,87% TLCT, trên


cừu là 156 g chiếm 0,63% TLCT.
− Giò sau: trọng lượng giò sau dê là 203 g chiếm 0,8% TLCT, trên cừu là
155,25 g chiếm 0,62% TLCT.


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt luận văn iii
Mục lục iiv
Danh sách các bảng vii
Danh sách các hình vviiiii
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích 1
1.3. Yêu cầu 1
Chương 2. TỔNG QUAN 2
2.1. Hệ thống phân lọai động vật học của dê, cừu 2
2.2. Tình hình chăn nuôi dê, cừu ở Việt Nam 2
2.2.1. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam 2
2.2.2. Tình hình chăn nuôi cừu ở Việt Nam 3
2.3. Thuận lợi và hạn chế của nghề chăn nuôi dê, cừu 4
2.3.1 Những thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi dê, cừu 4
2.3.2. Những hạn chế đến việc phát triển chăn nuôi dê, cừu 5
2.4. Một số đặc điểm sinh học của dê Bách Thảo 6
2.4.1. Phân bố 6
2.4.2. Đặc điểm ngoại hình dê Bách Thảo 6

2.4.3. Đặc điểm về tiêu hóa của dê 7
2.4.4. Đặc điểm về sinh sản dê Bách Thảo 8
2.4.5. Tập tính sinh học của dê 9
2.4.5.1. Tập tính ăn uống 9
2.4.5.2. Tập tính bất thường, ương bướng, hiếu động và khôn ngoan của dê 9
2.4.5.3. Tập tính theo đàn của dê 9
2.4.6. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển của dê Bách Thảo 9
2.4.7. Khả năng cho sản phẩm 10


v

2.4.7.1.Khả năng cho sữa 10
2.4.7.2. Khả năng cho thịt 11
2.4.7.3. Các sản phẩm khác 12
2.5. Một số đặc điểm sinh học của cừu Phan Rang 12
2.5.1. Xuất xứ 12
2.5.2. Phân bố 12
2.5.3. Đặc điểm ngoại hình cừu Phan Rang 13
2.5.4. Tập tính sinh học của cừu Phan Rang 13
2.5.5. Khả năng sinh trưởng và phát triển. 14
2.5.6. Khả năng sinh sản 14
2.5.7. Khả năng cho lông 15
2.5.8. Tính trạng đặc biệt 15
2.6. Đặc điểm cơ thể học một số nội quan của dê và cừu 15
2.6.1. Tim 15
2.6.1.1. Hình dạng và vị trí 15
2.6.1.2. Cấu tạo 15
2.6.2. Gan 16
2.6.3. Phổi 16

2.6.4. Dạ dày 17
2.6.5. Lách 17
2.6.6. Ruột 17
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 19
3.1. Thời gian và địa điểm 19
3.2. Dụng cụ 19
3.3. Nội dung 19
3.3.1. Về một số chỉ tiêu cơ thể học 19
3.3.2. Về một số chỉ tiêu trên quầy thịt 19
3.4. Phương pháp thực hiện 19
3.4.1. Thú thí nghiệm 19
3.4.2. Cách xác đinh tuổi thú 20
3.4.3. Thao tác tiến hành 21


vi

3.4.4. Thu thập số liệu 21
3.4.4.1. Về các chiều đo 21
3.4.4.2. Về trọng lượng 21
3.4.4.3. Các công thức tính 22
3.5. Phương pháp xử lý số liệu 22
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Một số kết quả ghi nhận về các chỉ tiêu cơ thể học trên dê và cừu 23
4.1.1. Trọng lượng cơ thể của dê và cừu 23
4.1.2. Lòng trắng 24
4.1.3. Lòng đỏ 25
4.1.4. Ruột 26
4.1.5. Các chiều đo 27
4.1.5.1. Chiều đo dài thân chéo 27

4.1.5.2. Chiều đo cao vai 28
4.1.5.3. Chiều đo vòng ngực 29
4.2. Một số chỉ tiêu về quầy thịt trên dê và cừu 30
4.2.1. Quầy thịt dê và cừu 30
4.2.2. Đầu dê và cừu 33
4.2.3. Giò trước và giò sau dê, cừu 34
4.2.4. Đùi sau dê và cừu 35
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37
5.1. Kết luận 37
5.2. Đề nghị 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC 41



vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Số lượng và vùng phân bố đàn cừu Việt Nam năm 2005 3
Bảng 2.2: So sánh hiệu quả sản xuất sữa của dê với một số loài vật khác 5
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của dê có máu Bách Thảo 8
Bảng 2.4: Khối lượng cơ thể dê sơ sinh đến 36 tháng tuổi 10
Bảng 2.5: Sản lượng phẩm chất sữa dê Bách Thảo 10
Bảng 2.6: Tỷ lệ các bộ phận, thân thịt và phẩm chất thịt dê Bách Thảo 11
Bảng 2.7: Phân bố đàn cừu ở một số vùng tại tỉnh Ninh Thuận 12
Bảng 2.8: Chiều đo của cừu trưởng thành 14
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu sinh sản của cừu Phan Rang 14
Bảng 4.1: Trọng lượng cơ thể trên 2 nhóm của dê và cừu 23

Bảng 4.2: Trọng lượng và tỷ lệ lòng trắng dê và cừu 24
Bảng 4.3: Trọng lượng và tỷ lệ lòng đỏ dê và cừu 25
Bảng 4.4: Chiều dài ruột trên dê và cừu 26
Bảng 4.5: Chiều đo dài thân chéo trên dê và cừu 27
Bảng 4.6: Chiều đo cao vai trên dê và cừu 28
Bảng 4.7: Chiều đo vòng ngực trên dê và cừu 29
Bảng 4.8: Trọng lượng và tỷ lệ quầy thịt dê, cừu 30
Bảng 4.9: Trọng lượng và tỷ lệ đầu trên dê và cừu 33
Bảng 4.10: Trọng lượng và tỷ lệ trọng lượng giò trước, giò sau dê và cừu 34
Bảng 4.11: Trọng lượng và tỷ lệ đùi sau của dê và cừu 35





viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Dê thịt có máu Bách Thảo 7
Hình 2.2: Đàn cừu Phan Rang 13
Hình 4.1: Quầy thịt dê có máu Bách Thảo 31
Hình 4.2: Quầy thịt cừu Phan Rang 32




1




Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây nền kinh tế đất nước có nhiều thay đổi tích cực, thu
nhập của người dân ngày càng cao hơn, mức sống ngày càng được cải thiện. Nhu cầu
thịt động vật trong các bữa ăn hàng ngày càng cao.
Ngoài các loại thịt truyền thống như heo, bò, gà, thì thịt dê, cừu ngày càng được
quan tâm và tiêu thụ nhiều hơn. Từ đó ngành chăn nuôi dê, cừu có điều kiện phát triển
mạnh. Tuy nhiên một số chỉ tiêu về cơ thể học cũng như các chỉ tiêu trên quầy thịt của
dê, cừu chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Xuất phát từ những lý do trên và được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi – Thú Y, bộ
môn Cơ Thể Ngoại Khoa trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới
sự hướng dẫn của thầy Phan Quang Bá, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát một số chỉ tiêu cơ thể học và quầy thịt trên dê thịt có máu Bách
Thảo và cừu Phan Rang ở lò mổ dê, cừu Quận 7 TPHCM”.
1.2. Mục đích
Nhằm tạo số liệu nền để làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác.
1.3. Yêu cầu
Thu thập những số liệu chính xác bằng phương pháp cân, đo một số nội quan:
tim, gan, phổi, thận, lách, dạ dày, ruột.
Xác định trọng lượng và tỷ lệ thịt xẻ, lòng trắng, lòng đỏ, đầu, giò.
Đo một số chiều đo: cao vai, dài thân chéo, vòng ngực.



2




Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Hệ thống phân loại động vật học của dê, cừu
Dê, cừu là động vật thuộc:
Dê Cừu
Ngành Có dây sống
Chordata Chordata
Ngành phụ Có sọ - có xương sống
Craniata Craniata
Tổng lớp 4 chân
Tetrapoda Tetrapoda
Lớp Có vú (hoặc lớp thú)
Mammalia Mammalia
Tổng bộ Có guốc
Ungulata Ungulata
Bộ Móng đuôi
Artiodactyla Artiodactyla
Bộ phụ Nhai lại
Runinatia Runinatia
Họ Sừng rỗng
Bovidae Bovidae
Họ phụ Dê, cừu
Caprinae Caprinae
Giống
Capra Capra
Loài
Capra hireur Ovis

2.2. Tình hình chăn nuôi dê, cừu ở Việt Nam

2.2.1. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghề nuôi dê đã có từ lâu đời, nhưng theo phương thức quảng canh
tự túc tự phát. Qua số liệu của Tổng Cục Thống Kê năm 2005 tổng đàn dê cả nước là
1.257.362 con, trong đó chủ yếu là dê nuôi lấy thịt (1.255.362 con), dê lấy sữa hàng
hóa không đáng kể (2.000).
Dê chủ yếu được nuôi theo phương thức chăn thả quảng canh tận dụng nguồn
nhân công lao động và vốn nhàn rỗi. Tuy nhiên mấy năm gần đây, các mô hình chăn
nuôi dê sữa, dê thịt đã được triển khai và xây dựng tại nhiều vùng trong cả nước.
Chăn nuôi dê góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập,
nâng cao đời sống cho nông dân nông thôn, đặc biệt là nông thôn miền núi.


3

Tuy nhiên đây là ngành chăn nuôi còn mới mẻ ở nước ta, vì vậy cần có sự quan
tâm một cách thích đáng trong việc đầu tư cơ sở vật chất kỷ thuật, trong việc nghiên
cứu và đặc biệt là việc đào tạo – chuyển giao kỷ thuật thích hợp về chăn nuôi dê cho
cán bộ kỷ thuật cũng như người dân chăn nuôi con gia súc này.
2.2.2. Tình hình chăn nuôi cừu ở Việt Nam
Vào những năm 1960 – 1970, nước ta đã nhập hàng ngàn cừu giống từ Mông
Cổ, Trung Quốc về nuôi ở Mộc Châu, Cao Bằng nhưng thất bại và xóa sổ đàn cừu này.
Hiện chủ yếu là giống cừu Phan Rang, cừu nhập ngoại còn rất ít, mới chỉ có các giống
của Úc (Dopper và White Sufolk) với số lượng rất ít trong tổng số đàn cừu cả nước.
Cừu Phan Rang được nuôi chủ yếu ở nông hộ từ vài chục đến vài trăm con,
chăn nuôi cừu chủ yếu để lấy thịt và kết hợp bán con giống là chính chứ ít ai nuôi với
mục đích để lấy lông.
Do phương thức chăn nuôi quảng canh, công tác lưu giữ và quản lý giống yếu
kém nên việc sử dụng 1 đực giống chung cho nhiều thế hệ trong đàn với tỷ lệ đực cái
là 1/50 (cừu) rất phổ biến. Đồng thời, giá cừu giống cao (4 – 7 triệu đồng/con) nên cừu
cái sinh ra đều được giữ lại làm giống mà không có chọn lọc. Vì vậy, giống cừu chăn

nuôi ở Việt Nam hiện đang suy giảm chất lượng, thoái hóa giống cao.
Bảng 2.1: Số lượng và vùng phân bố đàn cừu Việt Nam năm 2005
Vùng điều tra Đơn vị (con) Tỷ lệ (%) Giống
Khánh Hòa 2100 3,69 Phan Rang
Daklak 105 0,18 Phan Rang
Bình Phước 12 0,02 Phan Rang
Bình Thuận 7000 12,32 Phan Rang
41940 73,80 Phan Rang
Ninh Thuận

60 0,11 Úc
Đồng Nai 110 0,19 Phan Rang
TTNC Dê Thỏ Sơn Tây 500 0,88 Phan Rang
Bến Tre 5000 8,79 Địa phương
Tổng 56.827 100
∗Nguồn: Đinh Văn Bình, Nguyễn Đức Tưởng và cộng tác viên, 12/2005


4

2.3. Thuận lợi và hạn chế của nghề chăn nuôi dê, cừu
2.3.1 Những thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi dê, cừu
Chăn nuôi dê, cừu đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu ít hơn so với bò nhất là bò sữa.
Hiện nay ở Việt Nam vốn dùng đầu tư một bò sữa giống ta có thể dùng nó để đầu tư
mua được khoảng 10 – 15 dê, cừu.
Dê, cừu sinh sản nhanh hơn bò và trâu: thời gian mang thai của dê, cừu (khoảng
150 ngày) ngắn hơn thời gian mang thai của trâu, bò (khoảng 280 ngày).
Mặc dù dê nhỏ nhưng nếu giống tốt thì mỗi con sản xuất ra từ 3 – 3,5 lít
sữa/ngày khi được cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng.
Dê, cừu nhỏ nên nhu cầu thức ăn của nó ít hơn so với trâu, bò.

Dê, cừu nhỏ bé, hiền lành nên ai cũng có thể nuôi được nhưng đối với bò sữa
thì người già, phụ nữ và trẻ nhỏ nuôi chúng rất vất vả.
Dê, cừu cần ít diện tích đồng cỏ. Có thể nuôi dê, cừu vói số lượng nhiều hơn so
với nuôi bò. Nếu nuôi ít dê, cừu có thể chăn thả quanh vườn nhà dọc theo bờ đê, bờ
ruộng, có thể nuôi nhốt dê trong chuồng, trong sân bãi rồi cắt cỏ, lá về cho ăn hoặc có
thể chăn thả dê dưới vườn cây ăn trái, dưới rừng cây nông nghiệp.
Phân dê, cừu thải ra là nguồn phân bón cho cây trồng và là nguồn thức ăn có giá
trị cho cá và giun đất.
Chăn nuôi dê sữa ở gia đình cung cấp nguồn thực phẩm sữa dê có giá trị dinh
dưỡng cao và là nguồn thu nhập hàng ngày cho người dân.
Dê, cừu là loài gia súc rất sạch sẽ, nó không ăn các thức ăn thừa, bẩn hay lên
men thối rữa và thích nằm ở nơi cao thoáng mát.
Chăn nuôi dê, cừu còn là nguồn bảo hiểm kinh tế cho gia đình, chẳng may mùa
màng thất bát hay trong gia đình cần tiền để trang trải, phục vụ cuộc sống thì có thể
bán bớt một số dê, cừu là giải quyết được.
Dê, cừu nhỏ con dễ vận chuyển, dễ bán các sản phẩm từ dê, cừu là nguồn thức
ăn có giá trị và đang được thị trường ưa chuộng.
Chăn nuôi dê cừu ở những vùng đã và đang là một nghề mới ở nông thôn miền
núi góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người
dân.


5

Bảng 2.2: So sánh hiệu quả sản xuất sữa của dê với một số loài vật khác
Loài vật nuôi

Sản lượng sữa
trung bình trong
năm (kg)


Khối lượng cơ thể
trung bình (kg)
Sản lượng sữa/
khối lượng cơ thể
Bò sữa (Bos indicus)
Bò sữa (Bos taurus)
Trâu
Dê địa phương
Dê lai
(Anglo* địa phương)

1377
1814
880
90
295
364
410
445
33
42
3,8
4,4
1,9
2,8
7,1
∗Nguồn: FAO – IGA – IDRC, 1992
2.3.2. Những hạn chế đến việc phát triển chăn nuôi dê, cừu
Do tập quán chăn nuôi và do chưa có hiểu biết về lợi ích của chăn nuôi dê, cừu

nên chăn nuôi dê, cừu ở nước ta vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó và
chưa được quan tâm đúng mức.
Do trong suy nghĩ nhiều người con dê, cừu là con vật phá hoại cây cối, chúng
bứt hết những búp lá non, làm cây cối không phát triển lên được. Do vậy một thời gian
chúng bị coi là con vật tàn phá môi trường và cần phải tiêu diệt. Nhưng thật ra dê, cừu
với đặc tính của chúng là thích ăn, bứt lá cây, hiếu động nên mỗi cây chúng chỉ bứt vài
ngọn để rồi chuyển sang cây khác, không giống như trâu, bò chúng gặp đâu là ăn sạch
đấy, lại to con nên làm lở đất đai.
Do chưa có kinh nghiệm: đây cũng là một yếu tố khiến nghề nuôi dê, cừu chưa
phát triển mạnh lên được, phần lớn kinh nghiệm chăn nuôi dê, cừu có được từ các tài
liệu, do tích lũy và học hỏi từ người khác. Trước đây nuôi dê, cừu chỉ là thả rong dựa
vào các bãi chăn là chính, tận dụng rừng, đồi, gò, công lao động và vốn nhàn rỗi chứ ít
ai nghĩ đến việc nuôi dê, cừu với mục đích là để tạo thu nhập và làm giàu.
Do không quan tâm đến công tác giống, thói quen của người nuôi dê, cừu là
nuôi giữ một con đực làm giống trong đàn khá lâu hoặc chọn ngay một con đực trong
đàn để làm giống phối cho cả đàn nên hiện tượng đồng huyết xảy ra trong chăn nuôi
dê cừu là rất phổ biến.


6

Do sinh sản sớm: thông thường dê, cừu đạt độ tuổi từ 5 – 6 tháng là đã có thể
phát dục. Nhưng để dê, cừu sinh sản tốt thì phải đạt độ tuổi ít nhất là từ 8 tháng tuổi
trở đi. Do quản lý giống kém nên dê, cừu thường để phối tự do, có con lúc phối chỉ đạt
5 – 6 tháng tuổi, do đó đời con sinh ra thì còi cọc, hay ốm yếu, chất lượng giống giảm
sút.
Mặc dù sữa dê thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá lại an toàn
nhưng hiện nay chưa được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi, có thể người ta ấn tượng
sữa dê có mùi hôi khó uống. Con dê đực thường có mùi hôi đặc biệt làm người khó
chịu khi nuôi nó gần chổ ở của người.

2.4. Một số đặc điểm sinh học của dê Bách Thảo
Dê Bách Thảo là giống dê kiêm dụng thịt sữa của nước ta. Dê có nhiều tên gọi
khác nhau như Bắc Thảo, Bát Thảo, Bắc Hải, Bách Thảo nhưng được gọi thống nhất là
Bách Thảo từ sau hội hội nghị nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê toàn quốc tổ chức
tại Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 1992.
Có nhiều ý kiến cho rằng dê Bách Thảo là giống dê được hình thành từ việc tạp
giao giữa dê cỏ và các giống dê được nhập vào nước ta từ hàng trăm năm trước như
Alpine, Anglo Nubian. Qua một thời gian khá dài hàng trăm năm thích ứng với điều
kiện thời tiết khắc nghiệt nóng khô của vùng cực nam trung bộ, dê Bách Thảo ngày
nay có những đặc điểm rõ rệt về hình thái sinh học mang dấu ấn của vùng sinh thái
nóng khô.
2.4.1. Phân bố
Số lượng dê Bách Thảo hiện nay không lớn lắm, trên dưới 10.000 con được
nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh duyên hải miền trung: Bình Thuận, Ninh Thuận,
Khánh Hòa.
2.4.2. Đặc điểm ngoại hình dê Bách Thảo
Dê Bách Thảo có màu lông tương đối đồng nhất 60% đen, 40% trắng (đen đốm
trắng hoặc trắng đốm đen). Nhìn chung, dê Bách Thảo có bộ lông mượt sáng, phần lớn
có 2 dải lông trắng song song trên mặt, trắng ở 4 chân. Đặc điểm đặc trưng nhất của
nhóm dê này là sóng mũi nhô, miệng rộng và thô, tai cụp xuống, một số con có sừng
và sừng nhỏ chếch ra 2 bên về phía sau. Con cái đầu cổ thanh chắc, móng hở, bầu vú
hình bát úp, núm vú dài 4 – 6 cm. Trọng lượng trưởng thành trên con cái 36 – 40 kg


7

cao 55 – 58 cm, con đực nặng 46 – 55 kg cao 60 – 64 cm. Khả năng sinh sản của dê
Bách Thảo khá tốt, tỉ lệ sinh đôi cao, thỉnh thoảng có những trường hợp sinh ba.
Dê hiền lành có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc nuôi kết hợp với chăn thả ở các
vùng và cho kết quả nuôi tốt.


Hình 2.1: Dê thịt có máu Bách Thảo
2.4.3. Đặc điểm về tiêu hóa của dê
Dê có 8 răng cửa hàm dưới và răng hàm, không có răng nanh và răng cửa hàm
trên. Dê đẻ 5 – 10 ngày đã có 4 răng cửa sữa, sau 3 – 4 tháng thì có đủ 8 răng cửa sữa.
Răng sữa trắng, nhẵn và nhỏ hơn răng vĩnh viễn, răng vĩnh viễn có thể to gấp rưỡi đến
gấp đôi răng sữa, màu hơi vàng và có những vạch đen ở mặt trước. Sự phát triển của
dê có liên quan chặt chẽ với việc mọc và thay răng.
Dê Bách Thảo là loài nhai lại, có cấu tạo dạ dày 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá
sách và dạ múi khế.
Dạ cỏ là phần rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa của dê. Khi còn nhỏ dê
uống sữa thông qua sự đóng mở của rãnh thực quản để sữa đi thẳng từ miệng qua dạ lá
sách xuống dạ múi khế, lúc này thức ăn tiêu hóa ở dạ múi khế nên khối lượng dạ múi
khế chiếm 70% dạ dày dê, các dạ khác chiếm 30%. Khi trưởng thành dạ cỏ phát triển
mạnh chiếm tới 80% khối lượng dạ dày dê, dạ múi khế chỉ còn lại 7%. Khu hệ vi sinh


8

vật ở dạ cỏ của dê cũng có sự khác biệt với các gia súc nhai lại khác bởi lẽ dê có biên
độ thích ứng rộng với mùi vị các loại thức ăn. Nó có thể ăn nhiều loại thức ăn có nhiều
độc tố, cay, đắng mà các loại gia súc khác không ăn được như lá xoan, lá xà cừ, lá
chàm, tai tượng, cỏ,….
2.4.4. Đặc điểm về sinh sản dê Bách Thảo
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của dê có máu Bách Thảo
STT Chỉ tiêu

Trung bình

1 Tuổi thành thục ở dê cái 7 - 8 tháng

2 Tuổi thành thục ở dê đực 5 – 6 tháng
3 Trọng lượng bắt đầu phối giống ở dê cái 17 – 18 kg
4 Trọng lượng bắt đầu phối giống ở dê đực 15 – 16 kg
5 Trọng lượng lúc 1 tuổi ở dê cái 20 kg
6 Trọng lượng lúc 1 tuổi ở dê đực 22 kg
7 Tỷ lệ nuôi sống 85%
8 Tuổi thải các loại dê cái 7 tuổi
9 Tuổi thải các loại dê đực 8 tuổi
10 Lứa đẻ bình quân mỗi dê mẹ/năm 1,6 lứa
11 Thời gian con theo mẹ (bú sữa) 60 ngày
12 Trọng lượng sơ sinh 1 con/1 lần đối với dê cái 2 kg
13 Trọng lượng sơ sinh 1 con/1 lần đối với dê đực 2,3 kg
14 Trọng lượng sơ sinh 2 con/1 lần đối với dê cái 1,5 kg
15 Trọng lượng sơ sinh 2 con/1 lần đối với dê đực 2 kg
16 Trọng lượng sơ sinh 3 con/1 lần đối với dê cái 1,3 kg
17 Trọng lượng sơ sinh 3 con/1 lần đối với dê đực 1,5 kg
18 Trọng lượng cai sữa dê cái 6 kg
19 Trọng lượng cai sữa dê đực 7 kg
20 Tỷ lệ đực/cái 1/20 – 1/15
∗Nguồn: Theo Nguyễn Thiện – Đinh Văn Hiến, 1999


9

2.4.5. Tập tính sinh học của dê
2.4.5.1. Tập tính ăn uống
Dê có khả năng gặm cỏ như trâu bò nhưng lại thích ăn lá cây, hoa và các cây
bụi, họ đậu thân gỗ hạt dài. Dê là con vật nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh. Môi
và lưỡi của dê rất linh hoạt để vơ, ngoạm thức ăn và chọn loại thức ăn nào nó ưa thích
nhất. Lượng thức ăn ăn được trên 100 kg khối lượng bình thường là 2,5 – 5 kg vật chất

khô/ngày. Dê là con vật sử dụng nước nhiều hơn so với trâu bò, nhưng nó có khả năng
chịu khát rất giỏi.
2.4.5.2. Tập tính bất thường, ương bướng, hiếu động và khôn ngoan của dê
Dê là loài vất có tính khí bất thường và hiếu động. Dê rất phàm ăn, chúng nếm
mỗi thứ một ít rồi cuối cùng chẳng ưng ý một món nào cả. Dê vừa chạy nhảy vừa leo
trèo rất giỏi, chúng có thể leo lên vách núi, mõm đá cạnh vực sâu cheo leo nguy hiểm.
Dê thường chọi nhau rất hăng, chúng húc vào mặt đầu và bụng địch thủ. Khi
gặp nguy hiểm dê tỏ ra rất hung hăng, liều mạng, nhưng nhiều khi lại tỏ ra nhát, dễ
hoảng sợ trước một vật lạ, nhiều người nuôi dê phàn nàn cho là dê ương bướng.
Tuy nhiên dê cũng là con vật rất khôn ngoan, dê rất mến những người chăm sóc
chúng. Nó nhận biết chủ của nó từ xa và kêu ầm lên để đón chào.
2.4.5.3. Tập tính theo đàn của dê
Dê thường sống tập trung từng đàn. Mỗi con trong đàn có một vị trí xã hội nhất
định. Những con mới nhập đàn phải thử sức để biết vị trí xã hội của nó. Ở trong đàn dê
rất yên tâm, khi tách khỏi đàn dê tỏ ra sợ hãi.
Dê ngủ nhiều lần trong ngày, nhiều lúc trong khi ngủ dê vẫn nhai lại, khứu giác
và thính giác của dê rất nhạy nên nó nhạy cảm với tiếng động.
Dê thường có khả năng chịu đựng bệnh tật rất giỏi. Khi dê ốm thường vẫn theo
đàn cho đến khi kiệt sức ngã quỵ xuống mới chịu, vì vậy phải tỉ mỉ mới phát hiện được
bệnh.
2.4.6. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển của dê Bách Thảo
Cũng như các loại gia súc khác, sinh trưởng và phát triển của dê tuân theo quy
luật giai đoạn, nó phụ thuộc vào giống, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, quản
lý và môi trường.


10
Bảng 2.4: Khối lượng cơ thể dê sơ sinh đến 36 tháng tuổi
Khối lượng (kg)
Tháng tuổi

Đực Cái
Sơ sinh
1
2
3
4
6
9
12
18
24
30
36
2,8
6,8
9,6
13,5
16,1
22,6
32,6
40,0
48,1
56,2
60,3
63,2
2,5
6,1
8,7
11,5
13,4

18,3
26,1
31,2
35,2
38,6
40,1
41,9
∗Nguồn: Đinh Văn Bình và cộng tác viên, 1995.
2.4.7. Khả năng cho sản phẩm
Dê Bách Thảo cũng được sử dụng như một gia súc kiêm dụng, khả năng cho
sữa và thịt đều tốt, ngoài ra dê còn cung cấp những sản phẩm có giá trị khác.
2.4.7.1. Khả năng cho sữa
Bảng 2.5: Sản lượng phẩm chất sữa dê Bách Thảo
Chỉ tiêu Đơn vị Trung bình
Thời gian cho sữa
Năng suất sữa bình quân/ngày
Sản lượng sữa bình quân/chu kỳ
Tỷ lệ vật chất khô của sữa
Tỷ lệ protein sữa
Tỷ lệ mỡ sữa
Tỷ lệ đường sữa
Tỷ lệ đường khoáng
Ngày
Kg
Kg
%
%
%
%
%

145,93
1,18
172
15,04
3,34
5,44
4,6
0,96
∗Nguồn: Đinh Văn Bình, 1995


11
Dê Bách Thảo có khả năng cho sữa khá cao với năng suất trung bình trên 1
kg/ngày trong thời gian cho sữa 5 tháng/1 chu kỳ vắt, sản lượng sữa bình quân 170
ngày/chu kỳ, như vậy với khoảng cách lứa đẻ như trên một năm dê có thể sản xuất
khoảng 300 kg sữa, sữa dê có hàm lượng vật chất khô khá cao khoảng 15% đặc biệt tỷ
lệ mỡ sữa 5,5% cao hơn nhiều so với sữa bò.
Người ta căn cứ vào các chỉ tiêu như sản lượng sữa/con/ngày, thời gian cho
sữa/chu kỳ tiết sữa, số lứa đẻ/năm để tính ra lượng sữa sản xuất/dê/năm, bên cạnh đó
người ta còn tính sản lượng sữa/100 kg thể trọng, chi phí thức ăn để sản xuất ra 1 lít
sữa để đánh giá khả năng cho sữa của từng con.
Chất lượng sữa dê phụ thuộc vào giống, tháng cho sữa, thức ăn. Đánh giá giá trị
dinh dưỡng của sữa dê người ta thấy tốt hơn so với sữa bò và trâu. Sữa dê có hàm
lượng vitamin, khoáng, protein, đường cao hơn, kích thước hạt mỡ sữa dê lại nhỏ hơn
nhiều so với trâu và bò nên khả năng tiêu hóa hấp thu của nó rất tốt.
2.4.7.2. Khả năng cho thịt
Bảng 2.6: Tỷ lệ các bộ phận, thân thịt và phẩm chất thịt dê Bách Thảo
Chỉ tiêu Đơn vị Dê đực Dê cái
Khối lượng dê mổ thịt
Tỷ lệ đầu

Tỷ lệ chân
Tỷ lệ lông da
Tỷ lệ phủ tạng
Tỷ lệ máu
Tỷ lệ thịt xẻ
Tỷ lệ xương
Tỷ lệ thịt tinh
Tỷ lệ nước trong thịt
Tỷ lệ protein trong thịt
Tỷ lệ mỡ trong thịt
Tỷ lệ Khoáng trong thịt
Kg
%
%
%
%
%
%
%
%
%
%
%
%
35,2
7,4
2,0
7,5
29,1
3,7

46,77
14,37
32,39
77,6
19,49
0,98
1,14
25,52
7,24
2,0
8,3
34,6
6,01
38,9
11,53
27,37
77,6
19,49
0,98
1,14
∗Nguồn: Đinh Văn Bình, 1995


12
Dê Bách Thảo cũng có khả năng cho thịt tốt, tỷ lệ thịt xẻ 40 – 45%, tỷ lệ thịt
tinh đạt từ 30 – 35%.
Thịt dê Bách Thảo cũng có chất lượng khá, các tỷ lệ chất khô, protein, mỡ đều
thấp hơn so với thịt dê cỏ, nhưng hàm lượng mỡ trong thịt thấp là chỉ tiêu tốt vì được
nhiều người ưa chuộng hơn.
2.4.7.3. Các sản phẩm khác

Dê Bách Thảo chủ yếu được nuôi để sản xuất thịt và sữa. Tuy vậy cũng như dê
cỏ, dê Bách Thảo cũng cho các sản phẩm khác có giá trị. Da dê có thể dùng làm túi
xách, vali, giày dép. Xương dê, huyết dê, dạ dày dê, gan dê, tinh hoàn dê, thịt dê,…
đều là những nguyên liệu quý trong y học để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe.
2.5. Một số đặc điểm sinh học của cừu Phan Rang
2.5.1. Xuất xứ
Theo các lão nông ở địa phương thì giống cừu Phan Rang xuất xứ từ vùng nhiệt
đới Ấn Độ, Pakistan và Châu phi, được người Chà Và đưa vào, cũng có giả thiết cho
rằng các giáo sĩ truyền đạo Kitô đã mang vào từ thời Pháp thuộc.
Giống cừu Phan Rang được coi như là giống cừu duy nhất của nước ta, nó được
chọn lọc tự nhiên và nhân tạo từ các loại cừu Âu – Á được du nhập vào nước ta từ
hàng trăm năm trước. Đây là giống cừu nhỏ con, chỉ trên dưới 40 kg, nhưng ưu điểm
là thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận, Bình Thuận và nhiều vùng
khác trong nước.
2.5.2. Phân bố
Bảng 2.7: Phân bố đàn cừu ở một số vùng tại tỉnh Ninh Thuận
Vùng phân bố Số cừu nuôi (con) Số cừu sinh sản (con)
Thị xã Phan Rang 940 570
Ninh Sơn 8.250 3.450
Bắc Ái 850 290
Ninh Hải 9.150 4.400
Ninh Phước 21.300 13.330
Tổng 41.490 22.040
∗Nguồn: Cục Thống Kê Ninh Thuận, 2005


13
2.5.3. Đặc điểm ngoại hình cừu Phan Rang
Cừu Phan Rang có màu lông trắng (80%), một số ít có màu lông nâu (11%) số
còn lại lông nâu điểm trắng hoặc trắng điểm nâu hoặc lông nâu đen, một số con có mặt

đen hoặc trắng nhưng phần lớn là mặt trắng, có điểm một vệt trắng ở song mũi và hai
dải đen ở hai bên má. Toàn thân cừu phủ một lớp lông, lông phần hông nơi dài nhất từ
11 – 12 cm, lông phần lưng nơi ngắn nhất khoảng 8 cm. lông nhỏ mịn và không xoăn,
lông cừu đực khô hơn lông cừu cái nhưng không rõ rệt như ở dê.
Đầu cổ cừu ngắn, mũi nhô, không sừng, không có râu cằm, thân hình trụ, ngực
sâu và nở, bụng to gọn, mông nở, 4 chân nhỏ và khô, móng hở, vú nhỏ và treo, núm vú
ngắn (2 cm), cấu tạo con vật thể hiện giống hướng thịt.


Hình 2.2: Đàn cừu Phan Rang
2.5.4. Tập tính sinh học của cừu Phan Rang
Tính cừu hiền lành chăm chỉ, trên đồng bãi cừu di chuyển chậm, ăn miệt mài,
gặm sát đất. Cừu ăn nhiều loại thức ăn nhưng ăn cỏ và cây thấp là chủ yếu (khác với
dê là thích ăn lá trên cành).
Cừu có tính bầy đàn cao, chăn thả chung nhưng ít khi bị lạc đàn. Chúng thích ở
nơi cao ráo, tránh vùng ẩm thấp.


14
2.5.5. Khả năng sinh trưởng và phát triển
Cũng như các loại gia súc khác, sinh trưởng của cừu tuân theo quy luật giai
đoạn, nó phụ thuộc vào giống, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý và
môi trường.
Cừu sinh trưởng rất nhanh từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi, sau đó tốc độ sinh trưởng
chậm dần. Tháng thứ 2 thường là tháng khủng hoảng vì lượng sữa giảm thấp mà cừu
con thì chưa quen ăn cỏ, sau đó sức lớn trở lại bình thường. Tuổi trưởng thành trung
bình con cái nặng 38,96 kg, con đực nặng 42,64 kg.
Bảng 2.8: Chiều đo của cừu trưởng thành (cm)
Chiều đo Con cái Con đực
Dài thân

Cao vây
Cao khum
Sâu ngực
Rộng ngực
Vòng ngực
Rộng hông
Vòng ống
64,4
60,0
62,8
25,8
16,6
70,0
13,7
7,3
63,0
59,5
62,0
28,0
16,1
78,0
14,0
6.5
∗Nguồn: bảo tồn quỹ gen cừu Phan Rang – Lê Viết Ly.
2.5.6. Khả năng sinh sản
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu sinh sản của cừu Phan Rang
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình
Con đực
Tuổi có phản xạ nhảy
Tuổi sử dụng phối giống

Tháng
Tháng
5
8,5 – 9


Con cái




Tuổi động dục lần đầu
Tuổi phối giống
Chu kỳ động dục
Thời gian mang thai
Số con trên ổ
Khoảng cách lứa đẻ
Số lứa đẻ trên năm
Tháng
Tháng
Ngày
Ngày
Con
Ngày
Lứa
5,5 – 6
9 – 10
16 – 17
150
1,25

208 – 262
1,4
∗Nguồn: Bảo tồn quỹ gen cừu Phan Rang – Lê Viết Ly.


15
Cũng như dê, cừu là loài gia súc sớm thành thục về sinh dục. Cừu đực 5 tháng
tuổi đã có biểu hiện phối giống, nhưng người ta thường sử dụng vào lúc 10 tháng tuổi.
Cừu cái 6 tháng tuổi đã động dục và tuổi phối giống đầu tiên thường vào lúc 9 – 10
tháng tuổi. thời gian mang thai khoảng 150 ngày, chu kỳ động dục từ 16 – 17 ngày,
mùa động dục không rõ rệt nhưng vào các tháng mùa xuân thường động dục nhiều và
tỷ lệ thụ thai cao.
2.5.7. Khả năng cho lông
Lông của cừu thịt Phan Rang chưa được sử dụng có lẽ vì đàn cừu còn quá ít,
phân bố rải rác và vì thịt cừu ở xứ nóng nên lông không nhiều. Tỷ lệ da thường chiếm
8% trọng lượng cơ thể, da cừu mềm, đàn hồi tốt là mặt hàng được ưa chuộng
2.5.8. Tính trạng đặc biệt
Chịu được khí hậu nhiệt đới là đặc điểm quí của cừu Phan Rang, không những
sống được mà nó còn phát triển rất tốt. Trong lúc các giống cừu nhập vào nước ta
không còn sống sót thì cừu Phan Rang vẫn tồn tại và phát triển tốt, chịu đựng với bãi
chăn thả sỏi đá nghèo chất dinh dưỡng cũng là một đặc điểm quí.
2.6. Đặc điểm cơ thể học một số nội quan của dê và cừu
2.6.1. Tim
2.6.1.1. Hình dạng và vị trí
Tim có màu đỏ đậm, hình chóp nón, nằm lệch sang bên trái lồng ngực, tim dê,
cừu có đường kính nhỏ và dài hơn so với các loài khác, đáy nằm ngang giữa ngực,
đỉnh nằm ở phần sụn của sườn số 5 cách xương ức 2 cm, bờ trước nằm ở sườn số 3 và
bờ sau nằm ở sườn số 6. Tim bị hai lá phổi bao phủ nhưng các thùy của phổi che
không hết, nhất là ở bên trái, rãnh giữa thùy tim và thùy cách mô rộng nên tim lộ
nhiều.

2.6.1.2. Cấu tạo
Ngoài là màng bao tim (gồm 2 màng)
Màng tim sợi: bao quanh tim và màng tương dịch ở đỉnh tim, màng tim sợi dính
liền với phần ức của cơ hoành để tạo thành dây treo hoành cách mô màng tim.
Màng tương dịch: gồm 2 lớp lá thành và lá tạng tạo thành một túi trong chứa
dịch tim, lá thành dính sát vào mặt trong của màng tim sợi, lá tạng dính vào cơ tim.


16
Kế đến là cơ tim: Cơ tim là một cơ rỗng, gồm những sợi cơ hình cung hai đầu
bám vào 4 vòng sợi ở các lỗ tim, hai vòng bao quanh van nhĩ thất, một vòng bao quanh
lỗ động mạch chủ và một vòng bao quanh lỗ động mạch phổi. Từ mỗi vòng sợi này
tách ra ở bờ trong, các mảnh sợi tạo nên các cốt sợi của van tim (van 3 lá, van 2 lá, van
tổ chim). Tim được một vách ngăn chia làm hai phần : nữa trái và nữa phải không
thông nhau. Hai ngăn trên gọi là tâm nhĩ có thành tương đối mỏng, hai ngăn dưới gọi
là tâm thất có thành dày (thành của tâm thất trái dày hơn do phải bơm máu đi khắp cơ
thể qua động mạch chủ).
2.6.2. Gan
Có màu nâu đỏ là một tuyến tiêu hóa lớn nhất của cơ thể, được bao bọc bởi
màng liên kết. Ở dê, cừu gan được chia làm 4 thùy nhưng không rõ (thùy phải, thùy
trái, thùy vuông và thùy đuôi). Mặt trước của gan lồi và trơn láng (gọi là mặt thành),
mặt sau rất nhiều lồi lõm (gọi là mặt tạng). Gan nằm vào vùng bụng phải từ xương
sườn 10 – 12. Gan giữ rất nhiều chức năng trong cơ thể như điều tiết đường trong máu,
dự trữ một số vitamin, dự trữ sắt, tạo huyết, giải độc,
2.6.3. Phổi
Vị trí màu sắc: phổi có màu hồng hình dạng như tam giác được bao bọc bởi
màng liên kết, theo Bresson (1978) phổi nặng từ 250 – 300 g. Phổi có hai lá, phổi phải
và phổi trái nằm trong xoang ngực và ngăn cách nhau bởi vùng trung thất, trong vùng
trung thất có tim, có mạch máu lớn, thực quản, khí quản, hung tuyến, hạch bạch
huyết,

Phổi phải: được chia làm 4 thùy bởi những rãnh sâu tới tận tể phổi (gồm thùy
đỉnh, thùy hoành cách mô và thùy trung gian hay còn gọi là thùy lẻ hoặc thùy Azygot).
Thùy đỉnh khá rộng và nằm phía trước của màng bao tim.
Thùy trung gian có dạng tháp 3 mặt, đáy sát với cơ hoành và đỉnh ở gần tể phổi.
Phổi trái: gồm 3 thùy là thùy đỉnh, thùy tim và thùy hoành cách mô.
Tể phổi là nơi phổi liên kết với phế quản gốc và các mạch máu của phổi.


17
2.6.4. Dạ dày
Dà dày của dê gồm 4 túi (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế). Theo
Bresson (1978) thì dạ dày có dung tích 11 – 12 lít.
Dạ cỏ: dạ cỏ chiếm hầu hết vùng bụng bên trái của thú, theo Bresson (1978) dạ
cỏ chiếm 80% dạ dày của thú. Khi dạ cỏ co bóp thức ăn trong dạ cỏ chuyển từ trái qua
phải từ trên xuống dưới. Một phút dạ cỏ co bóp từ 1 – 2 lần.
Dạ tổ ong: dạ tổ ong nằm trên mõm kiếm, vùng xương sụn của ngực hơi
nghiêng về trái khỏang xương sườn 6 – 8, theo Bresson (1978) thì dạ tổ ong chiếm 5%
dạ dày.
Dạ lá sách: dạ lá sách nằm bên bụng phải của thú, khoảng giữa xương sườn 7 –
9 – 10 trên dưới đường kẽ từ khớp vai. Theo Bresson (1978) dạ lá sách chiếm khoảng
7 – 8 % dạ dày.
Dạ múi khế: dạ múi khế nằm dưới bụng, áp vào cung sườn bên phải, từ sườn 12
đến mõm xương kiếm. Theo Bresson (1978) thì dạ múi khế chiếm 7 – 8% dạ dày.
2.6.5. Lách
Lách có màu đỏ sẫm, có dạng như hình tam giác, theo Bresson (1978) lách nặng
khoảng 50 – 120 g. Tuy nhiên hình dạng, kích thước và vị trí của lách rất thay đổi tùy
thuộc vào giống, tuổi tác, thể trọng và sự chứa máu ở các mạch lách, lách nằm giữa dạ
dày và thành bụng trái. Mặt ngoài lách lồi ra, trơn láng phần lớn đối với thành bụng
trái, mặt trong lõm và có một lằn dọc (gọi là tể) có mạch máu, dây thần kinh theo
màng võng lớn dính vào.

2.6.6. Ruột
Ruột nằm ở bên phải trong một khu vực hẹp của xoang bụng. Theo Pavaux
(1987) tổng chiều dài ruột là 28 m. Ruột được chia làm 2 phần là ruột non và ruột già.
Ruột non: gồm tá tràng, không tràng và hồi tràng.
Tá tràng nằm dưới mõm ngang của xương khum hình chữ U, đọan đầu tiếp giáp
với thùy phải của tụy tạng chấm dứt ngay màng treo ruột.
Không tràng: là đoạn tiếp giáp từ tá tràng đến hồi tràng là đoạn dài nhất trong
các đoạn ruột, được treo lơ lững dưới màng treo ruột, không tràng được uốn lại nhiều
lần, khối không tràng chiếm phần lớn trong xoang bụng và nằm bên phải thú được bao
phủ bởi màng võng lớn.


18
Hồi tràng: là đoạn ngắn của ruột non, nhưng có bề dày hơn không tràng, hồi
tràng một đầu tiếp giáp với không tràng và đầu còn lại đổ vào manh tràng, tiếp giáp
giữa hồi tràng và manh tràng có van hồi – manh tràng. Theo Pavaux (1987) thì đoạn
không tràng và hồi tràng có độ dài từ 17,5 – 34 m.
Ruột già: gồm manh tràng, kết tràng và trực tràng.
Manh tràng: có đường kính rộng nhất so với các đoạn khác, là đoạn ruột nối
giữa hồi tràng và kết tràng, một đầu bịt kín và gắn với hồi tràng nhờ màng bụng, manh
tràng thông với kết tràng qua lỗ manh – kết tràng, phía sau lỗ này hồi tràng thông với
manh tràng qua lỗ hồi – manh tràng. Theo Pavaux (1987) thì manh tràng có chiều dài
từ 0,25 – 0,42 m và đường kính là 5 cm.
Kết tràng: là đoạn nối giữa manh tràng và trực tràng. Trên dê kết tràng rất phát
triển và cuộn lại thành hình xoắn ốc, gồm các vòng hướng tâm: vòng kết tràng giữa,
vòng ly tâm, vòng kết tràng trôi.
Trực tràng: là phần cuối của ruột và nằm trong xoang chậu, bắt đầu từ cửa
xương chậu kéo dài đến hậu môn. Theo Pavaux (1987) thì kết – trực tràng có chiều dài
từ 3,5 – 7,5 m.



19


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Thời gian và địa điểm
Thời gian từ tháng 3 đến tháng 5/2008 tôi thu thập số liệu, tham khảo tài liệu,
chọn thú thí nghiệm và tiến hành ghi nhận số liệu.
Thời gian từ tháng 6 đến tháng 8/2008, tôi tiến hành xử lý số liệu và viết báo cáo.
Địa điểm thực hiện: Thu thập số liệu tại điểm giết mổ dê, cừu tư nhân tại địa chỉ
số: 86/20 khu phố 2, phường Tân Quy, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Dụng cụ
Dao mổ và cán dao mổ
Thước dây
Cân đồng hồ
Xô chậu
Dây dùng để cầm cột
Thẻ dùng để đánh dấu
Găng tay
Áo blouse
3.3. Nội dung
3.3.1. Về một số chỉ tiêu cơ thể học
Về chiều đo: dài thân chéo, vòng ngực, cao vai, chiều dài ruột.
Về trọng lượng: thú hơi, lòng đỏ, lòng trắng.
3.3.2. Về một số chỉ tiêu trên quầy thịt
Tiến hành khảo sát một số chỉ tiêu: tỉ lệ thịt xẻ, trọng lượng đầu, giò và đùi sau.
3.4. Phương pháp thực hiện
3.4.1. Thú thí nghiệm
Đối với dê: chúng tôi chọn dê có ngọai hình của giống Bách Thảo rồi tiến hành

khảo sát 20 dê ở độ tuổi 8 tháng đến 1 năm tuổi và 20 dê trên một năm tuổi. Chọn

×