Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI GÀ NHỐT LIÊN TỤC VÀ MÔ HÌNH BÁN CHĂN THẢ LUÂN CHUYỂN TRONG GIAI ĐOẠN 5-10 TUẦN TUỔI THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 65 trang )

KHẢO SÁT MÔ HÌNH
NUÔI GÀ NHỐT LIÊN TỤC VÀ MÔ HÌNH BÁN CHĂN THẢ LUÂN
CHUYỂN TRONG GIAI ĐOẠN 5-10 TUẦN TUỔI THEO HƯỚNG
AN TOÀN SINH HỌC

Tác giả

LÊ THỊ MINH THƯ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sĩ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. LÂM MINH THUẬN

Tháng 6 năm 2009
i


Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Họ và tên sinh viên thực tập : Lê Thị Minh Thư.
Tên đề tài: KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI GÀ NHỐT LIÊN TỤC VÀ MÔ HÌNH BÁN
CHĂN THẢ LUÂN CHUYỂN TRONG GIAI ĐOẠN 5 -10 TUẦN TUỔI THEO HƯỚNG
AN TOÀN SINH HỌC.

Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày 25 tháng 6 năm
2009.
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Lâm Minh Thuận



ii


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh.
Trung tâm giáo dục thường xuyên Phú yên .
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình
dạy dỗ và dìu dắt chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn : PGS. Tiến sĩ Lâm Minh Thuận đã tận tình giúp đỡ
và tạo điều kiện cho Tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn: sự giúp đỡ của chị Trương Thị Nhị cùng các anh
chị tại Trạm Thú y Huyện Đông Hòa Tỉnh Phú Yên và các bạn bè tập thể trong lớp đã
giúp đỡ Tôi hoàn thành luận văn này.

Phú yên tháng 6 năm 2009
Sinh viên: Lê Thị Minh Thư

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2008 đến tháng 5/2009 tại trại nuôi gà của hộ
bà Trương Thị Nhị và hộ ông Đỗ Kim Ở thôn Uất lâm, xã Hoà Hiệp Bắc, huyện Đông
Hoà, tỉnh Phú Yên.
Nội dung nghiên cứu là khảo sát mô hình nuôi gà nhốt liên tục và mô hình
bán chăn thả luân chuyển trong giai đoạn 5-10 tuần tuổi theo hướng an toàn sinh
học của giống gà Lương Phượng. Số lượng khảo sát chung cho toàn đàn gồm 208 con
( Nhóm 1:104 con, nhóm II :104 con, mỗi nhóm chia làm 2 lô ). Thí nghiệm được bố

trí trong điều kiện nuôi bán chăn thả luân chuyển có kiểm soát thức ăn được bổ sung
từ nguồn rau tự nhiên.
Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu về sức
sống, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và đánh giá phẩm chất thịt. Đồng thời chúng tôi
cũng tính được hiệu quả kinh tế.
Qua thí nghiệm chúng tôi thu nhận được một số kết quả như sau :
Nhóm I được nuôi nhốt có sức sinh trưởng cao nhất (1628,65 g/con). Nhưng tỷ
lệ chết loại cao (6,86%), tiêu tốn thức ăn cao (3,23 kg/kgTT) .
Nhóm II được nuôi bán chăn thả luân chuyển có kiểm soát có sức sống cao
(2,94%) và có phẩm chất thịt tốt, tiêu tốn thức ăn thấp (3,01kg/kgTT).
Đồng thời ở các lô có bổ sung rau xanh có sức sinh trưởng cao nhất (1632,50
g/con).
Hiệu quả kinh tế : với phương pháp nuôi bán chăn thả luân chuyển sử dụng
nguồn rau tự nhiên nhóm II đạt hiệu quả kinh tế với chi phí thức ăn cho 1 kg tăng
trọng của gà (18.963 đồng/kg tăng trọng ).Với phương pháp nuôi nhốt hoàn toàn
nhóm I chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng của gà là (20,905 đồng/kg tăng trọng).

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ … .........................................................................................................iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..............................................................................................iv
MỤC LỤC..................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG.......................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH MINH HOẠ ........................................................xii
Chương 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1

1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1
1.2.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU ........................................................................................... 2
1.2.1.Mục đích................................................................................................................ 2
1.2.2.yêu cầu .................................................................................................................. 2
Chương 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
2.1.Giới thiệu một số giống gà thả vườn........................................................................ 3
2.2.Giới thiệu thức ăn rau xanh bổ sung vào khẩu phần cho gà ................................... 4
2.2.1. Rau dền gai........................................................................................................... 4
2.2.2.Rau dền cơm.......................................................................................................... 4
2.2.3.Cây rau diệu .......................................................................................................... 5
2.3.Một số bệnh thường gặp trên gia cầm ..................................................................... 6
2.3.1.Bệnh cầu trùng ...................................................................................................... 6
2.3.2.Bệnh hô hấp mãn tính ........................................................................................... 8
2.3.3. Bệnh thường hàn ................................................................................................. 9

v


2.4.Giới thiệu về các phương thức chăn nuôi gà......................................................... 11
2.4.1. Phương thức nuôi thả vườn............................................................................... 11
2.4.2. Phương thức nuôi bán công nghiệp.................................................................... 11
2.4.3. Phương thức nuôi công nghiệp .......................................................................... 12
2.5.Giới thiệu về một số tiêu chí chăn nuôi gà an toàn sinh học ............................. ..13
2.5.1.Kiểm soát nguồn gốc con giống ...................................................................... ..13
2.5.2.Kiểm soát nguồn gốc thức ăn ........................................................................... ..13
2.5.3.Quy trình nuôi có kiểm soát “cùng vào, cùng ra” ........................................... ..14
2.5.4. Hạn chế sự dịch chuyển trong trại của các vật chủ mang bệnh-ngăn ngừa bệnh
dịch phát tán ............................................................................................................. ..15
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................. 17
3.1.NỘI DUNG ............................................................................................................ 17

3.2.THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ................................................................................ 17
3.2.1.Thời gian ............................................................................................................ 17
3.2.2.Địa điểm ............................................................................................................. 17
3.3.PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ............................................................................. 17
3.3.1.Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 17
3.3.2.Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ......................................................................... 18
3.3.3.2.1.Chuồng trại ................................................................................................... 18
3.3.3.2.2.Thức ăn ......................................................................................................... 18
3.3.3.2.3.Chăm sóc nuôi dưỡng .................................................................................. 19
3.3.3.2.4.Qui trình phòng bệnh ................................................................................... 19
3.4.CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT .............................................................................. 20
3.4.1.Chỉ tiêu về sức sống ........................................................................................... 20
3.4.1.1. Tỷ lệ chết loại ................................................................................................ 21
vi


3.4.1.2. Tỷ lệ bệnh tích ............................................................................................... 21
3.4.2.Chỉ tiêu về sức sinh trưởng ................................................................................ 21
3.4.2.1.Trọng lượng bình quân .................................................................................... 21
3.4.2.2. Tăng trọng tuyệt đối ....................................................................................... 21
3.4.3.Khả năng chuyển biến thức ăn ........................................................................... 21
3.4.3.1. Lượng tiêu thụ thức ăn hằng ngày .................................................................. 21
3.4.3.2.Chỉ số chuyển biến thức ăn .............................................................................. 21
3.4.4.Đánh giá phẩm chất thịt ..................................................................................... 21
3.4.5.Hiệu quả kinh tế .................................................................................................. 21
3..5.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................... 22
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................... 23
4.1.Chỉ tiêu về sức sống ............................................................................................... 23
4.1.1. Tỷ lệ chết loại của gà giai đọa 1- 4 tuần tuổi .................................................... 23
4.1.2. Tỷ lệ bệnh tích của gà giai đọa 1- 4 tuần tuổi ................................................... 24

4.1.3.Tỷ lệ chết loại của gà giai đọan 5-10 tuần tuổi .................................................. 25
4.1.4. Tỷ lệ bệnh tích của gà giai đọan 5-10 tuần tuổi ................................................ 26
4.2.Chỉ tiêu về sức sinh trưởng ................................................................................... 27
4.2.1.Trọng lượng bình quân ....................................................................................... 27
4.2.2. Tăng trọng tuyệt đối .......................................................................................... 32
4.3.Khả năng chuyển biến thức ăn .............................................................................. 34
4.3.1. Lượng tiêu thụ thức ăn hằng ngày ..................................................................... 34
4.3.2.Chỉ số chuyển biến thức ăn ................................................................................. 36
4.4.Đánh giá phẩm chất thịt ........................................................................................ 37
4.4.1.Đánh giá phẩm chất thịt trên gà trống................................................................. 37
4.4.2.Đánh giá phẩm chất thịt trên gà mái ................................................................... 39
vii


4.5.Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................... 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 42
5.1.Kết luận .................................................................................................................. 42
5.2. Đề nghị .................................................................................................................. 42
CÁC HÌNH ẢNH MINH HOẠ ................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 47

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
X

: Trung bình

Sx


: Độ lệch tiêu chuẩn (Standard deviation)

Cv

: Hệ số biến dị (Coefficient of variance)

TSTK

: Tham số thống kê

SCCBT

: Số con có bệnh tích

STT

: Số thứ tự

TLBQ

: Trọng lượng bình quân

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

TTTA

: Tiêu thụ thức ăn


TTTA/kgTT

: Tiêu tốn thức ăn / kg tăng trọng

TACN

: Thức ăn công nghiệp

g

: gam

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1:Thành phần dinh dưỡng của rau dền.............................................................. 5
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 17
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng giai đoạn 1-4 tuần tuổi ......................................... 18
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng giai đoạn 5-10 tuần tuổi ....................................... 19
Bảng 3.4: Qui trình chủng ngừa vaccin ....................................................................... 20
Bảng 3.5: Các loại thuốc sát trùng được sử dụng........................................................ 21
Bảng 4.1:Tỷ lệ chết loại của gà giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi ............................................ 23
Bảng 4.2:Tỷ lệ bệnh tích của gà giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi ........................................... 24
Bảng 4.3:Tỷ lệ chết loại của gà giai đoạn 5- 10 tuần tuổi ........................................... 25
Bảng 4.4:Tỷ lệ bệnh tích của gà giai đoạn 5 -10 tuần tuổi.......................................... 26
Bảng 4.5:Trọng lượng bình quân qua các tuần khảo sát (gam/con)........................... 27
Bảng 4.6:Trọng lượng bình quân của gà giai đoạn 5 - 10 tuần tuổi(gam/con) ........... 28
Bảng 4.7:Trọng lượng bình quân của gà mái ở 10 tuần tuổi(gam/con) ...................... 30

Bảng 4.8:Trọng lượng bình quân của gà trống ở 10 tuần tuổi(gam/con).................... 31
Bảng 4.9:Tăng trọng hằng ngày của gà qua 6 tuần khảo sát ....................................... 32
Bảng 4.10:Lượng tiêu thụ thức ăn hằng ngày giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi(g/con/ngày) . 34
Bảng 4.11:Lượng tiêu thụ thức ăn hằng ngày giai đoạn 5-10 tuần tuổi(g/con/ngày) . 34
Bảng 4.12:Chỉ số chuyển biến thức ăn ........................................................................ 36
Bảng 4.13: Đánh giá phẩm chất thịt trên gà trống....................................................... 38
Bảng 4.14:Đánh giá phẩm chất thịt trên gà mái .......................................................... 39
Bảng 4.15:Hiệu quả kinh tế ......................................................................................... 40

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1:Tỷ lệ chết loại của gà giai đoạn 5-10 tuần tuổi(%)................................. 25
Biểu đồ 4.2:Trọng lượng bình quân của gà lúc 10 tuần tuổi ...................................... 29
Biểu đồ 4.3:Trọng lượng bình quân của gà mái lúc 10 tuần tuổi ............................... 30
Biểu đồ 4.4:Trọng lượng bình quân của gà trống lúc 10 tuần tuổi............................. 32
Biểu đồ 4.5:Tăng trọng của gà qua 6 tuần khảo sát (g/con/ngày) .............................. 33
Biểu đồ 4.6:Lượng thức ăn hằng ngày giai đoạn 5 -10 tuần tuổi (g/con/ngày).......... 35
Biểu đồ 4.7: Chỉ số chuyển biến thức ăn (TTTA/ kgTT) ........................................... 36

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình 1: Toàn cảnh trại gà thí nghiệm.......................................................................... 43
Hình 2: Nguồn rau tự nhiên......................................................................................... 43
Hình 3: Chuồng đã được xử lý phân lô ....................................................................... 44
Hình 4: Bố trí chuồng để nuôi luân chuyển................................................................. 44
Hình 5: Phẩm chất thịt trên gà mái của nhóm I........................................................... 45

Hình 6: Phẩm chất thịt trên gà mái của nhóm II ......................................................... 45
Hình 7: Phẩm chất thịt trên gà trống của nhóm I ........................................................ 46
Hình 8: Phẩm chất thịt trên gà trống của nhóm II ....................................................... 46

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng trở thành
ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu là một trong những quan điểm phát triển ngành chăn nuôi trong
chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của nước ta.
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, trong đó chăn nuôi gà thả vườn đã góp phần quan trọng trong tăng
trưởng kinh tế cả nước nói chung và trong việc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Để
có được năng suất cao trong chăn nuôi, ngoài các yếu tố về giống và thức ăn, cần phải
cải thiện các điều kiện ngoại cảnh nhằm giảm thiểu những yếu tố bất lợi, tạo môi
truờng thuận lợi cho đàn gà, đồng thời tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương để
giảm bớt chi phí, làm tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, bỡi lẽ giá thức ăn
công nghiệp ngày một tăng.
Trong điều kiện khí hậu ở miền trung rất thuận lợi cho các loại rau phát triển tự
nhiên và chịu sự dẫm đạp của gà như: rau dền, rau dệu, rau trai…Các loại rau là
nguồn cung vitamin như: vitaminC, vitaminA, acid folic và nhiều vi khoáng rất cần để
bổ sung trong khẩu phần cho gà.
Mặt khác trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, muốn phát
triển chăn nuôi bền vững thì hướng tất yếu phải chăn nuôi theo hướng an toàn sinh
học.
Với mục tiêu chính là phát triển đàn gà có năng suất chất lượng cao phù hợp

với điều kiện chăn nuôi ở địa phương. Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, sử dụng
các chế phẩm tự nhiên trong phòng bệnh cho đàn gà để cuối cùng tạo được sản phẩm
thịt thơm ngon và an toàn cho người tiêu dùng.
1


Tuy nhiên việc áp dụng mô hình chăn nuôi thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao,
an toàn cho đàn gà cũng như người chăn nuôi? Có cải thiện được phẩm chất thịt hay
không? Ảnh hưởng đến sức sống và sức sinh trưởng như thế nào, dễ dàng kiểm soát
và khống chế dịch bệnh trong chăn nuôi gà thả vườn là rất cần thiết. Để tìm ra một mô
hình thích hợp cần có những nghiên cứu khảo sát từ thực tế thì mới đưa ra những
khuyến cáo cho người chăn nuôi.
Trên cơ sở đó được sự chấp nhận của Bộ môn Chăn nuôi Chuyên khoa - Khoa
Chăn nuôi - Thú y. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lâm Minh Thuận, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: "Khảo sát mô hình nuôi gà nhốt liên tục và mô hình bán
chăn thả luân chuyển trong giai đoạn 5-10 tuần tuổi theo hướng an toàn sinh
hoc”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Xây dựng qui trình nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học có kiểm soát.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi một số chỉ tiêu về sức sống, sức sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và
đánh giá phẩm chất thịt.
- Tính hiệu quả kinh tế.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu một số giống gà thả vườn
2.1.1. Gà vườn nội: (Cẩm nang chăn nuôi gia súc – Gia cầm tập II. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp).
*Gà ta vàng: ở miền nam phân bố rộng rãi (Đông nam bộ, Đồng Nai, Sông bé,
Tây Ninh), lông màu vàng có con pha lẫn màu đen, con mái đầu thanh, mỏ vàng mào
đơn đỏ, tích và dái tai màu đỏ, cổ ngắn vừa phải, chân thấp có 2 hoặc 2,5 hàng vảy.
Con trống nặng 1,8-2,5 kg, con mái nặng 1,3-1,8 kg. Sản lượng trứng 90-110 trứng.
*Gà tàu vàng: phổ biến chủ yếu ở miền nam, pha tạp nhiều. Mào đơn hoặc hạt
đậu, lông vàng, chân có lông ở bàn, có khi ở cả ngón. Trưởng thành con trống nặng 3
kg, mái 2 kg. Sản lượng trứng 70-90 quả/năm.
*Gà tre: vóc dáng nhỏ, thịt thơm ngon. Sáu tháng tuổi con trống nặng 800850g, con mái nặng 600-620g. Đầu nhỏ, mào hạt đậu. Con trống thường có màu vành
ở cổ và đuôi, phần còn lại màu đen lông dài. Lông con mái thường màu xám đen lẫn
màu trắng. Sản lượng trứng 50-60 quả/năm.
*Gà mía: nguồn gốc huyện Tùng Thiện, xã Phùng Hưng, Hà Tây. Sắc lông gà
màu tía, gà mái màu nâu, xám hoặc vàng. Đầu to, mắt sâu, mào đơn, chân thô có 3
hàng vảy, da bụng đỏ. Gà mái trưởng thành nặng 2,5-3 kg, trống 3,5-4 kg. Sản lượng
trứng 60 quả/năm.
2.1.2. Gà vườn nhập nội
*Gà Tam hoàng: nhập vào nước ta từ Trung Quốc, Hồng Kông có 3 dòng: 882,
Jiangcun (Giang Thôn), Lương Phượng.
Đặc điểm giống gà Lương Phượng
Gà có sắc lông màu vàng, đốm nhiều màu, đa số có màu hoa mơ; da và chân
màu vàng; ức sâu, nhiều thịt; mào đơn.
3


Nuôi nhốt lúc 9 tuần tuổi đạt: 1,6 kg đến 1,7 kg.
Nuôi thả vườn 12 tuần tuổi đạt 1,9 kg đến 2,4 kg. Tỷ lệ nuôi sống 92% đến
95%.
Tiêu tốn thức ăn 2,8 kg thức ăn trên 1 kg thịt.

Gà Lương Phượng bố mẹ có tuổi đẻ trứng đầu tiên ở tuần 21, thời gian khai
thác trứng 52 tuần, sản lượng trứng 150-170 quả/mái/năm. Trọng lượng trứng
45g/trứng. Tỷ lệ ấp nở 80-85%.
*Gà Sasso: do hãng Sasso (Pháp). Có nhiều dòng SA31, SA51. Gà có màu
lông nâu vàng hoặc nâu đỏ, mào đơn; chân, da, mỏ rất vàng. Gà có sức chịu đựng tốt
với điều kiện nóng ẩm. Dòng SA31 mái nặng 2010g, dòng SA51 mái nặng 1500g. Sản
lượng trứng 200 quả/năm.
2.2. Giới thiệu thức ăn xanh bổ sung vào khẩu phần cho gà
2.2.1. Rau dền gai. (Kỷ thuật trồng một số cây rau quả giàu Vitamin, NXB Nông
nghiệp 2003. Vị thuốc từ rau dền)
Tên khoa học: Amaranthus Spinosus.
2.2.2. Rau dền cơm
Tên khoa học: Amaranthus Viridis.
Rau dền là tên gọi chung để chỉ các loài trong chi dền. Chi dền gồm những loài
có hoa không tàn, một số mọc hoang dại nhưng nhiều loài được sử dụng làm lương
thực, rau, cây cảnh ở các vùng khác nhau trên thế giới. Chi dền được cho là có nguồn
gốc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ nhưng khoảng 60 loài với khoảng 400 giống của nó hiện
diện khắp thế giới, cả vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Ở Việt Nam, rau dền
thường thấy là dền đỏ, dền cơm (dền trắng) làm rau ăn; dền xanh mọc hoang dại.
Đặc tính sinh học: Chi dền là những loài cây thân thảo, có bộ rễ khoẻ ăn sâu
nên khả năng chịu hạn, chịu nước tốt, sức nảy mầm cao. Dền thường có thân thẳng,
cành vươn vừa phải. Chu kỳ phát triển tương đối ngắn.
Thành phần dinh dưỡng: thân và lá rau dền có vị ngọt, chứa sắt, Vitamin B12,
Vitamin C, Acid nicotic và canxi (dền xanh có hàm lượng canxi tối đa đến 0,2%). Hạt
ngoài các thành phần Vitamin A, Vitamin C còn giàu tinh bột, đạm thực vật (Các loại
dền trồng làm lương thực có hàm lượng đạm thực vật từ 12% đến 16% ) và lysin.
4


Thành phần trung bình có trong 100g lá và hạt dền

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của rau dền
Thành phần

Lá tươi

Hạt

Nước

86,9g

9g

Protein

3,5g

15g

Chất béo

0,5g

7g

Tinh bột

6,5g

63g


Chất xơ

1,3g

2,9g

Phốt pho

67mg

477mg

Sắt

3,9mg

0

Kali

411mg

0

Vitamin A

6100UI

0


Vitamin B12

0,16mg

0,32mg

Niacin

1,4mg

1,0mg

ViatminC

80mg

3mg

Vitamin B1

0,08mg

0,14mg

Canxi

267mg

490mg


2,6g

2,6g

36

391

Khoáng chất
Calo

Sử dụng:
Rau: ở Việt Nam, rau dền cơm được trồng làm rau ăn và rau dền xanh cũng
được sử dụng.
Dược liệu: rau dền cơm dùng trong các bài thuốc chữa táo bón, nhức đầu,
chóng mặt…dền xanh là một vị thuốc trị rết cắn, ong đốt, mụn nhọt, lị…Ở Mehico
cây dền hạt cũng được dùng để nhuận tràng, sử dụng làm chất kết dính trong công
nghiệp dược.
2.2.3. Cây rau Diệu (Dệu)
Rau dệu là loại cây thân thảo, với tên khoa học là Altemanthera sessilis hay A.
repens thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Rau bò dài tới 5m, nên còn có tên gọi là
diếp bò, phân nhiều nhánh. Thân và cành có lông, lá mọc đối, hình ngọn giáo, dài 35cm, rộng 15-20mm, nhọn hai đầu, mép nguyên, cụm hoa dạng bông, gần như hình
5


đầu hay hình trứng, ở nách lá, mang rất nhiều hoa nhỏ màu trắng, không có cuống,
quả nang ngắn.
Rau dệu ở nước ta là loại cây mọc hoang quanh năm tại các bãi sông, bờ ao,
ruộng có nước, ven đường những nơi ẩm và có ánh sáng. Ngọn và lá người ta có thể

sử dụng làm rau ăn, toàn cây cho lợn ăn. Trên thế giới người ta thấy rau dệu mọc
nhiều tại các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia và các tỉnh miền Nam
Trung Quốc.
Rau dệu có tên chữ Hán là Kê trường thái, thuộc loại rau ăn sống có thân cao
7,8cm, thường nằm ngả sát đất nên còn gọi là Phu địa thái. Lá rau hình trứng ngỗng,
mùa xuân nở hoa màu tím, cánh hoa cuốn cong xếp lớp khiến hoa trông như cái lọng,
quả có vào mùa thu (theo sách Từ Nguyên)
Sách Bản thảo cương mục thì rau dệu có vị hơi đắng, nhai trơn miệng..., có thể
sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh, trị chứng hột xoài mới phát: theo Nam Dược
thần hiệu, lấy rau dệu, bèo tía, gừng tươi, lượng 3 thứ như nhau. Rửa sạch, giã nát,
cho chút muối, đem sắc kỹ lấy 1 bát uống khi còn nóng, còn bã đắp vào chỗ sưng đau
(chú ý trước khi lấy bã đắp cần lấy nước vôi vẽ một vòng quanh chỗ sưng đau để cản
không cho độc thoát sang chỗ khác) rất hiệu nghiệm.
2.3. Một số bệnh thường gặp trên gia cầm
2.3.1. Bệnh cầu trùng
2.3.1.1. Nguyên nhân
Bệnh cầu trùng là bệnh gây nên do ký sinh trùng lớp đơn bào thuộc giống
Eimeria và rất phổ biến ở gà.
Giống Eimeria có 9 loài cầu trùng khác nhau, gà thường nhiễm một hoặc nhiều
loài cầu trùng, trong đó có một số loài hay gặp: Eimeria tenella, Eimeria acervulina,
Eimeria brunettis, Eimeria necatrix.
2.3.1.2. Triệu chứng
Đối với gà bệnh thường xảy ra ở những đàn nằm trong độ tuổi 10 – 90 ngày
tuổi nặng nhất ở gà con từ 18 – 45 ngày tuổi.
Thời gian ủ bệnh 4 – 7 ngày, phụ thuộc vào chủng loại cầu trùng, nơi khu trú
và mức độ nhiễm bệnh, số lượng căn nguyên xâm nhập vào cơ thể và tình trạng chung
6


sức khỏe đàn gà.

Bệnh có 3 biểu hiện
* Thể cấp tính
Bệnh chủ yếu xảy ra ở gà con. Thời gian phát bệnh nhanh với các biểu hiện: gà
ủ rũ, lười đi lại, nằm hoặc đứng một chỗ, khi gà đứng đầu gà thường ngoặt sang một
bên, mắt nhắm nghiền, hai cánh sã xuống tận sàn nền chuồng, lông xù (gà khoác áo
tơi), gà kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn, nhưng lại uống nước nhiều.
Lúc đầu mới phát bệnh gà ỉa khó, có biều hiện táo bón, sau mấy tiếng đồng hồ
thì gà ỉa chảy toàn nước. Phân sống nhầy màu nâu vàng, sau chuyển thành sáp nâu,
cuối cùng có lẫn máu.
Đặc biệt khi gà nhiễm chủng Eimeria tenella thì một số gà hậu môn chảy ra
máu tươi, đôi khi có triệu chứng thần kinh liệt và bán liệt chân hoặc cánh, nằm tụm
đống lại một góc chuồng kêu khác lạ nhưng rất đặc trưng.
Thể cấp tính xảy ra hết sức nhanh chóng và chỉ kéo dài 2 – 3 ngày, ít khi sau 78 ngày, gà sẽ chết nếu không can thiệp thuốc kịp thời. Qua nhiều lần thí nghiệm
khẳng định tỷ lệ chết do cầu trùng thể cấp lên tới 90 – 95%, thậm chí 100% nếu không
can thiệp điều trị
* Thể mãn tính
Bệnh thường quan sát thấy ở gà lớn tuổi hơn từ 45 – 90 ngày tuổi, cùng với các
triệu chứng đã mô tả ở thể cấp nhưng mức độ biểu hiện nhẹ hơn.
Bệnh kéo dài 7 – 15 ngày, tỷ lệ chết 25 – 45%.
* Thể không có triệu chứng lâm sàng
Đây là thể mang trùng của gà đã trưởng thành. Khi quan sát bề ngoài gà hoàn
toàn khỏe mạnh, ăn uống, đi lại bình thường. Triệu chứng lâm sàng duy nhất là đôi
khi gà ỉa chảy, tỷ lệ đẻ không đều, năng suất trứng giảm 15 – 20%.
2.3.1.3. Bệnh tích
Trong những trường hợp gà bị cầu trùng quá cấp do Eimeria tenella hoặc do bị
ghép với Escherichia coli bại huyết chủng 078 thì gà bị ỉa ngay ra máu tươi hoàn
toàn, xác gà chết rất gầy và thiếu máu.
Gà bị bệnh cầu trùng dù ở thể cấp tính hay mãn tính thì các bệnh tích cũng tập
7



trung chủ yếu ở đường ruột. Phụ thuộc vào chủng loại cầu trùng mà có biểu hiện đặc
trưng khác nhau.
Ruột thừa phình to chứa đầy phân lẫn máu, đôi khi là máu hoàn toàn, niêm mạc
ruột thừa viêm xuất huyết rất nặng.
Niêm mạc ruột non dày lên, quan sát thấy vô số vết xuất huyết, dải xuất huyết.
Khi bị kế phát bỡi Escherichia coli 078 thì cả ruột non phình to chứa đầy hơi, phân,
lẫn máu. Nhìn qua màng ruột khi mới mổ gà ra ta thấy vô số nốt đỏ trắng.
Khi mổ những đoạn ruột có biến đổi nói trên ta thấy: có phân sống, lẫn máu
hoặc phân và niêm mạc ruột có màu nâu nhạt. Đặc biệt rõ nhất ở đoạn ruột già. Các
biến đổi khác của cơ thể thuộc về tình trạng còi cọc và thiếu máu.
2.3.2. Bệnh hô hấp mãn tính ( Chronic Respiratory Disease – CRD)
2.3.2.1 Căn bệnh
Bệnh hô hấp man tính trên gà do Mycoplasma gallisepticum gây ra.
2.3.2.2 Triệu chứng
Nung bệnh: bệnh hô hấp mãn tính 6 – 12 ngày, bệnh viêm xoang gà tây khoảng
6 – 10 ngày.
Trên gà trưởng thành: âm rale khí quản, chảy nước mũi, ho viêm kết mạc mắt,
chảy nước mắt, tiêu thụ thức ăn giảm, gà ốm. Thỉnh thoảng thấy gà bị viêm khớp, đi
khập khễnh.
Ở gà đẻ sản lượng trứng giảm nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp.
Trên gà dò, bệnh thường nổ ra giữa 4 – 8 tuần với triệu chứng thường nặng
hơn. Những đàn trưởng thành và do chứng kết hợp với các mầm bệnh khác đặc biệt là
Escherichia coli.
2.3.2.3. Bệnh tích
Đầu tiên dich rỉ viêm chảy trong mũi, qua xoang cạnh mũi, xuống khí quản,
phế quản, túi khí.
Viêm xoang hầu hết làm xoang lồi lên ở gà tây, cũng được nhận thấy trên gà và
những gia cầm khác bị bệnh.
Túi khí thường chứa dịch rỉ viêm.

Một số mức độ viêm phổi có thể nhận biết.
8


Một số ca bệnh nặng đặc trưng của viêm túi khí trên gà là fibrinous hoặc fibrin
mủ, viêm màng bao quanh gan, viêm bao tim dọc theo khối viêm túi khí do kết hợp
với Escherichia coli.
2.3.3 Bệnh thương hàn gà
2.3.3.1.Căn bệnh
Bệnh thương hàn gà do Salmonella pullorum gây ra
Chỉ có kháng nguyên thân O, sản xuất nội độc tố.
2.3.3.2. Truyền nhiễm học
* Động vật cảm thụ
Bệnh chủ yếu trên gà và gà tây. Ngoài ra: cút, trĩ, vịt, công, chim sẻ, hoàng yến
cũng mẫn cảm với bệnh.
* Chất chứa căn bệnh
Trên gà con: máu, phủ tạng, lòng đỏ không tiêu.
Trên gà lớn:
Gà mái: ống dẫn trứng, buồng trứng, phủ tạng, phân.
Gà bệnh đẻ trứng thì vi khuẩn nhiễm trong lòng đỏ với tỷ lệ nhiễm cao hơn
ngoài vỏ trứng.
Gà trống: dịch hoàn và phủ tạng.
* Đường xâm nhập
Qua đường: tiêu hóa, tiếp xúc, giao phối.
Đường lây nhiễm quan trọng nhất là qua trứng.
2.3.3.3. Triệu chứng
* Gà con: thường ở thể cấp
Phôi không bể vỏ được nên bị chết. Nở ra nhưng rất yếu và chết ngay sau đó.
Gà bệnh thường ốm yếu, nhỏ hơn những gà khỏe mạnh khác.
Gà bệnh có dấu hiệu sau: bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu, xù lông xã

cánh, kêu xao xác, nhắm mắt, tụ lại từng thành đám, phân trắng bết vào hậu môn, có
đốm casein trong nhãn cầu màu trắng đục.
* Gà lớn
Thể cấp tính
9


Gà giảm ăn đột ngột, mệt mỏi gục xuống, xù lông, màu tái nhợt, giảm sản
lượng trứng, trứng giảm khả năng ấp nở.
Tỷ lệ chết cao trong vòng 5 -10 ngày.
Thân nhiệt 41- 43oC trong 2 – 3 ngày.
Tiêu chảy, suy yếu , mất nước.
Thể mãn tính
Mặt, mào và yếm tái nhợt do thiếu máu, mào và yếm teo lại.
Đẻ ít, đẻ không đều hay ngừng đẻ, trứng có vỏ xù xì, dính máu ở vỏ hay trong
lòng đỏ.
Bụng xệ xuống do viêm phúc mạc chứa nhiều dịch chất.
Phân lúc bón, lúc tiêu chảy, gà ốm yếu, chết rải rác.
2.3.3.4.Bệnh tích
* Gà con
Lòng đỏ không tiêu, mềm nhão, màu xám xanh.
Lách sưng to 2 – 3 lần, gan sưng xuất huyết, tuần 2 – 3 hoại tử.
Viêm màng bụng, màng bao tim có dịch rỉ viêm. Một số cơ quan khác như:
phổi, tim, lách và thành dạ dày cơ có hoại tử.
Ruột viêm xuất huyết, manh tràng chứa đầy phân trắng.
Viêm khớp, có dịch viêm màu vàng chanh hay màu cam xung quanh khớp.
* Gà lớn
Viêm buồng trứng và ống dẫn trứng, trứng méo mó có nhiều màu sắc khác
nhau như: vàng sậm, màu đồng đen, dị hình kéo dài… Trứng có thể bị vỡ làm viêm
phúc mạc.

Gan sưng bở, có những đốm hoại tử, lách, thận sưng lớn.
Viêm màng bụng, màng bao quanh gan, màng ngoài tim.
Viêm ruột hoại tử, có thể loét.
Dịch hoàn có nốt hoại tử, màu đen, thỉnh thoảng có casein ở phổi và túi khí
Viêm khớp.
2.4. Giới thiệu các phương thức chăn nuôi gà. (TS Lâm Minh Thuận. Giáo trình
Chăn nuôi gia cầm)
10


2.4.1.Phương thức nuôi thả vườn
Ở nông thôn, hầu hết các hộ nông dân nghèo đều nuôi từ vài con đến vài chục
con gà với phương thức thả tự do. Đó là phương thức nuôi gà lâu đời và nay vẫn còn
tồn tại ở những vùng nông thôn còn đất rộng. Mục đích nuôi là cải thiện bữa ăn gia
đình và họ thường nuôi gà giống địa phương năng suất thấp. Gà đi kiếm ăn trong
vườn ban ngày, tối tìm chỗ ngủ trên cay hay góc sân nào đó. Cùng có những gia đình
làm chuồng tạm bợ cho gà trú ngụ ban đêm hoặc đẻ trứng bằng vật liệu sẵn có.
Phương thức này không thích hợp với những giống gà năng suất cao và nuôi với mục
đích sản xuất hàng hóa.
Ưu điểm: tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong sân vườn nên không tốn tiền
mua thức ăn, không cần đầu tư nhiều cho chuồng nuôi nến giá thành thịt và trứng
thấp.
Nhược điểm: không kiểm soát được số trứng đẻ ra vì gà đẻ khắp nơi nên trứng
dễ bị mất, gà cũng dễ bị hao hụt do trộm hoặc thú khác hại gà. Không kiểm soát được
bệnh, nhất là bệnh ký sinh trùng. Gà thả tràn lan phá hại cây trồng khác cũng là một
điều bất lợi của phương thức nuôi gà thả vườn.
2.4.2. Phương thức bán công nghiệp
Do đất vườn ở nông thôn ngày càng ít và có giá nên phương thức nuôi thả
vườn không còn phù hợp. Mặt khác các giống gà kiêm dụng với năng suất đã được cải
thiện cho phương thức nuôi gà với mục đích sản xuất hàng hóa nên phương thức kết

hợp vừa nuôi nhốt vừa thả vườn trong giới hạn nhất định là có hiệu quả. Chuồng nuôi
là chỗ cho gà trú mưa trú nắng và ngủ đêm, sân vườn xung quanh chuồng được rào
khoanh vùng cho phép gà được chạy nhảy trong phạm vi rào. Thức ăn cung cấp cho
gà từ 70 đến 100% nhu cầu dinh dưỡng tùy theo diện tích vườn rộng hay hẹp, trong
vườn có nhiều thức ăn tự nhiên, rau cỏ hay không.
Ưu điểm: hạn chế thất thoát trứng và gà, gà có khoảng vườn để vận động dưới
ánh nắng, có thể tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên để tiết kiệm lượng thức ăn cho gà và
vẫn có sản phẩm bán trên thị tường.
Nhược điểm: tiêu tốn thức ăn cao, khó kiểm soát dịch bện và ký sinh trùng.

11


2.4.3. Phương thức công nghiệp
Đất nông nghiệp ngày càng đắt và hiếm nên phương thức nuôi nhốt ngày càng
tỏ ra có nhiều ưu thế. Khi các giống mới có năng suất rất cao ra đời thì cần có
phương thức chăn nuôi tiên tiến mới cho kết quả cao. Nuôi nhốt cũng có nhiều cấp độ
tùy thuộc vào qui mô và trình độ cơ giới hóa và tự động hóa trong qui trình sản xuất.
Nuôi nhốt hoàn toàn phải cung cấp thức ăn dạng hỗn hợp đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng một cách chính xác nhất. Phương thức nuôi nhốt được tiến hành theo 3 cách:
* Nuôi nền với chất độn chuồng: chất độn chuồng dày hay mỏng tùy theo thời
gian nuôi và điều kiện khí hậu. Ở vùng khí hậu lạnh và khô, lớp độn chuồng dày sẽ
giữ ấm cho gà, vi sinh vật và côn trùng sinh ra trong chất động chuồng là nguồn thức
ăn bổ sung protein, khoáng và vitamin. Trên nền gà có khoảng không gian để vận
động, chạy nhảy và đạp mái thuận lợi hơn nên bộ xương vững chắc hơn, tỷ lệ thụ tinh
cao. Nuôi gà thịt trên nền thì thịt săn chắc, ít tích mỡ và tỷ lệ quày thịt tốt cao hơn
nuôi lồng hay nuôi sàn. Nuôi nền phù hợp nuôi gà giống, gà thịt thương phẩm với đầu
tư ban đầu thấp.
Nuôi nền có những nhược điểm: tiêu tốn thức ăn cho vận động cao nên tiêu tốn
thức ăn cho sản xuất trứng và thịt cao. Trứng bị nhiễm bẩn và tỷ lệ rạn nứt cao hơn gà

nuôi trên lồng. Khó kiểm soát dịch bệnh, dễ lây lan bệnh. Nếu chất độn chuồng ẩm sẽ
là nơi phát triển tốt cho các mầm bệnh như: thương hàn, cầu trùng, tăng khí amoniac
trong chuồng nuôi.
* Nuôi trên lồng hoặc hệ thống lồng: là phương thức tiết kiệm diện tích chuồng
cao độ, từ 1 m2 diện tích chuồng nuôi sẽ sản xuất được nhiều thịt và trứng nhất.
Phương thức nuôi lồng sẽ dễ dàng kết hợp cơ giới hóa và tự động hóa như vậy vừa
giảm được cường độ lao động mà năng suất lao động lại tăng rất nhiều lần. Nuôi gà
trên lồng tiết kiệm thức ăn đáng kể, trứng sạch và ít nứt. Gà không tiếp xúc với phân
và chất độn chuồng nên ít bị bệnh ký sinh.
Nuôi gà trên lồng có những nhược điểm như: đòi hỏi thức ăn cung đủ nhu cầu
về protein, vitamin và khoáng, thức ăn phải cân bằng dinh dưỡng ở mức độ cao. Vốn
đầu tư cho lồng khá cao.
* Nuôi trên sàn và nền: là phương thức kết hợp, khắc phục những nhược điểm
12


của 2 phương thức nuôi nền và nuôi lồng.
2.5. Giới thiệu một số tiêu chí chăn nuôi gà an toàn sinh học
(TS. Nguyễn Hoài Châu Trên NNVN ra ngày 6/11/ 2006 )
2.5.1. Kiểm soát nguồn gốc con giống
Quản lý vật nuôi mới nhập trại - ngăn ngừa sự xâm nhập của bệnh dịch.
Bệnh truyền nhiễm thường lan truyền trực tiếp từ con vật mang mầm bệnh sang
con vật chưa mắc bệnh. Có 3 chỉ dẫn chung để ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào
trại khi có lứa vật nuôi mới:
* Đóng kín đàn vật nuôi: trại nuôi nên áp dụng các nguyên tắc chung sau: sử
dụng vật nuôi sinh trưởng trong trại của mình để duy trì và phát triển quy mô chăn
nuôi. Không cho vật nuôi tiếp xúc “qua hàng rào” với động vật bên ngoài. Không cho
con đực từ ngoài vào để giao phối. Không đưa vật nuôi ra ngoài trại rồi lại đưa vào
trại. Không nuôi hỗn độn nhiều lứa, nhiều giống và vật nuôi có nhiều độ tuổi khác
nhau trong cùng chuồng, dãy. Trong cùng một ngăn, một dãy nên thực hiện nguyên

tắc “cùng nhập, cùng xuất", không nuôi gối đầu, luân chuyển trong một khu chuồng.
* Cách ly vật nuôi mới nhập trại: việc nuôi cách ly lứa vật nuôi mới nhập trại
là điều bắt buộc, cần thực hiên các việc sau: sử dụng chuồng nuôi, hệ thống cấp thức
ăn và bãi nuôi (nếu có) riêng biệt để nuôi lứa mới. Không cho vật nuôi cũ và mới tiếp
xúc nhau. Chất thải đàn vật nuôi mới nhập không được đưa qua khu vực nuôi chung.
Nuôi cách ly đủ thời gian cần thiết (tuỳ thuộc vào loại vật nuôi) và theo dõi mọi biểu
hiện của bệnh dịch. Kiểm tra bệnh dịch trước khi thả lứa mới vào chuồng nuôi chung.
* Biết rõ nguồn gốc lứa mới và qua kiểm tra thú y: cần biết rõ lai lịch của lứa
mới, tình trạng bệnh dịch của nơi bán và các loại văcxin đã được tiêm vào vật nuôi.
2.5.2. Kiểm soát nguồn gốc thức ăn
- Mua thức ăn có chất lượng bảo đảm và đã được kiểm tra.
- Tránh để thức ăn bị nhiễm hóa chất, chất bảo vệ thực vật và thuốc chữa bệnh
trong quá trình bảo quản.
- Không để thức ăn bị nhiễm phân.
- Sắp xếp các loại thức ăn cẩn thận để không cho vật nuôi ăn nhầm thức ăn.
- Bảo quản thức ăn đúng quy cách.
13


×