Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Quy trình đánh giá hiệu quả công việc tại tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.79 KB, 8 trang )

Quy trình đánh giá hiệu quả công việc tại tổ chức
Phần 1- Thực tế Công việc đánh giá Công việc tại tổ chức.
Phần 2- Cải tiến đề xuất.
Phần 3- Kết quả đạt được.

Phần I. Thực tế Công việc đánh giá Công việc tại tổ chức.
Mục tiêu và nhiệm vụ của một tổ chức muốn thực hiện phải dựa trên việc
triển khai thực hiện nhiệm vụ của từng bộ phận nhỏ, thậm chí từng các nhân
trong tổ chức đó. Nhà lãnh đạo muốn đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu
chiến lược của tổ chức thì cần phải đánh giá được thành tích công tác của từng
cá nhân trong tổ chức mình. Từ các kết quả đánh giá này, tổ chức có thể xây
dựng cho mình những mục tiêu chiến lược cho kỳ tiếp sau hay mục tiêu trong
tương lai.
Sau khi nghiên cứu và tham gia môn học Quản trị nguồn nhân lực, với việc
tiếp cận các lý thuyết liên quan đến Đánh giá thực hiện công việc tại tổ chức, tôi
xin phân tích về lĩnh vực này dựa trên 01 cơ sở kinh doanh ăn uống. Ý tưởng
này xuất phát khi tôi mất một thời gian rất lâu để chờ đến lượt order của mình.
Đánh giá thành tích công việc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà
một người quản lý tổ chức giỏi cần phải thực hiện tốt. Bất cứ một hệ thống đánh
giá nào cũng nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức thông qua việc đảm
bảo rằng mọi cá nhân trong tổ chức đều cố gắng tối đa khả năng của mình. Cụ
thể đánh giá thành tích công việc nhằm ba mục đích sau:


 Đánh giá xem các cá nhân có xứng đáng được thưởng hoặc tăng lương hay
không (khen thưởng)
 Soát xét lại công việc đã thực hiện nhằm xác định những tồn tại, điểm yếu
cần khắc phục, xác định những khả năng tiềm ẩn chưa sử dụng đến của các
cá nhân, và xây dựng những chương trình đào tạo, tập huấn phù hợp, cần
thiết
 Xác định những khả năng tiềm tàng của từng cá nhân, làm nền tảng để mỗi


cá nhân có thể phát triển sự nghiệp của mình sau này
Thoạt nhìn, hệ thống đánh giá thành tích công việc trong tổ chức là một
hoạt động tiêu tốn thời gian của mọi cá nhân và làm tăng chi phí của tổ chức,
đặc biệt là đối với các tổ chức đang trong thời kỳ cần phải dốc toàn bộ nguồn
lực cho cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, lợi ích mà nó đem lại thì
thực sự lớn và rất khó đánh giá. Đó là lợi ích đối với tổ chức và đối với từng cá
nhân trong tổ chức đó.
Thực tế tại cửa hàng ăn uống như sau:
1.

Số nhân viên phục vụ đông nhưng không làm việc nhiệt tình, công việc
của người này chồng chéo với người khác.

2. Không gian nhỏ hẹp và vị trí ngồi ăn không cố định, khách hàng đến tự
lấy ghế để sắp xếp chỗ ngồi hợp lý nhất cho mình
3. Thời gian làm món ăn tương đối lâu, không phân biệt hai công việc giữa
đồ ăn và nước uống.


4.

Có 01 cửa hàng cạnh tranh luôn rình rập những khách hàng không muốn
đợi lâu.

5. Lượng khách hàng tập trung một số lượng lớn vào một thời gian nhất
định trong ngày, thường là bữa trưa với số lượng trên 100 người cùng có
mặt tại nhà hàng.
Cùng với một số tồn tại khác làm cho cảm giác của Khách hàng khi thưởng
thức món ăn bị giảm đi độ ngon, tuy nhiên vì khách hàng chủ yếu là giới trẻ với
đặc trưng là không quá khó tính nên nhà hàng vẫn tương đối đông khách.

Với tư cách là khách quen của nhà hàng và có nghiên cứu bộ môn Quản trị
Nguồn nhân lực, tôi đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện dựa trên lý thuyết về
Đánh giá công việc và đạt được một số kết quả nhất định.
Phần 2. Cải tiến đề xuất.
Để thực hiện Đánh giá công việc tôi đã tự xây dựng quy trình đánh giá tại
tổ chức này như sau:
Bước 1

Xác định các Mục tiêu về
thực hiện công việc

Thiết lập các tiêu chí đánh
giá




Bước 2
Xác định
Giai đoạn Đánh giá
Phương pháp Đánh giá

Bước 3
Xem xét công việc đã thực hiện
Bước 54
ĐánhThực
giá các
hiện
kết quả







Tiêu chí đánh giá
Các tố chất
Hành vi và Năng lực
Mức độ đạt mục tiêu
Tiềm năng phát triển


Lựa chọn người Giám sát
trực tiếp

Để cấp dưới đánh giá tự
bản thân, đồng nghiệp và nêu
ý kiến đề xuất
Tiêu
đánh
giá hàng

Đánh
giáchí
của
Khách

Tiêu chí liên quan đến CV

Kỳ vọng về Hiệu quả CV


Chuẩn hóa

Trao đổi cởi mở, liên tục

Tạo ra quy trình thích hợp


Do thời gian thực hiện bài tập không có nhiều nên tôi xin đưa ra quy trình
công việc mới cũng quy trình công việc cũ để so sánh:
Quy trình cũ
Tự sắp xếp chỗ ngồi và
đợi nhân viên phục vụ
(Thời gian: 10-15 phút)

Gọi món
Khách hàng vào nhà hàng

Đợi chờ bộ phận Order
với Bếp làm đồ ăn, đồ
uống. Khi làm xong việc
nào sẽ mang cho khách
(Thời gian: 10 phút)

Kết thúc

Thưởng thức
Khi ăn xong, khách tiếp
tục đợi Nhân viên đến để
thanh toán tiền ăn uống.

(05-10 phút)

Tự lấy STT cho bàn ăn, tự ghi
món ăn yêu cầu, đợi nhân viên
Order đến để đặt món
(5 phút)

Bếp sẽ làm đồ ăn theo
thực đơn khách chọn
(3 phút)

Ngồi đợi Nhân viên phát
số thứ tự và gọi món
(5 phút)

Bộ phận nước uống
độc lập làm đồ uống
(Bộ phận này kiêm cả thu ngân)

Khách hàng vào nhà hàng

Kết thúc

Quy trình mới

Căn cứ vào STT và Giấy ghi
lại các món đã đặt, Khách tự ra
quầy thu ngân thanh toán

Thưởng thức



Ta có thể thấy được thời gian tích kiêm được giữa 02 quy trình, hầu hết thời
gian khách hàng bị mất ở quán ăn là thời gian chờ đợi các món ăn được phục vụ,
nếu cửa hàng không tích kiệm được khoảng thời gian này thì có thể trong một
thời gian tương đối ngắn, lượng khách hàng có thể bị sụt giảm làm giảm Doanh
thu của cửa hàng.


Trong phạm vi bài viết này, công việc Đánh giá công việc được nhắc đến
tương đối ít, nhưng theo tôi, nếu nói về kết quả sẽ đạt được là như thế nào thì sẽ
thúc đẩy, nhân viên, chủ tổ chức thấy hết được tầm quan trọng của Đánh giá
công việc và sẽ thực hiện một cách thường xuyên hơn, bài bản hơn, với mục tiêu
không ngừng hoàn thiện tổ chức theo hướng đổi mới liên tục.
Phần 3. Kết quả đạt được.
Sau khi được thuyết phục bằng kết quả đạt được trên lý thuyết này, chủ
Nhà hàng đã cùng ngồi lại với nhân viên, cùng thảo luận một cách thằng thắn
với nhân viên và nhận được các ý kiến về bất cập trong Quản lý như: công việc
giữa các bộ phận bị lẫn lộn, nhân viên tiếp nhận quá trình thông tin công việc
cùng một lúc, khách hàng liên tục gọi đồ và phàn nàn… Sau đó, cả 02 bên cùng
sửa đổi và thực hiện theo quy trình trên theo hướng phù hợp nhất và đạt được
nhiều kết quả như:
1. Công việc giữa các bộ phận được phân chia rõ ràng nên không tạo áp
lực, nhầm lẫn cho nhân viên.
2. Số nhân viên được rút gọn hơn so với ban đầu
3. Thời gian được phục vụ của khách hàng được giảm xuống mức tối
thiểu làm tăng cảm giác, vị giác của khách
4. Nhà hàng đón được cùng một lúc nhiều khách hơn.
5.


Hiểu được tầm quan trọng của Đánh giá công việc và có ý kiện sẽ
thực hiện theo định kỳ để không ngừng đổi mới, cải tiến…


Những kết quả của Đánh giá công việc là những thứ có thể nhìn thấy được
nhưng như đã nói ở trên thì không phải Tổ chức nào thường xuyên thực hiện vì
sẽ tiêu tốn thời gian cũng như tiền bạc, chính vì vậy, nếu là một người đã nghiên
cứu về bộ môn Quản trị Nguồn nhân lực hoặc là người làm việc liên quan đến
bộ phận này hay là vị trí chủ doanh nghiệp thì luôn phải xác định công việc này
phải là công việc thường xuyên, mang tính hệ thống và mọi nhân viên cũng phải
hiểu tránh trường hợp lẩn tránh, tâm lý sợ sệt…
Do thời gian làm Bài tập có hạn nên còn nhiều phần thiếu sót và chưa hoàn
thiện, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tài liệu môn học Quản trị Nguồn nhân lực - Chương trình Global

Advanced MBA - ĐH Griggs.



×