Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản thông qua hoạt dộng ngoại khóa cho học sinh tại một số trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.44 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HÀ MẠNH LINH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ SỨC
KHỎE
SINH SẢN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO
HỌC SINH
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở
THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HÀ MẠNH LINH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ SỨC
KHỎE
SINH SẢN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO
HỌC SINH
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở
THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm


Mã số

: 60.42.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phúc Hưng

2


HÀ NỘI, 2015

3


LỜI CẢM ƠN!

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành chương trình học tập và hoàn thành
luận văn thạc sĩ này.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo, TS Nguyễn Phúc Hưng, người
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, góp ý, hướng dẫn
tận tình của các thầy, cô giáo trong Bộ môn Sinh lý học Người và Động vật,
khoa Sinh học, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng Ủy, Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo
và học sinh trường THPT Hoài Đức B, Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội

và trường THPT Đoàn Thượng, Huyện Gia Lộc, Tỉnh Hải Dương đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng, xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp. Những người đã luôn động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, Tháng 9 năm 2015
Tác giả
Hà Mạnh Linh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AH

: Adolescent health research - Nghiên cứu sức
khỏe thanh thiếu niên
AIDS
: Acquired immunodeficiency syndrome - Hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do nhiễm
virus HIV
BLTQĐTD
: Bệnh lây truyền qua đường tình dục
CSSKSS
: Chăm sóc sức khỏe sinh sản

ĐHSP
: Đại học sư phạm
GDDS
: Giáo dục dân số
GDGT
: Giáo dục giới tính
GDSKSS
: Giáo dục sức khỏe sinh sản
HĐNK
: Hoạt động ngoại khóa
HIV
: Human Immunodeficiency Virus -Virus gây suy
giảm miễn dịch ở người
HS
: Học sinh
ICPD
: Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển bền
vững
KHHGĐ
: Kế hoạch hóa gia đình
QHTD
: Quan hệ tình dục
SKSSVTN
:Sức khỏe sinh sản vị thành niên
SAVY
: Điều tra quốc gia thanh niên và vị thành niên
Việt Nam gồm lần 1 và lần 2
WHO
: Tổ chức y tế thế giới
THPT

: Trung học phổ thông
VTN
: Vị thành niên


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vị thành niên (VTN) chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số. Trên thế
giới, VTN chiếm khoảng 17,5% dân số. Ở Việt Nam, theo tổng điều tra dân số
năm 1999, quy mô dân số cả nước là 76.324.000 người, trong đó VTN có 17,3
triệu chiếm khoảng 1/5 dân số [3]. Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa
gia đình (KHHGĐ) năm 2005 cho thấy, VTN từ 10 đến 19 tuổi chiếm 21,2%
[30]. Tỷ lệ này trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là 18,7% [4].
Thời kỳ VTN là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển cơ thể, đặc
trưng bởi sự thay đổi lớn cả về tâm lý và sinh lý [24]. VTN là giai đoạn chịu
tác động của nhiều yếu tố, gồm yếu tố cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
VTN rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội.
Những thay đổi đó có tác động lên thái độ, hành vi và liên quan tới sức khỏe
trong giai đoạn VTN cũng như giai đoạn tiếp theo trong tuổi trưởng thành. Đặc
điểm của tuổi VTN là tò mò, thích khám phá, thích tự khẳng định mình và có
xu hướng muốn thoát ly khỏi sự quản lý của bố mẹ. Đây cũng là lứa tuổi đang
phát triển để hình thành nhân cách, có nhiều yếu tố tâm lý quan trọng được
hình thành trong giai đoạn này [89].
Do đời sống kinh tế - xã hội ngày càng được cải thiện và sự tác động

của nhịp sống chung trong thời kì hội nhập kinh tế, VTN ở nước ta bước vào
tuổi dậy thì, yêu đương và sớm có hoạt động tình dục. Tuổi dậy thì đến sớm
hơn trước nhưng xu thế kết hôn của thanh niên lại muộn hơn, giai đoạn trước
hôn nhân được kéo dài ra. Theo chuẩn mực văn hóa truyền thống của nước ta
và một số nước khác trên Thế giới thì trong giai đoạn này các nam và nữ VTN
chưa kết hôn, chưa được phép có hoạt động tình dục. Tuy nhiên trong thực
tiễn, các hoạt động tình dục của VTN, quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn
nhân vẫn diễn ra. Thậm chí khoảng thời gian trước hôn nhân càng dài thì

9


nguy cơ QHTD càng cao và khả năng gặp rủi ro càng nhiều hơn [5]. Các rủi
ro thường gặp là có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và lây nhiễm các bệnh lây
truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD), kể cả lây nhiễm HIV/AIDS. Theo
thống kê, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo phá thai,
trong đó có tới 20% đang ở độ tuổi VTN. Với con số này, Việt Nam trở thành
nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi VTN cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5
trên thế giới [37]. Mỗi năm nước ta có khoảng từ 800.000 đến 1.000.000 người
mắc bệnh LTQĐTD, trong đó VTN và thanh niên chiếm đến 40% [19].
Học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) là nhóm đối tượng đang
nằm trong lứa tuổi VTN, đây cũng là nhóm đối tượng được đặc biệt quan tâm
về việc cung cấp các kiến thức về sức khỏe sinh sản (SKSS). Trong nhiều
năm gần đây, việc giáo dục giới tính và SKSS cho HS THPT được thực hiện
chủ yếu bằng dạy học tích hợp vào các môn học như Sinh học, Địa lý, Giáo
dục công dân. Tuy nhiên, thông qua nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả khác
nhau cho thấy, hiệu quả của biện pháp này chưa cao [11, 21, 33]. Những hạn
chế của biện pháp này là thời lượng tích hợp thấp không phù hợp cho một
khối lượng kiến thức lớn, không có tính tập trung cao. Nội dung về giáo dục
giới tính và SKSS không phải là phần bắt buộc của giáo viên và HS nên

không gây được sự chú ý tham gia và lĩnh hội kiến thức của HS. Vì vậy, để
nâng cao nhận thức cho HS về SKSS cần phải có thêm những biện pháp giải
quyết được sự mâu thuẫn giữa nội dung kiến thức lớn, số lượng người học
đông với thời gian dành cho việc triển khai hạn chế. Biện pháp cần mang tính
tập trung, chuyên sâu và gây được sự chú ý cho người tham gia.
Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học được chứng
minh có nhiều ưu điểm như: tạo cơ hội đào sâu, mở rộng và củng cố kiến
thức cho người học; tăng khả năng vận dụng những kiến thức lý thuyết
trong thực tế; tăng cơ hội đối thoại, trao đổi, tranh luận; tạo được không khí

10


tích cực và hưng phấn cho người học; có tính tập trung cao. Đồng thời hình
thức này cũng giúp giải quyết mâu thuẫn giữa lượng kiến thức lớn với thời
gian triển khai hạn chế.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản thông
qua hoạt dộng ngoại khóa cho học sinh tại một số trường trung học phổ
thông ở thành phố Hà Nội và tỉnh Hải Dương”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1) Tiến hành biện pháp can thiệp thông qua HĐNK nhằm nâng cao kiến
thức, thái độ và hành vi về SKSS của HS tại trường THPT Hoài Đức B, huyện
Hoài Đức, Thành phố Hà nội và trường THPT Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc,
tỉnh Hải Dương.
2) Đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp tại hai trường: trường
THPT Hoài Đức B, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội và trường THPT
Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dữ liệu khoa học

có giá trị về việc thực hiện biện pháp can thiệp và hiệu quả của biện pháp
can thiệp bằng HĐNK đến việc nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi về
SKSS ở trường phổ thông.
- Từ kết quả của đề tài, có thể áp dụng biện pháp này đối với thực tiễn
giáo dục SKSS cho HS tại các trường phổ thông.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy
các nội dung về sinh học, giáo dục giới tính (GDGT), SKSS và những chuyên
ngành có liên quan.

11


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận chung
1.1.1. Sức khỏe sinh sản
1.1.1.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản
SKSS là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội trong
mọi khía cạnh liên quan đến hoạt động và chức năng của hệ thống sinh sản
chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay khuyết tật ở hệ thống
sinh sản [35, 43, 94].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, một số vấn đề về SKSS được tìm hiểu
bao gồm: các kiến thức về quan hệ tình dục, sử dụng BPTT, nạo phá thai, bệnh
lây truyền qua QHTD; thái độ và hành vi của HS THPT đối với những vấn đề
về SKSS.
1.1.1.2. Khái niệm chăm sóc sức khỏe sinh sản
Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) đề cập đến các biện pháp, kĩ
thuật và dịch vụ góp phần cải thiện SKSS, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề
có hại đối với SKSS [35].
CSSKSS bao gồm cả chăm sóc sức khỏe tình dục với mục đích nâng

cao chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ cá nhân liên quan đến
SKSS, chứ không chỉ đơn thuần là khám, điều trị các bệnh liên quan đến
sinh sản và BLTQĐTD.
1.1.1.3. Nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản
Những nội dung của SKSS đã được mô tả trong bản kế hoạch hành
động của Quỹ dân số Liên hiệp quốc. Việt Nam cũng đã công nhận, cam kết
thực hiện và chi tiết hóa thành mười nội dụng chính có liên quan mật thiết với
nhau theo những vấn đề ưu tiên sau đây: làm mẹ an toàn, giảm nạo hút thai,
nạo hút thai an toàn, SKSS vị thành niên, các bệnh nhiễm khuẩn qua đường
12


sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS, công tác
thông tin, giáo dục, truyền thông về SKSS [38].
1.1.1.4. Tình dục, sức khỏe tình dục, tình dục an toàn.
* Tình dục:
Tình dục bao hàm nhận thức và cảm xúc về cơ thể mình và cơ thể
người khác, khả năng và nhu cầu gần gũi về tình cảm với một ai đó, những
suy nghĩ và tình cảm giới tính, cảm giác hấp dẫn tình dục với người khác giới
và các tiếp xúc tình dục từ động chạm đến giao hợp [24, 43].
* Sức khỏe tình dục:
Năm 2006, WHO sử dụng khái niệm “Sức khỏe tình dục là trạng thái
thoải mái về thể chất, tình cảm, tinh thần, và xã hội liên quan với hoạt động
tình dục và không chỉ đơn thuần là không có bệnh, rối loạn chức năng hay
thương tật” [96, 97].
* Tình dục an toàn:
Khái niệm phổ biến về tình dục an toàn là “Quan hệ tình dục an toàn là
các hành vi QHTD có bảo vệ để phòng tránh có thai ngoài ý muốn và phòng
tránh bệnh lây truyền qua QHTD kể cả HIV/AIDS” [10]. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, thuật ngữ quan hệ tình dục an toàn đề cập đến QHTD giao hợp

có sử dụng bao cao su (BCS) có thể phòng tránh có thai ngoài ý muốn và
phòng tránh các bệnh lây truyền qua QHTD kể cả HIV/AIDS.
1.1.1.5. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS
* Bệnh lây truyền đường tình dục:
BLTQĐTD là bệnh lây từ người này sang người khác qua QHTD không
an toàn. Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc kí sinh
trùng gây ra. BLTQĐTD gồm các bệnh thường gặp là lậu, giang mai, nấm,
trùng roi, viêm gan B, sùi mào gà, mụn rộp herpes và HIV/AIDS [10, 11].

13


Trên thế giới hàng năm có ít nhất 1/10 số người trong độ tuổi đang hoạt
động tình dục có thể mắc bệnh nhiễm khuẩn qua QHTD. Mỗi ngày có thêm
gần 700 người mắc bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục [43].
* HIV/AIDS:
+ Khái niệm HIV/AIDS:
HIV được lấy từ những chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh “Human
Immunodeficiency Virus”, là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
AIDS là những chữ đầu của cụm từ tiếng Anh “Acquired
Immunodeficiency Symdrome”, dịch sang tiếng Việt là “Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải”, hội chứng này do virut HIV gây ra.
+ Các con đường lây nhiễm:
HIV chủ yếu lây truyền qua ba con đường là đường tình dục, đường
máu và từ mẹ mang thai truyền sang thai nhi.
Lây truyền HIV qua đường tình dục: đây là con đường lây truyền chủ
yếu và phổ biến nhất ở nhiều nước trên thế giới. HIV có thể lây truyền qua
đường tình dục khi có QHTD không an toàn với người có HIV.
Lây truyền HIV qua đường máu: chiếm khoảng 20% các trường hợp
nhiễm HIV trên thế giới. HIV có thể truyền qua đường máu bằng các cách

khác nhau như: tiêm chích, truyền máu, sử dụng các dụng cụ y tế chưa
được tiệt trùng có nhiễm HIV, da bị xây xát dính máu, mủ, dịch tiết sinh
dục của người nhiễm HIV, thụ tinh nhân tạo, ghép cơ quan của người cho
đã bị HIV/AIDS.
Lây truyền HIV từ mẹ sang con trong quá trình thai sản: nguy cơ trẻ sơ
sinh bị lây nhiễm HIV từ mẹ có HIV/AIDS là khoảng 20-30%. Sự lây truyền
HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong lúc mẹ đang mang thai do HIV từ
máu mẹ đi qua nhau thai sang thai nhi hoặc khi đẻ con, có thể do nước ối,

14


dịch tử cung, âm đạo có chứa HIV thấm qua các vết xây xát rất nhỏ trên cơ
thể con hoặc chui vào mũi, mắt miệng đứa trẻ.
+ Các cách phòng tránh HIV/AIDS:
Giải pháp phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục : dùng
BCS đúng cách khi QHTD qua đường âm đạo. Tránh tiếp xúc với dịch và
máu của cơ quan sinh dục của bạn tình trong trường hợp QHTD không
giao hợp (vuốt ve, ôm ấp, v.v.).
Giải pháp phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường máu: sử dụng loại bơm
kim tiêm sử dụng một lần rồi bỏ. Nếu bơm kim tiêm sử dụng lại thì phải khử
trùng bằng cách đun sôi trong nước 20 phút. Khử trùng các dụng cụ y tế. Trong
các hoạt động hàng ngày, nếu có sự va chạm với vùng máu chảy của người khác
thì sát trùng vết thương bằng chất khử trùng rồi băng lại cẩn thận. Không dùng
chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc các dụng cụ chích, xăm, rạch da.
Giải pháp phòng tránh lây nhiễm HIV từ mẹ sang con: đến các phòng
khám và tư vấn, trong khi mang thai và sau khi sinh con. Sử dụng thuốc dự
phòng lây truyền HIV. Áp dụng các biện pháp điều trị dự phòng trong khi đẻ.
Tuân theo các tư vấn về biện pháp nuôi con cho bà mẹ nhiễm HIV. Sử dụng
sữa thay thế cho sữa mẹ. Tuân thủ các quy trình khám và xét nghiệm cho trẻ

đến 18 tháng để khẳng định tình trạng nhiễm HIV [19, 45].
1.1.1.6. Mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, hậu
quả của nạo phá thai và các biện pháp tránh thai
* Mang thai ngoài ý muốn:
Mang thai ngoài ý muốn là trường hợp mang thai không có chủ đích hoặc
khi mang thai nhưng thai nhi bị dị tật, thai ngoài tử cung. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, thuật ngữ mang thai ngoài ý muốn dùng để chỉ trường hợp mang thai
trong độ tuổi VTN và mang thai trước khi kết hôn.

15


Mang thai và sinh đẻ ở độ tuổi VTN hầu như không có sự chuẩn bị tốt,
do vậy các biến chứng và tai biến do thai nghén ở tuổi VTN cao hơn nhiều so
với lứa tuổi trên 20 dù có chồng hay không. Tử vong ở những bà mẹ VTN cao
hơn 1,5 lần so với nhóm tuổi 20 – 29. Hiện tượng tử vong sơ sinh, đẻ non, sẩy
thai tự nhiên, thai chết lưu hoặc thai nhi kém phát triển cũng chiếm một tỷ lệ
cao hơn ở những bà mẹ VTN [91].
* Nạo phá thai:
Là việc đình chỉ thai nghén chủ động cho những phụ nữ mang thai
ngoài ý muốn, thông qua thủ thuật y tế như nạo thai, hút thai bằng chân
không, hoặc phá thai bằng thuốc [10].
* Hậu quả của việc nạo phá thai:
Phá thai rất nguy hiểm cho tính mạng của người phụ nữ. Theo ước tính
của Bộ Y tế, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 70 phụ nữ chết do phá thai,
nghĩa là cứ 5 ngày thì có một người phụ nữ chết do phá thai.
Phá thai cũng có thể gây ra những tai biến sau: thủng tử cung, chảy
máu nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong, viêm nhiễm do
phá thai không đảm bảo vô trùng, sót nhau, đau vùng chậu mãn tính do hậu
quả của nhiễm trùng sau khi phá thai, vô kinh, dính buồng tử cung, vô sinh và

chửa ngoài dạ con.
Hậu quả của phá thai còn có thể dẫn đến nhau tiền đạo hoặc nhau cài
răng lược mà kết quả thường là chết con, thậm chí dẫn đến chết mẹ. Phá thai
không chỉ ảnh hưởng đến việc mang thai và sinh con của người phụ nữ mà
còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những đứa trẻ được sinh ra sau này hay sự
tổn thương về mặt tâm lý của người phụ nữ [10, 35]
* Các biện pháp tránh thai:
Dựa vào cơ chế tác dụng người ta có thể phân loại các BPTT thành ba
nhóm chính:

16


Nhóm ức chế quá trình chín và rụng trứng: nhóm này bao gồm việc sử
dụng các loại thuốc tránh thai (còn được gọi là biện pháp hóa học), gồm thuốc
viên tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai, thuốc viên tránh
thai khẩn cấp.
Nhóm ngăn cản không cho tinh trùng gặp trứng: đối với nam là dùng
bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo, thắt ống dẫn tinh. Đối với nữ là dùng mũ
đậy tử cung, thắt ống dẫn trứng.
Nhóm ngăn cản sự làm tổ của trứng trong dạ con: gồm việc sử dụng
các dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) [35].
1.1.1.7. Tình hình công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản
* Tình hình công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản trên thế giới:
Nền kinh tế xã hội của các nước trên thế giới phát triển rất khác nhau
nên tình hình về CSSKSS cũng rất khác nhau. Ở nhiều nước như Châu Âu,
Bắc Mỹ, Nhật Bản và một số nước phát triển khác, các cá nhân và các cặp
vợ chồng đã có thể làm chủ được khả năng sinh sản của mình. Nghĩa là họ
chủ động được việc sinh con và sinh mấy con, thực tế trong vòng 35 năm
trong độ tuổi sinh đẻ (15 đến 49) họ chỉ mất 5 đến 6 năm cho việc sinh và

nuôi con, phần thời gian còn lại họ quan tâm nhiều hơn đến việc CSSK mà
đặc biệt là “sức khỏe tình dục”. CSSKSS cho lứa tuổi VTN đã được quan
tâm, tuy nhiên các nước vẫn xác định VTN là nhóm lứa tuổi chịu nhiều tổn
thương nhất [24].
Một trong những vấn đề quan tâm lớn của xã hội đối với SKSSVTN là
vấn đề QHTD sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Do tác động của nhiều
yếu tố: đô thị hóa, phim ảnh, các phương tiện thông tin và trào lưu xã hội
làm cho tỷ lệ VTN có hoạt động tình dục sớm ngày càng tăng trên toàn thế
giới. Trong khi đó, hiểu biết về thời điểm có thai của VTN là rất thấp [ 78].

17


Vấn đề cần quan tâm cùng với việc QHTD sớm là sự thiếu hiểu biết của
VTN về các BLTQĐTD và các BPTT.
* Tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, nhiệm vụ CSSKSS được chính phủ giao cho Bộ Y tế và Ủy
ban Dân số - Gia đình và Trẻ em. Các hoạt động CSSKSS ở nước ta đã đạt
được những thành quả tốt đẹp. Các dịch vụ làm mẹ an toàn đang phát triển
thành một mạng lưới rộng khắp trong toàn quốc từ thành thị đến nông thôn. Bộ
Y tế có Vụ Bảo vệ bà mẹ - trẻ em và KHHGĐ phụ trách CSSKSS; các Sở Y tế
có trung tâm CSSKSS; các huyện, thành phố, thị xã có các Đội KHHGĐ
thường xuyên tổ chức các đợt xuống cơ sở phối hợp với các trạm y tế xã thực
hiện tuyên truyền vận động, cung cấp kiến thức về CSSKSS, hỗ trợ các trạm y
tế thực hiện các BPTT lâm sàng cho phụ nữ. Hàng năm, Ủy ban Dân số - gia
đình và trẻ em, phối hợp với ngành y tế và các đoàn thể tổ chức từ 2 - 3 đợt
chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép với dịch vụ CSSKSS và KHHGĐ
để vận động đối tượng thực hiện ba gói dịch vụ: KHHGĐ, làm mẹ an toàn, và
phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục. Các đợt chiến dịch hàng năm đã vận
động được trên 70% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các

BPTT hiện đại góp phần quan trọng để cả nước có tỷ suất sinh giảm từ 3,8 con
(năm 1989) xuống còn 1,92 con (năm 2006) [10, 39].
Theo tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là một trong những nước triển
khai các chương trình CSSKSS sớm và có hiệu quả. Bao gồm các chương
trình y tế quốc gia như: chương trình làm mẹ an toàn, chương trình
DS/KHHGĐ, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng. Các chương trình
này đều được triển khai có hiệu quả, sức khỏe của bà mẹ và trẻ em được nâng
lên đáng kể. Tuy nhiên, ở những vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn thì tỷ lệ sử dụng BPTT còn thấp chỉ đạt 60%, có tới 56,3% phụ

18


nữ có thai chưa được khám lần nào trong suốt thời kì mang thai và chỉ có 42%
sản phụ được các nhân viên y tế chăm sóc khi sinh nở [10, 44].
1.1.2. Vị thành niên và sức khỏe sinh sản vị thành
niên
1.1.2.1. Khái niệm vị thành niên
VTN là giai đoạn phát triển chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn và
đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm và
khả năng hòa nhập cộng đồng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1998) VTN là những người nằm
trong độ tuổi từ 10 – 19. Tuy nhiên, một số tác giả chia tuổi VTN thành các giai
đoạn nhỏ hơn [24, 43].
Do mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên
cứu trong phạm vi là HS THPT, đối tượng chủ yếu thuộc nhóm tuổi từ 15 - 18
tuổi, nên chúng tôi sử dụng thuật ngữ VTN để thay cho đối tượng nghiên cứu.
1.1.2.2. Một số thay đổi của cơ thể ở tuổi vị thành niên
Thời kì VTN được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh cả về mặt trí tuệ
và thể lực, thời kì này có nhiều biến động về mặt tâm lý và sinh lý. Những

sự biến động này phụ thuộc vào các đặc điểm về kinh tế, văn hóa của mỗi
địa phương và mỗi quốc gia [26, 39].
Trong thời kì VTN, các em trải qua giai đoạn rất quan trọng trong quá
trình phát triển cơ thể, đó là giai đoạn dậy thì. Tuổi dậy thì của nam và nữ là
khác nhau. Dậy thì thường được đánh dấu bằng hành kinh lần đầu ở bé gái và
xuất tinh lần đầu ở bé trai (hiện tượng mộng tinh) [10].
* Thay đổi về thể chất và sinh lý:
Bước vào tuổi dậy thì cơ thể của cả trẻ nam và trẻ nữ tăng nhanh về
chiều cao và trọng lượng. Da thay đổi, tuyến mồ hôi và tuyến nhờn phát

19


triển mạnh. Do sự phát triển mạnh về thể chất dẫn tới sự mất cân bằng tạm
thời, VTN dễ bị mệt mỏi, kém tập trung, kém nhạy cảm và giảm trí nhớ.
Trong giai đoạn dậy thì ở VTN còn có những thay đổi về thể chất và
sinh lý đặc trưng theo giới tính:
+ Với nữ: phát triển các đặc điểm hình thái đặc trưng cho nữ như ngực
và hông nở rộng, vú phát triển, mọc lông mu, giọng nói trở nên cao và trong
trẻo, mô mỡ tích nhiều ở vùng bụng, đùi, dưới da làm da trở nên mỡ màng.
Kinh nguyệt là dấu hiệu mở đầu của thời kì sinh sản ở nữ, báo hiệu buồng
trứng bắt đầu có trứng chín, rụng và tăng sản xuất hoocmon sinh dục nữ
estrogen và progesterone.
+ Với nam: cũng phát triển nhanh các đặc điểm hình thái đặc trưng
cho nam như phát triển cơ quan sinh dục ngoài, vai nở rộng, cơ bắp phát triển,
giọng nói trầm và đục. Bước vào giai đoạn dậy thì tinh hoàn của em trai bắt
đầu sản sinh tinh trùng và tăng sản xuất hoocmon sinh dục nam là
testosterone. Hiện tượng cương cứng dương vật và xuất tinh vào ban đêm khi
ngủ hay còn gọi là “mộng tinh”, cho thấy khả năng sinh sản của nam giới đã
bắt đầu [10, 38].

* Thay đổi về tâm lý:
Do tác động của hoocmon dẫn đến những thay đổi về thể chất cũng như
những cảm xúc giới tính và thay đổi về tâm lý, cách cư xử. Những thay đổi về
tâm lý có thể khái quát trong 4 lĩnh vực sau:
Tính độc lập: VTN thích tách ra khỏi gia đình, sinh hoạt bạn bè nhiều
hơn, ít phụ thuộc vào bố mẹ, đôi khi chống lại bố mẹ để chứng tỏ tính độc lập
của bản thân [24].
Tình cảm: tình cảm của trẻ thường mạnh mẽ, thay đổi thất thường, dễ
ngộ nhận giữa tình bạn và tình yêu, học cách biểu lộ tình cảm. Giai đoạn này
VTN rất dễ rơi vào trạng thái chán nản khi niềm tin bị đổ vỡ [28].
20


Trí tuệ: khả năng thu thập và tích lũy các kiến thức từ nhà trường, xã hội
phát triển mạnh. VTN thường thích lập luận, suy diễn, nhìn sự vật theo quan
điểm lý tưởng hóa [24].
Về nhân cách: giai đoạn này, VTN thường cố gắng khẳng định rằng
mình đã lớn và có khả năng độc lập, cương quyết. Tuy nhiên các em dễ tự ái
và dễ bị kích động [24].
1.1.2.3. Khái niệm sức khỏe sinh sản vị thành niên
SKSS VTN là những nội dung về SKSS liên quan, tương ứng với lứa
tuổi VTN, đó là một trạng thái hoàn hảo của VTN về thể chất, tinh thần và xã
hội trong mọi khía cạnh liên quan đến bộ máy sinh sản cũng như quá trình và
chức năng của nó chứ không phải chỉ có bệnh tật hay khuyết tật của bộ máy
sinh dục. Nhìn chung, các vấn đề trong SKSS cũng là các vấn đề của SKSS
VTN nhưng được ứng dụng cho phù hợp với VTN [8, 35, 40].
1.1.2.4. Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
Chăm sóc SKSSVTN là sự phối hợp các biện pháp kỹ thuật, dịch vụ
nhằm nâng cao chất lượng SKSS của VTN, làm cho sự hoạt động và chức
năng của bộ máy sinh sản được hoàn thiện, khoẻ mạnh hơn (bao hàm cả sức

khoẻ tình dục) nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ cá
nhân liên quan đến SKSS chứ không chỉ đơn thuần là khám, điều trị các bệnh
liên quan đến sinh sản và BLTQĐTD [35].
Đối với VTN, người ta quan tâm đến các nội dung sau đây: sự phát triển
tâm lý, sinh lý tuổi dậy thì; tình bạn, tình yêu, hôn nhân; tình dục, tình dục an
toàn, tình dục lành mạnh; phòng tránh thai, phá thai an toàn, phòng tránh xâm
hại tình dục; phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, BLTQĐTD
(kể cả HIV/AIDS); luật Hôn nhân - Gia đình và quyền được CSSKSS.
Một thách thức lớn trong việc CSSKSS VTN ở nước ta hiện nay, đó là
vấn đề chưa nhận thức đầy đủ, đúng mức về SKSSVTN của toàn xã hội.

21


Nhận thức về SKSSVTN của các bậc cha mẹ còn nhiều lệch lạc, phong kiến,
coi VTN là trẻ con, chưa có sự trao đổi cởi mở, bình đẳng và hướng dẫn cần
thiết cho VTN [31, 32].
1.1.2.5. Kiến thức về sức khỏe sinh sản của vị thành
niên
Nguồn cung cấp những kiến thức về SKSS cho các em chủ yếu là từ
sách báo, internet, phim ảnh, bạn bè [23, 34]. Vì đây là vấn đề nhạy cảm và tế
nhị nên việc giáo dục trong trường học cũng như gia đình vẫn còn nhiều khó
khăn. Điều đó kéo theo sự hạn chế, thiếu hụt kiến thức về giới tính, SKSS ở
tuổi VTN dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Nhiều VTN không biết có thể mang thai trong QHTD lần đầu hoặc VTN
nhận thức được về BPTT nhưng tỷ lệ QHTD không an toàn vẫn cao do không
chủ động BPTT, không có kĩ năng, động lực về tránh mang thai ngoài ý muốn
và bạn tình từ chối sử dụng [17, 21, 23, 34]. Nghiên cứu ở Đan Mạch (2009),
cho thấy 43% VTN biết đúng thời điểm dễ thụ thai nhất trong chu kì kinh
nguyệt, 64% VTN biết đúng tuổi thai có thể nạo hút, nữ có kiến thức đúng cao

hơn nam [81].
Hiểu biết, thái độ và thực hành liên quan đến HIV/AIDS trong VTN đã
được ghi nhận là khá tốt theo kết quả của nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn
còn một tỷ lệ nhỏ VTN (khoảng 10%) cho rằng HIV có thể lây qua ôm, hôn
nhau, ăn chung bát đĩa, bắt tay, dùng chung nhà vệ sinh [2, 5, 35].
Việc kém hiểu biết về giới tính, SKSS ở tuổi VTN có thể dẫn đến nạo
phá thai do mang thai ngoài ý muốn hoặc mắc các BLTQĐTD ở VTN, gián
tiếp đưa các em vào các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến học vấn, sức khoẻ và
tương lai của VTN.

22


1.1.2. Cơ sở lý luận về các biện pháp nâng cao kiến
thức về sức khỏe sinh sản
1.1.2.1. Khái niệm về kiến thức, thái độ và hành vi
* Kiến thức:
Kiến thức là khả năng nhận ra ý nghĩa, bản chất, lý lẽ của sự việc bằng
sự vận dụng trí tuệ. Hiểu được ý nghĩ, tình cảm, quan điểm của người khác về
tình hình, lĩnh vực nào đó. Kiến thức có được thông qua quá trình giáo dục,
thông tin, truyền thông, bằng cách tác động bởi các yếu tố bên ngoài và bằng
ngay chính năng lực của bản thân con người [46].
* Thái độ:
Thái độ là những biểu hiện bên ngoài bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói,
hành động hay là những biểu hiện của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc đối
với một sự việc nào đó (thái độ đồng tình, không đồng tình, ủng hộ hay
không ủng hộ) [46].
* Hành vi:
Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra
bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định. Có thể

phân chia thành 4 loại hành vi cơ bản: hành vi bản năng; hành vi kỹ xảo; hành
vi đáp ứng; hành vi trí tuệ [46].
1.1.2.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên
* Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên:
“GDSKSS VTN là một quá trình cung cấp các thông tin thích hợp
bằng mọi phương tiện, nhằm mục đích chính là nâng cao nhận thức và sự hiểu
biết của tuổi VTN đối với một số vấn đề sức khỏe nhất định nhằm động viên
họ chấp nhận các hành vi lành mạnh để ngăn chặn những nguy cơ như: có thai
ngoài ý muốn, các BLTQĐTD” [10, 24].
23


Nhiều năm trở lại đây vấn đề GDSKSS mới được đưa vào chương trình
học ở nhà trường, được thực hiện bằng hình thức dạy học tích hợp, lồng ghép
vào nội dung của một số môn học. Từ sau hội nghị Quốc tế về Dân số và phát
triển, tổ chức tại CaiRo (Ai Cập) vào năm 1994, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã nhất
trí vấn đề trọng tâm của công tác giáo dục phải là GDSKSS cho VTN [24].
* Mục đích của việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên:
Mục đích của GDSKSS VTN là nhằm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết
về các vấn đề dân số, SKSS cho VTN, đồng thời hình thành và phát triển thái
độ và hành vi giúp HS có được những quyết định có trách nhiệm liên quan đến
lĩnh vực này cho cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai [25].
Theo chương trình hành động của ICPD mục tiêu cơ bản của GDSKSS
VTN là: “Giải quyết những vấn đề SKSS và tình dục của VTN, bao gồm:
mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn và các BLTQĐTD kể
cả HIV/AIDS thông qua việc nâng cao trách nhiệm về lối sống tình dục và
sinh sản lành mạnh cùng với việc cung cấp các dịch vụ, tư vấn thích hợp cho
lứa tuổi này” [7].
* Nội dung giáo dục SKSS cho vị thành niên:
Để các em có nhận thức đúng, chủ động tháo gỡ những khó khăn thường

gặp về SKSS trong lứa tuổi VTN, khi tiến hành giáo dục cần phải nắm vững
những nội dung cụ thể và cần nhấn mạnh, chuyển tải các thông điệp, định
hướng thái độ, hành vi cho các em. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của VTN,
nội dung giáo dục SKSS bao gồm:
- Giáo dục sinh lý kinh nguyệt, giáo dục sinh lý thụ thai, các biện pháp
tránh thai, những điều kiện và dấu hiệu có thai.
- Giáo dục về cấu tạo cơ quan sinh dục, vệ sinh bộ phận sinh dục, vệ
sinh kinh nguyệt ở em gái.
- Giáo dục về tình bạn, tình yêu lành mạnh.
- Những nguy cơ do thai nghén sớm, nguy cơ có thai ngoài ý muốn.
24


- Giáo dục về tình dục an toàn, lành mạnh, phòng chống bệnh nhiểm
khuẩn đường sinh sản, phòng chống lây nhiễm BLTQĐTD và HIV/AIDS.
- Giáo dục về quyền được chăm sóc SKSS.
1.1.2.3. Phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản thông
qua hoạt động ngoại khóa
* Khái niệm hoạt động ngoại khoá:

Hoạt động ngoại khoá (HĐNK) “Là dạng hoạt động của HS ngoài giờ
lên lớp chính thức, ngoài phạm vi qui định của chương trình bộ môn. Hoạt
động này được gắn với những yêu cầu, nội dung của các môn học để có tác
dụng bổ sung, hỗ trợ cho giáo dục chính khóa, góp phần phát triển và hoàn
thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng cho HS” [27].
* Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa:
Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa gồm:
Về giáo dục nhận thức: giúp HS củng cố, đào sâu, mở rộng những tri
thức đã học trên lớp, giúp HS vận dụng tri thức đã học vào giải quyết những
vấn đề thực tiễn đời sống.

Về rèn luyện kỹ năng: hoạt động ngoại khóa rèn luyện cho HS khả
năng tự quản, kỹ năng tổ chức, điều khiển, làm việc theo nhóm, góp phần phát
triển kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, chế tạo dụng cụ, v.v..
Về giáo dục tinh thần thái độ: hoạt động ngoại khóa tạo hứng thú học
tập, khơi dậy lòng ham hiểu biết, lôi cuốn HS tự giác tham gia nhiệt tình các
hoạt động, phát huy tính tích cực, nỗ lực của HS.
Về rèn luyện năng lực tư duy: các loại tư duy có thể rèn luyện cho HS
trong dạy học là: tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy kinh nghiệm, tư duy
phân tích, tư duy tổng hợp, tư duy sáng tạo [14, 27].
* Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá:
Hoạt động ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học có một số đặc điểm
như sau:
25


×