Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÁO cáo THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CHẨN đoán ĐỘNG cơ, đại học BÁCH KHOA đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.23 KB, 20 trang )

Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG
BỘ MÔN MÁY ĐỘNG LỰC

BÁO CÁO THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM CHẨN ĐOÁN ĐỘNG CƠ
Bài: Xây dựng đường đặc tính lượng phun theo
hành trình thanh răng
Giáo viên hướng dẫn: ThS. VÕ ANH VŨ
Sinh viên thực hiện:

BẠCH CÔNG PHƯỚC
NGUYỄN HỒNG PHÚC
TRƯƠNG MINH QUỐC
LÊ ĐẮC HÒA
PHẠM MINH NHÃN

Nhóm:

18B2

Lớp:

14C4B


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ


Đà Nẵng, 2018

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hiện nay, bên cạnh
đó nghành công nghiệp ô tô ngày đang phát triển và càng hiện đại hơn. Vì
vậy sự quan trọng về một kiến thức vững vàng của sinh viên ngành cơ khí ô
tô rất cần thiết để có thể hiểu và vận dụng chuyên sâu những kến thức lý
thuyết vào thực tế. Trong đó thực hành chẩn đoán những nguyên nhân hư
hỏng và cách khắc phục là một trong những môn học giúp sinh viên hiểu rõ
hơn về những vấn đề thường xảy ra với ô tô nói chung và động cơ nói riêng.
Qua sự tìm hiểu và vận dụng lý thuyết về chẩn đoán động cơ đã học và
cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy ThS. Võ Anh Vũ đã giúp nhóm em
trang bị những kiến thức cần thiết và đặc biệt giúp nhóm em hiểu rõ về cách
chẩn đoán những nguyên nhân và cách khắc phục những hư hỏng thường gặp
trên động cơ.
Mặc dầu nhóm đã cố gắng làm tốt nhất để hoàn thành báo cáo nhưng
không tránh khỏi những sai sót, mong thầy và các bạn góp ý thêm. Lời cuối
cùng nhóm em xin cảm ơn thầy ThS. Võ Anh Vũ đã nhiệt tình giúp nhóm em
hoàn thành báo cáo thí nghiệm chẩn đoán động cơ này.
Nhóm SV thực hiện
Nhóm 2

GVHD: ThS. Võ Anh Vũ

2


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

MỤC LỤC

1. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM.....................................................................1
2. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM........................................................................1
2.1. Giới thiệu chung.................................................................................1
2.2. Kết cấu các chi tiết chính..................................................................2
2.3. Nguyên lý hoạt động..........................................................................7
2.4. Bơm cao áp thí nghiệm......................................................................9
2.5. Quy trình thử.....................................................................................9
3. Trình tự thực hành thí nghiệm..............................................................10
4. Bảng số liệu và đồ thị kết quả................................................................11


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

1. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
Sau khi học lí thuyết về hệ thống nhiên liệu động cơ diesel, Sinh
viên cần biết và làm quen với các thiết bị; dụng cụ kiểm tra; điều
chỉnh bơm cao áp và vòi phun. Qua đó, Sinh viên biết phương pháp
tổ chức thực hiện các thí nghiệm nhằm xác định các đặc tính của
bơm cao áp.
Nội dung bao gồm:
- Xây dựng đường đặc tính tốc độ bơm cao áp Q = f(n) khi h = counst.
- Xây dụng đặc tính lưu lượng theo hành trình thanh răng Q = f (h) khi
n=const.
- Xác định độ không đồng đều của lượng cung cấp nhiên liệu của
các nhánh bơm khi n = const.
- Xây dựng đặc tính lượng nhiên liệu cung cấp phụ thuộc vào áp
suất phun của vòi phun. Q = f (p) khi h = const, n = const.
- Điều chỉnh lượng nạp nhiên liệu từng xi lanh
- Kiểm tra thời điểm phun
2. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

2.1. Giới thiệu chung
Các bài thí nghiệm về bơm cao áp được thực hiện trên băng thử
bơm cao áp. Các băng thử này được sản suất ở nhiều nước trên thế
giới, hiện nay có các băng thử sau:
- Băng thử N.C 104 của TIỆP KHẮC
- Băng thử HARTRIDGE 650 của ANH
- Băng thử FRICDMAM MAIER GM 22 của Áo
- Băng thử BOSCH của ĐỨC.
Phòng thí nghiệm ôtô và động cơ hiện nay cỏ băng thử BOSS Diesel của
Trung Quốc.

1
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ



Các thông sổ kỹ thuật cùa băng thừ:

- Băng thử model: 12PSDW
- Công suất động cơ điện: 11 KW
- Dòng điện xoay chiều 3 pha
- Số nhánh bơm có khả năng đo được: i = 12
Đây là loại băng thử hiện đại có khả năng điều khiển bằng tay hay điều
khiển một cách tự động với khả năng linh hoạt cao.


Khả năng sử dụng của loại băng thử này:


- Kiểm tra lượng nhiên liệu trong các nhánh bơm.
- Kiểm tra góc lệch của các nhánh bơm.
- Kiểm tra hoạt động của điều tốc.
- Kiểm tra áp suất và lưu lượng của bơm chuyển nhiên liệu.
2.2. Kết cấu các chi tiết chính

Hình 1: Kết cấu băng thử bơm cao áp hình chiếu đứng
1. Bộ làm mát

8. Van

2. Động cơ

9. Thùng chứa
2

GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

3. Quạt làm mát

10. Bơm chuyển chuyển nhiên liệu

4. Bộ chứa bộ điều khiển

11. Bình lọc tinh


5. Núm điều chỉnh

12. Bình khí nén

6. Bảng chứa thiết bị định lượng

13. Bộ lắng nước

7. Cốc đo

Hình 2: Kết cấu băng thử bơm cao áp hình chiếu cạnh
14. Bệ gá lắp bơm
15. Khớp nối
16. Mâm chia độ
17. Bảng chứa thiết bị điều khiển bằng

21. Hộp điều khiển.
22. Giá chứa các cốc đo.
23. Núm điều khiển..
24. Cần quay.

tay
18. Bảng chứa các đồng hồ đo

25. Đường vào ra của dầu, khí nén điều

19. Vùng chỉ báo t , số vòng quay
20. Bảng công tác điều khiển

khiển

26. Núm điều khiển áp suất
27. Đế băng thử.

0

1) Động cơ điện ba pha với công suất 1,1 KW.
2) Mâm chia độ: Có dạng hình tròn, bên trên có chia độ từ 0 độ đến 360
độ, công dụng dùng để kiểm tra góc lệch giữa các nhánh bơm. Góc lệch giữa
3
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

các nhánh bơm không đồng đều do nhiều nguyên nhân khác nhau: Trong quá
trính làm việc vấu cam, con đội của các tổ hợp mòn không đồng đều.
3) Khớp nối: là bộ phận liên kết truyền động giữa trục quay và trục bơm
cao áp.
4) Cốc đo nhiên liệu: Dùng để định lượng nhiên liệu sau mỗi lần kiểm
tra.Trên cốc đo có kẻ những vạch chia theo ml. Trên cốc đo của băng thử
Boss Diezen thì số cốc đo có thể thực nghiệm là 12. Tương ứng với 12 cốc
đo thì có 12 phễu hứng đặt dưới các vòi phun. Phễu này dùng để hứng nhiên
liệu khi cần kiểm tra các phần tử bơm.
5) Khay hứng nhiên liệu: dùng để hứng nhiên liệu để đưa trở vào lại
thùng chứa.
6) Khớp quay: Được điều khiển bằng tay, tự động nhảy đưa khay nhiên
liệu vào kiểm tra hoặc đưa khay ra khỏi vị trí khác khi đã hết kiểm tra.
7) Bộ điều khiển: Đây là hệ thống điều khiển tự động của băng thử. Nhờ
bảng điều khiển thông qua rơ le điều khiển điều khiển một cách tự động cơ
cấu ngắt đo nhiên liệu và có các thiết bị điện điều khiển bằng tay.

8) Bảng điều khiển: trên đó bố trí có những nút điều chỉnh, các thông số
được chỉ báo ở vùng chỉ báo nhiệt độ nhiên liệu, số vòng quay trục bơm cao

SET
SAVE
A

T1

2

3

N4

5

6

S7

8

9

M

0
COUNT


STOP

áp, số lần phun cần đo…
Hình 3: Mặt trước của hộp điều khiển
SET/SAVE : Nút khởi động và nhớ .
4
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

A/M : Thay đổi chế độ điều khiển bằng tay hay tự động.
II

: Nút tạm dừng chế độ đo.

COUNT : Bắt đầu thực hiện quá trình đo.

< : Chiều quay ngược của bơm.
> : Chiều quay thuận của bơm.
T1 : Điều khiển nhiệt độ.
N4 : Thay đổi số lần phun.
S7 : Thay đổi tốc độ làm việc của trục bơm cao áp.

+ : Tăng nhiệt độ, số vòng quay, số lần phun.
-

: Giảm nhiệt độ, số vòng quay, số lần phun.

STOP : Nút dừng.


2

: Các nút cài đặt .

3

5

8

9

6

0

9) Nút điều khiển áp suất: dùng để điều khiển áp suấp có giới hạn từ 0,4 Mpa
đến 4 Mpa.
1

2

3

4

Hình 4: Đường vào ra của mạch dầu, mạch khí nén
1
2


3

: Đường vào của nhiên liệu.
: Đường ra của nhiên liệu.
: Đường vào của không khí điều khiển .

5
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

4

: Đường vào của chân không điều khiển.

10) Bảng chứa các thiết bị định lượng:
Cốc đo, phễu hứng, khay hứng, rơle điều khiển, đèn chiếu sáng.
Giá chứa các cốc đo được điều khiển xoay bằng cần quay 15 và được
điều khiển tịnh tiến lên xuống bằng tay quay được gắn kết phía sau bảng.
Bên trên có chứa núm điều khiển để điều khiển cốc đo nhiên liệu cần kiểm
tra.

Hình 5: Bảng các đồng hồ đo
: Đồng hồ đo áp suất dầu cần điều chỉnh.
: Đồng hồ đo áp suất khí.
: Đồng hồ đo áp suất chân không
: Đồng hồ đo áp suất trong đường ống
: Đồng hồ đo áp suất dầu thấp

1

2

3

4

5

Hình 6: Bảng chứa các núm điều khiển bằng tay
1. Nút đóng mở bơm chuyển nhiên liệu; 2. Nút điều khiển áp suất khí
nén; 3. Đóng khẩn cấp khi có sự cố; 4. Nút điều khiển áp suất chân
không; 5. Nút chuyển điều khiển phải, trái, bật tắt máy nén không khí
và tạo chân không.
6
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

11) Thùng chứa nhiên liệu:
Được làm bằng thép, có bộ sấy nóng nhiên liệu. Nhiệt độ định mức là
370 C. Nếu như nhiên liệu bị sấy nóng hơn thì thì nhờ thiết bị cảm ứng này
mà nhiên liệu sẽ được chuyển tới làm mát nhờ bộ làm mát đến nhiệt độ theo
yêu cầu.
12) Van điều chỉnh áp suất:
Điều chỉnh áp suất nhiên liệu từ bơm chuyển nhiên liệu bên dưới cấp cho
bơm cao áp đặt trên băng thử. Tùy thuộc vào từng loại bơm cao áp lắp trên
từng động cơ khác nhau mà ta điều chỉnh áp suất cung cấp sẽ khác nhau

tương ứng.
13) Dòng điện cung cấp cho bơm cao áp:
Một số bơm cao áp dùng van điện từ để đóng mở nhiên liệu cấp lên các vòi
phun, có thể dùng 12V hay 24V. Tùy thuộc vào từng loại bơm cao áp mà ta
sử dụng dòng điện cấp cho van đóng mở nhiên liệu (Van tắt máy) sao cho
thích hợp.
2.3. Nguyên lý hoạt động
- Sơ đồ cấp nhiên liệu của hệ thống.

9
8
7
6

1

2

3

4

5

Hình 7: Sơ đồ cấp nhiên liệu cho hệ thống

7
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ



Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

1. Thùng chứa nhiên liệu

6. Bộ phận hứng nhiên liệu

2. Bơm chuyển nhiên liệu

7. Cốc đo nhiên liệu

3. Van

8.

Khay hứng nhiên liệu

4

Bầu lọc

9.

Vòi phun

5.

Bơm cao áp

9


8

7

10

11

6
1

2

3

4

5

Hình 8: Sơ đồ dẫn động băng thử bơm cao áp
1. Động cơ

7. Vòi phun

2. Mâm chia độ

8. Khớp quay

3. Khớp nối


9. Rơle điều khiển

4. Bơm cao áp

10. Thiết bị điều khiển

5. Cốc đo nhiên liệu

12. Bộ điều khiển.

6. Khay hứng
 Nguyên lý hoạt động: Nhờ dòng điện xoay chiều ba pha động cơ sẽ
quay truyền mômen từ trục động cơ qua mâm chia độ đến khớp nối và qua
trục dẫn bơm cao áp. Tuỳ theo thứ tự làm việc của các xi lanh động cơ mà
từng phần tử bơm sẽ được phun nhiên liệu vào cốc đo định lượng thông qua
vòi phun. Từ đây nhờ bộ điều khiển thông qua bảng điều khiển và rơ le điều
khiển sẽ cắt hay đóng tuỳ người sử dụng.
 Thao tác điều khiển:
* Ở chế độ tự động:
+ Bước 1: Bật công tắc nguồn.

8
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

+ Bước 2: Khởi động bơm dầu (bật nút star) ở vùng điều khiển bằng tay.
+ Bước 4: Điều khiển áp suất dầu tương đương với bơm cao áp.
+ Bước 5: Đặt chế độ

SET
SAVE

T1

(nhiệt độ)

SET
SAVE

(số lần phun)

SET
SAVE

N4

S7

(tốc độ)

SET

(hay)

SAVE

SET

(hay)


SAVE

SET

(hay)

SAVE

+ Bước 6: Bấm nút khởi động động cơ điện.
+ Bước 7: Bấm nút COUN để bắt đầu quá trình đo.
+ Bước 8: Sau khi đo xong, chờ cho bọt nhiên liệu lắng xuống và đọc lưu
lượng của từng nhánh bơm trên ống thuỷ tinh.
* Ở chế độ sử dụng tay:
Ta sử dụng các thao tác sau:
- Bấm nút A/M

để chuyên sang chế độ điều khiển tốc độ động cơ điện

bằng tay. Khi đó đèn báo đã chuyển sang chế độ bằng tay bật sáng trên bảng
điều khiển.
- Chuyển công tắc thay đổi núm xoay điều khiển tốc độ sang bên trái hay bên
phải phụ thuộc vào vị trí đứng thao tác.
- Điều chỉnh nút xoay để điều chỉnh số vòng quay trục bơm đúng theo yêu
cầu.
- Bấm nút: COUN để bắt đầu quá trình đo.
- Sau khi đo xong, chờ cho bọt nhiên liệu lắng xuống và đọc lưu lượng của
từng nhánh bơm trên ống thuỷ tinh.

9

GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

2.4. Bơm cao áp thí nghiệm
Thiết bị khảo sát là cụm bơm cao áp thẳng hàng (AMZ 236) gồm có 6
nhánh bơm cung cấp dầu cao áp cho 6 vòi phun.
2.5. Quy trình thử
Một số thao tác:
- Kiểm tra thiết bị: kiểm tra trên máy cân bơm có đầy đủ vòi phun hay
không. Kiểm tra chiều quay của máy cân bơm cùng chiều quay của máy bơm
cao áp (theo chiều quay của kim đồng hồ nếu như nhìn từ trục dẫn bơm cao
áp).
- Gá bơm vào bệ: Lắp trục của bơm làm sao cho đồng tâm với trục của băng
thử.
Siết chặt nơi lắp ghép giữa bơm cao áp với máy cân bơm bằng lục giác.
Dùng tay quay kiểm tra xem có vướng vật gì không.
- Lắp ống dẫn dầu từ bơm chuyển lên bơm cao áp (ống dầu cấp), ống dẫn
dầu từ bơm cao áp đến thùng chứa (ống dầu hồi) và các ống dầu cao áp đến
các vòi phun.
- Cấp điện, chân không hay khí nén cho van đóng mở nhiên liệu tuỳ thuộc
loại bơm thử.
- Vận hành thử: Mở bơm cấp dầu từ thùng chứa lên bơm cao áp. Xả khí
trong đường nhiên liệu cấp cho bơm cao áp. Kéo thanh răng về phía tăng
nhiên liệu. Chọn tốc độ quay thấp để vận hành thử để bảo đảm an toàn sau
đó tăng tốc độ dần dần để kiểm tra vòi phun có phun nhiên liệu hay không.
- Vận hành kiểm tra:
Chọn tốc độ quay của bơm cao áp, nhiệt độ nhiên liệu, số lần phun trên bảng
điều khiển. Điều chỉnh sang chế độ tự động hay điều khiển bằng tay. Cho

máy chạy để bắt đầu đo.
Xác định lượng dầu trên cốc đo.

10
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

Lật khay đổ dầu trên cốc đo.
Tương tự như vậy ta xác định lượng dầu ở các chế độ thử khác.
3. Trình tự thực hành thí nghiệm
Trong bài thí nghiệm này ta thực hiện ở chế độ tự động.
+ Bước 1: Bật công tắc nguồn.
+ Bước 2: Khởi động bơm dầu (bật nút stop- start) ở vùng điều khiển
bằng tay.
+ Bước 4: Điều khiển áp suất dầu tương đương với bơm cao áp.
+ Bước 5: Đặt chế độ .
SET
SAVE

(nhiệt độ)

T1

(số lần phun)

N4

SET

SAVE

SET
SAVE

(tốc độ)

S7

SET
SAVE

SET

đặt N4 = 200

SAVE

SET

đặt S7 = 550 [v/p]

SAVE

+ Bước 6: Bấm nút khởi động động cơ điện.
+ Bước 7: Bấm nút COUNT để bắt đầu quá trình đo.
+ Bước 8: Sau khi đo xong, chờ cho bọt nhiên liệu lắng xuống và đọc
lưu lượng của từng nhánh bơm trên ống thuỷ tinh, ta được kết quả đo ứng với
vị trí thanh răng h = x [mm].
Sau khi được kết quả đo lưu lượng của từng nhánh bơm ứng với vị trí thanh

răng h = x1 [mm], ta tiếp tục thí nghiệm với vị trí thanh răng x2, x3, x4 [mm],
vẫn giữ nguyên số lần phun và số vòng quay.
4. Bảng số liệu và đồ thị kết quả
 Bảng số liệu đo được:
Tốc độ

Lượng nạp trong 200 lần phun

11
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

Vị trí
[v/ph]

550

thanh

Bơm 1

Bơm 2

Bơm 3

Bơm 4

Bơm 5


Bơm 6

răng
2
4
6
8

1,9
3,6
8
15,6

2,8
4,8
12,8
18

1,1
3,2
6,7
13,8

2
3,9
6,8
13

1

2,8
6,6
12,2

3
4
9
16,4

Từ bảng số liệu ta vẽ được đặc tính bơm cao áp : Q = f(h) ứng với n =
550 [v/ph], khi h = 2 ÷ 8 [mm]

Hình 9: Đồ thị đặc tính lượng phun theo hành trình thanh răng tại bơm số 1

12
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

Hình 10: Đồ thị đặc tính lượng phun theo hành trình thanh răng tại bơm số
2

13
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

Hình 11: Đồ thị đặc tính lượng phun theo hành trình thanh răng tại bơm số

3

Hình 12: Đồ thị đặc tính lượng phun theo hành trình thanh răng tại bơm số
4

14
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

Hình 13: Đồ thị đặc tính lượng phun theo hành trình thanh răng tại bơm số
5

15
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

Hình 14: Đồ thị đặc tính lượng phun theo hành trình thanh răng tại bơm số
6

Hình 15: Đồ thị đặc tính lượng phun theo hành trình thanh răng của các
nhánh bơm
 Nhận xét:
1) Qua đồ thị trên trên ta thấy lưu lượng của từng nhánh bơm cung cấp
cho mỗi chu trình là không giống nhau (ở cùng một vị trí thanh răng)
2) Tốc độ bơm càng tăng thì lượng nhiên liệu cung cấp cho mỗi chu
trình(Qct) càng tăng.

Qua nhận xét (1) Ta chẩn đoán sự hư hỏng của bơm thứ 5 như sau:
- Có thể đường ống bị rò rỉ.
- Lỗ vòi phun bị tắc.
- Đường ống có thể có không khí.
- Van cao áp đóng không kín.
- Bộ đôi của bơm cao áp thứ ba bị mài mòn nhiều hơn.

16
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ


Báo cáo thực hành thí nghiệm chẩn đoán động cơ

- Vành răng bị lỏng không kẹp được ống xoay hoặc vị trí ăn khớp
giữa

thanh răng và vành răng chưa đúng.
- Lò xo hồi vị của bơm cao áp bị yếu hoặc gẫy.
- Do cam đội bị mòn nghiêm trọng.

Qua nhận xét (2) Ta giải thích như sau:
- Do hiện tượng lọt nhiên liệu qua khe hở giữa piston và xy lanh. Khi
vận tốc piston lớn dẫn đến trở lực lớn hơn và thời gian nén nhiên liệu
nhanh hơn nen nhiên liệu lọt qua khe hở giữa piston và xy lanh ít hơn làm
cho Qct tăng lên.
- Do tính chịu nén của nhiên liệu và tính đàn hồi các chi tiết trong hệ
thống, khi mà áp suất tăng nhanh thì thời gian chịu nén của nhiên liệu và
giãn nở các chi tiết nhỏ hơn. Dẫn đến nhiên liệu lưu lại trong không gian cao
áp nhỏ hơn làm tăng Qct.
- Do hiện tượng tiết lưu phát sinh trong giai đoạn đầu và giai đoạn

cuối của quá trình cung cấp nhiên liệu :
+ Tiết lưu trong giai đoạn đầu: là lúc bắt đầu cung cấp nhiên liệu sẽ làm cho
nhiên liệu bên trong piston đạt đến áp suất đủ mở van cao áp sớm hơn so với
vị trí hình học của piston. Khi mà tốc độ piston lớn thì áp suất đạt được đủ để
mở van cao áp sẽ sớm hơn, làm cho Qct tăng.
+ Tiết lưu trong giai đoạn kết thúc cung cấp nhiên liệu sẽ làm cho không gian
phía trên piston vẫn còn giữ ở áp suất cao, đủ cung cấp cho vòi phun một
thời gian nữa, sau khi vị trí hình học của piston đã đến điểm kết thúc cung
cấp. khi mà vận tốc piston lớn thì áp suất ở giai đoạn cuối của chu trình
cung cấp nhiên liệu sẽ lớn hơn. Điều này sẽ làm cho Q ct tăng theo số vòng
quay trục cam.

17
GVHD: ThS. Võ Anh Vũ



×