Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

bai giang sinh san cua truong khac bai giảng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 143 trang )

BỆNH SẢN KHOA GIA SÖC
Biên soạn: TS. Đỗ Quốc Tuấn
Th.S La Văn Công
Bộ môn: Bệnh động vật
Khoa Chăn nuôi Thú y


DUNG LƢỢNG GIẢNG DẠY



Tổng số tiết: 03 đơn vị học trình



Tài liệu học chính: Bài giảng bệnh sản khoa gia súc



Biên soạn: TS. Đỗ Quốc Tuấn
Th.S La Văn Công


NỘI DUNG GIẢNG DẠY
• PHẦN I: SINH LÝ SINH SẢN
• Chƣơng 1: Giải phẫu và sinh lý cơ quan sinh dục của gia súc đực
và cái
• Chƣơng 2: Quá trình thụ thai
• Chƣơng 3: Hiện tượng có thai ở gia súc
• Chƣơng 4: Chẩn đoán sự có thai ở gia súc
• Chƣơng 5: Quá trình sinh đẻ




PHẦN II: BỆNH SẢN KHOA
• Chƣơng 6: Những bệnh trong thời gian gia súc có thai
• Chƣơng 7: Những bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ
• Chƣơng 8: Những bệnh trong thời gian gia súc sau sinh đẻ
• Chƣơng 9: Đẻ khó ở gia súc
• Chƣơng 10: Bệnh ở tuyến vú

• Chƣơng 11: Hiện tượng không sinh sản ở gia súc đực và cái


Chƣơng 1: GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CƠ QUAN SINH DỤC GIA SÖC
ĐỰC VÀ CÁI
I. Giải phẫu cơ quan sinh dục gia súc cái
- Bao gồm bộ phận sinh dục bên ngoài và bộ phận sinh dục bên trong
1. Bộ phận sinh dục bên ngoài
- Âm môn: nằm ở dưới hậu môn, phía ngoài âm môn có hai môi,trên âm
môn có sắc tố mầu đen và có nhiều tuyến tiết.
- Âm vật: cấu tạo có các thể hổng như con đực, trên âm vật có nếp da tạo
ra mũ âm vật.
- Tiền đình: là giới hạn giữa âm môn và âm đạo, trong tiền đình có màng
trinh.
2. Bộ phận sinh dục bên trong
2.1. Âm đạo: Âm đạo là một ống tròn để chứa cơ quan sinh dục con đực
khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình
sinh đẻ.


- Kích thước âm đạo của mỗi loài gia súc

khác nhau:
+ Ngựa: 15 cm – 20 cm
+ Trâu, Bò: 22 cm – 25 cm
+ Lợn: 10 cm – 12 cm
+ Dê, Cừu: 8 – 10 cm
2.2. Tử cung: Cấu tạo phù hợp với chức
năng phát triển và dinh dưỡng của bào
thai.Tử cung được cấu tạo bằng lớp cơ
trơn có vai trò quan trọng trong việc đẩy
thai ra ngoài.Bên trong lớp cơ trơn là các
sợi liên kết đàn hồi
2.3 . Buồng trứng: có hai buồng trứng
treo ở cạnh trước dây chằng rộng và nằm
trong xoang chậu. Buồng trứng như một
tuyến nội tiết của gia súc cái, có nhiệm vụ
nuôi dưỡng trứng và tiết ra hoocmon sinh
dục.


2.4. Ống dẫn trứng: Ống dẫn nằm ở màng
treo buồng trứng, ống dẫn trứng được
chia làm hai đoạn, đoạn một ống dẫn
trứng nằm ở phía buồng trứng, đoạn hai
nằm ở phía sừng tử cung. Bề mặt niêm
mạc ống dẫn được phủ lớp nhung mao,
luôn rung động để đẩy tế bào trứng hay
hợp tử xuống tử cung làm tổ.


II. Giải phẫu cơ quan sinh dục gia súc đực:

1.
Dịch hoàn: Bên ngoài là lớp sợi vững
trắc do phúc mạc kéo dài đến hình
thành, phía trong là các tổ chức liên kết
hình màng mỏng gọi là màng trắng. Lớp
màng trắng đi sâu vào và chia dịch
hoàn thành nhiều múi, mỗi múi có chứa
ống sinh tinh uốn khúc. Tinh trùng được
hình thành từ tế bào nuôi.
2. Dịch hoàn phụ: là kho để chứa tinh trùng,
dịch hoàn phụ như cái nơm úp lên dịch
hoàn và có các ống dẫn tinh dịch hoàn
phụ được gắn vào bờ sau của dịch
hoàn. Các ống dẫn ở dịch hoàn phụ
đều đổ chung vào một ống gọi là ống
xuất tinh chung.
Tinh trùng sống trong dịch hoàn lâu
nhất từ 1 – 2 tháng. Ở dịch hoàn phụ có
pH = 6,2 – 6,8 do đó ức chế quá trình
hoạt động của tinh trùng, nhiệt độ ở đây
cũng thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể
làm cho tinh trùng ít hoạt động và sống
lâu hơn.các vách của dịch hoàn phụ có
nhiều mạch quản và lâm ba quản là
nguồn cung cấp năng lượng cho tinh
trùng hoạt động.


3. Các tuyến sinh dục phụ:
- Tuyến Caupơ: nằm ở đoạn cuối của niệu đạo

trong xoang chậu. Cấu tạo có các cơ củ hổng
và cơ co bóp tuyến. Tuyến củ Caupơ tiết ra
dịch trong suốt có tác dụng làm trơn và rửa
niệu đạo trước khi phóng tinh.
- Tuyến tiền liệt: nằm phần cuối ống dẫn tinh và
phần đầu của niệu đạo, tuyến này tiết ra dịch
có tính kiềm nhằm trung hòa độ axit trong niệu
đạo và axit cácbonnic do tinh trùng sản sinh ra
trong quá trình hoạt động.
Tuyến tiền liệt phát triển theo lứa tuổi của gia
súc: gia súc non thì nhỏ, gia súc trưởng thành
rất phát triển, gia súc già thì teo đi.
- Tuyến tinh nang: là một túi rỗng để chứa tinh
trùng, tuyến tinh nang có mầu vàng nhạt và tiết
ra chất keo màu trắng hoặc vàng, chất keo này
gặp dịch tiết của tuyến tiền liệt thì kết lại tạo ra
cái nút để đóng cổ tử cung không cho tinh
trùng chảy ngược ra ngoài.


III. Tính thành thục: một cơ thể được gọi là thành thục về tính khi cơ
quan sinh dục phát triển căn bản đã hoàn thiện. Dưới tác dụng
của thần kinh, nội tiết tố (các phản xạ về sinh dục) khi đó có các
noãn bao chín và trứng rụng.
1. Điều kiện ảnh hƣởng đến tính thành thục: Gia súc thành thục
sớm hay muộn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
a.
Giống gia súc: Gia súc nhỏ thành thục về tính sớm hơn so với
gia súc lớn. Những giống được thuần hóa sớm sẽ thành thục về
tính sớm hơn so với giống thuần hóa muộn. Vật nuôi thành thục

về tính sớm hơn so với thú rừng.
b. Điều kiện chăm sóc nuoi dƣỡng: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, làm
việc hợp lý thì gia súc thành thục về tính sớm hơn và ngược lại.
Chú ý: Khi gia súc đã có biểu hiện về tính dục thì ta phải nhốt riêng gia
súc đực và cái để tránh giao phối tự do làm ảnh hưởng đến sự
phát triển của thể vóc.


2. Những đặc điểm của tính thành thục:
a. Hiện tƣợng rụng trứng: Noãn bao dần lớn lên nổi rõ trên bề mặt
buồng trứng, dưới tác dụng của thần kin, hoocmon, áp suất noãn
bào vỡ giải phóng ra tế bào trứng. Số lượng tế bào trứng giải
phóng ra ở mỗi loài gia súc khác nhau:
Ngựa: 1 – 2 tế bào trứng/ lần
Trâu, Bò: 1 – 5 Tế bào trứng/ lần
Lợn 20 – 30 tế bào trứng/ lần
b. Sự hình thành thể vàng: Sau khi noãn nang vỡ và dịch nang chảy
ra, màng trên xẹp xuống đường kính ngắn lại bằng nửa xoang
trứng, các nếp nhăn gồm nhiều lớp ăn sâu và lấp đầy xoang gồm
nhiều tế bào hạt, trong các tế bào hạt có chứa lipoit và sắc tố mầu
vàng, do sự phát triển của tế bào hạt mang sắc tố đã hình thành
nên thể vàng. Đây là nơi tạo ra hoocmon progesteron.
c. Niêm dịch: Trong đường sinh dục của gia súc cái có niêm dịch chảy
ra cũng là do kết quả của quá trình tế bào trứng rụng và do sự
thay đổi hàm lượng các kích tố trong máu


d. Tính dục: Do kết quả của quá trình trứng rụng hàm lượng
oestrogen tăng lên trong máu nên có một loạt biến đổi bên ngoài
khác so với bình thường như: đứng nằm không yên, kém ăn, kêu

rống, phá chuồng, thích gần con đực. Tính dục tăng lên về cường
độ cho đến khi tế bào trứng rụng.
e. Tính hƣng phấn: thường kết hợp song song với tính dục con vật có
một loạt biến đổi bên ngoài khác so với bình thường như: đứng
nằm không yên, kém ăn, kêu rống, phá chuồng. Tính hưng phấn
cao độ nhất là lúc tế bào trứng rụng, khi đã rụng trứng tính hưng
phấn giảm đi rõ rệt.
IV. Chu kỳ sinh dục:
1.
Khái niệm: Mỗi lần rụng trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung, đặc
biệt là cơ quan sinh dục cái phát sinh hàng loạt biến đổi về hình
thái và chức năng sinh lý. Tất cả các biến đổi này được xảy ra lặp
đi lặp lại có tính chất chu kỳ gọi là chu kỳ tính. Từ lần thải trứng
trước đến lần thải trứng sau gọi là một chu kỳ tính.
2. Các yếu tố quyết định tính chu kỳ:


a.
Yếu tố ngoại cảnh: Khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng…..
b. Yếu tố thần kinh và thể dịch: Quy luật và đặc điểm của chu kỳ sinh
dục chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương.
V. Các giai đoạn của một chu kỳ:
1.
Giai đoạn trƣớc động dục: xuất hiện các hoạt động về sinh lý.
Đường sinh dục xung huyết, nhu động sừng tử cung tăng
Gia đoạn này tính hưng phấn chưa cao. Cổ tử cung mở hoàn
toàn
2. Gia súc động dục: Gia súc xuất hiện tính dục, cơ quan sinh dục
ngoài có nhiều biến đổi. Cuối thời kỳ gia súc hưng phấn cao độ,
không yên tĩnh, kêu rống, phá chuồng,….Giai doạn này tế bào

trứng ra khỏi buồng trứng gặp tinh trùng sẽ được thụ thai thì chu
kỳ sẽ ngừng lại. Gia súc cái trong giai đoạn có thai đến khi đẻ
xong thì chu kỳ tính không xuất hiện.
3. Giai đoạn sau động dục: Giai đoạn này cơ thể gia súc đần dần trở
lại trạng thái bình thường, tính hưng phấn đần dần mất hẳn,
buồng trứng đã có thể vàng.


4. Giai đoạn nghỉ ngơi:các biểu hiện về tính của gia súc ở thời kỳ yên
tĩnh hoàn toàn
VI. Sự thay đổi của tử cung trong thời kỳ sinh duc:
1.
Giai đoạn chuẩn bị: Niêm mạc tử cung tăng sinh, mạch quản
trong màng này tử cung tăng lên, tăng tiết dịch nhày ở âm đạo và
tử cung, kích thích cổ tử cung hé mở. Khi noãn bao chín, sừng tử
cung co bóp mạnh, cở tử cung mở hoàn toàn.
2. Giai đoạn động dục: Tế bào trứng rụng, niêm mạc tử cung phát
triển và tăng sinh, niêm dịch tiết ra nhiều.
3. Gia súc sau động dục: Ở giai đoạn này thể vàng teo đi, quá trình
tăng sinh dừng lại, tử cung nhỏ dần, các tuyến tử cung cũng
ngừng hoạt động, cơ quan sinh dục dần trở lại trạng thái bình
thường.
4. Giai đoạn nghỉ ngơi: Thể vàng bị teo đi, một số noãn bao bắt đầu
hình thành và phát triển. Thành tử cung nhỏ lại, không tiết dịch
bào biểu mô niêm mạc bé lại.


VII. Một số đặc điểm chu kỳ sinh dục của các loài gia súc.
Ngựa: Chu kỳ sinh dục: 20 – 21 ngày, Thời gian động dục cao
độ: 2 – 10 ngày; Thời gian rụng trứng 1 – 2 giờ trước khi kết thúc

động dục
2. Bò: Chu kỳ sinh dục: 19 – 21 ngày, Thời gian động dục cao độ: 15 –
20 giờ; Thời gian rụng trứng 10 - 15 giờ trước khi kết thúc động
dục
3. Trâu: Chu kỳ sinh dục: 21 ngày, Thời gian động dục cao độ: 1 – 3
ngày; Thời gian rụng trứng 10 - 15 giờ trước khi kết thúc động
dục
4. Lợn: Chu kỳ sinh dục: 27 – 28 ngày, Thời gian động dục cao độ: 24
– 72 giờ; Thời gian rụng trứng thường là ngày thứ 2 sau động
dục
1.


Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH THỤ THAI
Khái niệm: Thụ tinh là quá trình sinh lý giữa tế bào trứng và tế bào tinh
trùng kết hợp, phát sinh đồng hóa, dị hóa. Kết qủa tạo thành
một tế bào mới có tính di truyền của bố và của mẹ.
I.
Hình thức giao phối tự nhiên: Sự giao phối này có tính chất
chọn lọc cao độ theo giống và loài, mà vai trò cấu tạo và tính
chất của các gen có ảnh hưởng quyết định trong việc cấu tạo và
phát triển của bào thai.
Ưu điểm: + Đúng thời điểm động dục của gia súc cái
+ Quá trình thụ tinh đảm bảo chắc chắn
Nhược điểm: + Xảy ra những điều kiện bất lợi cho sự phát triển của
bào thai
+ Lây lan bệnh đường sinh dục cho gia súc.
+ Không theo ý muốn của con người



II. Hình thức thụ tinh nhân tạo:
- Áp dụng phương pháp này khắc phục những nhược điểm của
giao phối tự nhiên
Dùng tinh của một đực giống tốt thụ tinh cho nhiều gia súc cái
Đảm bảo tỷ lệ thụ tinh cao
Cải tạo được giống và tỷ lệ sinh sản tăng cao
III. Phƣơng thức thụ tinh:

1.
a.

b.

Sự bắn tinh vào đƣờng sinh dục cái: có 2 phương thức bắn
tinh
Bắn tinh tử cung: Gồm các loài gia súc như: Ngựa, Lợn, Chó,
Lạc đà
Bắn tinh âm đạo: Gồm các loài gia súc như: Trâu, Bò, Dê, Cừu.


2. Đặc tính của tinh trùng:
- Đặc tính lội ngược dòng
- Tiến thẳng
- Xu hướng đi về đầu mút của ống dẫn trứng
- Tiếp xúc với điện
- Trong tử cung tinh trùng có thể sống được 30
– 40 giờ.
3. Sự co bóp của đƣờng sinh dục gia súc cái:
Sự co bóp theo thứ tự: từ ống dẫn trứng đến
đầu mút sừng tử cung, đến thân tử cung và

đến âm đạo. Sự so bóp này là điều kiện thích
hợp để tinh dịch vào bên trong cơ quan sinh
dục được nhanh hơn.
4. Những nhung mao ở đƣờng sinh dục gia
súc cái: các nhung mao luôn luôn rung động
để tế bào trứng chuyển động từ đầu mút ống
dẫn trừng đến sừng tử cung


Chƣơng 3: HIỆN TƢỢNG CÓ THAI

Khái niệm: Có thai là hiện tượng sinh lý đặc
biệt của cơ thể gia súc cái. Được bắt đầu từ
khi thụ tinh đến khi đẻ xong.
Hiện tượng có thai được chia ra:
- Loại chửa đẻ lần đầu
- Loại chửa để lần sau
- Loại chửa đơn thai
- Loại chửa đa thái


II. Thời gian có thai của gia súc

Thời gian có thai trung bình
Loài gia súc

Trâu
Ngựa
Dê, Cừu
Lợn

Chó
Mèo
Thỏ

9
10
11
5
114
2
2
1

tháng 10 ngày
tháng 15 ngày
tháng
tháng
ngày
tháng
tháng
tháng


III. Số lƣợng bào thai:
Phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau:
-

Loài, giống, tuổi gia súc, lứa sinh sản, nuôi dưỡng, quản lý và khai
thác


-

Thời điểm phối giống

-

Cơ thể và cơ quan sinh duc (có bình thường hay không)

-

Tác động của con người ( Khoa học có thể điều khiển gia súc đơn
thai để sinh đôi theo ý muốn)


IV. Quá trình phát triển của phôi thai: (xem
môn học TCPT)
Quá trình phát triển của bào thai chia làm 3
thời kỳ:
1. Thời kỳ thứ nhất: Từ khi tế bào trứng được
thụ tinh đến khi hình thành màng phôi,
túi phôi (3 – 10 ngày sau khi thụ tinh)
2. Thời kỳ thứ 2: (thời kỳ phôi thai) là thời kỳ
hình thành nahu thai, hình thành các tế
bào và cơ quan hệ thống của cơ thể.
3. Thời kỳ thứ 3: (thời kỳ bào thai) là thời kỳ
cuối giai đoạn phôi thai đến khi sinh đẻ.


V. Sự phát triển của bào thai qua các
tháng:(xem môn học TCPT)

1. Sự phát triển của bào thai bò: (bò chửa 9
tháng 10 ngày)
2. Sự phát triển của bào thai lợn: (lợn chửa 114
ngày)
VI. Sự cấu tạo và phát triển của nhau thai:
1. Nhau thai:
- Nhau thai mẹ
- Nhau thai con
2. Các màng nhau thai:
- Túi noãn hoàng
- Màng ối
- Màng niệu
- Màng nhung


VI. Những biến đổi sinh lý chủ yếu khi gia súc có thai
1.
Sự biến đổi toàn thân của cơ thể mẹ có thai
Quá trình ăn, uống, trao đổi chất của cơ thể mẹ được nâng lên, do vậy cơ
thể mẹ béo, lông mượt hơn
Bào thai phát triển to ảnh hưởng đến tuần hoàn, hô hấp của gia súc mẹ
Dưới sự chèn ép cơ học của bào thai làm cho cơ thể gia súc mẹ bị phù ở
chi sau, vùng thấp của cơ thể.
Đại tiểu tiện tăng nhưng số lượng ít.
Gia súc làm việc nhanh mệt mỏi.

2. Sự thay đổi ở cơ quan sinh dục:
a.
Buồng trứng: Khi có thai buồng trứng không đều nhau (bên có thai to
hơn bên không mang thái)

- Trên buồng trứng xuất hiện thể vàng


b. Tử cung: tử cung thay đổi về khối lượng, kích thước, thể tích
và vị trí.
- Hệ tuần hoàn ở tử cung được tăng cường, lượng máu cung
cấp nhiều
- Các tuyến tử cung phát triển và tăng tiết dịch, niêm mạc tử
cung hình thành nahu thai mẹ
- Khối lượng tăng 5 – 20 lần, thể tích gấp hàng trăm lần,
- Cổ tử cung được khép kín hoàn toàn
- Tế bào thượng bì tăng cường tiết dịch đặc có tác dụng nút
cổ tử cung lại.
3. Những thay đổi về hoocmon sinh dục
a. Nửa kỳ đầu có thai: Nhau thai hình thành phát triển tiết ra
ProlanB, nó kích thích thể vàng phát triển và tăng tiết
Progesteron làm cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên.


×