Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của công tr̀nh đập dâng – áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.07 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN ĐẶNG HOÀNG TUẤN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ
HỘI CỦA CÔNG TRÌNH ĐẬP DÂNG – ÁP DỤNG CHO
ĐẬP DÂNG BỒNG SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Xây Dựng Công Trình Thủy
Mã số: 60.58.02.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng – Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Kim Oanh

Phản biện 1:
PGS. Nguyễn Chí Công
Phản biện 2:
TS. Kiều Xuân Tuyển
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ kỹ thuật họp tại Trường Đại học Bách khoa vào
ngày 21 tháng 06 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học
Bách khoa
 Thư viện Khoa Thủy lợi – Thủy điện, Trường Đại học Bách
khoa – ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lại Giang là sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Đ ịnh, được hình
thành từ sự hợp lưu của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn tại
vùng giáp ranh giữa hai huyện Hoài Ân và Hoài Nhơn, tỉnh Bình
Định, từ đó chảy qua các xã của huyện Hoài Nhơn theo hướng chính
Đông Tây và đổ ra biển Đông qua cửa An Dũ. T ừ điểm hợp lưu ra
đến cửa biển An Dũ chi ều dài sông Lại Giang khoảng 18km. Hệ
thống sông Lại Giang ngắn, dòng sông quanh co uốn khúc, lưu vực
sông có địa hình dốc...Vì vậy lũ của hệ thống sông Lại Giang với
thời gian tập trung nước nhanh. Mỗi khi lũ v ề với mực nước cao gây
ngập lụt rộng khắp trên toàn vùng hạ du. Khi lũ về cũng mang theo
khối lượng lớn bùn cát gây hiện tượng xói, bồi biến hình lòng sông
và sạt lở mái bờ sông suốt dọc theo hai bên bờ sông An Lão, Kim
Sơn và Lại Giang.
Do chịu ảnh hưởng của chế độ khí tượng, thủy văn vùng ven
biển miền Trung, dòng chảy trên Sông Lại Giang chia thành 2 mùa
rõ rệt, mùa khô là thời kỳ khô hạn trong năm, dòng chảy trên sông
nhỏ, ảnh hưởng tới việc cấp nước cho nông nghiệp và dân sinh. Mùa
lũ hàng năm, t ập trung đến 80% lượng dòng chảy trong năm. Mùa
mưa lũ tập trung nhanh, lũ l ớn, kết hợp triều cường gây ngập lụt cho
các xã nằm ở hai bên sông.
Hạ du lưu vực sông Lại Giang là khu vực trọng điểm kinh tế

phía Bắc của tỉnh Bình Định có thị trấn Bồng Sơn nằm bên bờ tả
sông Lại Giang. Theo quy hoạch đã đư ợc phê duyệt, khu vực phía
Nam huyện Hoài Nhơn hiện nay bao gồm : thị trấn Bống Sơn và các


2
xã nằm 2 bên bờ sông gồm : Hoài Đức, Hoài Mỹ, Hoài Xuân, Hoài
Hương, Hoài Hải đến sau năm 2015 được nâng cấp phát triển lên
thành đô thị loại 4 - Thị xã Bồng Sơn.
Bức xúc lớn nhất của Thị trấn Bồng Sơn và các xã nằm 2
bên sông hiện nay là vào mùa kiệt nước sinh hoạt, nước phục vụ sản
xuất nông nghiệp bị thiếu trầm trọng, vùng hạ lưu sông bị xâm nhập
mặn, về mùa mưa bị úng ngập, làm ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt
và hoạt động kinh tế. Vì thế việc xây dựng Đập Dâng Bồng Sơn,
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Đ ịnh với mục tiêu là ngăn mặn giữ
ngọt, tạo nguồn cấp nước tưới cho 900 ha lúa, cấp nước ngọt cho 155
ha nuôi trồng thuỷ sản ở hạ lưu, tạo diện tích mặt nước và nguồn cấp
nước sinh hoạt cho thị trấn Bồng Sơn và vùng lân cận, kết hợp cải
tạo môi trường sinh thái, đảm bảo cảnh quan khu vực là phù hợp và
cấp thiết. Do đó, Đề tài luận văn “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả
kinh tế, xã hội của công trình Đập dâng – Áp dụng cho Đập dâng
Bồng Sơn, tỉnh Bình Định” là hết sức cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mô tả, đánh giá, phân tích các yếu tố rủi ro có tác động lớn
đến hiệu quả kinh tế xã hội của công trình Đập dâng Bồng Sơn, tỉnh
Bình Đ ịnh.
- Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế đối với công
trình Đập dâng Bồng Sơn, tỉnh Bình Định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của Đập Dâng Bồng Sơn,

tỉnh Bình Định.


3
Nội dung đề tài dựa trên số liệu Tổng mức đầu tư và các
phương án kỹ thuật thi công. Thu thập các tài liệu, số liệu: số liệu
thống kê, báo cáo tổng kết, quy hoạch, sách, báo, tạp chí,
internet…có liên quan đến hoạt động đầu tư dự án xây dựng để phân
tích chi phí lợi ích của dự án.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin: Tổng hợp
các nguồn thông tin dữ liệu qua các nguồn khác nhau, phân tích, sử
dụng trong đề tài.
Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích: Đánh giá hiệu quả
kinh tế xã hội của dự án.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của cô hướng
dẫn và tư vấn ý kiến của các thầy cô.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đề tài sử dụng phương pháp mô phỏng Monte-Carlo để
phân tích rủi ro, đó cũng là cách ti ếp cận mới cần được xem xét đối
với chủ đầu tư khi phân tích hiệu quả kinh tế xã hội dự án.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đối với xã hội: Thấy rõ lợi ích kinh tế xã hội của Dự án
đem lại cho địa phương, từ đó tạo được sự ủng hộ của nhiều phía
giúp dự án đi vào đầu tư và khai thác đạt hiệu quả nhất
+ Đối với đơn vị quản lý dự án: Nhận thấy rõ các yếu tố ảnh
hưởng đến kinh tế, xã hội của dự án, từ đó có kinh nghiệm đầu tư và
quản lý các dự án đập dâng nói riêng và các dự án thủy lợi nói chung
được tốt hơn.



4
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI
1.1. Vai trò của các công trình thủy lợi đối với phát triển kinh tế
xã hội
1.1.1. Cấp nước tưới, phục vụ sản xuất nông nghiệp
1.1.2. Về công tác đê điều - phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
1.1.3. Cấp nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nuôi trồng thủy
sản
1.1.4. Đóng góp vào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
1.1.5. Tác động của thủy lợi đối với môi trường
1.1.6. Các hồ chứa nước th uỷ lợi đã tạo điều kiện cho phát triển du
lịch, nghỉ ngơi
1.1.7. Đóng góp vào việc quản lý tài nguyên nước và phát triển
thủy điện
1.2. Tổng quan về hiệu quả kinh tế xã hội của các công trình
thủy lợi mang lại trên địa bàn tỉnh Bình Định và định hướng
phát triển
1.2.1. Hiện trạng
Từ năm 1975 đến nay, qua gần 40 năm phát triển thủy lợi của
Bình Định, được sự hỗ trợ của Trung ương, với sự nỗ lực của Đảng bộ
và nhân dân Bình Định đầu tư phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất
nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung đạt được
thành quả to lớn.
1.2.1.1. Về cấp nước phục vụ sản xuất



5
- Cấp nước cho trồng trọt: Đảm bảo tưới ổn định cho
112.000 ha ÷ 117.000 ha, bằng 77 - 82% diện tích gieo trồng cây
hàng năm (trừ diện tích mì), trong đó trên 90% d iện tích gieo trồng
lúa hàng năm được tưới chắc.
- Cấp nước cho chăn nuôi: Phần lớn các khu chăn nuôi tập
trung (Nhơn Tân) và chăn nuôi trang trại.
- Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi trồng
thủy sản được cấp nước ngọt là 321 ha /2.243 ha, chiếm 14% tổng
diện tích nuôi trồng thủy sản.
- Cấp nước cho công nghiệp: Các khu công nghiệp do tỉnh quản
lý và các cụm công nghiệp lớn đã được cung cấp nước sạch.
1.2.1.2. Về cấp nước sinh hoạt .
1.2.1.3. Tiêu úng, thoát lũ và phòng chống xâm nhập mặn .
1.2.2. Hướng quy hoạch và phát triển
1.2.2.1. Quan điểm quy hoạch
1.2.2.2. Mục tiêu
Phát triển thủy lợi tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030, nhằm chủ động thích ứng với điều kiện biến đổi khí
hậu, nước biển dâng; từng bước hoàn chỉnh các hệ thống thủy lợi về
cơ bản đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức đảm bảo
cho cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nâng mức đảm bảo an
toàn về lũ, bão gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; nhằm góp phần
phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân,
đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh ở từng giai đoạn; đồng thời góp
phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.


6

1.2.2.3. Phương án quy hoạch
Toàn tỉn h Bình Định được chia thành 3 vùng, với 11 tiểu
vùng gồm:
- Vùng lưu vực sông Lại Giang với 04 tiểu vùng: Bắc Lại
Giang, Nam Lại Giang, An Lão, Kim Sơn.
- Vùng đầm Trà Ổ.
- Vùng Nam Bình Định với 06 tiểu vùng: Vĩnh Thạnh, Bắc
sông La Tinh, Nam sông La Tinh - Bắc sông Kôn, Nam sông Kôn,
Tân An - Đập Đá và Lưu vực sông Hà Thanh.
1.3. Khái quát về công trình Đập dâng Bồng Sơn, tỉnh Bình Định
1.3.1. Vị trí địa lý
Đập dâng Bồng Sơn, tỉnh Bình Đ ịnh được xây dựng trên
sông Lại Giang, vị trí tuyến đập dự kiến nằm cách cầu đường bộ
Bồng Sơn (QL1A cũ) khoảng 3,2 Km về phía hạ lưu theo chiều dài
sông. Vị trí tuyến đập có tọa độ địa lý theo hệ tọa độ quốc gia VN2000 như sau :
X= 1.596.320,21 m ;

Y=

585.330,80 m

Vị trí tuyến đập theo hệ tọa độ UTM như sau :
1090 02' 30" Kinh độ Đông ; 140 26' 18" Vĩ độ Bắc
Đầu bờ phải tuyến đập nằm ở thôn Định Trị - xã Hoài Mỹ,
bờ phải thuộc địa phận thôn Song Khánh xã Hoài Xuân - huyện
Hoài Nhơn.
1.3.2. Sự cần thiết đầu tư và nhiệm vụ công trình
1.3.2.1. Sự cần thiết đầu tư
1.3.2.2. Nhiệm vụ công trình



7
Ngăn mặn, giữ ngọt, tạo nguồn cấp nước tưới cho 900 ha đất
sản xuất;
Tạo nguồn nước ngọt cấp cho 155 ha nuôi trồng thuỷ sản ở
hạ lưu;
Bổ trợ nước ngầm, tạo thuận lợi cấp nước sinh hoạt cho thị
trấn Bồng Sơn và vùng Đông Nam Hoài Nhơn với tổng số dân
47.000 người;
Cải tạo môi trường sinh thái, đảm bảo cảnh quan khu vực;
Kết hợp giao thông qua lại giữa 02 bờ sông khu vực dự án.
1.3.3. Các đặc trưng khí tượng thủy văn và nguồn nước
1.3.3.1 Các đặc trưng khí tượng thuỷ văn
1.3.3.2. Các đặc trưng khí tượng
1.3.3.3. Các đặc trưng dòng chảy năm
1.4. Kết luận
Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình
thủy lợi giữ vai trò rất quan trọng trong quyết định đầu tư của các
cấp có thẩm quyền, quyết định sự thành bại của dự án và cũng nh ằm
định hướng thực hiện các chỉ tiêu, huy động vốn cho dự án trong
suốt thời gian tiến hành xây dựng và khai thác dự án. Trên cơ sở lý
luận tổng quan về vai trò của công trình thủy lợi đối với phát triển
kinh tế xã hội, tổng quan về đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của
công trình thủy lợi mang lại cho địa phương, tác giả đề tài sẽ tập
trung phân tích về cơ sở lý luận đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
của công trình thủy lợi trong chương II.


8
CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ
HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THỦY LỢI/ CỤM CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI
2.1. Các nội dung và phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả
kinh tế xã hội
2.1.1. Phân tích kinh tế- xã hội
Phân tích kinh tế là việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả
của dự án đầu tư đối với nền kinh tế. Kết quả phân tích kinh tế là cơ
sở để các cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép hoặc không
cho phép đầu tư dự án hoặc quyết định cơ chế chính sách hỗ trợ đầu
tư cho dự án (bù lãi suất, cấp bổ sung ngân sách, ưu đãi về thuế và
các chính sách hỗ trợ khác) nhằm khuyến khích thực hiện dự án
2.1.2. Phân tích có tính đến các yếu tố rủi ro
Trong phân tích rủi ro thường tiến hành các phân tích sau:
+ Phân tích độ nhạy;
+ Phân tích tình huống;
+ Phân tích mô phỏng.
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong phân tích đánh giá
2.2.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư nghĩa là toàn bộ
thu nhập và chi phí của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được quy
đổi thành một giá trị tương đương ở hiện tại được chiết khấu bằng tỷ
suất sinh lợi cần thiết.


9
Trong đó:
Bt: khoản thu của dự án ở năm thứ t
Ct: các khoản chi phí của dự án năm thứ t
i: lãi suất tính toán hay tỷ suất chiết khấu;

n: đời kinh tế dự án hay tuổi thọ của dự án ( khác với tuổi
thọ công trình)
2.2.2. Suất thu lợi (IRR)
IRR là một mức lãi suất đặc biệt, khi ta dùng nó làm tỷ suất
chiết khấu để quy đổi dòng tiền tệ của phương án thì giá tr ị hiện tại
của thu nhập sẽ cân bằng với giá trị hiện tại của chi phí, tức là NPV
= 0. Xác định IRR được tính theo công thức tổng quát sau:

2.2.3. Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)
Tỷ số lợi ích chi phí là chỉ tiêu phân tích hiệu quả của dự án
theo số tương đối. Được đo bằng tỷ số giữa tổng giá trị tương đương
các khoản thu nhập so với tổng giá trị tương đương các khoản chi phí
được quy đổi về cùng một thời điểm chọn trước để phân tích đánh
giá.

Một dự án được xem là đáng giá theo tiêu chí B/C là: B/C > 1
Tiêu chuẩn hiệu quả là: B/C → Max


10
2.3. Quy trình các bước thực h iện đánh giá
2.3.1. Nhận dạng vấn đề
Trong phân tích kinh tế việc đầu tiên đặt ra là phải xác định
được lợi ích của ai và ai là người được hưởng lợi. Đây là vấn đề hết
sức phức tạp trong dự án kinh tế đơn thuần, và lại càng khó khăn hơn
đối với dự án có ảnh hưởng đến môi trường.
2.3.2. Xác định các phương án: Đối với dự án thủy lợi có rất nhiều
phương án thiết kế để lựa chọn tùy thuộc vào các tiêu chí đối với một
dự án cụ thể, thông thường thì một dự án thủy lợi có thể dựa vào các
tiêu chí sau: mục đích, thời gian xây dựng, nguyên vật liệu, quy mô,

cách thức giảm tác động môi trường.
Lựa chọn phương án: Dựa vào các nhóm chỉ tiêu kinh tế.
2.3.3. Nhận dạng các lợi ích và chi phí
2.3.3.1. Nhận dạng lợi ích
Lợi ích kinh tế là xét đến tất cả các lợi ích mà dự án có thể
mang lại cho xã hội. Lợi ích này bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp
2.3.3.2. Nhận dạng chi phí
Chi phí đầu tư ban đầu
Chi phí đầu tư ban đầu bao gồm các khoản mục chi phí liên
quan đến đầu tư ban đầu đây cũng chính là t ổng mức đầu tư của dự
án. Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm:Chi phí xây dựng, Chi phí
thiết bị, Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Chi phí quản lý dự
án, Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, Chi phí khác, Chi phí dự phòng,
Chi phí hoạt động hàng năm
Chi phí ngoại tác: chi phí môi trường, dịch vụ môi trường,…
2.3.4. Lượng hóa và qui ra giá trị bằng tiền lợi ích, chi phí


11
Ứng dụng lý thuyết phân tích lợi ích chi phí trong phân tích
kinh tế các hoạt động đầu tư để lượng hóa và qui ra giá trị bằng tiền
các lợi ích, chi phí.
2.3.5. Chiết khấu lợi ích, chi phí và các chỉ tiêu đánh giá
- Bản chất của các dự án đầu tư là lợi ích và chi phí của
chúng thường xảy ra vào các giai đoạn khác nhau. Bởi vì một số tiền
có được hiện tại được coi là có giá trị cao hơn cùng một số tiền như
vậy nhận được trong tương lai, các chi phí và lợi ích đến sớm hơn về
mặt thời gian cần phải được được coi như có trọng lượng lớn hơn và
các chi phí và lợi ích đến muộn hơn có trọng lượng thấp hơn.
- Để so sánh các lợi ích và chi phí phát sinh ở các thời điểm

khác nhau bằng cách ta gắn chúng với một trọng số để qui đổi về giá
trị hiện tại tương đương. Trọng số này được gọi là tỷ suất chiết khấu.
2.3.6. Phân tích rủi ro của dự án
2.3.6.1. Phân tích độ nhạy
- Phân tích độ nhạy là phương pháp khảo sát lần lượt sự thay
đổi của từng yếu tố đầu vào lên kết quả dự án thông qua sự thay đổi
các giá trị chỉ tiêu đánh giá dự án. Trong phân tích độ nhạy dự án
thủy lợi, thường được tính toán cho các trường hợp sau:
+ Vốn đầu tư tăng 10%
+ Lợi ích giảm 10%
+ Thời gian thi công chậm 01 năm so với dự kiến do điều
kiện tự nhiên bất lợi
2.3.6.2. Phân tích rủi ro bằng mô phỏng
- Phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo
- Thực hiện phương pháp mô phỏng bao gồm các bước:


12
+ Xác định các biến rủi ro:
+ Xây dựng một mô hình mô phỏng:
+ Thực hiện mô phỏng:
+ Phân tích kết quả.
2.4. Kết luận
Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư
là vấn đề phức tạp liên quan đến rất nhiều các chủ thể. Trong chương
II của luận văn này, tác giả đã tập trung nghiên cứu hệ các chỉ tiêu sử
dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội để từ đó đưa ra trình t ự và
phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng của các công trình
thủy lợi. Trên cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của
dự án thủy lợi, tác giả sẽ tiếp tục phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế

- xã hội của dự án Đập dâng Bồng Sơn, tỉnh Bình Định từ đó khẳng
định tính khả thi của dự án.
CHƯƠNG 3:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG
TRÌNH ĐẬP DÂNG BỒNG SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. Các thông số cơ bản của công trình
3.1.1. Các thông số chính của công trình
Công trình Đập dâng Bồng Sơn, tỉnh Bình Định bao gồm các
hạng mục chính sau :
- Phần đập dâng có cửa van
- Cầu giao thông kết hợp với đập dâng phục vụ giao thông
nối liền 2 bờ.
- Khu quản lý vận hành, hệ thống điện vận hành.
- Hệ thống điện vận hành


13
- Kè bảo vệ bờ thượng hạ lưu đập.
- Nâng cấp sửa chữa 2 trạm bơm Định Trị và Song Khánh
(nằm sát thượng lưu đập ngăn mặn)
- Hệ thống kênh của trạm bơm
3.1.2. Tiến độ thực hiện và nguồn vốn thực hiện
Tiến độ thực hiện: Theo dự án được duyệt, thi công trong
vòng 03 năm.
Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách Nhà nước
3.1.3. Ảnh hưởng về kinh tế xã hội và môi trường của dự án
3.1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị và thi công dự án
3.1.3.2. Giai đoạn vận hành
3.1.4.4. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường
3.2. Nhận dạng các lợi ích và chi phí liên quan của công trình

3.2.1. Lợi ích của công trình : Đối với công trình Đập dâng Bồng
Sơn, tỉnh Bình Định, lợi ích của dự án bao gồm sản lượng cây trồng
tăng lên, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng lên nhờ diện tích mặt
nước.
Bảng 3-5 Bảng tính thu nhập lãi ròng 1ha lúa đông xuân trước
và sau dự án
Đơn giá
TT
1
2
A

Hạng mục

Trước dự án
Sau dự án
Số
Tiền
Số
Tiền
đ/đvt
lượng (106đ) lượng (106đ)
34,190
42,250
6500 5260 34,190 6500 42,250
22,554
22,554

Tổng thu nhập
Sản lượng (kg)

Tổng chi phí
Chi phí lao động
100000
(công)

90

9,000

90 9,000


14
B

C
D
3

Chi phí đầu vào
Giống (kg)
Phân chuồng (tấn)

18000
200000

Đạm URE (kg)
9000
Lân (kg)
3000

Kali (kg)
4000
Vôi bột
1000
Thuốc trừ sâu (lít) 4000000
Thuê máy cày
1000000
Thuỷ lợi phí
Phụ
phí
5%(A+B+C)
Giá trị thu nhập thuần tuý

11,980
100 1,800
6 1,200

11,980
100 1,800
6 1,200

440
500
400
500
0,08
1,1

440
500

400
500
0,08
1,1

3,960
1,500
1,600
0,500
0,320
1,100
0,500

3,960
1,500
1,600
0,500
0,320
1,100
0,500

1,074

1,074

11,636

19,696

Bảng 3-6 Bảng tính thu nhập lãi ròng 1ha lúa hè thu

trước và sau dự án
Đơn giá
TT
1

Hạng mục

đ/đvt

Tổng thu nhập
Sản lượng (kg)

6500

2

Tổng chi phí

A

Chi phí lao động 100000
(công)
Chi phí đầu vào

B

Giống (kg)
Phân chuồng (tấn)

Trước dự án


Sau dự án

Số
Tiền
Số
Tiền
lượng (106đ) lượng (106đ)
25,285
39,000
3890 25,285

6000 39,000

22,554

22,554

9,000

90 9,000

11,980

11,980

90

18000


100

1,800

100 1,800

200000

6

1,200

6 1,200


15
Đạm URE (kg)

9000

440

3,960

440 3,960

Lân (kg)

3000


500

1,500

500 1,500

Kali (kg)

4000

400

1,600

400 1,600

Vôi bột

1000

500

0,500

500 0,500

Thuốc trừ sâu (lít) 4000000

0,08


0,320

0,08 0,320

1,1

1,100

1,1 1,100

Thuê máy cày

1000000

C

Thuỷ lợi phí

0,500

0,500

D

Phụ
phí
5%(A+B+C)
Giá trị thu nhập thuần tuý

1,074


1,074

2,731

16,446

3

Bảng 3-7 Bảng tính thu nhập lãi ròng 1ha lúa mùa trước
và sau dự án
Đơn giá
TT
1

Hạng mục

A
B

Sau dự án

Số
Tiền
Số
Tiền
lượng (106đ) lượng (106đ)

Tổng thu nhập


25,350

31,200

6500

3900 25,350

4800 31,200

Tổng chi phí
Chi phí lao động
100000
(công)
Chi phí đầu vào

22,554

22,554

Sản lượng (kg)
2

đ/đvt

Trước dự án

Giống (kg)
Phân chuồng (tấn)
Đạm URE (kg)


90

9,000

90

11,980

9,000
11,980

18000

100

1,800

100

1,800

200000

6

1,200

6


1,200

9000

440

3,960

440

3,960


16
Lân (kg)

3000

500

1,500

500

1,500

Kali (kg)

4000


400

1,600

400

1,600

Vôi bột

1000

500

0,500

500

0,500

Thuốc trừ sâu (lít) 4000000

0,08

0,320

0,08

0,320


1,1

1,100

1,1

1,100

Thuê máy cày
C
D
3

Thuỷ lợi phí
Phụ
5%(A+B+C)

1000000
phí

Giá trị thu nhập thuần tuý

0,500

0,500

1,074

1,074


2,796

8,646

Bảng 3-8 Bảng tính thu nhập lãi r òng 1ha nuôi tôm
trước và sau dự án
Đơn
giá
TT

Hạng mục

1

Tổng thu nhập
Sản lượng (kg)
Tổng chi phí
Chi phí đầu vào
Điện (bơm nước
giếng)
Giống

2

3

Trước dự án

Sau dự án


Số
Tiền
Số
Tiền
lượng (106đ) lượng (106đ)
720,000
720,000
180000 4000 720,000 4000 720,000
530,000
500,000
đ/đvt

30,000

0,000

50,000

50,000

Thức ăn
Chi phí khác

420,000
30,000

420,000
30,000

Giá trị thu nhập thuần tuý


190,000

220,000


17
3.2.2. Chi phí của dự án
Chi phí đầu tư ban đầu chính cũng chính là chi phí tổng mức
đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư của dự án được công ty CP tư
vấn xây dựng thủy lợi 3 lập với giá trị tổng mức: 220.000.000.000
đồng.
Chi phí hoạt động hàng năm: Chi phí vận hành và bảo dưỡng
(OM). Chi phí vận hành và bảo dưỡng (OM) của công trình thủy lợi
bao gồm tiền lương công nhân, chi phí duy trì bảo dưỡng công trình,
thiết bị và các chi phí khác. Chi phí OM hàng năm được tính bằng
2% VĐT
3.3. Phân tích kinh tế xã hội
3.3.1. Nội dung phân tích : Phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu
tư là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ thống giữa những chi phí
và các lợi ích của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế và toàn
bộ xã hội.
Phân tích kinh tế - xã hội của dự án nhằm xác định sự đóng
góp của dự án vào các mục tiêu phát triển bản của nền kinh tế và
phúc lợi của đất nước. Để nói lên hiệu quả của lợi ích kinh tế - xã hội
mà dự án mang lại, cần phải so sánh giữa lợi ích mà nền kinh tế và
toàn bộ xã hội thu được với chi phí xã hội đã bỏ ra hay là sự đóng
góp của xã hội khi thực hiện dự án.
3.3.2. Kết quả phân tích
- Tổng dòng tiền thu bao gồm:

+ Doanh thu bán sản phẩm: Doanh thu bán lúa, thủy sản.
- Tổng dòng tiền chi phí bao gồm:
+ Chi phí đầu tư ban đầu: Tổng mức đầu tư của dự án


18
+ Phí vận hành & bảo dưỡng.
Các chi phí ngoại tác khác như chi phí môi trường, chi phí
sửa chữa ... không có số liệu tính toán, nên trong phạm vi đề tài
không tính.
Bảng 3 -10 Bảng tổng hợp hiệu ích trước khi có dự án
Hạng
mục

Diện
tích
(ha)

Thu
nhập
(106 đ)

Chi phí
(106đ)

Lãi
ròng
(106
đ)


Tổng thu
nhập
(106đ)

Lúa DX

900

34.19

22.55

11.64

10476

Lúa HT

755

25.29

22.55

2.73

2061.15

490


25.35

22.55

2.8

1372

105

720

530

190

19950

Lúa mùa
NTTS
Tổng
cộng

33859

Bảng 3 - 11 Bảng tổng hợp hiệu ích sau khi có dự án
Hạng
mục

Diện

tích
(ha)

Thu
nhập
(106 đ)

Chi phí
(106đ)

Lãi ròng
(106 đ)

Tổng thu
nhập
(106đ)

Lúa DX

900

42.25

22.55

19.7

17730

Lúa HT


900

39

22.55

16.45

14805

Lúa mùa

900

31.2

22.55

8.65

7785

NTTS
Tổng
cộng

155

720


520

200

31000
71320


19
Xác định suất chiết khấu kinh tế
Tác giả lấy tỷ suất chiết khấu kinh tế là ick = 10%. (Áp dụng
theo Tiêu chuẩn TCVN 8213 : 2009: Tính toán và đánh giá hiệu quả
kinh tế dự án thủy lợi phục vụ tưới tiêu)
Xác đinh vòng đ ời kinh tế của dự án thủy lợi:
Đối với cụm công trình thủy lợi có quy mô vừa, vòng đ ời
kinh tế t = 40 năm (Áp dụng theo Tiêu chuẩn TCVN 8213 : 2009:
Tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thủy lợi phục vụ tưới
tiêu)
Kết quả tính toán phân tích kinh tế- xã hội
Bảng 3 – 12 Kết quả phân kinh tế
CÁC CHỈ TIÊU

GIÁ TRỊ

B/C

1,52

EIRR


12,81%

NPV

55,385

ĐƠN VỊ

Tỷ đồng

Bảng tính các chỉ tiêu lợi ích chi phí thể hiện trong Phụ lục 21.
Kết quả tính toán như sau:
- Giá trị hiện tại ròng tài chính NPV =55,385tỷ đồng >0
- Suất thu lợi nội tại EIRR=12,81%> MARR = 10%
- Tỷ số Lợi ích/Chi phí B/C=1,52 > 1
Nhận xét, đánh giá:
Giá trị NPV có giá trị là 55,385x 109 đồng > 0 nên dự án đạt
yêu cầu về chỉ tiêu giá trị hiện tại của hiệu số thu chi.


20
Tỷ số lợi ích/chi phí: B/C = 1,52 > 1 nên dự án đạt yêu cầu
về chỉ tiêu chỉ số lợi ích – chi phí của dự án.
Tỷ suất nội hoàn kinh tế EIRR có giá trị là 12,81% > 10%
nên dự án đạt yêu cầu về chỉ tiêu suất thu lợi nội tại
Như vậy nhìn một cách tổng quát có thể thấy rằng công trình
này có tính khả thi kinh tế rất lớn. Hiệu quả công trình mang lại cho nền
kinh tế nói chung và cho khu vực dự án nói riêng là tương đối cao.
3.4. Phân tích rủi ro

3.4.1. Phân tích độ nhạy
a. Xác định biến rủi ro
Bảng 3 – 13 Tăng giảm biên độ các biến rủi ro
Các biến rủi ro

Biên độ

Vốn đầu tư (K)

+10%

Thu nhập ( E)

-10%

Thu nhập lùi 01 năm

1 năm

b. Kết quả phân tích độ nhạy
- Kết quả phân tích độ nhạy theo vốn đầu tư
Kết quả phân tích độ nhạy của các chi tiêu theo biến vốn đầu
tư được trình bày ở Bảng 3 - 14.
Bảng 3 – 14 Kết quả phân tích độ nhạy của dự án
TT

I

Các chỉ tiêu hiệu quả


Yếu tố t hay đổi

Phương án cơ sở

IRR(%)

B/C

NPV(i=10%)

12,81%

1,52

55,385


21
II

Phương án Giả
định

1

Chi phí tăng 10%

11,58%

1,38


33,606

2

Lợi ích giảm 10%

11,46%

1,37

28,068

3

Dự án chậm 1 năm

11,42%

1,38

30,463

Bảng tính các chỉ tiêu lợi ích chi phí theo tỷ lệ thay đổi vốn
đầu tư thể hiện chi tiết trong các Phụ lục 22, Phụ lục 23, Phụ lục 24.
Nhận xét: Từ bảng kết quả tính toán ta rút ra nhận xét:
+Vốn đầu tư là chi phí đầu vào của dự án, cho nên nếu các
yếu tố khác không đổi, thì vốn đầu tư tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng
đến các B/C, NPV và FIRR của dự án theo chiều nghịch biến.
+ Khi vốn đầu tư tăng lên 10% thì các ch ỉ tiêu đánh giá có

B/C=1,38>1, IRR=11,58%>MARR=10% và NPV =33,606 tỷ đồng
>0 như vậy dự án vẫn hiệu quả. Như vậy khi vốn đầu tư tăng lên thì
dự án rất hiệu quả.
+ Khi lợi ích giảm 10% thì các chỉ tiêu đánh giá thấp nhất
có: B/C=1,37>1, IRR=11,46%>MARR=10% và NPV =28,068 tỷ
đồng >0 như vậy dự án vẫn hiệu quả.
+ Khi dự án chậm tiến độ 01 năm thì các chỉ tiêu đánh giá
thấp nhất có: B/C=1,38>1, IRR=11,42%>MARR=10% và NPV
=30,463 tỷ đồng >0 như vậy dự án vẫn hiệu quả.
3.4.2. Phân tích mô phỏng Monte Carlo
Xác định biến đầu vào và các phân phối xác suất
Các biến rủi ro được giả thiết như Bảng 3 – 15


22

TT

Biến rủi ro

Đơn vị

1

Vốn đầu tư

tỷ VNĐ

2


Thu nhập

tỷ VNĐ

Kết quả mô phỏng
Hình 3.1. Kết quả chạy mô phỏng chỉ tiêu NPV

Hình 3.2. Kết quả chạy mô phỏng chỉ tiêu IRR


23
Hình 3.3. Kết quả chạy mô phỏng chỉ tiêu B/C

Bảng 3 – 16 Kết quả phân tích mô phỏng
Xác
Chỉ tiêu

suất

Kỳ

(Độ tin vọng

Phương

Độ lệch

sai

chuẩn


Min

Max

cậy)
NPV (>0)
IRR
(> 10%)
B/C(>1)

94,62% 55,385 1213,316
94,62%
99,79%

34,833

-77,534 187,306

12,81

0,04

1,92

6,39

21,9

1,52


0,05

0,22

0,86

2,68

Phân tích mô phỏng cho thấy NPV, IRR, B/C đều đạt chỉ
tiêu yêu cầu với Độ tin cậy trên là 94%. Từ kết quả phân tích mô
phỏng cho thấy mức độ rủi ro đối với dự án là rất thấp. Kết quả mô
phỏng được tính toán chi tiết như ở phụ lục 25.
3.5. Kết luận
Qua kết quả phân tích và đánh giá hiệu quả của dự án, tác
giả thấy rằng việc triển khai xây dựng dự án Đập dâng Bồng Sơn,


×