Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, BỆNH TÍCH QUẦY THỊT VÀ PHỦ TẠNG TRÊN HEO TẠI HUYỆN LONG MỸ TỈNH HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, BỆNH TÍCH
QUẦY THỊT VÀ PHỦ TẠNG TRÊN HEO TẠI
HUYỆN LONG MỸ TỈNH HẬU GIANG

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Huỳnh Long
Ngành: BS. THÚ Y
Lớp: TC03TY Cần Thơ
Khóa: 2003 – 2008

Tháng 11 / 2008


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, BỆNH TÍCH QUẦY THỊT VÀ PHỦ TẠNG
TRÊN HEO TẠI HUYỆN LONG MỸ TỈNH HẬU GIANG

Tác giả

NGUYỄN HUỲNH LONG

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ
Ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN VĂN KHANH

Tháng 11 / 2008


i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn huỳnh Long
Tên luận văn: “ Khảo sát tình hình chăn nuôi, bệnh tích quầy thịt và phủ tạng trên
heo tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xết,
đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y.

Ngày…….tháng………năm……….
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Văn Khanh

ii


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng về cha mẹ, người đã sinh thành dưỡng dục và lo cho con có thành quả ngày
hôm nay.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Khanh, đã tạo điều kiện và
tận tình truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quí báu trong suốt thời gian làm đề
tài.
Xin chân thành biết ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
cùng toàn thể Thầy Cô, cán bộ công nhân viên khoa Chăn Nuôi Thú Y và các Phòng Ban của
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban lãnh đạo Chi Cục Thú Y tỉnh Hậu Giang.

- Ban lãnh đạo Trạm Thú Y huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang.
Xin cảm ơn tập thể anh chị em công nhân lò mổ thị trấn Long Mỹ đã tạo mọi điều kiện
tốt nhất để tôi thực hiện đề tài.

Nguyễn Huỳnh Long
Tháng 11 / 2008

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong thời gian thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình chăn nuôi, bệnh tích quầy thịt và
phủ tạng trên heo tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang” từ 11/11/2008 đến 11/03/2009, chúng
tôi đã tiến hành khảo sát và ghi nhận kết quả như sau:
Kết quả cho thấy qua 202 hộ được phỏng vấn có nuôi 2908 con heo.Trong đó, có 1431
heo thịt, 16 heo đực giống, 7 heo đực hậu bị, 316 heo nái sinh sản, 77 heo nái hậu bị và 1061
heo con theo mẹ.
Kinh nghiệm chăn nuôi heo từ 6 – 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 46,54%. Phần lớn các
hộ chăn nuôi đều xây nền chuồng bằng xi măng (98,02%), vách bằng xi măng chiếm 97,53%
và mái lợp lá còn chiếm tỷ lệ cao ( 63,37%).
Tỷ lệ gieo tinh nhân tạo là 70,89%, tỷ lệ áp dụng biện pháp sát trùng chuồng nuôi là
72,77%.
Chúng tôi đã theo dõi và ghi nhận được 295 heo được hạ thịt, số heo có bệnh tích là
254 con chiếm tỷ lệ 86,10%.
Trong ba nhóm giống heo lai mà chúng tôi ghi nhận ( heo lai Yorkshire, Landrace,
Duroc) thì nhóm heo lai Duroc có tỷ lệ xuất hiện bệnh cao nhất 89,41%.
Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên heo đực là 83,53% thấp hơn tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên
heo cái là 89,31%.
Kết quả khảo sát trên hệ thống cơ quan cho thấy hệ hô hấp có tỷ lệ xuất hiện bệnh tích
cao nhất 74,24%.

Đối với gan có bệnh tích, bệnh tích xơ hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 52,38%, còn ở dạ dầy
thì tỷ lệ bệnh tích sung huyết là cao nhất chiếm 65,62%. Chúng tôi ghi nhận được có 35 ca
nhiễm giun đũa chiếm tỷ lệ cao nhất ( 83,33%) đối với bệnh tích ở ruột.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................ i
Xác nhận của giáo viên hướng dãn............................................................................... ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................... iii
Tóm tắt luận văn .......................................................................................................... iv
Mục lục ......................................................................................................................... v
Danh sách các bảng...................................................................................................... ix
Danh sách các hình ....................................................................................................... x
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Mục đích ....................................................................................................... 2
1. 3. Yêu cầu ........................................................................................................ 2
Chương 2. TỔNG QUAN............................................................................................. 3
2.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 3
2.1.1. Vị trí địa lý huyện Long Mỹ .................................................................. 3
2.1.2. Khí hậu................................................................................................... 4
2.1.3. Đất đai.................................................................................................... 5
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................ 5
2.2.1. Tình hình văn hóa xã hội ....................................................................... 5
2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp............................................................. 6
2.3. Tình hình chăn nuôi heo .............................................................................. 7
2.3.1. Chuồng trại ............................................................................................ 7

2.3.2. Con giống............................................................................................... 7
2.3.3. Thức ăn .................................................................................................. 8
2.3.4. Chăm sóc nuôi dưỡng ............................................................................ 8
v


2.4. Tình hình thú y.............................................................................................. 9
2.4.1. Công tác tổ chức .................................................................................... 9
2.4.2. Tình hình dịch bệnh .............................................................................. 9
2.4.3. Công tác tiêm phòng.............................................................................. 9
2.4.4. Công tác kiểm dịch động vật – kiểm soát giết mổ............................... 10
2.4.5. Công tác thanh tra................................................................................ 10
2.4.6. Công tác khuyến nông ......................................................................... 10
2.4.7. Sơ lược về lò mổ thị trấn Long Mỹ ..................................................... 11
2.5. Một số bệnh có thể gây bệnh tích trên heo được giết thịt........................... 12
2.5.1. Bệnh thương hàn heo (Salmonellosis)................................................. 12
2.5.2. Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis).................................................... 13
2.5.3. Bệnh dấu son (Swine Erysipelas) ........................................................ 14
2.5.4. Dịch viêm phổi địa phương truyền nhiễm (Enzootic Pneumonia) ...... 14
2.5.5. Viêm teo xoang mũi truyền nhiễm (Atrophic Rhinitis)....................... 15
2.5.6. Bệnh viêm phổi – màng phổi ở heo (Pleuropneumonia in pigs) ......... 15
2.5.7. Bệnh Lepto (Leptospirosis) ................................................................. 15
2.5.8. Bệnh dịch tả heo (Hog cholera) ........................................................... 16
2.5.9. Bệnh lở mồm long móng (Foot and Mouth Disease) .......................... 16
2.5.10. Bệnh giả dại (Aujeszky’s Disease) .................................................... 17
2.5.11. Bệnh do Parvovirus (Porcine Parvovirus Infection).......................... 17
2.5.12. Hội chứng SMEDI (Stillbrith Mummification
Embryonic Death Infertillity) ........................................ 18

2.5.13. Hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên heo

(PRRS: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome) ................. 18
2.5.14. Cúm heo (Swine Influenza) ............................................................... 18
2.5.15. Giun đũa heo (Ascaris suum) ............................................................ 19

vi


2.5.16. Giun phổi heo (Lungworms) ............................................................. 19
2.5.17. Ghẻ heo (Sarcoptes scabiei suis) ....................................................... 20
2.5.18. Bệnh do thiếu kẽm (Parakeratosis) .................................................... 20
2.6. Nguyên tắc và phương pháp khám thú trước và sau khi hạ thịt ................. 20
2.6.1. Khám thú trước hạ thịt......................................................................... 20
2.6.2. Khám thú sau hạ thịt ............................................................................ 21
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ................................... 24
3.1. Thời gian thực hiện..................................................................................... 24
3.1. Địa điểm thực hiện...................................................................................... 24
3.3. Nội dung ..................................................................................................... 24
3.1.3. Nội dung 1 ........................................................................................... 24
3.1.2. Nội dung 2 ........................................................................................... 25
3.4. Dụng cụ....................................................................................................... 26
3.5. Phương pháp khảo sát................................................................................. 26
3.5.1. Khảo sát tình hình chăn nuôi heo ........................................................ 26
3.5.2. Khảo sát bệnh tích trên quầy thịt và phủ tạng ..................................... 26
3.6. Một số công thức tính ................................................................................. 27
3.7. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 27
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 28
4.1. Tình hình chăn nuôi của nông hộ ............................................................... 28
4.1.1. Cơ cấu đàn heo phân bố ở ba xã và thị trấn Long Mỹ......................... 28
4.1.2. Diện tích chuồng.................................................................................. 30
4.1.3. Qui mô chăn nuôi................................................................................. 31

4.1.4. Số năm kinh nghiệm chăn nuôi heo của nông hộ ................................ 32
4.1.5. Cấu trúc chuồng nuôi........................................................................... 33
4.1.6. Phương pháp phối giống cho heo nái .................................................. 36
4.1.7. Thức ăn nuôi dưỡng............................................................................. 37

vii


4.1.8. Sử dụng thuốc tẩy ký sinh trùng .......................................................... 37
4.1.9. Sát trùng chuồng trại............................................................................ 38
4.1.10. Tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm chủ yếu cho heo.................. 39
4.2. Một số chỉ tiêu sinh sản và phát triển ......................................................... 41
4.2.1. Sự loại thải của heo nái........................................................................ 41
4.2.2. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ................................................................ 42
4.2.3. Trên heo đực giống .............................................................................. 42
4.2.4. Tuổi xuất chuồng đạt trọng lượng 100kg ở heo thịt ............................ 43
4.3. Bệnh tích trên quầy thịt và phủ tạng........................................................... 45
4.3.1. Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên heo được khảo sát theo nhóm giống.... 45
4.3.2. Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên heo được khảo sát theo giới tính.......... 46
4.3.3. Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích theo hệ thống cơ quan................................. 46
4.3.4. Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên cơ quan phủ tạng.................................. 47
4.3.5. Tần số xuất hiện bệnh tích trên phổi.................................................... 48
4.3.6. Tần số xuất hiện bệnh tích trên dạ dày, ruột, gan của heo khảo sát .... 51
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 55
5.1. Kết luận....................................................................................................... 55
5.1.1. Tình hình chăn nuôi heo của nông hộ.................................................. 55
5.1.2. Bệnh tích trên quầy thịt và phủ tạng.................................................... 55
5.2. Đề nghị........................................................................................................ 56
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 67


viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn heo phân bố ở 3 xã và thị trấn Long Mỹ ................................. 29
Bảng 4.2. Diện tích chuồng nuôi heo của nông hộ..................................................... 30
Bảng 4.3. Qui mô chăn nuôi heo của nông hộ............................................................ 31
Bảng 4.4. Số năm kinh nghiệm chăn nuôi heo của nông hộ....................................... 32
Bảng 4.5. Tình hình cấu trúc chuồng của nông hộ nuôi heo ...................................... 34
Bảng 4.6. Hình thức phối giống cho heo nái .............................................................. 36
Bảng 4.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi sử dụng thuốc tẩy ký sinh trùng .................................. 37
Bảng 4.8. Tỷ lệ hộ chăn nuôi áp dụng biện pháp sát trùng chuồng trại ..................... 38
Bảng 4.9. Kết quả tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm chủ yếu............................ 40
Bảng 4.10. Sự loại thải của heo nái sinh sản tại nông hộ ........................................... 41
Bảng 4.11. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của heo nái tại nông hộ.............................. 42
Bảng 4.12. Sự loại thải của heo đực giống tại nông hộ .............................................. 43
Bảng 4.13. Tuổi xuất chuồng ở trọng lượng 100kg của các nhóm heo thịt ............... 44
Bảng 4.14. Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên heo được khảo sát theo nhóm giống ....... 45
Bảng 4.15. Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên heo được khảo sát theo giới tính .............. 46
Bảng 4.16. Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích theo hệ thống cơ quan (n = 295) ..................... 46
Bảng 4.17. Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên cơ quan phủ tạng ...................................... 47
Bảng 4.18. Tần số xuất hiện các dạng bệnh tích trên phổi (n = 219) ......................... 48
Bảng 4.19. Tần số xuất hiện bệnh tích trên dạ dày , ruột, gan của heo khảo sát........ 55

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Bản đồ hành chánh huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang ................................... 4
Hình 2.2. Trạm thú y thị trấn Long Mỹ tỉnh Hậu Giang ............................................ 10
Hinh 2.3. Lò giết mổ thị trấn Long Mỹ tỉnh Hậu Giang............................................. 11
Hình 2.4. Phương pháp lấy tiết ................................................................................... 12
Hình 4.1. Cấu trúc chuồng heo: nền xi măng và vách xây bằng gạch........................ 35
Hình 4.2. Chuồng heo nái ở ấp 1 thị trấn Long Mỹ.................................................... 35
Hình 4.3. Chuồng heo thịt giống Yorkshire x Landrace tại ấp 4 thị trấn Long.......... 45
Hình 4.4. Phổi xuất huyết ........................................................................................... 49
Hình 4.5. Phổi xẹp ...................................................................................................... 50
Hình 4.6. Viêm phổi thùy lớn ..................................................................................... 50
Hình 4.7. Phổi nhục hóa.............................................................................................. 51
Hình 4.8. Gan có đốm sợi huyết bao phủ trên bề mặt ................................................ 52
Hình 4.9. Vết ấu trùng giun đũa di hành ngang qua ................................................... 52
Hình 4.10. Ruột nhiễm giun đũa................................................................................ 54
Hình 4.11. Ruột già xuất huyết................................................................................... 54

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sau những năm đổi mới nền kinh tế, đàn gia súc nước ta đã phát triển mạnh về số
lượng và chất lượng, góp phần giải quyết tốt nhu cầu thực phẩm đối vối người tiêu dùng và
xuất khẩu.
Cùng với xu hướng phát triển của cả nước, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung,
tỉnh Hậu Giang nói riêng ngành chăn nuôi heo gắn bó với người dân từ xưa đến nay, vì heo
là một gia súc dễ nuôi, dễ thích nghi, ăn tạp, có khả năng sinh trưởng tốt, sinh sản nhanh….
Nhờ những đặc điểm này heo cung cấp thường xuyên nguồn thực phẩm giàu chất dinh
dưỡng cho con người, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt nhằm nâng cao năng suất

nông nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những nông hộ có đầu tư tốt trong việc chăn nuôi heo, thì đại đa
số người dân vẫn còn nuôi với hình thức cải thiện kinh tế gia đình, kiến thức còn hạn chế nên
không dám đầu tư. Do đó, không đạt hiệu quả kinh tế tối ưu đồng thời dịch bệnh vẫn là mối
đe dọa đàn heo khiến một số hộ chăn nuôi phải bỏ trống chuồng nuôi.
Trong tình hình đó, công tác chăn nuôi cũng như thú y phải được quan tâm đúng mức
mới đáp ứng được nhu cầu thực tế, đặc biệt là phải xây dựng chương trình khuyến nông tại
địa phương qua các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật. Muốn thực hiện được điều này trước
hết chúng ta phải tiến hành tìm hiểu tình hình chăn nuôi heo tại địa phương, nắm được cơ
cấu đàn heo, nguồn gốc giống, phương pháp phòng bệnh, một số bệnh tích trên quầy thịt heo
tại huyện Long Mỹ để đề xuất được các biện pháp tối ưu nhằm nâng cao năng suất và chất
lượng đàn heo.

1


Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, được sự phân công của bộ môn Bệnh lý - Ký sinh,
Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, với sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Văn Khanh chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình chăn nuôi,
bệnh tích quầy thịt và phủ tạng trên heo tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang”.
1.2. Mục đích
- Tìm hiểu tình hình chăn nuôi heo ở huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang để có phương
pháp phát triển ngành chăn nuôi heo và nâng cao năng suất chăn nuôi ở địa phương.
- Khảo sát các bệnh tích quày thịt heo được hạ thịt tại lò mổ thị trấn Long Mỹ nhằm
đánh giá tình trạng sức khoẻ của heo.
1.3. Yêu cầu
- Điều tra nắm lại cơ cấu đàn heo trong huyện Long Mỹ.
- Điều tra, khảo sát một số chỉ tiêu về điều kiện chăn nuôi heo trên nông hộ và một số
chỉ tiêu trên heo đực giống, heo nái sinh sản, heo nuôi thịt.
- Thống kê phân loại tình trạng quày thịt, những bệnh tích xuất hiện trên quày thịt và

một số cơ quan phủ tạng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Long Mỹ - Hậu Giang
Huyện Long Mỹ nằm phía Nam của tỉnh Hậu Giang bao gồm 10 xã và 2 thị trấn. Diện
tích tự nhiên của huyện là 39.621,64 ha. Đường giao thông thuận lợi, đường bộ có quốc lộ 61
đi qua dài 10km, điểm đầu là ranh giới huyện Phụng Hiệp và điểm cuối là ranh giới huyện Vị
Thủy. Quốc lộ 61 là tuyến giao thông quan trọng của huyện, góp phần phát triển nền kinh tế
và đảm bảo an ninh quốc phòng, ngoài ra huyện Long Mỹ còn có tỉnh lộ 931 đi qua dài 17
km. Đường thủy có 2 con sông Cái Lớn và sông Trà Ban, đây là 2 tuyến vận tải đường sông
quan trọng của huyện, ngoài ra huyện còn có các tuyến kênh: Củ Tre, Thanh Thủy, 13,…
đan xen nhau tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy rất phong phú giúp cho vận chuyển
nông sản và hàng hoá thuận lợi với giá thành thấp.
2.1.1. Vị trí địa lý
Ranh giới huyện Long Mỹ cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Vị Thủy.
-Phía Đông Bắc giáp huyện Phụng Hiệp.
-Phía Tây Bắc giáp thị xã Vị Thanh.
-Phía Tây giáp Kiên Giang.
-Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng.

3


Hình 2.1. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LONG MỸ
2.1.2. Khí hậu

Huyện Long Mỹ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, hàng năm chia làm 2 mùa
rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
Nhiệt độ trung bình của năm là 26 - 27oC.
Nhiệt độ cao tuyệt đối là 28,5oC (tháng 5).
Nhiệt độ thấp tuyệt đối là 16,5oC (tháng 3).

4


Độ ẩm 80 - 85%.
Số giờ nắng 2.600 giờ/năm.
Lượng mưa trung bình 1.110mm/năm, có lúc đến 1.400mm – 1.450mm/năm.
2.1.3. Đất đai
Ở huyện Long Mỹ chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm 89,79% ( 35.578,04 ha) còn lại là
đất chuyên dụng, đất ở, đất chưa sử dụng chiếm 10,21% (4.043,60 ha).
Thủy lợi khép kín : 15.212 ha.
Đất phèn

: 19.685 ha.

Đất phù sa

: 8.850 ha.

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1 Tình hình văn hóa xã hội
* Dân số
Dân số trung bình của huyện năm 2007 là 167.723 người, mật độ dân số: 424
người/km2. Dân số khu vực thành thị có 21.217 người (chiếm 12,65%), dân số nông thôn:
146.506 người (chiếm 87,35%), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,23%/năm.

Tổng số hộ của 3 xã và thị trấn Long Mỹ là 16.163 hộ, dân số trung bình 73.807 người,
mật độ dân số là 572 người/km2 và có sự phân bố dân cư đồng đều ở các ấp.
* Lao động
Tổng số lao động toàn huyện năm 2005 là 88.250 người. Trong đó số hộ làm nông –
lâm nghiệp: 71.924 người ( chiếm 81,50%), lao động thủy sản: 950 người (chiếm 1,08%),
lao động công nghiệp chế biến: 4.324 người ( chiếm 4,90%), các lao động khác: 11.052
người ( chiếm 12,52%). Như vậy, nguồn nhân lực tập trung vào nông - lâm nghiệp.
* Giáo dục
Hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện gồm:
+ 14 trường mẫu giáo.
+ 32 trường tiểu học.
+ 12 trường trung học cơ sở.
+ 3 trường phổ thông trung học.
5


* Y tế
Trong địa bàn huyện có tổng cộng 14 cơ sở y tế trong đó có:
+ 01 phòng khám đa khoa khu vực.
+ 01 trung tâm y tế.
+ 12 trạm y tế xã.
* Thông tin văn hoá thể thao
Huyện có 01 trung tâm văn hóa tại thị trấn Long Mỹ và 8/10 xã có nhà văn hóa. Các xã
trong huyện đều có đài truyền thanh (10 trạm xã).
Mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ khá tốt. Toàn huyện có 01 bưu điện tại thị trấn
Long Mỹ và 10 bưu điện văn hoá xã.
Trung tâm thể dục - thể thao phối hợp với Liên đoàn lao động, phòng Giáo dục, huyện
Đoàn, Hội Nông Dân,…duy trì tốt phong trào vui khỏe ở cơ sở. Thể dục thể thao phát triển
mạnh với các môn bóng đá, chạy việt dã, đánh cờ, bóng chuyền,…đã thu hút rộng rãi công
nhân viên và nhân dân tham gia.

2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp
* Ngành trồng trọt
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện nên loại cây trồng thích hợp là lúa, cây ăn
quả và cây màu. Số liệu của Phòng Kế Hoạch huyện về các loại cây trồng như sau:
- Cây lúa : 48.126 ha.
- Cây ngô : 320 ha.
- Khoai lang : 482 ha.
- Rau đậu : 2.174 ha.
- Cây mía : 3.606 ha.
- Cây ăn quả : 4.962 ha.
* Ngành chăn nuôi thuỷ sản
* Chăn nuôi
Qua kết quả thống kê năm 2007, số lượng đàn trâu, bò, heo, dê, gia cầm như sau.
- Đàn trâu : 672 con.
6


- Đàn bò : 796 con.
- Đàn heo : 84.605 con.
- Đàn dê : 508 con.
- Đàn gia cầm : 987.129 con.
Khuynh hướng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp tiếp tục được phát triển
rộng rãi trên địa bàn.
* Thủy sản
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 1.742,87 ha, trong đó nuôi ao mương là 489,59 ha và
nuôi ruộng là 1.253,28 ha. Sản lượng đạt được là 6.895,3 tấn.
2.3. Tình hình chăn nuôi heo
2.3.1 Chuồng trại
Trong những năm gần đây 3 xã Long Trị, Lương Tâm, Vĩnh Viễn và thị trấn Long Mỹ
huyện Long Mỹ đã có bước tiến trong việc chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi heo thịt bắt đầu xây

dựng chuồng trại kiên cố và bán kiên cố.
Diện tích chuồng nuôi heo tùy thuộc nhiều vào diện tích đất hiện có của mỗi nông hộ,
kiểu chuồng thường làm theo kiểu một mái, mái bằng lá chiếm tỷ lệ cao. Nền chuồng:
thường tráng bằng xi măng có độ thoát nước tốt, ít trơn trợt.
Máng ăn – máng uống: đa số làm bằng gạch xây gắn vào nền và vách chuồng. Ngoài ra,
một số ít người chăn nuôi còn dùng máng thiếc, máng bằng vỏ xe xẻ đôi và máng đất nung.
Hầm chứa phân ủ biogas bắt đầu quan tâm sử dụng.
2.3.2. Con giống
Ngoài việc sử dụng con giống có sẵn ở địa phương, người chăn nuôi còn mua heo
giống từ các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Phần lớn, các hộ chăn nuôi heo sử dụng
các dòng heo ngoại lai như :
+ Nhóm hướng giống Yorkshire : lông màu trắng, tai đứng, thân có dạng hình chữ
nhật, bụng thon, đuôi dài quấn cong, vai và mông to.
+ Nhóm hướng giống Landrace : lông trắng tai xụ che khuất mặt, bụng thon, đầu nhỏ,
mông đùi to, nhìn ngang thân có hình tam giác.
7


+ Nhóm hướng Yorkshire x Landrace : đây là nhóm heo lai ngoại có ngoại hình trung
bình của hai giống, lông trắng, tai vừa và hơi nghiêng.
2.3.3. Thức ăn
Nguồn thức ăn chủ yếu là tấm, cám, cặn bột, hèm rượu, thức ăn thừa. Ngoài những
thức ăn kể trên, người chăn nuôi heo còn bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp với thức ăn đậm
đặc như cám Lái Thiêu, Việt Đức, Cargill, Bình Phước, Higro, Master,…Các loại thức ăn
trên đảm bảo được tỷ lệ dưỡng chất đúng với nhu cầu theo từng giai đoạn phát triển của heo,
giúp cho heo tăng trọng nhanh và sinh sản tốt.
2.3.4. Chăm sóc nuôi dưỡng
Ba xã Long Trị, Lương Tâm, Vĩnh Viễn và thị trấn Long Mỹ có nhiều hộ chăn nuôi
lâu đời, đa số có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên, các hộ này có kỹ thuật chăn nuôi khá tốt.
Các hộ chăn nuôi chỉ chú trọng sát trùng khi heo mới mua về hoặc heo nái chuẩn bị

đẻ. Hiện nay người chăn nuôi sử dụng các chất sát trùng như: vôi bột, formol, Virkon S,
BKA để sát trùng chuồng trại.
Phương thức cho ăn: hầu hết các hộ chăn nuôi gia đình đều cho heo ăn thức ăn dạng
lỏng (thức ăn khô trộn với nước), ngày cho ăn từ 02 đến 04 lần.
Năm nay do thời tiết nóng bức, nên việc tắm heo và rửa chuồng thường xuyên hơn,
không tính số lần trong ngày. Đa số người dân sử dụng nước sông, kênh rạch hoặc nước
giếng không qua xử lý để tắm, dội chuồng. Riêng phần cho heo ăn, uống thì sử dụng nước
sông được lắng cặn hoặc nước giếng, không có người sử dụng mạch nước ngầm của Nhà
nước cung cấp.
Nước sông, nước kênh rạch phục vụ cho chăn nuôi đủ về số lượng nhưng chất lượng
không đảm bảo vệ sinh. Do đó, nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe của gia súc.
Theo Võ Văn Ninh (2001), việc sử dụng nước sông hoặc nước giếng ở đồng bằng sông
Cửu Long trong chăn nuôi heo thì không đảm bảo vệ sinh vì nước rất dễ bị ô nhiễm do có
nhiều chất độc và nguy hiểm nhất là có chứa vi trùng gây bệnh truyền nhiễm.

8


2.4. Tình hình thú y
2.4.1. Công tác tổ chức
Chi Cục Thú Y tỉnh chỉ đạo công tác thú y cho các huyện, thị trong tỉnh về mặt chuyên môn.
Trạm thú y huyện Long Mỹ nằm ở trung tâm thị trấn Long Mỹ
- Nhân sự : hiện có 04 cán bộ kỹ thuật gồm:
+ 01 Bác sỹ thú y

Trưởng trạm

+ 01 Kỹ sư chăn nuôi thú y


Phó trạm

+ 02 Trung cấp chăn nuôi thú y

Nhân viên

Toàn huyện Long Mỹ có 10 xã và 2 thị trấn, trong đó hiện có 30 thú y viên. Trình độ
đại học 02 người, trung cấp thú y 12 người, còn lại là sơ cấp và đào tạo ngắn hạn. Thú y xã
chịu trách nhiệm về chuyên môn tại xã phụ trách.
Riêng tại ba xã Long Trị, Lương Tâm, Vĩnh Viễn và thị trấn Long Mỹ lực lượng thú y
gồm có 09 người, trong đó có 01 bác sỹ, 02 trung cấp và 06 sơ cấp và đào tạo ngắn hạn.
2.4.2. Tình hình dịch bệnh
Trong những năm gần đây, dịch bệnh chỉ xảy ra lẻ tẻ trên đàn heo của ba xã và một thị
trấn: chủ yếu là các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, lở mồm long móng.
Bệnh nhiều nhất vào tháng 04, 05, 10, 11 là những thời điểm giao mùa khí hậu thay
đổi gây bất lợi cho đàn gia súc.
2.4.3. Công tác tiêm phòng
Hàng năm trạm thú y huyện tổ chức tiêm phòng cho các loại gia súc vào hai đợt trong
năm với 04 loại vaccine chủ yếu là dịch tả heo, phó thương hàn, tụ huyết trùng, lở mồm
long móng.
- Đợt 1 : vào tháng 02
- Đợt 2 : vào tháng 07
Ngoài hai đợt tiêm phòng chính, cán bộ thú y còn tiêm phòng bổ sung theo lứa tuổi và
số heo mới mua về nuôi.
Hiện nay, đa số người chăn nuôi có sự hiểu biết về việc tiêm phòng nên tự mua
vaccine dịch tả heo, phó thương hàn, tụ huyết trùng về tiêm phòng cho heo.
9


Hình 2.2. Trạm thú y thị trấn Long Mỹ

2.4.4. Công tác kiểm dịch động vật – kiểm soát giết mổ
Trạm Thú y huyện đã triển khai công tác kiểm dịch động vật – kiểm soát giết mổ
thông qua quyết định của giám đốc Sở Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn.
Toàn huyện đã xây dựng được lò giết mổ tập trung. Trong 6 tháng đầu năm 2008, số
lượng gia súc qua công tác kiểm soát giết mổ chỉ mới đạt được 70% so với số lượng thực tế.
Nguyên nhân do còn một số hộ giết mổ heo tại nhà không báo với trạm thú y nên chưa kiểm
soát được.
2.4.5. Công tác thanh tra
Phòng thanh tra Chi Cục Thú Y lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp
hành các quy định của pháp lệnh thú y đối với tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến
thú y. Thường xuyên kiểm tra các cửa hàng thuốc thú y, các cơ sở giết mổ động vật, các sạp
bán thịt để kiểm tra dấu kiểm soát giết mổ...
2.4.6. Công tác khuyến nông
Trạm đã chuyển giao nhiều tiến bộ khoa hoc kỹ thuật về các lĩnh vực như:
- Về trồng trọt triển khai mô hình 3 giảm (giảm đầu tư giống, phân bón, thuốc), 3 tăng
(tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả).
10


- Về chăn nuôi triển khai chương trình chăn nuôi heo nái sinh sản theo hướng nạc.
2.4.7. Sơ lược về lò mổ thị trấn Long Mỹ
Lò mổ thị trấn Long Mỹ nằm tại ấp 1 thị trấn Long Mỹ huyện Long Mỹ tỉnh Hậu
Giang. Lò nằm cách trục giao thông chính khoảng 2 km, lò nằm gần chợ thị trấn Long Mỹ.
Thịt heo từ lò mổ được phân bố chủ yếu cho chợ Long Mỹ.
Lò mổ có 4 công nhân trong đó có một quản lý.
Lò có tổng cộng 20 ngăn chuồng trữ heo, 2 chảo trụng và 2 bàn pha lóc thịt. Diện tích
mỗi chuồng là 8 m2, mỗi bàn pha lóc 4 m2 .
Lò hoạt động từ 0 giờ 30 phút đến 5 giờ sáng, mỗi đêm lò giết mổ được từ 18 – 20 con heo.
Tình hình vệ sinh của lò: Sau mỗi buổi giết mổ công nhân tiến hành dội nước quét rửa
toàn bộ lò từ khu vực hạ thịt đến khu pha lóc, khu làm lòng và khu trữ heo.


Hình 2.3. Lò giết mổ thị trấn Long Mỹ

11


Hình 2.4. Phương pháp lấy tiết
2.5. Một số bệnh có thể gây bệnh tích trên heo được giết thịt
2.5.1. Bệnh thương hàn heo ( Salmonellosis )
Bệnh do vi trùng Salmonella (nhất là Salmonella cholerae suis) gây nên với đặc điểm
là bại huyết, gây viêm dạ dày ruột, tạo mụn loét ở ruột già, thường gây viêm phổi trên heo
cai sữa tuổi 10 – 16 tuần và gây xáo trộn sinh sản trên heo nái. Bệnh có thể lây sang người
dưới dạng nhiễm độc tố của vi trùng qua thức ăn.
Heo có thể nhiễm bệnh ở nhiều thể: (1) thể nhiễm trùng máu: heo có biểu hiện uể oải,
chậm chạp, sốt cao 40,5 – 420C dẫn đến yếu và chết; (2) thể viêm ruột, thường thấy heo tiêu
chảy, gầy, sốt từng cơn, mất nước, phân loãng có màu vàng hơi trắng, có khi dính máu,
màng nhày và fibrin; (3) thể sinh dục, thường gây sẩy thai trên nái, nái nhiễm một tháng
trước khi đẻ.
Khám quày thịt heo bệnh thấy tụ máu và thấy xuất huyết nặng dưới lớp màng niêm và
tương mạc. Viêm màng nhày ruột, bên trong ruột chứa đầy chất lỏng hoặc viêm ruột xuất
huyết nặng có vấy máu, một ít trường hợp gây viêm ruột hoại tử có phủ fibrin. Hạch màng
treo ruột triển dưỡng, phù thủng và xuất huyết. Gan có biểu hiện thoái hóa mỡ, thành túi mật
12


dày. Xoang bụng và xoang ngực chứa dịch viêm vấy máu. Ở tim, xuất huyết điểm dưới
niêm mạc, màng ngoài và màng trong tim. Thận xuất huyết điểm. Phổi bị tụ máu và gan hóa
ở nhiều mức độ khác nhau. Đặc biệt trên da có nhiều điểm thâm tím và xuất huyết trên vùng
vai, đùi, chân, bẹn và nách để hình thành bệnh tích hoặc mảnh da khô bị bong tróc. Heo nái
mang thai bị sẩy thai, những lá nhau hoại tử có nhiều vùng xuất huyết, thai thủy thủng, phân

rã hay hóa gỗ tùy theo thời điểm chết.
Xử lý: Trong khi khám thú sống nếu phát hiện thú tiêu chảy thì phải nghi ngờ về bệnh
phó thương hàn, dù có giấy chứng nhận thú y hay không ta đều xem chúng như là thú bệnh.
Bệnh này lây cho người và trên nhiều loại thú gây thiệt hại kinh tế lớn.
Quày thịt bệnh phải được hủy một cách cẩn thận và vệ sinh. Cấm giết mổ những thú
biết chắc chắn là bệnh Salmonellosis. Trong khám thú sống nếu nghi ngờ thú bệnh thì lấy
mẩu phân gởi đến phòng thí nghiệm định loại vi khuẩn cũng như lấy máu kiểm tra huyết
thanh học. Thú có phản ứng dương tính thì phải tiêu hủy ngay.
2.5.2. Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis)
Là bệnh truyền nhiễm do vi trùng Pasteurella multocida gây nên, bệnh xảy ra cho tất
cả các loại heo. Nhưng nặng nhất là heo từ 2 – 6 tháng tuổi. Ở vùng đồng bằng Nam Bộ,
bệnh thường phát vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8. Bệnh gây bại huyết, xuất huyết và
chết nhanh, tỷ lệ chết cao từ 50 – 80%. Người dân thường gọi là bệnh Toi.
Các dấu hiệu tùy thuộc mức độ nghiêm trọng và sự lan rộng của tổn thương phổi.
Trường hợp cấp tính: con vật ho, có dịch nhày lẫn mủ tiết ra ở mũi, biếng ăn, lười vận động,
khó thở và thở thể bụng, mệt mỏi. Trường hợp mãn tính: thú ho khan có biểu hiện viêm phổi
nhẹ hoặc không rõ ràng diễn ra trong nhiều tháng.
Những biểu hiện trên thân thịt có thể thấy là ngoài da có nốt đỏ hoặc tím bầm, thịt bên
trong đỏ tím hoặc chứa nhiều nước. Trong xoang ngực, bao tim tích nhiều nước thanh dịch,
mỡ vành tim xuất huyết đỏ lấm tấm. Hạch lâm ba sưng đỏ, thủy thủng, thấm nước, lách sưng
tụ máu, thận ứ huyết. Viêm phế quản phổi.
Xử lý: Heo sau khi giết mổ phát hiện thấy các bệnh tích rõ rệt toàn thân tụ huyết và
xuất huyết thì thịt và phủ tạng đều phải hủy bỏ. Nếu bệnh tích ở thể nhẹ thì thân thịt phải
luộc chín, phủ tạng phải hủy bỏ.
13


2.5.3. Bệnh dấu son (Swine Erysipelas)
Là bệnh truyền nhiễm do vi trùng Erysipelothrix insidiosa gây ra, bệnh xảy ra ở tất cả
các loại heo, nhưng heo từ 3 – 4 tháng tuổi trở lên thì mắc bệnh nặng nhất. Bệnh có thể lây

sang người và một số động vật khác.
Heo mắc bệnh ở thể cấp tính hoặc nhiễm trùng máu: sốt cao 41 – 430C, thú chết đột
ngột, viêm phổi cấp tính và gây sẩy thai ở heo nái mang thai. Ở thể da: có sự đổi màu ở da
thú từ ban đỏ sang đỏ tím, đặc biệt là ở tai, mũi, mõm, lưng xuất hiện những đốm hình
vuông, hình thoi ở trên da. Ở thể mãn tính: thú có biểu hiện viêm đa khớp, heo trở nên què,
khập khiểng, mất trạng thái cân bằng do đó heo không đi lại được và nằm liệt một chỗ.
Trên da xuất hiện những đốm xuất huyết hình thoi, xuất huyết lấm tấm ở màng bao tim
và tụ máu ở thận. Viêm cata xuất huyết dạ dày ruột, tụ máu ở gan, xuất huyết và phù nề ở
hạch bạch huyết. Ở thể mãn tính thú có khớp sưng to, sùi van tim hình bông cải.
2.5.4. Dịch viêm phổi địa phương truyền nhiễm (Enzootic Pneumonia)
Là bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma hypneumoniae thường xảy ra ở thể mãn tính,
lưu hành ở mọi địa phương, với đặc điểm gây viêm phế quản, phổi tiến triển chậm. Tỷ lệ
heo mắc bệnh khá cao, tuy nhiên tỷ lệ chết thường thấp (khoảng 16%) nếu không ghép với
các bệnh truyền nhiễm khác.
Heo con trên một tháng tuổi thấy triệu chứng ho và thở từng cơn kéo dài vào sáng sớm
hay chiều tối, nhất là ban đêm khi thời tiết lạnh, sau khi ăn hoặc sau khi vận động. Những
trường hợp nặng, heo thở thể bụng, ngồi thở như chó ngồi. Sốt nhẹ từ 39,5 – 400C. Ăn ít,
lông xù, da và niêm mạc xanh xao, tỷ lệ chết trung bình (10%), nhưng nguy hiểm nhất là
heo không tăng trọng và lây nhiễm lâu dài.
Bệnh xảy ra chủ yếu ở bộ máy hô hấp và hạch phổi. Viêm phổi khởi phát thường từ
thùy tim sang thùy đỉnh, thùy hoành cách mô có tính chất đối xứng (nhiều vùng gan hóa,
nhục hóa, tụy tạng hóa có tính chất đối xứng). Hạch phổi sưng to.
Xử lý : Sau khi giết mổ, nếu phát hiện bệnh tích trên heo rõ rệt thì toàn bộ phổi (khí
quản và thùy phổi) phải hủy. Thịt và phủ tạng khác không phải xử lý. Nếu phát hiện ghép với
các bệnh khác như bệnh đóng dấu son, tụ huyết trùng, dịch tả thì phải căn cứ vào bệnh tích
của bệnh ghép mà quyết định xử lý theo các bệnh đó.
14



×