Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

khảo sát quy mô chăn nuôi, tình hình dịch bệnh và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn nuôi tại xã thanh mỹ - sơn tây – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.17 KB, 62 trang )

Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều năm nay, chương trình nạc hóa đàn lợn luôn là mục tiêu
hàng đầu của nhà nước ta nhằm cung cấp con giống có chất lượng cao cho
người chăn nuôi, với các giống siêu nạc, chỉ số tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc
lại cao, giá bán ra thị trường hoặc xuất khẩu rất được giá, đem lại lợi nhuận
cho người chăn nuôi.
Ở nước ta hiện nay, việc phát triển chăn nuôi lợn theo hình thức trang
trại đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các trang trại có vốn đầu tư nước
ngoài, được phát triển theo hướng chuyên môn hoá, điển hình như các trang
trại lợn của công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam có vốn đầu tư từ
Thái Lan.
Những giống lợn ngoại có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh nhưng
khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh và chống chịu bệnh tật kém.
Đây là vấn đề khó khăn mà các trại chăn nuôi thường gặp phải. Trước tình
hình đó, yêu cầu các trang trại chăn nuôi phải có qui trình tiêm phòng, vệ sinh
phòng bệnh chặt chẽ và kết hợp với điều trị bệnh có hiệu quả.
Đối với các trang trại chăn nuôi lợn nái, vấn đề thường gặp và cũng là
vấn đề nan giải hiện nay vẫn là bệnh phân trắng lợn con ở lợn con theo mẹ.
Bệnh xuất hiện lúc ồ ạt, lúc lẻ tẻ tuỳ thuộc vào sự thay đổi ít, nhiều của các
yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng và sự thay đổi của thời tiết khí hậu, với tỷ lệ mắc
bệnh cao 70 - 80%, có nơi 100%, tỷ lệ chết có thể 18 - 20% (Đào Trọng Đạt,
1996)[2]. Khi lợn con mắc bệnh mà điều trị lâu khỏi sẽ gây chi phí điều trị cao,
lợn con bị còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa của đàn lợn
giống, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn con sau này.
Chính vì vậy bệnh phân trắng lợn con đã được nghiên cứu từ rất lâu, từ
đó tìm ra nguyên nhân, biện pháp phòng và trị hiệu quả là việc rất quan trọng.

1
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49


Bệnh này cũng được các trang trại chăn nuôi tư nhân đặc biệt quan tâm
và áp dụng chặt chẽ các biện pháp phòng, trị bệnh có hiệu quả, giảm thiểu tối
đa những thiệt hại do bệnh gây ra, nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn nái.
Xuất phát từ vấn đề trên và để góp phần tư liệu về tình hình dịch bệnh
của đàn lợn, nhất là đàn lợn của các trại lợn giống tư nhân, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “ Khảo sát quy mô chăn nuôi, tình hình dịch bệnh
và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con trên đàn
lợn nuôi tại xã Thanh mỹ - Sơn Tây – Hà Nội ”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
+ Nắm được quy mô chăn nuôi của trại
+ Nắm được quy trình vệ sinh phòng bệnh của trại
+ Nắm được thực trạng dịch bệnh của trại để tìm biện pháp phòng
chống hữu hiệu.

2
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
2.1.1. Trên thế giới
Các nhà khoa học trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
bệnh, tiêu biểu như:
Theo A-Vkovashiki cho rằng ở giai đoạn chưa trưởng thành, dạ dày lợn
con chưa có axít HCl tự do nên tác dụng diệt khuẩn của dạ dày chưa cao và
khả năng tiêu hoá của dạ dày, ruột ở mức độ thấp. Đây là một nguyên nhân
hết sức quan trọng để quyết định sự hình thành bệnh.
Theo Jsenve, nguyên nhân chủ yếu là do stress ẩm, lạnh. Khi các tác
nhân stress tác động vào cơ thể dễ gây ra cơ chế bệnh lý, làm mất thăng bằng,
giảm khả năng thích nghi của cơ thể với điều kiện ngoại cảnh, tạo điều kiện
cho bệnh phát sinh.

Paltineae và cộng sự (1975) đã cho biết trong quá trình chẩn đoán bệnh
phân trắng lợn con phát hiện thấy E.coli và đề nghị chú ý đến các Serotyp: O
5
,
O
8
, O
55
, O
64
, O
78
, O
149
, O
179
.
Theo Sokol và cộng sự (1991)[18] cho rằng vi khuẩn E.Coli có vai trò
cộng sinh thường trực trong đường ruột trở thành vi khuẩn gây bệnh là vì
trong quá trình sống, cá thể vi khuẩn tiếp nhận được các yếu tố gây bệnh mà
theo ông đó là các yếu tố gây dung huyết (HY), yếu tố cạnh tranh (Col), yếu
tố bám dính (K
88
, K
99
), độc tố đường ruột (Enterotoxin), yếu tố kháng kháng
sinh R. Các yếu tố gây bệnh này không được truyền qua ADN của
chromosome mà di truyền bằng ADN nằm ngoài chromosome được gọi là
Plasmid, qua hiện tượng trao đổi di truyền bằng tiếp hợp. Chính nhờ các yếu
tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao ruột

non, từ đó gây dung huyết, nhiễm độc huyết.

3
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
Theo Bulsa, I. G.et al (1982)[17] các vi khuẩn E.coli gây bệnh đường
ruột có khả năng bám dính vào tế bào nhung mao ruột. Sự bám dính này là do
pili thực hiện. Có 5 loại kháng nguyên, kháng nguyên K là yếu tố bám dính
trong cấu trúc Pili bao gồm K
88ad
, K
99
, 987P.
2.1.2. Trong nước
Bệnh phân trắng lợn con là một bệnh xảy ra đã rất lâu. Bệnh được chú ý
theo dõi khoảng từ năm 1959 tại các cơ sở chăn nuôi.
Bệnh có thể xảy ra quanh năm ở những nơi chăn nuôi tập trung, thường
phát mạnh từ đông sang hè (từ tháng 11 đến tháng 5), khi thời tiết thay đổi đột
ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ khô chuyển sang rét ẩm), hoặc do
hiện tượng loạn khuẩn làm bệnh phát hàng loạt.
Theo Sử An Ninh (1995)[9] cho rằng: nguyên nhân phát sinh bệnh phân
trắng lợn con có liên quan chặt chẽ đến phản ứng thích nghi của cơ thể đối với
các yếu tố stress biểu hiện qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần
trong máu như đường huyết, cholesterol, sắt, Kali, Natri.
Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1999)[16], kiểm tra
tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng tại các tỉnh
phía Bắc trong 20 năm (1975 - 1995) cho thấy tính kháng thuốc tăng rất
nhanh, tính kháng với nhiều loại kháng sinh cũng tăng rất cao.
Theo Đỗ Ngọc Thụy, Cù Hữu Phú (2002)[15], các tác giả đã phân lập vi
khuẩn E.coli. Ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, đã xác định được các chủng E.coli
mẫn cảm cao với các loại kháng sinh Nitrofurazolidon (85%), Neomycine

(80%), Sulfonamid (75%).
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ LỢN CON
Ở lợn con, do cấu tạo cơ thể cũng như chức năng của các cơ quan, bộ
phận cơ thể, chức năng của hệ thống thần kinh, thể dịch chưa hoàn thiện, do
đó sự thích ứng của lợn con với điều kiện ngoại cảnh còn kém. Hiểu rõ được
điều này giúp cho người chăn nuôi có những biện pháp tốt để chăn nuôi tốt và

4
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
hạn chế tối đa bệnh phân trắng lợn con.
Lợn con theo mẹ có 5 điểm yếu chính khiến lợn con thích ứng kém với
môi trường: điều hoà thân nhiệt kém, dự trữ năng lượng cơ thể rất ít, hệ
thống enzym tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, thiếu sắt, hệ thống miễn dịch và
hormone chưa phát triển.
* Điều hoà thân nhiệt kém
Lúc mới sinh, thân nhiệt của lợn con là 38,5
0
C – 39
0
C, thân nhiệt trung
bình là 33
0
C – 35
0
C. Ở giai đoạn này năng lực điều hoà nhiệt rất kém: nhiệt
độ trực tràng giảm 2
0
C khi nhiệt độ chuồng nuôi 18
0
C, nhưng sẽ giảm 5

0
C khi
nhiệt độ chuồng nuôi là 11
0
C (sau 20 phút). Thân nhiệt trở lại bình thường sau
24h (Vũ Duy Giảng (1997)[3].
* Dự trữ năng lượng cơ thể rất ít
Lúc lợn con mới sinh, cơ thể chứa 80% nước và chỉ có 20% lipid (ở 3
tuần có 65% là nước và 12% lipit). Ngoài chất dự trữ cơ thể là lipid còn có
glycogen. Tổng năng lượng dự trữ (lipid + glycogen) khoảng 1.000 - 1.200
Kcal, chỉ tương đương với 1 lít sữa, năng lượng này chỉ đủ cho lợn con sống
khoảng 2 ngày. Do đó đòi hỏi phải đảm bảo cho lợn con được bú sớm và giữ
ấm. Nhờ quá trình oxy hoá mô bào mỡ mà gia súc non điều chỉnh được thân
nhiệt và khả năng điều chỉnh thân nhiệt ở gia súc non là khác nhau, phụ thuộc
vào độ phát triển khác nhau của các mô bào mỡ của từng cá thể, từng loại gia
súc (Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, 1996)[2].
* Hệ thống enzyme tiêu hoá chưa hoàn chỉnh
Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn
thiện. Phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng nhanh về dung tích dạ dày, ruột non
và ruột già. Nhưng cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa được hoàn thiện do một
số men tiêu hóa thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu.
Đặc biệt là hàm lượng HCl, ở lợn con việc sản sinh HCl là không đáng kể
cho tới 3 tuần tuổi. Lúc cai sữa pH chuyển từ 3 sang 4 - 5. Điều này không đủ để

5
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
hoạt tính men pepsin đạt mức tối ưu (pH = 2 - 3). Từ đó mà tăng nguy cơ tiêu chảy.
Ở lợn con khi cho con vật ăn thức ăn rắn sớm, HCl sẽ tăng lên cao. Thức ăn protein
và chất khoáng có năng lực đệm cao, chống lại sự hạ thấp của pH dạ dày.
Theo Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phương, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn

Kháng (1996)[2], lợn con trên 14 - 16 ngày tuổi tình trạng thiếu axít HCl tự
do trong dạ dày không còn là sự cần thiết cho sinh lý bình thường nữa. Do
vậy việc tập cho lợn con ăn sớm, đặc biệt là việc cai sữa sớm đã rút ngắn
được giai đoạn thiếu HCl, hoạt hoá hoạt động miễn dịch, tạo khả năng xây
dựng nhanh chóng các đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Cho tới 15 - 21 ngày, enzyme của lợn con chỉ thích ứng cho tiêu hoá sữa
(chimozin, chimotripsin cho tiêu hoá protein sữa, lipaza cho lipid và lactaza
cho lactoz). Bắt đầu từ 3 tuần tuổi, hoạt tính enzym tiêu hoá tinh bột và
protein thực vật phát triển nhanh. Do đó việc cho lợn con tập ăn sớm sẽ kích
thích sự phát triển đầy đủ các loại enzyme tiêu hoá.
* Thiếu sắt
Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu do thiếu hàm lượng Hb (Hemoglobin) dẫn
đến hạn chế sản xuất kháng thể.
Dự trữ sắt lúc mới sinh rất ít (60 - 70 mg ở gan), trong khi đó nhu cầu
của cơ thể lợn tới 6 - 7 mg/ngày, mà lượng sắt ở sữa chỉ có 1 mg/con/ngày.
Điều đó cho thấy lợn con thiếu sắt, nhất là khi cai sữa. Vì vậy việc bổ sung sắt
là việc cần thiết trong chăn nuôi lợn nhằm tăng trọng nhanh, hạn chế được
bệnh phân trắng lợn con .
* Hệ thống miễn dịch và hormone chưa hoàn chỉnh
Lợn con mới đẻ ra trong máu hầu như không có kháng thể. Lượng kháng
thể tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu. Cho nên khả năng miễn
dịch của lợn con hoàn toàn là thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể thu
được nhiều hay ít từ sữa mẹ.
Trong sữa đầu của lợn nái, hàm lượng protein rất cao. Những ngày đầu

6
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
mới đẻ hàm lượng protein chiếm tới 18 - 19%, trong đó hàm lượng
γ_globulin chiếm số lượng khá lớn (34 - 35%). γ_globulin có tác dụng tạo sức
đề kháng cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch

của lợn con. γ_globulin trong sữa đầu được lợn con hấp thu bằng con đường
ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ_globulin giảm đi rất nhanh
theo thời gian.
Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ ngày 20 - 25 ngày tuổi lợn
con mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó lợn con không được bú
sữa đầu sớm thì khả năng mắc bệnh rất cao. Đây là một điều rất quan trọng,
đòi hỏi người chăn nuôi cần phải biết, hiểu rõ để có phương pháp chăn nuôi
tốt, nhất là chăn nuôi lợn nái sinh sản. (Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ
Văn Sự, Võ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông (2000))[4].
Lợn con mới sinh nhận từ sữa đầu một lượng kháng thể đặc hiệu (IgG)
có hiệu quả trong 10 ngày đầu. Hấp thụ Immunoglobulin của sữa đầu cũng
giảm nhanh trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
Tất cả các yếu tố, tác nhân hạn chế bú sữa đầu đều làm tăng tỷ lệ tử
vong, tăng tỷ lệ nhiễm bệnh sau khi sinh. Miễn dịch chủ động thực hiện bắt
đầu từ 3 tuần tuổi.
2.3. HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT CỦA LỢN
Ở trạng thái sinh lý bình thường, giữa vật chủ và hệ vi sinh vật bên trong
đường tiêu hoá cũng như các vi sinh vật với nhau trong tập đoàn của chúng
luôn ở trạng thái cân bằng. Theo Nguyễn Thị Nội (1978)[10], trong đường
tiêu hoá của lợn luôn có rất nhiều vi sinh vật cư trú, chúng giữ chức năng nhất
định trong quá trình tiêu hoá và có vai trò sinh lý quan trọng với cơ thể.
Hệ vi khuẩn đường ruột bao gồm hai nhóm vi khuẩn lớn.
* Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước
uống, bao gồm: Staphylococcus, Streptococcus, Bacillus subtilis Trong
đường tiêu hoá của lợn còn có thêm cả trực khuẩn yếm khí gây thối rữa:

7
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
Chlostridium perfringens, Bacillus puticficus, Bacillus fuso bacterium,
Plantvincenti, B.fuso bacterium pubatun.

* Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn: nhóm vi khuẩn này thích ứng với
môi trường của đường tiêu hoá trở thành vi khuẩn bắt buộc gồm: Escherichia
coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, Proteus
Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn: chủ yếu thuộc nhóm vi khuẩn đường
ruột “Enterobacteriaceae”.
Enterobacteriaceae: là một họ lớn bao gồm các trực khuẩn Gram âm,
sống trong đường tiêu hoá của người và gia súc, tồn tại trong phân rác, nước
tiểu, trong đất hoặc trong thực vật. Enterobacteriaceae đại diện có: E.coli;
Salmonella; Klebsiella; Shigella; Proteus.
- Escherichia coli (E.coli)
Vi khuẩn luôn tồn tại trong đường tiêu hoá người và gia súc, gia cầm.
Đây là loại vi khuẩn phổ biến nhất hành tinh, chúng có mặt ở mọi nơi, mọi
chỗ. Khi có điều kiện cho cơ thể vật chủ thì các chủng E.coli trở lên cường
độc gây bệnh cho gia súc, gia cầm.
Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp, có đủ ba loại kháng
nguyên. Kháng nguyên K cũng có nhiều loại như: L, A, B. Dựa vào cấu trúc
kháng nguyên người ta chia E.coli ra làm các Serotyp khác nhau. Dựa vào cấu
trúc kháng nguyên người ta đã xác định được 170 kháng nguyên: 80 kháng
nguyên K, 56 kháng nguyên H và một số quyết định kháng nguyên F.
Bệnh phân trắng lợn con do serotyp O
78
: K
88
gây ra ở lợn con thường làm
chết lợn ở 1 tuần tuổi và 2 tuần tuổi, do E.coli vào trong cơ thể gây tiêu chảy và
bại huyết.
- Salmonella
Salmonella thuộc bộ Eubacteriales, họ Enterobacteriaceae, vi khuẩn
Salmonella được gọi là trực khuẩn đường ruột. Ở điều kiện bình thường
Salmonella không gây bệnh mà có vai trò góp phần giữ cân bằng hệ vi sinh


8
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
vật đường tiêu hoá. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, vi khuẩn xâm
nhập vào một số cơ quan nội tạng và gây bệnh.
Cấu tạo kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp, bao gồm 3 loại:
kháng nguyên O, kháng nguyên H, kháng nguyên K.
Salmonella có hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố. Trong đó nội
độc tố là độc tố rất nguy hiểm, gây độc thần kinh, hôn mê, co giật, gây phù nề
mảng payer, hoại tử ruột.
- Klebsiella
Klebsiella là vi khuẩn không di động, không hình thành nha bào, thường
sinh giáp mô và sản sinh niêm dịch.
Vi khuẩn Klebsiella có ba loại kháng nguyên: kháng nguyên K, kháng
nguyên O dạng S bóng láng và kháng nguyên O dạng R nhám.
- Proteus
Proteus thường ký sinh ở đường ruột, bình thường với số lượng ít không
gây bệnh. Nhưng khi có yếu tố bất lợi tác động vào cơ thể làm cho sức đề
kháng của cơ thể giảm thì vi khuẩn trỗi dậy gây bệnh và gây tổn thương tại
nơi cư trú.
- Shigella
Shigella là loại trực khuẩn gram âm, không có khả năng di động. Shigella
2.4. BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON (Colibacillosis)
Bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng rất đa dạng, đặc điểm của
bệnh là viêm dạ dày - ruột, đi tả và gầy sút nhanh. Theo Phạm Sỹ Lăng, Lê
Thị Tài (2000)[7] cho rằng, bệnh phân trắng lợn con là một bệnh truyền nhiễm
cấp tính làm chết nhiều lợn con đang bú mẹ, thể hiện đặc trưng bằng triệu
chứng ỉa chảy phân trắng - vàng kèm theo bại huyết.
Theo các tác giả Lê Thị Tài, Đoàn Thị Kim Dung, Phương Song Liên
(2002)[11], bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau khi sinh và suốt trong thời


9
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
kỳ bú mẹ. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên tới 50 - 100%, trong đó tỷ lệ chết có thể tới 60
- 70%, nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường
phát mạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào).
2.4.1. Nguyên nhân
Bệnh phân trắng lợn con đã và đang được rất nhiều tác giả quan tâm,
nghiên cứu và đưa ra những nhận định khác nhau về nguyên nhân gây bệnh.
Song, tập trung nguyên nhân gây bệnh có thể theo hai hướng chính như sau:
- Nguyên nhân nội tại
- Nguyên nhân do ngoại cảnh
* Nguyên nhân nội tại
Theo các tác giả Nguyễn Văn Thanh, Bùi Thị Tho, Bùi Tuấn Nhã (2004)
[14]. Khi mới sinh, cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hoá
và hệ miễn dịch. Trong dạ dày lợn con thiếu axít HCl do đó pH dạ dày cao
(pH = 3 - 4), tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Khi thiếu HCl, Pepsinozen tiết ra không trở thành men pepsin hoạt động
được. Khi thiếu men pepsin, sữa mẹ không được tiêu hoá và bị kết tủa dưới
dạng casein, gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy phân màu trắng (màu của casein
chưa được tiêu hoá).
Hơn nữa khi mới sinh vỏ não và các trung tâm điều tiết nhiệt của lợn con
chưa hoàn chỉnh, do đó không kịp thích nghi với sự thay đổi bất thường của
thời tiết, khí hậu. Lượng mỡ dưới da của lợn con mới sinh chỉ có khoảng 1%.
Lúc khí hậu thay đổi, lợn con mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và
thải nhiệt. Đặc điểm này lý giải tại sao bệnh này lại hay xảy ra ồ ạt, hàng loạt
khi khí hậu thời tiết thay đổi bất thường.
* Nhóm nguyên nhân do ngoại cảnh
Gần đây nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã thống nhất. Bệnh
phân trắng lợn con xảy ra do nhiều nguyên nhân phối hợp, liên quan đến hàng

loạt các yếu tố. Do đó việc phân chia nguyên nhân chỉ là tương đối, nhằm

10
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
mục đích xác định nguyên nhân nào là chính, nguyên nhân nào là phụ để
có biện pháp phòng trị có hiệu quả.
Qua các tài liệu của nhiều tác giả, có thể chia thành những nguyên nhân
chính sau:
+ Do điều kiện thời tiết khí hậu
+ Do đặc điểm nuôi dưỡng
+ Do vi khuẩn mà chủ yếu là E.coli
+ Do virus
* Do điều kiện thời tiết khí hậu
Những điều kiện phát sinh bệnh phân trắng lợn con như:
+ Thời gian nào độ ẩm cao, bệnh phát triển nhiều
+ Tỷ lệ mắc bệnh ở nông trường thuộc trung du và miền núi ít hơn, thời
gian mắc bệnh ngắn hơn so với đồng bằng.
+ Chuồng xây chỗ trũng tạo điều kiện cho bệnh phát triển
Bệnh phân trắng lợn con phát triển ồ ạt khi độ ẩm trong chuồng tăng.
Bệnh càng trầm trọng khi thời tiết lạnh và ẩm. Và việc sưởi ấm có tác dụng
làm cho lợn con tăng sức chống đỡ bệnh. Theo tác giả thì sưởi ấm là biện
pháp phòng bệnh cơ bản nhất, không những trong vụ Đông - Xuân giá rét mà
cả trong mùa hè ẩm thấp.
Theo các tác giả Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phương, Lê Ngọc Mỹ,
Huỳnh Văn Kháng (1996)[2], khi lợn con ra khỏi bụng mẹ, lợn con chịu ảnh
hưởng trực tiếp của môi trường sống như: nóng, lạnh, mưa, hanh khô, ẩm thấp
thất thường, do cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, nên các phản ứng
thích nghi và bảo vệ rất yếu vì vậy khi thời tiết thay đổi đột ngột, lợn con dễ
bị cảm lạnh, đó cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh phân trắng phát triển.
Trong các yếu tố về khí hậu thì quan trọng nhất là độ ẩm và nhiệt độ. Độ

ẩm thích hợp cho lợn con vào khoảng 75 - 85%. Do đó trong những tháng

11
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
mưa nhiều thì số lượng lợn con bị phân trắng tăng rõ rệt, có khi tới 90 - 100%
toàn đàn. Vì vậy việc làm khô chuồng là vô cùng quan trọng. Nền chuồng ẩm
thấp, khó thoát nước trong mùa nóng bức làm bệnh phân trắng dễ phát sinh.
Theo tác giả Sử An Ninh (1993)[8], Bệnh phân trắng lợn con có liên
quan đến trạng thái stress. Trong đó Stress lạnh ẩm làm cho lợn con không
giữ được mối cân bằng hoạt động của hệ thống: hạ khâu não - tuyến yên -
tuyến thượng thận làm thay đổi hàm lượng Fe
2+
, Na
+
và K
+
trong máu làm
giảm sức đề kháng của lợn con, nhất là lợn con sơ sinh, gây hiện tượng ỉa
phân trắng. Do vậy, việc tạo bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi ấm áp về mùa
đông, thoáng mát về mùa hè và giữ khô ráo chuồng là hết sức cần thiết. Khi
độ ẩm chuồng nuôi dưới 60% thì bệnh phân trắng lợn con giảm rõ rệt, nên
việc vệ sinh chuồng trại là yếu tố quyết định trực tiếp đến sức khoẻ của lợn
con. Vệ sinh tốt sẽ làm tăng khả năng miễn dịch không đặc hiệu của lợn.
* Do đặc điểm nuôi dưỡng
Ngoài điều kiện về các yếu tố bên ngoài, điều kiện về nuôi dưỡng cũng
đóng vai trò quan trọng, do lợn con mới sinh, đặc điểm thích nghi còn kém,
các cơ quan nhất là cơ quan tiêu hoá chưa phát triển đầy đủ. Do vậy nếu yếu
tố dinh dưỡng không tốt, không hợp lý cũng là nguyên nhân chính gây bệnh.
Bệnh phân trắng lợn con là do hai nguyên nhân, tác động nặng, nhẹ khác nhau:
+ Do thành phần sữa mẹ có nhiều chất khô, mỡ khó tiêu lợn con sinh

tích thực, từ đó trực trùng E.coli tác động phân huỷ sữa thành axít gây
viêm dạ dày - ruột.
+ Do trữ lượng sắt của lợn con từ bào thai chưa đủ, khi ra ngoài lại
không được sữa mẹ cung cấp Co, B
12
nên sinh bần huyết. Cơ thể suy yếu,
không hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Tình trạng rối loạn trao đổi protein có thể xuất hiện do thiếu hụt protein
trong thức ăn, do tỷ lệ các axít amin trong khẩu phần không cân đối, do hệ
tiêu hoá của lợn mẹ hấp thu kém. Do vậy, nếu không chăm sóc tốt, cung cấp

12
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
đầy đủ chất cũng là nguyên nhân gây nên bệnh.
Mặt khác, ở giai đoạn sơ sinh, lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh về giải
phẫu và sinh lý nên quá trình tiêu hoá và hấp thu kém, điều hoà nhiệt kém, hệ
thống miễn dịch chưa hoạt động, nên việc tạo sữa tốt cho lợn con bú là rất
quan trọng và sự tạo sữa của lợn mẹ ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau,
giai đoạn mới sinh 1 - 3 ngày đầu có quá trình tiết sữa đầu có hàm lượng
protein rất cao 18 - 19%, protein huyết thanh là 34 - 38% protein tổng số. Do
đó, phải có quá trình tập ăn thích hợp cho lợn con.
Trong sữa đầu hàm lượng vitamin A, D, B, C cao hơn rất nhiều so với
sữa thường. Ngoài ra, trong sữa đầu có MgSO
4
, có tác dụng tẩy rửa các chất
cặn bã trong đường tiêu hoá của lợn sơ sinh làm tăng nhu động ruột, làm quá
trình tiêu hoá tốt. Đặc biệt trong sữa đầu có hàm lượng kháng thể γ_globulin.
Do vậy mà việc cho lợn con bú sữa đầu đầy đủ là rất cần thiết để cung cấp
hàm lượng kháng thể đáng kể chống lại sự xâm nhiễm của các vi khuẩn gây
bệnh, đồng thời tăng sức đề kháng của cơ thể.

* Nguyên nhân do E.coli
Đây là nguyên nhân được nhiều tác giả nghiên cứu từ rất lâu, và đã
chứng minh được vai trò của E.coli trong bệnh phân trắng lợn con.
Theo tác giả Lê Văn Tạo và cộng sự (2006)[12], đã phân lập từ phân của
lợn con mắc bệnh phân trắng được 75 chủng E.coli thuộc 13 serotyp kháng
nguyên là O
111
, O
86
, O
26
, O
149
, O
1
, O
55
, O
124
, O
127
, O
8
,….
Cũng theo tác giả Lê Văn Tạo (2006)[12]. Bệnh thường xảy ra ở lợn
con, đặc biệt là lợn con sơ sinh từ 1 đến 21 ngày tuổi, tập trung chủ yếu trong
10 ngày đầu, có con mắc rất sớm ngay khi sinh 2 - 3 giờ và mắc muộn hơn
sau khi đã tròn 4 tuần tuổi, bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, khí hậu
rét, mưa nhiều, độ ẩm cao. Bệnh hay xảy ra ở các đàn lợn mẹ đẻ lần đầu, lợn
mẹ chửa không được chăm sóc đầy đủ, chuồng trại chăn nuôi mất vệ sinh, vi

khuẩn E.coli có sẵn trong ruột hoặc cảm nhiễm từ ngoài vào gặp điều kiện

13
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
thích hợp tiếp nhận được các yếu tố gây bệnh trở thành gây bệnh. Với các yếu
tố gây bệnh có được, trước hết vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao ruột
non bằng kháng nguyên bám dính vào tế bào nhung mao xâm nhập và cư trú
ở thành ruột non, phát triển, nhân lên, sản sinh ra độc tố đường ruột, độc tố
đường ruột sẽ phá huỷ tổ chức thành ruột và làm thay đổi cân bằng trao đổi
muối - nước, chất điện giải. Nước không được hấp thu từ ruột vào mà rút
nước từ cơ thể tập trung vào ruột và dạ dày, sữa không tiêu, bị vón lại sinh ra
tiêu chảy, phân có màu trắng. Khả năng xảy ra bệnh trong một đàn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như:
+ Khả năng tiếp xúc của lợn sau khi đẻ với E.coli, sự ô nhiễm E.coli
trong nơi sinh của lợn.
+ Điều kiện chăm sóc lợn mẹ
+ Nhiệt độ chuồng nuôi
+ Hàm lượng kháng thể được truyền qua sữa đầu của lợn mẹ
Bệnh phân trắng lợn con là bệnh truyền nhiễm có điều kiện cho nên lây
lan không mạnh. Các Serotyp E.coli thường phân lập được từ bệnh phẩm lợn
con bị bệnh phân trắng là O
9
, O
111
, O
149
. Khi đàn bị bệnh nếu không can thiệp
kịp thời tỷ lệ chết cao tới 60 - 90%, đặc biệt lợn con mắc bệnh vào tuần tuổi
đầu. Những lợn con khỏi bệnh thường bị còi cọc, phát triển chậm trong giai
đoạn sau, nuôi kém hiệu quả.

* Nguyên nhân do virus
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu đến vai trò của virus.
Một số nhà khoa học Khi nghiên cứu đã thấy Rotavirus thuộc họ Reovindae
gây ra. Bệnh hay xảy ra ở lợn 1 - 5 ngày tuổi, tỷ lệ chết cao 50 - 100%. Có
triệu chứng điển hình là phân nhão như hồ rồi đến phân lẫn nhiều nước màu
vàng hoặc xám, chứa nhiều chất vón.
2.4.2. Cơ chế gây bệnh
Bệnh phân trắng lợn con có liên quan đến trạng thái stress như: thời tiết

14
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
ẩm lạnh hoặc nóng ẩm đột ngột, thức ăn cho lợn mẹ thay đổi bất thường về
lượng đạm và chất béo, chất khoáng và vitamin.
Hệ thống dạ dày - ruột đặc biệt mẫn cảm với stress. Ngay ở giai đoạn
báo động của quá trình stress, nhu động ruột tăng, thậm chí gây ỉa chảy cấp
tính. Nếu tác nhân stress tác động với cường độ mạnh, kéo dài thì chắc chắn
xảy ra viêm dạ dày - ruột. Tiếp theo quá trình viêm của dạ dày - ruột bởi
stress, các vi khuẩn có trong đường tiêu hoá đã làm bệnh trầm trọng hơn, tổn
thương nặng hơn.
Các tác nhân stress sẽ tạo điều kiện “mở đường” cho vi khuẩn phát triển,
nhất là vi khuẩn E.coli.
Vi khuẩn E.coli bằng cách trực tiếp hay gián tiếp xâm nhập vào đường
ruột của lợn. Trong ruột, khi có đủ các điều kiện thuận lợi, vi khuẩn nhân lên
với số lượng lớn, sản sinh yếu tố kháng khuẩn Colicin V (Col V). Yếu tố này
tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột khác, đặc biệt
là các vi khuẩn có lợi: B.subtylis, các vi khuẩn lactic, trở thành vi khuẩn có số
lượng lớn trong đường ruột. Khi có số lượng lớn, chiếm ưu thế, vi khuẩn tràn
lên ruột non. Ở ruột non nhờ kháng nguyên bám dính, vi khuẩn bám dính vào
lớp tế bào biểu mô nhung mao ruột, nhờ yếu tố xâm nhập, vi khuẩn xâm nhập
vào trong lớp tế bào biểu mô, vi khuẩn phát triển và nhân lên lần thứ nhất làm

phá huỷ lớp tế bào này gây ra viêm ruột. Cũng tại đây vi khuẩn sản sinh độc
tố đường ruột. Độc tố đường ruột tác động vào quá trình trao đổi muối - nước
làm cho nước và chất điện giải không được hấp thu từ ruột vào cơ thể. Nước
tập trung vào ruột làm cho ruột căng lên cộng với khí do vi khuẩn E.coli trong
ruột lên men tạo ra cũng làm cho ruột căng ra, sức căng của ruột và quá trình
viêm ruột kích thích vào hệ thần kinh thực vật ở ruột tạo nên những cơn nhu
động ruột mạnh đẩy nước và phân ra ngoài, gây nên tiêu chảy.
2.4.3. Triệu chứng – bệnh tích.
* Triệu chứng:

15
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
Bệnh thường xảy ra ở lợn con, có con mắc rất sớm, thường sau khi sinh
2 – 3 giờ và mắc muộn khi 20 – 21 ngày tuổi.
Lợn con mắc bệnh đa số thân nhiệt không tăng, nếu tăng thì sau 2 – 3
ngày thì hạ xuống bình thường, cũng có con thì thân nhiệt hạ xuống do ỉa
chảy, mất nước nhiều.
Lợn mắc bệnh, trong 1 – 2 ngày đầu vẫn bú và chạy nhảy như thường.
Sau đó con vật ít bú hay bỏ bú, gầy tóp nhanh chóng, lông xù, đuôi rũ, da
nhăn nheo nhợt nhạt, hai chân sau run rẩy và dúm lại, đuôi và khoeo dính đầy
phân. Khi con vật ỉa rặn nhiều làm lưng uốn cong, bụng tóp lại, thể trạn đờ
đẫn, nằm nhiều hơn. Có con ỉa chảy mất nước nhiều thì hố mắt trũng xuống,
niêm mạc mắt, mũi, mồm nhợt nhạt, chân lạnh. Thần kinh co giật từng cơn,
cảm giác ở da bị mất. Vật bệnh từ 5 – 7 ngày, cơ thể quá kiệt sức dẫn đến
chết. Nếu gia súc qua khỏi thì còi cọc, chậm lớn, dễ mắc các bệnh kế phát
khác.
Ngoài việc chẩn đoán dựa vào triệu chứng, thì bệnh còn được xác định
chủ yếu dựa vào trạng thái thay đổi của phân qua các giai đoạn bệnh:
- Giai đoạn đầu kể từ 12 – 24 giờ trước khi bị bệnh, lợn con đi ỉa khó
khăn, phân táo bón, đen nhỏ như hạt đỗ đen.

- Giai đoạn tiếp theo, phân táo bón chuyển sang sền sệt, màu vàng, sau
2 – 3 ngày phân chuyển thành màu vàng trắng hay trắng xám, sau có thể là
vàng. Phân ngày một lỏng hơn, số lần ỉa chảy cũng ngày càng nhiều, có khi
15 – 20 lần/ngày, có mùi tanh khắm, trong phân có lẫn những hạt sữa chưa
tiêu lổn nhổn như vôi, hay có lẫn nhiều bọt khí. Có trường hợp mới mắc bệnh
đến ngày thứ ba, phân đã loãng như nước, tháo ra tung tóe, lúc này lợn mất
nước nặng, lợn rơi vào trạng thái hôn mê, hấp hối và chết, tỷ lệ chết cao có
thể là 40 – 70%, thậm chí là 100%.
- Giai đoạn khỏi bệnh, lợn đi ỉa phân từ màu trắng xám chuyển thành
xám đen hay đen, phân đặc dần thành khuôn như phân lợn khỏe.
* Bệnh tích:
Xác chết gầy, đuôi và khoeo dính đầy phân, mắt trũng sâu, lông da khô

16
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
mất tính đàn hồi.
Dạ dày chứa đầy sữa đông vón màu vàng trắng do chưa tiêu. Ruột non
có dịch màu vàng và có xuất huyết điểm ở thành ruột, niêm mạc ruột bị hoại
tử từng đám. Trong ruột (ruột già) chứa phân màu vàng. Làm cho ruột xuất
huyết, hạch màng treo ruột sưng.
Một số trường hợp lợn con bị viêm phổi, xoang ngực, xoang bụng, chứa dịch.
2.4.5. Phòng và trị bệnh
* Phòng bệnh
Bệnh phân trắng lợn con là một bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân
kết hợp với nhau, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá.
Do vậy mà việc phòng bệnh cũng như trị bệnh phải kết hợp nhiều biện
pháp khác nhau.
- Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc tốt
Theo Lê Văn Tạo (2006)[12], vi khuẩn E.coli gây bệnh ở lợn là vi
khuẩn tồn tại trong môi sinh, đường tiêu hoá của vật chủ. Khi môi sinh

quá ô nhiễm do vệ sinh chuồng trại kém, nước uống thức ăn bị nhiễm vi
khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi, lợn giảm sức đề kháng dễ bị cảm
nhiễm E.coli, bệnh sẽ nổ ra vì vậy mà khâu vệ sinh, chăm sóc có một ý
nghĩa to lớn trong phòng bệnh.
Theo Đào Trọng Đạt (1996)[2], để phòng bệnh tốt, cần phải đảm bảo
nuôi dưỡng, chăm sóc tốt. Để có đàn lợn khoẻ mạnh phải nuôi dưỡng và
chăm sóc tốt lợn nái giống khi mới chửa, phải đảm bảo các nhu cầu về
dinh dưỡng, về các loại vitamin, các nguyên tố đa, vi lượng.
Giữ gìn chuồng trại sạch sẽ, kín ấm áp vào mùa đông và đầu mùa
xuân, giữ khô ráo, chống ẩm ướt, sẽ làm cho lợn con phòng được bệnh lợn
con phân trắng. Nên dùng các thiết bị sưởi điện hoặc đèn hồng ngoại
trong những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con ỉa phân
trắng đem lại hiệu quả cao.
- Phòng bệnh bằng bổ sung sắt
Ở lợn con, việc thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, làm giảm sức đề kháng
của lợn cũng là nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con.

17
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
Theo các tác giả Trần Minh Hùng, Đinh Bích Thuỷ, Đinh Thị Huệ,
Nguyễn Thị Đô, Nguyễn Thị Thao (1986), khi sử dụng Dextran Ferrium
Việt Nam liều sử dụng 100 mg/Fe/1kgTT đã thu được kết quả: thuốc có
tác dụng hạn chế bệnh phân trắng lợn con với tỷ lệ 58% trong tổng đàn
không mắc bệnh trong 4 tuần tuổi đầu, nâng cao được tỷ lệ nuôi sống từ
62% lên 96% trọng lượng cai sữa tăng hơn 1,46 kg/con so với đối chứng.
- Phòng bệnh bằng Vac - xin
Nguyễn Thị Nội và cộng sự (1978)[10] đã chế tạo Vac - xin từ các
chủng E.coli gây bệnh phân trắng ở lợn con phân lập ở địa phương, thuộc
các serotyp O
143

, O
147
, O
141
, O
149
, O
129
, O
138
, O
127
, O
115
, O
8
,… Vac - xin chế
dạng vô hoạt dùng tiêm cho lợn mẹ 1 - 2 lần trước khi đẻ. Lợn mẹ được
miễn dịch sẽ truyền miễn dịch cho lợn con qua sữa, nhất là sữa đầu. Lợn
con có khả năng chống đỡ với các chủng E.coli gây bệnh. Hiệu quả 60%.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, ngoài Vac - xin trong nước sản
xuất đang lưu hành các loại Vac - xin do nước ngoài sản xuất như:
Neocolipor của hãng Nissan chemical Indutries, Vac - xin litler Guard LT
- C của hãng Embrex INC sản xuất phòng tiêu chảy phòng bệnh tiêu chảy
do E.coli.
* Trị bệnh
Hiện nay, các vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học là
hiệu quả điều trị bệnh. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều đi đến
kết luận: Cần phải điều trị sớm, kết hợp với nhiều biện pháp tổng hợp
nhằm khống chế và khắc phục rối loạn tiêu hóa và hấp thu, chống loạn

khuẩn đường ruột, đồng thời phải kết hợp điều trị nguyên nhân với điều
trị triệu chứng.
Đối với bệnh phân trắng lợn con, muốn điều trị tốt phải đảm bảo
toàn diện các hướng sau:
- Chống viêm ở niêm mạc đường tiêu hóa.
- Chống vi khuẩn gây bệnh kế phát bằng thuốc hóa học trị liệu.
- Chống loạn khuẩn, khôi phục lại hệ vi sinh vật có lợi trong đường
tiêu hóa.

18
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
- Bổ sung nước, chất điện giải.
- Bổ sung Fe, các vitamin.
Đồng thời phải thực hiện tốt khâu vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng cả
lợn mẹ và lợn con.
Hiện nay, người chăn nuôi sử dụng nhiều dược phẩm có bán trên thị
trường để điều trị bệnh phân trắng lợn con. Nhiều tác giả nhận xét: Tỷ lệ
mắc khỏi bệnh khi sử dụng kháng sinh và các thuốc hóa học trị liệu biến
động trong một thời gian nhất định, tùy thuộc vào từng địa phương và
trong cùng một khu vực thì hiệu quả sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc
hóa dược khác đều giảm dần theo thời gian. Nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng này là do tính đa dạng của nguyên nhân gây bệnh và tính kháng
thuốc của các loại vi khuẩn gây bệnh đối với thuốc đó. Vì vậy các chuyên
gia thú y khuyên rằng để điều trị đạt hiệu quả cao cần phải tiến hành làm
kháng sinh đồ để chọn ra kháng sinh có tác dụng mạnh nhất đối với vi
khuẩn gây bệnh, dùng thuốc này để điều trị bệnh phân trắng lợn con nói
riêng và các bệnh do vi khuẩn nói chung.
Nhiều tác giả cho rằng: Việc lạm dụng kháng sinh còn phá hủy sự
cân bằng cần thiết của hệ vi khuẩn đường ruột, làm giảm đáng kể các vi
sinh vật có lợi cho quá trình tiêu hóa.

Ngoài ra khâu hộ lý chăm sóc, bổ sung nước và chất điện giải là cần
thiết để cơ thể bệnh nhanh chóng hồi phục.
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Lợn con giai đoạn theo mẹ từ 1 - 21 ngày tuổi ở trại lợn giống siêu nạc
Thanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội.

19
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
+ Điều tra tình hình chăn nuôi, dịch bệnh của trại lợn giống siêu
nạcThanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội.
+ Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn con theo
mẹ tại trại lợn giống siêu nạc Thanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội.
- Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn con theo
mẹ từ năm 2006 – 2008 và các tháng trong năm 2009
- Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa đẻ của lợn mẹ
+ Theo dõi triệu chứng lâm sàng của lợn con mắc phân trắng lợn con
+ Thử nghiệm một số loại thuốc điều trị bệnh phân trắng lợn con
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Phương pháp điều tra dựa vào số liệu được cung cấp tại phòng kỹ thuật
của trại và qua quan sát trực tiếp
* Phương pháp xác định bệnh dựa vào dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng
Để xác định các chỉ tiêu lâm sàng của bệnh, chúng tôi tiến hành theo dõi
trên những lợn con đã mắc bệnh. Theo dõi tỉ mỉ và đếm chính xác những con có
biểu hiện lâm sàng đặc trưng trên tổng số con theo dõi: 65 con.
* Phương pháp xác định tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng theo độ tuổi của
lợn con
Để xác định nội dung này, chúng tôi tiến hành trên những đàn lợn con

đồng đều nhau, có cùng thời điểm sinh, cùng lứa đẻ, giống nhau về chế độ
chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi trong 3 giai đoạn: 1, 2 và 3 tuần tuổi.
* Phương pháp xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa đẻ của
lợn mẹ
Để thực hiện được nội dung này, chúng tôi chọn ra trong đàn lợn nái đẻ
những nái có các lứa khác nhau (dựa vào thẻ nái của từng nái). Chọn ra 8 lứa,
mỗi lứa chọn ra 3 đàn. Những đàn này có cùng điều kiện chăm sóc, nuôi

20
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
dưỡng là như nhau và đều được theo dõi trong cùng một thời điểm.
* Phương pháp thử nghiệm thuốc điều trị
Để thử nghiệm một số thuốc điều trị chúng tôi tiến hành phân 3 lô để
điều trị, những lô này đồng đều nhau. Việc chọn thuốc để điều trị cho các lô
là ngẫu nhiên.
Dùng 3 thuốc Octamic Ac, Ampisure, Viaenro – 10 để điều trị, liệu
trình điều trị trong 4 ngày. Nếu không khỏi, chúng tôi tiến hành đổi thuốc điều trị
để phòng hiện tượng kháng thuốc. Trong 4 ngày điều trị, thường xuyên theo dõi
diễn biến và ghi chép kết quả điều trị trên các lô lợn, các chỉ tiêu theo dõi là:
+ Số con khỏi bệnh trong ngày, tổng số con khỏi bệnh và số con chết
sau 4 ngày điều trị
+ Tính thời gian điều trị trung bình
Sau khi điều trị, tiếp tục theo dõi để đánh giá các chỉ tiêu:
+ Số con tái phát, tỷ lệ tái phát
+ Số con còi cọc, tỷ lệ còi cọc
+ Khối lượng cai sữa trung bình của những con đã điều trị, so sánh với
khối lượng cai sữa trung bình của những con không mắc bệnh
Từ những chỉ tiêu theo dõi trên, đánh giá hiệu quả và độ an toàn của
các thuốc thử nghiệm với thuốc của trại.
Trong quá trình điều trị, chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc điều trị,

cũng như nguyên tắc sử dụng kháng sinh đồng thời thực hiện chăm sóc,
nuôi dưỡng tốt.
* Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ mắc bệnh (%) =
Tổng số con mắc bệnh
Tổng số con theo dõi
x 100
Tỷ lệ khỏi (%) =
Tổng số con khỏi
Tổng số con điều trị
x 100

21
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
Tỷ lệ tái phát (%) =
Tổng số con mắc lại
Tổng số con điều trị khỏi
x 100
Tỷ lệ chết (%) =
Tổng số con chết
Tổng số con theo dõi
x 100
Tỷ lệ còi cọc (%) =
Tổng số con còi cọc
Tổng số con điều trị khỏi
x 100
* Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được chúng tôi xử lý bằng phương pháp thống kê
sinh học trên phần mềm Excel
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. QUY MÔ CHĂN NUÔI CỦA TRẠI
4.1.1. Vài nét cơ bản về trại lợn giống siêu nạc Thanh mỹ - Sơn Tây - Hà Nội
Trại lợn giống siêu nạc nằm trên địa phận xã Thanh Mỹ - Sơn Tây - Hà
Nội. Trại nằm gần trung tâm thị xã Sơn Tây. Tổng diện tích của trại khoảng
1.5 ha, trong đó 1 ha dùng để chăn nuôi, 0,5 ha là ao cá, còn lại là diện tích
đất để xây thêm trại, nhà ở cho công nhân.

22
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
Trại được thành lập vào năm 2006, là trại gia công của công ty CP (công
ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam). Cụ thể, tư nhân (chủ trại) xây dựng
cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty đưa tới lợn, cám, thuốc, kỹ thuật viên.
Hiện nay, trại do ông Phùng Văn Trường làm chủ trại, kỹ thuật viên
( của công ty CP) là anh Nguyễn Văn Hưng. Trại có 12 công nhân, 1 người
quản lý, 1 bảo vệ. Trại hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của chủ trại và kỹ
thuật viên của công ty.
Trong khu chăn nuôi có 2 dãy chuồng nuôi lợn nái đẻ và lợn nái mang
thai, 1 ô chuồng nuôi nái hậu bị, 1 phòng thuốc và phòng kỹ thuật, 1 kho cám.
Trước khi từ ngoài vào trại phải qua hố chứa thuốc sát trùng cho xe ôtô,
phòng sát trùng và thay đồ của công nhân và khách thăm quan. Hệ thống
nước sử dụng tại trại là nước ngầm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Tại mỗi chuồng đều có hệ thống làm mát: phía đầu chuồng là giàn mát,
cuối chuồng là quạt gió. Chuồng nuôi lợn nái có 8 quạt gió 1 chuồng, chuồng
nuôi lợn hậu bị có 2 quạt gió. Chuồng được xây dựng thành dãy theo hình thức
cứ 1 chuồng mang thai lại được nối liền với một chuồng đẻ. Các chuồng đều
được xây kín. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính. Mỗi cửa sổ rộng 1,5 m
2
,
cách nền 1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 40cm. Trên trần được lắp hệ thống chống
nóng bằng nhựa.

4.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn của trại
Trại Thanh Mỹ - Sơn Tây - Hà Nội là một trại nuôi lợn nái ngoại. Trại
hoạt động nhằm sản xuất lợn thương phẩm F1, sau đó lợn F1 được chuyển
đến các trại lợn thịt của công ty CP hoặc bán cho khách hàng.
Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,2 - 2.5 lứa/năm. Tỷ
lệ sơ sinh: 11,77 con/đàn, tỷ lệ cai sữa: 9,97 con/đàn. Trại hoạt động vào mức
khá theo đánh giá của công ty CP. Hoạt động chăn nuôi của trại là chỉ chăn
nuôi lợn nái, cơ cấu đầu lợn của trại được biểu thị qua bảng 4.1.
Bảng 4.1.1. Kết quả điều tra cơ cấu đàn lợn của trại lợn giống siêu nạc

23
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
Thanh mỹ - Sơn Tây – Hà Nội (tháng 4/2009)
Loại lợn Giống Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
Đực giống Duroc 6 0,90
Pidu 6 0,90
Nái sinh sản Yorkshire 320 48,19
Landrace 290 43,67
Nái hậu bị Yorkshire 26 3,92
Landrace 16 2,41
Tổng 664 100
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Qua bảng 4.1.1 chúng tôi thấy:
Trại chỉ sản xuất lợn thương phẩm F1, do đó cơ cấu của trại chỉ có lợn
nái, lợn đực giống và lợn con theo mẹ. Cụ thể: lợn đực giống có 12 con, lợn
nái sinh sản có 610 con, lợn nái hậu bị 42 con.
Tại trại lợn nái nuôi con đến 21 ngày tuổi, đến lúc cai sữa là cho xuất

chuồng, chuyển sang các trại chăn nuôi thịt của công ty, do đó ở trại chỉ có
lợn con theo mẹ.
Trong trại có 12 con lợn đực giống, các lợn đực giống này được nuôi
nhằm mục đích kích thích động dục lợn nái và làm cho lợn nái mê ì và lấy
tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh nhân tạo được khai thác từ 2 giống lợn của
công ty CP, là Duroc và Pidu. Lợn nái được phối 3 lần và được luân chuyển
giống tinh cũng như con đực. Theo dạng Pidu – Duroc - Pidu hoặc Duroc-
Pidu – Duroc. Lợn nái được phân bổ ở 4 ô chuồng: 1 chuồng nuôi lợn nái
mang thai, 3 chuồng nuôi lợn nái đẻ.
+ Ở mỗi chuồng nuôi lợn nái mang thai, có 442 lợn nái, 12 lợn đực.
+ Ở mỗi chuồng nuôi lợn đẻ có 56 lợn nái, lợn nái chuẩn bị đến ngày đẻ
sẽ được chuyển xuống đây.
+ Thức ăn cho lợn nái toàn bộ là cám ăn thẳng có chất lượng cao, được

24
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49
công ty CP Group cấp theo từng đối tượng lợn.
4.2. CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG CỦA TRẠI
Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trại lợn nái siêu nạc Thanh Mỹ - Sơn
Tây - Hà Nội được thực hiện nghiêm ngặt với sự giám sát chặt chẽ của kỹ
thuật viên của công ty CP. Việc phòng bệnh được tập trung chủ yếu vào hai
khâu: vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng Vac - xin.
4.2.1. Vệ sinh phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho
đàn lợn. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh thân thể cho
lợn thì việc tạo bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi thuận lợi cho lợn là một việc
rất quan trọng.
Trại lợn giống siêu nạc Thanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội là một trại lợn có
trang thiết bị hiện đại, thiết kế phù hợp với việc vệ sinh thú y. Hai bên
đường vào khu chăn nuôi là hệ thống ao thả cá, do đó chỉ có một đường

duy nhất vào khu chăn nuôi trên đường này có hố vôi tiêu độc xe ôtô.
Khi công nhân vào khu nuôi lợn đều phải sát trùng tại nhà sát trùng và
thay quần áo. Quần áo bên ngoài không được mang vào khu chuồng nuôi
lợn và ngược lại, quần áo lao động trong khu chuồng nuôi không được sử
dụng bên ngoài.
Ở trong các chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được định kỳ tiêu
độc bằng Biocid vào đầu giờ chiều hàng ngày, pha Biocid với tỷ lệ 1,5 ml
Biocid trên 1 lít nước sạch, phun vào không khí, sàn chuồng, xung quanh
trại. Các hành lang giữa các dãy chuồng thường xuyên được rắc vôi bột.
Gầm chuồng thường xuyên được xịt rửa vào mùa hè, và 2 ngày xịt rửa
một lần vào mùa đông.
Các ô chuồng nuôi lợn cai sữa, sau khi bán lợn con, lợn mẹ được chuyển
sang chuồng nuôi lợn mang thai. Các tấm đan chuồng này được tháo ra,
mang ra ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1

25

×