Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,TRIỆU CHỨNG, BỆNH TÍCH VÀ LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,TRIỆU CHỨNG,
BỆNH TÍCH VÀ LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY
NGHI DO CORONAVIRUS TRÊN HEO TẠI ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN KIM HƯNG
Ngành: DƯỢC THÚ Y
Niên khóa: 2004 – 2009

Tháng 09/2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,TRIỆU CHỨNG, BỆNH
TÍCH VÀ LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY NGHI DO
CORONAVIRUS TRÊN HEO TẠI ĐỒNG NAI

NGUYỄN KIM HƯNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ Thú Y
chuyên ngành Dược Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG
TS. NGUYỄN TẤT TOÀN

Tháng 09 năm 2009
i




LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được cuốn luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực từ bản thân,
tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, đầy trách nhiệm và sự yêu thương của
TS. Dương Duy Đồng và TS. Nguyễn Tất Toàn.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến giám đốc công ty TNHH Kim Thu
B.D.C – BSTY. Đặng Thị Kim Thu, BSTY. Đỗ Tiến Duy, BSTY. Phạm Công Điền,
BSTY. Nguyễn Tiến Dũng, BSTY. Nguyễn Thành Tài, BSTY. Nguyễn Đức Vũ,
KSCN. Nguyễn Quốc Thăng, KSCN. Nguyễn Thành Công, các anh chị trong công ty
TNHH Kim Thu B.D.C, Bệnh viện Thú y trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, đã tạo
điều kiện để tôi có môi trường thuận lợi để tiến hành đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy Cô trong trường Đại Học Nông Lâm – Tp.
HCM đã tận tình chỉ dạy để giúp em hiểu biết nhiều kiến thức chuyên môn và cuộc
sống. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến những anh chị em trong lớp Dược Thú Y 30
thân thương đã động viên và giúp đỡ trong suốt những năm học.
Tận đáy lòng, con xin cám ơn ba mẹ vì tất cả những gì con có ngày hôm nay
đều do ba mẹ đã cho con.
Nguyễn Kim Hưng

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích và liệu pháp
điều trị bệnh tiêu chảy nghi do Coronavirus trên heo tại Đồng Nai”
Thời gian: từ ngày 18/03/2009 đến ngày 30/06/2009
Địa điểm: tại một số trại chăn nuôi heo bị dịch tiêu chảy nghi do Coronavirus
gây ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Mục đích khảo sát: đề tài nhằm khảo sát một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng,

bệnh tích và liệu pháp điều trị bệnh tiêu chảy nghi do Coronavirus trên heo tại Đồng
Nai, từ đó có những thông tin và khuyến cáo về liệu pháp điều trị thích hợp cho người
chăn nuôi.
Phương pháp khảo sát: tiến hành lập phiếu điều tra trên mỗi trại khảo sát bị dich
tiêu chảy nghi do Coronavirus, dựa vào các tiêu chí có sẵn trong phiếu điều tra tiến
hành phỏng vấn các đặc điểm về dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, liệu pháp và hiệu quả
điều trị, đồng thời cũng tiến hành mổ khám trên heo con theo mẹ để ghi nhận bệnh tích
đại thể và lấy mẫu vi thể.
Kết quả khảo sát:
Khảo sát về tình hình dịch tễ: bệnh tiêu chảy nghi do Coronavirus trên heo
không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố về dịch tễ. Tỷ lệ bệnh thấp trên đối tượng heo
theo mẹ, cai sữa, mang thai và hậu bị ở những trại có nguồn nước được xử lý, có
khoảng thời gian sát trùng là 1 lần/tuần, có khoảng cách với các trại gần kề >500 m.
Các yếu tố dịch tễ khác ít ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh.
Khảo sát về triệu chứng lâm sàng: các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh
tiêu chảy nghi do Coronavirus trên heo là: phân dạng lỏng, có mùi khó chịu, có màu
vàng, xanh, hoặc xám. Trên heo thường bỏ ăn, ói mửa, heo theo mẹ thường tụ tập
thành từng đám, nái nuôi con có thể mất sữa. Tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết trên heo theo mẹ
rất cao (từ 50 – 100%). Trên các đối tượng heo khác tỷ lệ bệnh thấp hơn và tỷ lệ chết
rất thấp.
Khảo sát về bệnh tích đại thể và vi thể: bệnh tích chủ yếu là trên dạ dày và ruột
non như: xuất huyết, biểu mô bong tróc, bị bào mòn.
iii


Khảo sát về kết quả điều trị: tại thời điểm khảo sát số trại chăn nuôi heo sử
dụng phương pháp autovaccin và kháng thể thụ động (BoostStart) chiếm tỷ lệ cao
nhất.

iv



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa....................................................................................................................... i
Cảm tạ........................................................................................................................... ii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iii
Mục lục ......................................................................................................................... v
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh mục các hình ....................................................................................................... ix
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................ ix
Danh mục các bảng ...................................................................................................... x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy trên heo con .................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh lý heo con ................................................................................... 3
2.1.1. Bệnh lý heo con .................................................................................................. 5
2.2. Bệnh tiêu chảy trên heo do vi trùng....................................................................... 7
2.2.1. Bệnh do Salmonella............................................................................................ 7
2.2.2. Bệnh Hồng Lỵ ở heo .......................................................................................... 7
2.2.3. Bệnh đường ruột do tăng sinh ............................................................................ 8
2.2.4. Viêm ruột do Campylobacter ............................................................................. 8
2.2.5. Tiêu chảy do nhóm vi trùng đường ruột............................................................. 8
2.2.6. Tiêu chảy do vi trùng khac ................................................................................. 9
2.3. Bệnh tiêu chảy trên heo do virus ........................................................................... 9
2.3.1. Bệnh do Rotavirus .............................................................................................. 9
2.3.2. Ảnh hưởng do Parvovirus .................................................................................. 10
2.4. Tiêu chảy do các nguyên nhân khác...................................................................... 11
2.5. Tiêu chảy trên heo do Coronavirus ...................................................................... 11
2.5.1. Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ................................................................. 11

2.5.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 11
2.5.1.2. Lịch sử và phân bố địa lý ................................................................................ 11
v


2.5.1.3. Căn bệnh .......................................................................................................... 11
2.5.1.4. Truyền nhiễm học............................................................................................ 11
2.5.1.5. Triệu chứng...................................................................................................... 13
2.5.1.6. Bệnh tích.......................................................................................................... 14
2.5.1.7. Chẩn đoán ........................................................................................................ 14
2.5.1.8. Phòng bệnh ...................................................................................................... 14
2.5.2. Dịch tiêu chảy địa phương (PED) ...................................................................... 15
2.5.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 15
2.5.2.2. Sự phân bố địa lý ............................................................................................. 15
2.5.2.3. Căn bệnh .......................................................................................................... 15
2.5.2.4. Truyền nhiễm học............................................................................................ 16
2.5.2.5. Triệu chứng...................................................................................................... 17
2.5.2.6. Bệnh tích.......................................................................................................... 18
2.5.2.7. Chẩn đoán ........................................................................................................ 18
2.5.2.8. Phòng bệnh và điều trị..................................................................................... 19
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT............................... 20
3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát.............................................................................. 20
3.1.1. Thời gian............................................................................................................. 20
3.1.2. Địa điểm khảo sát ............................................................................................... 20
3.2. Đối tượng khảo sát................................................................................................. 20
3.3. Nội dung khảo sát.................................................................................................. 20
3.4. Vật liệu khảo sát .................................................................................................... 20
3.5. Phương pháp khảo sát............................................................................................ 21
3.5.1. Bố trí thí nghiệm................................................................................................. 21
3.5.2. Phương pháp khảo sát tình hình dịch tễ ............................................................. 22

3.5.3. Phương pháp ghi nhận triệu chứng lâm sàng ..................................................... 22
3.5.4. Phương pháp ghi nhận bệnh tích đại thể ............................................................ 22
3.5.5. Phương pháp ghi nhận liệu pháp và hiệu quả điều trị ........................................ 23
3.6. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................... 23
3.7. Xử lý số liệu .......................................................................................................... 24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 25
vi


4.1. Tình hình dịch tễ.................................................................................................... 25
4.1.1. Tình hình dịch tễ chung...................................................................................... 26
4.1.2. Tình hình dịch tễ trên heo lứa tuổi theo mẹ........................................................ 27
4.1.3. Tình hình dịch tễ trên heo cai sữa ...................................................................... 29
4.1.4. Tình hình dịch tễ trên nái mang thai................................................................... 30
4.1.5. Tình hình dịch tễ trên nái hậu bị......................................................................... 31
4.1.6. Tình hình dịch tễ trên các đối tượng khác .......................................................... 32
4.2. Triệu chứng lâm sàng ............................................................................................ 32
4.3. Bệnh tích................................................................................................................ 37
4.3.1. Bệnh tích đại thể trên heo con giai đoạn theo mẹ .............................................. 37
4.3.2. Bệnh tích vi thể trên heo con giai đoạn theo mẹ ................................................ 41
4.4. Liệu pháp điều trị................................................................................................... 45
4.4.1. Autovaccin.......................................................................................................... 45
4.4.2. Kháng thể thụ động ............................................................................................ 46
4.4.3. Bổ sung nước, muối khoáng............................................................................... 46
4.4.4. Kháng sinh.......................................................................................................... 46
4.4.5. Các phương pháp khác ....................................................................................... 47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 51
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 54


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ca-PEDV

Môi trường nuôi cấy PEDV

E.coli

Escherichia coli

FAO

Food and Agriculture Organization

IFA

Indirect Fluorescent Antibody

IHC

Immunohistochemistry

HEV

Hemagglutinating encephalomyelitis virus

PEDV


Porcine Epidemic Diarrhea Virus (Dịch tiêu chảy địa phương)

PI

Post inoculation (sự cấy truyền)

PK

Pig Kidney

TGEV

Transmissible Gastroenteritis Virus (Bệnh viêm dạ dày ruột
truyền nhiễm)

wt-PEDV

Type hoang dã của PEDV

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Các dạng phân tiêu chảy và hiện tượng phủ bông trên phân....................... 34
Hình 4.2: Heo con theo mẹ tụ lại thành từng đám....................................................... 35
Hình 4.3: Cơ thể heo con theo mẹ gầy còm,
suy nhược, lông xù, da nhăn, khô, nhạt màu ................................................................ 36
Hình 4.4: Cơ thể nái đẻ gầy còm ................................................................................. 36
Hình 4.5: Dạ dày căng phồng chứa nhiều thức ăn không tiêu..................................... 38

Hình 4.6: Thành ruột non mỏng, phồng to bên trong chứa dịch lợn cợn vàng, xanh.. 39
Hình 4.7: Xoang miệng và thanh quản heo con theo mẹ chứa nhiều dịch nhày ......... 39
Hình 4.8: Hạch bẹn, mạch bạch huyết màng treo ruột sưng lớn ................................. 40
Hình 4.9: Thận sưng lớn, chứa nhiều dịch viêm, xuất huyết....................................... 40
Hình 4.10: Phổi viêm, hoá gan .................................................................................... 41
Hình 4.11: Biểu mô dạ dày bong tróc, xuất huyết, viêm ............................................. 42
Hình 4.12: Nhung mao tá tràng bị ăn mòn, xẹp đi; tuyến lierberkuhn bị
hư hại, niêm mạc phồng to, xuất huyết trên đỉnh lông nhung ..................................... 42
Hình 4.13: Không tràng xuất huyết, viêm phủ bề mặt, nhung mao bị cùn đi ............. 43
Hình 4.14: Hồi tràng có lông nhung bị mòn, nốt bạch huyết hư, xuất huyết .............. 43
Hình 4.15: Ống lượn thận tăng sinh, trương đục, bị hoại tử đông đặc
xuất huyết vùng tuỷ ...................................................................................................... 44
Hình 4.16: Phổi xuất huyết, xung huyết, viêm mô kẽ, viêm hoá gan đỏ..................... 44

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ chế tác động của virus viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ........................ 13

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tỷ lệ bệnh trên đàn chưa mắc bệnh............................................................. 11
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm.......................................................................................... 21
Bảng 3.2: Số lượng các trại khảo sát trên các đối tượng ............................................. 21
Bảng 4.1: Phân tích các yếu tố dịch tễ giữa các trại .................................................... 25
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của các yếu tố dịch tễ đến tỷ lệ bệnh chung............................. 26
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các yếu tố dịch tễ đến tỷ lệ bệnh trên heo theo mẹ............ 28
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các yếu tố dịch tễ đến tỷ lệ bệnh trên heo cai sữa ............. 29
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các yếu tố dịch tễ đến tỷ lệ bệnh trên nái mang thai.......... 30

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các yếu tố dịch tễ đến tỷ lệ bệnh trên nái hậu bị................ 31
Bảng 4.7: Triệu chứng lâm sàng của bệnh tiêu chảy nghi ngờ do Coronavirus ......... 33
Bảng 4.8: Bệnh tích đại thể trên heo con giai đoạn theo mẹ ....................................... 38
Bảng 4.9: Bệnh tích vi thể trên heo con giai đoạn theo mẹ ......................................... 41
Bảng 4.10: Liệu pháp điều trị ...................................................................................... 45

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thông tấn xã Việt Nam dẫn báo cáo của Tổ Chức Nông Nghiệp Và Lương
Thực Liên Hiệp Quốc (FAO – ngày 12/01/2007) cho biết ngành chăn nuôi gia súc là
nguồn thu nhập chính của hơn 1,3 tỷ người trên trái đất và chiếm khoảng 40% giá trị
sản xuất nông nghiệp toàn cầu. Và các nhà khoa học của FAO dự báo sản xuất thịt trên
toàn thế giới sẽ tăng từ 229 triệu tấn trong giai đoạn 1999 – 2001 lên 465 triệu tấn
trong 2050 để đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm của con người trên thế giới. Tuy nhiên,
ngành chăn nuôi gia súc, cách riêng là ngành chăn nuôi heo cũng đang phải đối diện
với những nguy cơ rất lớn, đặc biệt là nguy cơ từ dịch bệnh. Dịch bệnh không những
ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi mà còn gây những nguy hiểm khác cho con
người và môi trường. Một trong những bệnh mới nổ ra, gây thiệt hại kinh tế nặng nề
đối với người chăn nuôi heo nước ta là bệnh do Coronavirus.
Theo Dachrit Nilubol (2009), dịch tiêu chảy do Coronavirus đã từng xảy ra
năm 2003 ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; đến năm 2005 ở Philippin; năm 2007
ở Thái Lan và cuối năm 2008, đầu năm 2009 tại Việt Nam. Dịch do Coronavirus để lại
những hậu quả nghiêm trọng do Coronavirus có khả năng gây ra tiêu chảy cấp, dẫn
đến chết hàng loạt heo. Theo Trần Thanh Phong (1996); Andreas Pospischil và ctv
(2002), Coronavirus gây bệnh chủ yếu là heo con theo mẹ, tử số có thể lên tới 100%

và có khả năng lây lan rất nhanh. Hơn nữa, những heo con không chết thì cũng phải
loại thải do hệ thống nhung mao đường ruột bị phá hại làm cho chậm lớn (Dachrit
Nilubol, 2009). Tuy đây là một dịch bệnh mang tính chất thời sự nhưng ở nước ta lại
chưa có thông tin đầy đủ về tình hình dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích và liệu pháp điều
trị bệnh tiêu chảy nghi do Coronavirus trên heo. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự
chấp nhận của khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, dưới
1


sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng và TS. Nguyễn Tất Toàn, được sự giúp đỡ
của công ty TNHH KIM THU B.D.C chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát một số đặc
điểm dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích và liệu pháp điều trị bệnh tiêu chảy nghi do
Coronavirus trên heo tại Đồng Nai”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Đề tài nhằm khảo sát một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích và liệu
pháp điều trị bệnh tiêu chảy nghi do Coronavirus trên heo tại Đồng Nai, từ đó có
những thông tin và khuyến cáo về liệu pháp điều trị thích hợp cho người chăn nuôi.
1.2.2. Yêu cầu
Lập bảng điều tra mẫu
Ghi nhận tình hình dịch tễ
Ghi nhận triệu chứng lâm sàng
Ghi nhận bệnh tích đại thể và vi thể
Ghi nhận liệu pháp và hiệu quả điều trị

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. KHÁI NIỆM VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON
2.1.1. Đặc điểm sinh lý heo con

2.1.1.1. Hấp thu kháng thể ở heo sơ sinh
Theo Trần Thị Dân (2003), sự hấp thu kháng thể xảy ra tối đa ở giai đoạn 4 –
12 giờ sau khi bú. Kháng thể có thể được phát hiện trong máu heo con vào 3 giờ sau
khi sanh, hiệu giá kháng thể trong máu những heo con bú đủ sữa và hấp thu tốt kháng
thể có thể gần bằng hiệu giá kháng thể trong máu heo mẹ ở 24 giờ sau khi sanh.
Khoảng 84 giờ sau khi sanh ruột heo con không còn hấp thu kháng thể. Cơ chế này có
thể giúp cho đường ruột heo con không hấp thu những chất gây bệnh. Như vậy, heo
con cần bú sữa mẹ để có thể sống sót ở giai đoạn sau.
2.1.1.2. Năng lượng dự trữ của heo sơ sinh
Hai nguồn năng lượng chính vào lúc sanh và ngay sau khi sanh là năng lượng
dự trữ trong cơ thể và năng lượng từ sữa đầu. Lần bú đầu tiên thường xảy ra lúc 20 –
30 phút sau khi sanh nên bất kỳ những bất thường trong thời kỳ điểm tạo sữa (2 ngày
cuối thai kỳ) đều nguy hiểm cho heo sơ sinh (Trần Thị Dân, 2003).
2.1.1.3. Điều khiển sự dự trữ năng lượng cho cơ thể heo sơ sinh
Theo Trần Thị Dân (2003), ta nên cung cấp chất dinh dưỡng ngay sau khi sanh
để cải thiện sức sống cho heo con. Glucose, lactose, acid oleic và dầu bắp đã được thử
nghiệm với vài kết quả thành công. Giữ ấm cho heo con là ưu tiên hàng đầu vì heo con
ít mỡ nâu và dự trữ năng lượng. Ngoài ra, ta nên tập cho heo con ăn sớm do sức sản
xuất sữa của heo nái không đủ cho heo con từ 8 – 10 ngày tuổi trở đi và khả năng tăng
trưởng mô cơ bị ảnh hưởng bởi thành phần sữa của từng nái. Tỷ lệ protein so với mỡ
sữa tương đối thấp (9,2 – 10,4 g protein / MJ năng lượng thô) nên kích thích heo con
tích tụ mỡ dưới da để dự trữ năng lượng và tạo lớp cách nhiệt dưới da. Như vậy, sữa
3


heo nái được dùng vào việc tạo mỡ nhiều hơn tạo nạc, nhất là trong 3 tuần đầu sau khi

sanh. Do đó, nên cho heo ăn giặm trong giai đoạn theo mẹ.
2.1.1.4. Thay đổi bộ máy tiêu hóa khi cai sữa
Ở giai đoạn cai sữa, theo Hampson và Kidder (1986), thì nhung mao (để hấp
thu chất dinh dưỡng) ngắn đi 75% trong vòng 24 giờ sau cai sữa và tình trạng ngắn
này vẫn tiếp tục nhưng giảm dần cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa. Theo Trần Thị Dân
(2003), vài enzyme tiêu hoá (lactase, glucosidase, protease) bị giảm nhưng maltase lại
tăng, do đó khả năng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột cũng giảm.Thêm vào
nữa, thức ăn thay thế sữa mẹ có thể khó tiêu hoá hơn sữa; do đó heo con giảm khả
năng tiêu hoá, vi sinh vật ruột già dễ lên men nên giảm hấp thu nước ở đường ruột dẫn
đến hậu quả heo bị tiêu chảy.
2.1.1.5. Sinh lý của ruột non
Đơn vị chức năng của ruột non là nhung mao. Nhung mao được bao phủ bởi
các tế bào biểu mô hình trụ (gọi là tế bào ruột). Những tế bào này liên kết nhau bởi
phức hợp mối nối rất phát triển. Theo Trần Thị Dân (2003), tế bào biểu mô ruột được
thay thế liên tục. Tốc độ thay thế ở nơi đây xảy ra nhanh nhất so với các nơi khác
trong cơ thể, kéo dài khoảng 3 – 4 ngày trên thú trưởng thành. Tốc độ thay thế ở hồi
tràng (đoạn cuối ruột non) nhanh hơn ở không tràng (đoạn giữa ruột non) vì nhung
mao ở hồi tràng ngắn hơn. Trên thú sơ sinh, thời gian thay thế khoảng 7 – 10 ngày. Do
đó, khi tế bào biểu mô ruột bị của thú non bị hư hại, thời gian cần có để hồi phục thành
ruột thường kéo dài hơn thú trưởng thành. Tế bào ở nhung mao thì bắt nguồn từ sự
phân chia của tế bào chưa biệt hoá ở mào ruột. Tế bào mào ruột có khả năng phân tiết.
Khi tế bào này di chuyển từ mào ruột lên phía trên của nhung mao, chúng trưởng thành
để trở thành tế bào có khả năng hấp thu của nhung mao. Như thế, nếu đỉnh nhung mao
bị hư hại, tế bào ruột với chức năng hấp thu bị mất và khi ấy sự phân tiết dịch chất trở
nên chiếm ưu thế. Khi tổn thương tế bào chưa trưởng thành ở mào ruột, sự thay thế tế
bào nhung mao bị cản trở trầm trọng. Tế bào nhung mao bị ngắn lại và hợp nhất nhau;
tình trạng này gọi là bất dưỡng nhung mao. Kết quả là giảm diện tích hấp thu ở màng
nhầy ruột. Ở thú bình thường, hấp thu nhiều hơn phân tiết. Trên thú tiêu chảy, hoạt
động phân tiết chiếm ưu thế, thú mất nước nhanh, mất chất khoáng và shock, sau cùng
thú có thể chết

4


2.1.1.6. Sinh lý của ruột già
Về cơ thể học, ruột già khác ruột non ở chỗ: không có nhung mao nhưng có vi
nhung mao, mào ruột thẳng và dài, nhiều tế bào hình ly (tạo chất nhày, nhất là khi mắc
bệnh mãn tính), nhiều nốt bạch huyết và ở vài chỗ, mào ruột ăn sâu vào lớp dưới màng
nhày nơi mà có nhiều mô bạch huyết, điều này được giải thích là do có nhiều vi sinh
vật ở ruột già. Trong khi ruột non là nơi tiết nước còn ruột già là nơi hấp thu nước
bằng cách hấp thu Na+.
2.1.2. Bệnh lý của tiêu chảy
Theo Trần Thị Dân (2003), tất cả các bệnh tiêu chảy đều có liên quan đến việc
tăng số lượng của những chất ảnh hưởng đến áp lực thẩm thấu ở lòng ruột. Khi ấy
nước di chuyển từ gian bào vào dịch chất trong lòng ruột.
2.1.2.1. Cơ chế của tiêu chảy
Theo Trần Thị Dân (2003), có 5 cơ chế của tiêu chảy như sau:
(1) Thú non ăn quá nhiều sữa hoặc chất thay thế sữa, khi ấy tiêu chảy do hấp
thu kém. Tuy ruột già có khả năng hấp thu một lượng nước gấp 3 – 5 lần lượng nước
đi vào ruột non nhưng khi lactose không được tiêu hoá ở ruột non và bị lên men ở ruột
già thì hệ thống đệm ở ruột già không thể đủ để trung hoà acid, do đó pH trong ruột già
giảm và ruột già không thể đảm bảo vai trò hấp thu nước, kết quả là thú tiêu chảy.
(2) Giảm diện tích hấp thu ở ruột non. Tình trạng này hay gặp trong bệnh tiêu
chảy do thay đổi tính thẩm thấu, khi ấy tiêu hoá và hấp thu đều kém. Chẳng hạn, virus
gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) làm nhung mao bất dưỡng và hậu quả
đưa đến tiêu chảy cũng giống như khi thú non ăn quá nhiều. Tiêu chảy do kém tiêu hoá
hay kém hấp thu có thể giảm đi nếu cho thú nhịn đói. Trong trường hợp này, phân của
thú có tính thẩm thấu cao, thể tích phân ít hơn so với khi tiêu chảy do phân tiết ion, và
phân có thể acid do tiết H+ và Cl-. Điều này giúp chẩn đoán phân biệt trong trường hợp
tiêu chảy do phân tiết ion nhiều và tiêu chảy do kém tiêu hoá / hấp thu.
(3) Tiêu chảy do phân tiết nhiều. Các chủng E. coli tiết độc tố đường ruột là

nguyên nhân thường gặp của loại tiêu chảy này. Vi sinh này không thâm nhập vào cơ
thể và không gây bệnh tích mô học ở màng nhày ruột non nhưng gây xáo trộn lớn về
hoá học do 2 độc tố: độc tố chịu nhiệt và độc tố không chịu nhiệt.

5


(4) Tăng tính thấm của đường ruột cũng có thể xảy ra tiêu chảy. Tăng tính thấm
thường xảy ra trong các trường hợp mà hiện tượng viêm làm tổn thương tế bào ruột,
gây mất tính hợp nhất của mối nối giữa các tế bào và gia tăng áp lực của lớp đệm trong
thành ruột.
(5) Xáo trộn về vận động cơ học của ruột ít được hiểu rõ. Ngày nay, người ta
biết rằng sự tăng vận động của ruột non ít đưa đến tiêu chảy. Thay đổi về sự vận động
có thể xảy ra ở bệnh do độc tố của E. coli và TGE. Trong 2 trường hợp này, tăng vận
động chỉ góp phần vào tiêu chảy mà không là nguyên nhân.
2.1.2.2. Hậu quả sinh lý của tiêu chảy
Theo Trần Thị Dân 2003 có 3 hậu quả sinh lý của tiêu chảy:
(1) Ảnh hưởng rõ rệt nhất là mất dịch ngoại bào (dịch nằm giữa các tế bào, nước
của máu). Mất 15% làm xuất hiện triệu chứng lâm sàng như giảm huyết áp, tim đập
nhanh, thú tím tái… và mất 30% sẽ gây chết. Cung cấp dịch là biện pháp ưu tiên trong
trị liệu bệnh tiêu chảy. Sự thành công của truyền dịch qua đường miệng thay đổi tuỳ
theo loại tiêu chảy. Trong tiêu chảy do phân tiết khi nhiễm nội độc tố vi khuẩn, vận
chuyển đồng hướng Na/glucose ở ruột không bị ảnh hưởng, như vậy cho uống dung
dịch điện giải chứa glucose rất hữu hiệu. Trong tiêu chảy nhẹ do virus, lớp màng nhày
vẫn còn đủ chức năng để tiếp nhận dung dịch cho uống, nhưng dung dịch uống không
hữu hiệu khi tiêu chảy nặng do virus.
(2) Thay đổi nồng độ ion trong máu. Toan huyết (giảm pH máu) trầm trọng do
bởi nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu nhất là do mất HCO3- qua phân. Tác động ý
nghĩa nhất là tăng kali huyết. Khi hàm lượng kali trong máu tăng thì nhịp tim giảm. Tỷ
số giữa K+ ngoại bào và K+ nội bào thay đổi sẽ làm giảm hiệu thế nghỉ của màng tế

bào, do đó hoạt động của cơ tim bị rối loạn và thú có thể chết.
(3) Thay đổi do biến dưỡng. Giảm glucose huyết thường xảy ra trong trường hợp
tiêu chảy cấp tính trầm trọng vì thú biếng ăn, giảm hấp thu dưỡng chất, ức chế tân tạo
đường và tăng thuỷ phân glycogen. Khi ấy, thân nhiệt hạ thấp vì không đủ glucose
trong việc tạo năng lượng ở các cơ quan, thú dễ bị nhiễm trùng.

6


2.2. BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO DO VI TRÙNG
2.2.1. Bệnh do Salmonella (bệnh thương hàn heo)
Bệnh do vi trùng Salmonella cholerae suis thuộc họ Enterobacteriaceae, bắt màu
gram âm, có kháng nguyên thân O là yếu tố 6, 7 và kháng nguyên lông H là c: 1, 5. S.
cholerae suis sống thích hợp ở pH trong khoảng 4,5 – 9,0, dễ bị tiêu diệt bởi chất sát
trùng thông thường, nhạy cảm với chloramphenicol, neomycine.
S. cholerae suis gây thể bại huyết thường gặp trên heo cai sữa (gần 2 tháng tuổi)
với triệu chứng máu đỏ tím ở lỗ tai, chân, lưng và chết trong 24 – 48 h với tỷ lệ chết có
thể lên đến 100%. Thể tiêu hoá do S.cholerae suis thường gây ra làm heo con bỏ ăn,
nằm tụm lại một chỗ, thường thấy tiêu chảy nếu có viêm dạ dày ruột thì có ói mửa,
tiêu chảy phân vàng rất hôi thối và thường chết sau 2 – 4 ngày. Ngoài ra, S. cholerae
suis gây thể sinh dục khiến nái sẩy thai 1 tháng trước khi đẻ hoặc sinh ra heo con chết,
hoặc gây viêm tử cung, sót nhau. Bệnh tích đặc trưng do S.cholerae suis gây ra là viêm
dạ dày ruột, tạo mụn loét ở ruột già. Việc dùng kháng sinh phối hợp với corticoid và
tăng cường trợ lực, trợ sức có thể mang lại kết quả khả quan. Ở nước ta, vaccin giải
độc tố thương hàn, vaccin vi trùng, vaccin vi trùng – độc tố, là những vaccin thường
được dùng để phòng bệnh.
2.2.2. Bệnh Hồng Lỵ ở heo
Bệnh Hồng Lỵ là bệnh truyền nhiễm do Serpulina hyodysenteriae gây ra.
Serpulina hyodysenteriae là xoắn khuẩn yếm khí, gram âm, dài 6 – 10 µm, đường kính
320 – 380 nm, mọc tốt trên môi trường thạch máu ngựa gây dung huyết β sau 48 giờ ủ.

Serpulina hyodysenteriae nhạy cảm với sự khô hạn và pH < 6,0 và bị huỷ nhanh bởi
nhiệt độ.
Serpulina hyodysenteriae gây cho heo cai sữa chủ yếu ở cuối kỳ nuôi vỗ (6 – 12
tuần tuổi) và thỉnh thoảng ở nái mang thai hay nuôi con tiêu chảy. Máu, chất nhày và
những mảnh hoại tử xuất hiện lúc đầu trong phân màu vàng sau chuyển thành màu nâu
đỏ (màu chocolat) với nhiều chất nhày hơn. Tỷ lệ bệnh có thể lên đến 75% và tỷ lệ
chết khoảng 5 – 30%. Gây bệnh tích viêm manh – kết tràng hoại tử xuất huyết, gây
sung huyết và phù thủng màng treo ruột. Thường dùng kháng sinh điều trị trong 5 – 7
ngày, vài tác giả đề nghị điều trị lên đến 15 ngày bằng tylosin, tiamulin, lincomycine,

7


dimetridazole, furazolidon, carbadox…trong đó tiamulin dường như gặp sự đề kháng ít
nhất và cho hiệu quả cao nhất.
2.2.3. Bệnh đường ruột do tăng sinh
Bệnh đường ruột do tăng sinh là bệnh truyền nhiễm do Ileobacter intracellularis
gây ra. Ileobacter intracellularis là xoắn khuẩn, gram âm, dài 1,5 µm, chỉ mọc trên
môi trường tế bào đường ruột của chuột và tạo những khuẩn lạc nhỏ sau 7 – 14 ngày
và chỉ tạo những bệnh tích chuyên biệt khi thú mang trong đường tiêu hoá những vi
khuẩn khác như E.coli, Bacteroides vulgatus. Ileobacter intracellularis gây tăng sinh
biểu mô chưa trưởng thành ở những hang của ruột. Bệnh thường xảy ra trên heo cai
sữa (6 tuần tuổi) với đặc điểm giảm trọng lượng, kém ăn, mệt mỏi, ói mửa, thiếu máu,
phân có thể màu nâu đỏ, tiêu chảy từng hồi…da nhợt nhạt, thân nhiệt thấp (khoảng
37,80C) và có thể chết thình lình. Có thể điều trị bằng kháng sinh như Tetracycline,
Sulphonamide hay Tylosin. Để phòng bệnh cần tăng cường sức đề kháng cho heo và
kiểm soát chặt chẽ heo mới mua về.
2.2.4. Viêm ruột do Campylobacter
Giống Campylobacter là phẩy khuẩn, gram âm. Trên heo theo mẹ (3 ngày – 21
ngày tuổi), Campylobacter gây tiêu chảy loãng hoặc dạng kem chứa nhiều chất nhày

đôi khi có máu. Trên heo cai sữa, Campylobacter gây tiêu chảy mãn tính với nhiều
chất nhầy nhưng không có máu. Bệnh thường không gây chết nhưng gây những thiệt
hại đáng kể về kinh tế. Trên heo theo mẹ, Campylobacter làm ruột non đặc biệt vùng
hồi tràng dày lên, chứa nhiều chất nhày, hạch màng treo ruột viêm. Nó làm nhung mao
ruột chậm hoặc ngừng tăng trưởng. Và trên heo cai sữa, gây viêm manh tràng – ruột
già hoại tử xuất huyết. Heo được điều trị bằng cách uống kháng sinh Neomycin,
tetracycline, những aminoglycoside, macrolides, enrofloxacin. Việc phòng bệnh cần
chú ý đến nguồn thức ăn, nước uống để tránh vi trùng xâm nhập.
2.2.5. Tiêu chảy do nhóm vi trùng đường ruột
2.2.5.1. Loài Escherichia coli
Escherichia gồm 4 loại kháng nguyên là O(hơn 160 loại), H (có khoảng 20 loại),
K (có hơn 100 loại) và kháng nguyên pili F (có 2 loại). Độc tố của Escherichia coli
gồm 2 độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố. Trong đó, nội độc tố gồm loại chịu nhiệt có
Sta, Stb; loại không chịu nhiệt có LT1 và LT2. Ngoại độc tố làm tan huyết gây nên
8


hiện tượng phù thủng. E.coli có sẵn trong ruột nhưng chỉ gây bệnh khi sức đề kháng
của con vật giảm sút. Ở heo thường gặp 3 loại E.coli liên quan: loại sinh độc tố ruột
ETEC (Enterotoxigenic E.coli) tiết ra độc tố ST và LT gây tiêu chảy trên heo sơ sinh
và cai sữa. Loại gây bệnh đường ruột EPEC (Enteropathogenic E.coli) thường gặp trên
heo lớn. Loại gây bệnh phù thủng VETEC (Verotoxingenic E.coli) là loại độc tố
hướng mạch máu. Để phòng bệnh có thể thử nghiệm chế autovaccin phục vụ tại địa
phương với chủng bệnh của địa phương và dùng vaccin vi khuẩn vô hoạt Neocolipor.
2.2.5.2. Giống Shigella
Gây bệnh kiết lỵ cho người và gia súc, chủ yếu là loài Shi.Shiga. Khác với các
vi khuẩn đường ruột khác, chỉ cần 10 đến 100 vi khuẩn cũng đủ gây bệnh. Shigella có
nội độc tố và ngoại độc tố. Khi vi khuẩn bị ly giải, nội độc tố góp phần kích thích
thành ruột. Ngoại độc tố gọi là Shige toxin, không bền với nhiệt, tác động lên thành
ruột và hệ thần kinh trung ương biểu hiện gây tiêu chảy và gây tê liệt tử vong. Shigella

làm tổn thương ruột già là nguyên nhân gây ra đau bụng quặng, đi tiểu nhiều lần, phân
lẫn chất nhầy và máu. Trường hợp nặng có thể bị hội chứng HUS (Hemolytic Uremic
Syndrome) thiếu máu do tan huyết, giảm tiểu cầu và tiêu thận.
2.2.6. Tiêu chảy do các vi trùng khác
Biểu hiện tiêu chảy còn có thể xuất hiện khi heo bị viêm ruột do Clostridium
spiroforme, tiêu chảy do cầu trùng,…
2.3. BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO DO VIRUS
2.3.1. Bệnh do Rotavirus
Rotavirus là một ARN virus 2 sợi, kích thước 75 nm. Rotavirus có 2 protêin
chính trên bề mặt là VP4 và VP7. Rotavirus ổn định ở pH từ 3 – 9, bị bất hoạt ở 600C
trong 30 phút, formaldehyde 3,7%, ethanol 70%, glutaraldehyde 2%, acidhypocloride
1%... Rotavirus mọc tốt trên tế bào thận và gây bệnh tích tế bào, virus có khả năng
ngưng kết hồng cầu.
Vật bị bệnh do Rotavirus lúc đầu thường suy nhược, kém ăn, có thể ói mửa. Vài
giờ sau, heo tiêu chảy dữ dội, phân vàng với nhiều cụm bông nổi hay màu xám đậm.
Trong các ổ dịch, tỷ lệ chết trên heo theo mẹ cảm nhiễm có thể lên tới 33%. Trên heo
cai sữa cũng có thể cảm nhiễm nhưng không tiêu chảy hay chỉ tiêu chảy tạm thời. Heo
chết do mất nhiều nước, dạ dày đầy sữa và ruột non nở rộng với đầy dịch giống như
9


kem, có sự thoái hoá những tế bào thượng bì ruột non khiến thành ruột bị mỏng, có sự
hình thành những tế bào khổng lồ và sự kết dính nhung mao ruột. Để điều trị, ta có thể
cung cấp sữa, chất điện giải, chống phụ nhiễm. Vaccin phòng bệnh chích bắp hay cho
uống gồm nhóm huyết thanh A1, A2, Rotavirus người hay vaccin chứa protein virus
VP3 và VP7 từ serotype 4 và 5 để phòng cả hai serotype.
2.3.2. Bệnh do Parvovirus
Parvovirus là một ADN virus, kích thước 22 nm, không vỏ bọc, chỉ có một
serotype và có khả năng ngưng kết hồng cầu. Virus nhân lên trong tế bào nguyên phát
thận heo (15 – 21 ngày tuổi), gây bệnh tích tế bào (tạo thể vùi trong nhân và làm tròn

tế bào). Có 3 kháng nguyên (ở Capside) quan trọng là VP1 (81 kDa), VP2 (66 kDa),
VP3 (62 kDa). Kích thích cơ thể sinh kháng thể ngăn trở ngưng kết hồng cầu.
Khi heo cảm nhiễm, nếu ở thời kỳ có mang thì chết phôi và heo nái chậm lên
giống. Nếu sự cảm nhiễm phôi sau 35 ngày của thai kỳ thì sự hoá gỗ có thể xảy ra ở
một số phôi thai hay toàn bộ. Nếu cảm nhiễm chậm hơn, sẽ sinh ra những heo con rồi
chết ngay hoặc chết lúc sinh. Trên nái triệu chứng xảy thai cũng thường xuất hiện.
Ngoài ra, Parvovirus có thể gây hội chứng tiêu chảy sau khi cai sữa (trong phân chứa
nhiều virus). Bệnh tích thường thấy trên heo nái với phôi nhiều vùng bị hoại tử ở thành
uterine; phôi chết; thai bị giảm kích thước, động huyết, thuỷ thủng. Để phòng bệnh,
một vài vaccin vô hoạt được dùng như: Suvaxyn Parvo, Pig Parvovirus vaccin (Pitman
Moore) bằng acetylethyleneimine formalin, Parvovax hoặc vaccin nhược độc, vaccin
tiểu phần dựa căn bản trên protein của capside VP1. Để chống lại bệnh, người ta có thể
dùng phương pháp thô sơ bằng cách đưa vào heo nái khô trước khi phối một dịch phôi
hay sản phẩm khác của thời kỳ để. Người ta cũng khuyên cho nái khô tiếp xúc với
những heo cai sữa.
2.4. TIÊU CHẢY TRÊN HEO DO CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC
Ngoài ra, biểu hiện tiêu chảy còn xuất hiện khi heo bị viêm ruột do ngộ độc,
viêm ruột do thức ăn, viêm ruột do ký sinh trùng, độc tố trong nấm mốc…đều có thể
khiến heo bị tiêu chảy với các triệu chứng và bệnh tích riêng đặc trưng cho từng bệnh.

10


2.5. BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO DO CORONAVIRUS
2.5.1. Bệnh viêm dày ruột truyền nhiễm (TGEV)
2.5.1.1. Khái niệm
Bệnh viêm dạ dày truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm trên heo do ARN virus
gây ra với các triệu chứng ói mửa, tiêu chảy dữ dội và bệnh tích viêm dạ dày – ruột
điển hình trên heo con dưới 1 tuần tuổi và tỷ lệ chết có thể đạt 100%.
2.5.1.2. Lịch sử và phân bố địa lý

TGEV được Doyle và Huctchings mô tả đầu tiên vào năm 1946, sau đó lần lượt
phát hiện ở nhiều quốc gia châu Âu: Đan Mạch (1957), Đức (1959), Liên Xô (1961),
Bỉ (1967),… Theo Trần Thanh Phong (1996), thì bệnh đã xuất hiện ở trại thực nghiệm
Tân Sơn Nhất (1959) nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ.
2.5.1.3. Căn bệnh
TGEV là ARN một sợi thuộc họ Coronaviridae. Dạng hình cầu, kích thước 80
– 160 nm, có vỏ bọc với những tua glycoprotein dài 12 nm ở cực. TGEV trưởng thành
bằng cách nảy chồi. Các dòng TGE đều có chung một kháng nguyên, nhưng kháng
nguyên của TGE khác với PED, và VPP (virus ói mửa, suy nhược). Cả 3 virus (TGE,
PED, VPP) đều có phản ứng chéo với virus PEF (viêm phúc mạc truyền nhiễm của
mèo) và CVH229E (gây bệnh đường hô hấp người). Có 3 kháng nguyên quan trọng là
nucleoprotein: “NP”, 47 kDa, glycoprotein vỏ bọc M hay E1, 28 kDa, glycoprotein tua
gai của vỏ bọc S hay E2, 180 – 200 kDa. E2 sinh miễn dịch mạnh nhất, sinh nhiều
kháng thể trung hòa. Virus TGE khác virus CVRP (Coronavirus respiratoire du porc Coronavirus gây bệnh trên đường hô hấp) ở vài điểm kháng nguyên. Virus nhạy cảm
với ether, đề kháng yếu ớt với nhiệt độ và tia cực tím. Đề kháng với những yếu tố gây
vô hoạt (pH acid, muối mặn enzyme proteolytique) của dạ dày heo con (nhưng bị vô
hoạt ở dạ dày thú trưởng thành) và rất ổn định ở nhiệt độ lạnh. Virus có hiệu giá kháng
thể rất cao ở tá tràng và không tràng. Virus mọc tốt trên tế bào PK, tế bào tuyến giáp,
dịch hoàn. Theo Trần Thanh Phong (1996), thì với 82 lần cấy virus vẫn có thể gây
bệnh trên heo con và cả heo lớn, với 154 lần cấy thì mất tính gây bệnh cho heo con.
2.5.1.4. Truyền nhiễm học
Loài cảm thụ: heo nhà ở mọi lứa tuổi nhưng cảm thụ mạnh nhất và tử vong cao
nhất là trên heo con theo mẹ 1 – 10 ngày tuổi. Heo con 3 ngày tuổi có thể chứa lượng
11


virus so với heo 3 tuần tuổi là gấp 100 lần. Và cần lượng virus 1000 lần lượng virus
gây bệnh cho heo con để gây bệnh cho heo trưởng thành. Theo Trần Thanh Phong
(1996), thì việc thống kê trên đàn chưa mắc bệnh bao giờ cho thấy:
Bảng 2.1: Tỷ lệ bệnh trên đàn chưa mắc bệnh

Tuổi (ngày)

Tỷ lệ bệnh (%)

0–7

100

8 – 14

50

15 – 21

25

Nguyên nhân heo con dưới 7 ngày cảm thụ mạnh với bệnh là do sự tái tạo tế
bào nhung mao ruột chậm: ở heo sơ sinh cần 7–10 ngày để làm mới lại tế bào thượng
bị (để hấp thụ dinh dưỡng), trong khi heo trưởng thành chỉ cần 2 – 3 ngày, dạ dày của
heo có thể hoạt động phân giải tốt vào tuần thứ 6, đối với heo con theo mẹ và sau cai
sữa(trước 6 tuần) môi trường dạ dày có độ pH = 3 và nguồn protein do dạ dày phân
giải yếu nên là môi trường thuận lợi cho sự tồn tại của virus TGE. Mặt khác, sự hoạt
động nội bào của tế bào vùng không tràng – hồi tràng kéo dài trong nhiều tuần tạo sự
dễ dàng cho đại phân tử protein IgG (immunoglobulin Gamma) mà còn cho sự cảm
nhiễm virus vào những tế bào hình trụ trưởng thành của tế bào thượng bì ruột. Virus
lây lan trực tiếp do sự nuôi nhốt chung đụng thú bệnh, thú khoẻ và lây qua yếu tố trung
gian truyền lây như: người tham quan, chó, mèo, chồn…Virus xâm nhập chủ yếu qua
đường tiêu hóa – niêm mạc (qua sữa heo mẹ mắc bệnh)và cũng có thể qua đường hô
hấp. Theo Trần Thanh Phong (1996), cơ chế sinh bệnh của virus viêm dạ dày ruột
truyền nhiễm như sau:


12


Đường miệng
Æ

Virus

Nhân lên trong tế bào

Æ

Ž Giảm bề dày của lớp

nhung mao ruột (tá

thượng bì

tràng, không tràng

Ž Làm ngắn nhung mao ruột

và hồi tràng)

(=1/7 chiều dài bình thường)
Ž Sự hình thành những tế bào

Giảm hấp thu


Å

và chuyển hóa

Giảm chất lượng

Å

và số lượng enzyme

ở tuyến Lieberkurn không
trưởng thành

(như bêta galactosidase
ở ruột).
¾
Tiêu chảy

Æ

Mất nhiều nước và

¼

Chết

chất điện giải
Sơ đồ 2.1: Cơ chế sinh bệnh của virus viêm dạ dày ruột truyền nhiễm
Những nơi chứa mầm bệnh: ruột và phân trong đó phân là nguồn lây nhiễm
chính. Virus cũng có thể có trong sữa (heo nái nuôi con), chất ói mửa của heo bệnh.

Heo khỏi bệnh bài trùng trong 8 tuần và heo bải thải sau khi nhiễm 24 giờ. Heo trưởng
thành nhiễm trùng thầm lặng bài thải qua phân trong 100 ngày.
2.5.1.5. Triệu chứng
Theo Trần Thanh Phong (1996), thời gian nung bệnh khoảng từ 12 giờ - 72 giờ
và tử số trên heo theo mẹ có thể lên tới 100%. Heo biếng bú, có vẻ lạnh và tụ quanh
mẹ hay lò sưởi. Heo con tiêu chảy cùng lúc với ói mửa. Phân rất lỏng, tanh, vàng, có
sữa không tiêu…khiến vật gầy sút rất nhanh (có thể 25% trọng lượng ngay từ ngày
đầu) và thường chết sau 2 – 5 ngày. Thân nhiệt heo gần như bình thường (phụ nhiễm
E.coli gần như 50% ca bệnh). Trên heo nuôi vỗ: triệu chứng không rõ nét, vật tiêu
chảy, ăn không ngon, chậm tăng trưởng, bệnh số và tử số thấp. Trên heo nái: triệu
chứng thường cũng không rõ nét, tử số rất thấp. Trên heo nái cho sữa: có thể sốt, ói
mửa, mất sữa, gầy sút. Sự tiết sữa hầu như không bao giờ trở lại, do cạn sữa ngay sẽ
13


dẫn đến hậu quả thiếu sữa, hạ đường huyết trên heo con và trên heo nái khô thì không
có triệu chứng rõ nét.
2.5.1.6. Bệnh tích
Về bệnh tích đại thể: viêm ruột cata, đặc biệt là các bệnh tích sung huyết, nở
rộng ống ruột do chứa nhiều chất lỏng thối, thành ruột rất mỏng đặc biệt ở không tràng
và hồi tràng, xuất huyết (25% trường hợp). Dạ dày thì chứa sữa không tiêu, có thể xuất
huyết hoặc sung huyết niêm mạc dạ dày (hầu hết ở vùng hạ vị), có thể loét (10% ở heo
lớn, không gặp ở heo dưới 3 tuần). Xác chết có thể có màu đỏ tím ở bụng, cổ và gốc
tai. Về bệnh tích vi thể: bất dưỡng nhung mao ruột do nhung mao ngắn lại (bình
thường 800 μm – 200 μm), một số thì hợp nhất lại. Ở trên thận có thể thấy hoại tử ống
lượn.
2.5.1.7. Chẩn đoán
Với biểu hiện tiêu chảy trên heo con theo mẹ, cần chẩn đoán phân biệt với: tiêu
chảy hoại tử xuất huyết ở ruột, có tính lẻ tẻ do Clostridium perfringens typ C (heo mẹ
không bị), tiêu chảy do Rotavirus gây ra trên heo con, bê, cừu, dê, ngựa, thỏ, chó,

chuột, mèo và người với tỷ lệ tử vong thấp hơn, tiêu chảy do E.coli thường trên heo 3
tuần tuổi và điều kiện vệ sinh kém (tử số và bệnh số thấp hơn TGE), đặc biệt là với
PED vì rất khó phân biệt dựa trên phi lâm sàng.
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm là: nuôi cấy virus với bệnh phẩm là phân
hay chất chứa ở đường ruột, dùng các phản ứng huyết thanh học gặp một vài vấn đề tế
nhị: phải mất 10 -15 ngày kháng thể TGE mới xuất hiện, lúc này heo con đã chết. TGE
có phản ứng chéo với CVRP (Coronavirus respiratoire du porc) những đàn cảm nhiễm
<2 năm vẫn cho phản ứng dương. Ngoài ra, có thể dùng các phản ứng: phản ứng trung
hòa trên môi trường tế bào, phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động, phản ứng miễn
dịch huỳnh quang, PCR,…
2.5.1.8. Phòng bệnh
Phải tăng cường quản lý, áp dụng các biện pháp như cùng vào cùng ra, môi
trường chăn nuôi tốt, cách ly triệt để heo bệnh, hạn chế khách tham quan, để trống
chuồng trong 3 tháng, đồng thời dinh dưỡng phải đầy đủ, hợp lý, cân bằng, nâng cao
sức đề kháng, thức ăn đảm bảo vệ sinh. Riêng đối với những heo con bị bệnh nên cung
cấp nước muối sinh lý mặn hay ngọt bằng đường phúc mạc 50 – 100 ml/ngày, đảm
14


×