BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BẤM RĂNG HEO CON
LÚC 1 NGÀY TUỔI VÀ 3 NGÀY TUỔI TỚI SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON TỪ
SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN PHẠM MINH ANH
Ngành: THÚ Y
Niên khóa: 2004 - 2009
Tháng 09/2009
SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BẤM RĂNG HEO CON LÚC 1
NGÀY TUỔI VÀ 3 NGÀY TUỔI TỚI SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ
TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON TỪ SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA
Tác giả
NGUYỄN PHẠM MINH ANH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác Sỹ ngành
Thú Y
Giáo viên hướng dẫn
ThS. PHAN QUANG BÁ
Tháng 09 năm 2009
i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHẠM MINH ANH
Tên luận văn: So sánh ảnh hưởng của việc bấm răng heo con lúc 1 ngày
tuổi và 3 ngày tuổi tới sự sinh trưởng và tỉ lệ tiêu chảy trên heo con từ sơ sinh đến
cai sữa
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày ……………..…
Giáo viên hướng dẫn
ThS. PHAN QUANG BÁ
ii
LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn
Cha mẹ, người đã sinh thành nuôi dưỡng và dãy dỗ con có ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu cùng toàn thể quí thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Đến người thầy đáng kính của tôi, thầy Phan Quang Bá với sự giúp đỡ nhiệt tình
và đóng góp ý kiến quí báu và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn
Gia đình chú Nguyễn Xuân Khoa, gia đình bác Bảy Long cùng các cô bác anh chị
xóm giềng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập ở trại.
Cảm ơn
Các bạn bè là người đã hỗ trợ, chia sẽ, gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tập,
thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Nguyễn Phạm Minh Anh
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “So sánh ảnh hưởng của việc bấm răng heo con lúc 1 ngày tuổi và 3
ngày tuổi tới sự sinh trưởng và tỉ lệ tiêu chảy trên heo con từ sơ sinh đến cai sữa” được
thực hiện tại hộ chăn nuôi ông Nguyễn Xuân Khoa và hộ chăn nuôi ông Bảy Long với
tổng số 112 heo con thuộc 15 nái. Heo con được chọn thí nghiệm đồng điều về giới
tính, ổ đẻ, trọng lượng sơ sinh và được bố trí vào 2 lô thí nghiệm là bấm răng ở 1 ngày
tuổi và bấm răng ở 3 ngày tuổi. Heo của 2 lô thí nghiệm được theo dõi một số chỉ tiêu
sau: trọng lượng (1 tuần cân 1 lần), tỉ lệ tiêu chảy, tỉ lệ heo còi, tỉ lệ bệnh khác, tỉ lệ
chết heo con từ sơ sinh đến cai sữa. Kết quả cho thấy:
Trọng lượng cuối kỳ của lô bấm răng 3 ngày tuổi (479,4kg) lớn hơn lô bấm
răng 1 ngày tuổi (361,7kg ).
Tăng trọng tích lũy của lô bấm răng 3 ngày tuổi (408,8kg) lớn hơn lô bấm răng
1 ngày tuổi (291kg ).
Tăng trọng trung bình chung của lô bấm răng ở 3 ngày tuổi (0,28kg/con/ngày)
lớn hơn lô bấm răng 1 ngày tuổi (0,21kg/con/ngày).
Tỉ lệ tiêu chảy chung của lô bấm răng 3 ngày tuổi (47,06%) thấp hơn lô bấm
răng 1 ngày tuổi (69,38%).
Tỉ lệ ngày tiêu chảy chung của lô bấm răng 3 ngày tuổi (6,79%) thấp hơn lô
bấm răng 1 ngày tuổi (9,40%).
Tỉ lệ heo còi của lô bấm răng 3 ngày tuổi (7,14%) thấp hơn lô bấm răng 1 ngày
tuổi (21,43%).
Kết quả trên cho thấy việc bấm răng heo con ở 3 ngày tuổi mang lại hiệu quả về
tăng trưởng và khả năng đề kháng của heo con đối với bệnh tiêu chảy là tốt hơn việc
bấm răng heo con ở 1 ngày tuổi.
iv
MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ..................................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................... ii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................... viii
Chương 1 .........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu.................................................................................................2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2 .........................................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................................3
2.1 Tổng quan ..................................................................................................................3
2.1.1 Đặc điểm địa điểm tiến hành khảo sát....................................................................3
2.1.1.1. Trại chăn nuôi ông Nguyễn Xuân Khoa.............................................................3
2.1.1.2. Trại chăn nuôi ông Bảy Long.............................................................................3
2.1.2 Công việc và chức năng..........................................................................................4
2.1.2.1. Trại ông Nguyễn Xuân Khoa .............................................................................4
2.1.2.2. Trại ông Bảy Long..............................................................................................4
2.1.3. Cơ cấu đàn .............................................................................................................4
2.1.3.1. Đàn heo nhà ông Nguyễn Xuân Khoa................................................................4
2.1.3.2. Đàn heo nhà ông Bảy Long ...............................................................................5
2.2. Đặc điểm chung của kiểu chuồng nuôi heo ở 2 trại nhà ông Nguyễn Xuân Khoa và
Ông Bảy Long .........................................................................................................5
2.3. Thức ăn, nước uống và xử lý chất thải ....................................................................6
2.3.1 Thức ăn ...................................................................................................................6
2.3.2. Nước uống .............................................................................................................7
2.3.3. Xử lý nước thải......................................................................................................7
2.4. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng ..........................................................................7
2.4.1 Đối với heo nái .......................................................................................................7
2.4.2 Đối với heo con ......................................................................................................7
2.5. Các bệnh thông thường.............................................................................................8
2.5.1. Ở heo nái................................................................................................................8
2.5.1.1 Viêm tử cung .......................................................................................................8
2.5.1.2. Bệnh viêm vú......................................................................................................8
2.5.1.3 Bệnh mất sữa .......................................................................................................9
2.5.2. Đối với heo con .....................................................................................................9
2.6. Một số đặc điểm sinh lý ở cơ thể heo nái và heo con.............................................11
U
v
2.6.1. Một số đặc điểm sinh lý heo nái nuôi con...........................................................11
2.6.1.1 Sản lượng sữa heo nái........................................................................................11
2.6.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa ....................................................11
2.6.2. Đặc điểm heo con theo mẹ ..................................................................................12
2.6.2.1. Đặc điểm sinh lý cơ thể heo con theo mẹ.........................................................12
2.6.2.2. Đặc điểm hệ thống miễn dịch và sự hấp thu kháng thể trong sữa đầu tiên trên
heo con...................................................................................................................13
2.7. Bộ răng ...................................................................................................................16
2.7.1. Các loại răng (Sisson,1959).................................................................................16
2.7.1.1. Răng cửa (ký hiệu I) .........................................................................................16
2.7.1.2. Răng nanh (ký hiệu C)......................................................................................16
2.7.1.3. Răng tiền hàm (P) và răng hàm (M).................................................................17
2.7.2. Một số nghiên cứu trước đây liên quan đến sự bấm răng trên heo con sơ sinh.....17
Chương 3 .......................................................................................................................19
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.........................................................19
3.1. Đối tượng................................................................................................................19
3.2. Thời gian và địa điểm khảo sát...............................................................................19
3.2.1.Thời gian...............................................................................................................19
3.2.2. Địa điểm ..............................................................................................................19
3.3. Dụng cụ...................................................................................................................19
3.4. Bố trí thí nghiệm và phương pháp tiến hành ..........................................................19
3.4.1. Bố trí thí nghiệm..................................................................................................19
3.4.2. Phương pháp tiến hành ........................................................................................20
3.5. Nội dung khảo sát...................................................................................................20
3.5.1. Tăng trọng............................................................................................................20
3.5.1.1. Tăng trọng bình quân: được tính theo công thức: ............................................20
3.5.1.2. Tăng trọng tích lũy ...........................................................................................21
3.5.2. Tỉ lệ tiêu chảy ......................................................................................................21
3.5.3. Tỉ lệ heo còi .........................................................................................................21
3.6. Cách phân tích số liệu.............................................................................................21
Chương 4 .......................................................................................................................22
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................22
4.1. So sánh trọng lượng cuối kỳ, tăng trọng tích lũy giữa 2 lô: 1 ngày và 3 ngày.......22
4.2. So sánh mức tăng trọng trung bình giữa 2 lô: 1 ngày và 3 ngày............................23
4.3. So sánh tỉ lệ tiêu chảy.............................................................................................24
4.3.1 Tỉ lệ tiêu chảy của 2 lô thí nghiệm. ......................................................................24
4.3.2. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy của 2 lô.........................................................................26
4.4. So sánh tỉ lệ heo còi................................................................................................28
Chương 5 .......................................................................................................................29
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................29
5.1. Kết luận...................................................................................................................29
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................30
PHỤ LỤC ......................................................................................................................31
vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Sự truyền kháng thể thụ động trên heo ..........................................................15
Bảng 4.1. Trọng lượng cuối kỳ, tăng trọng tích lũy giữa 2 lô.......................................22
Bảng 4.2. So sánh mức tăng trọng trung bình giữa 2 lô: 1 ngày và 3 ngày ..................23
Bảng 4.3. So sánh tỉ lệ tiêu chảy của 2 lô......................................................................24
Bảng 4.4. So sánh tỉ lệ ngày con tiêu chảy của 2 lô ......................................................26
Bảng 4.5. So sánh tỉ lệ heo còi ......................................................................................28
vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.2. Tăng trọng trung bình của 2 lô .................................................................23
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ tiêu chảy của 2 lô .............................................................................25
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của 2 lô .............................................................26
viii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi ở Việt Nam ta trong những tháng đầu năm có những diễn biến
có lợi cho bà con nông dân chăn nuôi nói chung và bà con nông dân chăn nuôi heo nói
riêng khi giá heo giống tại các tỉnh miền tây được đưa lên tới ngưỡng 60.000 vnđ/kg.
Đây là điều khích lệ cho những hộ chăn nuôi heo gia đình. Song, bên cạnh đó cũng đặt
ra vấn đề khó khăn cho người nông dân khi giá thành chăn nuôi heo ngày càng cao, áp
lực từ các trận dịch bệnh… Với lí do đó, yêu cầu đặt ra trước mắt cho bà con nông dân
là phải nuôi heo sao cho có tốc độ sinh trưởng cao nhất.
Trong chăn nuôi heo thì sự sinh trưởng của heo con trong giai đoạn theo mẹ có
ý nghĩa quyết định đến sức tăng trưởng của của đàn heo sau này. Heo con theo mẹ
trong những tuần lễ đầu sử dụng nguồn thức ăn chính là sữa mẹ, đặc biệt là sữa đầu.
Sữa đầu cung cấp cho heo con 1 lượng protein khá cao 18%-19%, trong đó lượng
gama-globulin đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng sức đề kháng cho heo con.
Theo qui trình chăn nuôi trước đây, heo con sau khi sinh sẽ được lau khô và
bấm răng ngay, việc làm này vô tình làm cho heo con sau sinh bị tress, đau răng, có
thể bị dập nướu, dập chân răng và làm giảm khả năng bú sữa đầu của heo con, giảm
khả năng hấp thu kháng thể từ sữa mẹ. Vì vậy một số nhà nghiên cứu đã đưa ra đề
nghị là bấm răng heo con ở 3 ngày tuổi để không ảnh hưởng tới khả năng bú sữa của
heo con trong những ngày đầu làm tiền đề tốt cho sự sinh trưởng của đàn heo trong
giai đoạn sau.
Xuất phát từ quan điểm trên và được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ
môn Cơ Thể Ngoại Khoa trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự
hướng dẫn của thầy Phan Quang Bá chúng tôi khảo sát đề tài:
“ So sánh ảnh hưởng của việc bấm răng heo con lúc 1 ngày tuổi và 3 ngày tuổi
tới sự sinh trưởng và tỉ lệ tiêu chảy trên heo con từ sơ sinh đến cai sữa”.
1
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
So sánh sự khác biệt trên sự sinh trưởng của heo con khi bấm răng ở 1 ngày tuổi
và 3 ngày tuổi. Từ đó đưa ra qui trình bấm răng sao cho phù hợp với heo con sau khi
sinh.
1.2.2. Yêu cầu
Khảo sát ảnh hưởng của việc bấm răng heo con ở 1 ngày tuổi và 3 ngày tuổi
đến 1 số chỉ tiêu như: tăng trọng, tỉ lệ tiêu chảy, tỉ lệ còi.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan
2.1.1 Đặc điểm địa điểm tiến hành khảo sát
2.1.1.1. Trại chăn nuôi ông Nguyễn Xuân Khoa
Trại được xây dựng cách đây gần 10 năm, tọa lạc trên địa bàn xã Lương Hòa
Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Cách đường quốc lộ 1A 3km, cách trung tâm
thành phố Mỹ Tho 5km.
Trại được thiết kế theo mô hình V-A-C ( vườn-ao-chuồng), với diện tích trên
3000m2 , gồm 2 dãy chuồng heo, 2 ao cá, vườn cây ăn trái, khu vực nhà ở,nhà khách.
Hố sát trùng +cổng vào
Nhà ở
AAo
o
cácá
Khu
vực
nuôi
nái
và
heo
con
Vườn cây
Giếng
Khu
vực
nuôi
heo
rừng
Ao
cá
Bio gas
2.1.1.2. Trại chăn nuôi ông Bảy Long
- Trại được xây dựng vào năm 1999, cùng ngụ tại xã Lương Hòa Lạc, huyện
Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Trại được thiết kế theo mô hình 2 cửa: 1 cửa để đưa sản
phẩm chăn nuôi, nhập con giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y….1 cửa để xuất heo. Mô
hình trại được thiết kế với hai hình thức là chăn nuôi heo và nuôi thả cá da trơn. Tổng
diện tích trại bao gồm nhà ở, 2 ao cá, 2 dãy nuôi heo là 5000m2 .
3
Cổng
ra
Ao cá lớn
Bio
gas
Khu vực chăn nuôi heo
Ao
cá
Giếng
Nhà
kho
Nhà ở
Cổng
vào
2.1.2 Công việc và chức năng
2.1.2.1. Trại ông Nguyễn Xuân Khoa
-
Cung cấp heo con giống.
-
Cung cấp heo rừng thịt và heo rừng giống.
-
Nuôi cá da trơn.
-
Cung cấp một số trái cây và rau sạch.
2.1.2.2. Trại ông Bảy Long
-
Cung cấp heo con giống cho các hộ chăn nuôi lân cận.
-
Nuôi cá da trơn ở ao lớn và 1 số loại cá dùng trong gia đình
2.1.3. Cơ cấu đàn
2.1.3.1. Đàn heo nhà ông Nguyễn Xuân Khoa
Tổng số nái
30
Nái nuôi con
2
Nái hậu bị
5
Nái mang thai
18
Nái khô
5
Heo con theo mẹ
12
Heo con sau cai sữa
22
Tổng đàn: 64 con ( ngày 21 tháng 2 năm 2009).
4
2.1.3.2. Đàn heo nhà ông Bảy Long
Tổng số nái
48
Nái nuôi con
10
Nái hậu bị
8
Nái mang thai
18
Nái khô
12
Heo con theo mẹ
120
Heo con sau cai sữa
110
Tổng đàn: 278 con ( ngày 23 tháng 2 năm 2009)
2.2. Đặc điểm chung của kiểu chuồng nuôi heo ở 2 trại nhà ông Nguyễn Xuân
Khoa và Ông Bảy Long
Vị trí: Xây chuồng nơi cao ráo, dễ thoát nước.
- Hướng chuồng: Chuồng có thể nhận được nắng sáng đồng thời che được nắng
chiều. Trồng cây cao xung quanh để tránh nắng, giảm nhiệt độ chuồng nuôi và buổi
trưa và tránh mưa tạt gió lùa.
- Nền chuồng: Cao hơn mặt đất 20cm- 30cm, chắc chắn, không ẩm ướt, sàn
chuồng làm bằng sắt, phần nền chuồng phía dưới sàn làm bằng xi- măng (độ dốc 5 –
10%) để tiện cho việc vệ sinh.
- Ngăn chuồng: Là những ngăn nhỏ (ô chuồng) để nuôi heo. Diện tích ngăn
chuồng thay đổi tùy theo loại heo:
+ Heo sau cai sữa diện tích trung bình 1m2/con. Ngăn 10m2. Riêng nhà ông Bảy
Long, heo sau cai sữa được chuyển sang khu vực nuôi chuồng nền, không nuôi trên
chuồng sàn nữa.
+ Heo nái khô, nái chửa: 3 – 6m2/con.
+ Heo nái nuôi con: 10m2/con.
- Vách ngăn chuồng: làm bằng vĩ sắt đối với lồng nái đẻ và làm bằng thanh sắt
tròn đối với vách ngăn giữa các chuồng heo nái. Vách chuồng cao 90cm.
- Cửa: Rộng 0,6 – 0,7m; chiều cao bằng vách ngăn chuồng. Cửa làm bằng thanh
sắt chắc chắn vì heo hay cắn phá.
- Hành lang: Là đường đi ở phía ngoài các ngăn chuồng để người nuôi heo đi qua
lại cho heo ăn uống, chăm sóc heo, dọn quét chuồng trại… Hành lang rộng 1.2 – 1,4m.
5
- Đường mương: Dẫn nước tiểu, nước tắm heo, nước rửa chuồng chảy vào túi ủ
Biogas hay xả thẳng xuống ao cá, độ dốc 5%. Có nắp đậy.
- Ngoài ra túi ủ Biogas cũng giúp cho việc xử lý các chất thải từ chuồng heo,
hạn chế phân thải ra trong môi trường đồng thời cung cấp năng lượng phục vụ đời
sống.
- Mái chuồng: lợp bằng tôn kẽm. Mái chuồng lợp xuôi chiều để nước mưa
không ứ đọng. .
- Máng ăn: làm bằng sắt không rỉ .
- Mỗi chuồng heo nái đều có núm uống tự động đặt cạnh máng ăn, riêng chuồng
heo nái nuôi con có 2 núm uống. 1 núm uống cao để heo mẹ uống và 1 núm uống đặt
cách mặt sàn chuồng 15cm để cho heo con uống.
2.3. Thức ăn, nước uống và xử lý chất thải
2.3.1 Thức ăn
-
Tại trại nhà ông Nguyễn Xuân Khoa: thức ăn sử dụng cho heo nái khô, nái
chữa, nái nuôi con và cám heo con tập ăn có tên thương mại là CHENG LI, nhà
phân phối Doanh nghiệp tư nhân Phước Thạnh.
Thành phần dinh dưỡng trong cám heo con tập ăn:
Loại cám EH 2
¨ Độ ẩm (không lớn hơn)14
¨ Protein thô(không nhỏ hơn)20%
¨ Xơ thô(không lớn hơn)6%
¨ Canxi (trong khoảng)0,08-1%
¨ Phopho tổng số(không nhỏ hơn)1%
¨ Natri clorua (NaCl) (trong khoảng)0,2-0,5%
¨ Năng lượng trao đổi min:3000 kcal/kg
-
Tại trại nhà ông Bảy Long: thức ăn sử dụng cho heo nái khô, nái chữa, nái nuôi
con và cám heo con có tên thương mại là SHIN JIN
Thành phần dinh dưỡng trong cám heo con tập ăn:
Loại cám G300
• ME (Kcal/Kg) min: 3200
* Protein(%) min: 20
6
* Ẩm độ (%) max : 14
* Canxi (%) min-max: 0,8 - 1,2
* Photpho (%) min : 0,6
* Xơ thô (%) max: 2
* NaCl (%) min – max: 0,2 – 0,5%
* Kháng sinh hoặc dược liệu: không có
2.3.2. Nước uống
Hai trại heo mà chúng tôi khảo sát đều sử dụng nguồn nước giếng tại chổ không
qua xử lý. Nước được bơm trực tiếp lên bồn nước và theo hệ thống ống dẫn nước đến
các núm uống tự động tại các ngăn chuồng heo.
2.3.3. Xử lý nước thải
Có 2 cách:
- Cách 1: xử lý biogas làm khí đốt.
- Cách 2: đưa vào hệ thống ống ngầm chảy thẳng xuống ao nuôi cá.
2.4. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng
2.4.1 Đối với heo nái
Sau thời gian phối từ 18-21 ngày nếu heo không lên giống lại thì coi như heo đã
mang thai.
Giai đoạn 1-90 ngày tùy tầm vóc của heo nái mập, gầy mà cho ăn lượng thực
phẩm hợp lý 2-2,5 kg/ con/ngày. Từ 91 ngày trở đi cho heo ăn tăng lên từ 2,5-3,0
kg/con/ngày. Trước khi sinh 3 ngày phải giảm thức ăn xuống từ 3 kg - 2 kg - 1 kg/ngày
và đưa heo nái lên chuồng sinh. Ngày heo đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa.
Trong thời gian chửa 2 tháng đầu không di chuyển heo nhiều, tránh gây sợ sệt
heo sẽ bị tiêu thai. Trong thời gian chửa cho heo ăn thêm rau xanh, cỏ xanh.
Cung cấp nước sạch cho heo uống theo nhu cầu.
2.4.2 Đối với heo con
-
Heo con sau khi sinh lau khô, bấm tai, bấm đuôi và bấm răng ở lô 1 ngày tuổi,
định vú cho heo con. Heo con nhỏ cho bú vú ngực, heo con lớn cho bú vú bụng.
Cân trọng lượng sơ sinh cho tất cả heo con.
-
3 ngày tuổi tiến hành bấm răng cho heo ở lô bấm răng ở 3 ngày tuổi và chích
sắt (1 con 2cc). Cho heo con uống Baycox® 5% suspension.
7
-
Trong tuần lễ đầu tiên theo dõi cẩn thận tình hình bệnh trên heo con, tránh heo
mẹ đè, sử dụng đèn 100W để giữ ấm cho heo con. Sau 1 tuần tuổi tiến hành
thiến những con đực.
-
Tiêm phòng 3 bệnh đỏ: tụ huyết trùng, thương hàn, dịch tả.
-
2 tuần tuổi cho heo con tập ăn ở máng riêng.
-
28 ngày tuổi cai sữa cho heo con.
2.5. Các bệnh thông thường
2.5.1. Ở heo nái
Ở nái sau khi sinh thường xuất hiện một số bệnh như sau:
2.5.1.1 Viêm tử cung
Bệnh thường xảy ra sau khi sinh 1-5 ngày.
* Nguyên nhân:
- Bị nhiễm trùng khi phối giống do: Dụng cụ thụ tinh, tinh nhiễm khuẩn, thao
tác thụ tinh không đúng kỹ thuật, không vệ sinh vùng âm hộ của heo nái khi phối, heo
đực bị viêm niệu quản (khi phối trực tiếp).
- Bị nhiễm trùng khi sanh do: Chuồng trại thiếu vệ sinh, dụng cụ, tay không sát
trùng, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, heo con quá lớn khi đẻ gây xây xát, kế phát của
bệnh sót nhau.
* Triệu chứng: Heo sốt 40-410C, kém ăn hoặc bỏ ăn, chất nhầy và mủ chảy ra ở âm hộ
trắng đục hôi thối.
* Điều trị:
- Dùng một trong những loại kháng sinh sau: Ampicillin: 2 g/ngày; Penicillin: 3
- 4 triệu UI/2 lần/ngày. Để tăng sức đề kháng và mau lành dùng thêm: Anagin: 2 ống
5cc; vitamin C: 2 g/ngày; Dexamethasol: 5-10 mg/ngày.
- Thụt rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1% ngày 1 lần từ 2-4 lít, sau khi thụt rửa 30
phút dùng Penicillin 2-3 triệu UI bơm vào tử cung.
2.5.1.2. Bệnh viêm vú
* Nguyên nhân: Vú bị xây xát dẫn đến nhiễm trùng (do răng heo con bấm
không sát, chuồng trại thiếu vệ sinh), kế phát bệnh viêm âm đạo, tử cung, sót nhau dẫn
đến viêm vú, sữa mẹ quá nhiều, heo con bú không hết dẫn đến viêm vú.
* Triệu chứng: Heo sốt cao 40-410C, bỏ ăn, phân táo, vú sưng, nóng, đỏ, đau,
8
vú viêm không cho sữa, vắt sữa thấy lợn cợn màu trắng xanh vàng. Heo con bú sữa
viêm bị tiêu chảy.
* Điều trị: Nếu kế phát bệnh viêm âm đạo tử cung, sót nhau ta phải điều trị.
- Dùng thuốc kháng sinh và tăng sức đề kháng tương tự bệnh viêm tử cung.
- Chườm lạnh vú viêm để giảm hiện tượng viêm đồng thời vắt bỏ sữa bị viêm.
- Khi đã hồi phục để tăng khả năng cho sữa: Chườm nóng bầu vú, chích
Oxitocin: 10 UI/ngày, 3-4 ngày, dùng chế phẩm có chứa Thyroxine, khoáng, vitamin
bổ sung cho nái.
2.5.1.3 Bệnh mất sữa
Thường xảy ra từ 1-3 ngày sau sanh.
*Nguyên nhân: Kế phát bệnh viêm vú, bệnh viêm tử cung, sót nhau, suy dinh
dưỡng lúc mang thai, đặc biệt thiếu can xi, năng lượng, vitamin C, suy nhược một số
cơ quan nội tiết.
*Triệu chứng: Vú căng nhưng không có sữa, sau đó teo dần, không sốt hoặc sốt
cao (kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau), dịch nhầy chảy ra ở âm môn, đi
đứng loạng choạng, có khi bị bại liệt, lượng sữa giảm dần rồi mất hẳn.
*Điều trị: Nếu là kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau thì ta phải điều trị
các bệnh này. Ngoài ra ta còn sử dụng: Thyroxine: 2 mg/ngày chích bắp hoặc tĩnh
mạch 4-5 ngày (hoặc dùng các chế phẩm kích thích tiết sữa: Lactoxil, Thyroxine…
cho nái ăn); chích Oxitoxin: 10 UI/lần/ngày dùng 4-5 ngày; Glucoza 5%: 250cc/ngày 34 ngày chích tĩnh mạch, phúc mạc hay dưới da; Gluconatcanxi 10%: 10cc/ngày chích
tĩnh mạch 3-4 ngày đồng thời ta dùng thêm vitamin C, vitamin B12, Bcomlex… và
khoáng chất.
Khi dùng Thyroxin đòi hỏi thân nhiệt phải bình thường: 38 - 390C.
2.5.2. Đối với heo con
Heo con trong giai đoạn theo mẹ thường thấy xuất hiện một số bệnh sau:
- Heo con còi, suy dinh dưỡng, xù lông, tiêu chảy, viêm da, E.coli. Heo con tiêu
chảy do sữa mẹ thiếu chất, vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi đột ngột, heo con
không được giữ ấm tốt.
Triệu chứng tiêu chảy: tiêu chảy trên heo con sơ sinh từ 0 - 4 ngày tuổi với các đặc
điểm: Phân màu vàng kem, hoặc hơi xanh, với nhiều nước, trong thời gian tiêu chảy
9
heo con vẫn bú, tuy nhiên suy nhược rất nhanh, gầy còm, nằm chồng chất lên nhau.
Sau 2 - 3 ngày tiêu chảy, một số con chết, số còn lại nếu điều trị tốt sẽ khỏi bệnh.
- Tiêu chảy giai đoạn từ 5 ngày đến 3 - 4 tuần: Nguyên nhân phần lớn là do không
tiêu thức ăn, thiếu chất sắt hoặc do các yếu tố chăm sóc kém tạo điều kiện cho vi trùng
phát triển nhanh. Phân có màu trắng hoặc xám trắng, heo con gầy ốm, lông dựng lên,
có thể có sốt hoặc không.
Phòng bệnh: việc chăm sóc, nuôi dưỡng và việc vệ sinh sát trùng chuồng trại kỹ
lưỡng là yếu tố rất quan trọng để hạn chế tỉ lệ bệnh này. Để phòng ngừa cần chú ý
những điểm sau:
-
Chuồng trại phải luôn khô ráo, sạch sẽ. Chuồng đẻ và ô úm heo con phải được
tiêu độc và sát trùng trước khi đưa heo nái vào đẻ ít nhất 2 ngày.
-
Heo con sinh ra phải được bú ngay sữa đầu để hấp thụ dưỡng chất và kháng
thể.
-
Giữ heo con đủ ấm ngay sau khi sinh, nhất là vào mùa mưa. Cần thường xuyên
theo dõi nhiệt độ trong chuồng và bong đèn sưởi ấm.
-
Cho heo con tập ăn sớm (7-10 ngày) sau khi sinh để giúp ruột non sớm tạo ra
những enzyme có lợi cho quá trình tiêu hoá sau này, hạn chế đáng kể tỉ lệ tiêu
chảy ở những ngày sau khi cai sữa.
-
Đối với heo cai sữa (tách mẹ) những ngày đầu nên giảm lượng thức ăn còn
khoảng 200 gam/con/ngày, sau một tuần tăng dần lượng thức ăn cho phù
hợp, vào 40-45 ngày tuổi là thời điểm heo dễ bị nhiễm bệnh nhất. Vì vậy giai
đoạn này cần chú ý giảm lượng thức ăn.
-
Sát trùng chuồng trại thường xuyên và định kỳ, hạn chế mầm bệnh lây lan. Vệ
sinh chuồng trại tốt để giảm bớt số lượng E.coli gây bệnh ở môi trường. Khi
tiêu chảy, 1 ml phân thải ra môi trường có chứa hàng tỉ vi khuẩn E.Coli, vì thế
việc sử dụng các hoá chất sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi là rất cần
thiết, có thể 3 ngày phải sát trùng chuồng trại một lần.
-
Tập cho heo ăn sớm để quen dần và nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn. Hạn
chế mức ăn về năng lượng và protein. Cho ăn thêm premix kháng sinh để ngăn chặn
E.coli gây bệnh phát triển ở ruột non. Hạn chế các tác nhân bất lợi của môi trường.
Hiện nay đang nghiên cứu chọn lọc các dòng nái có sức đề kháng cao với E.coli;
10
Tiêm phòng vaccin E.coli cho heo nái 2 lần vào lúc 4 tuần và 2 tuần trước khi sanh,
kháng thể thụ động truyền qua sữa sẽ bảo hộ heo con phòng bệnh trong thời gian bú
mẹ.
Trị bệnh: nguyên tắc điều trị: dùng kháng sinh chống E.coli và các vi khuẩn kế
phát. Giảm lượng thức ăn tinh.
2.6. Một số đặc điểm sinh lý ở cơ thể heo nái và heo con
2.6.1. Một số đặc điểm sinh lý heo nái nuôi con
2.6.1.1 Sản lượng sữa heo nái
Sữa heo nái cung cấp các chất dinh dưỡng cho heo con từ khi sinh ra đến khi cai
sữa bao gồm: protein, acid amin, năng lượng từ chất béo và đường, chất khoáng dưới
dạng canxi, photpho, muối, cũng như các vitamin thiết yếu và khoáng vi lượng.
Sữa heo nái có 90% là nước và các vật chất khô chứa 30% protein, 37% chất béo, 29%
lactose và 4% chất khoáng. Khả năng tiêu hoá lactose phụ thuộc vào enzym lactose tiết
ra. Enzym này tăng lên cùng với lượng sữa bú mẹ, cao nhất khi 2-3 tuần và sau đó
giảm dần.
Ở heo nái cũng như các loài khác, hàm lượng lactose trong sữa gia tăng nhanh
lúc gần sinh. Thành phần của sữa không khác nhau nhiều giữa các bầu vú nếu các bầu
vú được bú như nhau. Sữa heo thiết sắt và đồng dù khẩu phần heo mẹ đủ chất này. Mặt
khác nồng độ kẽm và mangan trong sữa tăng khi tăng các chất này trong khẩu phần
theo mẹ. Sự tích tụ các kháng thể chỉ xảy ra trong vòng 2 ngày cuối của thai kỳ. Hàm
lượng kháng thể trong sữa đầu gia tăng theo lứa đẻ. Heo nái đẻ lứa 1 có hàm lượng
kháng thể thấp nhất trong sữa đầu (Trần Thị Dân, Dương Nguyên Khang, 2006).
- Sữa đầu (colostrum) chứa nhiều chất dinh dưỡng cung cấp nhiều γ-globulin
giúp cho heo con chống đỡ được nhiều bệnh tật.
2.6.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa
- Yếu tố di truyền.
- Số con nuôi.
- Tuổi và lứa đẻ.
- Dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc.
- Vị trí vú.
- Thời kỳ hết sữa trong chu kỳ và trong ngày.
11
- Bệnh tật.
2.6.2. Đặc điểm heo con theo mẹ
2.6.2.1. Đặc điểm sinh lý cơ thể heo con theo mẹ
- Heo con rất dễ bị tác động bởi ngoại cảnh như: nhiệt độ, khí hậu, điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng.
-Khi mới sinh, cơ thể heo con chưa phát triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hoá và hệ
miễn dịch. Trong dạ dầy heo con thiếu axit HCl nên pepsinnozen tiết ra không trở
thành men pepsin hoạt động được. Khi thiếu pepsin, sữa mẹ không được tiêu hoá và bị
kết tủa dưới dạng cazein, gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy phân màu trắng (màu của
cazein chưa được tiêu hoá). Hơn nữa khi mới sinh vỏ não và các trung tâm điều tiết
thân nhiệt của heo con chưa hoàn chỉnh, do vậy nó không kịp thích nghi với sự thay
đổi bất thường của thời tiết, khí hậu. Hơn nữa lượng mỡ dưới da của heo con lúc mới
sinh chỉ có khoảng 1%. Lúc khí hậu thay đổi, heo con mất cân bằng giữa hai quá trình
sản nhiệt và thải nhiệt. Đặc điểm này lí giải vì sao heo con trong tuần lễ đầu có tỉ lệ
tiêu chảy cao nhất trong suốt quá trình theo mẹ.
Khi tập ăn, heo con phải chuyển từ sữa mẹ sang sử dụng thức ăn khô và nước
nên có thể làm rối loạn nghiêm trọng đường tiêu hoá. Do đó cần phải lựa chọn kỹ
lưỡng thành phần thức ăn sử dụng trong các khẩu phần ban đầu, cũng như thời gian
chuyển từ khẩu phần này sang khẩu phần khác. Các vấn đề chính cần quan tâm là:
- Các enzym tiêu hoá.
- Độ acid trong đường ruột.
- Vi khuẩn trong ruột.
Chuyển từ miễn dịch thụ động sang miễn dịch chủ động.
Hệ thống enzym phải điều chỉnh từ tiêu hoá các thành phần của sữa sang thành
phần thức ăn thô. Thay đổi lớn nhất là chuyển từ tiêu hoá lactose (enzym lactase) sang
tiêu hoá đường và tinh bột và từ protein sữa (cazein và globulin) sang protein từ động
thực vật (các enzym protease khác). Sữa heo mẹ duy trì một quần thể lactobacilli hoạt
động giúp giữ môi trường axit trong ruột. Vào thời điểm cai sữa, độ axit này cần phải
được duy trì và quá trình sản xuất HCl trong dạ dày được bắt đầu. Quần thể
lactobacilli cần thiết để bảo vệ cơ thể heo và ngăn chặn vi khuẩn có hại cũng được
hình thành.
12
Miễn dịch thụ động có được từ sữa non colostrum của heo nái giảm xuống đến
mức rất thấp vào thời điểm 21-28 ngày tuổi. Nó được thay thế từ từ bằng miễn dịch
chủ động trong vài tuần tiếp theo. Cấu trúc của nhung mao trong ruột non là rất quan
trọng để duy trì các chức năng này. Nhung mao cao và sâu là rất có lợi, đảm bảo cho
ruột khoẻ mạnh, hấp thu chất dinh dưỡng tốt và sự tăng trưởng tốt của heo.
Sự chuyển đổi dần dần từ khẩu phần ăn dễ tiêu hoá cao sang khẩu phần ăn có
giá thành thấp thường đòi hỏi sử dụng 3-4 loại thức ăn. Các loại thức ăn này được cho
ăn theo các giai đoạn phát triển khác nhau và với lượng nhất định.
Phương pháp này cho phép chuyển đổi dần dần từ khẩu phần dinh dưỡng cao và
từ các sản phẩm sữa chất lượng cao (gọi là khẩu phần phức tạp) sang các khẩu phần
dinh dưỡng thấp sử dụng ít thành phần thức ăn chuyên dụng (gọi là khẩu phần đơn
giản).
Nếu thay đổi diễn ra quá nhanh đối với sự phát triển tổ chức cơ thể và sinh lý
của heo thì rối loạn tiêu hoá sẽ sảy ra. Điều này gây ra hiện tượng giảm khả năng tăng
trọng và heo dễ bị tác động của vi khuẩn gây bệnh, gây tiêu chảy dẫn đến tỉ lệ tử vong
cao.
2.6.2.2. Đặc điểm hệ thống miễn dịch và sự hấp thu kháng thể trong sữa đầu tiên
trên heo con
Hệ thống miễn dịch ở heo gồm nhiều yếu tố, thành phần khác nhau liên kết lại
để giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài vào như: vi khuẩn, virus,
nấm… kháng thể là một trong số đó.
Các kháng thể do hệ thống miễn dịch tạo ra là các protein được hình thành khi
đáp ứng với các kích thích của một kháng nguyên ví dụ như khi có nhiễm trùng hoặc
khi sử dụng vaccine. Miễn dịch có thể được hình thành trong cơ thể con vật hoặc bằng
một quá trình chủ động hoặc một quá trình thụ động. Miễn dịch chủ động mô tả quá
trình của một con vật có được các kháng thể nhờ hệ thống miễn dịch của chính cơ thể
đó sản sinh ra. Miễn dịch thụ động mô tả các quá trình mà nhờ các quá trình đó con vật
có được các kháng thể mà những kháng thể đó có nguồn gốc từ các kháng thể được tạo
ra bởi một con vật khác và được truyền cho con vật đó qua sữa đầu hoặc kháng huyết
thanh. Miễn dịch chủ động đòi hỏi rằng hệ thống miễn dịch của con vật bị nhiễm trùng
phải có khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày để khởi phát sản xuất kháng thể sau kích thích
13
của kháng nguyên. Các con vật vừa được sử dụng vaccine sẽ không có sức miễn dịch
đầy đủ cho đến khi quá trình miễn dịch được hoàn chỉnh. Trong khi đó kháng thể được
truyền một cách trực tiếp trong đáp ứng miễn dịch thu được bị động nên có đáp ứng
ngay lập tức.
Một sự khác biệt rất có ý nghĩa khác là miễn dịch thu được chủ động sau khi bị
nhiễm trùng hoặc sau khi dùng vaccine sẽ tồn tại trong một thời gian dài hơn tạo nên
sự phòng hộ từ 4 – 6 tháng. Sự nhiễm lại bệnh hoặc việc tiêm phòng nhắc lại sẽ làm
tăng mức độ kháng thể (hoặc còn gọi là hiệu giá kháng thể) cao hơn hẳn so với lần
phơi nhiễm đầu tiên. Điều này được định nghĩa là phản ứng hồi ức (do trí nhớ miễn
dịch) hoặc phản ứng miễn dịch “tăng cường”.
Hiệu giá chỉ tồn tại từ 3 – 4 tuần đầu sau khi có được nhờ các biện pháp miễn
dịch thụ động. Vì thế heo con sau sinh trở nên mẫn cảm đối với các bệnh truyền nhiễm
sau khi mất dần khả năng miễn dịch có từ sữa đầu. Các kháng thể có trong sữa đầu có
thể ngăn cản hệ thống miễn dịch không phản ứng với kích thích sau khi sử dụng
vaccine (Cary G. Pearl. Số tháng 9/2005. Quản lý và chăn nuôi lợn để đạt hiệu suất
cao tại Việt Nam, Hội thảo khoa học, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam).
Miễn dịch đặc hiệu nhờ sữa đầu:
+ Miễn dịch qua trung gian tế bào:
Sữa đầu của heo có chứa 107 tế bào bạch cầu /ml, trong đó có tới 26% là
Lymphocyte. Các tế bào Lympho này có thể hấp thu mà không bị hư hại, chúng còn có
khả năng vượt qua niêm mạc ruột vào hệ tuần hoàn bạch huyết, góp phần phòng vệ
cho cơ thể.
+ Miễn dịch dịch thể.
Heo con được sinh ra hầu như không có kháng thể trong huyết thanh, IgG, IgA,
IgM được hấp thu từ sữa đầu của nái (Porter, 1969, Curtis và Bourne, 1971). Khoảng
95% kháng thể trong sữa đầu bắt nguồn từ huyết thanh của nái, trong khi 90% kháng
thể trong sữa đầu ở giai đoạn sau (đặc biệt là IgA) được sản xuất từ tuyến vú. IgG là
kháng thể chiếm ưu thế (khoảng 80%) được truyền một cách thụ động và được hấp thu
ở ruột liên tiếp 24 – 36 giờ sau khi sinh. Sự hấp thu kháng thể ở ruột của heo xảy ra
trong khoảng thời gian tương đối ngắn, thời gian bán thải khoảng 3 giờ (Porter, 1969).
14
Bảng 2.1 Sự truyền kháng thể thụ động trên heo (Baurne và Curtis, 1973)
Hàm lượng kháng thể (mg/ml)
IgG
IgA
IgM
Huyết thanh nái
22
2
1
Sữa đầu
64
16
4
Heo con nhận được
19
4
1
sau khi bú
Kháng thể tập trung trong huyết thanh heo con vào một vài ngày đầu vượt quá
hàm lượng ghi nhận được trong huyết thanh của heo mẹ vì hàm lượng kháng thể trong
sữa đầu cao gấp 3 lần so vơi trong huyết thanh của nái. Lớp kháng thể chính trong sữa
đầu là IgG, chiếm 80% tổng số. Việc sử dụng vaccine trên gia súc sinh sản có tầm
quan trọng đối với miễn dịch của thú mẹ và tình trạng kháng thể thụ động trên heo
con. Kháng thể trong sữa đầu được tiết một cách trực tiếp với hàm lượng kháng thể tùy
thuộc kháng thể trong huyết thanh của nái. Do vậy, tất cả IgG và 90% tổng số kháng
thể trong sữa đầu là từ huyết thanh (Baurne và Curtis, 1973).
Đối với heo con mới sinh thì sự hấp thu kháng thể từ sữa đầu là hết sức quan
trọng.
Theo Trần Thị Dân, Dương Nguyên Khang, 2006 thì γ-globulin trong sữa đầu
được hấp thu nhờ:
- Tế bào biểu mô ruột cho phép hấp thu protein nguyên trạng 24 giờ sau khi
sinh.
- Enzyme phân hủy protein trong tuyến tụy phát triển chưa đủ ở gia súc non.
- Trong sữa đầu có anti-trypsin nên γ-globulin không bị tiêu hóa bởi trypsin.
- Trong những ngày đầu sau khi sinh HCl, pepsinogen tiết ít do đó hoạt động
của pepsin ít nên γ-globulin dễ dàng hấp thu.
Nhờ những yếu tố này mà lượng kháng thể được hấp thu từ ruột trong 24 giờ
sau khi sinh giúp bảo vệ heo con chống nhiễm trùng và mầm bệnh trong những tuần
đầu cuộc sống. Ngoài ra kháng thể không được hấp thu từ sữa sẽ bảo vệ ống tiêu hóa
chống mầm bệnh.
- Sau 36 giờ thì khả năng hấp thu giảm là do:
15
+ Bộ máy tiêu hóa thú non phát triển mạnh làm sự phân tiết enzyme tiêu hóa tăng
do đó hấp thu γ-globulin giảm.
+ Sự hiện diện của thể Deone trong sữa đầu đã ức chế hấp thu γ-globulin ở thời
gian sau.
2.7. Bộ răng
2.7.1. Các loại răng (Sisson,1959)
2.7.1.1. Răng cửa (ký hiệu I)
Răng cửa được đánh số thứ tự từ giữa miệng ra phía bên. Ở loài nhai lại có cặp
răng cửa giữa, răng cửa kế 1, răng cửa kế 2 và cặp răng ở góc. Riêng ở heo chỉ có cặp
răng cửa giữa, răng cửa kế, răng cửa gốc.
Các răng cửa hàm trên từ nhờ đã phân cách mỗi bên bởi khoảng trống ở giữa và
các răng nanh bằng một khoảng trống lớn hơn.
Răng cửa giữa lớn nhất, nhẵn và cong chắc chắn, đầu răng nhọn, không có cổ
răng rõ ràng, bề mặt cong phía môi có phủ một lớp ngà nhưng bên ngoài chỉ phủ một
phần mô trên bề mặt phía lưỡi.
Răng kế ngắn hơn nhiều, hơi cong, đầu ngắn, góc tròn. Răng cửa góc nhỏ hơn
nhiều, nhẵn, trên đầu có 3 răng cửa.
Các răng hàm dưới hầu hết thẳng đứng, nhọn và sát nhau.
Răng cửa 1 và 2 bằng nhau, hình que, hơi cong, ăn sâu vào trong hàm, bề mặt
phía môi hơi cong, bề mặt phía lưỡi thì lõm, có một gờ ở phần chân răng.
Răng cửa 3 ngắn hơn nhiều, hơi nhẵn, đầu ngắn và hẹp, có cổ răng rõ rệt.
2.7.1.2. Răng nanh (ký hiệu C)
Thông thường ở mỗi loài chỉ có 2 cặp răng nanh hàm trên và hàm dưới. Nhưng
riêng ở ngựa cái và các loài nhai lại không có răng nanh.
Răng nanh của con đực phát triển hơn con cái. Răng nanh hàm trên của heo
rừng dài 8 – 10cm. Đầu hình tròn, hơi cong về phía sau và phía ngoài, chân răng cong
có tủy răng. Răng nanh hàm dưới có thể dài 20cm, đầu hình trụ, cong về phía sau và
phía ngoài răng nanh hàm trên. Vì vậy có sự đụng chạm giữa răng hàm trên và hàm
dưới tạo nên một cạnh sắt trên răng hàm dưới.
Răng nanh của heo đực lớn hơn heo nái.
16