Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH Mycoplasma hyopneumoniae BẰNG VACCINE Respisure1One® VÀ KHÁNG SINH TULATHROMYCIN TRÊN ĐÀN HEO MÓNG CÁI F1 TẠI TRẠI CHĂN NUÔI TIỀN PHONG – QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH Mycoplasma hyopneumoniae
BẰNG VACCINE Respisure1One® VÀ KHÁNG SINH
TULATHROMYCIN TRÊN ĐÀN HEO MÓNG CÁI F1
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI TIỀN PHONG – QUẢNG NAM

Họ và tên sinh viên
Ngành
Niên khóa

: NGUYỄN QUỲNH NHƯ
: DƯỢC THÚ Y
: 2004 – 2009

Tháng 09/2009


HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH Mycoplasma hyopneumoniae BẰNG VACCINE
Respisure1One® VÀ KHÁNG SINH TULATHROMYCIN TRÊN ĐÀN HEO
MÓNG CÁI F1 TẠI TRẠI CHĂN NUÔI TIỀN PHONG – QUẢNG NAM

Tác giả

NGUYỄN QUỲNH NHƯ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ thú y


chuyên ngành Dược thú y

Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. LÂM THỊ THU HƯƠNG

Tháng 9 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Ngàn lời cám ơn sâu sắc kính dâng lên ba, người đã thay mẹ chăm sóc và dạy
dỗ con nên người. Không chỉ là người ba với công sinh thành dưỡng dục, ba còn là
người thầy, người đồng nghiệp tận tâm truyền dạy cho con những kiến thức và kinh
nghiệm thực tế trong học tập, làm việc và trong cuộc sống.
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến:
Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi – thú y, cùng toàn thể quý Thầy Cô bộ môn Bệnh lý – Ký sinh
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất và truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập tại
trường cũng như thực hiện luận văn.
PGS.TS Lâm Thị Thu Hương đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cũng
như kinh nghiệm trong thời gian làm luận văn.
K.S Nguyễn Đức Sơn và toàn bộ nhân viên, công nhân của Cơ sở sản xuất, dịch
vụ chăn nuôi – thú y Tiền Phong đã nhiều tạo điều kiện, nhiệt tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn của mình.
Tập thể lớp DH04DY và những người bạn đã cùng tôi học tập, san sẻ buồn vui
và giúp đỡ, động viên tôi trong suốt 5 năm ở trường đại học cũng như trong thời gian
làm luận văn.

ii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Hiệu quả phòng bệnh Mycoplasma hyopneumoniae bằng vaccine
Respisure1One® và kháng sinh tulathromycin trên đàn heo Móng Cái F1 tại trại
chăn nuôi Tiền Phong – Quảng Nam” được thực hiện từ ngày 15/03/2009 đến
10/08/2009 tại cơ sở sản xuất dịch vụ chăn nuôi – thú y Tiền Phong - tỉnh Quảng Nam
với mục đích chọn ra qui trình phòng bệnh VPĐP đạt hiệu quả thiết thực cho chăn
nuôi heo ở địa phương và các vùng lân cận.
Bố trí thí nghiệm trên 60 heo con Móng Cái F1 sau cai sữa (21 ngày tuổi) được
chia làm 3 lô: lô 1 dùng vaccine Respisure1One®, lô 2 dùng kháng sinh
tulathromycin, lô 3 kết hợp Respisure1One® và tulathromycin để phòng bệnh
Sau thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi thấy có một số kết quả khi so sánh lô
sử dụng kết hợp vaccine Respisure1One® và kháng sinh tulathromycin với lô chỉ dùng
Respisure1One® hoặc tulathromycin riêng rẽ trên một số chỉ tiêu sau:
-

Tỉ lệ triệu chứng lâm sàng về tỉ lệ con và ngày con có triệu chứng trên đường
hô hấp giảm so với các lô khác là 55% và 2,19% so với 80% và 5,25%, 90% và
9,09% chung cho cả 2 giai đoạn.

-

Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày): 189,0 so với 184,1 và 178,5 trong giai đoạn I
cũng như trong giai đoạn II là 750,35 so với 736,48 và 667,68.

-

Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg/ kgP) trong giai đoạn I là 3,4 so với 3,6 và 3,56
và cả trong giai đoạn II là 3,24 so với 3,31 và 3,61.


-

Tỉ lệ phổi có bệnh tích liên quan Mycoplasma hyopneumoniae là 10% với mức
độ hư hại trên phổi là 1 so với 25% và 4 hay 38,89% và 10,17.

-

Lợi nhuận thu được từ một heo là 350.741vnd so với 326.212vnd và
183.865vnd.
Với những kết quả thu được chúng tôi thấy rằng cần thiết phải chủng vaccine

phòng Mycoplasma hyopneumoniae toàn bầy, chủng sớm và lặp lại kết hợp với điều trị
dự phòng bằng các kháng sinh thế hệ mới để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, kinh tế
nhất.
iii


MỤC LỤC
Trang

TRANG TỰA...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii 
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iii
MỤC LỤC..................................................................................................................iv 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................viii 
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................ix 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ......................................................................................x 
Chương 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................1 
1.1. 


Đặt vấn đề ...................................................................................................1 

1.2. 

Mục đích và yêu cầu....................................................................................2 

1.2.1. 

Mục đích .....................................................................................................2 

1.2.2. 

Yêu cầu .......................................................................................................2 

Chương 2. TỔNG QUAN ..........................................................................................3 
2.1. 

Giới thiệu trang trại chăn nuôi Tiền Phong ..................................................3 

2.1.1. 

Quy mô trang trại ........................................................................................3 

2.1.2. 

Cơ cấu đàn heo............................................................................................4 

2.1.3. 


Hệ thống chuồng trại ...................................................................................4 

2.1.4. 

Quy trình vệ sinh thú y ................................................................................5 

2.2. 

Đặc điểm giống heo Móng Cái và heo lai Móng Cái F1 ..............................7 

2.2.1. 

Vai trò của giống heo Móng Cái trong chăn nuôi.........................................7 

2.2.2. 

Nguồn gốc...................................................................................................8 

2.2.3. 

Đặc điểm ngoại hình....................................................................................8

2.2.4. 

Đặc điểm giống heo Móng Cái F1 .............................................................10

2.3. 

Đặc điểm sinh lý hô hấp trên heo...............................................................12 


2.4. 

Các thể hô hấp...........................................................................................12 
iv


2.5. 

Bệnh viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae trên heo.........................13 

2.5.1. 

Dịch tễ học ................................................................................................13 

2.5.2. 

Căn bệnh học.............................................................................................14 

2.5.3. 

Truyền nhiễm học......................................................................................15 

2.5.4. 

Cơ chế sinh bệnh .......................................................................................16 

2.5.5. 

Triệu chứng lâm sàng ................................................................................17 


2.5.6. 

Bệnh tích ...................................................................................................18 

2.5.7. 

Chẩn đoán .................................................................................................19 

2.5.8. 

Phòng bệnh................................................................................................21

2.6. 

Respisure1One® ......................................................................................25 

2.7. 

Tulathromycin ...........................................................................................25 

2.8. 

Dinh dưỡng và qui trình chăm sóc cho heo trong thí nghiệm .....................27 

2.9. 

Các công trình nghiên cứu liên quan..........................................................27 

2.9.1. 


Các công trình trong nước .........................................................................27 

2.9.2. 

Các công trình nghiên cứu nước ngoài.......................................................28

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................................30 
3.1. 

Thời gian và địa điểm thực hiện ................................................................30 

3.1.1. 

Thời gian thực hiện ...................................................................................30 

3.1.2. 

Địa điểm....................................................................................................30 

3.2. 

Đối tượng khảo sát ....................................................................................30 

3.3.

Dụng cụ và vật liệu....................................................................................30

3.3.1. 

Dụng cụ.....................................................................................................30 


3.3.2. 

Vật liệu......................................................................................................30 

3.4. 

Nội dung khảo sát......................................................................................31 

3.4.1. 

Nội dung 1 ................................................................................................31 

3.4.2. 

Nội dung 2 ................................................................................................31

3.5. 

Phương pháp tiến hành ..............................................................................34 

3.5.1. 

Theo dõi tại trại .........................................................................................31 
v


3.5.2. 

Tại lò mổ...................................................................................................33 


3.6. 

Tính toán kết quả.......................................................................................34 

3.6.1.

Công thức tính..........................................................................................34 

3.6.2. 

Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................36

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................37 
4.1. 

Nhiệt độ và ẩm độ trung bình của chuồng nuôi..........................................37

4.2. 

Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng.......................................................39 

4.2.1. 

Triệu chứng lâm sàng trên đường hô hấp...................................................39 

4.2.2. 

Tỉ lệ con ho và ngày con ho.......................................................................41 


4.2.3. 

Tỉ lệ thở bụng và ngày con thở bụng..........................................................43 

4.2.4. 

Tỉ lệ con ho kết hợp thở bụng và ngày con ho kết hợp thở bụng ................45 

4.2.5. 

Tỉ lệ tiêu chảy và tỉ lệ ngày con tiêu chảy ..................................................47 

4.2.6. 

Tỉ lệ chết và loại thải .................................................................................48 

4.3. 

Tình hình tăng trưởng của các lô thí nghiệm..............................................49 

4.3.1. 

Trọng lượng trung bình của các lô thí nghiệm ...........................................51 

4.3.2. 

Tăng trọng tuyệt đối ..................................................................................52 

4.3.3. 


Hệ số chuyển hóa thức ăn..........................................................................52 

4.4. 

Kết quả đánh giá bệnh tích đại thể .............................................................53 

4.4.1. 

Tỉ lệ phổi có bệnh tích chung và tỉ lệ phổi có bệnh tích liên quan MH......53 

4.4.2. 

Mức độ hư hại của phổi nghi ngờ nhiễm MH ............................................55 

4.5. 

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các qui trình phòng bệnh ............................60

Chương 5. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ .......................................................................61 
5.1. 

Kết luận.....................................................................................................62 

5.2. 

Đề nghị......................................................................................................63 

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................64 
PHỤ LỤC..................................................................................................................70 


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIAO

: All In – All Out (cùng vào – cùng ra)

Ctv

: cộng tác viên

ĐC

: đối chứng

ELISA

: Enzyme - Linked Immunosorbent Assay

EP

: Enzootic Pneumoniae

FMD

: Foot And Mouth Disease

G


: gram

HSCHTA

: hệ số chuyển hóa thức ăn

IM

: intramuscular (tiêm bắp)

IV

: intravenous (tiêm tĩnh mạch)

kgP

: kilogram thể trọng

LTATT

: lượng thức ăn tiêu thụ

MH

: Mycoplasma hyopneumoniae

MPS

: Mycoplasmal pneumonia of swine


P

: trọng lượng

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PO

: per os (đường uống)

RO

: Respisure1One®

SPF

: Specific Pathogen-Free

Vnd

: việt nam đồng

VPĐP

: Viêm Phổi Địa Phương

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo thịt.............................................. 6
Bảng 2.2. Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo nái và nọc ................................... 7
Bảng 2.3. Trung bình bình phương bé nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE) của khối
lượng cơ thể các con lai qua các tháng nuôi (kg)..................................................... 12
Bảng 2.4. Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc, quản lý đến bệnh trên đường hô hấp .. 21
Bảng 2.5. Các loại vaccine phòng Mycoplasma hyopneumoniae............................. 23
Bảng 2.6. Khẩu phần cho heo thí nghiệm................................................................ 27
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................... 32
Bảng 4.1. Nhiệt độ và ẩm độ trung bình chuồng nuôi theo tháng ............................ 37
Bảng 4.2. Triệu chứng lâm sàng trên đường hô hấp ............................................... 40
Bảng 4.3. Tỉ lệ ho và tỉ lệ ngày con ho ................................................................... 42
Bảng 4.4. Tỉ lệ thở bụng và ngày con thở bụng ....................................................... 44
Bảng 4.5. Tỉ lệ con ho kết hợp thở bụng và ngày con ho kết hợp thở bụng.............. 46
Bảng 4.6. Tỉ lệ tiêu chảy và tỉ lệ ngày con tiêu chảy................................................ 47
Bảng 4.7. Tỉ lệ heo chết và loại thải ........................................................................ 48
Bảng 4.8. Tình hình tăng trưởng của các lô thí nghiệm ........................................... 49
Bảng 4.9. Trọng lượng trung bình của các lô thí nghiệm ........................................ 50
Bảng 4.10. Tỉ lệ phổi có bệnh tích chung trên heo ở các lô thí nghiệm.................... 53
Bảng 4.11. Mức độ hư hại của phổi nghi ngờ nhiễm Mycoplasma hyopneumoniae 55
Bảng 4.12. Tác động của mức độ hư hại phổi do MH đến tăng trọng tuyệt đối ....... 56
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế của các qui trình phòng bệnh ...................................... 60

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Ô chuồng nuôi heo thịt ............................................................................ 5
Hình 2.2. Heo nái Móng Cái và con (thuần)............................................................ 9
Hình 2.3. Nái Móng Cái và con Móng Cái F1 (Móng Cái x Yorkshire) ................. 10
Hình 2.4. Heo lai F1 (Móng Cái x Yorkshire) ......................................................... 11
Hình 2.5. Cấu trúc hóa học của Tulathromycin ....................................................... 26
Hình 3. 1. Cách cho điểm mức hư hại phổi ............................................................. 34
Hình 4.1. Phổi có bệnh tích chung .......................................................................... 57
Hình 4.2. Phổi có bệnh tích liên quan Mycoplasma hyopneumoniae ....................... 57
Hình 4.3. Phổi có mức hư hại từ 1 – 10................................................................... 57
Hình 4.4. Phổi có mức độ hư hại từ 11- 20.............................................................. 57
Hình 4.5. Phổi có mức hư hại từ 21 – 30................................................................. 58
Hình 4.6. Phổi có mức hư hại từ 31 – 40................................................................. 58
Hình 4.7. Phổi có mức hư hại từ 41 – 55 (mặt trước) .............................................. 58
Hình 4.8. Phổi có mức hư hại từ 41 – 55 (mặt sau) ................................................. 58

ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ nhiệt độ – ẩm độ trung bình chuồng nuôi ............................... 37
Biểu đồ 4.2. Các triệu chứng lâm sàng trên đường hô hấp...................................... 40
Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ con ho và ngày con ho ................................................................ 42
Biểu đồ 4.4. Tỉ lệ thở bụng và ngày con thở bụng ................................................... 44
Biểu đồ 4.5. Tỉ lệ con ho kết hợp thở bụng và ngày con ho kết hợp thở bụng.......... 46
Biểu đồ 4.6. Tỉ lệ tiêu chảy và tỉ lệ ngày con tiêu chảy............................................ 47
Biểu đồ 4.7. Trọng lượng trung bình của các lô thí nghiệm .................................... 50
Biểu đồ 4.8. Tăng trọng tuyệt đối của các lô thí nghiệm.......................................... 51
Biểu đồ 4.9. Hệ số chuyển hóa thức ăn ................................................................... 52


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Đàn heo giống Móng Cái địa phương đang là đàn giống nền chủ yếu mang lại

nguồn lợi cho chăn nuôi các tỉnh từ miền Bắc cho đến Bình Thuận nói chung và tỉnh
Quảng Nam nói riêng. Với chương trình nạc hóa đàn heo của Trung tâm khuyến nông
tỉnh Quảng Nam, hiện nay đàn heo Móng Cái F1 đang trở thành đàn nái thương phẩm,
nái nền dùng để phối với đực Yorkshire, Landrace, Pidu tạo ra thế hệ F2, F3 có giá trị
do tỉ lệ nạc cao hơn, phẩm chất tốt, tương đối dễ nuôi, tỉ lệ đẻ sai và số con cai sữa cao
cung cấp sản lượng hàng hóa tương đối lớn cho ngành chăn nuôi. Đàn heo Móng Cái
F1 đang là ưu thế của chăn nuôi địa phương cần bảo vệ và phát triển tuy nhiên trên đàn
heo này cũng như các giống heo khác bệnh hô hấp và tiêu hóa vẫn là mối lo chính của
người chăn nuôi.
Các bệnh đường hô hấp trên heo thường phức tạp, thường là các bệnh mãn tính
và cấp tính gây thiệt hại kinh tế nặng nề do làm chậm tăng trưởng, giảm hiệu quả sử
dụng thức ăn, thường ghép nhiều loại vi sinh vật tấn công vào hệ hô hấp và là yếu tố
mở đường cho các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Ở Mỹ nhiều tài liệu công bố
trên 90% các trại heo có bệnh viêm phổi do Mycoplasma và gây thiệt hại ước tính từ
200 triệu đến 1 tỷ USD/ năm (Clark và ctv., 1991). Trên các đàn heo không có triệu
chứng lâm sàng của bệnh vẫn có thể thấy được các tổn thương đặc trưng ở phổi khi
kiểm sóat sát sinh. Mycoplasma hyopneumoniae được phân lập từ các phổi heo có
triệu chứng lâm sàng bình thường, do đó heo trông khỏe mạnh có thể mang khuẩn và
có thể bị bệnh khi thay đổi môi trường, thức ăn, stress… (Straw, 2000). Các chẩn đoán
phòng thí nghiệm đã xác định rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau tuy nhiên

Viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae (VPĐP) là bệnh thường xảy ra
và gây ảnh hưởng lớn cho chăn nuôi heo nhất là với khí hậu nóng ẩm và điều kiện
chăn nuôi hiện nay ở Việt Nam.
1


Ở miền Trung hiện nay, hầu hết các hộ chăn nuôi từ 5-10 con trở lên đều mắc
bệnh hô hấp, trại càng lớn, số heo nuôi càng nhiều thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao, đây là
một vấn đề cấp bách cần tìm biện pháp khắc phục. Xuất phát từ những nhu cầu thực tế
trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi – Thú y và bộ môn Bệnh lý – Ký sinh với sự
hướng dẫn của PGS.TS Lâm Thị Thu Hương chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Hiệu quả
phòng bệnh Mycoplasma hyopneumoniae bằng vaccine Respisure1One® và kháng
sinh tulathromycin trên đàn heo Móng Cái F1 tại trại chăn nuôi Tiền Phong –
Quảng Nam”.
Với đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ đưa ra được phương thức phòng bệnh viêm
phổi địa phương trên đàn heo Móng Cái F1 một cách hữu hiệu, mang lại hiệu quả kinh
tế cho người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng.
1.2.

Mục đích và yêu cầu

1.2.1. Mục đích
Đánh giá hiệu quả của 2 qui trình sử dụng vaccine Respisure1One® và kháng
sinh tulathromycin để phòng bệnh do Mycoplasma hyopneumoniae trên đàn heo con
Móng Cái F1(Móng Cái x Yorkshire). Từ kết quả này có thể chọn ra qui trình phòng
bệnh đạt hiệu quả thiết thực cho chăn nuôi heo ở địa phương và các vùng lân cận.
1.2.2. Yêu cầu
-

Khảo sát bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi qua nhiệt độ, ẩm độ.


-

Theo dõi đánh giá và so sánh các triệu chứng lâm sàng trên 2 nhóm heo sau khi

tiêm vaccine Respisure1One® và tulathromycin như: tỉ lệ con tiêu chảy, tỉ lệ con có
triệu chứng hô hấp, thở bụng, tỉ lệ chết…
-

Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng và so sánh tốc độ tăng trưởng, hệ số chuyển

biến thức ăn.
-

Đánh giá và so sánh mức độ hư hại của phổi trên bệnh tích đại thể.

-

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các qui trình phòng bệnh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Giới thiệu trang trại chăn nuôi Tiền Phong

2.1.1. Quy mô trang trại

Trại chăn nuôi Tiền Phong rộng khoảng 2 hecta, tọa lạc tại thôn Kỳ Lam, xã
Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi cho
chăn nuôi như: xa khu dân cư, xung quanh là đồng cỏ Pigion và cỏ Voi lai được trồng
làm thức ăn bổ sung cho gia súc, quanh trại trồng nhiều cây bóng mát quanh năm như
sầu đông, dừa… để chống nắng và chống gió.
Trại chăn nuôi Tiền Phong nguyên là cơ sở chăn nuôi của hợp tác xã nông
nghiệp Tiền Phong được thành lập từ năm 1978. Đến năm 1990 hết thời kì bao cấp,
ông Nguyễn Đức Sơn độc lập tổ chức sản xuất kinh doanh cho đến nay. Ông vừa là
người quản lý mọi công việc trong trại và cũng là kỹ sư chăn nuôi.
Đến năm 2006, trại chăn nuôi Tiền Phong được đổi tên là Cơ sở sản xuất - dịch
vụ chăn nuôi thú y Tiền Phong đúng với chức năng và nhiệm vụ đặt ra cho trang trại,
là nơi:
-

Sản xuất và cung cấp con giống ngoại: Yorkshire, Landrace, Pietrans... và nội
như Móng Cái, phục vụ nhu cầu về giống cho các chương trình giống của
huyện Điện Bàn và tỉnh Quảng Nam.

-

Sản xuất và cung cấp tinh lỏng lợn cho các huyện, xã trong địa bàn tỉnh Quảng
Nam và thành phố Đà Nẵng.

-

Sản xuất và cung cấp heo thịt thương phẩm gồm các giống heo lai 2 máu và 3
máu, heo siêu nạc.

-


Dịch vụ thuốc thú y, vật tư chăn nuôi và thức ăn gia súc.

-

Là nơi tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi.

3


2.1.2. Cơ cấu đàn heo
Tính đến ngày 30/07/2008 cơ cấu đàn heo hiện tại của trại gồm:
Tổng đàn

:

1.165 con

Đực đang sử dụng :

25 con

Đực hậu bị

:

5 con

Nái sinh sản

:


105 con

Nái hậu bị

:

30 con

Heo thịt

:

400 con

Heo giống

:

500 con

2.1.3. Hệ thống chuồng trại
Trại có 4 dãy chuồng heo: dãy chuồng heo đực giống, dãy chuồng heo nái hậu
bị và nuôi con, dãy chuồng heo thịt và dãy chuồng heo cái giống.
Trang trại bò giống lai Sind rộng khoảng 5 hecta với 50 con và đồng cỏ rộng
lớn.
Dãy chuồng gà thịt thương phẩm với đàn gà biến động từ 2000 - 3000 con.
Ngoài ra trại còn có phòng làm việc dùng để tiếp khách và làm dịch vụ thú y,
kho lương thực và thức ăn gia súc, phòng pha chế tinh, kho xay xát, hệ thống biogas,
nhà ở cho công nhân.

Hệ thống chuồng trại được xây kiểu K64 cũ của Liên Xô sau này được cải tiến
thêm hệ thống máng ăn tự động và chuồng nuôi nái đẻ.
Chuồng trại được xây dựng thành từng dãy, lợp ngói, nền tráng ciment với độ
dốc 40 nghiêng về bên hệ thống thoát nước thích hợp cho việc thoát nước nhưng không
gây trở ngại cho việc di chuyển của đàn heo. Xung quanh các dãy chuồng đều được
treo bạt để phòng khi trời gió mưa lớn, trên mái có hệ thống phun sương. Chuồng trại
được xây theo hướng Đông Nam để tránh ánh nắng trực tiếp và hứng gió, thoát khí.
Các dãy chuồng trại đều được xây ở vị trí cao nhất trong khu vực trại nhằm
tránh lũ lụt. Ở cửa ra vào của mỗi dãy đểu có hố hoặc máng sát trùng.
Các ô chuồng có diện tích diện tích 4 x 5m bao gồm sân chơi, 1 máng ăn, 1
máng uống xây kiểu cũ và 1 máng ăn tự động

4


Hình 2.1: Ô chuồng nuôi heo thịt
Chuồng nái đẻ và nuôi con: trước khi sinh nái được đưa qua chuồng lồng với
chiều rộng cho nái 0,8m, phần rộng cho heo con là 0,65 m mỗi bên, mỗi chuồng được
bố trí đèn sưởi ấm. Hiện tại trại chỉ có 10 ô chuồng lồng cho nái sinh sản. Ngoài ra có
dãy chuồng nái đẻ và nuôi con kiểu K64 cũ với diện tích 4 x 4m, có ô úm riêng cho
heo con được thiết kế hệ thống đèn sưởi ấm. Trước khi heo đẻ được lót rơm và thanh
ngăn cho nái không đè heo con khi sinh.
2.1.4. Quy trình vệ sinh thú y
2.1.4.1.

Quy trình vệ sinh thú y phòng bệnh

Có các hố sát trùng lớn ngay cổng ra vào để sát trùng các loại phương tiện và
người ra vào trại. Có hàng rào ngăn khu vực chăn nuôi và khu vực văn phòng, hố sát
trùng tại đường ra vào. Chuồng trại được phun sát trùng trước và sau khi chuyển

chuồng cho heo.
Công nhân phải mặc quần áo bảo hộ lao động, đội nón, bịt khẩu trang và mang
ủng. Có phòng thay đồ và để dụng cụ lao động riêng cho công nhân. Khi ra vào trại
phải đi qua hố sát trùng.
5


Khách vào thăm quan phải được sự đồng ý của chủ trang trại hoặc cán bộ kỹ
thuật, phải được sát trùng và mang ủng trước khi vào khu vực chuồng nuôi.
Thuốc sát trùng thường dùng: VirkonS (10g/2l nước tỉ lệ 1:200), Pacoma (1l/
500 - 2000l nước). Sử dụng để tiệt trùng không khí, chuồng trại kể cả lúc có heo trong
chuồng.
2.1.4.2.

Quy trình tiêm phòng vaccine

Thực hiện vệ sinh an toàn dịch bệnh và nghiêm ngặt trong chủng ngừa là ưu
tiên hàng đầu trong quản lý của trại do trại nằm trong vùng thường xuyên xảy ra các
bệnh dịch, gần đây nhất là các bệnh lở mồm long móng (FMD) hay bệnh “heo tai
xanh” (PRRS).
Quy trình tiêm phòng vaccine cho mỗi loại heo ở trại chăn nuôi Tiền Phong
được tiến hành theo thời gian và từng loại vaccine cho từng bệnh được thể hiện trong
bảng 2.1 và bảng 2.2.
Bảng 2.1: Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo thịt
Loại
heo

Ngày tuổi

Phòng bệnh


14 - 21

VPĐP

HEO THỊT

30 - 35

40 - 50

60

Loại vaccine
Respisure
1One®

Công ty
Pfizer

Phó thương

Phó thương

hàn

hàn

Dịch tả


Pestvac

Pfizer

FMD

Aftopor

Merial

Aujezsky

Pseudorabies

Pfizer

Dịch tả (lần 2)

Pestvac

Pfizer

6

Navetco

Liều/Đường
tiêm
2 ml/con
(IM)

2 ml/con
(IM)
2 ml/con
(IM)
2 ml/con
(IM)
2 ml/con
(IM)
2 ml/con
(IM)


Bảng 2.2. Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo nái và nọc
Loại
heo

Ngày tuổi

NÁI CHỬA

NÁI HẬU BỊ

Bắt đầu tiêm
từ 6 tháng
tuổi, mỗi mũi

Phòng bệnh

Loại vaccine


Công ty

Giả dại

PR_Vac Plus

Pfizer

Parrow Sure B

Pfizer

Dịch tả

Pestvac

Pfizer

FMD

Aftopor

Merial

Aujezsky

Pseudorabies

Pfizer


Giả dại

PR_Vac Plus

Pfizer

Parvovirus
Leptospira

cách nhau 1
tuần.

3 tuần trước
khi sinh
2 tuần trước
khi sinh

E.Coli
Parvovirus
Leptospira

HEO NỌC

Tiêm lặp lại

LT-C
Parrow Sure B
Respisure
1One®


6 tháng/lần,
mỗi mũi cách

Pfizer
Pfizer
Pfizer

Dịch tả

Pestvac

Pfizer

FMD

Aftopor

Merial

Giả dại

PR_Vac Plus

Pfizer

nhau từ 1- 2
tuần.

2.2.


VPĐP

Litter Guard

Liều/Đường
tiêm
2 ml/con
(IM)
5 ml/con
(IM)
2 ml/con
(IM)
2 ml/con
(IM)
2 ml/con
(IM)
2 ml/con
(IM)
2 ml/con
(IM)
5 ml/con
(IM)
2 ml/con
(IM)
2 ml/con
(IM)
2 ml/con
(IM)
2 ml/con
(IM)


Đặc điểm giống heo Móng Cái và heo lai Móng Cái F1

2.2.1. Vai trò của giống heo Móng Cái trong chăn nuôi
Trong chăn nuôi, để nâng cao hiệu quả kinh tế ngoài các yếu tố thức ăn, kỹ
thuật chăn nuôi, quản lý và thú y thì giống vẫn luôn đóng vai trò quan trọng, là chìa
7


khóa quyết định của năng suất vật nuôi, chất lượng sản phẩm. Trong ngành chăn nuôi
heo của Việt Nam, heo nội luôn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là giống heo Móng
Cái. Heo nái Móng Cái chiếm phần lớn trong đàn heo giống các tỉnh miền Bắc và
miền Trung. Ước tính trong 1,45 triệu nái ở miền Bắc thì có 40 – 45% là giống Móng
Cái. Heo nái Móng Cái trưởng thành cho phối giống với heo Ðại Bạch, Yorkshire…
để cho ra con lai kinh tế nuôi thịt, vừa chóng lớn, vừa chịu đựng kham khổ, thích nghi
với điều kiện chăn nuôi của bà con nông dân.
2.2.2. Nguồn gốc
Theo Linneaus (1758), heo Móng Cái được phân loại như sau:
Giới: Animal
Ngành: Chordata
Lớp: Mammalia
Bộ: Artiodactyla
Họ: Suidae
Chủng: Sus
Loài: Sus domesticus
Giống: Móng Cái
/>Heo Móng Cái là giống heo nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng
Đông Bắc Việt Nam. Trước đây Móng Cái và ỉ là hai giống heo nội chính được nuôi
và phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và Trung nước ta. Có thể
xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên (Đông Triều) tỉnh Quảng Ninh là

nguồn cội của giống heo Móng Cái. Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 70 trở đi heo Móng Cái đã nhanh chóng nhân ra khắp đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng
nuôi lợn ỉ bị thu hẹp dần. Từ sau 1975, giống heo này được du nhập vào các tỉnh miền
Trung kể cả phía Nam mà chủ yếu là các tỉnh Bắc Trung Bộ.
2.2.3. Đặc điểm ngoại hình
Giống heo Móng Cái có tầm vóc trung bình, khối lượng lúc 8 tháng tuổi nặng
khoảng 70 – 75 kg, heo nái trưởng thành đạt 130 kg và con đực trưởng thành khoảng
120 kg.
8


Hình dáng của giống heo Móng Cái khá đặc trưng của 1 giống heo địa phương:
ngắn mình, cổ ngắn, tai nhỏ, chân nhỏ và ngắn, lưng võng và bụng xệ, đầu đen, giữa
trán có một điểm trắng hình tam giác hay bầu dục, mõm trắng, giữa vai và cổ có vành
trắng vắt ngang, vành trắng này kéo dài tới bụng và 4 chân, lưng và mông màu đen,
khoảng này kéo xuống 1/2 bụng và bịt kín mông tạo thành lang "yên ngựa”. Giống heo
Móng Cái thường có 10 – 16 vú, xếp thành hai dãy đều và song song với nhau trên hai
bên bẹ bụng.

Hình 2.2. Heo nái Móng Cái và con (thuần)
Giống heo Móng Cái chủ yếu được sử dụng làm nái nền, lai với heo đực cao
sản nhập nội nhằm khai thác ưu thế sinh sản rất tốt của nó. Số con sơ sinh mỗi lứa đẻ
cao, khoảng từ 11- 13 con/lứa, thường biến động trong phạm vi 10 – 14 con/lứa. Giống
heo Móng Cái có tuổi đẻ lần đầu khá sớm (khoảng 11 -12 tháng) và khoảng cách giữa
hai lứa đẻ ngắn chỉ 165 – 175 ngày, dẫn đến số lứa đẻ/ nái/ năm biến động trong phạm
vi 2,1 - 2,2 lứa (Nguyễn Văn Đức, 2005). Ngoài khả năng sinh sản tốt và nuôi con
khéo là hai ưu thế lớn, heo Móng Cái còn có khả năng chịu kham khổ tốt, chịu ăn thức
ăn tự phối trộn có mức dinh dưỡng thấp, khối lượng nái vừa phải, tiêu tốn thức ăn thấp
hơn heo nái ngoại.
Tuy nhiên khả năng sản xuất của giống heo Móng Cái chỉ ở mức trung bình của
heo nội ở nước ta. Tốc độ tăng trọng chậm chỉ đạt 333 g/ ngày, tiêu tốn thức ăn/ kgP

cao đến 4,0 – 4,5 kg/ kgP đồng thời lại có tỉ lệ nạc thấp thường biến động trong
9


khoảng 33 – 35% (Nguyễn Văn Đức, 2005 ). Với những nhược điểm này, heo Móng
Cái không được ưa thích trong chăn nuôi với mục đích khai thác thịt.
2.2.4. Đặc điểm con lai Móng Cái F1
Theo các nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức (2005), chất lượng thịt của giống
Móng Cái và các tổ hợp Móng Cái lai là tốt vì hàm lượng protein và các acid amin,
nhất là các acid amin không thay thế cao và bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm về
hàm lượng một số kim loại nặng. Do đó sử dụng heo nái Móng Cái làm nái nền phối
với đực Landrace, Yorkshire và Pietran tạo ra các tổ hợp lai để khai thác các ưu thế lai
của giống bố mẹ, tạo hiệu quả cao trong chăn nuôi, khai thác thịt đạt năng suất và chất
lượng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi heo.

Hình 2.3: Nái Móng Cái và con Móng Cái F1 (Móng Cái x Yorkshire)
Heo Móng Cái F1 là kết quả lai giữa heo đực Yorskhire và heo nái Móng Cái
mang các đặc điểm về ngoại hình và phẩm chất của cả bố mẹ. Con Móng Cái F1 có
tầm vóc trung bình, màu lông trắng, rải rác có bớt đen nhỏ trên mình, có đốm đen nhỏ
trên vùng quanh 2 mắt, thân dài vừa phải lưng hơi võng, 4 chân vững chắc. Do mang
50% máu ngoại (Yorkshire) nên heo này lớn nhanh hơn, ngoại hình và phẩm chất tốt
hơn heo nội nhưng lại cần điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn heo nội.
Một số chỉ tiêu của heo Móng Cái F1: số con đẻ ra trên một lứa từ 10 -12 con,
số con cai sữa trên một lứa từ 9 -11 con, khối lượng heo cai sữa ở 40 ngày tuổi đạt từ 8
-10 kg/con.
10


Hình 2.4: Heo Móng Cái F1 (Yorkshire x Móng Cái) 140 ngày tuổi
Sử dụng heo nái lai F1 (Yorkshire x Móng Cái) làm nái nền, cho lai với đực

Landrace, Yorkshire, Dupi hay Duroc để tạo con nái lai có 75% máu heo ngoại và
25% máu heo Móng Cái có tỷ lệ nạc từ 45 - 47%. Đây là hướng sử dụng được ưa
chuộng ở chăn nuôi nông hộ các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, được nhiều nghiên
cứu đánh giá cho hiệu quả kinh tế cao do con lai F2 mang đặc điểm tốt của giống địa
phương và giống ngoại, chịu đựng kham khổ tốt với điều kiện chăn nuôi khắc nghiệt,
tỉ lệ tiêu tốn thức ăn ít hơn so với heo nội thuần, chất lượng thịt cao. Heo đực lai giữa
giống heo ngoại và nội chỉ sử dụng với mục đích nuôi thịt, không sử dụng vào mục
đích nhân giống.
Hiện nay tại tỉnh Quảng Nam, heo Móng Cái F1 không chỉ là đàn nái nền mà
còn là đàn heo thương phẩm có giá trị cao. Các heo con không đủ tiêu chuẩn làm
giống sẽ được xuất bán làm heo sữa thương phẩm cung cấp một số lượng lớn cho thị
trường các láng giềng như Singapore, Lào, Campuchia, Trung Quốc… và là sản phẩm
được ưa chuộng tại thành phố Hồ Chí Minh.

11


Bảng 2.3. Trung bình bình phương bé nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE)
của khối lượng cơ thể các con lai qua các tháng nuôi (kg)
Các chỉ tiêu

Bắt đầu nuôi thịt
Sau tháng nuôi thứ 2
Sau tháng nuôi thứ 3
Sau tháng nuôi thứ 4
Sau tháng nuôi thứ 5
2.3.

F1(PxMC)
F1 (YxMC)

(n=76)
(n=69)
LSM ± SE
LSM ± SE
11,86 ± 0,27
11,99 ± 0,24
23,84 ± 0,54
25,03 ± 0,47
38,68 ± 0,63
36,86 ± 0,73
55,55 ± 0,92
56,85 ± 0,80
72,00 ±1 ,10
74,23± 0,95
Nguồn: Nguyễn Văn Thắng, Đặng Hữu Bình (2002)

Đặc điểm sinh lý hô hấp trên heo
Phổi là cơ quan hô hấp của heo, đảm nhận chức năng trao đổi khí cho cơ thể.

Quá trình này đươc thực hiện qua màng phế nang và mô bào. Phổi hoạt động gồm hai
kỳ: hít vào và thở ra nhờ sự chênh lệch áp lực giữa xoang lồng ngực với môi trường.
Các đường dẫn khí gồm có xoang hốc mũi, yết hầu, thanh quản khí quản và
những nhánh nhỏ tiếp theo để đi vào phế quản và tiểu phế quản. Đường hô hấp được
lót bằng biểu mô có nhung mao nhằm thải ra ngoài các vật lạ đồng thời tiết chất nhầy
và sưởi ấm không khí.
Trung tâm hô hấp của cơ thể nằm ở cấu trúc lưới của hành não cùng phối hợp
với 3 trung khu thần kinh khác là: trung khu hô hấp ở hành tủy, trung khu ở phình
hoành tạng (trung khu tự động) và trung khu hô hấp ở não giữa. Ngoài ra, sự hoạt động
của phổi còn được điều khiển bởi dây thần kinh phế vị (thuộc hệ thần kinh thực vật)
chỉ huy hoạt động của thanh - khí quản, phổi (Trần Thị Dân, 1997).

2.4.

Các thể hô hấp

Theo Nguyễn Văn Phát (2006), thể hô hấp có ba thể sau :
- Thở thể hỗn hợp : bình thường gia súc thở thể này (trừ chó). Khi thở, thành ngực
và thành bụng cùng hoạt động nhịp nhàng.
- Thở thể ngực: khi gia súc thở thành ngực hoạt động rõ, còn thành bụng và cơ
hoành hoạt động ít hay không hoạt động. Chó khỏe thở thể ngực. Những gia súc khác
thở thể ngực là có bệnh: viêm phúc mạc, liệt cơ hoành, bị thương ở cơ hoành, dãn dạ
dày, chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột…

12


- Thở thể bụng: khi gia súc thở thành bụng hoạt động rõ còn thành ngực hoạt động
yếu hay không hoạt động. Gia súc thở thể bụng trong trường hợp viêm màng phổi, khí
thũng phổi, tràn dịch màng phổi, liệt cơ liên sườn, gãy xương sườn.
2.5.

Bệnh viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae trên heo
Bệnh viêm phổi địa phương truyền nhiễm do Mycoplasma hyopneumoniae

(VPĐP), còn gọi là bệnh suyễn heo thường xảy ra ở thể mãn tính, có tính chất lưu
hành địa phương với đặc điểm gây viêm phế quản, phổi tiến triển chậm (Trần Thanh
Phong, 1996).
Bệnh có tốc độ lây lan nhanh trong đàn heo vì mầm bệnh được truyền lây do
tiếp xúc trực tiếp và qua không khí, do đó bệnh có tỉ lệ mắc cao, tuy nhiên tỉ lệ chết
thấp khoảng 16% (Trần Thanh Phong, 1996) nếu không ghép với các bệnh khác. Bệnh
gây nhiều thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi do làm giảm tăng trọng, hiệu quả sử dụng

thức ăn kém. Theo Ross (1999), heo con tiếp xúc với heo mẹ mang trùng thì tốc độ
tăng trưởng giảm 15,9%, hệ số chuyển hóa thức ăn giảm 13,8%. Ngoài ra,
Mycoplasma hyopneumoniae còn đóng vai trò mở đường cho các tác nhân gây bệnh
thứ phát khác như Pasteurella multocida, Streptococcus suis, Haemophilus parasuis,
Actinobacillus pleuropneumoniae… làm cho bệnh trở nên trầm trọng, diễn biến phức
tạp và khó điều trị hơn. Bệnh thường kéo dài và khó dập tắt, khó tiêu diệt do heo khỏi
bệnh vẫn còn mang mầm bệnh một thời gian dài với bệnh tích ở phổi.
2.5.1. Dịch tễ học
Kobe (1933) phát hiện bệnh viêm phổi mãn tính trên heo ở Đức và ông đã gọi
là bệnh cúm heo, sau đó bệnh được phát hiện tại khắp châu Úc, Anh và xuất hiện ở
khắp các nước như Mỹ, Pháp, Thụy Sỹ và cả ở các nước Châu Á.
Tác nhân gây bệnh này có thể qua được lọc nên thuật ngữ viêm phổi do virus
trên heo được sử dụng phổ biến vào năm 1965. Mycoplasma hyopneumoniae được
phân lập lần đầu tiên trên phổi heo viêm và gây bệnh thực nghiệm bởi Mare và ctv
(1965). Ở Việt Nam căn bệnh được phát hiện vào năm 1959 ở miền Bắc, hiện nay đây
là bệnh rất thường gặp ở các trại chăn nuôi trong cả nước (Trần Thanh Phong, 1996).
Do bệnh tồn tại tiềm ẩn ở thể mãn tính nên bệnh hiện diện ở khắp nơi trong đàn
heo nếu không được quan tâm phòng bệnh và dễ lây lan mạnh.
13


2.5.2. Căn bệnh học
Theo Somerson và ctv (1963), Mycoplasma hyopneumoniae được phân loại như
sau:
Giới: Bacteria
Ngành: Firmicutes
Lớp: Mollicutes
Bộ: Mycoplasmatales
Họ: Mycoplasmataceae
Giống: Mycoplasma

Loài: Mycoplasma hyopneumoniae
Nguồn: />Trong giống Mycoplasma, các loài thường được quan tâm và gây bệnh phổ biến
trên heo gồm M. hyopneumoniae, M. hyorhinis, M. hyosynoviae. Mặc dù một số loài
khác như M. flocculare, M. sualvi, M. hyopharyngis được phân lập từ heo nhưng
dường như chúng không gây bệnh (Thacker, 2006).
Mycoplasma hyopneumoniae có thành tế bào là 1 màng bào tương rất mỏng
manh (200 – 500 nm) nên rất đa hình dạng: hình cầu, hình bầu dục hoặc hình sợi.
Trọng lượng phân tử rất thấp <5.108 dalton, tỷ lệ Guanine và Cytosine rất thấp so với
các vi khuẩn khác. Kích thước rất nhỏ có thể qua lọc 0,22 µm và sống ký sinh nội bào
bắt buộc, nhân lên theo kiểu nảy chồi.
Mycoplasma hyopneumoniae thuộc nhóm Gram âm nhưng bắt màu kém với
thuốc nhuộm Gram, có thể nhuộm màu bằng phương pháp Giemsa.
Sức đề kháng yếu do không có thành peptidoglycan, rất nhạy cảm với các tác
nhân vật lý và hóa học. Khi bên ngoài cơ thể vật chủ chỉ tồn tại vài ngày nhưng nếu
được sự bảo vệ của chất tiết hay nhiệt độ môi trường lạnh sẽ sống sót lâu hơn (Nguyễn
Thị Phước Ninh, 2006). Trong phổi tồn tại 2 tháng ở - 250C, 9 – 11 ngày ở 1 – 60C và
chỉ 3 – 7 ngày ở nhiệt độ 17 – 250C. Các kháng sinh phong bế tổng hợp protein hay
acid nhân như tetracyclin, chloramphenicol, aminoside ức chế sự nhân lên của
Mycoplasma hyopneumoniae. Ngược lại, các kháng sinh tác động ở thành tế bào như
penicillin, β-lactam thì không có tác dụng (Trần Thanh Phong, 1996).
14


×