Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM MICROBOND LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG VÀ SỨC KHỎE HEO THỊT TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THÀNH NGHIÊM Ngành: THÚ Y Niên khóa: 2004 2009 Tháng 09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.47 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM MICROBOND LÊN
MỘT SỐ CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG VÀ SỨC KHỎE
HEO THỊT TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THÀNH NGHIÊM
Ngành: THÚ Y
Niên khóa: 2004 - 2009

Tháng 09/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM MICROBOND LÊN
MỘT SỐ CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG VÀ SỨC KHỎE HEO
THỊT TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:



TS. Nguyễn Văn Khanh

Nguyễn Thành Nghiêm

ThS. Nguyễn Ngọc Côn

Tháng 09/2009


KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM MICROBOND LÊN MỘT SỐ
CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG VÀ SỨC KHỎE HEO THỊT TẠI TRẠI
CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT - TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Tác giả

NGUYỄN THÀNH NGHIÊM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác Sỹ ngành
Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN KHANH
ThS. NGUYỄN NGỌC CÔN

Tháng 09 năm 2009
i



XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN THÀNH NGHIÊM
Tên luận văn: Khảo sát hiệu quả của chế phẩm Microbond lên một số chỉ
tiêu tăng trưởng và sức khỏe heo thịt tại trại chăn nuôi Hưng Việt - Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày ……………..…
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Văn Khanh

ThS. Nguyễn Ngọc Côn

ii


LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn
Cha mẹ, người đã sinh thành nuôi dưỡng và dãy dỗ con có ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Đến Tiến Sĩ Nguyễn Văn Khanh và Thạc Sĩ Nguyễn Ngọc Côn, với sự giúp đỡ
nhiệt tình và đóng góp ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn
Ban Giám Đốc trại heo Hưng Việt cùng các Cô, Chú, Anh, Chị, Em công nhân
viên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập ở trại.

Cảm ơn
Các bạn bè là người đã hỗ trợ, chia sẽ, gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tập,
thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Nguyễn Thành Nghiêm

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu ”Ảnh hưởng của chế phẩm Microbond lên một số chỉ tiêu tăng
trưởng và sức khỏe heo thịt tại trại chăn nuôi Hưng Việt - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”
được tiến hành tại trại chăn nuôi Hưng Việt - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, thời gian từ
12/02/2009 đến 12/06/2009. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu mẫu hoàn toàn ngẫu
nhiên một yếu tố: khảo sát 120 heo từ 63 ngày tuổi đến xuất chuồng, tương đối đồng
đều về trọng lượng, giới tính và giống được chia làm 3 lô (mỗi lô 40 heo), 2 lô thí
nghiệm (bổ sung chế phẩm Microbond với mức 1 kg/tấn thức ăn và 2 kg/tấn thức ăn),
lô đối chứng (không bổ sung Microbond). Trong suốt thời gian thực tập ở trại, chúng
tôi đã thu được kết quả như sau:
Tăng trọng bình quân sau khi bổ sung chế phẩm Microbond ở lô 1 (62,44 ± 7,08
kg/con), lô 2 (62,20 ± 7,64 kg/con) và lô đối chứng (60,66 ± 12,82 kg/con). Hệ số
chuyển hóa thức ăn ở lô bổ sung chế phẩm Microbond ở lô 1 là 2,85, ở lô 2 là 2,91
thấp hơn so với lô đối chứng (2,92). Tăng trọng tuyệt đối ở lô bổ sung chế phẩm
Microbond ở lô 1là 743 ± 84 g/con/ngày, ở lô 2 là 741 ± 91 g/con/ngày cao hơn so với
lô đối chứng (722 ± 153 g/con/ngày).
Tăng trọng bình quân của heo đực thiến là 64,42 ± 6,90 kg/con, của heo cái là
59,12 ± 10,95 kg/con. Tăng trọng tuyệt đối của heo đực thiến là 767 ± 82 g/con/ngày,
của heo cái là 704 ± 130 g/con/ngày. Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo đực thiến là
2,87 và của heo cái là 2,92.
Tỷ lệ ho ở hai lô có bổ sung Microbond ở lô 1 (22,5 %) và lô 2 (17,5 %) thấp hơn

lô đối chứng (25 %). Tỷ lệ thở bụng ở hai lô bổ sung Microbond lô 1 (5 %) và lô 2 (7,5
%) thấp hơn lô đối chứng (15 %). Tỷ lệ ho kết hợp thở bụng ở lô 1 (5 %), lô 2 (7,5%)
và lô đối chứng (7,5 %). Tỷ lệ tiêu chảy ở lô 1 (47,5 %), lô 2 (50 %) thấp hơn lô đối
chứng (62,5 %).
Tỷ lệ loại thải ở 3 lô là như nhau (0 %). Tỷ lệ chết ở hai lô bổ sung Microbond lô
1 và lô 2 là 0 % thấp hơn lô đối chứng là 2,5 %.
Hiệu quả kinh tế ở lô bổ sung Microbond lô 1 là 103,7 % và lô 2 là 99,748 % so
với lô đối chứng.
iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................................ ii
Lời cảm tạ ...................................................................................................................... iii
Tóm tắt............................................................................................................................iv
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ix
Danh sách các biểu đồ .....................................................................................................x
Danh sách các hình .........................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục đích ...................................................................................................................2
1.3. Yêu cầu .....................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN...............................................................................................3
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO HƯNG VIỆT ................................................................3
2.1.1. Giới thiệu về trại heo Hưng Việt ...........................................................................3
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại ..........................................................................................4

2.1.3. Bố trí chuồng trại...................................................................................................4
2.1.4. Cơ cấu đàn và công tác giống heo.........................................................................5
2.1.5. Chuồng trại ............................................................................................................5
2.1.6. Thức ăn ..................................................................................................................6
2.1.7. Nước uống .............................................................................................................8
2.1.8. Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng .............................................................................8
2.1.9. Vệ sinh thú y........................................................................................................11
2.1.10. Quy trình tiêm phòng.........................................................................................11
2.1.11. Bệnh và điều trị .................................................................................................12
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HÔ HẤP TRÊN HEO .......................................................13
2.2.1. Đặc điểm sinh lý hô hấp của heo.........................................................................13
v


2.2.2. Hệ thống miễm dịch trên đường hô hấp ..............................................................13
2.2.2.1. Miễn dịch không chuyên biệt ...........................................................................13
2.2.2.2. Hệ niêm dịch - tiên mao ...................................................................................13
2.2.2.3. Cản nhiễm tố (interferon) .................................................................................14
2.2.2.4. Hệ thống bổ thể ................................................................................................14
2.2.2.5. Những đại thực bào ..........................................................................................14
2.2.3. Đặc diểm của một số loại tế bào tham gia trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể.15
2.2.4. Quá trình thực bào ...............................................................................................16
2.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH LÝ TIÊU HÓA TRÊN HEO.............................................17
2.3.1. Các enzyme có vai trò trong hệ thống tiêu hóa ...................................................17
2.3.1.1 Khái niệm Enzyme ............................................................................................17
2.3.1.2. Phương thức hoạt động của enzyme.................................................................17
2.3.1.3. Enzyme và các cơ chất hoạt động của nó.........................................................17
2.3.1.4. Vai trò của enzyme trong chăn nuôi.................................................................19
2.3.2. Hệ vi sinh vật đường ruột ....................................................................................20
2.3.2.1. Đặc điểm hệ vi sinh vật đường ruột .................................................................20

2.3.2.2. Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột ...............................................................21
2.4. GIỚI THIỆU VỀ β-GLUCAN VÀ NẤM MEN SACCHAROMYCES
CEREVISIAE .................................................................................................................22
2.4.1. Giới thiệu nấm men .............................................................................................22
2.4.1.1. Phân loại ...........................................................................................................22
2.4.1.2. Đặc điểm của nấm men ....................................................................................22
2.4.1.3. Thành phần vách tế bào nấm men (Saccharomyces cerevisiae) ......................22
2.4.1.4. Ứng dụng ..........................................................................................................23
2.4.2. Giới thiệu về β-glucan .........................................................................................23
2.4.2.1. Nguồn gốc của β-glucan...................................................................................23
2.4.2.2. Vai trò của β-glucan trong đáp ứng miễn dịch.................................................23
2.5. Một số công trình nghiên cứu về các chế phẩm dinh dưỡng bổ sung vào khẩu phần
heo thịt ...........................................................................................................................24
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...................................26
3.1. Thời gian và địa điểm.............................................................................................26
vi


3.2. Đối tượng khảo sát..................................................................................................26
3.3. Giới thiệu vật liệu thí nghiệm.................................................................................26
3.3.1.Giới thiệu thành phần chế phẩm Microbond........................................................26
3.3.2. Lợi ích của chế phẩm Microbond........................................................................27
3.3.3. Phương thức tác động của chế phẩm Microbond ................................................27
3.4. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................30
3.5. Công thức tính các chỉ tiêu theo dõi.......................................................................30
3.6. Phương pháp tiến hành ...........................................................................................31
3.7. Xử lí số liệu ............................................................................................................32
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................33
4.1. MỨC ĐỘ TĂNG TRỌNG VÀ HỆ SỐ CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN ...................33
4.1.1. Mức độ tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của các lô thí nghiệm..............33

4.1.2. Trọng lượng và tăng trọng theo chế phẩm Microbond và giới tính ....................36
4.1.2.1. Ảnh hưởng của giới tính và chế phẩm Microbond lên tăng trọng heo.............36
4.1.2.2. Ảnh hưởng của giới tính lên tăng trọng heo.....................................................39
4.2. TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN ĐÀN HEO THÍ NGHIỆM.........................................40
4.2.1. Tình hình bệnh chung..........................................................................................41
4.2.2. Tình hình bệnh trên đường hô hấp ......................................................................42
4.2.2.1. Biểu hiện ho trên đàn heo thí nghiệm...............................................................42
4.2.2.2. Tỷ lệ thở bụng trên heo thí nghiệm ..................................................................43
4.2.2.3. Tỷ lệ ho kết hợp thở bụng trên heo thí nghiệm ................................................45
4.2.3. Biểu hiện tiêu chảy ..............................................................................................46
4.2.4. Bệnh khác ............................................................................................................47
4.2.5. Tỷ lệ loại thải và tỷ lệ chết ..................................................................................48
4.3. Hiệu quả kinh tế......................................................................................................48
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................50
5.1. Kết luận...................................................................................................................50
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................51
PHỤ LỤC .....................................................................................................................54

vii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

: Đối chứng

ĐT

: Đực thiến


FMD

: Foot and Mouth Disease

HSCHTA

: Hệ số chuyển hóa thức ăn

IFN

: Interferon

IL

: Interleukin

Kg TA

: Kg thức ăn

Kg TL

: Kg trọng lượng

ME

: Metabolizable Energy (Năng lượng trao đổi)

MHC


: Major histocompatibility complex

MPS

: Mycoplasma pneumonia of swine

NK

: Natural killer

P

: Tăng trọng

PRRS

: Porcine reproductive and respiratory syndrome

SI

: Swine influenza

TA: Thức ăn
TB

: Trung bình

TL


: Trọng lượng

TNF

: Tumor necrosis factor

TP. HCM

: Thành Phố Hồ Chí Minh

TT

: Tăng trọng

TTBQ

: Tăng trọng bình quân

TTBQĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

VNĐ

: Việt Nam đồng

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Thành phần thực liệu các loại thức ăn của heo thịt giai đoạn 63 ngày tuổi
đến xuất chuồng...............................................................................................................7
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn của heo thịt giai đoạn từ 63 ngày
tuổi đến xuất chuồng. ......................................................................................................8
Bảng 2.3. Quy trình tiêm phòng của trại chăn nuôi Hưng Việt ....................................12
Bảng 2.4. Tỷ lệ % của các hệ phổ vi khuẩn ..................................................................21
Bảng 3.1. Thành phần enzyme có trong Microbond.....................................................26
Bảng 3.2. Bố trí thí nghiệm sử dụng chế phẩm Microbond..........................................31
Bảng 4.1. Tăng trọng và hệ số chuyển hoá thức ăn qua đợt thí nghiệm.......................33
Bảng 4.2. Tăng trọng và HSCHTA theo nhóm giới tính giữa các lô thí nghiệm .........37
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của chế phẩm Microbond và giới tính lên tăng trọng ...............38
Bảng 4.4. Trọng lượng và tăng trọng theo giới tính .....................................................39
Bảng 4.5. Tình hình bệnh chung trong đợt thí nghiệm .................................................41
Bảng 4.6. Biểu hiện ho trên đàn heo thí nghiệm...........................................................42
Bảng 4.7. Tỷ lệ heo thở bụng........................................................................................44
Bảng 4.8. Tình hình ho kết hợp thở bụng .....................................................................45
Bảng 4.9. Tỷ lệ heo tiêu chảy........................................................................................46
Bảng 4.10. Tỷ lệ các bệnh khác ....................................................................................47
Bảng 4.11. Tỷ lệ loại thải và tỷ lệ chết .........................................................................48
Bảng 4.12. Tổng kết thu và chi trong đợt thí nghiệm ...................................................49

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 4.1. Tăng trọng bình quân ở các lô thí nghiệm................................................34

Biểu đồ 4.2. Tăng trọng tuyệt đối của các lô thí nghiệm ..............................................35
Biểu đồ 4.3. Hệ số chuyển hóa thức ăn của các lô thí nghiệm .....................................36
Biểu đồ 4.4. Tăng trọng bình quân của heo đực thiến và heo cái ở các lô thí nghiệm .39
Biểu đồ 4.5. Tăng trọng tuyệt đối của heo đực thiến và heo cái ở các lô thí nghiệm...39
Biểu đồ 4.6. Tăng trọng của heo đực thiến và heo cái..................................................40
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ bệnh và tỷ lệ ngày con bệnh............................................................42
Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ con ho và ngày con ho.....................................................................43
Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ con thở bụng và ngày con thở bụng ................................................44
Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ heo bệnh đường hô hấp .................................................................46
Biểu đồ 4.11. Tỷ lệ heo tiêu chảy .................................................................................47

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Trại chăn nuôi Hưng Việt ..............................................................................3
Hình 2.2. Bên trong và bên ngoài chuồng nuôi heo thịt ................................................6

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ lâu, thịt heo được xem như là nguồn cung cấp protein rất được ưa chuộng, vì
nó không chỉ thỏa mãn sự ngon miệng mà còn phù hợp với nhu cầu của của người tiêu
dùng. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu thụ thịt cũng tăng cao. Đối với ngành
chăn nuôi heo chúng ta cũng đã và đang tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học
kĩ thuật của thế giời ngày càng tốt hơn, nhằm thực hiện nhiệm vụ sản xuất nguồn thịt

heo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần cải thiện kinh tế cho nhà
chăn nuôi, giải quyết lao động nhàn rỗi cho địa phương, thúc đẩy sự phát triển chung
của đất nước.
Để có được sản phẩm tốt, chất lượng cung cấp cho thị trường đòi hỏi những nhà
chuyên môn và nhà chăn nuôi phải quan tâm đến các vấn đề chính: giống, thức ăn,
thuốc thú y, chăm sóc, quản lý dịch bệnh,… nhằm tạo điều kiện cho heo sinh trưởng
và phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những
khó khăn nhất định do nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp
cho sự phát triển của mầm bệnh, nhất là vào mùa mưa hoặc lúc giao mùa. Trong
những năm gần đây tình hình dịch bệnh xảy ra mạnh ( như bệnh lở mồm long móng
(FMD), hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS),…) ở một số tỉnh thành
của cả nước, gây thiệt hại đáng kể cho nền chăn nuôi heo của nước ta.
Để khắc phục thiệt hại đó, các nhà chăn nuôi luôn tìm cách phòng chống bệnh
bằng vaccine, cải thiện môi trường, dinh dưỡng phù hợp bằng cách bổ sung thêm các
chất khác như enzyme kích thích tiên hóa, vitamin C, β-glucan, các vi sinh vật có
lợi,… để tăng cường sức đề kháng và sức tăng trưởng cho heo.
Một trong những hướng nghiên cứu được các nhà khoa học và các nhà chăn nuôi
quan tâm hiện nay là sử dụng các chế phẩm vi sinh bổ sung vào trong thức ăn. Trong
đó chế phẩm hiện nay đang được quan tâm là chế phẩm Microbond với thành phần chủ
yếu là các vi sinh vật có lợi (Saccharomyces cerevisiae, Bacillus subtilis, Aspergillus
1


oryzae, Aspergillus niger,…), rong biển, β-glucan, các amino acid và chất hấp phụ độc
tố nấm trong thức ăn giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress, phục hồi sức khỏe
nhanh trong trường hợp bị bệnh, kích thích miễn dịch thông qua đại thực bào và những
tế bào miễn dịch để mang lại sức đề kháng bệnh tốt cho cơ thể heo.
Từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Khanh,
Th.s Nguyễn Ngọc Côn và sự giúp đỡ cộng tác của trại chăn nuôi Hưng Việt , tỉnh Bà

Rịa-Vũng Tàu chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát hiệu quả của chế
phẩm Microbond lên một số chỉ tiêu tăng trưởng và sức khỏe heo thịt tại trại chăn nuôi
Hưng Việt - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”.
1.2. Mục đích
Đánh giá hiệu quả của chế phẩm kích thích biến dưỡng Microbond trong thức ăn
đến tăng trọng và sức khỏe đàn heo thịt nhằm đạt năng suất cao mang lại hiệu quả kinh
tế cho nhà chăn nuôi.
1.3. Yêu cầu
- Chọn heo và bố trí thí nghiệm để đánh giá hiệu quả của chế phẩm kích thích
biến dưỡng Microbond lên tăng trọng và sức khỏe đàn heo.
- Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng của đàn heo.
- Ghi nhận các trường hợp bệnh trên đàn heo.
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai lô thí nghiệm và lô đối chứng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO HƯNG VIỆT
2.1.1. Giới thiệu về trại heo Hưng Việt
Trại chăn nuôi Hưng Việt là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập vào ngày
11/06/1990. Qua 19 năm hình thành và phát triển, trại đã và đang từng bước hoàn thiện
mô hình hoạt động hơn, luôn ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để ngày càng
nâng cao chất lượng sản phẩm. Mô hình sản xuất của trại là kết hợp giũa trồng trọt và
chăn nuôi. Trại nằm trên đường Hùng Vương, khu phố 1, phường Long Tâm, thị xã Bà
Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trại được xây dựng trên vùng đất tương đối bằng phẳng và
màu mỡ với tổng diện tích là: 75.000 m2, trong đó:
-


Đường đi: 4.000 m2.

-

Nhà kho: 1.600 m2.

-

Chuồng trại: 2.900 m2.

-

Nhà ở và văn phòng: 800 m2.

-

Phần còn lại là diện tích đất trồng trọt và một số công trình của trại.

Hình 2.1: Trại chăn nuôi Hưng Việt
3


2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại
Trại có tổng cộng 40 người phân theo trình độ gồm: 1 Thạc sĩ, 3 Đại học, 1 Trung
cấp, còn lại là công nhân, bảo vệ và nhà bếp. Trong đó riêng tổ chăn nuôi heo có 15
người gồm có:
-

Quản lí chung: 1 người.


-

Nái nuôi con và heo con theo mẹ: 3 người.

-

Heo con cai sữa: 2 người.

-

Nái khô, chữa, nái hậu bị và đực làm việc: 3 người.

-

Heo thịt: 6 người.

Mô hình hoạt động sản xuất của trại chăn nuôi Hưng Việt là chăn nuôi kết hợp
với trồng trọt. Trại sử dụng toàn bộ chất thải chăn nuôi để phục vụ trồng trọt, giảm
được nạn ô nhiễm môi trường. Trại cung cấp cho thị trường: thịt heo, và hoa màu.
- Chăn nuôi heo: phương hướng chính của trại là sản xuất thịt heo, toàn bộ heo
con cai sữa được giữ lại, chuyển sang nuôi thịt. Trại cung cấp heo thịt cho các lò mổ
địa phương và cho các vùng lân cận. Ngoài ra trại còn cung cấp heo giống, tinh heo,…
cho các hộ chăn nuôi địa phương.
- Chăn nuôi bò: trại nuôi khoảng 12 bò sữa giống Holstein Friesian, bê cái
sinh ra được giữ lại làm giống, còn bê đực được nuôi theo hướng thịt. Sản phẩm
sữa được sử dụng để nuôi bê thịt, nuôi heo con và cung cấp cho quán bán các sản
phẩm có sữa bò.
- Trồng trọt: chủ yếu trồng cỏ voi cung cấp cỏ để nuôi bò, bê. Nếu cỏ dư sẽ
được bán cho các hộ chăn nuôi trong vùng. Ngoài ra, trại còn trồng các loại hoa màu
ngắn ngày và trồng theo phương pháp luân canh như: đu đủ, bắp, đậu nành, ớt,… sản

phẩm rau củ quả được cung cấp cho nhu cầu trong trại và bán ra bên ngoài.
2.1.3. Bố trí chuồng trại
Diện tích chuồng trại chiếm 2.900 m2, các dãy chuồng được bố trí như sau:
-

Dãy A1 và B1 là chuồng nái đẻ và nuôi con.

-

Dãy A2.1 và A2.2 là chuồng nuôi heo cai sữa.

-

Dãy A3 và B3 là chuồng nuôi heo nái hậu bị, nái khô và nái mang thai.

-

Dãy A4 là chuồng nuôi heo đực làm việc.

-

Dãy A5.1, A5.2, A6, B6, B2 nuôi heo thịt.
4


2.1.4. Cơ cấu đàn và công tác giống heo
Theo ghi nhận ngày 10/03/2009, trại có tổng đàn 1810 con, cơ cấu đàn heo tại trại
như sau:
-


Nái sinh sản: 186 con.

-

Nái hậu bị: 78 con.

-

Đực làm việc: 6 con.

-

Heo con theo mẹ: 212 con.

-

Heo con cai sữa: 410 con.

-

Heo thịt: 918 con.

Các nhóm giống heo chính được nuôi tại trại là Yorkshire, Duroc, Landrace x
Yorkshire, Pietrain x Duroc. Trại có lập gia phả giống đầy đủ để thuận tiện cho công
tác lai giống. Trại không ngừng nổ lực để tìm ra công thức lai phù hợp với điều kiện
kinh tế của trại nhằm cung cấp sản phẩm có chất lượng cao để đáp ứng thị hiếu của
người tiêu dùng. Gần đây trại đang thử nghiệm đưa tinh heo có nguồn gốc từ Mỹ:
giống Yorkshire để lai cải tiến với giống heo đang có ở trại với mục tiêu là nâng cao
năng suất sinh sản của heo nái.
2.1.5. Chuồng trại

- Chuồng nái đẻ và nuôi con: Được thiết kế dạng chuồng kín, để đảm bảo nhu
cầu sinh lý của heo con theo mẹ và heo mẹ. Đồng thời lắp hệ thống phun sương ở đầu
chuồng, và hệ thống quạt hút ở cuối chuồng nuôi để làm mát cho heo, giảm bớt khí
độc ở chuồng nuôi và có đèn sưởi ấm cho heo con. Mỗi chuồng nái đẻ được phân chia
làm hai dãy, mỗi dãy có 16 ô cho nái đẻ và nuôi con (chuồng được thiết kế dạng
chuồng lồng, sàn sắt) với kích thước 2,2 x 1,85 m.
- Chuồng nuôi heo cai sữa: Chuồng được thiết kế dạng nóc đôi, mái lợp ngói,
chiều dài 60 m rộng 12 m, được chia thành 2 dãy có vách ngăn bằng tường cách biệt
hoàn toàn, xung quanh chuồng và nóc chuồng được che bằng bạt kín. Đầu chuồng có
hệ thống phun sương và cuối chuồng có thệ thống quạt hút để điều hoà nhiệt độ bên
trong chuồng cho thích hợp. Bên trong mỗi dãy có 11 ô, mỗi ô chuồng có kích thước 4
x 2,5 m, chiều cao 0,8 m, riêng ô cuối cùng dành cho heo cai sữa sớm và heo còi, lối đi
cặp vách ngoài có máng ăn. Ở đầu chuồng được lắp máng ăn bán tự động có lỗ điều
chỉnh thức ăn rơi xuống. Mỗi ô có 2 núm uống tự động đặt ở gần góc của ô chuồng,
5


núm dưới cách sàn chuồng 0,2 m, núm trên cách sàn 0,4 m, luôn đảm bảo nước sạch
cho heo uống.
- Chuồng nái mang thai và nái khô: Được thiết kế dạng chuồng hở, chia làm 3
dãy đều nhau với mỗi dãy là 30 ô cá thể kích thước mỗi ô 2 m x 0,8 m và có sân chơi.
Mỗi dãy được lắp hệ thống quạt ở giữa và cuối chuồng, phun sương ở phía trên.
- Chuồng heo đực giống: Dạng chuồng hở, mái lợp ngói, được thiết kế với quạt
lùa cùng hệ thống phun sương, 2 bên có thêm mái che chắn nắng để giảm bớt nhiệt độ
khi nắng chiếu trực tiếp vào chuồng, diện tích chuồng 4 m2/con, có sân chơi. Mỗi ngăn
đều có máng ăn và núm uống riêng biệt.
- Chuồng heo thịt: Dạng chuồng sàn bằng đà xi măng, mái lợp tôn có lớp bạt
cách nhiệt, chuồng kín, ở cuối dãy chuồng được lắp đặt hệ thống quạt hút. Mỗi chuồng
chia làm 2 dãy, sau mỗi ô chuồng có hồ nước tắm. Mỗi dãy có 11 ô, mỗi ô nuôi 10
con. Cuối chuồng có ô dành riêng cho heo bệnh. Mỗi ô chuồng có 1 máng ăn và 2 núm

uống riêng biệt.

Hình 2.2: Bên trong và bên ngoài chuồng nuôi heo thịt
2.1.6. Thức ăn
Phần lớn thức ăn của trại cho các loại heo được trại mua nguyên liệu về, tự trộn
với thành phần thực liệu có thể thay đổi tùy mùa vụ và giá thành của từng loại nguyên
liệu nhưng luôn đảm bảo đầy đủ, cân bằng dưỡng chất cho heo. Nái nuôi con sử dụng
cám số 6, nái khô và nái mang thai đến 21 ngày tuổi sử dụng cám số 10. Đối với heo
thịt từ giai đoạn 63 ngày tuổi đến khi xuất chuồng sử dụng cám D, cám 6 và cám 7.
Riêng thức ăn cho heo con theo mẹ và thức ăn heo con cai sữa giai đoạn đầu được mua
từ công ty Cargill. Heo con 7 - 10 ngày tuổi bắt đầu tập ăn bằng cám viên đỏ và vàng
6


dành cho heo con tập ăn của công ty Cargill Việt Nam. Lúc đầu heo chỉ ăn cám đỏ.
Sau 1 tuần, cám đỏ được trộn chung với cám vàng theo tỷ lệ tăng dần và đạt tỷ lệ 1 : 2
và lúc cai sữa.
Bảng 2.1: Thành phần thực liệu các loại thức ăn của heo thịt giai đoạn 63 ngày
tuổi đến xuất chuồng.
Thực liệu

Cám D

Cám 6

Cám 7

253,4

127,4


132,8

Bột mì

160

224

240

Cám gạo

52

91

-

Dầu

36

27

30

Đậu nành

160


124

116

-

80

155

Bánh dầu phộng

40

48

64

Bột cá

76

74

55

Lysine tổng hợp

1,6


1,6

1,6

Bột sò

8

1

1,6

DCP

3

2

4

800

800

800

Bắp vàng

Cọ


Tông cộng

7


Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn của heo thịt giai đoạn từ 63
ngày tuổi đến xuất chuồng.
Thành phần dinh dưỡng

Cám D

Cám 6

Cám 7

87,79

88,27

88,37

ME (Kcal/kg)

3301,06

3200,00

3200,00


Protein thô (%)

20,84

18,99

18,50

Béo (%)

7,50

7,50

7,00

Xơ thô (%)

3,50

5,00

5,00

Lysine (%)

1,15

1,05


1,00

Methionine (%)

0,35

0,31

0,29

Methionine + Cystine (%)

0,68

0,59

0,57

Threonine (%)

0,75

0,67

0,64

Tryptophan (%)

0,21


0,19

0,18

Calcium (%)

0,90

0,90

0,80

Phosphor tổng số (%)

0,69

0,65

0,55

Phosphor hữu dụng (%)

0,42

0,39

0,33

Muối ăn (%)


0,70

0,61

0,50

Aflatoxin (ppb)

25,45

9,45

13,45

Vật chất khô (%)

(Nguồn: phòng kỹ thuật trại heo Hưng Việt)
2.1.7. Nước uống
Trại sử dụng nguồn nước ngầm được bơm từ các giếng khoan qua xử lí chlorine
và được đưa lên bồn chứa lớn (20 m3) đặt trên cao 10 m so với mặt đất, nước được
phân phối cho các dãy chuồng và đến từng núm uống tự động cho mỗi ô chuồng suốt
ngày đêm.
2.1.8. Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng
9 Heo nái:
ƒ Lượng thức ăn:
Nái trước khi sinh 1 tuần cho ăn mức từ 1,4 - 1,7 kg/ngày, ngày ăn 2 lần. Sau khi
sinh cho ăn hạn chế 5 ngày đầu, sau 5 ngày cho ăn tự do tùy theo khả năng của nái.
Trong giai đoạn này nái ăn nhiều nhất có thể đạt 6 kg/ngày, những ngày còn lại từ 2,5 -

8



3,8 kg/ngày. Tuy nhiên, trong những ngày lên giống nái thường không ăn hoặc ăn rất
ít. Sau khi phối cho đến 21 ngày sau lượng thức ăn cho nái là 2,7 - 3 kg/ngày.
ƒ Chăm sóc:
- Nái khô và nái mang thai: tắm và xịt rửa chuồng ngày 1 lần vào buổi sáng, buổi
chiều được làm mát bằng hệ thống phun sương khi trời nóng, thường xuyên theo dõi
nái cai sữa để kiểm tra sự lên giống và phối giống đúng lúc.
- Nái sắp sinh: được chuyển đến chuồng nái đẻ 1 tuần trước khi sinh, tắm rửa nái
sạch sẽ, tắm nhiều lần trong ngày tuỳ thuộc nhiệt độ bên trong chuồng nuôi.
- Nái sinh và nuôi con: thường xuyên theo dõi nái lúc sinh đẻ để kịp thời can
thiệp cho những ca đẻ khó. Sau khi nái sinh xong tiêm 4 ml Oxytocin (chứa 40 UI)
để tống hết nhau ra ngoài, đếm số nhau, kiểm tra kĩ xem còn nhau hay không để
tránh tình trạng sót nhau và con, tiêm kháng sinh Duphaben Strep B.P liều 1 ml /10
kg thể trọng để ngăn ngừa sự nhiễm trùng tử cung, trong vòng 3 ngày nái được rửa tử
cung ngày 2 lần bằng thuốc tím 0,1 %, theo dõi dịch hậu sản để kịp thời điều trị nếu
nái có biểu hiện viêm nhiễm. Bên cạnh đó, lượng thức ăn của nái cũng được theo dõi
kỹ, đo thân nhiệt của những nái không ăn hoặc ăn ít. Nái sốt, bỏ ăn hoặc ăn ít điều trị
như sau:
Analgin + Vitamin C + Vimexysone
Hoặc: Analgin + Vitamin C + TyloD.C Forte (Sài Gòn Vet).
Nái sinh khó, sốt cao, yếu sức trong và sau khi đẻ được tiêm truyền Glucose 5 %
có bổ sung Analgin, vitamin C, Oxytetra hoặc Calcium B12, tiêm bắp Vimexysone.
Nái nuôi con không tắm, chỉ xịt rửa chuồng, máng ăn và làm mát khi heo con đã lớn
nhưng hạn chế không làm ướt heo con.
9 Heo con theo mẹ:
Thực hiện các thao tác lau nhớt ở miệng, nhúng bột Mistral, cắt rốn, bấm tai, bấm
răng, cân trọng lượng sơ sinh và tách ghép bầy hợp lý.
+ 3 ngày: Tiêm Fe-dextran 100 mg với liều 2 ml/con.
+ 4 ngày: Uống Baycox 5 % ngừa cầu trùng gây tiêu chảy.

+ 7 ngày: Chích ADE lần một, liều từ 1 - 2 ml/con.
+ 7 - 10 ngày: Tuổi tập ăn cho heo con và thiến heo đực.
+ Trước khi cai sữa 1 ngày chích ADE lần 2 liều 1 ml/con.
9


Trong thời gian này không tắm cho heo con. Quan sát heo ngày 2 - 3 lần để phát
hiện heo tiêu chảy và các bất thường khác. Heo con tiêu chảy chích Ampi-coli ( công
ty thuốc Á Châu) với liều 1 - 1,5 ml/con, ngày 2 lần kết hợp với uống Tycofer
(Vemedim Việt Nam) 3 - 4 ml/con.
9 Heo con cai sữa đến 63 ngày tuổi
ƒ Lượng thức ăn:
- 3 ngày đầu: pha trộn với tỷ lệ 2 cám đỏ : 1 cám vàng.
- 4 - 5 ngày: pha trộn với tỷ lệ 1 cám đỏ : 1 cám vàng.
- 6 - 7 ngày: pha trộn với tỷ lệ 1 cám đỏ : 2 cám vàng.
- 8 - 9 ngày: sử dụng cám vàng.
- Ngày thứ 10: pha trộn với tỷ lệ 2 cám vàng : 1 cám C.
- Ngày thứ 11: pha trộn với tỷ lệ 1 cám vàng : 1 cám C.
- Ngày thứ 12: pha trộn với tỷ lệ 1 cám vàng : 2 cám C.
- Sau đó cho ăn hoàn toàn bằng cám C đến 63 ngày tuổi.
ƒ Chăm sóc:
Trong tuần đầu heo được bật đèn úm mỗi đêm đề phòng heo lạnh. Heo trong 2
tuần đầu không tắm mà chỉ vệ sinh sàn chuồng. Sau 2 tuần heo mới được tắm vào lúc
nắng ấm.
Heo được theo dõi hằng ngày để kịp thời phát hiện và can thiệp khi heo bệnh.
Những loại thuốc được dùng như: Ampi-Colistin, Duphapen Strep B.P, Penicilline,
Streptomycine,…
9 Heo đực giống
Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào 7 giờ sáng và lúc 5 giờ chiều. Lấy tinh heo chu kỳ 2 3 lần/tuần tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của heo. Đực giống được tắm rửa sạch và làm
mát khi trời nắng nóng.

9 Heo thịt giai đoạn 63 ngày tuổi đến xuất chuồng
Đối với heo nhỏ: khi mới nhập qua nuôi heo thịt thì trong vòng một tuần đầu khi
thời tiết lạnh nên hạn chế tắm heo, chỉ vệ sinh máng ăn và nền chuồng.
Đối với heo lớn: mỗi ngày vệ sinh nền chuồng và máng ăn vào lúc 7 giờ sáng,
tắm heo và vệ sinh chuồng trại lúc 10 h sáng hoặc 14 h chiều tùy theo lịch làm việc
của công nhân.
10


Trong giai đoạn 60 đến 88 ngày tuổi cho ăn cám D, từ giai đoạn 88 ngày tuổi đến
116 ngày tuổi cho ăn cám số 6, từ giai đoạn 116 ngày tuổi cho đến khi xuất chuồng
cho ăn cám số 7.
2.1.9. Vệ sinh thú y
9 Chuồng trại
Bố trí hố sát trùng chân, nước sát trùng tay ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng,
thuốc sát trùng được thay đổi mỗi ngày.
Phun thuốc sát trùng xe vào trại mua bán heo, bò, cung cấp nguyên liệu thức ăn.
Sau mỗi đợt bán, chuyển heo chuồng trại được vệ sinh bằng xà phòng và phun xịt
kĩ bằng vòi nước cao áp. Sau đó phun thuốc sát trùng Farm Fluid hoặc Benkocid 1
lần/ngày trong 2 ngày và để trống chuồng 1 tuần trước khi nhận heo mới. Ngoài ra, các
dụng cụ trong chuồng cũng được rửa sạch, ngâm thuốc sát trùng và phơi khô.
Quét dọn xung quanh, nạo vét cống rãnh, đường mương thoát nước định kỳ vào
đầu mỗi tháng.
9 Công nhân và khách tham quan
Công nhân được khám sức khỏe định kì và mang trang bị bảo hộ lao động: quần,
áo, ủng,… không đi qua lại giữa các chuồng.
Khách tham quan trước khi vào cổng phải đi qua hố sát trùng chân và có thau
nước để sát trùng tay.
Khách tham quan cũng phải mặc áo blouse và mang ủng mới được vào khu vực
chăn nuôi.

Các loại thuốc sát trùng thông dụng: Farm Fluid, Benkocid, vôi,… với nồng độ
tùy thuộc hướng dẫn của từng loại thuốc và có sự luân phiên thay đổi thuốc thường
xuyên để tránh sự đề kháng của mầm bệnh.
2.1.10. Quy trình tiêm phòng
Quy trình tiêm phòng của trại được trình bày ở bảng 2.3.

11


Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng của trại chăn nuôi Hưng Việt
Bệnh

Qui trình tiêm phòng

FMD

+ Hậu bị phát dục (HBPD): 1 lần ở tuần thứ 2 sau khi chọn làm

(Lở mồm
long móng)

giống
+ Nọc, nái: 2 lần/năm vào tháng 3 và tháng 9
+ Heo con cai sữa: 2 lần lúc 35 - 37 ngày tuổi và 65 - 68 ngày tuổi

Dịch tả

+ HBPD: 1 lần sau khi chọn làm giống

(Hogcholera) + Nái sinh sản: 2 lần/năm sau khi đẻ 7 ngày và tiêm nhắc lại sau khi

đẻ 7 ngày lứa sau
+ Nọc: 2 lần/năm vào tháng 3 và tháng 9
+ Heo con cai sữa: 2 lần lúc 28 - 30 ngày tuổi và 49 - 51 ngày tuổi
Aujeszky

+ HBPD: 2 lần sau khi chọn làm giống được 3 tuần và nhắc lại sau 4

(Giả dại)

tuần
+ Nái sinh sản: 2 lần/năm lúc 7 tuần và tiêm nhắc lại 15 - 17 ngày
trước khi đẻ
+ Nọc: 4 lần/năm

Parvovirus

+ HBPD: 2 lần sau khi tuyển chọn được 4 tuần và nhắc lại sau 4 tuần
+ Nái sinh sản: 1 lần trước khi đẻ 15 - 17 ngày
+ Nọc: 2 lần/năm

E.coli

+ Nái sinh sản: 2 lần trước khi đẻ 6 tuần và 2 tuần

Pasteurella

+ HBPD, nái, nọc: 2 lần/năm

(Tụ huyết


+ Heo con cai sữa: 1 lần lúc 42 - 47 ngày tuổi

trùng)
(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại chăn nuôi Hưng Việt)
2.1.11. Bệnh và điều trị
Heo được theo dõi hằng ngày để kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp nếu
có cá thể nào bệnh. Việc điều trị bệnh cho heo do bộ phận thú y của trại trực tiếp thực
hiện.

12


×