Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ BA PHƯƠNG THỨC TẬP ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN 7 NGÀY ĐẾN 28 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.31 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH HIỆU QUẢ BA PHƯƠNG THỨC TẬP ĂN ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN
7 NGÀY ĐẾN 28 NGÀY TUỔI

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THÀNH TRỌN
Ngành

: Thú Y

Lớp

: Thú Y Vĩnh Long

Niên khóa

: 2003 - 2008

Tháng 06/2009


SO SÁNH HIỆU QUẢ BA PHƯƠNG THỨC TẬP ĂN ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN
7 NGÀY ĐẾN 28 NGÀY TUỔI

Tác giả


NGUYỄN THÀNH TRỌN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. VÕ VĂN NINH

Tháng 06/2009

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: NGUYỄN THÀNH TRỌN
Tên luận văn: “So sánh hiệu quả ba phương thức tập ăn đến tăng trưởng của heo
con giai đoạn 7 ngày đến 28 ngày tuổi”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày……………………..
Giáo viên hướng dẫn

ThS. VÕ VĂN NINH

ii


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha, mẹ, anh, chị đã hết lòng nuôi dạy cho
con có được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Ban giám hiệu trường Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long.
Cùng các thầy cô khoa Chăn Nuôi Thú Y đã hết lòng truyền đạt kiến thức và
dạy dỗ em trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn:
Thạc sĩ .Võ Văn Ninh người đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt
thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn:
Ban giám đốc công ty cổ phần chăn nuôi heo Hòa Khánh và các anh em trong
trại đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tất cả các bạn lớp BSTY 03 Vĩnh Long đã chia sẻ cùng tôi những buồn vui
trong cuộc sống cũng như trong học tập tại trường.

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài được thực hiện từ tháng 8-2008 đến tháng 12-2008 tại trại heo Hòa
Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang với mục đích “So sánh hiệu quả ba phương
thức tập ăn đến tăng trưởng của heo con giai đoạn 7 ngày đến 28 ngày tuổi”. Thời gian
theo dõi từ khi heo sinh ra được 7 ngày đến 28 ngày tuổi. Ghi nhận một số chỉ tiêu trên
heo con, so sánh hiệu quả kinh tế.
Đề tài được thực hiện trên 297 con heo con có sự đồng đều về giống, lứa đẻ,
trọng lượng được bố trí như sau:
+ Lô 1 cho ăn 4 lần/ngày thức ăn dạng khô.
+ Lô 2 cho ăn 4 lần/ngày thức ăn dạng lỏng,( trộn dều với nước theo tỉ lệ 1:1,5)
+ Lô 3 cho ăn 4 lần/ngày thức ăn dạng nửa khô nửa lỏng (trộn đều với nước
theo tỉ lệ 1:1)
Qua thời gian thực hiện đề tài chúng tôi có một số kết luận như sau: heo con
trong giai đoạn tập ăn thức ăn dạng lỏng thì mang lại sự cải thiện về lượng thức ăn tiêu
thụ, tăng trọng bình quân, chỉ số biến chuyển thức ăn giảm. Tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ nuôi

sống đến 28 ngày ở lô ăn thức ăn dạng bột khô, thức ăn dạng lỏng và thức ăn dạng nửa
khô nửa lỏng không có sự khác biệt.
Khả năng tiết sữa của nái ở 7 ngày sau khi sinh, tỷ lệ sụt cân của nái sau cai sữa
ở 3 lô đồng đều nhau. Heo nái ở 3 lô không mắc hội chứng M.M.A.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
NHẬN XÉT.....................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN............................................................................................. iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ............................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu.................................................................................................2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................3
2.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo con............................................................................3
2.1.1. Heo sơ sinh ............................................................................................................3
2.1.2. Cơ sở sinh lý tiêu hóa heo con...............................................................................4
2.2. Sơ lược về thời điểm mọc răng ................................................................................4
2.3. Sơ lược về sinh lý heo nái nuôi con .........................................................................6
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..............................................................8

2.5. Sự chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng chính trên heo con .............................10
2.5.1. Protein..................................................................................................................10
2.5.2. Glucid ..................................................................................................................10
2.5.3. Lipid.....................................................................................................................11
2.5.4. Vitamin ................................................................................................................11
2.5.5. Khoáng.................................................................................................................12
2.6. Nhóm thức ăn bổ sung............................................................................................13

v


Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................................16
3.1. Thời gian và lịch sử hình thành trại........................................................................16
3.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................16
3.2.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................16
3.2.2. Thời tiết và khí hậu..............................................................................................16
3.2.3. Diện tích đất ........................................................................................................17
3.3. Nguồn nước ............................................................................................................17
3.4. Nguồn điện .............................................................................................................17
3.5. Tình hình chăn nuôi của trại...................................................................................17
3.5.1. Tổ chức quản lý ...................................................................................................17
3.5.2. Phương hướng sản xuất .......................................................................................17
3.6. Chuồng trại .............................................................................................................18
3.6.1. Vị trí.....................................................................................................................18
3.6.2. Hướng chuồng .....................................................................................................18
3.6.3. Dãy chuồng và các kiểu chuồng..........................................................................18
3.6.3.1. Dãy chuồng.......................................................................................................18
3.6.3.2. Kiểu chuồng......................................................................................................18
3.7. Giống và công tác giống.........................................................................................22
3.7.1. Con giống ............................................................................................................22

3.7.2. Cơ cấu đàn heo ....................................................................................................22
3.8. Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo.....................................................22
3.8.1. Vệ sinh chuồng trại..............................................................................................22
3.8.2. Phòng bệnh bằng vaccine ....................................................................................23
3.9. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.........................................................................23
3.9.1. Đối tượng thí nghiệm...........................................................................................23
3.9.2. Bố trí thí nghiệm..................................................................................................24
3.10. Điều kiện thí nghiệm ............................................................................................24
3.10.1. Phương tiện........................................................................................................24
3.10.2. Thức ăn ..............................................................................................................24
3.10.2.1. Số lần cho ăn trong ngày và dạng thức ăn......................................................25
3.11. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ...........................................................................25
vi


3.11.1. Chăm sóc nái đẻ.................................................................................................25
3.11.2. Chăm sóc heo con theo mẹ................................................................................26
3.12. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................26
3.12.1. Trên heo nái.......................................................................................................26
3.12.1.1. Sản lượng sữa của nái sau 7 ngày nuôi con....................................................26
3.12.1.2. Giảm trọng heo nái .........................................................................................27
3.12.1.3 Tỷ lệ giảm trọng của heo nái ...........................................................................27
3.12.1.4 Bệnh của nái ....................................................................................................27
3.12.2 Trên heo con .......................................................................................................27
3.12.2.1 Khả năng tăng trọng bình quân .......................................................................27
3.12.2.2 Tiêu tốn thức ăn...............................................................................................27
3.12.2.3 Thức ăn tiêu thụ...............................................................................................28
3.12.2.4 Chỉ số tiêu tốn thức ăn.....................................................................................28
3.12.1.5 Tính ngon miệng và mùi vị thức ăn.................................................................28
3.12.1.6 Tỷ lệ tiêu chảy ................................................................................................28

3.12.1.7 Tỷ lệ nuôi sống của heo sơ sinh đến cai sữa ...................................................28
3.13 Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................................28
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.........................................................................29
4.1 Trên heo nái .............................................................................................................29
4.1.1 Sản lượng sữa của heo nái sau 7 ngày nuôi con...................................................29
4.1.2 Tỷ lệ giảm trọng của heo nái ................................................................................29
4.1.3 Tính ngon miệng...................................................................................................30
4.1.4 Bệnh của nái .........................................................................................................30
4.2 Trên heo con ............................................................................................................31
4.2.1 Khả năng tăng trọng .............................................................................................31
4.2.2 Chỉ số biến chuyển thức ăn ..................................................................................33
4.2.3 Tỷ lệ tiêu chảy ......................................................................................................35
4.2.4 Tỷ lệ nuôi sống .....................................................................................................36
4.3 Quan sát tổng quát ...................................................................................................36
4.3.1 Tình trạng sức khỏe ..............................................................................................36
4.3.2 Cảm giác ngon miệng...........................................................................................36
vii


4.4. Hiệu quả kinh tế......................................................................................................36
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................38
5.1. Kết luận...................................................................................................................38
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40
PHỤ LỤC .....................................................................................................................41

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Thời điểm mọc răng........................................................................................5
Bảng 2.2: Liên quan giữa sản xuất sữa và số heo con trên lứa ở những thời điểm khác
nhau của giai đoạn nuôi con ....................................................................................6
Bảng 2.3: Kết quả từ các nghiên cứu khác nhau phản ảnh mối liên quan giữa số heo
con/lứa và sự tiết sữa mỗi ngày ...............................................................................7
Bảng 2.4: Sự thay đổi về hàm lượng của vài thành phần trong sữa sau khi đẻ...............8
Bảng 2.5: Thành phần khoáng trong sữa heo ..................................................................8
Bảng 2.6: Nhu cầu khoáng của heo con ........................................................................12
Bảng 2.7: Đường sữa lactose làm tăng trọng lượng heo cai sữa và làm giảm tiêu chảy ... 13
Bảng 2.8: Thực nghiệm về tăng trọng/ngày ..................................................................14
Bảng 2.9: Thành phần dưỡng chất trong premix..........................................................15
Bảng 3.1: Lịch tiêm phòng vaccine...............................................................................23
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................24
Bảng 3.2: Loại thức ăn sử dụng cho các hạng heo........................................................24
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn Accofeeds (Cargill)...............25
Bảng 4.1: Sản lượng sữa của heo nái sau 7 ngày nuôi con ...........................................29
Bảng 4.2: Tỷ lệ giảm trọng của heo nái (%) .................................................................29
Bảng 4.3: Tình trạng sức khỏe của heo nái ...................................................................30
Bảng 4.4: Tăng trọng bình quân của heo.......................................................................31
Bảng 4.5: Lượng thức ăn tiêu thụ và chỉ số biến chuyển thức ăn của heo thí nghiệm ....33
Bảng 4.6: Tỷ lệ tiêu chảy trong suốt quá trình thí nghiệm............................................35
Bảng 4.7: Tỷ lệ nuôi sống của heo trong suốt quá trình thí nghiệm .............................36
Bảng 4.8: Chi phí thức ăn và thuốc thú y cho 1 kg tăng trọng của heo thí nghiệm ......37

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 2.1: Ảnh hưởng của đạm huyết tương trên tăng trọng của heo cho ăn tự do...14
Biểu đồ 4.1: Tăng trọng bình quân heo thí nghiệm.......................................................32
Biểu đồ 4.2: Chỉ số biến chuyển thức ăn heo thí nghiệm..............................................35
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ tiêu chảy bình quân của heo ở các lô qua 3 đợt thí nghiệm ............35

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hướng chuồng ....................................................................................18

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một nghề truyền thống có từ lâu đời và phát triển cho đến ngày
nay. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật thì việc chăn nuôi heo ngày càng phát
triển mạnh mẽ.
Đứng trước nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của xã hội, đòi hỏi ngành chăn
nuôi ngày càng được nâng cao để tạo ra một lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu cho
người tiêu dùng nhất là chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao hơn.
Trong chăn nuôi heo có nhiều giai đoạn khác nhau, chăm sóc nuôi dưỡng ở mỗi
giai đoạn cũng khác nhau, ở giai đoạn đẻ và nuôi con là giai đoạn quan trọng nhất vì
nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của heo con.
Ngoài ra, trong chăn nuôi ngoài vấn đề con giống và thú y thì dinh dưỡng lại là
một khâu quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm, nó có tính quyết định
đến tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế. Để nâng cao hiệu quả của việc chăn nuôi,
các nhà khoa học đã xác định các chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn phát
triển của heo. Trong đó giai đoạn heo con theo mẹ phải được chăm sóc nuôi dưỡng
thật tốt, nhằm tạo cho heo sinh trưởng nhanh sức đề kháng mạnh tạo đà tăng trưởng và

phát triển tốt ở các giai đoạn sau. Chính vì vậy việc xác định một khẩu phần dinh
dưỡng thích hợp cho heo từng giai đoạn phát triển là một việc làm hết sức quan trọng.
Ngoài ra, việc cho heo ăn như thế nào để cho phù hợp cũng là vấn đề cần được quan
tâm.
Trước nhu cầu thực tiễn nêu trên, được sự đồng ý của bộ môn chăn nuôi chuyên
khoa – khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh,
cùng với sự đồng ý của chủ trang trại chăn nuôi heo Hòa Khánh và sự hướng dẫn giúp
đỡ tận tụy của ThS. Võ Văn Ninh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “So sánh hiệu
quả ba phương thức tập ăn đến tăng trưởng của heo con giai đoạn 7 ngày đến 28
ngày tuổi”.
1


1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Tìm ra dạng thức ăn phù hợp cho heo con tập ăn.
1.2.2. Yêu cầu
Nắm được đặc điểm sinh lý và chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo con
2.1.1. Heo sơ sinh
Chăm sóc heo con theo mẹ là một khâu khó khăn nhất trong chăn nuôi heo, khi
heo con sinh ra chúng bị tách khỏi nguồn dinh dưỡng của mẹ qua đường tuần hoàn. Vì
vậy chúng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào bộ máy tiêu hóa của chính mình để tiêu hóa và
hấp thu thức ăn, thức ăn chính trong giai đoạn này là nguồn sữa mẹ rất tốt giúp cho

heo con phát triển và kháng lại bệnh.
Do đó khi mới sinh ra heo con phụ thuộc vào kháng thể chứa trong sữa đầu,
trong vài tuần cho tới khi hệ thống miễn dịch có phản ứng với thách thức với kháng
nguyên từ nhiều tác nhân lây nhiễm gặp phải trong môi trường.
Trong giai đoạn heo con theo mẹ heo con có tốc độ tăng trưởng cao, do đó, nhu
cầu dinh dưỡng cho heo con ở giai đoạn này đòi hỏi rất cao, nhưng nguồn sữa mẹ thì
có giới hạn, nó tiết ra ngay sau sinh, rồi tăng nhanh dần và đạt đỉnh cao khoảng 21
ngày, sau đó bắt đầu giảm xuống (Trần Cừ, 1975.Trích trong luận văn Nguyễn Thị
Hiền 2001)
Như vậy, từ tuần thứ 4 trở đi sữa mẹ không đủ cung cho heo con, cho nên việc
tập ăn cho heo con biết ăn trong giai đoạn còn theo mẹ là hết sức quan trọng, một mặt
giúp cho heo con quen dần với thức ăn, mặt khác phòng sự thiếu máu thường xảy ra ở
heo con. Tập ăn sớm cho heo con sẽ làm giảm số lần bú, làm cho heo mẹ đỡ giảm
trọng và động hớn nhanh sau khi cai sữa.
Tập ăn sớm sẽ tạo điều kiện cho cơ quan tiêu hóa phát triển và sớm hoàn thiện
hơn. Do chức năng tiêu hóa phụ thuộc rất nhiều vào chủng loại như số lượng chất dinh
dưỡng đưa vào đường tiêu hóa, đảm bảo được dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng bù đắp
những yếu tố hạn chế ở sữa mẹ.

3


Thông thường heo con một tháng tuổi mới bắt đầu ăn mạnh nhưng nếu tập cho
ăn sớm từ 7-10 ngày tuổi, thì đến ngày thứ 15 đã biết ăn và đến ngày 20 heo con đã ăn
được nhiều và sau 28 ngày thì cai sữa.
Thức ăn tập ăn đối với heo con kích thích hệ tiêu hóa sớm, tăng khả năng sản
xuất enzyme tiêu hóa, acid hydrochloric trong dạ dày và chuẩn bị cho heo con sau khi
cai sữa sẽ quen dần với khẩu phần thức ăn. Do đó, thức ăn tập ăn cho heo con phải dễ
tiêu,hợp khẩu vị, không hư mốc, không hôi dầu, có lợi cho sự phân tiết dịch vị.
2.1.2. Cơ sở sinh lý tiêu hóa heo con

Trong giai đoạn heo con theo mẹ có tốc độ tăng trưởng nhanh, hệ tiêu hóa chưa
hoàn chỉnh, đường ruột còn thiếu vi sinh vật có lợi, hệ tiêu hóa diệt khuẩn kém. Khi
heo trước 1 tháng tuổi, trong dịch vị hoàn toàn không có acid clohydric (HCl) tự do thì
khả năng hoạt hóa pepsinogen kém, quá trình tiêu hóa protein ở dạ dày bị trở ngại, gây
rối loạn tiêu hóa làm số lượng vi sinh vật theo thức ăn vào ruột tăng lên, làm thối rửa
các protein, glucid làm trở ngại đường ruột cộng với nhiều điều kiện bất lợi như stress,
sống xa mẹ… tạo điều kiện vi khuẩn có hại phát triển gây tiêu chảy.
Theo Phan Thanh Vũ (2002), HCl tự do xuất hiện vào thời điểm 25-30 ngày
tuổi, khả năng diệt khuẩn tốt nhất là 40-50 ngày tuổi khi bộ máy tiêu hóa gần như hoàn
chỉnh. Heo con sau cai sữa chủ yếu lấy chất dinh dưỡng từ thức ăn, vì vậy bộ máy tiêu
hóa của chúng phải trãi qua quá trình thay đổi hình thái, cấu tạo và hoạt động sinh lý
để thích ứng với điều kiện sống mới, vì vậy nên tập ăn cho heo con ăn sớm để bộ máy
tiêu hóa làm quen với thức ăn.
2.2.Sơ lược về thời điểm mọc răng
Khi heo con vừa mới sinh ra đã mọc được 8 răng, 8 răng đó là răng cửa sữa
hàm trên và hàm dưới, răng nanh sữa hàm trên và hàm dưới, mỗi hàm có 4 răng và các
răng này được bấm ngay sau khi lúc sanh ra.
Thời điểm mọc răng được trình bày qua bảng 2.1.

4


Bảng 2.1: Thời điểm mọc răng
Loại răng

Thời điểm mọc răng
1-3 tuần

DI 1/1


4-14 tuần
8-12 tuần

DI 2/2

10-14 tuần

DI 3/3

Mới sinh

DC 1/1

Mới sinh

DP 1/1

14-26 tuần

DP 2/2

7-10 tuần
1-3 tuần

DP 3/3

1-5 tuần
1-4 tuần

DP 4/4


2-7 tuần

M 1/1

16-24 tuần

M2/2

28-52 tuần

M 3/3

68-88 tuần
(nguồn: Từ Vĩnh luận văn tốt nghiệp, 2006)

Ghi chú:
D: ký hiệu của răng sữa đứng trước chữ I, C, P – DI, DC, DP
I: Incisor (răng cửa)
C: Canine (răng nanh)
P: Premolar (răng tiền hàm)
M: Molar (răng hàm)
Dựa vào thời điểm mọc răng trên thì heo con trong 3 tuần đầu mới chỉ có răng
sữa nên chưa ăn được thức ăn cứng mà nó chỉ mới biết liếm láp những thức ăn mềm,vả
lại heo con trong giai đoạn này chủ yếu là bú sữa nên đã quen với ăn lỏng việc tập ăn
cho heo con ăn thức ăn lỏng trong giai đoạn này là phù hợp với sự tiêu hóa của heo
con không gây nên sự xáo trộn của hệ tiêu hóa.

5



2.3. Sơ lược về sinh lý heo nái nuôi con
Bảo vệ đàn heo con sơ sinh tăng trưởng tốt là tăng được mức lợi nhuận trong
chăn nuôi heo. Vì vậy mục tiêu của việc nuôi dưỡng nái lúc nuôi con là làm sao cho
nái đủ sữa, sản lượng sữa ngày càng tăng phụ thuộc vào số lượng dưỡng chất dự trữ
trong thời gian chữa, số con sơ sinh trên lứa, heo con theo mẹ tiếp nhận tất cả những
dưỡng chất từ mẹ qua cho đến 3 tuần tuổi. Nái sẽ huy động các dưỡng chất dự trữ
trong suốt thời gian chữa để tạo sữa. Dinh dưỡng suốt thời gian chữa và nuôi con cần
phải đạt mức cân đối và phải làm sao bù đắp cho sự hao mòn thể trọng trong thời gian
nuôi con. Nếu nái bị sụt giảm trọng lượng cao thì không những nái bị ốm đi mà còn có
ảnh hưởng không tốt đến thời gian chờ phối và tỷ lệ đậu thai.
Lượng sữa heo nái tăng dần và đạt đỉnh cao vào khoảng 3 tuần sau khi sinh nên
sau 3 tuần nái thường bị giảm trọng hơn trước. Vì vậy nên cho heo con ăn sớm ở ngay
tuần đầu sau khi sinh và cai sữa lúc 28 ngày. Theo Whittemore (1988) ước lượng:
Lượng mỡ mất đi trong thời gian bú = 0,3* giảm trọng + 7,5 kg. Sự sản xuất
sữa ở heo nái chiếm một vai trò rất quan trọng cho sức sống của heo con trong giai
đoạn đầu vẫn còn được chú ý nhiều trong thực tiễn chăn nuôi heo hiện nay. Lượng sữa
của nái/ngày có khuynh hướng liên quan trực tiếp đến số heo con theo mẹ nhưng
tương đối ngược lại với số lượng sữa cho mỗi heo con.
Bảng 2.2: Liên quan giữa sản xuất sữa và số heo con trên lứa ở những thời điểm khác
nhau của giai đoạn nuôi con (đơn vị tính: kg)
Ngày thứ 6

Ngày 12

Ngày 20

Ngày 28

6


5,0

6,9

6,8

6,7

7

5,5

8,1

7,1

7,8

8

6,7

9,1

8,1

8,4

10


8,2

10,6

10,5

10,7

Số heo con/lứa
(con)

(Nguồn từ vĩnh luận văn tốt nghiệp 2002)

6


Bảng 2.3: Kết quả từ các nghiên cứu khác nhau phản ảnh mối liên quan giữa số heo
con/lứa và sự tiết sữa mỗi ngày
Nghiên cứu

Số heo con/lứa

Sản lượng sữa kg/ngày

(con)
Toner et al (1991)

8,7


8,7

King et al (1991)

8,4

8,7

Crowell et al (1991)

8,7

9,5

Schownherr et al (1989)

9,1

8,3

Noblet and Etience

9,5

7,1

(Nguồn từ vĩnh luận văn tốt nghiệp 2002)
Từ kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy, cứ mỗi lần heo tăng thêm/lứa,
sản lượng sữa thích hợp cần phải tăng theo là từ 0,68 kg đến 0,91 kg mới đáp ứng
được nhu cầu về sữa của heo con.

Do vậy, để đáp ứng nhu cầu cho một heo nái cao sản, việc tổ hợp thành phần
thức ăn phải xem xét tiềm năng sinh sản của heo nái và những yếu tố làm ảnh hưởng
đến tính thèm ăn của heo. Những thức ăn như vậy cần phải có đủ năng lượng, acid
amin, vitamin và chất khoáng nhằm giúp cho heo có thể phát triển được tiềm năng di
truyền một cách tối đa.
Cấu tạo sữa heo nái thay đổi rất nhiều, sự thay đổi này một phần do di truyền,
giai đoạn cho sữa, khẩu phần trước khi đẻ và các yếu tố ngoại cảnh khác.
Sữa đầu có phần trăm vật chất khô và protein cao hơn sữa thường nhưng thấp
hơn về khoáng, béo, lactose. Protein ở sữa đầu cao hơn là do globulin miễn dịch cao
trong đó sự tiếp thu sữa đầu đặc biệt cần cho sức sống của heo con sơ sinh, là tiêu biểu
của nguồn miễn dịch đối với các bệnh trong thời gian đầu. Ngoài ra, theo Tolleres và
Lindberg (1965), Salmon Boganeur (1965) thì có sự khác biệt, Phospholipid, acid béo
chưa no, vitamin A, C, E và thiamin cao hơn ở sữa đầu, protein, acid pantothenic và
niacin thấp hơn ở sữa đầu.
Acid amin ở sữa đầu khác nhau giữa các mẫu sữa và sự khác nhau này có lẽ
không quan trọng trong thực hành nuôi dưỡng. Sự thay đổi về cấu tạo của sữa đầu và
sữa thường của heo theo thời gian từ sau khi đẻ (Perrin, 1955) thể hiện qua bảng.2.4

7


Bảng 2.4: Sự thay đổi về hàm lượng của vài thành phần trong sữa sau khi đẻ
Giờ

Thời gian
Thành phần %

Tuần

0


15-24

72-120

2-8

Vật chất khô

30,2

19,6

21,8

21,2

Béo

7,2

7,7

10,4

9,3

Protein

18,9


7,2

6,8

6,2

Lactose

2,5

3,7

4,6

4,8

Khoáng

0,63

0,66

0,77

0,95

Calcium

0,05


0,07

0,16

0,25

Phospho

0,11

0,12

0,14

0,15

(Nguồn: Perrin, 1955. Trích trong luận văn Nguyễn Thị Hiền 2001)
Bảng 2.5: Thành phần khoáng trong sữa heo
Khoáng

Đơn vị tính

Số lượng

Calcium

g/kg sữa

2,13


Phosphore

g/kg sữa

1,54

Potassium

g/kg sữa

1,00

Sodium

g/kg sữa

0,34

Magnesium

g/kg sữa

0,02

Chlor

g/kg sữa

1


Fe

mg/lít sữa

1,33

Zn

mg/lít sữa

4,94

Mn

mg/lít sữa

0,38

(Nguồn: Pond, Etal, 1965; Salman, legagneur, 1959.
Trích trong luận văn Hoàng Thanh Giang 2001).
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Có vài lý do cho thấy heo con lúc bú sữa mẹ có thể bị giới hạn tăng trưởng. Đó
là do sức sản xuất sữa của heo nái thường không đủ cho heo con từ 8-10 ngày tuổi trở
đi, và khả năng tăng trưởng của mô có bị ảnh hưởng bởi thành phần sữa của từng nái.
Tỷ lệ protein so với mỡ sữa tương đối thấp (9,2-10,4 g protein/MJ năng lượng thô) nên
kích thích heo con tích tụ mỡ dưới da để dự trữ năng lượng và tạo lớp cách nhiệt dưới
8



da. Như vậy, sữa heo nái được dùng vào việc tạo mỡ nhiều hơn tạo nạc, nhất là trong 3
tuần đầu sau khi sanh. Do đó, nên cho heo con ăn dặm trong giai đoạn theo mẹ (Trần
Thị Dân, 2004).
Heo con từ 7 ngày có thể biết liếm láp tìm thức ăn, tập cho heo con ăn sớm là
một yêu cầu kỹ thuật giúp cho heo con phát triển nhanh không bị mất sức khi lượng
sữa mẹ giảm dần từ ngày tuổi thứ 21 trở đi (Võ Văn Ninh, 1998.Trích trong luận văn
Hoàng Thanh Giang 2001)
(Trích trong luận văn Hoàng Thanh Giang 2001.Theo Võ Văn Ninh (1999), sản
lượng sữa tỷ lệ thuận với số heo con và nó thay đổi theo nhiều yếu tố: số heo con, lứa
đẻ, giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng…
(Trích trong luận văn Hoàng Thanh Giang 2001).Theo Holden và cộng sự viên
(1968), Ekkdott và cộng sự viên (1971), nếu khẩu phần thiếu protein trong thời gian
nuôi con dẫn đế tình trạng giảm sản lượng sữa và giảm hàm lượng protein có trong sữa
đầu nhưng không ảnh hưởng đến mức đạm trong sữa. Sau đó Tritton và cộng tác viên
(1993) kết luận: heo con của những nái ăn thức ăn có tỷ lệ protein cao thì tăng trọng
hơn so với heo con của nái ăn thức ăn với tỷ lệ protein thấp.
(Trích trong luận văn Nguyễn Thi Hiền 2001).Ogrady và Hanradan (1975);
King và Willians (1984); Tritton và cộng tác viê(1993) cho rằng heo nái nuôi con với
khẩu phần có tỷ lệ protein thấp thì sự giảm trọng nhiều hơn so với nái ăn khẩu phần có
tỷ lệ protein cao đồng thời cũng ảnh hưởng đến thời gian chờ phối sau này sẽ kéo dài.
(Trích trong luận văn Nguyễn Thi Hiền 2001).Theo Pig International (1983) các
nhà nghiên cứu ở Canada đã kết luận rằng: những heo con ăn với khoảng thời gian giới
hạn thường dẫn đến tiêu chảy nhiều hơn so với các heo ăn tự do với khẩu phần tương
tự.
Tuy vậy, tình hình chăn nuôi thực tế ở mỗi nước, mỗi địa phương rất khác nhau
tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, nguồn gốc, điều kiện chăm sóc, dinh dưỡng thì việc
xác định một thành phần dinh dưỡng thích hợp cho heo con đạt hiệu quả kinh tế cao là
điều cần phải quan tâm đúng mức.

9



2.5. Sự chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng chính trên heo con
2.5.1. Protein
Protein là vật chất quan trọng của sự sống, là thành phần không thể thiếu được
để cấu trúc nên tế bào, enzyme, hormon,… protein có phân tử trọng cao và mang tính
chất của một thể keo, do đó có khả năng liên kết với nước rất lớn. Vì thế khi lượng
protein huyết tương thay đổi thì kéo theo sự thay đổi lượng nước kết hợp trong cơ thể
động vật. Hàm lượng protein trong cơ thể giảm dần theo sự tăng lên của lứa tuổi và
cũng phụ thuộc theo tình trạng dinh dưỡng của thú, qui trình nuôi dưỡng thú.
(Trích trong luận văn Nguyễn Thi Hiền 2001).Theo NRC – Hoa Kỳ (1998),
mức protein thô % trong khẩu phần cho heo con:
1-5 kg thể trọng: 24% cho mỗi kg thức ăn.
5-10 kg thể trọng: 20% cho mỗi kg thức ăn.
10-20 kg thể trọng: 18% cho mỗi kg thưc ăn.
Hàm lượng HCl trong dịch vị heo con thấp trở ngại cho sự hoạt hóa enzyme
pepsinogen nên khả năng tiêu hóa protein thấp. Ngoài ra, nồng độ HCl thấp nên tác
dụng diệt khuẩn bị hạn chế và vi khuẩn gây bệnh dễ phát triển.
2.5.2. Glucid
Bao gồm những loại như tinh bột, đường, xơ… glucid là chất chủ yếu cung cấp
năng lượng cho heo. Hàng ngày glucid đảm bảo từ 70-80% nhu cầu năng lượng cho
heo, ngoài ra glucid còn tham gia vào cấu trúc các mô bào của cơ thể. Glucid tồn tại
dưới dạng glycogen và glucose.
Heo con so với heo các lứa tuổi khác có cường độ trao đổi chất và năng lượng
cao.
(Trích trong luận văn Hoàng Thanh Giang 2001).Theo NRC – Hoa Kỳ
(1998),nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) ở heo con là:
1-5 kg thể trọng: 3220 (kcal/kg thức ăn).
5-10 kg thể trọng: 3240( kcal/kg thức ăn).
10-20 kg thể trọng: 3250 (kcal/kg thức ăn).


10


2.5.3. Lipid
Lipid là loại chất cung năng lượng cao (1g mỡ giải phóng 9,3 kcal) lipid khi vào
cơ thể chủ yếu được tiêu hóa hấp thu ở ruột non, heo con có khả năng tiêu hóa lipid
cao hơn heo trưởng thành vì lipid cung cấp cho heo con bú sữa ở dạng nhũ hóa.
Lipid tham gia cấu trúc màng tế bào, màng nhân, màng của các bào quan (ty
thể, lạp thể…) là môi trường hòa tan các sắc tố và vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).
Song nếu sự cung cấp vượt quá nhu cầu và khả năng hấp thu của cơ thể thì heo sẽ bị
tiêu chảy. Ngoài ra, nếu không đảm bảo sự cân bằng về tương quan glucid, lipid thì sẽ
xảy ra các thể keton trong quá trình oxy hóa. Do đó, khẩu phần của heo phải có một tỷ
lệ nhất định chất béo để tăng khả năng tiêu hóa chất bột đường và protein.
2.5.4. Vitamin
Vitamin là hợp chất hữu cơ có phân tử trọng tương đối nhỏ, có trong cơ thể với
số lượng rất ít, nhưng không thể thiếu được, vì nó có vai trò rất quan trọng là tham gia
cấu trúc nhân ghép trong nhiều hệ thống enzyme, xúc tác các phản ứng sinh học để
duy trì mọi hoạt động sống bình thường như sinh trưởng, sinh sản, bảo vệ cơ thể và
sản xuất các sản phẩm chăn nuôi… nếu cung cấp đủ nhu cầu.
Mọi sự thiếu hụt vitamin đều dẫn đến rối loạn trao đổi chất, gây hại cho cơ thể
thú. Tùy theo sự thiếu nhiều hoặc ít mà triệu chứng bệnh nặng hay nhẹ. Bên cạnh đó
cũng phải chú ý đến trạng thái thừa vitamin, trạng thái này ít khi xảy ra trong chăn
nuôi vì vitamin rất đắt tiền, song đôi khi cũng xuất hiện do nhà chăn nuôi sử dụng
vitamin tinh khiết bổ sung vào thức ăn không tính toán cẩn thận hoặc thao tác trộn
không chuẩn xác làm cho một số vitamin dư quá nhiều gây rối loạn trao đổi chất như
vitamin A khi bổ sung vào thức ăn lên đến hàng triệu đơn vị trong 1kg thức ăn thì thú
sẽ bị dị ứng nặng, nổi nhiều mẫn cảm đỏ trên da. Nếu cho ăn quá nhiều vitamin D
cũng gây rối loạn phát triển bộ xương…
Sau đây là nhu cầu vài loại vitamin (được trích trong luận văn tốt nghiệp

Nguỵễn Văn Hiền 2002).
Nhu cầu vitamin A (UI) ở heo con cho mỗi kg thức ăn:
1-5 kg thể trọng: 2200 UI
5-10 kg thể trọng: 2200 UI
10-20 kg thể trọng: 1750 UI
11


Nhu cầu vitamin E (UI) ở heo con cho mỗi kg thức ăn:
1-5 kg thể trọng: 16 UI
5-10 kg thể trọng: 16 UI
10-20 kg thể trọng: 11 UI
2.5.5. Khoáng
Chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể động vật, lượng khoáng trong cơ thể động
vật rất ít chiếm chỉ từ 3-5% trọng lượng cơ thể. Tuy vậy nó có vai trò quan trọng trong
việc tạo một nội mô ổn định, duy trì áp suất thẩm thấu và pH của máu, ngoài ra nó còn
kích thích hoạt động thần kinh, các cơ quan và hệ thống mô bào…
Ở heo có 14 yếu tố khoáng chia làm 2 loại:
Đa lượng: Ca, P, Na, K, Cl, Mg, S.
Vi lượng: Fe, Cu, Zn, Mn, Se, I2, Fluor.
Theo NRC (1998) nhu cầu khoáng ở heo con được trình bày qua bảng sau.
Bảng 2.6: Nhu cầu khoáng của heo con trong mỗi kg thức ăn.
Trọng lượng heo
Chất

1-5 kg

5-10 kg

10-20 kg


Ca %

0,90

0,80

0,70

Phospho tổng số

0,70

0,65

0,60

Phospho hữu dụng %

0,55

0,40

0,32

Na %

0,10

0,19


0,10

Mg (mg)

0,04

0,04

0,04

Cu (mg)

6

6

6

Iod (mg)

0,14

0,14

0,14

Zn (mg)

100


80

80

Mn (mg)

4

4

3

Se (mg)

0,03

0,30

0,25

khoáng (%)

12


2.6. Nhóm thức ăn bổ sung
Ž Muối (NaCl)
Là loại nguyên liệu dùng để bổ sung vào thức ăn bảo đảm được nồng độ muối
trong máu gia súc được ổn định 0,86%, đồng thời duy trì áp suất thẩm thấu, sự trao đổi

nước, sự điều tiết cơ năng bình thường của máu và thân dịch. Với một tỷ lệ muối phù
hợp trong khẩu phần sẽ tăng tính thèm ăn tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng trọng
cao, sự tạo thành chất đạm, chất mỡ cao và sinh sản tốt.
Nhu cầu muối của heo khoảng 0,5% tuy nhiên ở heo hàm lượng này có thể cao
hơn gấp đôi, giúp heo tăng trọng và sinh trưởng tốt. Nhưng vượt quá nhu cầu cho phép
thì heo bị ngộ độc.
Ž Đường sữa lactose
Với heo con theo mẹ đến cai sữa 2 tuần, trong giai đoạn này men tiêu hóa
đường sữa ở heo con rất cao. Do vậy bổ sung đường sữa lactose trong thức ăn cho heo
con để cung cấp năng lượng là phù hợp nhất, giúp heo con chống lạnh, giảm tiêu chảy,
cải thiện tăng trọng. Hiệu quả bổ sung được thể hiện qua bảng:
Bảng 2.7: Đường sữa lactose làm tăng trọng lượng heo cai sữa và làm giảm tiêu chảy
Không có đường sữa

Có đường sữa

Số lượng heo (con)

75

75

Trọng lượng ban đầu (kg)

5,4

5,4

Trọng lượng kết thúc (kg)


11,8

12,3

Tăng trọng (gam/ngày)

309

327

Tỷ lệ tiêu chảy (%)

16,3

1,1

(Nguồn:Chương trình dinh dưỡng của Cargill 2008)
Ž Axit hữu cơ
Theo chương trình dinh dưỡng của Cargill 2008 cho thấy việc thay đổi men tiêu
hóa sau cai sữa làm tổn thương nhung mao ruột và làm thay đổi pH đường ruột, tạo
môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển. Cho nên, bổ sung axit hữu cơ sẽ
bảo vệ vi nhung mao ruột và làm pH đường ruột trở nên axit, gây bất lợi cho vi khuẩn
có hại, làm giảm tiêu chảy và cải thiện trọng lượng heo con.

13


Bảng 2.8:Bổ sung axit hữu cơ cải thiện tăng trọng .
Tăng trọng (g/ngày)
Có axit hữu cơ


310

Không có axit hữu cơ

280

Ž Đạm huyết tương
Giai đoạn này, heo con bị thiếu hụt kháng thể chống bệnh, khả năng tiêu hóa và
hấp thu kém do vi nhung mao ruột dễ bị hư hại.
Bổ sung đạm huyết tương là cung cấp kháng thể cho heo con, đồng thời giúp tái
tạo và nuôi dưỡng vi nhung mao ruột. Nhờ vậy heo con nhanh chóng phục hồi sau cai
sữa, ít tiêu chảy, ít bệnh và tăng trọng nhanh. Hiệu quả bổ sung được thể hiện qua biểu
đồ 2.1.

Có huyết tương

2

Tăng trọng(kg)

1.5
1
0.5
0
-0.5

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

Ngày nuôi sau cai sữa

-1
-1.5

Không có huyết tương

Cai sữa

Biểu đồ 2.1: Ảnh hưởng của đạm huyết tương trên tăng trọng của heo cho ăn tự do
(Nguồn:Theo chương trình dinh dưỡng của Cargill 2008)
Ž Lysin tổng hợp
Là nhóm thức ăn để bổ sung acid amin thiết yếu màu vàng sậm, hạt nhỏ dùng

tùy theo lứa tuổi, giai đoạn phát triển, tùy từng loại heo. Người ta thường sử dụng lysin
trong khẩu phần có tỷ lệ hạt hòa thảo cao nhất là bắp.

14


×