BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN TRÊN CHÓ
Ở THÀNH PHỐ PHAN THIẾT TỈNH BÌNH THUẬN
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THANH VĂN
Ngành: THÚ Y
Lớp: TC03TYBN
Niên khoá: 2003 – 2008
Tháng 05/ 2009
TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN TRÊN CHÓ
Ở THÀNH PHỐ PHAN THIẾT TỈNH BÌNH THUẬN
Tác giả:
Nguyễn Thanh Văn
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Hữu Khương
Tháng 05/ 2009
i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thanh Văn
Tên đề tài: “Tình hình nhiễm giun sán trên chó ở TP. Phan Thiết tỉnh Bình Thuận”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Bộ môn Bệnh Lý
Ký Sinh Trùng và yêu cầu của giáo viên hướng dẫn với các ý kiến nhận xét, đóng góp
của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày………..
Giáo viên hướng dẫn
TS. Lê Hữu Khương
ii
CẢM TẠ
Chúng tôi xin ghi ơn và chân thành cảm tạ:
Thầy Lê Hữu Khương đã dành nhiều thời gian truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện để giúp đỡ, hướng dẫn tận tình cho tôi
trong suốt thời gian học tập, thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, Bộ môn Bệnh lý ký sinh cùng toàn thể quí thầy
cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức bổ ích, giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt thời gian học và thực tập tốt nghiệp.
Gia đình anh chị Nguyễn Khắc Hưu, chủ cơ sở giết mổ chó tại Thành phố Phan
Thiết tỉnh Bình Thuận đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ chúng
tôi trong quá trình lấy mẫu để thực hiện đề tài.
Các anh chị đồng nghiệp, các bạn cùng lớp đã quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ những
lúc khó khăn, chia sẽ những buồn vui trong suốt quãng thời gian thực hiện khóa
luận.
iii
TÓM TẮT
Đề tài điều tra tình hình nhiễm giun sán trên chó tại lò mổ ở Thành phố Phan
Thiết tỉnh Bình Thuận, được thực hiện từ tháng 11/2008 đến tháng 03/2009, bằng
phương pháp mổ khám toàn diện một số cơ quan.
Số lượng khảo sát là 100 chó được chia thành 4 nhóm tuổi: 4 – 6 tháng tuổi (7
chó), 7 – 12 tháng tuổi (18 chó), 13 – 24 tháng tuổi (38 chó), trên 24 tháng tuổi (37
chó). Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán trên chó rất cao (95%).
•
Đã định danh được 7 loài giun sán ký sinh trên chó thuộc 2 lớp: lớp sán dây tỷ
lệ nhiễm 27% có 2 loài: Dipylidium caninum (26%), Spirometra mansoni (7%). Lớp
giun tròn tỷ lệ nhiễm 90% có 5 loài: Dirofilaria immitis (3%), Toxocara canis (7%),
Spirocerca lupi (8%), Ancylostoma braziliense (85%), Ancylostoma caninum (88%).
Chưa tìm thấy lớp sán lá. Đa số chó nhiễm 1 – 2 loài giun sán trên một cá thể chiếm tỷ
lệ (63%).
•
Có 3 loài giun sán nhiễm ở mọi lứa tuổi của chó là Dipylidium caninum,
Ancylostoma braziliense, Ancylostoma caninum.
•
Loài Dipylidium caninum và Spirometra masoni tỷ lệ nhiễm có xu hướng tăng dần
theo tuổi. Loài Ancylostoma caninum và Ancylostoma braziliense tỷ lệ nhiễm có xu
hướng giảm dần theo tuổi. Loài Spirocerca lupi và Dirofilaria immitis chỉ nhiễm ở
chó trên 12 tháng tuổi và tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi. Chó trên 12 tháng tuổi nhiễm
nhiều loài giun sán hơn chó dưới 12 tháng tuổi.
•
Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun sán giữa chó đực và chó cái.
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.......................................................................ii
CẢM TẠ....................................................................................................................................iii
TÓM TẮT .................................................................................................................................iii
MỤC LỤC .................................................................................................................................. v
DANH SÁCH BẢNG...............................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................................vii
Chương 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1.1.
Đặt vấn đề.................................................................................................................... 1
1.2.
Mục đích yêu cầu......................................................................................................... 2
1.2.1.
Mục đích...................................................................................................................... 2
1.2.2.
Yêu cầu:....................................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN ..........................................................................................................3
2.1.
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA THÀNH PHỐ PHAN THIẾT................... 3
2.1.1.
Điều kiện tự nhiên và xã hội........................................................................................ 3
2.1.2.
Tình hình nuôi chó ở Thành phố Phan Thiết............................................................... 4
2.2.
MỘT SỐ LOÀI GIUN SÁN PHỔ BIẾN TRÊN CHÓ Ở VIỆT NAM ....................... 5
2.2.1.
Sán dây ........................................................................................................................ 5
2.2.2.
Giun tròn...................................................................................................................... 7
2.3
TÁC HẠI CỦA GIUN SÁN...................................................................................... 12
2.4.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIUN SÁN KÝ SINH
TRÊN CHÓ .............................................................................................................................. 14
Chương 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH...................................................16
3.1.
Thời gian và địa điểm................................................................................................ 16
3.2.
Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................... 16
3.3.
Nội dung đề tài .......................................................................................................... 16
3.4.
Phương pháp tiến hành .............................................................................................. 16
Chương 4:KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................................... 19
4.1.
KẾT QUẢ ĐỊNH DANH GIUN SÁN ...................................................................... 19
4.2.
TỶ LỆ NHIỄM THEO LỚP, THEO LOÀI GIUN SÁN .......................................... 26
v
4.3.
TỶ LỆ VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM TỪNG LOÀI GIUN SÁN .................................. 30
4.3.1.
Đối với lớp sán dây.................................................................................................... 30
4.3.2.
Đối với giun tròn ....................................................................................................... 31
4.4.
TỶ LỆ VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM THEO NHÓM TUỔI CHÓ ............................... 35
4.4.1.
Tỷ lệ nhiễm từng loài giun sán theo nhóm tuổi......................................................... 35
4.4.2.
Cường độ nhiễm từng loài giun sán theo nhóm tuổi ................................................. 36
4.5.
TỶ LỆ NHIỄM GIUN SÁN THEO GIỚI TÍNH VÀ NHÓM TUỔI CHÓ .............. 39
Chương 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 42
5.1.
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 42
5.2.
ĐỀ NGHỊ................................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 44
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 46
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Các loài giun sán ký sinh trên chó ở Bình Thuận.............................................. 19
Bảng 4.2 Sự phân bố các loài giun sán ở Bình Thuận và một số tỉnh ............................. 24
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm theo lớp, theo loài giun sán ........................................................... 28
Bảng 4.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm từng loài giun sán (n = 100) .................................... 33
Bảng 4.5 So sánh tỷ lệ nhiễm 7 loài giun sán ở Bình Thuận với một số tỉnh (%) ......... 34
Bảng 4.6 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán theo nhóm tuổi chó (n = 100 ) ................. 37
Bảng 4.7 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo giới tính và tuổi chó ................................................ 41
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 So sánh tỷ lệ nhiễm sán dây và giun tròn ở một số tỉnh ................................ 29
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán tăng và giảm theo tuổi .................................. 38
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Chu kỳ phát triển của Dipylidium caninum......................................................5
Hình 2.2 Chu kỳ phát triển của Spirometra masoni ........................................................6
Hình 2.3 Chu kỳ phát triển Toxocara canis ....................................................................8
Hình 2.4 Phần đầu của Uncinaria stenocephala .............................................................9
Hình 2.5 Chu kỳ phát triển của Ancylostoma caninum ...................................................9
Hình 2.6 Chu kỳ phát triển của Dirofilaria immitis ......................................................10
Hình 2.7 Chu kỳ phát triển của Gnathostoma spinigerum ............................................11
Hình 4.1 Sán dây Spirometra mansoni..........................................................................20
Hình 4.2 Sán dây Dipylidium caninum..........................................................................20
Hình 4.3 Dirofilaria immitis (giun tim).........................................................................21
Hình 4.4 Spirocerca lupi (giun thực quản)....................................................................21
Hình 4.5 Toxocara canis ...............................................................................................22
Hình 4.6 Ancylostoma braziliense................................................................................ 22
Hình 4.7 Ancylostoma caninum.....................................................................................23
vii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.
Đặt vấn đề
Chó là một vật nuôi được thuần hóa và nuôi dưỡng lâu đời trong nhân dân ta,
chúng có đặc tính riêng biệt mà các con vật khác không có được như: sự tinh khôn,
hình dáng đẹp và nhất là sự trung thành, do vậy chó ngày càng trở nên gần gũi với con
người.
Ban đầu người ta nuôi chó để giữ nhà, săn bắt… ngày nay với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường việc nuôi chó cũng
ngày càng gia tăng nhằm vào nhiều mục đích khác nhau như: làm cảnh, xiếc, thể thao,
giữ nhà, bảo vệ an ninh quốc phòng, ở nước ta nhiều vùng chó còn được dùng làm
thực phẩm, ngoài ra hiện nay chó còn được giao dịch mua bán trên thị trường.
Do chăn nuôi với nhiều mục đích đa dạng nên số lượng chó ngày càng tăng, đặc
biệt là chó nghiệp vụ, chó cảnh, chó giữ nhà. Do số lượng chó ngày càng tăng dẫn đến
bệnh trên chó xảy ra càng nhiều đồng thời kéo theo một số bệnh của chó có thể lây
sang người và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, ngoài các bệnh truyền nhiễm do vi
khuẩn và virus thì một số loài giun sán có khả năng truyền lây từ chó sang người và
gây tác hại lớn cho con người.
Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1995), Ngô Huyền Thuý (1996) điều tra
tỷ lệ nhiễm giun sán trên chó đã ghi nhận tỷ lệ nhiễm giun sán trên chó là rất phổ biến.
Việc điều tra tình hình nhiễm giun sán để có biện pháp phòng trị thích hợp ở từng địa
phương là cần thiết.
Từ trước đến nay Thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận chưa có đề tài nào
khảo sát về tình hình nhiễm giun sán trên chó, nên việc phòng ngừa nhiễm giun sán
của các tầng lớp nhân dân chưa được quan tâm, chưa có cơ sở để phòng trị bệnh đạt
hiệu quả cao. Vì vậy việc xác định thành phần giun sán và tỷ lệ nhiễm giun sán trên
chó là rất cần thiết, góp phần cho việc chẩn đoán, điều trị và đề ra các biện pháp phòng
ngừa có hiệu quả.
1
Được sự chấp nhận của bộ môn Bệnh Lý Ký Sinh Trùng, Khoa Chăn Nuôi Thú
Y, Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê
Hữu Khương chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tình hình nhiễm giun sán trên
chó ở Thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận”.
1.2.
Mục đích yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định thành phần giun sán và tỷ lệ nhiễm giun sán của từng loài để làm cơ
sở cho việc chẩn đoán, phòng trị hiệu quả cao.
1.2.2. Yêu cầu:
• Xác định thành phần giun sán ký sinh trên chó
• Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun sán trên chó.
• Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm của từng loại giun sán theo tuổi
chó.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA THÀNH PHỐ PHAN THIẾT
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Phan Thiết được thành lập vào tháng 8 năm 1999 trên cơ sở thị xã
Phan Thiết với tổng diện tích tự nhiên là 206,45km2, chiếm 2,62% diện tích đất toàn
tỉnh. Thành phố Phan Thiết là trung tâm Kinh tế - Văn hoá – Chính trị quan trọng của
tỉnh Bình Thuận.
Toạ độ địa lý:
–
Từ 10042’10” đến 11000’00” độ vĩ Bắc và
–
Từ 108000’10” đến 108021’30” độ kinh Đông
Ranh giới:
–
Phía Đông giáp biển Đông
–
Phía Tây giáp huyện Hàm Thuận Nam
–
Phía Nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam
–
Phía Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc
2.1.1.2. Khí hậu
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới mưa ít, nắng gió
nhiều, có 2 mùa tương phản rõ rệt: Mùa mưa trùng với mùa gió mùa Tây – Nam,
thường bắt đầu vào giữa tháng 5 và kéo dài đến hết tháng 10. Mùa khô trùng với mùa
gió mùa Đông - Bắc, thường bắt đầu từ tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1069,5mm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,5oC.
Độ ẩm trung bình hàng năm 79,35%.
3
2.1.1.3. Địa chất - thổ nhưỡng, thảm thực vật
Địa chất - thổ nhưỡng: Có 6 nhóm đất chính trong đó:
–
Nhóm đất cát diện tích 169,73 km2, chiếm tỷ lệ cao nhất 82,21%.
–
Nhóm đất phù sa diện tích 11,18 km2, chiếm tỷ lệ 5,42%.
–
Nhóm đất vàng trên đá Mácmaxít – granít diện tích 5,40 km2 chiếm tỷ lệ
2,62%.
–
Diện tích còn lại là các nhóm đất khác.
Thảm thực vật
Thành phố Phan Thiết không có rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng, độ che
phủ chỉ đạt 26,46%. Mục đích chủ yếu phục vụ cho phòng hộ, chống xói lở và cân
bằng sinh thái, bảo vệ đất sản xuất.
2.1.1.4. Dân số xã hội
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2005 dân số 207.853 người, tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên là 14,11%, mật độ dân số bình quân 1006,72 người/km2 hầu hết là dân tộc
kinh. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản,
thương mại, du lịch. Trong những năm gần đây, nền kinh tế đang trên đà phát triển,
đời sống nhân dân được cải thiện và trình độ dân trí từng bước được nâng cao từ đó
người dân đã nghĩ đến việc nuôi chó nhằm vào nhiều mục đích khác nhau như: làm
cảnh, giữ nhà…
2.1.2. Tình hình nuôi chó ở Thành phố Phan Thiết
Giống chó ở Thành phố Phan Thiết chủ yếu là giống chó địa phương (chó ta),
kế đến là chó lai tạp giữa các giống địa phương, Bắc Kinh, Berger, Nhật Bản. Các
giống chó Bắc Kinh, Berger, Nhật Bản thuần rất ít. Số lượng đàn chó nuôi tăng hàng
năm. Theo số liệu điều tra của Chi Cục Thú Y tỉnh Bình Thuận tổng đàn chó Thành
phố Phan Thiết năm 2007 là 10.500 con, năm 2008 là 11.900 con.
Chó được nuôi chủ yếu với hình thức thả quanh nhà, nhốt, một số ít thả rông.
Thức ăn cho chó chủ yếu là thức ăn dư thừa và một số ít thức ăn chế biến sẵn.Về kỹ
thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cũng như vấn đề vệ sinh, tắm rửa cho chó
chưa được người nuôi quan tâm đúng mức do đó dễ tạo điều kiện cho ký sinh trùng
xâm nhiễm và phát triển.
4
2.2.
MỘT SỐ LOÀI GIUN SÁN PHỔ BIẾN TRÊN CHÓ Ở VIỆT NAM
Theo Lê Hữu Khương (2005) có 12 loài giun sán ký sinh trên chó ở các tỉnh
phía Nam, trong đó có 10 loài giun sán khá phổ biến. Tóm tắt đặc điểm hình thái và
vòng đời của các loài này như sau:
2.2.1. Sán dây
Sán dây ký sinh ở ruột non của chó, trong chu kỳ phát triển đều có sự tham gia
của ký chủ trung gian để ấu trùng có điều kiện phát triển và lây lan. Có 3 loài sán dây
thường gặp trên chó là Dipylidium caninum, Taenia hydatigena và Spirometra
mansoni.
Dipylidium caninum
Sán dài từ 10 - 75 cm, rộng 3 mm, đầu có bốn giác bám hình elip, đỉnh đầu có 3
- 4 hàng móc, có từ 30 - 150 móc. Móc lớn dài 0,012 - 0,015 mm, móc nhỏ dài 0,005 0,006 mm. Đốt trưởng thành và đốt già chiều dài lớn hơn chiều ngang và có hình dạng
như hạt dưa. Mỗi đốt có 2 cơ quan sinh dục đổ ra 2 bên hông đốt.
Vòng đời của Dipylidium caninum phát triển gián tiếp. Vật chủ trung gian là
các loài bọ chét và rận ăn phải trứng sẽ phát triển thành Cysticercoid sau 18 ngày. Ký
chủ cuối cùng cắn lông ăn phải vật chủ trung gian hoặc vật chủ trung gian rơi vào thức
ăn nước uống vào đường tiêu hoá vật chủ, ấu trùng phát triển thành sán trưởng thành
sau 3 tuần. Loài này có thể ký sinh trên người.
Hình 2.1 Chu kỳ phát triển của Dipylidium caninum
( tapeworm cycle).
5
Spirometra mansoni
Sán dài 1 - 25 m. Đầu có 2 rảnh bám, không có móc. Đốt trưởng thành và đốt
chửa hình vuông hoặc bề rộng lớn hơn chiều dài, lỗ sinh dục đổ ra ở mặt giữa đốt sán.
Có 700 - 800 tinh hoàn, tử cung hình xoắn ốc có 2 - 7 vòng, lỗ sinh dục đực và âm đạo
phân chia rõ rệt.
Vòng đời của Spirometra mansoni phát triển gián tiếp. Ấu trùng coracidium
được hình thành và chui ra khỏi trứng. Ký chủ trung gian thứ nhất là các giống giáp
xác thuộc Cyclops nuốt phải coracidium tạo thành procercoid trong giáp xác. Ký chủ
trung gian thứ hai là ếch, nhái, rắn, cá, chim, chuột ăn phải giáp xác sẽ tạo thành
Plerocercoid ở cơ và mô liên kết. Các loài chim và rắn ăn thịt ếch, nhái sẽ trở thành ký
chủ tích trữ. Ký chủ cuối cùng ăn những động vật này, Plerocercoid sẽ phát triển
thành sán trưởng thành ở ruột non sau khoảng 2 - 4 tuần.
Hình 2.2 Chu kỳ phát triển của Spirometra masoni
( />6
Taenia hydatigena
Sán trưởng thành dài tới 5 m, rộng 7 mm, đầu có 4 giác bám, trên miệng có 26 44 móc xếp thành 2 hàng. Móc lớn có kích thước 0,17 - 0,22 mm, móc nhỏ có kích
thước 0,11 - 0,16 mm, đốt già có kích thước 12×6 mm, tử cung phân làm 5 - 10 nhánh
mỗi bên, lỗ tử cung ở một bên hông đốt.
Vòng đời của Taenia hydatigena phát triển gián tiếp. Ký chủ trung gian là các
loài heo, trâu, bò, dê, cừu, động vật ăn cỏ hoang dã ăn phải trứng sán, vào ruột phôi 6
móc nở ra, chiu qua vách ruột theo máu đến gan , xuyên qua nhu mô gan đến bề mặt
gan hoặc vào xoang bụng. Sau 3 – 4 tuần tạo thành ấu trùng (Cysticercus tenuicollis)
ký sinh ở màng treo ruột, màng treo dạ dày của ký chủ trung gian. Chó ăn phải phủ
tạng có chứa (Cysticercus tenuicollis) đến ruột non, đầu sán lộn ra và phát triển thành
sán trưởng thành.
2.2.2. Giun tròn
Trong cơ thể của chó giun tròn ký sinh ở những cơ quan như: thực quản, dạ
dày, ruột non, ruột già, manh tràng, tim… Thời kỳ ấu trùng giun tròn có thể di hành
khắp cơ thể. Giun tròn sinh sản hữu tính, chúng có thể đẻ trứng hoặc ấu trùng. Quá
trình phát triển có 5 giai đoạn ấu trùng (L1, L2, L3, L4, L5) và giai đoạn trưởng thành.
Chu kỳ phát triển có loài cần sự tham gia của ký chủ trung gian, có loài phát triển trực
tiếp không có sự tham gia của ký chủ trung gian.
2.2.2.1. Giun tròn phát triển trực tiếp
Toxocara canis (giun đũa)
Đầu hơi cong về mặt bụng và có 3 môi, đầu cánh rộng, giữa thực quản và ruột
có dạ dày nhỏ. Con đực dài 50 - 100 mm, đuôi hơi tù, có hai gai giao hợp bằng nhau
dài 0,075 - 0,085 mm. Con cái dài 90 - 180 mm.
Vòng đời của Toxocara canis có chu kỳ phát triển trực tiếp. Trứng mới đẻ có 1
tế bào phôi bên trong, tế bào phôi sẽ phát triển thành L1 rồi tiếp tục lột xác thành L2
trong trứng. Thời gian phát triển thành trứng gây nhiễm khoảng 10 - 15 ngày. Loài
gậm nhấm và chim nếu nuốt phải trứng có chứa L2 sẽ được tích trữ trong các mô. Ký
chủ cuối cùng ăn phải trứng gây nhiễm hoặc ký chủ tích trữ sẽ phát triển thành giun
trưởng thành ký sinh ở ruột non.
7
Toxocara canis có chu kỳ phát triển hoàn hảo nhất tiêu biểu cho họ giun đũa và có 4
cách truyền bệnh.
Chó dưới 3 tháng tuổi ấu trùng (L2) chui qua thành ruột theo hệ thống tuần hoàn
di hành đến gan lột xác thành L3 đến phổi rồi ra khí quản, hầu. Khi chó ho L3 được
nuốt xuống ruột non và phát triển thành dạng trưởng thành.
Ở chó 6 tháng tuổi L3 sau khi từ gan đến phổi sẽ trở về các mô gan, phổi, não,
tim, vách ruột và tích trữ ở đó. Khi chó mang thai vào lúc 3 tuần trước khi sinh L3 di
hành qua nhau đến phổi của bào thai. Chó con sinh ra L3 từ phổi ra khí quản xuống
ruột phát triển thành trưởng thành.
Cũng vào giai đoạn này, một số L3 từ mô cơ thể chó mẹ di hành về phổi xuống
ruột và phát triển thành dạng trưởng thành. Chó mẹ nhiễm bệnh một lần có thể truyền
bệnh cho chó con ở 3 lứa đẻ liên tiếp.
Một số ấu trùng trong mô chó mẹ được bài thải theo sữa trong suốt 3 tuần đầu
sau khi sinh, chó con bú sữa ấu trùng xuống ruột phát triển thành dạng trưởng thành.
Hình 2.3 Chu kỳ phát triển Toxocara canis
( />Giun móc: có 3 loài ký sinh ở chó, đặc điểm phân biệt như sau:
Ancylostoma caninum
Đầu cong về phía lưng, bao miệng có 3 đôi răng hình tam giác. Con đực dài 9 12 mm. Túi đuôi phát triển. Hai gai giao hợp bằng nhau dài 0,74 - 0,87 mm. Con cái
dài 10 -21 mm. Đuôi có gai nhọn. Âm hộ nằm 1/3 phía sau thân.
8
Ancylostoma braziliense
Hình thái tương tự Ancylostoma caninum nhưng bao miệng chỉ có 2 đôi răng.
Con đực dài 6 - 6,75 mm, con cái dài 7 - 10 mm.
Uncinaria stenocephala
Hình thái tương tự 2 loài trên nhưng miệng có 2 tấm cắt hình bán nguyệt xếp
đối xứng, không có răng. Con đực dài 6 - 16 mm. Con cái dài 9 - 16 mm.
Hình 2.4 Phần đầu của Uncinaria stenocephala
( />Vòng đời của 3 loài trên đều phát triển trực tiếp. Trứng theo phân ra ngoài gặp
điều kiện ngoại cảnh thích hợp sau 20 – 24 giờ hình thành ấu trùng trong trứng. Ấu
trùng chui ra khỏi trứng qua 6 - 7 ngày, lột xác 2 lần để tạo ấu trùng gây nhiễm (L3).
Ấu trùng gây nhiễm dài 0,59 - 0,69 mm. Ký chủ cuối cùng ăn phải ấu trùng gây nhiễm
hoặc bị ấu trùng gây nhiễm chiu qua da sẽ phát triển thành giun trưởng thành.
Hình 2.5 Chu kỳ phát triển của Ancylostoma caninum
( ancylostoma.jpg)
9
2.2.2.2.
Giun tròn phát triển gián tiếp
Dirofilaria immitis (giun tim)
Giun mảnh và dài, màu trắng như sợi chỉ. Con đực dài 120 - 180 mm, đuôi cong
hình xoắn ốc, hai gai giao hợp dài không bằng nhau. Gai trái dài 0,324 - 0,327 mm, gai
phải dài 0,19 - 0,23 mm. Con cái dài 250 - 300 mm, âm hộ cách đầu 1,6 - 2,8 mm.
Giun đẻ ra ấu trùng Microfilaria dài 0,220 - 0,290 mm và có vỏ bọc bên ngoài.
Vòng đời của Dirofilaria immitis phát triển gián tiếp, ký chủ trung gian là muỗi.
Muỗi hút máu hút cả microfilaria vào ống malpighi sau 10 ngày trở thành ấu trùng
cảm nhiễm (L3) và được chuyển vòi của muỗi. Khi muỗi hút máu (L3) xâm nhập vào
ký chủ cuối cùng và phát triển thành giun trưởng thành. Giun thường ký sinh ở động
mạch phổi và tâm thất phải của chó.
Hình 2.6 Chu kỳ phát triển của Dirofilaria immitis
( />Gnathostoma spinigerum (giun xoăn dạ dày)
Đầu giun có 1 rãnh cổ ngăn cách với phần thân tạo thành hành đầu có hình dùi
trống. Hành đầu dài 0,4 - 0,9 mm, rộng 0,7 - 1,2 mm, trên hành đầu có 7 hàng gai.
Thực quản dài 1,66 - 3,43 mm. Khi còn sống phần đầu có màu trắng, thân có màu
10
hồng đến đỏ nâu. Giun cái dài 21 - 35 mm, âm hộ cách mút đuôi 0,11 - 0,14 mm. Giun
đực dài 19 - 30 mm, có 2 gai giao hợp, gai trái dài 1,27 - 1,76 mm và gai phải dài 0,58
- 0,83 mm. Miệng có 2 môi đối xứng.
Vòng đời của Gnathostoma spinigerum phát triển gián tiếp cần có 2 ký chủ
trung gian và ký chủ tích trữ. Ấu trùng (L1) phát triển bên trong trứng và lột xác thành
ấu trùng (L2) chui ra khỏi trứng. Ký chủ trung gian 1 là các loài giáp xác ăn phải (L2)
sẽ phát triển thành (L3) giai đoạn đầu. Ký chủ trung gian 2 là các loài cá nước ngọt,
ếch nhái, rắn, lươn chim ăn phải các loài giáp xác, (L3) giai đoạn đầu tiếp tục phát triển
thành (L3) giai đoạn sau và đóng ở cơ của các ký chủ này trong vòng 20 ngày. Các ký
chủ trung gian 2 và nhiều loài động vật có vú khác ăn thịt lẫn nhau có thể thành ký chủ
tích trữ. Ký chủ cuối cùng ăn thịt ký chủ trung gian 2, hoặc ký chủ tích trữ. Ấu trùng
(L3) sẽ phát triển thành giun trưởng thành.
Hình 2.7 Chu kỳ phát triển của Gnathostoma spinigerum
( />11
Spirocerca lupi
Giun còn sống màu đỏ hồng, miệng nhỏ hình 6 cạnh. Thực quản kép. Con đực
dài 30 – 54 mm, có 2 gai giao hợp không bằng nhau, gai phải dài 0,47 – 0,75 mm và
gai trái dài 2,5 – 2,8 mm. Con cái dài 50 – 80 mm. Âm hộ nằm phía trước thân gần
cuối thực quản.
Vòng đời của Spirocerca lupi phát triển gián tiếp. Ký chủ trung gian là loài côn
trùng cánh cứng ăn phải trứng, ấu trùng sẽ giải phóng và lột xác 2 lần tạo thành ấu
trùng gây nhiễm (L3). Vật chủ khác như loài lưỡng thê, bò sát, chim chuột, ăn phải vật
chủ trung gian sẽ trở thành vật chủ tích trữ. Ký chủ cuối cùng ăn phải vật chủ trung
gian hay vật chủ tích trữ, ấu trùng sẽ phát triển thành giun trưởng thành ký sinh ở vách
thực quản.
2.3
TÁC HẠI CỦA GIUN SÁN
2.3.1. Đối với chó
Các loài giun sán đã gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của chó .Khi mhiễm giun
sán chó gầy ốm, suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm lớn, có thể ói mửa, đôi khi biểu hiện
triệu chứng thần kinh co giật.
Dipylidium caninum gây tổn thương niêm mạc ruột, tiết độc tố gây rối loạn
bệnh lý đường tiêu hoá. Trường hợp nhiễm nặng chó có triệu chứng ói mửa, giảm ăn,
kiệt sức, chậm lớn, tiêu chảy, có triệu chứng thần kinh. Ruột bị viêm loét, xuất huyết.
Spirometra mansoni bám vào vách ruột gây tổn thương niêm mạc. Khi bị
nhiễm nặng chó sẽ chậm lớn, giảm tính thèm ăn, ói mửa, đôi khi có triệu chứng thần
kinh, liệt bốn chân. Chó đau bụng từng đợt, đi lại khó khăn hay nằm, phân loãng đôi
khi có máu.
Toxocara canis gây thiếu máu gầy còm, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, ói mửa
có lẫn cả giun, có cả triệu chứng thần kinh, co giật. Ấu trùng di hành qua gan, phổi gây
hoại tử các cơ quan, viêm phổi, phù thủng, xuất huyết. Trường hợp nhiễm nặng giun
có thể gây tắc ruột hoặc vỡ ruột, tắc ống dẫn mật, gây viêm ruột xuất huyết, viêm phúc
mạc.
Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala bám
chặt vào niêm mạc ruột non tạo nên vết xuất huyết, làm hư hại lớp nhung mao gây ảnh
hưởng đến khả năng hấp thu sắt và chất dinh dưỡng. Khi hút máu chúng tiết ra chất
12
chống đông máu, làm cho ký chủ mất máu trầm trọng. Giai đoạn ấu trùng xâm nhập
qua da thường tạo phản ứng cục bộ để lại những nốt xuất huyết hoặc gây viêm da.
Dirofilaria immitis ký sinh gây viêm nội tâm mạc. Khi nhiễm nặng chó khó
thở, hay nằm, ít vận động, ho, thiếu máu, viêm thận. Giun trưởng thành làm cản trở
lưu thông máu, rối loạn hoạt động của tim, hở van tim, dãn cơ tim, tim lớn và suy tim.
Gan bị ứ huyết gây phù thủng. Ấu trùng di hành gây tắc mao quản. Các chất bài tiết
của giun làm chó trúng độc. Khi giun chết sẽ phân huỷ trong máu gây độc cho chó.
Chó có thể chết đột ngột.
Gnathostoma Spinigerum cắm sâu vào niêm mạc tạo nên những nốt loét, tụ
máu, xuất huyết, có khi có mủ, chèn ép làm hư hại các tuyến, ảnh hưởng đến chức
năng hoạt động và phân tiết các tuyến. Giai đoạn giun non di hành qua gan tạo thành
hang chứa đầy mô hoại tử trong nhu mô gan, để lại những đốm màu vàng trên bề mặt
gan.
Spirocerca lupi trưởng thành tạo khối u ở thành thực quản và động mạch làm
hẹp thực quản và động mạch. Chó thường biểu hiện nôn ói, khạc khan, khó nuốt, gầy
ốm. Trường hợp khối u ở thành động mạch bị vỡ có thể làm chó chết đột ngột. Trong
quá trình di hành ấu trùng sẽ gây xuất huyết, viêm hoại tử và tạo những vệt mủ ở mô
mà chúng xâm nhập.
2.3.2. Đối với sức khỏe con người
Ngoài việc gây tác hại cho chó, một số giun sán còn gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.
Công trình nghiên cứu về những bệnh giun sán trên chó truyền sang người cũng
đã được nhiều tác giả ghi nhận ở một số bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 1982 đến 1991, Trần Xuân Mai (1992), đã ghi nhận 27 trường hợp người
nhiễm giun sán chó mèo. Trong đó 19 bệnh nhân bị nhiễm ấu trùng giun móc di hành
dưới da bàn chân, tay, lưng, ngực. Ba bệnh nhân nhiễm Gnathostoma spinigerum ở
dưới da đầu, vùng gáy, má và mắt. Bốn bệnh nhân nhiễm Toxocara ở mắt và 1 bệnh
nhân 3 ấu trùng sán dây Sparganum ở mắt.
Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1999, Trung Tâm chẩn Đoán Y Khoa (MEDIC) kết
hợp với bộ môn Ký Sinh Trùng Học Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã ghi
13
nhận 15 trường hợp nhiễm Gnathostoma với biểu hiện bệnh lý sưng đỏ từng vùng trên
da, tập trung nhiều ở vùng mặt, miệng, chân, tay và có khi lên cả mí mắt.
Từ năm 1997 – 2000, Phạm Lan Chi (2001) đã ghi nhận 70 trường hợp trẻ em nhiễm
Toxocara ở mắt tại Khoa Nhi Trung Tâm Mắt TP Hồ Chí Minh. Đa số trẻ em bị nhiễm
ở độ tuổi từ 7 - 8 (75,70%).
Theo Trần Thị Hồng và Trần Vinh Hiển (2005), ấu trùng Toxocara canis có thể
gây bệnh cho người, thường có 2 hội chứng: “Hội chứng ấu trùng di hành trong nội
tạng” (gây bệnh chủ yếu ở trẻ em dưới 3 tuổi), “Hội chứng ấu trùng di hành trong mắt”
(gây bệnh chủ yếu ở trẻ em từ 3 đến 13 tuổi) và hội chứng thứ 3 được gọi là “Toxocara
biến đổi” gây đau bụng, khiếm khuyết về mặt thần kinh, động kinh, suyễn, dị ứng kéo
dài. “Hội chứng ấu trùng di hành trong nội tạng” làm gan to (74,60%), sốt (69,30%),
dấu hiệu hô hấp (66,70%), dấu hiệu về tiêu hoá (47,60%). “ Hội chứng ấu trùng di
hành trong mắt” gây bướu hạt ở đáy mắt, viêm võng mạc, mắt kết hạt như hiện tượng
nguyên bào võng mạc. Di chứng của hội chứng trên gây ốm yếu, dễ bị kích động, mù
loà, có thể chết. Tại Trung Tâm Bệnh Viện Nhiệt Đới cũng đã ghi nhận một số trường
hợp bị tổn thương não, phù não, tổn thương vùng thượng vị, tràn dịch màng phổi…do
nhiễm Toxocara canis.
Qua số liệu trên cho thấy, bệnh giun sán lây từ chó sang người gần đây có chiều
hướng gia tăng đáng kể. Những năm gần đây, hàng trăm ca bệnh đã được báo cáo ở
một số bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên số ca bệnh thật sự còn cao
hơn nhiều, vì vậy việc tìm hiểu các nguy cơ để hạn chế sự lây truyền bệnh trong tình
hình hiện nay là nhiệm vụ của ngành thú y và y tế.
2.4.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIUN SÁN KÝ
SINH TRÊN CHÓ
Nguyễn Văn Nghĩa (1998) mổ khám 100 chó tại Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm
Đồng đã tìm thấy 8 loài giun sán. Giun tròn có 5 loài, sán dây có 3 loài. Tỷ lệ nhiễm
chung là 93% trong đó lớp giun tròn nhiễm 87%, lớp sán dây nhiễm 35%.
Đặng Minh Nho (1998) điều tra tình hình nhiễm giun sán trên chó tại thị xã Tuy
Hoà tỉnh Phú Yên đã ghi nhận có 9 loài : 5 loài giun tròn, 4 loài sán dây. Tỷ lệ nhiễm
toàn đàn là 98,48%, trong đó lớp giun tròn nhiễm 95%, lớp sán dây nhiễm 28%.
14
Nguyễn Đức Thành (1998) mổ khảo sát 100 chó tại Thành phố Biên Hoà tỉnh
Đồng Nai đã ghi nhận có 10 loài giun sán, trong đó có 8 loài giun tròn và 2 loài sán
dây. Tỷ lệ nhiễm toàn đàn là 98%, lớp giun tròn nhiễm 100%, lớp sán dây nhiễm
65,18%.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (2001) mổ khám 110 chó tại thị xã Trà Vinh tỉnh Trà Vinh
đã tìm thấy có 10 loài giun sán, trong đó có 7 loài giun tròn, 3 loài sán dây. Tỷ lệ
nhiễm toàn đàn là 100%, lớp giun tròn nhiễm 100%, lớp sán dây nhiễm 12,72%.
Lê Quang Vinh (2002) mổ khảo sát 100 chó tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng
Tháp đã ghi nhận có 8 loài giun sán, trong đó giun tròn có 7 loài, sán dây có 1 loài. Tỷ
lệ nhiễm toàn đàn là 99%. Lớp giun tròn nhiễm 99%, lớp sán dây nhiễm 25%.
Nguyễn Diên Khôi (2002) mổ khảo sát 60 chó tại huyện Long Đất tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu đã tìm thấy có 8 loài giun sán: lớp giun tròn có 6 loài, lớp sán dây có 2 loài.
Tỷ lệ nhiễm chung là 88,33% trong đó giun tròn nhiễm 88,33% và sán dây nhiễm
18,33%.
Nguyễn Thị Bảo Trâm (2005) mổ khảo sát 100 chó tại huyện An Nhơn tỉnh
Bình Định đã ghi nhận có 8 loài giun sán, trong đó lớp giun tròn có 5 loài, lớp sán dây
có 3 loài. Tỷ lệ nhiễm toàn đàn là 84%, giun tròn nhiễm 59%, sán dây nhiễm 45%.
Hồ Văn Nhanh (2005) mổ khám 100 chó tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre đã
tìm thấy có 9 loài giun sán trong đó lớp giun tròn có 7 loài, lớp sán dây có 2 loài. Tỷ lệ
nhiễm toàn đàn là 99%, giun tròn nhiễm 99%, sán dây nhiễm 15%.
Nguyễn Đình Thạnh (2006) mổ khám 100 chó tại huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh
Thuận đã ghi nhận có 8 loài giun sán: lớp giun tròn có 5 loài, lớp sán dây có 3 loài. Tỷ
lệ nhiễm toàn đàn là 97% trong đó giun tròn nhiễm 92% và sán dây nhiễm 52%.
Các kết quả khảo sát trên cho thấy phần lớn chó nhiễm giun tròn và sán dây,
sán lá chưa được ghi nhận trong thời gian gần đây. Trong đó giun tròn có tỷ lệ nhiễm
cao (trên 90%), sán dây có tỷ lệ nhiễm thấp hơn (12,72% – 65%).
15
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1.
Thời gian và địa điểm
–
Thời gian tiến hành từ tháng 11/2008 đến tháng 03/2009.
–
Địa điểm thực hiện đề tài: tại lò mổ chó ở Thành phố Phan Thiết tỉnh Bình
Thuận.
3.2.
Vật liệu thí nghiệm
–
Hoá chất: formol 3%
–
Dao mổ, nhíp, kéo
–
Xô, thau, rây lọc
–
Đối tượng khảo sát: số chó khảo sát 100 con, chia làm 4 nhóm tuổi (4 - 6 tháng,
7-12 tháng, 13 - 24 tháng, trên 24 tháng).
3.3.
Nội dung đề tài
–
Điều tra tình hình nhiễm giun sán trên chó được giết mổ ở thành phố Phan Thiết
tỉnh Bình Thuận.
–
Chỉ tiêu khảo sát:
+ Định danh, phân loại các loài giun sán.
+ Tỉ lệ nhiễm giun sán và cường độ nhiễm.
+ Xác định tỉ lệ nhiễm theo loài.
+ Tỉ lệ nhiễm giun sán theo giới tính, độ tuổi.
3.4.
Phương pháp tiến hành
3.4.1. Phương pháp mổ toàn diện một số cơ quan
Chó sau khi bị giết chết sẽ được mổ khám toàn diện một số cơ quan.
•
Hệ tuần hoàn: tách riêng tim, động mạch chủ, động mạch phổi. Sau đó mổ dọc
các cơ quan này, quan sát thu nhặt giun sán.
16
•
Hệ hô hấp: quan sát bề mặt phổi, mổ dọc khí quản đến phế quản thu lượm giun
sán. Sau đó xé nát phổi cho vào chậu nước sạch vá áp dụng phương pháp lắng
gạn tìm giun sán.
•
Hệ tiết niệu: kiểm tra bên ngoài thận, bàng quang và ống dẫn niệu , sau đó bổ
đôi thận và bàng quang tìm giun sán.
•
Cơ và mô liên kết dưới da: quan sát các tổ chức dưới da, tìm giun chỉ, quan sát
cơ hoành, cơ đùi trước, đùi sau, xoang bụng, xoang ngực tìm các loại ấu trùng
và giun.
•
Hệ tiêu hóa: tách riêng các bộ phận như: thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già,
gan và tụy.
9 Thực quản và dạ dày: quan sát bên ngoài thực quản và dạ dày, nếu có các
khối u sẽ mổ ra, thu nhặt giun cho vào lọ nước sạch để giun chết tự nhiên,
sau đó mổ dọc thực quản và dạ dày, quan sát và nhặt những giun còn bám
vào niêm mạc.
9 Ruột non: cho ruột vào xô, dùng nước xả vào lòng ruột để dồn chất chứa
vào xô. Sau đó lộn ngược ruột, quan sát niêm mạc để thu nhặt giun sán, chất
chứa được dội rửa và thu nhận giun sán.
9 Ruột già: mổ dọc manh tràng và trực tràng tìm giun trên niêm mạc ruột.
9 Gan và mật: cắt dọc ống mật và các ống dẫn mật, sau đó cho toàn bộ gan và
mật vào chậu nước, dùng tay bóp nhẹ gan đẩy sán ra ngoài, quan sát chất
chứa trong chậu tìm giun sán thu nhặt.
3.4.1. Phương pháp bảo quản
Giun sán sau khi thu thập được ghi vào sổ khám theo mẫu
Stt
Tính
Ngày
Tuổi
biệt
lấy
(tháng)
Số lượng giun sán
Trọng
lượng
Sán lá
(kg)
(lọ)
17
Sán
Giun
dây
tròn
(lọ)
(lọ)
Ghi
chú