Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Tình hình nhiễm giun đũa trên chó nuôi tại địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đợt thực tập và hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ
của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Lãnh đạo trường Đại học Tây Nguyên, lãnh đạo khoa Chăn nuôi Thú y và
các Phòng, Ban đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.
Quý thầy cô trong bộ môn Cơ sở Thú y, Thú y Chuyên Ngành, Ngoại
nhiễm – Ký sinh, Chăn nuôi chuyên khoa đã tận tụy, truyền thụ những kiến thức
quý báu về nghề nghiệp cho chúng tôi trong suốt khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn:
Thạc sĩ Đoàn Thị Kim Phượng – giảng viên Khoa Chăn nuôi Thú y đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành
khóa luận này.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – cố vấn học tập lớp Thú y K2009 đã luôn
theo sát, động viên chúng tôi trong quá trình học tập.
Tiến sĩ Đinh Nam Lâm, cô Huỳnh Thị Hồng Ngọc đã chỉ bảo hết mình, tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tại phòng thí nghiệm.
Trạm Thú y Thành phố Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và tập thể lớp Thú y
K2009.
Buôn Ma Thuột, tháng 6 năm 2014
Tác giả
Hồ Viết Thành
1
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục bảng biểu, đồ thị iv
PHẦN I


ĐẶT VẤN ĐỀ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước 3
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 3
2.2. Cơ sở lý luận của đề tài 5
2.2.1. Phân loại giun đũa trên chó 5
2.2.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của giun đũa 5
2.2.3. Chu trình phát triển của giun đũa 6
2.2.4. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun đũa trên chó 10
2.2.5. Miễn dịch học của giun đũa trên chó 10
2.2.6. Tác hại của giun đũa trên người 11
2.3. Một số thông tin về thuốc tẩy giun Exotral và Bio-rantel 12
2.3.1. Thuốc tẩy giun Exotral 12
2.3.2. Thuốc tẩy giun Bio-rantel 14
PHẦN III
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17
3.1.2. Thời gian nghiên cứu 17
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu 17
3.2. Nội dung nghiên cứu 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu 17
2
3.3.1. Phương pháp lấy mẫu 17
3.3.2. Phương pháp xét nghiệm phân 18
3.3.3. Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun đũa trên chó 19
3.3.4. Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc tẩy giun 20

3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 20
PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Một số đặc điểm của khu vực nghiên cứu 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Buôn Ma Thuột 21
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 21
4.2. Tình hình chăn nuôi chó và công tác thú y tại Thành phố Buôn Ma
Thuột 23
4.2.1. Tình hình chăn nuôi chó 23
4.2.2. Công tác thú y trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột 24
4.3. Tỷ lệ nhiễm theo khu vực 25
4.4. Tỷ lệ nhiễm theo tuổi 26
4.5. Tỷ lệ nhiễm theo giống chó 28
4.6. Tỷ lệ nhiễm theo quy mô đàn 30
4.7. Tỷ lệ nhiễm giun đũa giữa chó mẹ và chó con trên cùng một đàn 31
4.8. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo phương thức nuôi 34
4.9. Liên quan giữa yếu tố vệ sinh và tỷ lệ nhiễm giun đũa 36
4.10. So sánh khả năng tẩy giun của thuốc Exotral và Bio-rantel 37
4.11. Đề xuất biện pháp phòng trị giun đũa trên chó nuôi tại địa bàn Thành
phố Buôn Ma Thuột 39
4.9.1. Phòng bệnh 39
4.9.2. Trị bệnh 40
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận 42
5.2. Kiến nghị 42
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng biểu Trang
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo khu vực 25

Bảng 4.4: Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi 26
Bảng 4.5: Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo giống chó 29
Bảng 4.6: Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo quy mô đàn 30
Bảng 4.7: Cường độ nhiễm giun đũa trên chó mẹ và chó con trên cùng một
đàn 33
Bảng 4.8: Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo phương thức nuôi 35
Bảng 4.9: Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo yếu tố vệ sinh 36
Bảng 4.10: Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa chó 38
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo khu vực 26
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi 28
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo giống chó 30
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo quy mô đàn 31
Biểu đồ 4.7: Cường độ nhiễm giun đũa trên chó mẹ và chó con trên cùng
một đàn 34
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo phương thức nuôi 36
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo yếu tố vệ sinh 37
4
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.2.3. Chu trình phát triển của Toxocara canis 7
Hình 2.2.6. Vòng đời giun đũa gây hại trên con người 11
5
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và các sự đột phá về
khoa học kỹ thuật thì chất lượng cuộc sống của con người cũng được tăng lên
nhanh chóng. Tuy nhiên cũng chính điều đó đã tạo cho con người những áp lực
nhất định trong công việc cũng như cuộc sống. Để giải quyết vấn đề đó, mỗi
người chọn cho mình một cách tủy theo hoàn cảnh cũng như sở thích như: chơi
thể thao, đi du lịch, nghỉ mát, chơi cây cảnh hay chơi game,… Cũng có nhiều

người chọn nuôi thú cưng để thư giãn đầu óc của mình, có người nuôi chim,
nuôi chuột, người thì nuôi gà, nuôi rắn, nhưng đặc biệt vật nuôi được lựa chọn
nhiều nhất là chó. Nuôi chó không chỉ để trông nhà mà có thể làm bạn với con
người, bởi nó thông minh, gần gũi và rất trung thành với chủ.
Ở Việt Nam có rất nhiều giống chó được con người nuôi dưỡng, ở các vùng
nông thôn, giống chó cỏ được nuôi nhiều nhất, tuy nhiên vẫn có những giống
chó quý như chó Phú Quốc, chó cộc H’Mông,… Ở các đô thị lớn, do điều kiện
kinh tế tốt hơn nên người ta thường nuôi các giống chó ngoại, chó quý, đắt tiền,
có thể kể ra như: Berger, Chihuahua, Fox, Nhật, Bắc Kinh, Bulldog…để làm
bạn, làm cảnh.
Nhưng cùng với việc phát triển nuôi chó là sự phát triển các dịch bệnh của
chúng. Do kỹ thuật nuôi dưỡng của con người chưa đúng, không có biện pháp
phòng bệnh thích hợp nên dịch bệnh xảy ra trên chó là khó tránh khỏi. Các bệnh
truyền nhiễm như bệnh Caré, viêm ruột tiêu chảy do Parvo, dại…gây chết rất
nhanh cho thú cưng. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn là một số bệnh có thể lây sang
người gây nên các bệnh cho con người, rất khó chữa trị, ngoài bệnh dại còn có
các bệnh liên quan đến ký sinh trùng. Con người luôn gần gũi với chó, đặc biệt
là trẻ em, nên khả năng lây nhiễm ký sinh trùng từ chó sang người là rất cao,
trong đó có giun đũa. Giun đũa cũng là một trong những mối nguy hiểm đó.
Chúng không chỉ gây nên những bệnh trên chó mà khi lây lan sang người chúng
cũng gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Khi người ăn phải ấu trùng
6
gây nhiễm, ấu trùng sẽ di hành đến một số cơ quan như: gan, phổi, não, mắt làm
gan sưng, tích nhiều bạch cầu ưa acid, sốt, ho.
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam cho
thấy giun đũa không những gây tác hại cho chó, nhất là chó con mà còn gây
bệnh cho con người.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Trường Đại học Tây Nguyên,
Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ môn Cơ sở thú y, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài:

“Tình hình nhiễm giun đũa trên chó nuôi tại Thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk”
Với mục tiêu:
- Xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa trên chó tại Thành phố Buôn Ma
Thuột.
- So sánh hiệu quả tẩy trừ của thuốc tẩy giun sán
- Đề xuất biện pháp phòng và điều trị giun đũa có hiệu quả.
7
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vanparijis và cộng tác viên (1991) tại Bỉ, đã mổ khám 212 con chó và xét
nghiệm 2324 mẫu phân bằng phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa. Kết quả
cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 38,9%.
Tại Thành phố Ejungbu thuộc Kyunggi – Hàn Quốc, Cho và ctv (1981) đã
mổ khám 120 chó, có 72 chó nhiễm giun sán trong đó Toxocara canis 13%,
Toxascaris leonia 16%.
Emde (1988) tại miền Tây nước Đức đã xét nghiệm 1246 mẫu phân chó,
trong đó có 169 mẫu nhiễm giun sán (13,6%), trong đó Toxocara canis có tỷ lệ
nhiễm cao ở chó con.
Maloy và ctv (1978) đã xét nghiệm 474 mẫu phân chó thả rông, phát hiện
trứng Toxocara canis trong phân với tỷ lệ nhiễm 26,6%, trong đó tỷ lệ nhiễm
trên chó con là 56,1%, trong khi đó chó lớn chỉ nhiễm 11,9%.
Tại Thành phố Tokushima Nhật Bản, Shiminzu (1993) đã xét nghiệm 144
mẫu phân chó, có 98 mẫu phát hiện có giun đũa, chiếm tỷ lệ 68%.
Tại Ibaraki, Nhật Bản, Seaki và cộng tác viên (1997) ghi nhận từ năm 1988
đến 1995 có 732 chó nhiễm Toxocara canis trong tổng số 916 chó ở lứa tuổi
dưới 5 tháng, chiếm 79,9%, tỷ lệ nhiễm Toxascaris leonina là 75,3%.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Bệnh giun sán là bệnh nội ký sinh trùng phổ biến và gây nhiều tác hại cho
người và gia súc. Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh ký sinh
trùng ở vật nuôi, trong đó có các công trình nghiên cứu bệnh giun sán trên chó.
Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về vấn đề này chỉ bắt đầu vào những năm
đầu thế kỷ XX, có thể tổng kết một số công trình nghiên cứu như sau:
Lê Hữu Nghị và Nguyễn Văn Duệ (2000) đã xét nghiệm phân 130 chó tại
thành phố Huế, cho biết tỷ lệ nhiễm Toxocara canis và Toxascaris leonina có tỷ
8
lệ tương ứng là: chó sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 88,46%, 73,08%; chó từ 6 tháng
đến 1 năm tuổi: 50%, 36,36%; chó từ 1 đến 3 năm tuổi: 14,29%, 0%; chó từ 3
năm đến 5 năm tuổi: 28,57%, 14,29%; chó từ 5 năm đến 10 năm tuổi: 66,67%,
0%.
Từ năm 1970 đến 1972, Đỗ Hài (1972) đã xét nghiệm 174 mẫu phân chó
nuôi ở miền Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa chung là 47,1%. Ở chó con (thời
kỳ chưa mở mắt) kiểm tra phân đã thấy trứng giun đũa. Chó một tháng tuổi đến
cai sữa đều có nhiễm. Từ 4 đến 5 tháng tuổi trở đi, giun đũa giảm rõ rệt. Chó mẹ
nuôi con nhiễm với tỷ lệ 73,7%, chó trưởng thành nhiễm 17,1%.
Phạm Sỹ Lăng và cộng tác viên (1991) đã xét nghiệm 364 mẫu phân chó
cảnh tại vườn thú Thủ Lệ (Hà Nội), cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 20,4% và
tác giả đã nhận định rằng bệnh giun đũa gây tác hại rất lớn cho chó con từ 1-4
tháng tuổi.
Trịnh Văn Thịnh và ctv (1982) đã xét nghiệm phân và mổ khám 104 chó
săn ở Hà Nội, tỷ lệ nhiễm giun đũa Toxocara canis là 29%, Toxacaris leonina là
31,1%. Trong đó chó con có tỷ lệ nhiễm cao nhất, 17-20 ngày tuổi đã có triệu
chứng bệnh. Tỷ lệ nhiễm của chó sơ sinh đến 4 tháng tuổi là 53%, chó từ 6
tháng đến 12 tháng tuổi là 25%, chó trưởng thành 12%.
Ngô Huyền Thúy (1996) khi nghiên cứu thành phần giun sán trên đường
tiêu hóa của chó ở Hà Nội, công bố có hai loài giun đũa ký sinh là Toxocara
canis và Toxascaris leonina với tỷ lệ nhiễm qua phương pháp mổ khám tương
ứng là 13,2% và 21,17%, qua phương pháp xét nghiệm phân là Toxocara canis

(15,54%), Toxascaris leonina (13,82%). Tỷ lệ nhiễm giun đũa trên chó nội cao
hơn chó ngoại và không phụ thuộc giới tính.
Phạm Sỹ Lăng và ctv (1991) đã xét nghiệm 364 mẫu phân chó cảnh tại
vườn thú Thủ Lệ (Hà Nội), cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 20,4% và tác giả đã
nhận định rằng bệnh giun đũa gây tác hại rất lướn cho chó con từ 1 đến 4 tháng
tuổi.
Nhìn chung, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về giun sán trên đường tiêu
hóa động vật nói chung và trên chó nói riêng nhưng chủ yếu là tập trung ở miền
9
Bắc. Ở miền Trung và Tây Nguyên các công trình nghiên cứu còn rất ít và chưa
hệ thống được.
2.2. Cơ sở lý luận của đề tài
2.2.1. Phân loại giun đũa trên chó
Loài Toxocara canis
Giới Animalia
Ngành Nemathelminthes
Lớp Nematoda
Bộ Ascaridida
Họ Anisakidae
Giống Toxocara
Loài Toxocara canis
Loài Toxascaris leonina
Giới Animalia
Ngành Nemathelminthes
Lớp Nematoda
Bộ Ascaridida
Họ Ascaridae
Giống Toxascaris
Loài Toxascaris leonina
2.2.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của giun đũa

Toxocara canis đầu hơi cong về mặt bụng và có 3 môi, cánh đầu rộng, giữa
thực quản và ruột có dạ dày nhỏ, đây là một đặc điểm của họ Anisakidae. Con
đực dài 50 – 100mm, đuôi hơi tù, có 2 gai giao hợp bằng nhau: 0,075 –
0,085mm. Giun cái dài 90 – 180mm. Trứng hơi tròn, kích thước 0,080 – 0,085 x
0,064 – 0,072. vỏ trứng dày sần sùi, không trơn láng. (Nguyễn Văn Diên, 2006)
Toxascaris leonina đầu có 3 môi, thực quản đơn giản, hình trụ, không có
hành thực quản và không có dạ dày. Giun thường ký sinh ở ruột non của chó
trên 6 tháng tuổi và chó trưởng thành. Đầu hẹp hơi cong về phía lưng và có cánh
10
đầu. Con đực dài 40-80 mm, đuôi nhọn không tù như Toxocara canis. Hai gai
giao hợp dài bằng nhau 0,7-1,5 mm. Con cái dài 60-100 mm. Trứng hình bầu
dục, lớp vỏ bên ngoài nhẵn, đường kính 75-85x60-75 µm, lớp vỏ giữa dày.
(Nguyễn Văn Diên, 2006)
2.2.3. Chu trình phát triển của giun đũa
* Chu trình phát triển của Toxocara canis
Toxocara canis có chu trình phát triển hoàn hảo nhất và tiêu biểu cho họ
giun đũa. Giun ký sinh ở ruột non của chó, cáo. Trứng mới đẻ có 1 tế bào phôi
bên trong, tế bào phôi sẽ phát triển thành ấu trùng 1 rồi tiếp tục lột xác thành ấu
trùng 2 trong trứng. Thời gian phát triển thành trứng gây nhiễm khoảng 10 – 15
ngày và có 4 cách truyền bệnh như sau:
(1) Chó dưới 3 tháng tuổi nuốt phải trứng gây nhiễm, ấu trùng 2 nở ra ở
ruột, chui qua thành ruột theo hệ thống tuần hoàn di hành đến gan. Tại đây
chúng lột xác thành ấu trùng 3, rồi đến phổi và tiếp tục ra khí quản, hầu. Khi gia
súc ho, ấu trùng 3 được nuốt xuống ruột non, lột xác 2 lần nữa để thành ấu trùng
5 và trưởng thành sau 1 tháng.
(2) Ở chó lớn hơn dạng di hành trên xảy ra ít hơn và ở 6 tháng tuổi dường
như không có sự di hành này. Thay vào đó, ấu trùng 3 sau khi từ gan đến phổi sẽ
trở về các mô gan, phổi, não, tim và tích trữ ở đó.
(3) Đến khi chó mang thai:
- Vào lúc 3 tuần trước khi sinh, ấu trùng 3 di hành qua nhau đến phổi của

bào thai. Khi chó con sinh ra ấu trùng từ phổi ra khí quản về ruột phát triển
thành trưởng thành sau 3 tuần.
- Cũng vào giai đoạn này, một số ấu trùng 3 từ mô cơ thể chó mẹ di hành
lên phổi rồi trở về ruột của chó mẹ phát triển thành giun trưởng thành. Vì vậy
chó mẹ sau khi sinh vài tuần trong phân thường xuất hiện trứng giun đũa. Chó
mẹ nhiễm bệnh một lần có thể truyền bệnh cho chó con ở 3 lứa đẻ liên tiếp. Điều
này cho thấy thường thấy hiện tượng tái nhiễm giun đũa chỉ xảy ra ở chó cái lúc
sinh con.
11
- Ấu trùng trong các mô của chó mẹ được thải qua sữa trong suốt 3 tuần
đầu sau khi sinh, ấu trùng di chuyển vào ruột khi chó con bú sữa mẹ và phát
triển thành giun trưởng thành mà không có sự di hành.
(4) Trứng có chứa ấu trùng 2 của giun đũa chó được loài gặm nhấm, chim
nuốt phải, chúng sẽ tạo kén trong các mô cơ thể. Khi chó ăn phải các ký chủ dự
trữ trên, ấu trùng trong các mô sẽ phát triển thành giun trưởng thành trong ruột
sau 4 đến 5 tuần, trong trường hợp này không có sự di hành.
Hình 2.2.3. Chu trình phát triển của Toxocara canis
(Theo Habluetzel và cs, 2003)
Vòng đời phát triển của Toxocara canis rất đa dạng, chúng có thể truyền
lây trực tiếp, có hoặc không có sự di hành, hoặc qua ký chủ dự trữ.
Chu trình phát triển của Toxocara canis được tóm tắt như sau:
Sự di hành và cư trú của các ấu trùng Toxocara canis qua các cơ quan trong
cơ thể vật chủ sẽ làm tổn thương các cơ quan nội tạng như: gan, phổi…gây viêm
phổi, viêm gan dễ dẫn đến báng nước (bụng chướng to như bụng cóc). Đặc biệt
với số lượng lớn ấu trùng đến phổi của chó con mới sinh sẽ gây ra viêm phổi
kéo dài dẫn đến tử vong. Khi ấu trùng di chuyển trong máu có thể gây tắc mao
mạch. Giun trưởng thành hay ấu trùng có thể chui vào túi mật làm tắc ống dẫn
mật, gây viêm túi mật. Nếu chó nhiễm với số lượng giun nhiều trong ruột, có thể
gây tắc ruột hoặc vỡ ruột.
* Chu trình phát triển Toxascaris leonina

12
Trước đây một số tác giả cho rằng vòng đời của Toxascaris leonina tiến
triển cũng giống như các loài giun đũa khác, tức là có sự di chuyển bắt buộc của
ấu trùng theo hệ thống tuần hoàn. Nhưng sau đó, người ta xác nhận là, trong cơ
thể chó ấu trùng không di chuyển theo hệ thống tuần hoàn. Trứng Toxascaris
leonina thải ra rất nhanh chóng đạt tới giai đoạn gây nhiễm (Theo A.N. Petrov
và A.M. Borockova), sự phát triển của trứng đến giai đoạn hình thành ấu trùng ở
nhiệt độ 19-22
o
C kéo dài 4 ngày, ở nhiệt độ 28-30
o
C chỉ 3 ngày và nhiệt độ 38
o
C
đến 40
o
C trở lên trứng bị chết.
Chó bị nhiễm bệnh là do ăn phải trứng Toxascaris leonina cùng với thức ăn
và nước uống. Trong ruột chó, ấu trùng chui ra khỏi trứng, xâm nhập vào thành
ruột và lần lượt lột xác. Những ấu trùng này không di chuyển vào máu, mà đi
vào lòng ruột, tiếp tục lột xác, phát triển và đạt tới giai đoạn trưởng thành. Thời
gian Toxascaris leonina phát triển đến giai đoạn trưởng thành trong ruột chó kéo
dài từ 55 đến 72 ngày. Ta có thể mô tả khái quát chu trình phát triển của loài
Toxascaris leonina qua sơ đồ sau:
13
Trứng gây nhiễm (Phôi L2)
Phôi L2 ở dạ dày
Ký chủ trung gian Chó, Mèo
Phôi từ dạ dày di Phôi L2 lột xác thành L3
hành, đóng kén ở cơ và tại niêm mạc ruột non

phát triển thành L3
Chó mèo ăn ký chủ trung gian Phôi L3 quay ra lòng ruột
Phôi L3 lột xác thành L4
Phôi L4 phát triển thành
giun trưởng thành
Giun trưởng thành phát
triển và đẻ trứng
Chu trình phát triển của Toxascaris leonina
(Theo Rep và ctv, 1980)
14
2.2.4. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun đũa trên chó
Các loài thú ăn thịt: chó, chó sói, chồn, cáo đều bị nhiễm giun đũa. Nhưng
bệnh thấy phổ biến ở chó và chó sói. Trong tự nhiên, các loài thú gặm nhấm như
chuột đóng vai trò như những ký chủ dự trữ. Chúng mang ấu trùng dạng kén
trong cơ thể, nhưng không phát bệnh.
Giun đũa gây bệnh nặng cho chó dưới 2 tháng tuổi. Chó trưởng thành trên 1
năm tuổi thường ít khi bị nhiễm giun đũa. Có thể nói bệnh giun đũa là bệnh của
súc vật non.
Tỷ lệ nhiễm Toxocara ở chó nhỏ thường thấp hơn tỷ lệ nhiễm Toxascaris.
Năm 1985, Phạm Sỹ Lăng kiểm tra 86 chó con 1-3 tháng tuổi tại Hà Nội, phát
hiện tỷ lệ nhiễm Toxacara là 14,6%, trong khi đó, tỷ lệ nhiễm Toxascaris là
85%.
Tỷ lệ nhiễm của chó còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Khi môi
trường bị ô nhiễm, mất vệ sinh, ẩm thấp thì tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó rất cao
(30-60%).
Trong điều kiện của Việt Nam nói chung và Thành phố Buôn Ma Thuột nói
riêng, vòng đời phát triển của giun đũa có thể thực hiện quanh năm. Chó thả
rông ngoài lây nhiễm trực tiếp do ăn phải trứng giun cảm nhiễm, còn bị lây
nhiễm ấu trùng từ lúc còn bào thai qua máu của chó mẹ.
2.2.5. Miễn dịch học của giun đũa trên chó

Phương thức bảo vệ chủ yếu dựa vào miễn dịch đặc hiệu.
Khi ký sinh xâm nhập, cơ thể tăng cường sản xuất IgE đặc hiệu và bạch cầu
ái toan. Chúng hoạt động theo cơ chế gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể
(ADCC).
IgE cũng đóng vai trò quan trọng trong quá mẫn type I (quá mẫn tức khắc,
quá mẫn nhanh điển hình theo cách phân loại cũ). Tế bào B sản xuất ra IgE với
sự giới thiệu kháng nguyên của APC (Tế bào trình diện kháng nguyên) và T
H
.
Tế bào B ở vùng kháng nguyên xâm nhập sản xuất tại chỗ IgE, IgE sẽ gắn kết
với tế bào ái kiềm và mast tại vùng đó, lượng IgE sẽ gia nhập tuần hoàn và tiếp
tục gắn vào các tế bào này trong tuần hoàn.
15
IgE có phần Fc phù hợp với receptor trên bề mặt của tế bào mast,
basidophil và eosophil. Chúng thường cắm phần đầu Fc vào các tế bào trên, còn
phần Fab thì hướng ra ngoài, nên IgE lưu hành tự do trong máu với số lượng rất
ít (1/1000 so với IgE gắn trong tế bào). Đời sống của IgE (T
1/2
) trong máu là 2,5
ngày so với IgG là 20 ngày, nhưng khi gắn trên tế bào thì chúng tồn tại nhiều
tuần.
Khi IgA ở trên bề mặt niêm mạc (ruột, hô hấp) không ngăn được sự xâm
nhập của ký sinh trùng thì IgE sẽ được sản xuất mạnh mẽ. Nó có thể cùng bạch
cầu ưa acid ra lòng ruột diệt ký sinh, hoặc kích hoạt tế bào mast gây phản ứng
viêm, tăng hiệu quả thực bào, khu trú và diệt ký sinh; nó cũng kích thích IgG và
bổ thể ra lòng ruột diệt ký sinh.
(Theo Nguyễn Như Thanh, 2005)
2.2.6. Tác hại của giun đũa trên người
Hình 2.2.6. Vòng đời giun đũa gây hại trên con người
Toxocara là loại giun tròn ký sinh ở động vật, người thường nhiễm

Toxocara canis (giun đũa gây bệnh trên chó) và Toxocara cati (giun đũa gây
bệnh trên mèo). Các loại giun này ký sinh ở đường tiêu hóa của chó, mèo, đẻ
trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh và gây nhiễm cho chó, mèo khác. Người là
vật chủ ngẫu nhiên, tình cờ nhiễm trứng giun ở ngoại cảnh hay ăn thịt động vật
16
có nang ấu trùng còn sống. Do người không phải là vật chủ thích hợp nên các ấu
trùng không phát triển thành giun trưởng thành, chúng cư trú ở tổ chức chúng
gây ra bệnh gọi là Toxocarosis. Tổn thương trong bệnh Toxocarosis do sự có
mặt của ấu trùng và phản ứng của cơ thể vật chủ với ấu trùng, những sản phẩm
chuyển hóa của chúng. Các thể bệnh được mô tả từ lâu là hội chứng ấu trùng di
chuyển nội tạng (visceral larva migrans – VLM với những tổn thương ở gan,
phổi, thần kinh ) và ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva migrans – OLM có
thể gây mất thị lực). Biểu hiện ở da cũng hay gặp, phổ biến nhất là ngứa, mày
đay mạn tính. Trong nhiều trường hợp, người mắc bệnh chỉ thấy ngứa hoặc mày
đay mạn tính. ()
2.3. Một số thông tin về thuốc tẩy giun Exotral và Bio-rantel
2.3.1. Thuốc tẩy giun Exotral
Exotral là sản phẩm đặc trị nội ký sinh trùng đa giá. Sản xuất tại Virbac
S.A 06516 Carros (France), được phân phối bởi Công ty liên doanh Virbac Việt
Nam.
Thành phần: Trong một viên chứa:
Niclosamide 400mg
Levamisole 21,2mg
Tá dược vừa đủ 800mg
Exotral được sản xuất dưới dạng viên nén.
Liều dùng cho chó: 1 viên/5kg thể trọng.
2.3.1.1. Công thức hóa học và tính chất của Niclosamide và Levamisole
 Niclosamide
17
Tính chất: Thuốc nhóm chất hữu cơ tổng hợp, là dạng bột, vàng nhạt,

không vị, không tan trong nước nhưng tan trong cồn.
 Levamisole
Tính chất: Thuộc nhóm imidazothiazole, là dạng đồng phân S (-) của
Tetramisole.
2.3.1.2. Cơ chế tác dụng
 Niclosamide
Thuốc thấm vào thân sán dây và giun tròn qua các vết bị tổn thương do
thuốc tạo ra. Thuốc ảnh hưởng đến sự chuyển hóa năng lượng của sán có thể do
ức chế sự sản sinh ra Adenosin Triphosphat (ATP) ở ty lạp thể. Thuốc cũng ức
chế sự thu nhận glusoce của nội ký sinh trùng, tách đôi các phản ứng
phosphoryl-oxy hóa ở ty lạp thể, kết quả là chu trình Krebs bị phong bế nên tích
lũy acid lactic gây độc. Tác dụng còn tùy vào tuổi giun sán. Con non ít chịu tác
dụng của thuốc hơn con trưởng thành. Sán chết được tiêu hóa trước khi ra khỏi
cơ thể.
 Levamisole
Thuốc ức chế Succino-dehydrogenase ở cơ giun, cản trở sự chuyển Fumarat
sang Succinat, từ đó làm giảm năng lượng cho co cơ. Do vậy làm giun bị tê liệt
và tống ra ngoài. Thuốc không hề tác dụng lên Succino-dehydrogenase của vật
chủ. Cơ giun, sán bị co quắp mạnh do Acetylcholin tăng nhanh tại các synap
thần kinh cơ của giun, sán.
Niclosamide và Levamisole là hai thành phần chính trong sản phẩm Exotral
để phòng trị giun tròn đường ruột, giun tim, sán dây. Thuốc có thể diệt được giai
18
đoạn trưởng thành, ấu trùng L4 của Ascaris, Ancylostoma, Uncinaria, Taenia,
Angiostrongylus, Dirofilaria,…
2.3.2. Thuốc tẩy giun Bio-rantel
Bio-rantel là sản phẩm của công ty thuốc thú y và thuốc thủy sản Bio,
chuyên sử dụng để tẩy giun sán trên chó mèo.
Trong một viên Bio-rantel có:
Praziquantel 25mg

Pyrantel pamoate 100mg
Tá dược vừa đủ 475mg
Liều dùng trên chó: 1 viên/5kg thể trọng.
2.3.2.1. Công thức hóa học và tính chất của Praziquantel và Pyrantel
 Praziquantel
Tính chất: Prazyquantel là dẫn xuất của pyrazino-isoquinolein, có công
thức hóa học C19H24N2O2, có khối lượng phân tử là 312,4; ít tan trong nước.
19
 Pyrantel pamoate
Tính chất: thuộc nhóm Tetrahydropyrimidines.
2.3.2.2. Cơ chế tác dụng
 Praziquantel
Praquantel được giun sán hấp thu nhanh qua ruột làm tăng tính thấm của
màng tế bào dẫn đến mất canxi nội bào, làm co cứng và tê liệt cơ của giun sán
nhanh chóng. Khi giun sán đã ngấm thuốc praziquantel, vùng da ở phần cổ của
sán trưởng thành xuất hiện các mụn nước, sau đó chúng bị vỡ ra tạo thành
những vết thương không thể hồi phục. Praziquantel cũng gây ra các không bào ở
nhiều nơi trên da sán và sau đó phân hủy làm sán bị tiêu diệt nhanh chóng. Giun
sán sẽ chết trong vòng 4 giờ sau khi sử dụng thuốc.
 Pyrantel pamoate
Pyrantel có tác dụng phong bế thần kinh – cơ trên các loại giun nhạy cảm
với thuốc. Pyrantel gây bất động giun rồi tống giun ra ngoài, chứ không gây kích
thích sự di chuyển của giun. Trong ruột, pyrantel có tác dụng trên các dạng đã
20
và chưa trưởng thành của các giun nhạy cảm với thuốc. Thuốc không có tác
dụng với các ấu trùng di chuyển trong các mô.
Pyrantel được hấp thu kém qua đường tiêu hóa. Khoảng trên một nửa liều
dùng thấy ở dạng không biến đổi trong phân sau khi uống. Dưới 7% liều dùng
được đào thải ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi và dạng chuyển hóa.
21

PHẦN III
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên các loại chó nuôi tại các hộ gia đình nuôi chó
trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ 3/2014 đến 7/2014
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại 3 phường Khánh Xuân, EaTam, Thắng Lợi và
xét nghiệm mẫu tại Bộ môn cơ sở thú y – Khoa Chăn nuôi Thú y – trường Đại
học Tây Nguyên.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Một số đặc điểm của khu vực nghiên cứu
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo khu vực
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo quy mô đàn
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo lứa tuổi
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo giống
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa giữa chó mẹ và chó con trên cùng một đàn
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo phương thức nuôi
- Liên quan giữa yếu tố vệ sinh và tỷ lệ nhiễm giun đũa
- Thử nghiệm tẩy trừ giun đũa bằng thuốc Exotral và Bio-rantel
- Đề xuất biện pháp phòng trị giun đũa cho đàn chó nuôi tại Thành phố
Buôn Ma Thuột.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp lấy mẫu
Chúng tôi thực hiện lấy 180 mẫu ngẫu nhiên tại 3 phường là Khánh Xuân,
EaTam, Thắng Lợi.
22
 Cách tiến hành

- Chuẩn bị
Sử dụng lọ thủy tinh sạch hoặc túi nilon sạch để lấy mẫu phân. Trên lọ thủy
tinh hoặc túi nilon ghi rõ các thông tin như địa điểm, tuổi, tính biệt, tên, giống
vật nuôi…
- Cách lấy mẫu
+ Lấy phân vừa được thải ra
+ Lấy phân từ trực tràng
- Thời gian lấy mẫu
Tiến hành lấy mẫu phân vào buổi sáng, lấy phân từ trực tràng hoặc sau khi
chó thải phân ra, có thể kết hợp nhờ gia chủ.
Mẫu phân sau khi lấy sẽ được bảo quản trong bình lạnh sau đó đưa về
phòng xét nghiệm của Phòng Bộ môn cơ sở thú y và xét nghiệm ngay.
Trong quá trình lấy mẫu, chúng tôi ghi nhận những thông tin liên quan đến
mẫu như cách thức nuôi, thức ăn, việc tẩy trừ, các biện pháp vệ sinh hàng ngày
của gia chủ, số lượng nuôi,… Các thông tin thu thập được ghi vào sổ nhật ký
thực tập.
3.3.2. Phương pháp xét nghiệm phân
Sử dụng phương pháp phù nổi với NaCl bảo hòa của Willis, 1927 (Nguồn:
Bài giảng ký sinh trùng thú y – Nguyễn Văn Diên, 2006), dựa trên nguyên lý:
Lợi dụng tỷ trọng dung dịch nước muối bảo hòa cao hơn tỷ trọng trứng giun
nhưng thấp hơn cặn phân, do đó trứng giun sẽ nổi lên trên, thông qua kính hiển
vi sẽ quan sát được trứng giun.
Các bước được tiến hành như sau:
Cách pha dung dịch NaCl bảo hòa: tiến hành đun sôi nước, cho từ từ muối
vào, khuấy đều đến khi muối không tan được nữa, khoảng 450g/1lit nước (khi
nguội trên mặt dung dịch có lớp muối kết tinh). Sau đó dùng lưới lọc để loại bỏ
cặn.
23
Cách làm: lấy 5 – 10g phân cho vào một cốc nhỏ, dùng đũa thủy tinh khuấy
nát phân trong 40 – 50ml nước muối bảo hòa. Sau đó lọc qua lưới lọc có 81

lỗ/cm
2
để loại bỏ cặn bã. Dung dịch phân đã lọc được cho vào lọ penicilin cho
đến khi quan sát thấy mặt nước trên miệng lọ hơi vồng lên. Đặt trên miệng lọ
một phiến kính khô và sạch. Sau 5 – 10 phút lấy lam kính ra rồi đặt vào phiến
kính một lamen, đem quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 10 và 40. Nếu thấy
có trứng giun đũa kết luận dương tính, ngược lại là âm tính.
3.3.3. Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun đũa trên chó
Sử dụng phương pháp đếm trứng Mc. Master, xác định số lượng trứng giun
có trong 1g phân bằng buồng đếm Mc. Master.
Buồng đếm Mc. Master gồm:
- 2 lam kính, cách nhau 1,5mm
- 2 buồng đếm, mỗi buồng 6 ô
- Kích thước mỗi buồng là 1cm x 1cm ở mặt trên.
Cách thực hiện
Cân 4g phân cho vào cốc thủy tinh, thêm 56ml dung dịch nước muối bảo
hòa, khuấy đều cho tan phân. Lọc qua lưới thép vào một cốc khác và khuấy đều.
Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút hút dung dịch phân nhỏ đầy cả 2 buồng
đếm Mc. Master (mỗi buồng đếm có dung tích 0,5ml). Để yên 5 phút rồi kiểm
tra dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 10).
Trong thực tế, để dễ phát hiện và dễ đếm trứng, có thể cải tiến như sau:
- Bước 1: cân 4g phân vào cốc thủy tinh, thêm nước cất (khoảng 100-
150ml), khuấy tan phân, lọc bỏ bã thô. Nước lọc để lắng trong 1 – 2 giờ, gạn bỏ
nước, giữ lại cặn.
- Bước 2: cho 56ml dung dịch nước muối bảo hòa, khuấy đều cho tan cặn.
Trong khi đang khuấy , lấy công tơ hút hút lấy 1ml dung dịch nhỏ đầy 2 buồng
đếm Mc. Master. Để yên trong 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (độ phóng
đại 10 x 10).
Đếm toàn bộ trứng trong những ô của 2 buồng đếm, rồi tính theo công thức
sau :

24
Số trứng/1gam phân = Tổng số trứng ở hai buồng đếm x 60
4
(Tổng số trứng ở trong 2 buồng đếm là số trứng trong 1 gam phân).
3.3.4. Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc tẩy trừ giun đũa
Thí nghiệm được tiến hành trên 20 chó xác định bị nhiễm giun đũa qua xét
nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi Fulleborn với dung dịch nước muối bảo
hòa NaCl, 20 chó này được chọn ngẫu nhiên trong tổng số chó khảo sát có kết
quả dương tính.
Thí nghiệm gồm 2 lô:
+ Lô thí nghiệm 1 (10 con): Sử dụng thuốc tẩy giun Exotral
+ Lô thí nghiệm 2 (10 con): Sử dụng thuốc tẩy giun Bio-rantel
Bố trí thí nghiệm
Thuốc thử
nghiệm
Số chó TN
(con)
Kiểm tra phân sau khi dùng
thuốc
Hiệu quả
điều trị
3 ngày 5 ngày 10 ngày
Exotral 10
Bio-rantel 10
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu cần xử lý thống kê dựa trên phần mềm Microsoft Excel và
Minitab 16.
Tỷ lệ nhiễm giun đũa (%) =
Hiệu lực thuốc tẩy giun (%) =
PHẦN IV

25
Số chó dương
tính với giun đũa
Tổng số chó
khảo sát
Số chó có kết quả âm
tính
x100%
Số chó được xét
nghiệm phân
x100%

×