Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ BỐ MẸ VÀ KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA ACID PARA AMINOBENZOIC TRÊN TRỨNG ĐEM ẤP CỦA GÀ TAM HOÀNG, TẠI XÍ NGHIỆP GÀ THANH BÌNH – TRẠI SỐ 2, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.79 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ BỐ MẸ VÀ KHẢO
SÁT TÁC ĐỘNG CỦA ACID PARA AMINOBENZOIC TRÊN
TRỨNG ĐEM ẤP CỦA GÀ TAM HOÀNG, TẠI XÍ NGHIỆP GÀ
THANH BÌNH – TRẠI SỐ 2, ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện
Ngành
Lớp
Niên Khóa

: NGUYỄN THỊ ÁI THANH
: Thú Y
: TC03TYBN
: 2003 - 2008

Tháng 6 năm 2009


KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ BỐ MẸ VÀ KHẢO SÁT
TÁC ĐỘNG CỦA ACID PARA AMINOBENZOIC TRÊN TRỨNG ĐEM
ẤP CỦA GÀ TAM HOÀNG, TẠI XÍ NGHIỆP GÀ THANH BÌNH –
TRẠI SỐ 2, ĐỒNG NAI

Tác giả


NGUYỄN THỊ ÁI THANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sĩ ngành
Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
GVC. TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA

Tháng 6 năm 2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Ái Thanh.
Tên đề tài: “Khảo sát khả năng sinh sản của gà bố mẹ và Khảo sát tác động của
acid Para Aminobenzoic trên trứng đem ấp của gà Tam Hoàng tại Xí Nghiệp Gà
Thanh Bình - Trại Số 2, Đồng Nai”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của khoa Chăn Nuôi - Thú Y, bộ
môn Di Truyền Giống Động Vật và yêu cầu của giáo viên hướng dẫn với các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khóa ngày …………..
Giáo viên hướng dẫn

TS. Phạm Trọng Nghĩa

ii


LỜI CẢM TẠ
.

Chân thành cảm ơn
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm.
- Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, cùng toàn thể quý thầy, cô đã tận tình
dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt quá trình học tập.
- Ban giám hiệu Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên tỉnh Bình Thuận cùng
toàn thể quý thầy cô.
- Ban quản lý trại gà giống Thanh Bình II.
- Anh Lê Ngọc Phúc trưởng trại gà giống Thanh Bình II.
- Cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên của trại, đã hết lòng giúp đỡ tạo điều
kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần cho chúng tôi trong suốt thời gian thực tập tốt
nghiệp
Kính dân lên Ba Mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục để cho con có ngày hôm
nay.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Thầy Phạm Trọng Nghĩa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực tập để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Cám ơn
Tập thể lớp TC03TYBN cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua những
khó khăn trong quá trình học tập.

Sinh Viên: Nguyễn Thị Ái Thanh

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài được tiến hành từ ngày 09/09/2008 đến ngày 09/01/2009 tại trại gà giống
Thanh Bình II thuộc xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bôm, tỉnh Đồng Nai. Nội dung đề tài:
“Khảo sát khả năng sinh sản của đàn gà bố mẹ và khảo sát tác động của acid
paraamonibenzoic trên trứng đem ấp của gà Tam Hoàng, tại trại gà giống Thanh Bình II.

Qua 16 tuần khảo sát sức sinh sản của gà bố mẹ Tam Hoàng và tác động của
acid para aminobenzoic trên trứng đem ấp đạt được như sau:
Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng 5,68 kg; tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng
17,73 kg. Với mức tiêu tốn thức ăn như vậy là khá cao.
Tỷ lệ đẻ đạt 62,55 % trong giai đoạn từ 24 – 40 tuần tuổi.
Việc sử dụng acid para aminobenzoic xịt lên trứng đem ấp đã làm tăng tỷ lệ nở
lên 85,77 % so với lô đối chứng 82,76 % và đã có ý nghĩa về mặt thống kê.
Việc sử dụng acid para aminobenzoic cũng đã làm giảm tỷ lệ gà loại II, giảm tỷ
lệ gà dị tật, làm tăng tỷ lệ gà loại I và sự khác biệt là có ý nghĩa về mặt thống kê.
Mặt khác, khi sử dụng acid này, đã cải thiện được trứng chết phôi ở giai đoạn 6
– 18 ngày.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỬ VIẾT TẮT........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU ..........................................................................................2
U


1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. Tình hình chăn nuôi ở nước ta..................................................................................3
2.2. Tình hình phát triển của giống gà Tam Hoàng.........................................................3
2.3. Một số nghiên cứu về acid para aminobenzoic (PABA) .........................................4
2.4. Giới thiệu về trại gà giống Thanh Bình II ................................................................6
2.4.1. Lịch sử thành lập trại .............................................................................................6
2.4.2. Vị trí địa lý.............................................................................................................6
2.4.3. Khí hậu ..................................................................................................................6
2.4.4. Nguồn nước ...........................................................................................................7
2.4.5. Chuồng trại ............................................................................................................7
2.4.5.1. Chuồng úm gà.....................................................................................................9
2.4.5.2. Chuồng gà hậu bị................................................................................................9
2.4.5.3. Chuồng gà đẻ ......................................................................................................9
2.4.5.4. Trại ấp.................................................................................................................9
2.4.5.5. Một số cơ sở vật chất khác .................................................................................9
2.4.5.6. Cơ cấu lao động................................................................................................10
v


2.4.6. Tình hình sản xuất của trại ..................................................................................10
2.4.6.1. Nhiệm vụ ..........................................................................................................10
2.4.6.2. Con giống .........................................................................................................10
2.4.6.3. Thức ăn .............................................................................................................10
2.4.6.4. Quy trình nuôi gà đẻ .........................................................................................11
2.4.6.5. Qui trình thú y ..................................................................................................11
2.4.6.6. Qui trình tiêm phòng ........................................................................................12
2.4.6.7. Qui trình chọn và loại thải gà giống .................................................................13
2.4.6.8. Qui trình chọn trứng ấp ....................................................................................13

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................14
3.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM...................................14
3.1.1. Thời gian và địa điểm..........................................................................................14
3.1.2. Điều kiện thí nhiệm .............................................................................................14
3.2. Bố trí khảo sát và thí nghiệm..................................................................................14
3.2.1. Khảo sát trên đàn gà bố mẹ .................................................................................14
3.2.2. Bố trí thí nghiệm về tỷ lệ ấp nở ...........................................................................14
3.3. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT.............................................16
3.3.1. Trên đàn gà sinh sản.............................................................................................16
3.3.2. Các chỉ tiêu ấp nở ................................................................................................17
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................................17
U

Chương 4. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ......................................................................18
4.1. Các chỉ tiêu trên đàn gà sinh sản ............................................................................18
4.1.1. Tỷ lệ đẻ ................................................................................................................18
4.1.2. Hệ số biến chuyển thức ăn...................................................................................19
4.2. Các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Tam Hoàng dưới tác động của acid para
aminobenzoic. ........................................................................................................22
4.2.1. Tỷ lệ trứng có phôi ..............................................................................................22
4.2.2. Tỷ lệ trứng chết phôi ...........................................................................................23
4.2.3. Tỷ lệ trứng sát + ngộp .........................................................................................24
4.2.4. Tỷ lệ nở trên trứng đem ấp ..................................................................................26
4.2.5. Tỷ lệ nở trên trứng có phôi..................................................................................27
vi


4.2.6. Tỷ lệ gà loại I.......................................................................................................28
4.2.7. Tỷ lệ gà loại II .....................................................................................................30
4.2.8. Tỷ lệ gà dị tật .......................................................................................................32

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................34
5.1. Kết luận...................................................................................................................34
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................35
PHỤ LỤC .....................................................................................................................36

vii


DANH SÁCH CÁC CHỬ VIẾT TẮT
TN: Thí nghiệm
ĐC: Đối chứng
TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn
TLCL: Tỉ lệ chết loại
PABA: Acid para aminobenzoic
LVTN: Luận văn tốt nghiệp

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Chỉ tiêu sinh sản của gà Tam Hoàng dòng “882” ..........................................4
Bảng 2.2. Bảng thành phần dinh dưỡng của thức ăn gà Tam Hoàng tại trại gà Thanh
Bình II ........................................................................................................10
Bảng 2.3. Quy trình tiêm phòng....................................................................................12
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm .........................................................................................14
Bảng 4.1: Tỷ lệ đẻ của đàn gà Tam Hoàng qua 16 tuần khảo sát.................................18
Bảng 4.2: Tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày) và tiêu tốn thức ăn 10 quả trứng, 1kg trứng ..... 20
Bảng 4.3: Kết quả tỷ lệ trứng có phôi...........................................................................22

Bảng 4.4: Tỷ lệ chết phôi ở giai đoạn 6 – 18 ngày của các lô thí nghiệm....................23
Bảng 4.5: Tỷ lệ trứng sát + ngộp ở các lô thí nghiệm ..................................................25
Bảng 4.6. Tỷ lệ nở trên trứng đem ấp ở các lô thí nghiệm ...........................................26
Bảng 4.7: Tỷ lệ nở trên trứng có phôi của các lô thí nghiệm .......................................27
Bảng 4.8: Tỷ lệ gà loại I của các lô thí nghiệm ............................................................29
Bảng 4.9: Tỷ lệ gà loại II của các lô thí nghiệm...........................................................30
Bảng 4.10: Tỷ lệ gà dị tật của các lô thí nghiệm ..........................................................32

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ đẻ của gà Tam Hoàng qua 16 tuần khảo sát ...................................19
Biểu đồ 4.2: Tiêu tốn thức ăn trên 10 quả trứng, tiêu tốn thức ăn trên 1 kg trứng.......21
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ trứng có phôi của các lô thí nghiệm................................................22
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ trứng chết phôi giai đoạn 6 – 18 ngày của các lô thí nghiệm .........24
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ trứng sát + ngộp ở các lô thí nghiệm ..............................................25
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ nở trên trứng đem ấp của các lô thí nghiệm ...................................26
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ nở trên trứng có phôi của các lô thí nghiệm ...................................28
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ gà loại I của các lô thí nghiệm ........................................................29
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ gà loại II của các lô thí nghiệm.......................................................31
Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ gà dị tật của các lô thí nghiệm ......................................................32

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây do dịch cúm gia cầm bùng phát đã làm cho ngành
chăn nuôi gia cầm nước ta giảm một cách đáng kể cả về kinh tế và nguồn thực phẩm.
Ngành chăn nuôi gia cầm không thể thiếu nhất là chăn nuôi gà, nó cung cấp cho con
người những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt, trứng.
Để đáp ứng nhu cầu trên thì việc chọn lựa những giống gia cầm cho năng xuất
cao và thích nghi tốt trong điều kiện khí hậu, nuôi dưỡng ở Việt Nam là rất cần thiết.
Gà Tam Hoàng là một trong những giống được người tiêu dùng ưa chuộng và được
nuôi phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước do dễ nuôi có thể sữ dụng nguồn thức
ăn ở địa phương, có tính kháng bệnh cao, thịt thơm ngon đáp ứng được nhu cầu thị
hiếu của người tiêu dùng.
Ngành chăn nuôi gia cầm đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới
như: nhập những giống mới có năng xuất cao, sử dụng thức ăn công nghiệp, áp dụng
các quy trình chăn nuôi: ấp trứng, quy trình thú y, vệ sinh phòng bệnh…Nhà sản xuất
luôn dùng mọi phương pháp kỹ thuật nhằm tăng tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ nuôi sống gà con
bằng cách điều chỉnh thích hợp các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, sự đảo
trứng, khẩu phần thức ăn của bố mẹ, tỷ lệ trống/mái. Ngoài những yếu tố trên còn có
thể tác động khác như xịt dung dịch acid para aminobenzoic lên trứng đem ấp.
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh tầm quan trọng của acid para aminobenzoic
đối với gia súc nói chung và gia cầm nói riêng. Người ta sử dụng loại acid này xịt lên
trứng đem ấp để tăng tỷ lệ nở và tỷ lệ nuôi sống gà con.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự chấp thuận của khoa Chăn Nuôi - Thú
Y, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, bộ môn Di Truyền Giống và được sự huớng
dẫn của TS. Phạm Trọng Nghĩa, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát khả năng sinh
sản của gà bố mẹ và khảo sát tác động của acid para aminobenzoic trên trứng
đem của gà Tam Hoàng, tại Xí Nghiệp Gà Thanh Bình, Trại số 2 - Đồng Nai”.

1


1.2 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1.2.1. Mục đích
Khảo sát về khả năng sinh sản của đàn gà bố mẹ Tam Hoàng.
Khảo sát về khả năng ấp nở của trứng gà Tam Hoàng dưới tác động của acid
para aminobenzoic trên trứng gà đem ấp.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi được một số chỉ tiêu sinh sản của đàn gà bố mẹ.
Theo dõi được một số chỉ tiêu ấp nở cơ bản của đàn gà Tam Hoàng bố mẹ đang
được nuôi tại Xí Nghiệp Thanh Bình, Trại số 2 - Đồng Nai.
Ghi nhận hiệu quả của việc xịt acid para aminobenzoic trên khả năng ấp nở của
trứng gà giống Tam Hoàng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tình hình chăn nuôi ở nước ta
Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cao Đức Phát cho biết,
dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai những năm gần đây, nhưng chăn nuôi vẫn tăng
trưởng khá. Tỷ trọng chăn nuôi trong Nông nghiệp đã tăng từ 22 % (2005), lên 24 %
(2007), theo chiến lược đến năm (2010) tỷ trọng chăn nuôi sẽ chiếm khoảng 32 % đến
(2015) là 38 %. Như vậy, trong giai đoạn (2008 - 2010). Ngành chăn nuôi phải tăng
bình quân giai đoạn (2010 - 2015) là 6 – 7 % / năm.
2.2. Tình hình phát triển của giống gà Tam Hoàng
Theo tác giả Hoài Anh (1995) gà Tam Hoàng có lông vàng, da vàng, chân và
mỏ vàng, mào đẹp to hình răng cưa.
Gà trống trưởng thành: lông cổ màu vàng đỏ, lông ngực màu vàng nhạt, lông
đuôi màu đen uốn cong lên.
Gà mái trưởng thành: màu lông nhạt hơn gà trống, chân thấp và to hơn gà Ta
Vàng.

Gà con một ngày tuổi: phủ lông tơ màu vàng, vùng lưng có 2 sọc màu nâu sáng
hoặc màu đen.
Gà tam hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhóm gà này có tên Salan (tên địa
phương ở Trung Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc). Sau ngày giải phóng Trung Quốc
(1949) công ty xuất nhập khẩu Trung Sơn độc quyền thu mua gà này để xuất khẩu bán
qua cửa khẩu Thạch Kỳ nên người ta còn gọi là gà Thạch Kỳ. Gà Thạch Kỳ có trọng
lượng nhỏ, sinh sản kém nên cuối thập nhiên 70 các nhà chăn nuôi Hồng Kông đã
dùng giống gà Kabir (Israel) lai tạo với gà Thạch Kỳ cho ra 1 giống gà lai Thạch Kỳ Kabir. Từ đó gà được chọn lọc tiếp tục cho đến ngày hôm nay.

3


- Hiện nay ở Việt Nam có các dòng gà Tam Hoàng:
+ Tam Hoàng dòng 882: màu lông khá thuần nhất, chân vàng, da vàng, con
trống to cường tráng, chân thấp hơn gà Tàu của VN. Nuôi 3,5 tháng dạng bán công
nghiệp đạt bình quân 1,75 kg/con, năng suất trứng đạt 140 - 150 trứng/mái/năm.
+ Tam Hoàng dòng 882 - 2 (Hoàng Hệ) to con hơn, đẻ sai hơn, 3 tháng tuổi đạt
trọng lượng bằng dòng 882 lúc 3,5 tháng có thể đạt bình quân 1,9 - 2,0 kg/con, năng
suất đạt 160 - 170 trứng/mái/năm.
+ Tam Hoàng dòng 882 - 3: nuôi 3 tháng có thể đạt bình quân 1,9 - 2,0 kg/con,
năng suất đạt 160 - 170 trứng/mái/năm.
- Ở VN trong những năm gần đây, gà Tam Hoàng đã phát triển khắp 3 miền
Bắc - Trung - Nam. Từ trung tâm nghiên cứu Thụy Phương thông qua các tổ chức
khuyến nông, mỗi năm có hàng trăm ngàn con giống được triển khai đến các hộ dân ở
các tỉnh miền Bắc và miền Nam, một số xí nghiệp gà giống ở thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh khác cũng nhập giống trực tiếp từ các công ty chăn nuôi của Trung Quốc
để nuôi, cung cấp con giống cho nông dân và các nhà chăn nuôi.
- Chỉ tiêu sinh sản của gà Tam Hoàng bố mẹ dòng “882”, theo tài liệu khuyến
nông của công ty gia cầm Bạch Vân, Trung Quốc (1997) được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Chỉ tiêu sinh sản của gà Tam Hoàng dòng “882”

Chỉ tiêu

Đơn vị

Gà Tam Hoàng mái

Tuổi đẻ trứng đầu

Tuần tuổi

23

Tỷ lệ đẻ đạt 50 %

Tuần tuổi

26

Tỷ lệ đẻ cao nhất

Tuần tuổi

28

Bình quân tỷ lệ trứng có phôi

%

95


Tỷ lệ nở /Tổng trứng ấp

%

79

Tỷ lệ nuôi sống gà hậu bị

%

95

Tỷ lệ nuôi sống thời kỳ đẻ

%

90

2.3. Một số nghiên cứu về acid para aminobenzoic (PABA)
Các chất kích thích sự sinh trưởng phát dục thì trước hết chúng phải là các hợp
chất có thể kích thích quá trình trao đổi chất trong các tế bào và trong cơ thể thú nói
chung. Các chất kích thích này có thể có cấu tạo hóa học khác với các chất kích thích
4


khác có trong tự nhiên, hay có thể nói chúng tác động vào sự sinh trưởng phát dục
khác với các chất trong tự nhiên. Một trong những chất trên là acid para aminobenzoic.
Cấu trúc hóa học của acid para aminobenzoic
NH2


H

C
O

Acid này đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, nó tham gia vào
quá trình tạo ra acid folic là một trong những thành phần tạo ra các acid nucleic cơ
bản.
- Theo Emalina N.T và cộng tác viên (1970) thì acid para aminobenzoic tham
gia vào thành phần của acid folic (là 1 loại vitamin
- Theo ý kiến của Dioduka (1984) thì acid para aminobezoic tham gia vào việc
kiểm soát quá trình tổng hợp một số amino acid như methionin
Nhiều thí nghiệm về việc sử dụng acid para aminobezoic đã được thực hiện trên
gà.
+ Sangin Berezovski G.N (1988) đã sử dụng acid para aminobenzoic cho gà
Belarus (trứng) ăn với liều 0,001 g đã cho thấy vào 30 - 60 ngày tuổi ở các lô thí
nghiệm có tăng trọng tốt hơn các lô đối chứng.
+ Theo Phạm Trọng Nghĩa (1992) sử dụng acid para aminobenzoic với liều
10-6g / trứng, trên trứng gà Belarus ở vùng ngoại ô thành phố Mascova đã làm tăng tỷ
lệ nở trên trứng đem ấp lên đến 90,1 %, trong khi đó lô đối chứng chỉ có 86,8 % đối với trứng
có độ dẫn điện cao, còn với trứng có độ dẫn điện trung bình thì sự khác biệt không đáng kể
giữa lô thí nghiệm 91,5 % và lô đối chứng 91,2 %. Khi sử dụng trên gà Belarus ở tại
Bagachinska cho thấy khi sử dụng liều 10-6 đủ làm tăng tỷ lệ ấp nở trên trứng đem ấp từ 81,3
% lên đến 86,1 %.

5


2.4. Giới thiệu về trại gà giống Thanh Bình II


2.4.1. Lịch sử thành lập trại
Trước năm 1975 thuộc quyền sở hữu của tư nhân.
Năm 1975 được nhà nước tiếp quản.
Từ 1976 - 1996 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thanh Bình mua lại chuồng
trại thành lập trại chăn nuôi Thanh Bình và được chuyển từ Biên Hòa về ấp Phú Sơn,
xã Bắc Sơn, Trảng Bom, Đồng Nai. Trong giai đoạn này trại chỉ chăn nuôi heo.
Đến năm 2001 bắt đầu nuôi thêm gà nhưng chỉ nuôi gà thịt.
Đến năm 2003 bắt đầu nuôi gà giống với quy mô ngày càng mở rộng hơn cho
tới bây giờ tổng đàn gà của trại là 22.000 con.
2.4.2. Vị trí địa lý
Trại gà giống Thanh Bình II thuộc công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn thức ăn gia
súc Thanh Bình ở khu vực ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai,
cách quốc lộ 1A 2 km về hướng bắc.
Phía Đông giáp xã Bắc Minh, huyện Trảng Bom.
Phía Tây giáp khu công nghiệp Hố Nai, xã Hố Nai, huyện Trảng Bom.
Phía Nam giáp xã Tân Cang, huyện Long Thành.
Phía Bắc giáp xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom.
Do vị trí nằm gần quốc lộ 1A nên việc vận chuyển qua lại tương đối thuận tiện.
2.4.3. Khí hậu
Nằm ở khu vực Đông Nam bộ ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một
năm có 2 mùa rõ rệt.
+ Mùa mưa từ tháng 5 - 11 lúc này mưa nhiều nên độ ẩm cao 80 – 90 % và
nhiệt độ trong thời gian này khoảng 27 0C – 36 0C.
+ Mùa nắng từ tháng 12 - 4 khí hậu nắng nóng và khô, độ ẩm 65 % - 75 % nhiệt
độ 28 0 C – 38 0 C.

6


2.4.4. Nguồn nước

Trại sử dụng nguồn nước từ giếng khoan, dùng máy bơm lên hồ dự trữ và được
xử lý bằng chlorin 1/1000 trước khi đưa vào sử dụng. Nhờ vậy nguồn nước đảm bảo
vệ sinh, tránh được một số bệnh cũng như sự lây lan mầm bệnh.
2.4.5. Chuồng trại
Chuồng được cất theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Toàn bộ trại có 7 dãy
chuồng được sử dụng trong việc nuôi gà đẻ, gà hậu bị, úm gà con và được bố trí theo
sơ đồ sau:

7


G3

G3

G3

G3

A
B

H

G1

Đ

E


H

H

G2

H

G2

C
H

Cổng ra vào

E: Kho chứa thức ăn

Lối đi

G1: dãy chuồng úm gà con

Giếng khoan

G2: dãy chuồng gà hậu bị

A:

Khu nhà tập thể

G3: dãy chuồng gà đẻ


B:

khu tổ chức văn phòng

H: hồ chứa nước

C:

Kho dự trữ trấu và một số dụng cụ khác

Đ:

khu để máy phát điện

Sơ đồ: Sơ đồ chuồng trại gà của trại Thanh Bình II
8

H

H


2.4.5.1. Chuồng úm gà
Chuồng úm gà con có diện tích 44 x 14 = 616 m2, được che kín toàn bộ và chia
thành 8 ô nhỏ mỗi ô có diện tích 56 m2. Nền chuồng làm bằng xi măng có đổ 1 lớp
trấu dày 10 cm, chuồng được vệ sinh sát trùng và để trống 2 tuần trước khi bắt gà về.
Gà con được úm bằng brooder (chụp úm gà con), mỗi chụp úm 1000 con trong
vòng 15 ngày.
2.4.5.2. Chuồng gà hậu bị

Gà hậu bị được nuôi ở 2 dãy chuồng, được nuôi bằng hệ thống chuồng lạnh
(nhiệt độ trong chuồng 26 – 28 0C).
Mỗi dãy chuồng có diện tích 44 x 14 = 616 m2, vách được xây bằng gạch cao
1 m, bên trên là lưới B40 có che kín bằng nilon, mái chuồng có cấu trúc 2 mái và được
lợp bằng tole, nền chuồng làm bằng xi măng có đổ 1 lớp trấu dày 10 cm.
2.4.5.3. Chuồng gà đẻ
Gà đẻ được nuôi ở 4 dãy chuồng, mỗi dãy có diện tích 44 x 14 = 616 m2 được
nuôi bằng hệ thống chuồng lạnh (nhiệt độ từ 26 – 28 0C), vách được xây bằng gạch
cao 1m bên trên là lưới B40 có phủ nilon, mái chuồng có cấu trúc 2 mái được lợp bằng
tole, nền chuồng làm bằng xi măng có đổ 1 lớp trấu dày 10 – 12 cm. Ngoài ra mỗi dãy
chuồng được bố trí 20 ổ đẻ, mỗi ổ đẻ có 24 lỗ đẻ được làm bằng gỗ, bên trong mỗi ổ
đẻ có lót một ít trấu.
2.4.5.4. Trại ấp
Trại ấp cách biệt với khu chăn nuôi có diện tích 12 x 44 = 528 m2. Trại có toàn
bộ 11 máy ấp và 6 máy nở đều là máy thủ công của Việt nam, mỗi máy có chiều dài 7
m, rộng 2 m cao 2 m và 1 kho bảo quản trứng có diện tích 4 x 6 = 24 m2.
2.4.5.5. Một số cơ sở vật chất khác
Kho dự trữ trấu có diện tích 4 x 10 = 40 m2.
Khu để máy phát điện có diện tích 5 x 6 = 30 m2.
Khu làm việc có diện tích 8 x 10 = 80 m2.
Dãy nhà tập thể có diện tích 8 x 12 = 96 m2.
Một nhà bếp có diện tích 5 x 6 = 30 m2.
Một máy sát trùng chuồng trại, 2 máy cắt cỏ, một xe vận chuyển trứng.

9


2.4.5.6. Cơ cấu lao động
Tổ chức văn phòng 4 người.
Tổ chức kỹ thuật 2 người.

Tổ chăn nuôi 10 người.
Tổ bảo vệ 3 người.
Nhà bếp 1 người.
2.4.6. Tình hình sản xuất của trại
2.4.6.1. Nhiệm vụ
Từ lúc thành lập đến năm 2000 trại chỉ tập trung nuôi heo, bán thịt và con
giống. Đến năm 2001 mở rộng qui mô sản xuất nằng cách nuôi thêm gà nhưng chỉ
nuôi gà thịt để tăng thêm thu nhập.
Đến năm 2003 trại chuyển sang 1 hướng chăn nuôi khác đó là vừa nuôi heo vừa
nuôi gà giống, cung cấp gà con cho các vùng lân cận: Đồng Nai, Bình Dương… và đã
trở thành một trong những trại gà lớn ở Đồng Nai. Hiện nay trại vẫn duy trì hình thức
sản xuất như trước nhưng được mở rộng hơn.
2.4.6.2. Con giống
Gà Tam Hoàng là một trong những giống gà được ưa chuộng và phát triển
mạnh ở nhiều nơi trong nước. Đàn gà bố mẹ Tam Hoàng của trại giống Thanh Bình II
được nhập từ công ty giống gia cầm Miền Nam.
2.4.6.3. Thức ăn
Trại sử dụng thức ăn do công ty thực phẩm Thanh Bình cung cấp. Thức ăn được
pha trộn phù hợp cho từng lứa tuổi, được đóng bao rồi vận chuyển đến khu chăn nuôi.
Bảng 2.2. Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn đậm đặc gà Tam Hoàng
tại trại gà Thanh Bình II
Giai đoạn
Thành phần

Gà con 0 – 4 tuần

Hậu bị

Sinh sản


ME min (Kcal/kg)

3200

3000

2400

Protein (min %)

20

18

38

Xơ thô (max %)

5

6

6

NaCl (%)

0,3 – 0,6

0,3 – 0,6


1,5 – 2

Canxi (%)

0,8 – 1,2

0,9 – 1,2

10 – 12

Phospho (min %)

0,7

0,5

1,2

Ẩm độ (max %)

13

13

12

10


2.4.6.4. Quy trình nuôi gà đẻ

Gà ở lô khảo sát được chăm sóc theo quy trình của trại, ngày cho ăn 1 lần vào
lúc 5 giờ sáng.
Máng ăn, máng uống được vệ sinh hàng ngày, trấu lót nền chuồng được thay 2
tháng 1 lần, hàng tuần vệ sinh ổ đẻ.
Sau khi cho gà ăn tiến hành kiểm tra sức khỏe đàn gà.
Nhặt trứng: lần thứ nhất lúc 8 giờ sáng, lần thứ hai lúc 10 giờ 30 phút sáng, lần
thứ ba lúc 1 giờ 30 phút chiều, lần thứ tư lúc 4 giờ chiều. Sau mỗi lần nhặt, trứng được
phân ra từng loại: trứng bể, trứng dị hình, trứng đôi, trứng rạn nứt, với những trứng đủ
điều kiện đem ấp, sẻ được chuyển trứng vào kho bảo quản lạnh.
2.4.6.5. Qui trình thú y
Đối với công nhân: được sát trùng bằng dung dịch Iodocleanse khi bước vào
cổng trại bằng cách dùng máy phun sương, phun lên người và phương tiện đi lại.
Trước khi vào chuồng nuôi phải mang ủng, khẩu trang và bước qua hố sát trùng, công
nhân làm ở dãy nào thì ở dãy đó không được sang dãy khác.
Đối với khách: hạn chế khách tham quan, khách vào tham quan cũng được sát
trùng, mang ủng, khẩu trang theo qui định của trại, sau đó được cán bộ kỹ thuật hướng
dẫn đến các dãy chuồng.
Qui trình vệ sinh chuồng trại
Hàng ngày công nhân phải vệ sinh máng ăn, máng uống, quét dọn hành lang
xung quanh chuồng nuôi.
Mỗi tuần 2 lần vào thức ba và thứ bảy xịt thuốc sát trùng corrosive quanh khu
vực chăn nuôi.
Trước và sau mỗi đợt nuôi chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ và để trống ít
nhất 2 tuần.

11


2.4.6.6. Qui trình tiêm phòng
Bảng 2.3. Quy trình tiêm phòng

Lứa tuổi
1 ngày tuổi

Đường cung cấp

Loại vaccine

Tiêm dưới da

Rismavac

Tiêm dưới da

H120

Phòng bệnh
Marek
Viêm phế quản
truyền nhiễm
Newcastle + Viêm

7 ngày tuổi

Nhỏ mắt

clone 30 + Ma5

phế quản truyền
nhiễm


10 ngày tuổi
12 ngày tuổi

Tiêm xuyên qua

Vaccine sống

Đậu gà

Uống

Lz228E

Gumboro

Nhỏ mắt hoặc mũi

Clone 30 + Ma5

Newcastle + viêm

màng cánh

phế quản truyền

21 ngày tuổi

4 tuần tuổi

nhiễm

Tiêm dưới da

vaccine chết ½ liều

Newcastle

Uống

D78

Gumboro
Newcastle + viêm

8 tuần

Nhỏ mắt hoặc mũi

Clone 30 + Ma5

10 tuần

Tiêm dưới da

Vaccine H5N2

phế quản truyền
nhiễm
Cúm
viêm thanh khi


11 tuần

Nhỏ mắt

ILT

quản truyền nhiễm

Nhỏ mắt hoặc mũi

Clone 30 + Ma5

Newcastle + viêm
phế quản truyền

15 tuần

nhiễm
Tiêm bắp

Vaccine chết

EDS

Nhỏ mắt hoặc mũi

Clone 30 + Ma5

Newcastle + viêm
phế quản truyền


24 tuần tuổi

nhiễm
Tiêm bắp

Vaccine chết
12

Newcastle


Sau đó cứ cách 5 tuần là tái chủng vaccine phòng bệnh Newcastle lại 1 lần cho
đến tuần 56 là không chủng ngừa nữa.
2.4.6.7. Qui trình chọn và loại thải gà giống
- Chọn gà giống lúc 1 ngày tuổi: gà nhập về được tách riêng trống mái, gà con
phải đồng đều, phản ứng nhanh nhẹn, đạt tiêu chuẩn gà loại I, không bị dị tật, chân và
mỏ phải vững chắc… loại bỏ những con quá nhỏ, hở rốn, lông xơ xác, chảy nước
mũi…
- Chọn gà lúc 8 tuần tuổi: loại bỏ những con bị khuyết tật, những con có màu
lông khác so với giống, những con bệnh. Cân ngẫu nhiên 10 % số gà trong đàn, rồi
tính trọng lượng bình quân sau đó chọn những con có trọng lượng nằm trong khoảng
( X ± 0,1X ) để điều chỉnh khẩu phần thức ăn hợp lý hơn. Đối với gà trống cũng làm
tương tự nhưng khoảng giới hạn hẹp hơn ( X ± 0,05X ).
- Chọn gà lúc 18 tuần tuổi: chọn những gà mái có lông bóng mượt, cánh ép sát
vào thân, mồng tích phát triển, đuôi cong, thân hình cân xứng. Gà trống chọn những
con có ngoại hình tốt, mồng tích phát triển, không bệnh tật.
2.4.6.8. Qui trình chọn trứng ấp
Trứng sau khi nhặt ở chuồng nuôi được chuyển đến kho dự trữ vào mỗi buổi
chiều.

Chọn trứng ấp: chọn những trứng có trọng lượng từ 50 g – 65 g, vỏ trơn láng
không dị hình, không méo mó, không rạn nứt, không mỏng vỏ. Trứng đã được chọn ấp
sẽ đưa vào kho xông hơi bằng dung dịch formol (40 ml+ KMnO4 20 g) cho 1 m3 trong
15 phút rồi bảo quản ở kho lạnh (nhiệt độ 18 – 20 0C) không quá 1 tuần.

13


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1. Thời gian và địa điểm
Thời gian: từ ngày 09/09/2008 đến ngày 09/01/2009.
Địa điểm: Xí Nghiệp Chăn Nuôi Thanh Bình, Trại Số 2, tỉnh Đồng Nai.
3.1.2. Điều kiện thí nghiệm
Lô thí nghiệm được chăn sóc nuôi dưỡng theo qui trình hiện hành của trai.
3.2. Bố trí khảo sát và thí nghiệm
3.2.1. Khảo sát trên đàn gà bố mẹ
Đàn gà khảo sát được chọn ngẫu nhiên ở 1 dãy chuồng, giai đoạn từ 24 - 39
tuần tuổi.
Tổng số gà khảo sát 3822 con, trong đó có 3430 mái và 392 trống tỷ lệ trống
mái là 1 trống đảm nhận 8,8 mái.
Định mức thức ăn: mỗi tuần có mức định mức thức ăn khác nhau thấp nhất là
tuần 24 - 25 là 106 g/con/ngày cao nhất ở tuần 34 - 35 là 139 g/con/ngày.
3.2.2. Bố trí thí nghiệm về tỷ lệ ấp nở
Bố trí thí nghiệm về tỷ lệ ấp nở được trình bày qua bảng 3.1.
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm
Lô thí nghiệm

Đối chứng


Thí nghiệm acid para aminobenzoic

(ĐC)

(PABA) (TN)

Dùng 700 ml
Yếu tố tác động + Liều lượng

nước cất xịt
lên trứng

Dùng acid para aminobenzoic
xịt lên trứng với liều 3.10-4 g/trứng, sử
dụng 700 ml dung dịch PABA xịt cho
7000 trứng.

Số lượng trứng

7000

7000

Thí nghiệm được lập lại

6 lần

6 lần


14


×