Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM LEPTOSPIRA TRÊN BÒ SỮA Ở QUẬN 9 VÀ QUẬN 12 TP. HỒ CHÍ MINH Họ và tên sinh viên : NGUYỄN VĂN HÒA Ngành : Thú Y Lớp : TC03TY Niên khóa : 2003 – 2008 Tháng 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM LEPTOSPIRA TRÊN
BÒ SỮA Ở QUẬN 9 VÀ QUẬN 12 TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN VĂN HÒA
Ngành

: Thú Y

Lớp

: TC03TY

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 6/2009


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM LEPTOSPIRA TRÊN
BÒ SỮA Ở QUẬN 9 VÀ QUẬN 12 TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả

NGUYỄN VĂN HÒA


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ ANH PHỤNG

Tháng 6/2009
i


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường DHNL TPHCM. Qúy thầy cô khoa CNTY đã tận tình
dạy dỗ, truyền đạt kiến thức qúy báu, kinh nghiệm cho chúng tôi suốt quãng đời sinh
viên, đề làm hành trang vào đời.
Chân thành cảm ơn
Tiến sĩ Lê Anh Phụng, đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Bác sĩ thú y Huỳnh Thị Thu Hương
Bác sĩ thú y Phạm Ngọc Chí
Bác sĩ thú y Bùi Quang Thể
Đã tận tình giúp đỡ chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp
và hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh.
Các anh chị phòng chẩn đoán xét nghiệm và điều trị.
Đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Thành kính ghi ơn
Ba má, cùng anh chị em đã hết lòng động viên, lo lắng giúp đỡ cho tôi đươc
như ngày hôm nay.

Cảm ơn các bạn, đã cung cấp tài liệu và động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành tốt nghiệp.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Qua thực hiện đề tài: “khảo sát tình hình nhiễm Leptospira trên bò sữa ở quận 9
và quận 12 Thành Phố Hồ Chí Minh” bằng phản ứng (MAT) với 156 mẫu huyết thanh,
chúng tôi có một số kết quả sau:
-

Tỷ lệ nhiễm Leptospira chung trên bò sữa ở hai khu vực là 25%, trong đó tỷ lệ
nhiễm Leptospira ở quận 9 là 36% và quận 12 là 19,8%.

-

Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo phường: Ở quận 9 cao nhất là phường Long Thạnh
Mỹ (50%) và ở quận 12 cao nhất là phường Hiệp Thành (29,6%).

-

Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo lứa đẻ: Cao nhất là nhóm bò đẻ 3 lứa (40,9%), thấp
nhất là bò tơ (12,7%).

-

Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo qui mô hộ chăn nuôi: Cao nhất ở qui mô > 20 con/
hộ và thấp nhất là < 10 con/ hộ.


-

Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo nhóm máu lai: Cao nhất là nhóm F1(30,8%), thấp
nhất là nhóm F3( 22,1%).

-

Đã phát hiện được 4 serovar nhiễm trên bò sữa, trong đó 2 serovar nhiễm cao nhất
là hardjo bovis (48,57%) và hebdomadis (45,71%).

-

Số serovar nhiễm trên 1 cá thể: Các cá thể nhiễm từ 1 đến 2 serovar, chủ yếu là 2
serovar (chiếm tỷ lệ 89,74%)

-

Hiệu giá kháng thể ngưng kết với Leptospira tập trung ở mức từ 1/100 đến 1/200
(chiếm tỷ lệ tổng cộng là 71,79%).

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii

DANH SÁCH HÌNH..................................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................................x
DANH SÁCH SƠ ĐỒ .....................................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ LỊCH SỬ PHÁT HIỆN BỆNH......................................3
2.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................3
2.1.2. Lịch sử phát hiện bệnh do Leptospira ...................................................................3
2.2. CĂN BỆNH HỌC ....................................................................................................4
2.2.1. Phân loại ................................................................................................................4
2.2.2. Hình thái và cấu tạo...............................................................................................5
2.2.3. Sự chuyển dộng .....................................................................................................6
2.2.4. Đặc điểm nuôi cấy và đặc tính sinh hóa................................................................6
2.2.5. Sức đề kháng .........................................................................................................6
2.2.6. Cấu trúc kháng nguyên và tính sinh miễn dịch .....................................................7
2.3. DỊCH TỄ HỌC .........................................................................................................8
2.3.1. Tình hình bệnh và phân bố địa lý ..........................................................................8
2.3.1.1. Thế giới...............................................................................................................8
2.3.1.2. Việt Nam ............................................................................................................8
2.3.2. Loài vật cảm thụ ....................................................................................................9
iv


2.3.3. Chất chứa mầm bệnh ...........................................................................................10
2.3.4. Đường xâm nhập .................................................................................................10
2.3.5. Phương thức truyền lây .......................................................................................11

2.3.6. Cách sinh bệnh ....................................................................................................12
2.4. TRIỆU CHỨNG .....................................................................................................13
2.4.1. Thể quá cấp tính ..................................................................................................13
2.4.2. Thể cấp tính .........................................................................................................13
2.4.3. Thể mãn tính........................................................................................................13
2.5. BỆNH TÍCH............................................................................................................14
2.6. CHẨN ĐOÁN ........................................................................................................14
2.6.1. Chẩn đoán lâm sàng.............................................................................................14
2.6.1.1. Chẩn đoán dịch tễ học ......................................................................................14
2.6.1.2. Chẩn đoán phân biệt .........................................................................................14
2.6.2. Chẩn đoán ở phòng thí nghiệm............................................................................15
2.6.2.1. Chẩn đoán vi trùng học.....................................................................................15
2.6.2.2. Chẩn đoán huyết thanh học ..............................................................................16
2.7. PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ..............................................................................17
2.7.1. Phòng bệnh ..........................................................................................................17
2.7.1.1. Vệ sinh phòng bệnh ..........................................................................................17
2.7.1.2. Thực hiện việc tiêm phòng bằng vaccine .........................................................18
2.7.2. Điều trị.................................................................................................................18
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................19
3.1. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .........................................................................19
3.1.1. Thời gian..............................................................................................................19
3.1.2. Địa điểm ..............................................................................................................19
3.2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI ...............................................................................................19
3.3 VẬT LIỆU...............................................................................................................19
3.3.1 Mẫu khảo sát.........................................................................................................19
3.3.2 Bộ kháng nguyên chuẩn .......................................................................................19
3.3.3 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất................................................................................19
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................21
v



3.4.1 Phân bố lấy mẫu trên bò .......................................................................................21
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu huyết thanh ......................................................................21
3.4.3. Phương pháp thực hiện phản ứng MAT ..............................................................22
T

3.5. Các chỉ tiêu theo dõi ...............................................................................................26
Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên bò sữa...............................................................................26
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................26
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................27
4.1.TỶ LỆ NHIỄM LEPTOSPIRA TRÊN BÒ SỮA THEO KHU VỰC .....................27
4.1.1. Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên bò sữa của quận 9 và quận 12................................27
4.1.2.Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo phường của Quận 9 và Quận 12 ............................29
4.2.TỶ LỆ NHIỄM LEPTOSPIRA THEO LỨA ĐẺ ....................................................31
4.3. TỶ LỆ NHIÊM LEPTOSPIRA TRÊN BÒ SỮA THEO QUI MÔ HỘ CHĂN
NUÔI .....................................................................................................................33
4.4. TỶ LỆ NHIỄM LEPTOSPIRA THEO NHÓM MÁU LAI BÒ SỮA HÀ LAN ....34
4.5. CÁC SEROVAR CỦA LEPTOSPIRA PHÁT HIỆN ĐƯỢC ................................36
4.5.1 Các serovar phát hiện được ở quận 9 + quận 12 ..................................................36
4.5.2 Số serovar được phát hiện ở Quận 9 và ở Quận 12..............................................37
4.6. SỐ SEROVAR NHIỄM TRÊN CÁ THỂ ..............................................................38
4.7. HIỆU GIÁ KHÁNG THÊ NGƯNG KẾT VỚI LEPTOSPIRA..............................40
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................43
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................43
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................45
PHỤ LỤC .....................................................................................................................47

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ELISA: Enzyme Linked Immunosorbent Assay
EMJH: Ellinghausent McCuloug johnson Harris
FAO: Food and Agriculture Organizati
F1: Bò lai có ½ máu bò Hà Lan
F2: Bò lai có 3/4 máu bò Hà Lan
F3: Bò lai có 7/8 máu bò Hà Lan
MAT: (Microscopic Agglutination Test).
OIE: Organization of Iternational Epidemiology
PCR: Polymerase Chain Reaction
PBS: Phosphate Buffered Saline

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Phân biệt 2 loài Leptospira .............................................................................4
Bảng 3.1: Danh sách các serovars trong bộ kháng nguyên gồm 23 serovar của viện
Pasteur- thành phố Hồ Chí Minh...........................................................................20
Bảng 3.2: Phân bố số mẫu huyết thanh bò sữa ở quận 9 và quận 12 ............................21
Bảng 4.1. Tỷ lệ mẫu dương tính với Leptospira ...........................................................27
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo phường của Quận 9 và Quận 12 .....................29
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo lứa đẻ của bò sữa .............................................31
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo qui mô hộ chăn nuôi ........................................33
Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo nhóm máu lai bò sữa Hà Lan..........................34
Bảng 4.6. Tỷ lệ ngưng kết của các serovar dương tính trên bò sữa ở quận 9 + quận 12
...............................................................................................................................36
Bảng 4.7 Tỷ lệ ngưng kết của các serovar ở Quận 9 và ở Quận 12 ..............................37

Bảng 4.8. Tỷ lệ các serovar nhiễm trên một cá thể bò sữa............................................39
Bảng 4.9. Tỷ lệ các mức hiệu giá kháng thể ngưng kết ................................................40

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình dạng của Leptospira dưới kính hiển vi điện tử ......................................5
Hình 2.2: Cấu tạo của xoắn trùng Leptospira .................................................................5
Hình 3.1: Thao tác lấy mẫu máu của bò sữa .................................................................22
Hình 3.2: Thao tác thực hiện phản ứng MAT. ..............................................................23
Hình 3.3: Thao tác đọc kết quả phản ứng MAT............................................................25

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo từng quận....................................................27
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo Phường của Quận 9 và Quận 12..................30
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo lứa đẻ của bò sữa .........................................32
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên bò sữa theo qui mô hộ chăn nuôi ................33
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo nhóm máu lai bò sữa Hà Lan ......................35
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ ngưng kết của các serovar phát hiện được.......................................36
Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ ngưng kết của các serovar trên bò sữa ở Quận 9 và ở Quận 12 .......38
Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ các serrovar nhiễm trên một cá thể bò sữa ......................................39
Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ các mức hiệu giá kháng thể ngưng kết ............................................41

DANH SÁCH SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ vòng truyền lây Leptospira................................................................12
Sơ đồ 3.1. Thực hiện phản ứng vi ngưng kết (MAT)....................................................24
Sơ đồ 3.2. Xác định hiệu giá kháng thể.........................................................................24

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những chương trình
phát triển chăn nuôi gia súc, trong đó phát triển chăn nuôi bò sữa tại các hộ dân tiến
triển một cách đáng kể. Theo số liệu thống kê của trạm thú y năm 2008, tổng số bò sữa
ở quận 9 là 395 con, ở quận 12 là 8167 con.
Đặc biệt địa hình quận 9 và quận 12 hiện nay vẫn còn một số nơi mang tính đặc
thù của vùng nông thôn, nên còn rất nhiều đồng cỏ tự nhiên, kết hợp tận dụng phế
phẩm nông nghiệp phục vụ chế phẩm chăn nuôi bò sữa tại các hộ dân rất thuận lợi và
phù hợp. Vì thế không ngừng tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi bò sữa một cách
đáng kể.
Tuy nhiên song song với lợi thế đó, sự ẩn náu và tiếp xúc của loài gậm nhấm là
mối nguy cơ gieo rắc mầm bệnh rất cao, đặc biệt là bệnh do Leptospira. Nó là một
trong những bệnh nguy hiểm không những gây tác hại trực tiếp cho vật chủ mà còn
gây bệnh cho các loại gia súc khác ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sinh sản của con
người. Mặt khác bệnh do Leptospira thường ở thể mang trùng và mãn tính nên khi
phát hiện được triệu chứng lâm sàng thì bệnh đã ở thể rất nặng, nên việc điều trị kém
hiệu quả, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và ngành chăn nuôi.
Nhằm góp phần cho sự phát triển ngành chăn nuôi bò sữa và bảo vệ sức khỏe
cho con người thì biện pháp phòng chống bệnh do Leptospira gây ra là rất cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa chăn nuôi thú y

trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Thầy TS. Lê Anh
Phụng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình nhiễm Leptospira trên bò sữa ở
Quận 9 và Quận 12 Tp. Hồ Chí Minh”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục đích
- Tìm hiểu sự phân bố bệnh do xoắn trùng (Leptospira) ở bò sữa thuộc một số
phường ở Quận 9 (Trường Thạnh, Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Phú Hữu) và Quận 12
(Đông Hưng Thuận, Hiệp Thành, Thới An, Tân Chánh Hiệp).
1.2.2 Yêu cầu
- Thực hiện xét nghiệm Leptospira bằng phản ứng vi ngưng kết MAT
(Microscopic Agglutination Test). Phát hiện kháng thể trên thú nhiễm

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ LỊCH SỬ PHÁT HIỆN BỆNH
2.1.1. Khái niệm
- Leptospirosis là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài động vật và người do
Leptospira gây nên.
- Đặc điểm của bệnh: Nhiễm trùng huyết, sốt, vàng da, niệu huyết sắc tố, viêm
gan, viêm thận, rối loạn tiêu hóa và gây sẩy thai… (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
2.1.2. Lịch sử phát hiện bệnh do Leptospira
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), thì lịch sử phát hiện Leptospira được ghi
nhận như sau:

Bệnh được phát hiện đầu tiên trên chó vào năm 1850 ở Stuttgart (Đức). Lúc đầu
người ta gọi là bệnh thương hàn chó hay bệnh Stuttgart.
Sau đó đến năm 1886, Matheur (Pháp) và Adolf Well (Đức) đã mô tả lại sự tái
phát của bệnh có các biểu hiện như vàng da, vàng mắt và sốt lặp lại nhiều ngày cùng
các bệnh tích ở thận. Do đó, bệnh được gọi là “Weil’s Disease”.
Năm 1915, Inada và Ido (Nhật) đã phân lập được vi trùng từ gan chuột lang có
tiêm máu của một bệnh nhân bị sốt, vàng da và đặt tên là: Spirocchaeta
icterohaemorrhagiae.
Năm 1918, Noguchi đề nghị đặt lại tên cho căn bệnh là Leptospira
icterohaemorrhagiae. Cũng trong thời gian này, Martin và Pettit (Pháp) đã đưa ra
nguyên tắc phản ứng vi ngưng kết (MAT) để chẩn đoán về bệnh do Leptospira về mặt
huyết thanh học.
Năm 1918, Tarrasor đã phân lập đư ợc L. Grippotyphosa.
Năm 1919, Yido đã phân lập đư ợc L. Hebdomadis.
Năm 1923, Hvewett đã phân lập được L. Pyrogenes. Năm 1926, Ritamna và
Hara đã phân lập được L. Autumnalis trong một bệnh gọi là bệnh “sốt mùa thu”. Cũng
trong năm 1926, Walch phân lập đ ư ợc L. bataviae trong bệnh “sốt ruộng lúa”.
3


Năm 1933, A. Klarenbeck, W. Schufier đã phân lập được L. Canicola.
Năm 1936, Nikenxki, Mactrenco và Dexiaton (Liên Xô) đã phát hiện bệnh xoắn
trùng trên bò gọi là bệnh vàng da đái ra máu.
Năm 1937, L. Australis đã được phân lập bởi Glumley.
Những năm gần đây đã tìm ra nhiều biến thể huyết thanh (serovar) gây bệnh,
chế vaccine, kháng huyết thanh và các biện pháp phòng chống bệnh.
2.2. CĂN BỆNH HỌC
2.2.1. Phân loại
Phân loại theo Bergey (1994)
Lớp: Schizomycetes

Bộ: Spirochaetales
Họ: Leptospiraceae
Giống: Leptospira
Loài: có 2 loài
+ Leptospira interrogans (gây bệnh)
+ Leptospira biflexa (hoại sinh)
Trong loài L. Interrogans hiện người ta đã phân biệt được hơn 200 serovar và
được xếp vào 23 serogroup (Lê Anh Phụng, 2002).
Bảng 2.1: Phân biệt 2 loài Leptospira
Chỉ tiêu so sánh

L. interrogans

L. biflexa

Khả năng gây bệnh

+

-

Mọc ở 130C

-

+

-

+


+

-

Lipase

Thay đổi

+

Guanin-cytosine (%)

35 – 40

38 – 41

Mọc khi có 8-azaguanin
(225μg/ml)
Biến thành dạng hình cầu
khi có NaCl 1M

(trích dẫn Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001)

4


2.2.2. Hình thái và cấu tạo
Hình thái
Leptospira có dạng xoắn nên còn gọi là xoắn trùng, kích thước của xoắn trùng

0,1 – 0,2μm x 4 – 20μm và có khoảng 15 – 20 vòng xoắn, hai đầu cong, có vỏ bọc
(Trần Thanh Phong, 1996).

Hình 2.1: Hình dạng của Leptospira dưới kính hiển vi điện tử
(nguồn: www.med.sc.edu:85/Leptospira.gpg)
Cấu tạo
Xoắn trùng được bao bọc bên ngoài bởi một màng gồm từ 3 – 5 lớp. Trục
nguyên sinh chất hình xoắn được bao bọc bằng một lớp peptidoglycan. Hai sợi trục
nằm giữa màng ngoài và màng nguyên sinh chất, đầu tự do vươn tới gần giữa thanh
của tế bào (Quinn, 1998).

Hình 2.2: Cấu tạo của xoắn trùng Leptospira
(nguồn: www.med.sc.edu:85/Leptospira.gpg)
5


2.2.3. Sự chuyển dộng
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), sự di động của Leptospira khá phức tạp,
trước tiên đầu uốn cong như lưỡi câu và quay theo ba hướng: Dọc, ngang và xoay tròn.
Hiện tượng này khởi đầu cho các sợi trục quay xung quanh trục nguyên sinh chất và
làm cho toàn bộ tế bào xoắn trùng di chuyển theo.
Hiện t ư ợng di chuyển toàn thân cùng với hình dạng đặc biệt (dạng xoắn, hẹp về
chiều ngang) và sự mềm dẻo cho phép các xoắn trùng dễ dàng chui qua mang lọc có
đường kính từ 0,1 – 0,4 μm, nên Leptospira có khả năng làm tạp nhiễm các chất cần
được thanh trùng bằng phương pháp lọc.
2.2.4. Đặc điểm nuôi cấy và đặc tính sinh hóa
Đặc điểm nuôi cấy
Việc nuôi cấy xoắn trùng thường gặp rất nhiều khó khăn, môi trường nuôi cấy
phải đặc biệt, giàu dưỡng chất, trong đó môi trường thích hợp nhất nếu có thêm từ 510% huyết thanh của thỏ, cừu, dê hoặc bò (Huỳnh Văn Đông, 2004).
Nhiệt độ thích hợp cho xoắn trùng phát triển là 28 – 300C, thường phát triển rất

chậm từ 4-5 ngày, đôi khi có thể đến 3 tháng (Nguyễn Vĩnh Phước,1977).
Leptospira thích hợp với pH kiềm yếu 7,2 – 7,4. Trong quá trình phát triển
chúng cần các vitamin B1, B12 và các yếu tố khác như: Sắt, canxi, magie để phát triển.
Môi trường nuôi cấy xoắn trùng phổ biến hiện nay được dùng là môi trường EMJH
(Ellinghausent McCullough Johnson Harris) (Đinh Văn Hân, 2005).
Đặc tính sinh hóa
Không lên men các loại đường, có khả năng gây dung huyết (sinh hemolysin),
phản ứng catalase (+), oxydase (+).
2.2.5. Sức đề kháng
Theo Lê Anh Phụng (1999), Leptospira có thể sống đến hơn 4 tháng trong điều
kiện ẩm ướt nhưng chỉ 30 phút ở những nơi khô hạn. Trong điều kiện bình thường
chúng tồn tại khoảng 1,5 tháng, sự sấy khô và ánh sáng mặt trời chiếu thẳng giết chết
chúng một cách nhanh chóng.
Leptospira có sức đề kháng yếu với nhiệt độ, chúng dễ bị diệt bởi nhiệt độ: Ở
nhiệt độ 560C diệt được chúng trong 5 phút nhưng ở nhiệt độ 300C Leptospira không

6


bị giết chết, với nhiệt độ 00C hay nhiệt độ âm thì xoắn trùng cũng chết nhanh.
Leptospira cũng dễ bị diệt ở pH dưới 6 và lớn hơn 8.
Okazaki và Ringen (1957) (trích dẫn bởi Nguyễn Lương, 1997), đã cho canh
trùng L. Pomona vào đất khô, sau nửa giờ thì không còn tìm thấy mầm bệnh nữa, còn
nếu đất ẩm ướt thì sau 6 tháng vẫn còn mầm bệnh.
Leptospira dễ dàng bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường như: acid
phenic 0,5%, thuốc đỏ 1/1000, formon 0,25% diệt được vi khuẩn trong 5 phút, NaOH
0,5% trong 10 phút, phenol 0,5% chỉ sống trong 10 phút. Ngoài ra xoắn trùng nhạy
cảm với nhiều chất như: xà phòng, chất tẩy, đặc biệt rất mẫn cảm với nước muối, dung
dịch muối NaCl 2,8% giết vi khuẩn trong 15 phút (Đinh Văn Hân, 2005).
2.2.6. Cấu trúc kháng nguyên và tính sinh miễn dịch

Cấu trúc kháng nguyên
Theo Rothstein và Hatt (1956), chia cấu trúc kháng nguyên thành 2 loại:
- Kháng nguyên vỏ (P): Bản chất là một protein không chịu nhiệt, giữ vai trò
thiết yếu trong phản ứng vi ngưng kết (MAT). Hầu hết các kháng nguyên này nằm ở
lớp vỏ và có mang điểm quyết định kháng nguyên (epitope) nhờ vậy người ta có thể
xác định được serogroup và serovar.
- Kháng nguyên thân (S) là loại kháng nguyên thuộc tế bào chất, thành phần cấu
tạo là lipopolysaccharide, chịu nhiệt, có tính chuyên biệt dùng để phân biệt các loài
Leptospira.
Dựa vào cấu trúc kháng nguyên, người ta chia Leptospira thành nhiều
serogroup (nhóm huyết thanh) với nhiều serovar khác nhau, sau mỗi serovar là tên
chủng (strain) do tác giả phân lập đặt tên.
Tính sinh miễn dịch
Do Leptospira có nhiều serogroup khác nhau (23 serogroup) và mỗi serogroup
có thể gồm nhiều serovar. Miễn dịch do Leptospira tạo ra rất phức tạp, rất ít trường
hợp xảy ra phản ứng chéo giữa các serogroup (Trần Hoàng Đức, 2004).

7


2.3. DỊCH TỄ HỌC
2.3.1. Tình hình bệnh và phân bố địa lý
Năm 1967, tổ chức FAO thông báo bệnh lan tràn khắp nơi trên thế giới, ở nhiều
loài gia súc, gia cầm, kể cả thú hoang và người. Bệnh gây nhiều thiệt hại như làm giảm
sản lượng thịt, sữa, phẩm chất thịt giảm hẳn và tốn kém chi phí về phòng chống bệnh.
2.3.1.1. Thế giới
Theo Nguyễn Lương (1977), bệnh do Leptospira trên bò có hầu hết ở các châu
lục trên thế giới. Mỗi nước có các serovar chính gây bệnh cho bò khác nhau: Ở Nhật
là hebdomadis, ở Nga và Israel là Grippotiphosa…
Theo Bùi Văn Quyền ( 1995), những nghiên cứu về bệnh do Leptospira trên bò

cho thấy:
- Ở các nước châu Á: Ấn Độ (1990), bò nhiễm Autumnalis chiếm 48% tổng số
bò bị nhiễm Leptospira. Ở Philippine (1979), thì có 65% bò bị nhiễm hebdomadis. Ở
Malaysia (1987), bò bị nhiễm sejroe chiếm 40% tổng các trường hợp nhiễm
Leptospira.
- Ở châu Âu bò nhiễm tập trung chủ yếu là hardjo còn ở Anh, Pháp và Ireland
thì tỷ lệ nhiễm serovar này chiếm 15-30%.
- Ở châu Mỹ, tại Argentina năm 1975, bò nhiễm sejroe chiếm 59% tổng số các
ca nhiễm Leptospira dương tính. Tại Bolivia năm 1976, số ca nhiễm hebdomadis
chiếm 71%
2.3.1.2. Việt Nam
Theo kết quả điều tra của viện thú y cho thấy: Bệnh do Leptospira có xảy ra ở
tất cả các tỉnh thành từ bắc đến nam với tỷ lệ bò bị nhiễm là 26,2% (Nguyễn Lương,
1997).
Ở khu vực phía bắc
- Năm 1964, một trận dịch Leptospirosis xảy ra ở Lai Châu có 69 bò bị bệnh.
- Theo Bùi Trần Thi (1959-1961), ở khu vực phía bắc tỷ lệ dương tính với
Leptospira trên bò là 38,2 – 41,2%.
- Vũ Đình Hưng và Nguyễn Thị Diện (1978), tiến hành điều tra tình hình nhiễm
Leptospira trên bò ở các tỉnh phía bắc cho biết tỷ lệ dương tính là 38%, trong đó L.
Grippotyphosa chiếm 29,7% và L. Icterohaemorrhagiae chiếm 10,7%.
8


- Vũ Đình Hưng, Lê Thanh Hải và Nguyễn Thanh Tâm (1980) tiến hành khảo
sát 2959 bò các loại ở khu vực phía bắc thì phát hiện có 934 con bị nhiễm Leptospira
chiếm tỷ lệ 31,56%.
- Nguyễn Thị Ngân (2000), điều tra ở các tỉnh phía bắc cho biết bò nhiễm
Leptospira với tỷ lệ 42,79%.
Ở khu vực phía nam

- Vũ Đình Hưng (1978), sơ khởi điều tra 98 mẫu huyết thanh bò ở miền nam,
thì cho thấy tỷ lệ dương tính với Leptospira là 20,06%.
- Đinh Văn Hân (2005), khảo sát tình hình nhiễm Leptospira trên bò tại một số
trại chăn nuôi tỉnh Bình Dương cho biết tỷ lệ bò dương tính chiếm 34,3%.
- Phạm Minh Trạng (2002), khảo sát 100 mẫu huyết thanh bò sữa ở huyện Long
Thành (Đồng Nai) cho biết tỷ lệ nhiễm là 41%.
Ở thành phố Hồ Chí Minh
- Chu Thị Mỹ (1993-1995), khảo sát tình hình nhiễm Leptospira trên bò sữa ở
thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả dương tính là 28,15%.
- Lâm Thanh Tùng (1994), điều tra 567 mẫu huyết thanh bò ở 3 huyện là Thủ
Đức, Hóc Môn và Gò Vấp thì tỷ lệ nhiễm Leptospira là 24,34%.
- Bùi Văn Quyền (1995), điều tra tình hình nhiễm Leptospira ở khu vực Tân
Bình, Củ Chi cho biết tỷ lệ nhiễm là 30,66%.
- Võ Thành Phương (2003), thăm dò tình hình nhiễm Leptospira trên đàn bò
sữa tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết tỷ lệ dương tính là 38,6%.
- Trần Hoàng Đức (2004), khảo sát tình hình nhiễm Leptospira ở huyện Hóc
Môn cho biết tỷ lệ dương tính là 35,88%.
- Hồ Du Đăng (2004), đã khảo sát 680 mẫu huyết thanh bò ở hai huyện Củ Chi
và Hóc Môn thì có 261 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 38,38%.
2.3.2. Loài vật cảm thụ
Leptospirosis là bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên, thú bệnh thường ở
dạng mãn tính và trở thành thú mang trùng và bài trùng. Do đó, trong tự nhiên có rất
nhiều loài vật cảm thụ với xoắn trùng như: Gia súc, động vật hoang dã,… trong đó trâu,
bò cảm nhiễm với xoắn trùng mạnh nhất, kể cả động vật máu lạnh (ếch, nhái, rắn, rùa,
cá…), côn trùng, tiếp xúc đều nhiễm, kể cả người. Loài gậm nhấm và thú hoang dã
9


thường mắc bệnh ở thể ẩn tính hay mang trùng. Gia súc bị bệnh nhưng nếu được chăm
sóc tốt ít khi thể hiện triệu chứng. Ở người nguy cơ xảy ra bệnh thường ở các cán bộ

lâm nghiệp, địa chất, công nhân chăn nuôi nhất là những cán bộ thú y làm công tác
chẩn đoán, xét nghiệm (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Theo Nguyễn Lương (1997), thì tỷ lệ và mức độ cảm nhiễm Leptospira thay đổi
tùy vùng, tùy serovar gây bệnh và tùy loài động vật. Động vật non thường cảm nhiễm
mạnh hơn động vật lớn. Nhưng do con vật lớn có thời gian sống dài hơn nên thường có
tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn.
Trong phòng thí nghiệm, người ta gây bệnh được cho thỏ non, chuột lang, chuột
nhắt, chuột xám, chó con, gà con 2 ngày tuổi, phôi trứng gà 17 ngày. Chỉ một số ít thú
thí nghiệm phát hiện và có thể chết, đa số trở thành thú mang trùng (Nguyễn Lương,
1997).
2.3.3. Chất chứa mầm bệnh
Nguồn bệnh chủ yếu là các con vật nhiễm bệnh, động vật hoang dã mang trùng
đặc biệt là chuột. Thú khi mới nhiễm bệnh trong vòng 2 tuần, Leptospira có trong
máu. Những tuần lễ sau, Leptospira sống chủ yếu ở thận nên có thể được tìm thấy ở bể
thận, ống dẫn tiểu, bàng quang, nước tiểu hoặc ở thai bị xảy và màng thai… (Đinh Văn
Hân, 2005). Ngoài ra, Leptospira có thể có trong tinh dịch của những thú đực và trong
sữa của những thú cái bị nhiễm bệnh (Trần Thanh Phong, 1996).
Nước tiểu có thể chứa mầm bệnh và bài mầm bệnh thay đổi tùy theo loài thú
bệnh. Heo bài mầm bệnh trong hơn một năm, chó thải Leptospira đến 3 năm, trong khi
có thể bài trùng suốt đời đối với loài gậm nhấm (Đinh Văn Hân, 2005). Ở Nga, đã thấy
bò mang trùng khoảng 120 ngày, cừu, dê 180 ngày, chó 700 ngày, ngựa 120 ngày, heo
140 ngày, chồn 514 ngày và người 163 ngày (Nguyễn Lương, 1997).
Một số loài côn trùng như ruồi có thể mang và truyền mầm bệnh một cách cơ
giới, ve cũng có thể truyền bệnh cho các thế hệ sau của ve qua trứng và có thể truyền
sang các động vật khác (Blood, 1989; WHO, 2002; trích dẫn bởi Đinh Văn Hân,
2005).
2.3.4. Đường xâm nhập
Leptospira xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường như:
- Đường tiêu hóa: Qua thức ăn, nước uống có chứa xoắn trùng.
10



- Qua da, niêm mạc nhất là khi niêm mạc bị tổn thương. Rixgen và Bracker
(1956) (trích dẫn bởi Nguyễn Lương, 1997) đã gây nhiễm thành công cho một con bò
bằng cách cạo sạch lông chân và đặt một túi n ư ớc tiểu có nhiễm Leptospira.
- Qua nhau thai (Trần Thanh Phong, 1996).
- Qua đường hô hấp: ở trong chuồng bò có nền xi măng cứng khi tiểu bò có thể
làm bắn lên những hạt nước nhỏ, bò ở bên hít phải cũng mắc bệnh (Nguyễn Lương,
1997).
- Qua vết đốt của côn trùng hay do ve hoặc các loài chân đốt: theo (Nguyễn
Văn Hanh, Tô Minh Châu và Lê Anh Phụng, 1996), nhận thấy ve không những truyền
bệnh cho gia súc và thú rừng mà còn truyền bệnh cho thế hệ sau qua trứng. Ruồi hút
canh trùng Leptospira sau 24 giờ trên thân, trong bụng ruồi còn phát hiện có
Leptospira
- Trong tự nhiên, xoắn trùng có thể qua da, niêm mạc nguyên lành. Chỉ cần bôi
canh trùng Leptospira vào đùi chuột thì sau 20 phút đã tìm thấy xoắn trùng trong máu.
Trong thí nghiệm cho chuột bơi trong nước nhiễm khuẩn, tiêm dưới da, phúc mạc, bắp
thịt hay cho uống đều gây được bệnh (Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.5. Phương thức truyền lây
Truyền lây trực tiếp
Trong quá trình chăn nuôi do nhốt chung giữa thú bệnh và thú khỏe (nước tiểu,
chất thái có chứa mầm bệnh, qua nhau, qua sữa, qua giao phối trực tiếp (Trần Thanh
Phong, 1996).
Thú có thể bị nhiễm bệnh khi bị chuột cắn vì trong nước bọt chuột có nhiều
mầm bệnh. Ido, Hoki, Ito và Waki (1916) đã truyền bệnh cho chuột lang bằng cách
cho chuột xám cắn. Brow và Chereland (1932), cho rằng người có thể mắc bệnh sau
khi tiếp xúc với chuột vì trên lông chuột có thể có mầm bệnh (do dính nước tiểu) (trích
dẫn bởi Nguyễn Lương, 1997).
Truyền lây gián tiếp
Người và động vật có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các chất thải của súc vật

bị nhiễm bệnh bài thải ra, trong đó nước tiểu và nguồn lây nhiễm mạnh.
Khi người và gia súc lội nước, tắm, ngâm mình, làm việc ở những nguồn nước
bị nhiễm Leptospira thì có thể bị nhiễm bệnh. Ở người có thể mắc bệnh do ăn thịt thú
11


sống hoặc tái có mầm bệnh, sờ phải súc vật bệnh. Ở người bệnh thường không liên
quan đến tuổi tác, giới tính mà liên quan chủ yếu đến nghề nghiệp: công nhân chăn
nuôi, công nhân lò mổ, công nhân cầu đường, thợ vét cống, nhân viên kiểm dịch thú y
(Nguyễn Lương, 1997).
Sự lây lan của bệnh chịu ảnh hưởng của thời tiết trong năm: mùa mưa thì tỷ lệ
nhiễm cao hơn mùa khô (Bùi Văn Quyền, 1995).
- Sự truyền lây có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
THÚ HOANG
LOÀI GẬM NHẤM
(nước tiểu)

NƯỚC NHIỄM
ĐẤT
BÙN LẦY

GIA SÚC

NGƯỜI
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ vòng truyền lây Leptospira

(Theo Trần Thanh Phong, 1996)
2.3.6. Cách sinh bệnh
Chia làm hai giai đoạn
- Giai đoạn đầu (Leptospira huyết): Leptospira sau khi xâm nhập vào c ơ thể sẽ

đi vào máu, dịch não tủy rồi tăng sinh gây sốt. Xoắn trùng tiết ra enzyme hemolysin
phá hủy hồng cầu làm giải phóng nhiều hemoglobin và được bài xuất qua nước tiểu
nên nước tiểu có màu sẫm. Ở giai đoạn này hồng cầu bị phá hủy nhiều làm cho gia súc
thiếu máu gây vàng da và niêm mạc (có thể gây chết ở thú non).
- Giai đoạn định vị (Leptospira niệu): sau khoảng 1-2 tuần nhiễm bệnh do tạo ra
kháng thể. Leptospira sẽ đến khu trú ở các cơ quan nội tạng như: gan, tử cung, đặc biệt
là thận, ống dẫn tiểu. Ở giai đoạn này dấu hiệu sốt không rõ, bệnh ít gây chết nhưng đã

12


chuyển sang dạng mang trùng nên rất nguy hiểm do xoắn trùng bài thải ra ngoài qua
nước tiểu (Trần Hoàng Đức, 2004).
Khi xoắn trùng định vị ở các cơ quan nội tạng, gây ảnh hưởng làm tổn thương
các mạch máu, đặc biệt là mạch máu nhau thai nên gây sẩy thai. Ở gan, các mạch máu
nhỏ cũng nhanh chóng bị bịt kín, thu hẹp bởi các đám thâm nhiễm tế bào. Sự nhiễm
độc tố kéo theo sự thủng lỗ ở các mạch máu làm chảy máu nên tế bào gan bị phá vỡ và
thoái hóa. Do đó bilirubin bị giữ lại trong tế bào gan và máu gây hoàng đản nhất là ở
những thú non sức đề kháng yếu. Khi xoắn trùng định cư ở thận, thường có ở trong
tiểu quản thận, các ống dẫn, gây viêm và hoại tử nên có thể dẫn đến urea huyết,
albumine niệu (Bùi Văn Quyền, 1995).
2.4. TRIỆU CHỨNG
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978), thời gian nung bệnh trên bò từ 10-20 ngày và
bệnh chia làm 3 thể:
2.4.1. Thể quá cấp tính
Bệnh phát ra nhanh con vật sốt cao (40 – 410C) mệt mỏi, kém ăn hoặc bỏ ăn,
giảm hoặc ngừng nhu động dạ cỏ, sản lượng sữa giảm đột ngột, niêm mạc và da con
vật vàng sẫm, nước tiểu vàng hoặc nâu. Thể này thường ít gặp, thường phát ra ở bê,
nghé và trâu, bò cái mang thai. Con vật mắc bệnh ở thể này thường chết sau 3 – 7
ngày.

2.4.2. Thể cấp tính
Thể này th ư ờng gặp ở bê, con vật sốt cao 40 – 410C, ít ăn hoặc bỏ ăn, nhu động
dạ cỏ giảm. Một số trường hợp sau giai đoạn táo bón con vật bị tiêu chảy. Da và niêm
mạc vàng sẫm, nước tiểu vàng hoặc nâu. Mí mắt, môi, mắt có biểu hiện phù thủng và
hoại tử da. Con vật bệnh gầy nhanh, lông dựng đứng, thiếu máu nặng (lượng hồng cầu
chỉ còn 2 -3 triệu/mm3). Bệnh kéo dài 5 -10 ngày, tỷ lệ chết 50 – 70 %.
Những con vật mang thai dễ sẩy thai trong giai đoạn đầu hoặc muộn hơn, nhau
thai tuộc theo thai sẩy.
2.4.3. Thể mãn tính
Thể này thú ít có triệu chứng hoặc chỉ có sẩy thai, con đẻ ra yếu ớt hoặc đẻ non
hoặc không thụ thai. Hai nơi mà vi khuẩn thường khu trú là thận và cơ quan sinh dục

13


(kể cả thú đực lẫn thú cái). Thú bệnh có thể thành con mang trùng suốt đời (Lê Anh
Phụng, 2002).
2.5. BỆNH TÍCH
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978), tùy diễn biến của bệnh và biểu hiện lâm sàng
mà bệnh tích của Leptospirosis ở gia súc có khác nhau. Nói chung, biểu hiện hoàng đản là
phổ biến hơn cả, bệnh tích điển hình là da, niêm mạc vàng ở các mức độ khác nhau.
Nếu bệnh nặng, toàn thân con vật có màu vàng, khi mổ khám thịt thú bệnh có mùi
khét. Da, niêm mạc, tổ chức liên kết dưới da có màu vàng xám xen lẫn những vết tụ
huyết. Nước trong xoang bụng, xoang ngực có màu vàng. Gan, thận lách sưng nhẹ có
màu vàng xám xen lẫn những đám tụ huyết. Túi mật phần lớn teo, dịch mật sánh lại như
kẹo mạch nha, cũng có trường hợp túi mật căng. Lách sưng, thận nhạt màu, có màu vàng
lẫn xám, có thể có màu vàng lẫn xám, có thể có những điểm hoại tử. Hạch lâm ba ruột
sưng, thủy thủng. Bọng đái căng, chứa đầy nước màu vàng hay màu xẫm, có thể có lẫn
máu.
2.6. CHẨN ĐOÁN

2.6.1. Chẩn đoán lâm sàng
2.6.1.1. Chẩn đoán dịch tễ học
Dựa vào các triệu chứng, kết hợp với đặc điểm dịch tễ của bệnh có nguồn dịch
thiên nhiên, xuất hiện nhiều vào mùa mưa, đặc biệt sau những trận lũ lụt, vùng đầm
lầy ngập nước, gần sông hồ cống rãnh, vùng có nhiều chuột, kém vệ sinh (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1978).
Theo Chu Thị Mỹ (1995), những nơi nào có mật độ chăn nuôi cao thì tỷ lệ
nhiễm Leptospira cao, địa phương nào có lịch sử chăn nuôi càng lâu thì tỷ lệ nhiễm
càng cao.
2.6.1.2. Chẩn đoán phân biệt
Với biểu hiện hoàng đản cần phân biệt với những nguyên nhân sau:
- Hoàng đản do ngộ độc hóa chất (Ar, Cu…) hoặc aflatoxin của nấm mốc.
- Hoàng đản do nhiễm vi trùng E.coli gây dung huyết.
- Hoàng đản do ký sinh trùng đường máu: Tiên mao trùng, lê dạng trùng.
- Hoàng đản do dinh dưỡng: ăn nhiều thức ăn có sắc tố vàng (có nhiều caroten).

14


×