Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GIỐNG CHÓ CHIHUAHUA, NHẬT, TA TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN BÌNH THẠNH TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.9 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
∞∞ - ∞∞

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ CÁC
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GIỐNG CHÓ CHIHUAHUA,
NHẬT, TA TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN BÌNH THẠNH TPHCM

Sinh viên thực hiện: PHẠM MINH TÙNG
Ngành: THÚ Y
Niên khóa: 2004 - 2009

Tháng 8 - 2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ CÁC BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN GIỐNG CHÓ CHIHUAHUA, NHẬT, TA TẠI
TRẠM THÚ Y QUẬN BÌNH THẠNH TPHCM

Tác giả

PHẠM MINH TÙNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. PHAN QUANG BÁ


- Tháng 8/2009 i


LỜI CẢM TẠ
Xin được gửi đến gia đình, thầy cô và bạn bè thân hữu lời cảm ơn chân thành
nhất.
* Chân thành cảm tạ đến
Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
Qúy thầy cô bộ môn Cơ Thể Học
Cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian em hoc tập tại trường.
Chân thành cảm ơn chú Nguyễn Minh Thành phó trưởng trạm thú y quận Bình
Thạnh, Bs Võ Văn Bùi, cùng cô chú và anh chị ở trạm thú y quận Bình Thạnh đã tận
tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại đây.
* Chân thành nhớ ơn
Thầy Phan Quang Bá, giảng viên bộ môn Cơ Thể Học, khoa Chăn Nuôi Thú Y,
trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Đã tận tình hướng dẫn, giúp đở em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành
bài luận văn này.
* Chân thành cảm ơn đến
Bạn bè trong lớp TY30.
Cùng toàn thể bạn bè thân quen.
Đã động viên, chia sẻ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.
Phạm Minh Tùng

ii


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực hiện: PHẠM MINH TÙNG
Tên luận văn: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng và các bệnh thường
trên giống chó Chihuahua, Nhật, Ta tại trạm thú y quận Bình Thạnh TPHCM
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày ……………..…
Giáo viên hướng dẫn

Ths. Phan Quang Bá

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng và các bệnh thường gặp
trên giống chó Chihuahua, Nhật, Ta tại trạm thú y quận Bình Thạnh TPHCM”, thời
gian thực hiện 15/02/2009 đến 30/06/2009.
Kết quả thu được:
+ Các chỉ tiêu về sinh trưởng.
Trong thời gian thực tập chúng tôi tiến hành khảo sát một số chỉ tiêu sinh
trưởng trên 289 con chó thuộc 3 nhóm giống: chó Ta, chó Nhật, chó Chihuahua. Qua
đó chúng tôi có kết luận như sau:
Tốc độ tăng trưởng của các giống chó tăng trong giai đoạn 4 tháng đầu. Trọng
lượng, các chỉ tiêu cao vai, dài thân thẳng, dài thân chéo, vòng ngực, vòng eo cũng
tăng nhanh trong 4 tháng đầu. Đến 1 năm tuổi tùy theo giống mà chó đạt kích thước
tương đối chuẩn.
Kích thước trung bình của giống chó Nhật là: trọng lượng (5,98 kg), cao vai
(27,18 cm), dài thân thẳng (46,50 cm), dài thân chéo (39,52 cm), vòng ngực (39,20
cm), vòng eo (34,56 cm). Kích thước trung bình của giống chó Ta là: trọng lượng
(9,53 kg), cao vai (35,81 cm), dài thân thẳng (57,18 cm), dài thân chéo (49,51 cm),
vòng ngực (45,68 cm), vòng eo (37,02 cm). Kích thước trung bình của giống chó

Chihuahua là: trọng lượng (1,58 kg), cao vai (17,8 cm), dài thân thẳng (24,13 cm), dài
thân chéo (22,50 cm), vòng ngực (21,25 cm), vòng eo (19,17 cm).
Từ 6 tháng trở lên tốc độ tăng trưởng chậm, từ 2 năm tuổi trở lên chiều cao
không tăng nữa, chủ yếu tăng là do sự tăng trọng lượng. Sự gia tăng này không có ý
nghĩa về mặt sinh trưởng mà chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ.
+ Các chỉ tiêu về bệnh.
Trong thời gian thực hiện chúng tôi ghi nhận được 373 chó đem tới khám và
điều trị trên 3 giống: chó Ta, chó Nhật, chó Chihuahua. Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng
và vài xét nghiệm chúng tôi chia thành 30 bệnh với tỷ lệ như sau:
Viêm phế quản (13,13%), Carre (11,26%), viêm dạ dày ruột (10,45%), viêm
phổi (9,92%), nội ký sinh trùng (8,84%), Parvovirus (6,16%), viêm mắt (5,63%), ghẻ
Demodex (5,09%), viêm da (3,48%), viêm tai (2,41%), viêm gan (2,41%), sốt không
iv


rõ nguyên nhân (2,41%), ngộ độc (2,1 %), sỏi bàng quang (1,87%), mộng mắt
(1,60%), nấm da (1,34%), abcess (1,34%), viêm tử cung (1,34%), bệnh ở xoang miệng
(1,34%), còi xương (1,26%), tụ máu vành tai (1,07%), chấn thương phần mềm
(1,07%), viêm thận (1,07%), Leptospira (0,8%), đẻ khó (0,80%), bướu (0,80%), gãy
xương (0,80%), cắt bỏ mắt (0,53%), viêm vú (0,26%), và giun tim (0,26%).
Bệnh truyền nhiễm tỷ lệ điều trị thấp (66,17%).
Hiệu quả điều trị tại trạm thú y quận Bình Thạnh đạt 85,52%.

v


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... xi
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.....................................................................................2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU NHỮNG GIỐNG CHÓ ĐƯỢC NUÔI PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA......3
2.1.1. Chó ta.....................................................................................................................3
2.1.2. Chó Phú Quốc........................................................................................................3
2.1.3. Chó Bắc Kinh (Pekingese) ....................................................................................4
2.1.4. Chó Miniature pinscher (chó Fox) ........................................................................5
2.1.5. Chó Nhật................................................................................................................6
2.1.6. Chó Chihuahua ......................................................................................................7
2.2. Ý nghĩa của một số chiều đo (Trần Văn Chính, 2004).............................................7
2.3. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ ....................................................................................8
2.4. PHƯƠNG PHÁP CẦM CỘT ..................................................................................9
2.5. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN .............................................................................9
2.5.1. Đăng ký và hỏi bệnh..............................................................................................9
2.5.2. Chẩn đoán lâm sàng ............................................................................................10
2.5.3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm...............................................................................11
2.5.4. Các chẩn đoán đặc biệt .......................................................................................11
2.6. CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN CHÓ. ..............................................12
2.7. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ .....................................................12
vi



2.7.1. Bệnh Carre...........................................................................................................12
2.7.2. Bệnh do Parvovirus .............................................................................................14
2.7.3. Bệnh viêm phổi....................................................................................................16
2.7.4. Bệnh do giun đũa ................................................................................................17
2.7.5. Demodex (Mò bao lông)......................................................................................17
2.7.6. Bệnh giun tim ......................................................................................................18
2.8. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY TRÊN CHÓ..........................................19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..................................21
3.1. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.......................................................................21
3.2. ĐỊA ĐIỂM..............................................................................................................21
3.3. ĐỐI TƯỢNG..........................................................................................................21
3.4. DỤNG CỤ KHẢO SÁT.........................................................................................21
3.5. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT.................................................................................21
3.5.1. Tăng trọng............................................................................................................21
3.5.2. Một số chiều đo của cơ thể..................................................................................21
3.5.3. Các bệnh thường gặp trên chó.............................................................................22
3.6. CÁCH TIẾN HÀNH ..............................................................................................22
3.6.1. Tăng trọng............................................................................................................22
3.6.2. Các chiều đo của cơ thể.......................................................................................22
3.6.3. Các bệnh thường gặp trên chó.............................................................................22
3.7. GHI NHẬN VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ......................................................................23
3.7.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng.......................................................................................23
3.7.2. Các bệnh ..............................................................................................................23
3.8. MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN ..................................................................23
3.9. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA ......................................................................................24
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................25
4.1. KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG .......................................................25
4.1.1 Khảo sát về chỉ tiêu trọng lượng (kg)...................................................................25
4.1.2 Khảo sát về chỉ tiêu cao vai (cm) .........................................................................27
4.1.3 Khảo sát về chỉ tiêu dài thân thẳng (cm) ..............................................................28

4.1.4 Khảo sát về chỉ tiêu dài thân chéo (cm) ...............................................................30
vii


4.1.5. Khảo sát về chỉ tiêu vòng ngực(cm)...................................................................31
4.1.6. Khảo sát về chỉ tiêu vòng eo (cm) ......................................................................32
4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT BỆNH.............................................................................33
4.2.1. Bệnh truyền nhiễm ..............................................................................................35
4.2.1.1. Nghi bệnh Carre ...............................................................................................36
4.2.1.2. Bệnh Parvovirus ...............................................................................................38
4.2.1.3. Bệnh Leptospira................................................................................................40
4.2.2. Bệnh ở hệ thống tiêu hóa.....................................................................................41
4.2.2.1. Bệnh do nội kí sinh trùng .................................................................................41
4.2.2.2. Bệnh viêm gan..................................................................................................43
4.2.2.3. Bệnh viêm dạ dày ruột......................................................................................44
4.2.2.4. Bệnh ở xoang miệng.........................................................................................45
4.2.2.6. Ngộ độc.............................................................................................................46
4.2.3. Bệnh ở hệ thống hô hấp.......................................................................................47
4.2.3.1. Viêm phế quản..................................................................................................47
4.2.3.2. Bệnh viêm phổi.................................................................................................48
4.2.4. Bệnh ở hệ thống tuần hoàn ..................................................................................50
4.2.4.1. Nghi bệnh giun tim...........................................................................................50
4.2.5. Bệnh ở hệ thống niệu dục ....................................................................................50
4.2.5.1. Sỏi bàng quang .................................................................................................51
4.2.5.2. Viêm thận .........................................................................................................51
4.2.5.3. Viêm tử cung ....................................................................................................52
4.2.5.4. Viêm vú ............................................................................................................52
4.2.5.5. Chứng đẻ khó....................................................................................................53
4.2.6. Bệnh ở hệ thống da lông......................................................................................53
4.2.6.1. Ghẻ do Demodex..............................................................................................54

4.2.6.2. Nấm da..............................................................................................................55
4.2.6.3. Viêm da.............................................................................................................56
4.2.7. Bệnh ở hệ thống tai và mắt..................................................................................57
4.2.7.1. Mộng mắt (sa tuyến lệ).....................................................................................57
4.2.7.2. Đục - lóet giác mạc, viêm kết mạc mắt ............................................................58
viii


4.2.7.3. Cắt bỏ mắt.........................................................................................................59
4.2.7.4. Viêm tai ............................................................................................................59
4.2.7.5. Tụ máu vành tai ................................................................................................60
4.2.8. Bệnh hệ thống vận động ......................................................................................61
4.2.8.1. Gãy xương ........................................................................................................61
4.2.8.2. Còi xương .........................................................................................................62
4.2.8.3. Chấn thương phần mềm ...................................................................................62
4.2.9. Các trường hợp khác............................................................................................62
4.2.9.1. Bướu .................................................................................................................63
4.2.9.2. Abscess .............................................................................................................64
4.2.9.3. Sốt không rõ nguyên nhân................................................................................64
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................65
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................65
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67
PHỤ LỤC .....................................................................................................................69

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 4.1: So sánh trọng lượng ..................................................................................26
Biểu đồ 4.2: So sánh cao vai .........................................................................................27
Biểu đồ 4.3: So sánh dài thân thẳng ..............................................................................29
Biểu đồ 4.4: So sánh dài thân chéo................................................................................30
Biểu đồ 4.5: So sánh vòng ngực....................................................................................31
Biểu đồ 4.6: So sánh vòng eo ........................................................................................33

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tỷ lệ bệnh theo các nhóm bệnh ....................................................................33
Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm các bệnh và kết quả điều trị ......................................................34
Bảng 4.3: Tỉ lệ chó bệnh và khỏi bệnh ở nhóm bệnh truyền nhiễm .............................35
Bảng 4.4: Tỷ lệ nghi bệnh Carre theo tuổi và giống .....................................................36
Bảng 4.5: Tỷ lệ nghi bệnh Parvovirus theo tuổi và giống.............................................38
Bảng 4.6: Tỷ lệ chó bệnh và khỏi bệnh ở nhóm bệnh hệ tiêu hoá ................................41
Bảng 4.7: Tỷ lệ nghi bệnh nội kí sinh trùng theo tuổi và giống....................................41
Bảng 4.8: Tỷ lệ bệnh viêm dạ dày ruột theo tuổi và giống ...........................................44
Bảng 4.9: Tỷ lê chó bệnh và khỏi bệnh ỏ hệ thống hô hấp ...........................................47
Bảng 4.10: Tỷ lệ bệnh viêm phế quản theo tuổi và giống.............................................47
Bảng 4.11: Tỷ lệ bệnh viêm phổi theo tuổi và giống ....................................................49
Bảng 4.12: Tỷ lệ chó bệnh và khỏi bệnh ở hệ thống niệu dục ......................................50
Bảng 4.13: Tỷ lệ chó bệnh và khỏi bệnh ở hệ thông da lông ........................................54
Bảng 4.14: Tỷ lệ bệnh ghẻ do Demodex theo tuổi và giống .........................................54
Bảng 4.15: Tỷ lệ bệnh viêm da theo tuổi và giống........................................................56
Bảng 4.16: Tỷ lệ chó bệnh và khỏi bệnh hệ thống tai và mắt ......................................57
Bảng 4.17: Tỷ lệ bệnh viêm mắt theo tuổi và giống .....................................................58
Bảng 4.18: Tỷ lệ bệnh viêm tai theo tuổi và giống .......................................................59

Bảng 4.19: Tỷ lệ chó bệnh và khỏi bệnh trên hệ thống vận động .................................61
Bảng 4.20: Tỷ lệ chó bệnh và khỏi bệnh trên các trường hợp khác..............................63

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chó là loài động vật gần gũi nhất đối với con người chúng ta. Ngày xưa con
người nuôi chó để giữ nhà và săn bắt, nhưng ngày nay chó còn được nuôi làm cảnh,
giờ đây chó đươc xem là người bạn thân thiết và trung thành với con người.
Phần đông người dân Việt Nam thích nuôi chó. Từ giống chó Ta nổi tiếng khôn
đến các loại chó nhỏ con: như giống chó Bắc Kinh, chó Nhật, Chihuahua, Pinsche, có
bộ lông đẹp và thích ở sạch, để làm chó kiểng hoặc những chó lớn như Berger,
Doberman, Boxer, Rottweiler…vừa làm kiểng vừa có tác dụng cảnh vệ. Xã hội ngày
càng phát triển nên nhu cầu nuôi chó cũng phát triển theo. Do đó đòi hỏi chúng ta phải
nắm rõ các đặc điểm chuẩn về giống, sự tăng trưởng, và qui luật nhiễm bệnh, để có
một cái nhìn tổng quan giúp chúng ta thuận tiện trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng
chúng.
Vì những lý do trên, được sự đồng ý của thầy Ths.Phan Quang Bá, chúng tôi
tiến hành đề tài:
“Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng và các bệnh thường gặp trên giống
chó Chihuahua, Nhật, Ta tại trạm thú y quận Bình Thạnh TPHCM”

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích

Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển và tình hình nhiễm bệnh trên một số giống
chó tại trạm thú y quận Bình Thạnh để làm cơ sở cho các nghiên cứu khác.
1.2.2. Yêu cầu
Ghi nhận sự khác biệt của các giống chó về các chỉ tiêu:
• Trọng lượng
• Số đo các chiều của cơ thể
• Sự nhiễm bệnh

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU NHỮNG GIỐNG CHÓ ĐƯỢC NUÔI PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA
2.1.1. Chó ta
Nhóm chó ta hay chó nội địa được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách
đây 3.000 - 4.000 năm trước Công Nguyên. Có nguồn gốc từ chó sói lớn (Coun
alpinus). Do nuôi thả rong nên tạo ra rất nhiều thế hệ chó lai rất đa dạng về đặc điểm
ngoại hình: từ tầm vóc cho đến kiểu tai, kiểu đuôi và bộ lông rất khác biệt.
* Ngoại hình: chó ta có tầm vóc trung bình, chó cái nhỏ hơn chó đực một ít.
Thể trọng bình quân lúc 12 - 15 tháng tuổi đạt từ 9,83 - 11,01 kg. Đầu to vừa phải,
mõm thon nhỏ. Một số con trên trán có vài nếp nhăn. Mắt đen, mũi đen hoặc có màu
nâu sậm nếu chó có bộ lông màu trắng. Tai lớn trung bình có dạng hình chữ V,
khoảng 85% là tai đứng, một số chó có tai cụp về phía trước (9%) và cụp 1/3 ở chóp
tai (6%). Cấu trúc cơ thể có dạng hình chữ nhật, cao vai trung bình 38,88 cm. Đường
lưng thẳng, ngực khá sâu. Bộ lông ngắn ôm sát thân, sợi lông hơi thô và thẳng. Màu
sắc lông thay đổi, một màu hoặc nhiều màu: vàng, đen, trắng, vá, vện. Trong đó chó có
bộ lông màu vàng chiếm khoảng 42,4%, bộ lông đen tuyền 28,9% bộ lông vá 12,4%,
lông màu trắng sữa 7,8%, bộ lông xám 5,2%, lông vện 3,3%. Đuôi khá dài 22,16 cm
thường là đuôi vòng uốn cong lên trên lưng chiếm 61,6% kiểu đuôi cờ chiếm 26,8%,

đuôi lưỡi kiếm chiếm 17,6% và nhóm kiểu đuôi khác 4%.
* Chăm sóc: chó ta rất dể nuôi mau lớn và ít bệnh nên không tốn nhiều công
chăm sóc.
2.1.2. Chó Phú Quốc
Nguồn gốc: Xuất sứ ở đảo Phú Quốc Việt Nam.
* Đặc điểm:
- Có một xoáy dài trên lưng.
- Giữ các ngón chân có một màng mỏng như chân vịt (thích nghi để bơi).

3


- Chó Phú Quốc có bản năng thiên nhiên cao, hiếu chiến, thích săn mồi, khướu
giác phát triển tốt và thông minh. Chúng đào hang để đẻ con, khi con lớn mới mang về
nhà.
* Ngoại hình: Chó Phú Quốc có ngoại hình khá lớn, thể trọng bình quân lúc 12
- 15 tháng tuổi đạt từ 12,67 – 13,62 kg, cao vai trung bình 45,65 cm. Đầu cân đối trên
trán có nhiều nếp nhăn. Mắt đen linh hoạt, tai hướng về phía trươc, hình chữ V luôn
thẳng đứng. Đường lưng thẳng, trên lưng có một xoáy dài, gồm các kiểu sau :
• Xoáy lưng hình số 1: chiếm 10%
• Xoáy lưng hình mũi tên: chiếm 30%
• Xoáy lưng không có hình dạng rõ ràng: chiếm 60%
Đuôi khá dài (23,72 cm), kiểu đuôi vòng uốn cong lên lưng. Bộ lông ngắn, dày,
ôm sát thân, bóng mượt. Màu sắc lông: một màu, có thể vàng, đen tuyền, vện, xám
hoặc màu lá lúa. Nhìn chung màu sắc và hình dáng gần giống chó ta nhất là màu vàng,
đen và vện.
* Đặc tính: Người ta ví chó Phú Quốc như sau: “nhạy cảm như chó Doberman
và hung dữ như chó Boxer”. Có tính hiếu chiến nhưng có thể huấn luyện tốt làm chó di
săn, giữ nhà hoặc làm chó bảo vệ.
* Chăm sóc: Tỉ lệ nuôi sống trên đất liền khá thấp khoảng 60%. Vì thế trước khi

đem về đất liền nên chích ngừa đầy đủ và trong tuần lễ đầu tiên nên cho chó ăn thức ăn
gần giống thức ăn mà chó ăn ở Phú Quốc.
2.1.3. Chó Bắc Kinh (Pekingese)
Chó Bắc Kinh có tên là chó sư tử (Lion dog), là giống chó vừa quý vừa hiếm,
được mọi người trên thế giới hâm mộ chọn nuôi nên lúc nào cũng đắt giá. Hiện nay
giống chó này rất hiếm thấy ở nước ta, nhất là loại chó Bắc Kinh rặc giống.
* Xuất xứ: chó Bắc Kinh là chó của Trung Quốc, tại đây nó cũng là chó quý
hiếm mấy ngàn năm rồi.
* Hình dáng: chó Bắc Kinh có thân hình nhỏ bé, trọng lượng lúc 12 tháng tuổi
bình quân ở chó cái là 2,66 kg và chó đực 3,58 kg. Mới nhìn qua trông không khác gì
chó Nhật mấy. Nó có các đặc điểm sau:
- Mặt rất ngắn so với chiều dài sọ (2,58 cm so với 6,53 cm). Mũi ngắn, tẹt,
trên mõm có những vết nhăn, mặt gãy.
4


- Cổ ngắn và dày, có một cái bờm với nhiều lông dài và thẳng. Cao vai bình
quân 24,41 cm.
- Tai hình quả tim cụp xuống hai bên với nhiều lông dài che phủ.
- Hàm rộng, đầu lại có bộ lông phủ kín nên trông giống đầu sư tử.
- Khắp mình chó được bao phủ bằng bộ lông mượt mà, gần như phủ sát đất,
phủ chụp hết bàn chân chó. Tất cả màu sắc đều chấp nhận được ngoại trừ màu gan và
bạch tạng.
- Hai mắt to và hơi lồi, đen huyền, long lanh, đen huyền nhung dễ bị hư. Nếu
va quệt đụng chạm thì chó dễ bị mù, võng mạc trắng như cơm nhãn.
- Đuôi dài khoảng 17,65 cm, đuôi gập dọc trên lưng giống kiểu đuôi sóc, có
lông dài và xoắn.
* Đặc tính: bản tính hiền lành, khôn ngoan, dễ dạy, thích quấn quít bên chủ, lại
ưa nhảy nhót vui đùa nên ai ai cũnh thích nuôi. Chó Bắc Kinh có dáng dấp quý phái
không chó nào sánh kịp.

* Sinh sản: thường thì 8 tháng chó cái động dục, nhưng với người nuôi chuyên
nghiệp thì chó trên 1 năm tuổi mới sinh sản được. Thời gian mang thai của chó là 2
tháng, lứa đẻ nào trể lắm là thêm 1 - 2 ngày. Lứa đầu chó đẻ chừng vài ba con, nhưng
các lứa sau thì có thể được 5 - 6 con. Loại chó này nuôi con không được giỏi, vì vậy
ta nên gần gũi đến giúp đỡ cho nó khi cần. Chó cái có thể sinh sản đến năm 8 tuổi.
* Chăm sóc: Vì chó có bộ lông rất dài nên người nuôi chó Bắc Kinh rất vất vả
trong việc tắm rữa, chải gỡ để bộ lông lúc nào cũng sạch sẽ, óng mượt. Chăm sóc cẩn
thận chó mới không bệnh ngoài da, và ngăn ngừa được các loại ký sinh. Phải nuôi chó
nơi sạch sẽ khô ráo.
2.1.4. Chó Miniature pinscher (chó Fox)
Là loại chó nhỏ, trước đây chừng nữa thế kỷ là loại chó quý hiếm ở nước ta.
Thuở ấy chỉ có người Pháp và người giàu có đủ sức nuôi làm kíểng. Sau này giống này
được sinh sản ra nhiều, nên đâu đâu cũng thấy nuôi.
* Xuất xứ: chó Fox gốc tại Đức, nhưng ngày nay đã có mặt khắp nơi trên thế
giới.
* Hình dáng: chó Fox là giống nhỏ con, trọng lượng bình quân lúc 12 tháng tuổi
từ 2,9 - 3,62 kg. Đầu cân đối, mặt thẳng. Mõm thon nhỏ và ngắn hơn phần sọ. Tai
5


hướng về phía trước, thẳng đứng và mọc ở phần cao của đầu, vành tai mỏng. Bốn chân
nhỏ, thẳng, cao vai trung bình 27,91cm, ngực nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh và
cao nên chó chạy rất nhanh. Bộ lông ngắn, có con lông sát như lông bò, màu trắng đôi
chỗ có vá nâu hay vàng, có khi màu nâu đặc biệt, phần mặt bao giờ cũng có vá hai bên,
giữa sống mũi kéo dài lên đỉnh đầu là lằn đen hoặc trắng.
* Đặc tính: chó Fox thân hình vừa nhỏ nhắn vừa gọn gàng, mặt mày lại lanh lợi
nên trông có vẽ vui tính dễ thương. Nó có khả năng săn bắt những loài thú nhỏ. Vì
vậy, nếu được huấn luyện ở trường lớp đàng hoàng thì nó có thể trở nên giống chó săn
thực thụ. Giữ nhà rất giỏi, tiếng sủa lớn và dai, dám lăn xả vào kẻ thù mà cắn.
* Sinh sản: chó Fox khoảng 10 tháng tuổi là động dục. Thời gian động dục và

hiện tượng động dục cũng như các giống chó khác. Thời gian mang thai là 2 tháng và
đẻ mỗi lứa từ 2 - 4 con. Chó con độ khoảng 3 - 4 ngày tuổi người ta thường cắt đuôi
thẩm mỹ.
* Chăm sóc: chó Fox rất dễ nuôi và thích hợp với phong thổ nước ta. Chúng
không kén ăn lại ăn rất ít, bộ lông sát vào mình như vậy nó cũng không đòi hỏi ta phải
tắm rửa, chải lông mất công.
2.1.5. Chó Nhật
Chó Nhật (Japanese spaniel) là loại chó kiểng có thân mình nhỏ nhắn, mảnh
mai xinh xắn, lại khoác bộ lông dài mượt, nên được nhiều nhà thích nuôi.
* Xuất xứ: chó Nhật là chó phù tang, nay đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Đây
là con chó của xứ lạnh, trông sạch sẽ dễ thương.
* Hình dạng: chó Nhật có thân hình nhỏ bé, trọng lượng lúc 12 tháng tuổi từ
4,58 - 4,80 kg, chân nhỏ tương đối thấp, khoảng 35 cm, đầu rộng trán vồ lỗ mũi rộng,
hơi hếch, kênh mũi ngắn. Mắt khá lớn, giống quả hạnh, mắt đen long lanh diễn cảm.
Hai mắt chó vừa to vừa có vẻ xa cách nhau, không lồi như chó Bắc Kinh. Mũi chó
gãy, nhưng mõm dài tương đối nên cái mặt trông xinh xắn dễ coi. Tai rủ xuống, hình
chữ V ngược khá dài, cấu trúc cơ thể có dạng hình chữ nhật, cao vai trung bình 26,83
cm, đuôi khá dài 19,91 cm nằm rủ xuống trên lưng với nhiều lông dài nên có dáng
uyển chuyển thướt tha. Chó Nhật có bộ lông rất đẹp, dài nhưng không xoắn, nên khó
bết nhau lại với nhau thành từng đám, bộ lông màu trắng, nhưng có vá vàng hoặc màu

6


cà phê sữa đen. Ở đầu lông ngắn hơn các phần khác của cơ thể, giữa trán, hai bên má,
dưới cằm, ngực, bụng lông màu trắng.
* Sinh sản: tuy là giống nhỏ con nhưng sinh sản khá tốt. Trung bình 1 năm tuổi
là người ta cho chó phối giống, thời gian mang thai là 60 ngày, mỗi lứa con trung bình
là 4 con, có khi hơn. Chó Nhật nuôi con giỏi nhưng thường vụng về trong vài ngày
đầu. Mỗi năm chó Nhật có thể sinh sản 2 lứa/năm, và thời gian sinh sản có thể kéo dài

được 7 năm.
* Chăm sóc: chó Nhật cần phải được tắm và chải gỡ bộ lông thường xuyên, nhờ
đó mới có bộ lông đẹp và sạch. Với bộ lông dài ta nên thường xuyên bắt ve và bọ chét.
Chó Nhật ăn ít và kén ăn.
2.1.6. Chó Chihuahua
Là loại chó kiểng nhỏ nhắn dễ thương được mọi người ưu thích.
* Xuất xứ: đây là giống chó được đánh giá là nhỏ nhất trong tất cả các loại
giống chó trên thế giới. Nó được đặt tên của tiểu bang Chihuahua của Mexico
* Hình dáng: Chihuahua là giống chó nhỏ, trọng lượng con đực khoảng 1,5 kg,
con cái hơn 1 kg. Đầu chó nhỏ hình quả táo, tai to, dày và thẳng đứng, mắt tròn và lồi,
mũi chó gãy như Pinscher, ngực nở bụng thon, bốn chân nhỏ nhắn như chân cheo,
đuôi mọc ở phần cao uốn cong lên lưng Chihuahua có bộ lông rất ngắn, sát vào da như
lông bò, màu vàng.
* Đặc tính: bản tính rất hiền lành, thông minh, dễ dạy. Chihuahua thân mình
nhỏ nhưng lại là giống chó siêng sủa, nhiều con chó có khả năng bắt chuột.
* Sinh sản: vì chó quá nhỏ nên khi sinh sản đôi khi gặp nhiều trở ngại, phải nhờ
đến sự can thiệp của bác sĩ thú y nhất là lần sanh đầu. Vì lẽ đó ta phải chọn lựa kỹ
càng chó cái để giống phải là những con có mông rộng, nở nang để sau này dễ sinh đẻ.
* Chăm sóc: nuôi chó kiểng Chihuahua không tốn công chăm sóc bằng những
giống chó kiểng khác. Chỉ cho chúng ăn uống bổ dưỡng, ngủ nơi ấm áp là được.
2.2. Ý nghĩa của một số chiều đo (Trần Văn Chính, 2004)
- Trọng lượng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh một cách chính xác quá trình
tích lũy của thú theo thời gian, hay nói cách khác là quá trình sinh trưởng và phát dục
của thú trên cơ sở di truyền mà chúng có những tác động không ngừng của ngoại cảnh.

7


- Dài thân chéo cho biết sự phát triển về chiều dài thân của thú. Thú có chỉ tiêu
này càng lớn thì phát triển theo bề dài sẽ có khuynh hướng dài đòn.

- Cao vai đánh giá sự phát triển hai chân trước và phần trước cơ thể thú.
- Dài thân thẳng là một chỉ tiêu quan trọng liên quan đến sự phát triển theo
chiều dài của thú.
- Vòng ngực càng lớn càng thể hiện sự phát triển nở nang của vòng ngực giúp
cho sự trao đổi khí mạnh mẽ, tác động tốt đến quá trình biến dưỡng làm cho thú sinh
trưởng phát triển tốt.
- Vòng eo liên quan đến sự cân đối vóc dáng của thú, vòng eo càng lớn có tỉ lệ
thuận đến sự phát triển của bộ máy tiêu hóa.
Qua các chiều đo hoặc trọng lượng cơ thể chúng ta có thể tính toán được các hệ
số tương quan cần thiết cho sự nghiên cứu mối liên hệ giữa các chỉ tiêu để ứng dụng
tốt cho việc đánh giá sự tăng trưởng của chó tại các tháng tuổi từ đó đề ra chế độ dinh
dưỡng và chăm sóc cho thích hợp.
2.3. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ
+ Thân nhiệt
- Chó trưởng thành: 37,50C – 390C
- Chó non thân nhiệt không ổn định: 36,10C – 37,80C
+ Tần số hô hấp
Tần số hô hấp được đo bằng số lần thở trong một phút, chó khỏe thở thể ngực.
- Chó trưởng thành: 10 – 40 lần/ phút
- Chó non 15 – 35 lần/phút
Tần số hô hấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ môi trường, tình
trạng sức khỏe, hoạt động của thú, ….
+ Nhịp tim
Là số lần tim đập trong một phút
- Chó trưởng thành: 70 – 120 lần/phút
- Chó non: 200 – 220 lần/phút
+ Tuổi thành thục
Tuổi thành thục được xác định bởi lần lên giống đầu tiên, tùy theo giống mà
chó có tuổi thành thục không giống nhau. Ngoài ra tuổi thành thục còn thay đổi theo
8



mức dinh dưỡng, yếu tố di truyền, khí hậu và nhiều yếu tố khác.
- Chó đực : 7 - 10 tháng
- Chó cái : 9 - 10 tháng
+ Chu kỳ lên giống và thời gian mang thai
Tùy theo tuổi, giống, chế độ dinh dưỡng mà chó có chu kỳ lên giống khác nhau.
- Chó cái trung bình mỗi năm lên giống 2 lần, khoảng cách giữa 2 lần là 6
tháng.
- Thời gian động dục trung bình 12 – 21 ngày, thời điểm phối giống tốt nhất là
ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 kể từ khi có dấu hiệu đầu tiên.
- Thời gian mang thai khoảng 58 – 63 ngày, đôi khi có hiện tượng mang thai
giả. Tuổi cai sữa thường vào lúc chó được 8 - 9 tuần tuổi.
2.4. PHƯƠNG PHÁP CẦM CỘT
Sự cầm cột nhằm cố định chó, tạo sự thuận lợi trong chăm sóc, chẩn đoán và
điều trị. Tùy theo đặc điểm của mỗi chó mà ta có các biện pháp cầm cột khác nhau.
- Túm gáy: là phương pháp thường được sử dụng trong khám chó, đo thân
nhiệt, tiêm chích. Phương pháp này giúp bác sĩ thú y có thể kiểm soát phần đầu, ngăn
sự tấn công của chó.
- Buộc mõm: dùng rọ mõm hoặc dây thừng buộc quanh mõm chó.
- Thú hung dữ: dùng thuốc an thần Acepromazin 0,1 mg/kg (không dùng khi
thú bị bệnh lý về gan, thận, hạ huyết áp).
- Buộc chó trên bàn mổ: khi buộc chó trên bàn mổ phải thao tác nhẹ nhàng
tránh gây kích động. Tùy theo vị trí mổ mà cho chó nằm nghiêng, nằm ngửa hoặc nằm
sấp, nhưng chú ý cột chân cho đúng kỹ thuật, tránh trật khớp (Lê Văn Thọ, 1998).
- Vòng đeo cổ (vòng Elizabeth): mang vòng đeo cổ để chó không liếm được
vết thương, vết mổ, vùng bôi thuốc, nhằm tránh làm vết thương đứt chỉ và lâu lành.
2.5. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN
Việc khám bệnh trên chó cần được tiến hành theo một trình tự với nội dung
dưới đây, sẽ giúp cho việc chẩn đoán bệnh được chính xác hơn và không bị thiếu

sót, nhờ đó xác định liệu pháp điều trị có hiệu quả.
2.5.1. Đăng ký và hỏi bệnh
Lập bệnh án riêng cho mỗi ca đến khám để theo dõi: ghi lại ngày đến khám, tên
9


thú, giống, tuổi, giới tính, trọng lượng và ghi tên chủ nuôi, địa chỉ
Hỏi chủ nuôi về nguồn gốc của thú, lịch tẩy ký sinh trùng, lịch tiêm phòng,
cách chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng ăn uống, thời gian chó mắc bệnh, những biểu
hiện triệu chứng khi chó bệnh, đã điều trị ở đâu chưa và kết quả thế nào, để có hướng
chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp.
2.5.2. Chẩn đoán lâm sàng
+ Khám chung
- Khám tổng quát: kiểm tra thân nhiệt (đo ở trực tràng), quan sát thể trạng,
cách đi đứng, khám niêm mạc, lông da, các hạch bạch huyết.
- Khám cục bộ: sờ nắn vùng nghi bệnh để phát hiện dấu hiệu bất thường của tổ
chức
+ Khám hệ hô hấp
- Kiểm tra tần số hô hấp, thể hô hấp và tính cân đối khi hô hấp (thể hô hấp
bình thường là thể ngực).
- Kiểm tra mũi, dịch mũi (màu sắc, mùi), gương mũi.
- Kiểm tra khí quản, phế quản, phản xạ ho.
- Quan sát, sờ nắn, nghe vùng phổi và xem phản ứng của thú.
+ Khám hệ tim mạch
- Nghe tim phát hiện những tiếng tim bất thường.
- Sờ nắn vùng tim xem phản ứng đau của thú.
+ Khám hệ tiêu hóa
- Khám miệng, lưỡi, lợi, răng, mùi của miệng, các rối loạn về nhai, nuốt, nôn
mửa.
- Quan sát sờ vùng bụng để biết cảm giác đau và những bất thường về cơ quan

tiêu hóa. Hỏi về chế độ ăn uống hằng ngày, điều kiện sống của chó.
- Quan sát về màu sắc, độ đặc, lỏng, mùi của phân, số lần đi phân trong ngày.
+ Khám hệ niệu dục
- Quan sát những bất thường khi thú đi tiểu, kiểm tra màu và lượng nước tiểu.
- Sờ nắn vùng thận, bàng quang, bào thai và xem phản ứng của thú.
- Đối với thú cái quan sát xem âm hộ có chảy nước hay rỉ dịch, có thể dùng
mỏ vịt để kiểm tra bên trong âm hộ.
10


- Đối với thú đực quan sát sờ nắn bao dương vật, kiểm tra dương vật.
- Có thể thông niệu đạo trên thú đực và thú cái. Thông niệu đạo vừa để điều
trị, vừa để chẩn đoán.
+ Khám các cơ quan cảm giác và phản xạ thần kinh
- Khám mắt: khám niêm mạc mắt, chất tiết từ mắt, độ co dãn của đồng tử
bằng đèn soi mắt, dùng tay thử phản xạ nhìn của mắt.
- Khám tai: quan sát vành tai, màu sắc của dịch tai. Quan sát những cử động
bất thường như cụp tai, lắc đầu, gãi tai.
- Thử các phản xạ đau, phản xạ co duỗi, phản xạ của chi trước và chi sau.
2.5.3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Tùy theo hướng nghi ngờ bệnh lý của thú mà chúng ta tiến hành các chẩn đoán
ở phòng thí nghiệm
- Kiểm tra máu: Đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, xem tươi tìm ấu trùng
giun tim, thực hiện các phản ứng huyết thanh học, tìm ký sinh trùng đường máu
(Babesia, Ricketsia). Kiểm tra một số chỉ tiêu sinh hóa máu (B.U.N, creatinine,
ALAT, ASAT, ALP, protein tổng số, albumin, bilirubin, glucose…).
- Kiểm tra nước tiểu: quan sát màu sắc, đo tỷ trọng, độ nhớt, độ pH,
glucose, nitrit, urobilirubine, xét nghiệm vi sinh vật, sự hiện diện của bạch cầu, hồng
cầu, cặn nước tiểu.
- Kiểm tra phân: tìm ký sinh trùng đường ruột bằng phương pháp phù nổi

với nước muối bão hòa.
- Kiểm tra dịch chọc dò: để xác định lượng protein trong dịch chọc dò, để
phân biệt dịch thẩm xuất hay dịch thẩm lậu bằng phản ứng Rivalta.
- Kiểm tra chất cạo từ lông, da và dịch mũi
+ Kiểm tra ký sinh trùng trên da
+ Nuôi cấy nấm trên môi trường Sabouraud
+ Xét nghiệm dịch mũi: nuôi cấy, phân lập và thử kháng sinh đồ.
2.5.4. Các chẩn đoán đặc biệt
- Chẩn đoán hình ảnh bằng chụp X - quang, siêu âm.
- Dùng test thử nhanh trong các bệnh: Parvovirus, Carre, giun tim.

11


2.6. CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN CHÓ.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), các liệu pháp sau đây thường được áp dụng:
+ Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
Liệu pháp này cho hiệu quả điều trị rất cao nhưng phải xác định nguyên nhân
gây bệnh thật chính xác.
+ Điều trị theo cơ chế sinh bệnh
Từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể đến khi gây thành bệnh, cơ thể thú
trải qua nhiều thời kỳ. Điều trị theo cơ chế sinh bệnh là dùng các biện pháp điều trị để
cắt đứt bệnh ở một khâu nào đó nhằm ngăn chặn hậu quả kế tiếp xảy ra.
+ Điều trị theo triệu chứng
Nhằm ngăn chặn các triệu chứng nguy kịch có khả năng đe dọa tính mạng con
vật
+ Liệu pháp hỗ trợ
Đây là liệu pháp rất quan trọng được áp dụng điều trị trong các bệnh nhằm nâng
cao sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thú vượt
qua khỏi bệnh, đặc biệt là trong bệnh truyền nhiễm.

2.7. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ
2.7.1. Bệnh Carre
+ Nguyên nhân
Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh Carre là một bệnh truyền nhiễm do virus
thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbilivirus gây ra với đặc điểm là gây tỷ lệ
chết cao trên chó non với các biểu hiện sốt, viêm phổi, viêm ruột, nổi mụn mủ ở vùng
da mỏng và có triệu chứng thần kinh ở giai đoạn cuối.
Chất chứa căn bệnh: nước bọt, phân, dịch tiết mũi, nước mắt
Đường xâm nhập và cách lây lan: virus xâm nhập trực tiếp qua đường hô
hấp dưới dạng những bọt khí dung, gián tiếp qua thức ăn, nước uống, có thể truyền
qua nhau thai.
+ Triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng thay đổi nhiều tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi
chó mắc bệnh, giống chó, tình trạng sức khỏe, độc lực virus, cũng như chế độ chăm
sóc và nuôi dưỡng.
12


Thời gian nung bệnh kéo dài 3 - 8 ngày với những triệu chứng viêm kết mạc
mắt, viêm xoang mũi chảy nhiều dịch lỏng lúc đầu, sau đặc dần rồi có mủ. Xét nghiệm
máu lúc này thấy bạch cầu giảm, đặc biệt là bạch cầu lympho.
Trong thể cấp tính: chó có biểu hiện sốt 2 pha, sốt cao, số lượng bạch cầu giảm,
chó có biểu hiện xáo trộn hô hấp: thở khò khè, âm rale ướt, khóe mũi có lẫn cả máu
cùng với biểu hiện viêm phổi.
Một số biểu hiện xáo trộn tiêu hóa: đi phân lỏng, tanh, có thể lẫn máu hoặc lẫn
niêm mạc ruột bị bong tróc.
Biểu hiện viêm não: co giật, bại liệt.
Da: nổi mụn mủ ở những vùng da mỏng.
Trong thể bán cấp tính: những biểu hiện hô hấp và tiêu hóa có thể thầm lặng,
kéo dài 2 - 3 tuần trước khi xuất hiện những biểu hiện thần kinh, thường xuất hiện trên

những chó có triệu chứng sừng hóa gan bàn chân.
+ Bệnh tích
- Bệnh tích đại thể: không có bệnh tích đại thể mang tính chất chỉ thị bệnh.
Có thể thấy sừng hóa ở mõm và gan bàn chân, teo hung tuyến thấy khi khám tử.
Tùy theo mức độ phụ nhiễm vi trùng có thể thấy viêm phế quản, phổi, viêm
ruột, mụn mủ ở da.
- Bệnh tích vi thể
Hoại tử những mô bạch huyết
Thể vùi trong tế bào chất bắt màu eosinophile ở bàng quang, bồn thận, tế bào
biểu mô đường hô hấp, ruột, não.
Ở não là viêm não tủy không mủ, với thoái hóa nơron, tăng sinh tế bào thần
kinh đệm, bị hủy myeline
+ Chẩn đoán
Việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn do triệu chứng luôn biến đổi, nhưng
có những triệu chứng chủ yếu sau:
- Chảy nhiều dịch tiết ở mắt và mũi.
- Xáo trộn hô hấp cùng với ho, thở khó.
- Xáo trộn tiêu hóa, ói, tiêu chảy.
- Sốt 2 pha.
13


×