Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ LÊN SỨC TĂNG TRƯỞNG KHI BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO CON TỪ 30 ĐẾN 90 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.23 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ LÊN
SỨC TĂNG TRƯỞNG KHI BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN
THỨC ĂN HEO CON TỪ 30 ĐẾN 90 NGÀY TUỔI

Họ và tên sinh viên

: PHAN HUY BÌNH

Ngành

: Thú y

Lớp

: TC03TYVL

Niên khoá

: 2003 – 2008

- Tháng 06/2009 -


ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ LÊN
SỨC TĂNG TRƯỞNG KHI BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN


THỨC ĂN HEO CON TỪ 30 ĐẾN 90 NGÀY TUỔI

Tác giả

PHAN HUY BÌNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

- Tháng 06/2009 i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Phan Huy Bình
Tên khóa luận: “Ảnh hưởng của chế phẩm tỏi, nghệ lên sức tăng trưởng khi bổ
sung vào khẩu phần thức ăn heo con từ 30 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa, ngày 25/ 09/ 2009.
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thị Kim Loan

ii


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng về ba mẹ
Người đã sinh thành, dưỡng dục và hy sinh cả cuộc đời mình chăm lo cho con,

đó là một tình cảm thiêng liêng quý báu nhất mà suốt cuộc đời con vẫn luôn khắc ghi
không bao giờ quên. Cảm ơn ba mẹ về tất cả mọi thứ đã dành cho con để con có được
ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn!
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, cùng toàn thể quý thầy cô đã giảng dạy
tận tình và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tại
trường.
Cô Nguyễn Thị Kim Loan đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp này.
Ban giám đốc Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cùng toàn thể
các cô chú, anh chị trong Trại Nhân Giống Heo Hòa Long đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại trại.
Các bạn lớp TY03VL đã chia sẻ cùng tôi những vui buồn trong suốt thời gian
học cũng như lúc thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn

PHAN HUY BÌNH

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận: “Ảnh hưởng của chế phẩm tỏi, nghệ lên sức tăng trưởng khi bổ
sung vào khẩu phần thức ăn heo con từ 30 đến 90 ngày tuổi” được tiến hành từ
09/2008 đến 01/2009 tại Trại Nhân Giống Heo Hòa Long, xã Hòa Long thị xã Bà Rịa,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Qua khảo sát 90 heo con từ 30 – 90 ngày tuổi được bố trí vào 9 lô, có 8 lô bổ
sung chế phẩm và một lô đối chứng, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Trọng lượng bình quân, tăng trọng bình quân, tăng trọng tuyệt đối lúc kết

thúc thí nghiệm, lô bổ sung 0,1 % tỏi – nghệ (lô 5) cao nhất (47,44 kg/con; 38,20
kg/con; 636,7 g/con/ngày) và lô bổ sung 0,4 % tỏi (lô 2) kém nhất (37,06 kg/con;
27,35 kg/con; 455,7 g/con/ngày).
Lượng thức ăn tiêu thụ từ 30 – 90 ngày tuổi, cao nhất là lô bổ sung 0,1 %
tỏi - nghệ (lô 5) với 1,2 kg/ con /ngày và lô bổ sung 0,4 % nghệ (lô 4) thấp nhất với 0,9
kg/ con /ngày.
Hệ số chuyển hóa thức ăn từ 30 – 90 ngày tuổi, lô bổ sung 0,3 % nghệ (lô
3) tốt nhất với 2,08 kgTA/ kgTT và kém nhất là lô bổ sung 0,4 % tỏi (lô 2) với 2,42
kgTA/ kgTT.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy từ 30 – 90 ngày tuổi, cao nhất là lô bổ sung 0,4 %
tỏi (lô 2) v ới 3,00 % và thấp nhất là lô bổ sung 0,3 % tỏi - nghệ (lô 7) ) v ới 0,18 %.
Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp, tỷ lệ ngày con bị bệnh khác trong suốt cả quá
trình thí nghiệm cao nhất là lô bổ sung 0,4 % nghệ (lô 4 lần lượt là 5,67 %; 10%) và
thấp nhất là lô bổ sung 0,3 % nghệ (lô 3 lần lượt là 0 %; 0%).
Tỷ lệ nuôi sống ở lô bổ sung 0,3 % tỏi (lô 1); 0,4 % tỏi (lô 2); 0,3 % nghệ
(lô 3); 0,4 % nghệ (lô 4); 0,3 % tỏi – nghệ (lô 7) cao hơn lô đối chứng.
Hiệu quả kinh tế
Các lô bổ sung chế phẩm có chi phí thức ăn và thuốc thú y điều trị bệnh/kg tăng
trọng đều thấp hơn lô đối chứng (ngoại trừ lô 2 và lô 4), xếp theo thứ tự tăng dần như
sau: lô 3 (86,98 %), lô 5 (93,56 %), lô 1 (96,11 %), lô 7 (98,29 %), lô 8 (98,30 %), lô 6
(98,81 %), lô đối chứng (100 %), lô 4 (104,62 %), lô 2 (111,66 %).
iv


MỤC LỤC
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
U

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.....................................................................................2

U

1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ............................................................3
2.1.1. Tỏi và công dụng ...................................................................................................3
2.1.1.1. Đặc điểm.............................................................................................................3
2.1.1.2. Thành phần hóa học của tỏi................................................................................3
2.1.1.3. Công dụng ..........................................................................................................4
2.1.2. Nghệ và công dụng................................................................................................4
2.1.2.1. Đặc điểm.............................................................................................................4
2.1.2.2. Thành phần hóa học của nghệ ............................................................................5
2.1.2.3. Công dụng ..........................................................................................................5
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CAI SỮA ...................................................................5
2.3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC ...........................................................................6
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC................7
2.4.1. Yếu tố di truyền .....................................................................................................7
2.4.2. Yếu tố ngoại cảnh..................................................................................................7
2.4.2.1. Yếu tố tự nhiên ...................................................................................................7
2.4.2.2. Yếu tố công tác giống.........................................................................................8
2.4.2.3. Yếu tố nuôi dưỡng ..............................................................................................8
2.4.3. Nuôi dưỡng heo thịt...............................................................................................8
2.5. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI NHÂN GIỐNG HEO HÒA LONG ................9
2.5.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................9
2.5.2. Lịch sử phát triển và chức năng.............................................................................9

v



2.5.2.1. Lịch sử phát triển................................................................................................9
2.5.2.2. Chức năng...........................................................................................................9
2.5.3. Cơ cấu tổ chức trại...............................................................................................10
2.5.4. Cơ cấu đàn ...........................................................................................................10
2.5.5. Công tác giống.....................................................................................................11
2.5.6. Chuồng trại ..........................................................................................................11
2.5.7. Thức ăn ................................................................................................................12
2.5.8. Công tác thú y và quy trình tiêm phòng ..............................................................13
2.5.8.1. Quy trình vệ sinh thú y .....................................................................................13
2.5.8.2. Quy trình tiêm phòng........................................................................................14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM......................................15
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .................................................................................15
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.....................................................................................15
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................16
U

3.4. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .............................................................................16
3.5. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT.................................................................................16
3.5.1. Tăng trọng............................................................................................................16
3.5.1.1. Tăng trọng bình quân (TTBQ (kg/con))...........................................................16
3.5.1.2. Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ (g/con/ngày))......................................................16
3.5.2.1. Lượng thức ăn tiêu thụ (LTATT (kg/con/ngày))..............................................16
3.5.2.2. Hệ số chuyển hoá thức ăn (HSCHTA (kgTA/kgTT))......................................16
3.5.3. Tình trạng sức khỏe của heo thí nghiệm .............................................................16
3.5.3.1. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (TLNCTC (%)) ........................................................16
3.5.3.2. Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp (TLNCHH (%))...................................................17
3.5.3.3. Tỷ lệ ngày con bệnh khác (TLNCBK (%)) ......................................................17
3.5.3.4. Tỷ lệ nuôi sống (TLNS (%)) ............................................................................17
3.5.3.5. Hiệu quả kinh tế................................................................................................17
3.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU....................................................................................................17

U

Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ..........................................................................18
4.1. KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG ................................................................................18

vi


4.1.1. Trọng lượng bình quân ở từng giai đoạn.............................................................18
4.1.2. Tăng trọng bình quân...........................................................................................20
4.1.3. Tăng trọng tuyệt đối ............................................................................................23
4.2. LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ............................................................................26
4.3. HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN ......................................................................28
4.4. TỶ LỆ NGÀY CON BỆNH TRONG GIAI ĐOẠN THÍ NGHIỆM .....................31
4.4.1. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy......................................................................................31
4.4.2. Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp.................................................................................33
4.4.3. Tỷ lệ ngày con bệnh khác....................................................................................35
4.4.4. Tỷ lệ nuôi sống ....................................................................................................37
4.5. HIỆU QUẢ KINH TẾ ............................................................................................38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................42
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................42
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................44
PHỤ LỤC ......................................................................................................................47

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các loại thức ăn .........................................................................................12

Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp sử dụng......................13
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng................................................................................14
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm.......................................................................................15
Bảng 4.1: Trọng lượng bình quân ở từng giai đoạn..................................................18
Bảng 4.2: Tăng trọng bình quân ở các giai đoạn ......................................................20
Bảng 4.3: Tăng trọng tuyệt đối qua các giai đoạn ....................................................23
Bảng 4.4: Lượng thức ăn tiêu thụ .............................................................................26
Bảng 4.5: Hệ số chuyển hóa thức ăn.........................................................................28
Bảng 4.6: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy...........................................................................31
Bảng 4.7: Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp......................................................................33
Bảng 4.8: Tỷ lệ ngày con bị bệnh khác.....................................................................35
Bảng 4.9: Tỷ lệ nuôi sống .........................................................................................37
Bảng 4.10: Chi phí sản xuất (đồng) ..........................................................................40

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng bình quân .........................................................................20
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng bình quân............................................................................22
Biểu đồ 4.3: Tăng trọng tuyệt đối..............................................................................25
Biểu đồ 4.4: Lượng thức ăn tiêu thụ..........................................................................28
Biểu đồ 4.5: Hệ số chuyển hóa thức ăn .....................................................................30
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .......................................................................33
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp ..................................................................35
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ ngày con bệnh khác .....................................................................37
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ nuôi sống .....................................................................................39

ix



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi heo ở Việt Nam không chỉ là một nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao,
mà đó còn là truyền thống văn hóa của nguời Việt. Trong những năm gần đây, ngành
chăn nuôi heo nước ta đang trên đà phát triển và có những bước tiến mới đồng thời đáp
ứng một lượng lớn nhu cầu về thịt cho xã hội. Tuy nhiên, người chăn nuôi còn gặp
nhiều khó khăn trong việc khống chế bệnh tật trên đàn heo và đặc biệt trên heo cai sữa.
Hiện nay, biện pháp chủ yếu để người chăn nuôi kiểm soát dịch bệnh là dùng
kháng sinh: điều trị bằng cách tiêm, cho uống kháng sinh, phòng bệnh bằng cách trộn
kháng sinh vào thức ăn. Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đã để lại những
hậu quả lớn: vi khuẩn kháng thuốc, tồn dư kháng sinh trong sản phẩm gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, việc tìm ra một biện pháp an toàn hơn để
thay thế kháng sinh là một nhu cầu cấp thiết.
Ngày nay, việc ứng dụng các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên đang mở
rộng nghiên cứu và được xem là biện pháp phòng bệnh tốt nhất nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng và sức khỏe vật nuôi. Dựa trên nền tảng nguồn tài nguyên thực vật
phong phú, các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm thảo dược bổ sung
vào thức ăn gia súc, gia cầm đã mang lại hiệu quả khả quan. Xuất phát từ thực tế đó,
chúng tôi tìm hiểu và biết được công dụng của tỏi, nghệ có các chất như: vitamin,
khoáng, một số hoạt chất có tác dụng giống như một kháng sinh và một số chất chống
oxy hóa khác làm tăng sức đề kháng cho heo, tăng khả năng chuyển hóa các chất dinh
dưỡng giúp cơ thể chống chọi lại với bệnh tật và mau lớn. Với hy vọng sau khi bổ
sung chế phẩm sẽ giúp heo tăng trọng nhanh hơn, tăng khả năng miễn dịch, giảm tiêu
tốn thức ăn nhằm mang lại những sản phẩm thịt sạch, an toàn, không tồn dư kháng
sinh đảm bảo dinh dưỡng, ổn định về mặt chất lượng cho người tiêu dùng và đem lại
hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi.
1



Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y với sự hướng dẫn của Th.S
Nguyễn Thị Kim Loan và sự giúp đỡ của Trại Nhân Giống Heo Hòa Long, chúng tôi
đã tiến hành thực hiện đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ LÊN
SỨC TĂNG TRƯỞNG KHI BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO CON
TỪ 30 ĐẾN 90 NGÀY TUỔI”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá hiệu quả tác dụng của hai loại thảo dược: tỏi, nghệ và hỗn hợp cả hai
loại thảo dược trên lên khả năng tăng trưởng và sức khỏe của đàn heo con.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi và ghi nhận một số chỉ tiêu về tăng trọng, chỉ tiêu bệnh lý, hệ số
chuyển hóa thức ăn khi bổ sung chế phẩm tỏi, nghệ vào khẩu phần thức ăn heo con từ
30 đến 90 ngày tuổi.
Tính toán hiệu quả kinh tế để đánh giá được mức độ cải thiện kinh tế so với khi
không bổ sung chế phẩm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ
2.1.1. Tỏi và công dụng
2.1.1.1. Đặc điểm
Tỏi còn có tên là Đại toán
Tên khoa học: Allium sativum
Thuộc họ hành: Liliaceae
2.1.1.2. Thành phần hóa học của tỏi
Thành phần


Hàm lượng (%)

Nước

62 – 68

Carbohydratae

26 – 30

Protein

1,5 – 2,1

Lipid

0,1 – 0,2



1,5

Hợp chất sulfur

1,1 – 3,5

Chất khoáng

0,7


Acid folic

6,2 – 6,4

Saponin

0,04 – 0,11

Vitamin

0,015
(Lawson, 1993)

Thành phần của tỏi gồm tinh dầu chứa hợp chất sulfur: ajoene, sallyl cystin,
diallyl disulfide, triallyl disulfide, methionin, thiosulfinate (Đỗ Huy Bích và ctv,
2004). Trong tỏi có allicin được xem như hoạt chất chính, allicin được tạo ra khi chất
alliin là một amino acid có chứa gốc sulfur (S-allycystien sulphoxide) tiếp xúc với
enzyme allinase lúc tỏi được băm nhỏ hay nghiền nát và được coi như một chất kháng
sinh thiên nhiên (Nguyễn Ngọc Lan và ctv, 2006).
3


2.1.1.3. Công dụng
Tác dụng thông thường
Trong dân gian tỏi được coi như là gia vị đem lại sức khỏe cho con người, tỏi
có tác dụng ăn ngon miệng và giúp tiêu hóa tốt. Tỏi được dùng chữa bệnh cảm cúm,
cảm lạnh, đầy hơi chướng bụng, mụn nhọt và dùng để tăng thân nhiệt nhanh cho cơ thể
vì trong 100g tỏi có chứa 121 calo (Nguyễn Văn Thắng và Bùi Thị Mỹ, 1996).
Tỏi là loại gia vị có giá trị sử dụng và giá trị sinh học, theo tài liệu sinh học

phân tích thức ăn của Việt Nam thì trong 100g tỏi ăn được có chứa 7 % nước, 6 %
protein, 25,5 % glucid, 1,5 % chất xơ, 24 mg canxi, 181 mg phosphor và tất cả các
vitamin A, B1, B2, C, E, PP,…
Tỏi sống và tỏi chế biến có diallyl disulfide, triallyl disulfide và allicin làm tăng
tính miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn, virus invitro, chống virus cúm B, Herpesvirus
type I, virus đậu bò, virus bệnh viêm miệng có mủ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung
thư, ngăn ngừa cảm cúm (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Tác dụng kháng sinh
Tỏi như là kháng sinh phổ rộng, hoạt chất của tỏi chủ yếu là allicin. Ngoài ra
còn có ajione, diallin, diasufit, dillit, trisulfide và các chất chống lưu huỳnh
khác…được tạo ra từ tỏi.
Tỏi tươi giả nát có thể ức chế 70 loại vi khuẩn gram âm và gram dương như:
Klebsiella, Pasteurella multocida, và các giống Mycobacterium, thậm chí còn diệt
được một số vi khuẩn đã lờn kháng sinh.
Theo một số báo cáo, tỏi có tác dụng trị giun, dùng trong trường hợp chữa giun
móc, giun kim, lỵ,…
Một số tác dụng khác
Tỏi còn kháng lại virus, chống nấm, diệt ký sinh trùng, nguyên sinh trùng, giải
độc kim loại nặng, phòng chống bệnh tim mạch, tăng cường miễn dịch, chống ung thư,
giảm đường huyết, chống nhiễm độc phóng xạ, tăng cường chống bệnh đường hô hấp,
kháng viêm.
2.1.2. Nghệ và công dụng
2.1.2.1. Đặc điểm
Nghệ tên khác là uất kim, khương hoàng
4


Tên khoa học: Curcuma longa L
Thuộc họ gừng: Zingiberaceae
2.1.2.2. Thành phần hóa học của nghệ

Trong củ nghệ có nhiều hợp chất như: tinh bột, xơ trong các thành phần được
chứng minh là hoạt chất sinh học gồm: curcuminoid, tinh dầu, polysaccharide và
peptid nhưng tinh dầu và curcuminoid được coi là hoạt chất chính.
Hoạt chất màu vàng của củ nghệ là dẫn xuất của phenolic, hoạt chất chính
curcuminoid gồm 3 chất (curcumin, demethoxycurcumin, bus demethoxycurcumin)
trong đó curcumin có tác dụng mạnh hơn cả. Curcumin có tác dụng chống viêm, bảo
vệ gan, chống oxy hóa, kích thích hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng, chống co
thắt cơ trơn, chống hoại tử và đặc biệt có tác dụng phòng ngừa, trị bệnh ung thư (Lê
Hà, 2006).
2.1.2.3. Công dụng
Tác dụng thông thường
Dùng nghệ để làm mau lành sẹo, vết thương xây sát ở da. Kích thích điều hòa tế
bào gan (chủ yếu là faratolyl methyl carbinol giải độc, thông mật, giảm viêm khớp,
làm giảm cholesterol). Bột nghệ trộn với mật ong dùng để trị viêm loét dạ dày.
Tác dụng kháng khuẩn
Curcumin là hoạt chất chính trong nghệ vàng, có khả năng loại bỏ gốc tự do
mạnh mẽ và các men gây ung thư có trong thức ăn, nước uống. Bởi vậy curcumin
được coi là chất tiêu biểu cho các chất chống ung thư.
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), tác dụng ức chế invitro của trực khuẩn lao ở
nồng độ tối thiểu 25 μg/ml, Salmonella paratyphy và Streptococcus ở 50 μg/ml.
Curcumin còn có khả năng giải độc, bảo vệ tế bào gan, làm tăng hồng cầu, hạ
mỡ máu. Curcumin còn là chất chống viêm, chống oxy hóa điển hình, có thể sử dụng
như một corticoid trong điều trị bệnh mà không gây loãng xương và không gây loét dạ
dày.
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CAI SỮA
Trong giai đoạn theo mẹ, heo con có tốc độ tăng trưởng nhanh, bộ máy tiêu hóa
chưa hoàn chỉnh, thể hiện qua sự phân tiết không đủ lượng acid chlohydric và các men
tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Trong giai đoạn này heo con quen với sự tiêu hóa và hấp
5



thu sữa từ đó sẽ làm tăng nhóm vi khuẩn có lợi Lactobaccilus spp có trong dạ dày và
đường tiêu hóa. Nhóm vi khuẩn này sử dụng một số đường lactose của sữa để sản sinh
ra acid lactic làm giảm độ pH của dạ dày. Sự acid hóa nhằm làm cho quá trình tiêu hóa
trở nên tốt hơn ngăn cản sự phát triển của các loại vi sinh vật có hại cho heo. Sau khi
cai sữa, do chế độ ăn của heo con có sự thay đổi đột ngột, heo chuyển sang ăn thức ăn
thô với những thành phần khó tiêu hơn sẽ làm gia tăng pH của đường tiêu hóa. Do đó
nhóm vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng giảm số lượng và sau đó là sự phát triển nhanh
của các dòng vi khuẩn có hại khác trong hệ đường ruột. Nếu những vi khuẩn có hại
này có cơ hội thuận lợi chúng sẽ gia tăng nhanh về số lượng lấn áp các vi khuẩn có lợi
và gây nên hiện tượng loạn khuẩn đường tiêu hóa. Từ đó gây bệnh tiêu chảy và các
bệnh khác, cuối cùng ảnh hưởng đến tăng trọng, sức khỏe của heo con.
Theo Nguyễn Văn Hiền (2002), acid chlohydric tự do xuất hiện vào thời điểm
25 – 30 ngày tuổi và có khả năng diệt khuẩn tốt nhất vào 40 – 50 ngày tuổi. HCl tự do
xuất hiện trong dạ dày heo con là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển khả năng
tiêu hóa thức ăn của heo con vì nó hạ thấp độ pH trong dạ dày tạo điều kiện thích hợp
cho men pepsin hoạt động và chống sự ô nhiễm thức ăn.
Tuy nhiên, khi cai sữa heo con đã bị cắt đứt nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh và
các kháng thể từ sữa mẹ, cộng với stress mạnh do thay đổi nguồn dinh dưỡng và thay
đổi điều kiện sống. Trong thời gian đầu này heo dễ bị chết, tỷ lệ còi cọc cao, tiêu chảy
nặng, bệnh về đường hô hấp cũng cao. Do đó, thời gian này cần thiết phải có sự chăm
sóc chu đáo, chuồng trại đảm bảo đủ ấm, khô ráo và thông thoáng, nước uống sạch sẽ,
thức ăn cho heo đòi hỏi dễ tiêu, chất lượng cao.
2.3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC
Các sinh vật sinh ra và lớn lên quá trình đó gọi là quá trình phát triển. Hiểu
được thực chất và đi sâu vào các quy luật để điều khiển sự phát triển của cá thể chính
là mục đích cuối cùng để tạo ra nhiều sản phẩm gia súc.
Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là
sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn thể cơ
thể của con vật trên cơ sở di truyền từ đời trước.


6


Sự phát dục là quá trình thay đổi về chất lượng, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh
các tính chất, chức năng của các bộ phận cơ thể gia súc.
Quá trình sinh trưởng và phát dục là hai quá trình khác nhau nhưng thống nhất.
Hai quá trình này không tách rời nhau mà trái lại hỗ trợ cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau
làm cho cơ thể phát triển ngày một hoàn chỉnh. Đây là hai quá trình liên tục nhưng lúc
thì phát dục mạnh, sinh trưởng yếu và có lúc phát dục yếu, sinh trưởng mạnh.
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC
2.4.1. Yếu tố di truyền
Là đặc tính của sinh vật được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác những đặc
tính của cha mẹ và tổ tiên đã có. Gồm một số các yếu tố khác như:
Loài: có sự khác biệt đáng kể về sự sinh trưởng và phát dục giữa loài này với
loài khác.
Giống: mặc dù cùng loài nhưng khác giống cũng có sự khác biệt về sinh trưởng
và phát dục.
Dòng: trong mỗi giống ngày nay đã có những dòng chuyên biệt như giống bò
chuyên thịt có sinh trưởng khác bò chuyên sữa.
Gia đình: những cá thể thuộc các gia đình khác nhau cũng có sự khác nhau
trong sinh trưởng do thừa hưởng những đặc tính di truyền của những cá thể cha mẹ
khác nhau.
Giới tính: ảnh hưởng của giới tính lên sự sinh trưởng và phát triển khác nhau.
Theo Trần Văn Chính (2001), heo đực thiến có tăng trọng cao nhất, kế đến là heo cái
không thiến và thấp nhất là đực không thiến. Sự phát dục cũng cho thấy heo đực thiến
tích lũy mỡ nhiều nhất so với heo đực và cái không thiến.
Cá thể: trong những cá thể khác nhau là do di truyền biến dị trong sự hình thành
giao tử, sự bắt chéo, sự trao đổi nhiễm sắc thể và sự tổ hợp thụ tinh.
Gen: những phần của cơ thể có sự khác biệt nhau trong sự sinh trưởng phát dục

của gia súc do hiện tượng đa gen và do hiện tượng đa hiệu gen.
2.4.2. Yếu tố ngoại cảnh
2.4.2.1. Yếu tố tự nhiên
Bao gồm khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, đất đai đều có thể gây ảnh
hưởng trực tiếp lên sự sinh trưởng và phát dục trên cơ thể gia súc. Vì vậy chúng là tác
7


nhân chính ảnh hưởng lên môi trường sống của vật nuôi và tác động lên cơ thể thú làm
ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể. Khí hậu nóng làm thú mệt mỏi, tiêu hao nhiều năng
lượng nhất là khi làm việc hoặc sản xuất sản phẩm, khí hậu lạnh quá cùng với độ ẩm
cao cũng làm cho con vật dễ bị bệnh.
2.4.2.2. Yếu tố công tác giống
Sự can thiệp của con người vào quá trình chọn lọc giữ lại những thú tốt cho
sinh sản đã nâng cao được khả năng sản xuất của thú chọn lọc.
2.4.2.3. Yếu tố nuôi dưỡng
Công tác nuôi dưỡng mà chủ yếu là thức ăn có tác dụng rất lớn đến sự sinh
trưởng và phát dục của gia súc. Cho gia súc ăn với khẩu phần tính toán theo giai đoạn,
thực hiện chế độ vận động thích hợp (nếu có), chuồng trại sạch sẽ, đầy đủ ánh
sáng…đều thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc. Trái lại nếu nuôi
dưỡng kém nhất là thức ăn thiếu protein, thiếu vitamin, thiếu khoáng thì quá trình sinh
trưởng có phần chậm lại.
2.4.3. Nuôi dưỡng heo thịt
Theo Võ Văn Ninh (2001), sau khi cai sữa những heo không làm giống được
chuyển qua chuồng nuôi thịt. Thời gian nuôi thịt thường từ 5 – 6 tháng để đạt trọng
lượng xuất chuồng từ 80 – 100 kg. Ở mức thể trọng này sẽ cho ra phẩm chất thịt ngon
nhất, sau đó thì hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu hướng tích lũy mỡ.
Giai đoạn nuôi heo thịt có thể chia làm hai giai đoạn
Giai đoạn 1
Khoảng 2 tháng đầu, đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần

kinh. Do đó con thú cần nhiều protein, khoáng chất, sinh tố để phát triển chiều dài,
chiều cao.
Thiếu dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương kém phát
triển nên hệ cơ cũng kém phát triển, heo trở nên ngắn đòn, ít thịt thì bắp cơ nhỏ, sự
tích lũy mỡ ở giai đoạn sau sẽ nhiều hơn.
Dư thừa dưỡng chất làm tăng chi phí, dư protein sẽ đào thải ở dạng urê, heo dễ bị
viêm khớp, tích lũy mỡ sớm. Dư khoáng chất, nhất là canxi - phospho gây hậu quả xấu
cho sự hóa cốt tạo xương, giai đoạn này có thể đạt trọng lượng 50 kg.

8


Giai đoạn 2
Khoảng 2 - 3 tháng cuối, đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các xớ cơ, các mô
liên kết, con thú nảy nở theo chiều ngang, mập ra. Giai đoạn này heo cần nhiều glucid,
lipid hơn giai đoạn 1, nhu cầu protein, khoáng chất, sinh tố cho mỗi kg thức ăn ít hơn
giai đoạn đầu.
Thừa dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ, nhưng
thiếu dưỡng chất con thú trở nên gầy đi, bắp thịt dai, không ngon, thiếu những hương
vị cần thiết. Giai đoạn này heo có thể đạt từ 80 - 100 kg.
Heo thịt thường nuôi khoảng 20 - 40 con mỗi ô chuồng, nhốt nhiều quá trong
một ô chuồng sẽ làm cho công tác quản lý, khám chữa bệnh và phát hiện ra bệnh mới
khó khăn hơn.
Chuồng nuôi heo thịt phải thoáng mát, không ứ đọng phân và nước tiểu, tắm heo
vào lúc khí hậu nóng để tăng kích thích tính thèm ăn và heo mau lớn. Cho heo ăn tự do
hoặc theo bữa và cho uống nước đầy đủ. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phát hiện sớm
heo bị bệnh để công tác điều trị heo đạt hiệu quả.
2.5. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI NHÂN GIỐNG HEO HÒA LONG
2.5.1. Vị trí địa lý
Trại Nhân Giống Heo Hòa Long được xây dựng tại xã Hòa Long, thị xã Bà Rịa,

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Quốc lộ 56 khoảng 100 mét về phía Đông nên rất thuận
tiện cho việc vận chuyển con giống và thức ăn.
Trại được ngăn cách với bên ngoài bởi bờ tường cao 2 mét, phía Nam và phía
Bắc giáp với Trại Cây giống Hòa Long, phía Tây giáp với khu dân cư. Diện tích trại là
2,3 ha trong đó diện tích chăn nuôi chiếm 2,0 ha diện tích xây dựng.
2.5.2. Lịch sử phát triển và chức năng
2.5.2.1. Lịch sử phát triển
Trại được xây dựng và đưa vào hoạt động tháng 4/2001 do Trung Tâm Khuyến
Nông và Giống Nông Nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thành lập với tên gọi là: Trại
Nhân Giống Heo Hòa Long.
2.5.2.2. Chức năng
Trại Nhân Giống Heo Hòa Long chuyên cung cấp heo nái hậu bị giống
GALAXY, cung cấp tinh heo cao sản phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi trong và ngoài
9


tỉnh. Chăm sóc, nuôi dưỡng nhóm heo thuần chủng nhập từ trại France Hybride của
Pháp thuộc huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai.
2.5.3. Cơ cấu tổ chức trại
Trại được sự quản lý thống nhất đứng đầu là trưởng trại, kế đến là phó trại (kỹ
thuật trưởng) và các bộ phận có chức năng nhiệm vụ chuyên biệt đảm nhận các công
việc khác nhau.
Trưởng trại và kỹ thuật trưởng đảm nhận phân công nhân sự trong trại, chịu
trách nhiệm về tổng thể đàn heo của trại.
Tổ chăn nuôi có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi đồng thời khai
thác heo nọc.
Tổ cơ khí có nhiệm vụ bảo trì trang thiết bị phục vụ cho quá trình chăn nuôi.
Tổ bảo vệ có trách nhiệm bảo vệ tài sản cho trại, hướng dẫn khách ra vào, xịt
sát trùng cho phương tiện chuyên chở đảm bảo yêu cầu tiêu độc, khử trùng.
Tổ tạp vụ có nhiệm vụ giặt quần áo lao động, làm vệ sinh khu vực văn phòng,

nấu cơm cho nhân viên trong trại.
Trưởng trại

Kỹ thuật

Tổ cơ khí

Nái khô

Tổ chăn nuôi

Nái đẻ

Tổ tạp vụ

Nọc

Cai sữa

Sinh trưởng

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Trại Nhân Giống Heo Hòa Long
2.5.4. Cơ cấu đàn
Số liệu thống kê được tính đến ngày 19/01/2009
Heo đực khai thác: 20 con
Heo đực thí tình: 1 con
10

Tổ bảo vệ


Cách ly


Heo nái nuôi con: 23 con
Heo nái đang mang thai: 96 con
Heo nái khô: 60 con
Heo nái hậu bị: 53 con
Heo con theo mẹ: 219 con
Heo sau cai sữa (từ cai sữa đến 60 ngày): 286 con
Heo sinh trưởng (từ 60 ngày đến xuất chuồng): 504 con
2.5.5. Công tác giống
Heo con sau khi sinh ra được cân trọng lượng và bấm răng, bấm số tai, kiểm tra
dị tật. Theo qui định của Trung Tâm, heo cai sữa vào thứ năm hàng tuần, thời gian cai
sữa là 21 đến 28 ngày tuổi và cân trọng lượng của heo khi cai sữa.
Cân trọng lượng của heo lúc 60 ngày tuổi, những con heo có trọng lượng từ 18
kg trở lên thì được chọn làm giống (sơ tuyển) làm đực hậu bị hoặc nái hậu bị để thay
thế đàn hay bán giống.
Heo được chọn làm hậu bị để thay đàn hoặc bán giống phải đạt các chỉ tiêu về
sinh trưởng, ngoại hình, lý lịch rõ ràng, đảm bảo chủng ngừa đúng, đủ theo các pháp
lệnh thú y, heo con không có dị tật, da lông bóng mượt, linh hoạt có 12 vú trở lên và
các vú phải đều nhau, bộ phận sinh dục bình thường.
Đối với đực hậu bị phải cho tập nhảy giá và kiểm tra chất lượng tinh khi đạt
trọng lượng từ 90 kg trở lên, tương ứng với 5 - 6 tháng tuổi.
2.5.6. Chuồng trại
Trại Nhân Giống Heo Hòa Long có diện tích 2,3 ha, một phần diện tích dùng
xây dựng các công trình phụ như: khu điều hành, nhà tập thể, nhà bếp, phòng tắm,
phòng bảo vệ, kho cám, nhà để máy phát điện, tháp nước, bể nước, hố sát trùng, nhà
cân xuất sản phẩm, khu xử lý nước thải, phần còn lại dùng để xây dựng chuồng trại.
Các dãy chuồng nuôi
Chuồng A1: chuồng nuôi heo đực giống (khai thác tinh)

Chuồng A2: chuồng nuôi heo nái hậu bị, heo nái khô và đực (đực thí tình và
đực khai thác tinh)
Chuồng A3: chuồng nuôi heo nái mang thai

11


Chuồng A4: chuồng nuôi heo nái nuôi con
Chuông A5: chuồng nuôi heo nái đẻ
Chuồng B1: chuồng nuôi heo cai sữa
Chuồng B2, B3, B4, B5, A6: các chuồng nuôi heo sinh trưởng
Chuồng cách ly: chuồng được đặt cách xa các chuồng khác
2.5.7. Thức ăn
Khi chuyển heo cai sữa lên, trong những ngày đầu cho heo uống vitamin C
nhằm tăng sức đề kháng, giảm stress. Cho ăn tự do theo qui định: 7 ngày đầu cho ăn
thức ăn 550S (của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam), 3 ngày sau cho ăn thức
ăn hỗn hợp 550S trộn với thức ăn 351 (tỉ lệ 1:1), các ngày kế tiếp cho heo ăn thức ăn
351 đến 60 ngày tuổi. Sau đó cho heo ăn thức ăn 352 đến 90 ngày tuổi, từ 90 ngày tuổi
đến xuất chuồng cho heo ăn thức ăn 353.
Định mức thức ăn cho các loại heo và thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn
được trình bày qua bảng 2.1 và 2.2
Bảng 2.1 Các loại thức ăn
Loại heo

Loại thức ăn hỗn hợp

Heo cai sữa

550S, 351


Heo sau cai sữa

351, 352

Heo cái hậu bị

352, 353

Heo đực hậu bị

352, 353

Heo nái khô – nái mang thai

366

Heo nái nuôi con

367

Heo đực giống

367
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Trại Nhân Giống Heo Hòa Long)

12


Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp sử dụng
Thành phần


NLTĐ Protein Xơ

Độ

P

ẩm

Muối

Colistin

(%)

(mg/kg)

Chlortetra
-cyline

Kcal/kg

(%)

(%)

(%)

550S


3300

21

3,5

0,6

14

0,4 – 0,8

88

0

351

3300

20

5

0,6

14

0,4 – 0,75


88

0

352

3050

16

6

0,6

14

0,4 – 0,6

0

0

353

3000

15

8


0,6

14

0,4 – 0,6

0

0

366

2900

13

7

0,8

14

0,4 – 0,6

0

0

367


3100

15

7

0,7

14

0,4 – 0,6

0

200

Loại cám

(%)

(mg/kg)

(Theo thành phần ghi trên bao bì của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, 2008).
* NLTĐ: Năng lượng trao đổi
2.5.8. Công tác thú y và quy trình tiêm phòng
2.5.8.1. Quy trình vệ sinh thú y
Vệ sinh chuồng trại
Mỗi ngày công nhân đều phải quét dọn sạch sẽ và cào phân khu chuồng nuôi 2
lần/ngày. Ở mỗi đầu chuồng có hố sát trùng, máng ăn được rửa sạch vào mỗi buổi
sáng trước khi cho ăn. Sau mỗi lứa heo xuất chuồng hoặc chuyển chuồng từ giai đoạn

này sang giai đoạn khác, chuồng được sát trùng sạch sẽ bằng vôi và để trống ít nhất là
7 ngày mới nhận heo mới vào chuồng. Các dãy chuồng nuôi và đường đi giữa các dãy
được xịt thuốc sát trùng định kỳ vào thứ hai và thứ sáu mỗi tuần. Trước khi chuyển
heo cai sữa lên, khâu chuẩn bị chuồng rất quan trọng, chuồng B1 được chà rữa sạch sẽ
và sát trùng thật kỹ, tạt vôi để trống 7 ngày.
Vệ sinh công nhân và khách tham quan
Công nhân mỗi buổi sáng xuống chuồng phải tắm rửa sạch sẽ, mặc áo quần và
đi ủng bảo hộ lao động riêng. Công nhân không mặc quần áo từ bên ngoài vào khu
chăn nuôi, hạn chế đi sang chuồng khác không thuộc phạm vi chăm sóc của mình nếu
không có việc cần thiết. Ủng của công nhân chỉ được mang vào chuồng, khi rời khỏi
chuồng thì không được mang ủng, điều này hạn chế việc mang mầm bệnh từ nơi khác
đến cũng như hạn chế việc lây lan mầm bệnh giữa các chuồng nuôi..

13


Khách tham quan trước khi xuống chuồng phải tắm rửa, mặc áo quần bảo hộ
riêng của trại rồi mới xuống chuồng dưới sự hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật.
2.5.8.2. Quy trình tiêm phòng
Lịch chủng ngừa được trại thực hiện vào thứ ba hằng tuần và theo bảng 2.3
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng
Vaccin phòng bệnh
Loại heo
Heo đực
giống
Heo nái

Dịch tả

Giả dại


LMLM

Parvovirus

6 tháng/lần

-

6 tháng/lần

6 tháng/lần

3 tuần trước

4 tuần trước

5 tuần trước

2 tuần trước

khi sinh

khi sinh

khi sinh

khi sinh

-Lần 1: 29

tuần tuổi
Hậu bị

-Lần 2: trước
khi phối 2
tuần

-Lần 1: 30

tuổi

31 tuần tuổi -Lần 2: trước

tuần tuổi

-

6 tuần

-

trước khi
sinh

-

-

tuần


tuần
tuần tuổi

-Lần 2: 7 tuần -Lần 2: 11-12 -Lần 2: 10 tuổi

trùng

khi phối 3

khi phối 4

tuần tuổi

địa phương

tuần tuổi

-Lần 1: 5 tuần -Lần 1: 9 - 10 -Lần 1: 8 - 9
Heo con

Tụ huyết

-Lần 1: 32

tuần tuổi
-Lần 2: trước

Viêm phổi

11 tuần tuổi


* LMLM: Lở mồm long móng

14

-Lần 1: 5
-

ngày tuổi
-Lần 2: 7
ngày tuổi

-


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
Thời gian: được tiến hành từ 09/2008 đến 01/2009.
Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại Trại Nhân Giống Heo Hòa Long, tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu.
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Thí nghiệm được thực hiện trên 90 heo con sau cai sữa từ 30 đến 90 ngày tuổi.
Heo con được bố trí thí nghiệm giữa các lô tương đối đồng đều về trọng lượng, giống,
giới tính, ngoại hình và được nuôi trong cùng một điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉ
khác nhau ở mức độ và loại chế phẩm bổ sung.
Heo nuôi thí nghiệm cho ăn với khẩu phần tự do, được đánh dấu theo dõi trọng
lượng và bệnh tật từng con. Thí nghiệm gồm 9 lô, mỗi lô 10 heo con (5 heo đực và 5
heo cái), có 8 lô bổ sung chế phẩm và một lô đối chứng.
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm

Lô thí

1

nghiệm
Chế phẩm
bổ sung

Tổng số
con/lô

2

3

4

5

6

7

8

0,2%

0,3%

0,4%


TN

TN

TN

TN

10

10

10

10

0,3% 0,4% 0,3% 0,4% 0,1%
Tỏi

Tỏi

10

10

Nghệ Nghệ

10


10

*TN: Tỏi nghệ.

15

9

ĐC

10


×