Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học NHỮNG ẢNH HƯỞNG của BIẾN ĐỘNG GIÁ dầu lên sự TĂNG TRƯỞNG GDP của MALAYSIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.43 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA HỌC MÁY TÍNH
--------------------

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN
ĐỘNG GIÁ DẦU LÊN SỰ TĂNG
TRƯỞNG GDP CỦA MALAYSIA

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

TS.NGUYỄN VĂN MINH MẪN
VŨ HOÀNG VIỆT – 7140266
NGUYỄN HOÀNG TÍN – 7140260
ĐOÀN DŨ – 7140223

TP.HỒ CHÍ MINH – 2015


2 Mở Đầu

MỞ ĐẦU
Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để
sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Vậy khi
giá dầu biến động sẽ ảnh hưởng như thế nào? Giá dầu tăng sẽ tác động rất lớn đến mọi mặt
đời sống và sản xuất kinh doanh. Xe cộ là phương tiện đi lại chủ yếu của hầu hết gia đình,
cán bộ, công nhân, viên chức, nên giá tăng đồng nghĩa phải chi tiêu nhiều hơn. Giá tăng
làm chi phí nhiều mặt hàng của sản xuất nông ngư nghiệp tăng, chi phí một loạt lĩnh vực


tăng, nhất là chi phí vận chuyển, chi phí các ngành điện lực, xi măng, khai thác mỏ than,
đánh bắt thủy hải sản..Giá nhập khẩu một số mặt hàng liên quan trực tiếp dầu mỏ như khí
đốt, gas, nhựa đường, hóa chất, sợi nhân tạo, phân ure.. tăng giá, gián tiếp làm giá thành
sản xuất các mặt hàng tương ứng tăng theo.
Oil shocks thường được định nghĩa trong các thuật ngữ về sự biến động giá cả, dao
động lên xuống, thay đổi bất thường. Sự biến động có thể bắt nguồn từ những thay đổi
trong cung hoặc cầu. Trong thực tế, nhu cầu về dầu tăng nhanh không đủ để gây sốc trừ khi
nó được thúc đẩy bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Price shocks là biến động giá cả, có thể sẽ giảm (negative) hoặc tăng (positive), có ít
nhất hai khía cạnh quan trọng của một price shock.
- Lượng (độ lớn) của giá tăng có thể tính bằng giá trị tuyệt đối hay phần trăm thay
đổi.
- Tốc độ và độ bền của việc tăng giá, có ba trường hợp.
- Tăng nhanh chóng và kéo dài (break)
- Tăng đột ngột nhanh chóng và tạm thời (spike)
- Tăng chậm hơn nhưng kéo dài (trend)
- Tốc độ của shock là quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của nền
kinh tế, do nền kinh tế thường bị giới hạn trong thời gian ngắn khó mà thích ứng
kịp.
- Độ bền (durability) có liên quan đến tính lâu dài và mức độ tổng thể của hậu quả.
Trước tầm quan trọng và mối liên quan mật thiết của dầu với nền kinh tế, việc ước
lượng tầm ảnh hưởng của những biến động giá dầu là rất quan trọng và cấp bách để kịp
thời có biện pháp khắc phục. Bài viết này sẽ thảo luận về những ảnh hưởng của biến động
giá dầu lên GDP của một nước cụ thể là Malaysia. Năm 2009 do ảnh hưởng từ cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Malaysia rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên kể từ quý
IV/2009, nền kinh tế đã tăng trưởng dương sau ba quý liên tiếp suy thoái. Malaysia đã có
những chính sách quan trọng nào để ước lượng thiệt hại và vực dậy nền kinh tế một cách
nhanh chóng như vậy? Bài viết này tác giả đã đề xuất phương pháp hồi quy biến công cụ là
một thay thế tốt cho mô hình đặc tả phi tuyến để ước lượng ảnh hưởng của biến động giá
dầu lên sự tăng trưởng GDP ở Malaysia.

Từ khóa: Oil price, Oil shocks, output, Gross domestic product, Instrumental
Variable Regression.


3 Mục Lục

MỤC LỤC


4 Viết tắt

VIẾT TẮT
GDP

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

CPI

Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng

OPEC
Organization of the Petroleum Exporting Countries - Tổ chức các nước xuất
khẩu dầu lửa


5 Nội Dung

1. GIỚI THIỆU
Một số lượng lớn các tài liệu chỉ ra rằng có một ảnh hưởng đáng kể của biến
động giá dầu lên hoạt động kinh tế đặc biệt đối với sản lượng (sức sản suất), việc

làm hay mức lương thực tế. Tuy nhiên, mối quan hệ thực tiễn giữa tăng trưởng
GDP và giá dầu này là không ổn định (cố định/ bền vững) như được chỉ ra bởi
nhiều kết quả nghiên cứu. Ví dụ, những kết quả nghiên cứu như có một mối tương
quan đối nghịch rõ ràng giữa tăng trưởng GDP và giá dầu được báo cáo bởi
Hamilton (1983), Burbidge và Harrison (1984), Gisser và Goodwin (1986),
Rotemberg và Woodford (1996), Raymond và Rich (1997), và Carruth, Hooker, và
Oswald (1998) và những người khác.
Bên cạnh mối tương quan đối nghịch rõ ràng giữa tăng trưởng GDP và giá
dầu, các nghiên cứu trên bộ dữ liệu kinh tế vi mô cũng đã chỉ ra rằng có những mối
tương quan đáng kể giữa giá dầu và việc làm hay mức lương thực tế (Keane và
Prasad, 1996; Davis, Loungani, và Mahidhara, 1996; Davis và Haltiwanger, 1997:
Lee và Ni, 1999).
Tại sao mối quan hệ thực tiễn này không ổn định? Một số tác giả có đưa ra
giả thuyết là sự sai số (sai lệch) của hàm số (functional form) của các nghiên cứu
trên là lý do. Một số lượng đáng kể các nghiên cứu chỉ ra là mối quan hệ giữa giá
dầu và hoạt động kinh tế là phi tuyến. Tính phi tuyến giữa giá dầu và hoạt động
kinh tế bao hàm (ngụ ý) các kết quả sau.
• Chỉ khi giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và giá dầu giảm không
thể tạo ra hiệu ứng (tác động) này.
• Giá dầu tăng sau một thời gian dài giá ổn định, sẽ có một ảnh hưởng lớn
hơn là khi điều chỉnh những lượng giảm ít trước đó.
Những kết quả thực nghiệm của nghiên cứu được thực hiện bởi Loungani
(1986), Davis(1987a,b), Mork (1989), Lee, Ni và Ratti(1995), Hamilton (1996),
Davis, Loungani, và Mahidhara (1996), Davis và Haltiwanger (1997), và Balke,
Brown, và Yucel (1999) và nhiều người khác khẳng định hành vi phi tuyến trên.
Tuy nhiên, có một số lượng lớn (dồi dào/ phong phú) các mô hình đặc tả phi
tuyến. Làm sao xác định cái nào đúng trong các đặc tả phi tuyến này. Một giải pháp
là sử dụng phương pháp luận được phát triển gần đây bởi Hamilton (2000) để giải
đáp câu hỏi này. Phương pháp khác để phân tích tại sao các đặc tả phi tuyến có thể
làm một công việc tốt hơn. Tác giả tập trung vào phương pháp thứ hai này và tác

giả nghĩ rằng các đặc tả phi tuyến đang hoạt động tốt tất cả vì chúng có thể lọc ra
các ảnh hưởng nội sinh từ giá dầu. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy biến công cụ
IV (instrumental variable regression IV) để thấy liệu tác giả có thể đạt được những
kết quả tương tự như hầu hết các đặc tả phi tuyến.
2. BỘ DỮ LIỆU
Nhìn chung, việc phân tích của tác giả dựa trên tám dữ liệu chuỗi thời gian.
- Tốc độ tăng trưởng GDP (G)
- Biến động giá dầu (OS)
- Biến động sản xuất dầu thế giới (PS)
- Sản xuất công nghiệp (IP)


6 Nội Dung

-

Sự chênh lệch giá xăng dầu trong nước và quốc tế (DOP)
Tình trạng trì trệ sản xuất dầu quân sự (MOD)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Lãi suất gửi cố định (FIR)
Tất cả tám dữ liệu chuỗi này là dữ liệu theo quý và thay đổi theo mùa. Tác
giả chuyển đổi dữ liệu chuỗi theo tháng thành theo quý bằng cách lấy dữ liệu vào
cuối mỗi ba tháng. Trong đó, IP, DOP, MOD, PS là bốn công cụ dùng để phân tích.
Trong khi CPI và FIR dùng như các biến ngoại sinh. OS là chênh lệch đầu tiên
trong chuỗi giá dầu. Tác giả đã không sử dụng tỷ lệ phần trăm thay đổi giữa hai quý
liên tiếp của giá dầu bởi vì giá trị của nó quá nhỏ so với giá trị của chuỗi khác.
Điều này gây ra vấn đề trong thủ tục ước lượng OLS. Bằng cách sử dụng sự
khác biệt đầu tiên, tác giả đã đặt nặng hơn vào giá dầu quý gần đây. Hơn nữa, có
một vấn đề kế thừa là giá xăng dầu của Malaysia được trợ giá đáng kể. Điều này
tạo ra những biến động bất thường không liên tục với loạt giá dầu tác giả sử dụng

để xây dựng các biến động dầu lửa.
3. HỒI QUY BIẾN CÔNG CỤ IV
Mô hình hồi quy biến công cụ được biểu diễn trong phương trình sau.
Trong đó.
+ t = 1, 2, …, n: thời kỳ thứ t
+ x: đại diện cho các biến nội sinh, hay biến được giải thích, biến được
dự báo, biến được hồi quy, biến phản ứng, biến phụ thuộc
+ w: đại diện cho các biến ngoại sinh, hay biến giải thích, biến dự báo,
biến hồi quy, biến tác nhân hay biến kiểm soát, biến độc lập
+ β: hệ số hồi quy chưa biết
+ ε: hệ số lỗi ngẫu nhiên
Mối quan tâm chính đầu tiên của tác giả là xác định bốn công cụ hợp lệ bởi
những suy xét về kinh tế. Nội sinh là cơ bản gây ra bởi các đường cung và cầu.
Nhưng đối với trường hợp của dầu, khi nhu cầu tăng, OPEC sẽ tăng sản lượng để
bù đắp nhu cầu đến một mức cố định và trường hợp tương tự khi nguồn cung tăng
lên, OPEC sẽ giảm sản lượng dầu. Như vậy là toàn bộ cầu và cung dầu được kiểm
soát. Nói cách khác, giá dầu phản ứng khá đáng kể với điều kiện cầu mà đang trải
qua điều chỉnh và tái điều chỉnh liên tục.
Như vậy sự thay đổi ngoại sinh trong giá dầu chỉ có thể bị ảnh hưởng bởi sự
gián đoạn nguồn cung do các cuộc xung đột quân sự và các nguyên nhân khác như
sản xuất công nghiệp của đất nước và sự khác biệt về giá xăng dầu trong nước và
quốc tế.
3.1 XÂY DỰNG BỐN CHUỖI CÔNG CỤ
Tác giả xây dựng công cụ hợp lệ đầu tiên đó là giá dầu thay đổi bởi
vì những xung đột quân sự. Những xung đột quân sự này ngoài tự nhiên và
chúng nên độc lập với các sai số. Các xung đột quân sự theo lịch sử này
được liệt kê trong bảng 1 dưới đây.


7 Nội Dung


Ngày
Sự kiện
Giảm sản lượng dầu thế giới
12/1978
Cách mạng Iran
8.9%
10/1990
Chiến tranh vịnh Ba Tư
8.8%
09/2003 Chiến tranh vùng vịnh lần 2
8.7%
Hình 1: Sự gián đoạn nguồn cung dầu do các cuộc xung đột quân sự
Tác giả đặt công cụ đầu tiên này là MOD (s1) có 3 mục.
o Quý 1 năm 1979 , 8.9%
o Quý 1 năm 1990 , 8.8%
o Quý 1 năm 2003 , 8.7 %
Phần còn lại của các quan sát là 0.
Công cụ thứ hai của tác giả, sản xuất công nghiệp, là một chuỗi về
sản lượng sản xuất công nghiệp. Về bản chất, nếu nhu cầu cho các sản phẩm
công nghiệp tăng lên, thì làm sản xuất và hầu hết năng lượng dùng trong sản
xuất thu được từ dầu trực tiếp hoặc gián tiếp. Do đó sản xuất công nghiệp sẽ
ảnh hưởng việc thay đổi giá dầu bên ngoài, thỏa điều kiện ngoại sinh.
Sản lượng dầu thế giới thường biến động với rất nhiều yếu tố, một
trong số đó là những cuộc xung đột quân sự và một số khác có thể là những
cơn bão nhiệt đới phá hủy các cơ sở hạ tầng sản xuất dầu và do đó gây ra sự
gián đoạn nguồn cung.
Tác giả xây dựng một chuỗi bằng cách lấy sự chênh lệch (khác biệt)
đầu tiên của chuỗi sản lượng dầu thế giới. Đây là chuỗi các biến động sản
lượng dầu sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi giá dầu bên ngoài.

Công cụ cuối cùng là sự khác biệt giữa giá xăng dầu trong nước và
thế giới. Điều này là cần thiết vì Malaysia thực hiện trợ cấp dầu và trợ cấp
này sẽ ảnh hưởng đến biến động dầu. Việc lựa chọn các công cụ dựa trên
các lý do kinh tế được thảo luận trong phần 5.
3.2 KIỂM TRA TÍNH NGOẠI SINH CỦA CÁC CÔNG CỤ
Khi các hệ số của phương trình hồi quy được xác định chính xác đó
là số lượng các biến nội sinh và công cụ là bằng nhau, sau đó tác giả không
có kiểm tra thống kê thích hợp cho tính ngoại sinh của các công cụ. Trong
trường hợp này, tác giả phải rút ra ý kiến chuyên gia và kiến thức cá nhân
về ảnh hưởng của các biến động dầu để giải thích cho việc sử dụng các công
cụ cụ thể. Tuy nhiên, khi số lượng các công cụ này nhiều hơn so với số
lượng biến hồi quy nội sinh, sau đó, tác giả có một tình huống mà được gọi
là overidentifying các hệ số hồi quy.
Đối với trường hợp này, tác giả sẽ tiến hành một thử nghiệm J cho
việc overidentification của các hệ số. Trong thử nghiệm này, tác giả thử
nghiệm giả thuyết cho rằng các công cụ phụ là ngoại sinh theo giả định rằng
có nhiều hơn đầy đủ công cụ hợp lệ để xác định các hệ số hồi quy.
3.3 LÀM THẾ NÀO XÁC ĐỊNH CÔNG CỤ MẠNH HAY YẾU?
Một công cụ mạnh là một công cụ mà có thể giải thích nhiều các
biến thể trong biến hồi quy nội sinh, các giá dầu trong khi một công cụ yếu
có thể giải thích một ít về biến thể của các giá dầu. Tóm lại, một công cụ


8 Nội Dung

mạnh có thể tạo một ước lượng chính xác hơn cho các hệ số liên quan,
giống như một kích thước mẫu lớn tạo ra một ước lượng chính xác hơn.
Trong trường hợp của tác giả, tác giả phải xác định và chắc chắn
rằng bốn công cụ là mạnh. Tác giả dùng quy tắc cho công cụ yếu, là khi có
một biến hồi quy nội sinh duy nhất, số liệu thống kê giai đoạn đầu tiên F

phải nhỏ hơn 10. Điều này hàm ý rằng khi số liệu thống kê giai đoạn đầu
tiên F lớn hơn 10, tác giả có thể chấp nhận rằng công cụ này là mạnh.
Tuy nhiên, các công cụ yếu có thể không tạo ra ước lượng thống
nhất. Đối với các công cụ yếu, tác giả sử dụng thử nghiệm đơn giản của
Anderson Rubin để xác định tính hợp lệ của nó. Ngoài ra, thử nghiệm của
Hausman được thực hiện để kiểm tra sự khác biệt đáng kể giữa các hệ số
của OLS và hồi quy biến số công cụ. Thử nghiệm hồi quy khuếch đại được
đưa ra bởi Davidson và MacKinnon (1993) cũng được thực hiện.
4. MÔ HÌNH
Tác động của biến động giá dầu tới sự phát triển GDP đã được mô tả rất tốt
thông qua các đặc tả phi tuyến như đã giải thích trong phần 1. Tác giả dự định tiến
hành các phân tích tương tự bằng cách sử dụng các mô hình hồi quy biến số công
cụ tuyến tính, sẽ hợp lý hơn nếu tác giả bắt đầu bằng cách thể hiện được sự bất ổn
định về mặt tham số của các đặc tả tuyến tính. Sau đó tác giả sẽ dùng một mô hình
đặc tả phi tuyến để mô hình hóa các biến động của gái dầu. Lúc đó, tác giả sẽ sử
dụng mô hình hồi quy biến số công cụ để thực hiện lại việc phân tích đó một lần
nữa. Hai mô hình hồi quy biến số công cụ này sẽ dùng những đặc tả khác nhau: mỗi
đặc tả sẽ dùng những sự kết hợp cụ thể trong tập dữ liệu như đã được giải thích ở
phần 2. Phần sau đây sẽ là bốn mô hình và hàm số
• Giới hạn hàm số
Giới hạn hàm số được áp dụng cho mô hình tuyến tính và phi tuyến
bởi vì thực tế cho thấy chỉ có giá dầu tăng mới có thể gây ra tác động xấu
tới nền kinh tế còn khi giá dầu giảm thì hầu như không có tác động nào
đáng kể. Biểu thứ 4.1 biểu diễn dạng giới hạn hàm số này.




Biểu thức (4.1)
Trong đó yt và ot lần lượt là tốc độ tăng trưởng GDP và những biến

động giá dầu
Mô hình đặc tả tuyến tính
Tác giả thực hiện hồi quy yt trên bốn độ trễ của yt và bốn độ trễ của
ot. Kết quả được trình bày ở phần 6 bên dưới.
Mô hình đặc tả phi tuyến
Giới hạn hàm số ở biểu thức (4.1) nhằm thể hiện rằng sự biến động
của giá dầu được biểu diễn theo dạng không đối xứng. Do đó tác giả xây
dựng một mô hình phi tuyến đơn giản để ước lượng các ảnh hưởng của sự
biến động của giá dầu đối với sự tăng trưởng của GDP. Ta có y t, xt và ot lần
lượt là sự tăng trưởng của GDP, giá dầu và sự thay đổi của giá dầu theo
từng quý. yt-1 và ot-j lần lượt biểu diễn các độ trễ tương ứng. Bốn độ trễ được


9 Nội Dung

chọn vì dữ liệu mẫu được chia theo quý và tác giả mong đợi các ảnh hưởng
của biến động giá dầu sẽ chỉ được nhận thấy sau vài quý. Tác giả định nghĩa
công thức sau.



Biểu thức (4.2)
Mô hình trong biểu thức (4.2) được chứng minh bằng bằng chứng
thực nghiệm rằng việc tăng giá dầu sẽ làm giảm sự tăng trưởng của GDP do
việc tăng giá dầu làm chậm lại quá trình sản xuất công nghiệp, làm tăng chi
phí sản xuất và cuối cùng là làm tăng tỉ lệ thất nghiệp.
Đặc tả mô hình hồi quy biến số công cụ 1 và 2
Trong đó t=1,2,…,n, i=1,2, j=1,2
Trong đó i=1,2,3,4, j=1,2


Biểu thức (4.3)
z biểu diễn các biến số công cụ, w 1 và w2 biểu diễn hai biến hồi quy
ngoại sinh là Lãi suất cố định và Chỉ số giá tiêu dùng.
5. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ QUAN TÂM KINH TẾ
Trong phần này, tác giả muốn thảo luận chi tiết hơn về các nguyên nhân về
mặt kinh tế tại sau bốn biến số công cụ và hai biến hồi quy ngoại sinh lại được chọn
cho các mô hình. Giá dầu được điều chỉnh bởi quy luật cung cầu. Tuy nhiên trong
khoảng thời gian từ năm 1948 tới 1972 tại Mỹ, nguồn cung và cầu được điều chỉnh
bởi một ủy ban như Ủy ban đường sắt Texas. Khi cầu giảm, các ủy ban này sẽ giảm
sản lượng sản xuất dầu. Mặt khác, nếu cầu tăng thì các ủy ban này sẽ tăng sản
lượng sản xuất dầu. Do đó các biến hồi quy ngoại sinh không có ảnh hưởng tới giá
dầu trong khoảng thời gian này tại Mỹ. Sau năm 1972, tình hình vẫn được duy trì
hầu như không thay đổi ngoại trừ việc ở phạm vi toàn cầu thì việc sụt giảm cung
dầu sẽ khiến tổ chức OPEC phải cắt giảm sản lượng dầu tương ứng để bình ổn giá
dầu. Đây cũng là xu hướng chung khi nhu cầu dầu tăng cao. Điều này minh chứng
rằng giá dầu thực sự là một yếu tố ngoại sinh tới sự tăng trưởng GDP. Do đó, yếu
tố duy nhất làm tăng giá dầu chính là sự sụt giảm sản lượng dầu. Việc sụt giảm sản
lượng dầu có rất nhiều nguyên nhân như xung đột vũ trang ở Trung Đông, các cơn
bão nhiệt đới hay sóng thần phá hủy các nhà máy sản xuất dầu. Một lý do khác là
việc xuống dốc của nền kinh tế nói chung hoặc các cuộc suy thoái kinh tế cũng làm
giảm nhu cầu về dầu và dẫn tới giá dầu tụt giảm. Do đó, sản suất công nghiệp tại
Malaysia và sự biến động về sản lượng dầu trên thế giới là một biến số công cụ
khác.
Có một đặc điểm đặc biệt trong sự tăng giá dầu ở Malaysia: nó được trợ cấp
ở một mức độ đáng kể, khác với sự tăng giá dầu ở Mỹ. Đặc điểm trợ cấp này phải
được đưa vào phân tích mặc dù khối lượng trợ cấp phụ thuộc hoàn toàn vào giá dầu
thế giới. Sau cùng, việc tăng giá dầu ở Malaysia phụ thuộc rất nhiều vào giá dầu
của thế giới. Số tiền trợ cấp vào giá dầu không chỉ cấu thành một yếu tố ngoại sinh



10 Nội Dung

quan trọng trong việc ảnh hưởng tới sự tăng trưởng GDP mà còn là với giá dầu mà
tác giả dùng để theo dõi sự biến động của sự phát triển GDP. Do đó việc đưa vào
các dữ liệu về trợ cấp giá dầu không những thỏa mãn được các tiêu chí ngoại sinh
cho phân tích hồi quy và còn giúp ích cho việc lọc các tác động nội sinh còn lại của
giá dấu sau khi được tiếp xúc với các biến số công cụ.
6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Ở các phần trước, ta đã được giới thiệu về biến động giá dầu và những tác
động của nó đến tốc độ tăng trưởng GDP quốc dân như thế nào. Bên cạnh đó,
chúng ta đã được giới thiệu đến một số mô hình được sử dụng để khảo sát trong
nghiên cứu này.
Ở phần này, chúng ta sẽ nhìn qua một số kết quả thực nghiệm đã được các
nhà nghiên cứu thực hiện dựa trên các mô hình đã được nêu ở các phần trước.
Đối với các mô hình đặc tả tuyến tính và mô hình đặc tả phi tuyến, các nhà nghiên
cứu đã áp dụng công thức được nêu ở phần 4.
Với yt và ot lần lượt là tốc độ tăng trưởng GDP và những biến động giá dầu
6.1 MÔ HÌNH ĐẶC TẢ TUYẾN TÍNH
Sự hồi quy GDP được xét trên bốn lag của GDP và bốn lag của sự
biến động giá dầu. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng biến động giá dầu ở lag
4 được thống kê là không đáng kể. Do đó, họ chỉ cần xem xét sự hồi quy
GDP trên bốn lag của GDP và ba lag của sự biến động giá dầu.
Câu hỏi đặt ra là tại sao các nhà nghiên cứu lại chọn bốn lag chứ
không phải là một con số khác. Bốn lag được sử dụng bởi vì các nhà nghiên
cứu mong đợi vào tác động của sự biến động giá dầu sẽ được nhận thấy sau
mỗi quý nhất định(bốn quý trong năm tương ứng với bốn lag), đặc biệt là
sau khi có được trợ cấp dầu trong nước.
Ta bắt đầu xem xét các kết quả thu được bằng cách thực hiện hai thử
nghiệm dưới đây.
Đối với thử nghiệm 1 từ 1980IV đến 2000III (mẫu thử nghiệm này

được tiến hành với 80 quan sát).

Trong công thức trên, hệ số ot-3 là lớn khi trị thống kê (t-statistic) có
giá trị là -2.17. Các giá trị ước lượng của những hệ số cho ba quý ngụ ý
rằng khi giá dầu tăng 10 đơn vị thì mức tăng trưởng GDP sẽ giảm 3 đơn vị.
Song song với kết quả trên, các nhà nghiên cứu đã tạo ra thử nghiệm
2 bằng cách quan sát thêm giai đoạn từ 1976I đến 1980III và từ 2000IV đến
2007I.
Bằng cách thực hiện hồi quy tương tự như thử nghiêm 1 cho giai
đoạn từ 1976I để 2007I, các nhà nghiên cứu đã thu được một tác động ít
hơn của việc giảm mức tăng trưởng GDP, trong đó chỉ ra rằng hệ số ot-3 là


11 Nội Dung

khoảng 90% giá trị của nó trong các mẫu thử nhỏ hơn. Kết quả này gián tiếp
cho thấy.
- Việc giảm giá dầu đi 10 đơn vị không làm cho mức tăng trưởng
GDP tăng thêm 3 đơn vị.
- Giai đoạn từ 1980-2000 tương ứng với một giai đoạn sụt giảm giá
dầu mạnh.
6.2 MÔ HÌNH ĐẶC TẢ PHI TUYẾN
Trong mô hình này, tác giả đưa ra một số hạn chế nhằm mục đích
làm cho các cuộc biến động giá dầu tiêu cực không ảnh hưởng đến tốc độ
tăng trưởng GDP và những cuộc biến động dầu giá tích cực chỉ có thể có tác
động đến việc làm chậm tăng trưởng GDP.
Ở đây tác giả bắt gặp khái niệm mới về biến động giá dầu tích cực
và biến động giá dầu tiêu cực. Việc biến động giá dầu tích cực hay tiêu cực
có thể hiểu theo các hướng khác nhau tùy thuộc vào đối tượng mà ta xét
đến. Ví dụ, đối với người dân thì việc biến động giá dầu tích cực nghĩa là

giá dầu được giảm xuống, còn biến động giá dầu tiêu cực nghĩa là giá dầu
tăng cao làm chi phí tăng cao, cuộc sống thêm khó khăn. Nhưng nếu đứng
trên khía cạnh giá dầu, thì biến động giá dầu tích cực lại đại diện cho việc
giá dầu tăng lên và biến động giá dầu tiêu cực đại diện cho giá dầu giảm đi.
Trong tình huống đang xét ở mô hình này, tác giả sẽ đứng khía cạnh
giá dầu. Nghĩa là khi giá dầu tăng cao được gọi là sự biến động tích cực, và
khi giá dầu giảm được gọi là biến động tiêu cực.
Kết quả thu được được thể hiện ở công thức sau

Hệ số o’t-4 là lớn khi trị thống kê (t-statistic) có giá trị là -1.99.
Điều này chỉ ra rằng tác động của khủng hoảng dầu sẽ được nhận thấy sau
bốn quý. Vì vậy, khi giá dầu tăng lên 10 đơn vị thì mức tăng trưởng GDP sẽ
giảm 0.94 đơn vị.
6.3 MÔ HÌNH HỒI QUY BIẾN CÔNG CỤ (INSTRUMENTAL
VARIABLE REGRESSION)
Trong mô hình này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện với hai mô
hình hồi quy biến công cụ: mô hình 1 và mô hình 2.
Mô hình 1 được xác định chính xác với hai biến hồi quy ngoại sinh
và hai công cụ, trong khi mô hình 2 là hai biến hồi quy ngoại sinh và bốn
công cụ. Theo thống kê, những công cụ này cũng được xác nhận là phù hợp
như kết quả của Hausman test, Augmented regression test và J test. Kết quả
được thể hiện trong bảng 2 bên dưới.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một bước thử trước cho bốn công
cụ và nhận ra rằng tất cả chúng đều thấp như thống kê F cho giai đoạn đầu
tiên của phương pháp Two Stage Least Square, tất cả đều nhỏ hơn 10. Kết


12 Nội Dung

quả này được thể hiện trong hàng 7 của bảng 2 bên dưới. Để chắc chắn rằng

phương pháp Two Stage Least Square là phù hợp, các nhà nghiên cứu tiếp
tục tiến hành thử nghiệm Anderson Rubin về tính hợp lệ của các công cụ.
Họ thấy rằng các thử nghiệm có ý nghĩa ở mức 1% cho cả hai mô
hình.
Các hệ số cho mô hình 1 và hình 2 lần lượt là -1.42 và -1.25. Điều
này cho thấy khi giá dầu tăng 10 đơn vị sẽ làm tăng trưởng GDP giảm đi
14.2 đơn vị đối với mô hình 1, còn trong mô hình 2 sẽ giảm 12.5 đơn vị.
Nhìn chung, tác giả có thể có hai kết luận từ hai mô hình hồi quy biến công
cụ đã xét. Đó là.
- Biến động giá dầu tích cực (giá dầu tăng) sẽ làm suy thoái nền kinh
tế.
- Những cuộc biến động giá dầu tích cực sẽ làm sụt giảm mức tăng
trưởng GDP. Những cuộc biến động giá dầu tiêu cực (giá dầu giảm)
cũng có thể làm sụt giảm mức GDP nhưng không cho thấy có thể
làm gia tăng mức tăng trưởng GDP. Do đó, hồi quy biến công cụ
(instrumental variable regression) mà về cơ bản là tuyến tính xác
nhận rằng những cuộc biến động giá dầu cho thấy những tác động
bất đối xứng với những ước lượng bằng mô hình đặc tả phi tuyến.
Tuy nhiên, điều này cũng chỉ ra rằng mô hình đặc tả tuyến tính
không thể chỉ ra tác động bất đối xứng này một cách hiệu quả. Điều
này đưa tác giả đến kết luận rằng mô hình đặc tả phi tuyến có hiệu
quả bởi vì nó có thể lọc ra các hiệu ứng nội sinh từ các cuộc biến
động giá dầu, vì điều này là chính xác với những gì mô hình hồi quy
biến công cụ đã làm để tạo ra kết quả tương tự.
Mặc dù các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hồi quy biến công cụ có
thể cho ra kết quả tương tự như mô hình đặc tả phi tuyến nhưng có một sự
khác biệt trong giá trị của kết quả giữa mô hình đặc tả phi tuyến và mô hình
hồi quy biến công cụ. Trong mô hình đặc tả phi tuyến, các nhà nghiên cứu
đã thu được kết quả là một sự gia tăng giá dầu 10 đơn vị có thể gây ra một
mức giảm GDP 0.94 đơn vị trong khi đối với mô hình hồi quy biến công cụ,

sự sụt giảm GDP là rõ rệt hơn, giảm 13.4 đơn vị theo bình quân. Vậy, kết
quả nào là đúng trong bối cảnh Malaysia?


13 Nội Dung

Để trả lời câu hỏi trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích tốc
độ tăng trưởng GDP và giá dầu theo từng năm. Họ đã chọn ra các số liệu
thống kê cho những năm mà khi biến động giá dầu tích cực gây ra sự sụt
giảm mức tăng trưởng GDP. Bảng 3 cho thấy số liệu thống kê tóm tắt trong
9 năm.

Sự sụt giảm trung bình trong GDP từ phân tích chi tiết này là
khoảng 11.4 cho mỗi 10 đơn vị tăng giá dầu. Sự sụt giảm trung bình trong
GDP từ các kết quả phía trên của hai mô hình hồi quy biến công cụ là 13.4.


14 Nội Dung

Như vậy, các mô hình hồi quy biến công cụ cung cấp một kết quả tốt khi so
sánh với sự sụt giảm thực tế GDP do các cuộc biến động giá dầu. Nhưng từ
những phân tích chi tiết này, có vẻ như những cuộc biến động giá dầu tiêu
cực cũng có thể làm giảm hoặc tăng mức tăng trưởng GDP mà không cần
xem xét các nguyên nhân khác của sự biến động của tốc độ tăng trưởng
GDP.


15 Kết Luận

KẾT LUẬN

Kết quả thực nghiệm từ các mô hình đặc tả tuyến tính cho thấy một hồi quy tuyến
tính của sự tăng trưởng GDP trên biến động giá dầu thể hiện sự bất ổn định theo thời gian.
Điều này được thể hiện rõ ràng bởi sự khác biệt về giá trị của các thông số của hai mẫu sử
dụng riêng biệt trong các hồi quy tuyến tính. So sánh ước lượng thu được từ mẫu 1 và mẫu
2, có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy mối quan hệ giữa sự thay đổi giá dầu và tăng trưởng
GDP là phi tuyến trong tự nhiên, phi tuyến trong các khía cạnh mà giá dầu tăng có thể gây
suy thoái kinh tế nhưng giá dầu giảm không thể gây ra sự bùng nổ kinh tế.
Các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng những hệ quả tất nhiên cho tăng trưởng GDP
do sự gia tăng của 10 đơn vị giá dầu bằng cách sử dụng các đặc tả có quan hệ phi tuyến
được phản ánh bởi sự sụt giảm 0.9 đơn vị của mức GDP. Tuy nhiên, sự sụt giảm GDP khi
được tạo ra bởi hồi quy tuyến tính biến công cụ là khoảng 11.3 đơn vị cho mỗi 10 đơn vị
tăng trong giá dầu. Điều này cho thấy rõ ràng rằng hồi quy tuyến tính biến công cụ có thể
tạo ra kết quả bất đối xứng tương tự như mô hình đặc tả phi tuyến. Tuy nhiên sự sụt giảm
GDP cho các trường hợp hồi quy biến công cụ khá rõ rệt, khoảng 11.3 đơn vị khi so sánh
với khoảng 0.9 cho mô hình đặc tả phi tuyến. Các phân tích chi tiết như thể hiện trong
bảng 3 cho thấy sự sụt giảm khoảng 11.4 đơn vị. Điều này đã xác minh lại những kết quả
hồi quy tuyến tính biến công cụ. Sự khác biệt trong kết quả này cũng có thể là do thực tế
rằng Malaysia tiến hành trợ cấp dầu. Kết luận cuối cùng từ bài báo này là hồi quy biến
công cụ có thể lọc ra những tác động nội sinh từ giá dầu với một số lượng đáng kể, và do
đó nó có thể thực hiện tốt như một mô hình đặc tả phi tuyến.


16 Tài Liệu Tham Khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kristie M. Engemann, Michael T. Owyang, and Howard J. Wall, Where is an Oil
Shock?, federal reserve bank of st. Louis, June 2011.
[2] Latife Ghalayini, The Interaction between Oil Price and Economic Growth,
Economic Department, Lebanese University, Beirut Lebanon, 2011.
[3] Neal Ghosh, Chris Varvares and James Morley, The Effects of Oil Price Shocks

on Output, Business Economics(2009) 44,220–228.
[4] Yip Chee Yin, Asan Ali Golam Hassan and Lim Hock Eam, The Impacts Of Oil
Shocks On Malaysia’s Gdp Growth, UUM College of Arts and Science, Malaysia, 2009.



×