Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở XÃ HÒA THẮNG, HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN Giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
W”X

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM
Ở XÃ HÒA THẮNG, HUYỆN PHÚ HÒA,
TỈNH PHÚ YÊN

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS.TS. LÂM MINH THUẬN

TRƯƠNG MINH THỰ

- 2009 -


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở XÃ HÒA THẮNG,
HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Tác giả

TRƯƠNG MINH THỰ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành thú y

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. LÂM MINH THUẬN



- 2009 i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ nhiệm khoa chăn nuôi – Thú y trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí
Minh.
- Quý thầy cô khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí
Minh giảng dạy và truyền đạt kiến thức.
- Gởi lời tri ân đến PGS.TS Lâm Minh Thuận và quý thầy cô bộ môn chăn nuôi
chuyên khoa, khoa Chăn nuôi – Thú y đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong
quá trình học tập, cũng như thời gian thực hiện luận văn.
- Gởi lời ghi ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ.
- Uỷ ban nhân dân xã, các anh chị cán bộ Ban Nông nghiệp, thống kê xã Hòa
Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Các hộ chăn nuôi gia cầm của xã Hòa Thắng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình điều tra, khảo sát thu thập số liệu để hoàn thành bài luận văn.
- Các bạn sinh viên lớp Bác sĩ Thú y khoá I, Phú Yên đã động viên giứp đỡ và
đóng góp ý kiến để hoàn thành luận văn.
Phú Yên, ngày 02 tháng 6 năm 2009
Sinh viên thực hiện: Trương Minh Thự

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Để nắm bắt được tình hình thực tế của ngành chăn nuôi gia cầm tại xã Hòa
thắng huyện Phú Hòa Tỉnh Phú Yên. Chúng tôi tiến hành diều tra tình hình chăn nuôi

gia cầm ở 5 thôn thuộc xã Hòa Thắng gồm: Thôn Phong niên, Đông Lộc, Mỹ Thành,
Mỹ Hòa, Phú Lộc thời gian thực hiện từ ngày 1 tháng 12 năm 2008 đến tháng 5 năm
2009. Kết quả khảo sát được thể hiện qua các nội dung sau:
1. Tỷ lệ chăn nuôi gà cao nhất ở thôn Mỹ Hòa là : 66,96%

2. Tỷ lệ hộ chăn nuôi vịt cao nhất ở thôn Phong niên là: 39,83%.
3. Đại đa số các hộ chăn nuôi gia cầm nuôi với qui mô từ 30 đến 70 con chiếm
tỷ lệ cao trong hầu hết các thôn là: 36,62 %.
4. Qua thực tế điều tra chúng tôi nhận thấy nuôi gà kiến thả vườn có lợi thế
hơn nuôi gà Tam hoàng kiểu nhốt như : tận dụng thức ăn sẵn có, phụ phẩm
nông nghiệp, thủy sản.
5. Qui mô nuôi vịt từ 70 dến 120 con chiếm tỷ lệ cao trong hầu hết các thôn là:
40,29%
6. Nuôi vịt với số lượng lớn theo mô hình vừa thả vừa nhốt cho lợi nhuận cao
hơn.
7. Nhìn chung các hộ chăn nuôi gia cầm đều tận dụng thức ăn nông nghiệp,
thức ăn tự nhiên như: côn trùng, cua ,cá, ốc….
8. Đa số các hộ chăn nuôi gia cầm đều xây dựng chuồng trại kiên cố ,tự làm
dịc vụ thú y như: tiêm phòng định kỳ các bệnh thường xảy ra trên gia cầm.
9. Số lượng gà vịt hiện còn tồn tại là: 129.000 con
- Tổng số gà tồn tại là 47.000 con, trong đó:
Lứa tuổi > 6 tháng có 11.700 con, chiếm tỉ lệ 24,89%.
Lứa tuổi 3 – 6 tháng có 16.500 con, chiếm tỉ lệ 35,11%.
Lứa tuổi < 3 tháng có 18.800 con, chiếm tỉ lệ 40,00%.
Tổng số vịt và vịt Xiêm tồn tại là 82.000 con, trong đó:
Lứa tuổi > 6 tháng có 29.950 con, chiếm tỉ lệ 36,52%.
Lứa tuổi 3 – 6 tháng có 25.340 con, chiếm tỉ lệ 30,90%.
Lứa tuổi < 3 tháng có 26.710 con, chiếm tỉ lệ 32,57%.
iii



MỤC LỤC
Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN............................................................................................. iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ..................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... viii
CHƯƠNG I......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu.................................................................................................2
1.2.1. Mục đích.........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu...........................................................................................................2
CHƯƠNG II ....................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................3
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hòa Thắng, huyện Phú
Hòa, tỉnh Phú Yên........................................................................................................3
2.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm khí hậu và thời tiết .........................................................................3
2.1.3. Đặc điểm về đất đai........................................................................................4
2.1.4. Đặc điểm kinh tế xã Hòa Thắng.....................................................................4
2.2. Giới thiệu một số giống gia cầm...........................................................................8
2.2.1. Một số giống gà..............................................................................................8
2.2.2. Một số giống vịt ...........................................................................................11
2.3. Một số bệnh thường gặp trên gia cầm ................................................................13
2.3.1. Bệnh cầu trùng .............................................................................................13
2.3.2. Bệnh hô hấp mãn tính (Chronic Respiratory Disease – CRD) ....................15
2.3.3. Bệnh thương hàn gà .....................................................................................16

CHƯƠNG III.................................................................................................................18
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH KHẢO SÁT....................................18
iv


3.1. Thời gian và địa điểm .........................................................................................18
3.1.1. Thời gian ......................................................................................................18
3.1.2. Địa điểm .......................................................................................................18
3.2. Nội dung .............................................................................................................18
3.3. Phương pháp khảo sát.........................................................................................18
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................18
CHƯƠNG IV.................................................................................................................21
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................21
4.1. Kết quả điều tra tổng quát tình hình chăn nuôi của 5 thôn.................................21
4.1.1. Kết quả tình hình chăn nuôi gia cầm chung ở 5 thôn điều tra .....................21
4.1.2. Tỉ lệ số lượng gia cầm tại 5 thôn thuộc xã Hòa Thắng ................................25
4.1.4. Theo dõi đàn gia cầm phân bố theo lứa tuổi tồn tại ở 5 thôn thuộc xã Hòa
Thắng......................................................................................................................31
4.2. Khảo sát điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm tại 120 hộ ..................................31
4.2.1. Quy mô chăn nuôi gia cầm và hướng sản xuất ở 120 hộ khảo sát...............32
4.2.2. Điều tra thực tế tình hình chăn nuôi gia cầm về các vấn đề chuồng trại, thú
y (vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng), thức ăn, phương thức nuôi, hướng sản xuất,
giống gà, vịt đang được nuôi ở 90 hộ điều tra .......................................................35
4.3. Tìm hiểu nguyện vọng phát triển quy mô đàn gia cầm ở 90 hộ điều tra ............41
4.4. Hiệu quả kinh tế của việc nuôi gà và vịt ở các hộ điều tra .................................42
4.5. Định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm của xã Hòa Thắng ............................43
4.6. Một số giống gia cầm được nuôi tại xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú
Yên.............................................................................................................................44
4.6.1. Các giống gà.................................................................................................44
4.6.2. Các giống vịt ................................................................................................44

CHƯƠNG V ..................................................................................................................46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................46
5.1. Kết luận...............................................................................................................46
5.2. Đề nghị................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................48
PHỤ LỤC ......................................................................................................................54
v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1.Tỉ lệ số hộ chăn nuôi gia cầm tại 5 thôn thuộc xã Hòa Thắng.......................21
Bảng 4.2: Tỉ lệ số lượng gia cầm tại 5 thôn thuộc xã Hòa Thắng.................................25
Bảng 4.3. Quy mô chăn nuôi gà ở các thôn...................................................................26
Bảng 4.4: Quy mô chăn nuôi vịt và vịt Xiêm ở các thôn ..............................................28
Bảng 4.5 Phân bố gia cầm theo lứa tuổi tồn tại ở 5 thôn thuộc xã Hòa Thắng.............31
Bảng 4.6 Tình hình chăn nuôi gia cầm tại 120 hộ.........................................................31
Bảng 4.7 Quy mô chăn nuôi gà ở 120 hộ điều tra, khảo sát..........................................32
Bảng 4.8 Quy mô chăn nuôi vịt, vịt Xiêm ở 120 hộ điều tra, khảo sát .........................33
Bảng 4.9 Chuồng trại.....................................................................................................35
Bảng 4.10 Công tác vệ sinh chuồng trại - thú y ............................................................36
Bảng 4.11 Thức ăn.........................................................................................................38
Bảng 4.12 Phương thức nuôi .........................................................................................39
Bảng 4.14 Nguyện vọng phát triển quy mô đàn gia cầm ở 90 hộ điều tra....................41
Bảng 4. 15 Hiệu quả kinh tế của việc nuôi gà Tam Hoàng và gà Kiến.........................42
Bảng 4.16 Hiệu quả kinh tế của việc nuôi vịt và vịt Xiêm............................................43
Bảng 4.17 Dự kiến phát triển quy mô đàn gia súc - gia cầm (2008 – 2013).................45

vi



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ số hộ chăn nuôi gia cầm tại 5 thôn. ...................................................21
Biểu đồ 4.2 So sánh tỉ lệ số lượng chăn nuôi gia cầm tại 5 thôn ...................................25
Biểu đồ 4.3 Quy mô chăn nuôi gà ở các thôn. ...............................................................27
Biểu đồ 4.4 Quy mô chăn nuôi vịt và vịt Xiêm ở các thôn ............................................29
Biểu đồ 4.5 Tình hình sử dụng chuồng trại....................................................................35
Biều đồ 4.6 Nguyện vọng phát triển quy mô đàn gia cầm .............................................41

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Gà Kiến Phú Yên........................................................................................................8
Hình 2.2. Gà Kiến chăn thả ngoài đồng ..................................................................................... 8
Hình 2.3. Gà Nòi trống Phú Yên ................................................................................................ 9
Hình 2.4. Gà Nòi mái Phú Yên.................................................................................................10
Hình 2.5. Vịt Cỏ ....................................................................................................................... 11
Hình 2.6. Vịt Cò......................................................................................................................... 12
Hình 2.7. Vịt Xiêm.................................................................................................................... 12

viii


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho việc sản xuất nông
nghiệp, vì vậy phần lớn người dân chọn trồng trọt và chăn nuôi để phát triển. Ngành
nông nghiệp chiếm 70% số dân tham gia nên Nhà nước đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực
này.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi được Nhà nước quan tâm đưa ra các
chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích phát triển, trong đó có chăn nuôi gia cầm. Với
điều kiện kinh tế còn khó khăn, đa phần người dân chọn phương thức chăn nuôi nhỏ
theo hộ gia đình là chủ yếu.
Hòa Thắng là xã đồng bằng lại nằm ven sông nên rất thuận lợi để phát triển nông
nghiệp. Đặc biệt là nghề trồng lúa, trồng hoa màu, bên cạnh đó chăn nuôi cũng rất phát
triển nhờ biết tận dụng thức ăn sẵn có ở địa phương.
Mặt khác cũng nhờ vào chính sách phát triển chăn nuôi của tỉnh mà người dân
có điều kiện để phát triển chăn nuôi như: cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ con giống, tập
huấn kỹ thuật chăn nuôi, thuốc thú y...
Ngành chăn nuôi gia cầm đã gắn bó với đời sống loài người từ rất sớm. Vì vậy
đa phần người dân ít nhiều đã có kinh nghiệm trong chăm sóc cũng như nuôi dưỡng
chúng. Tuy nhiên, để ngành gia cầm phát triển bền vững và từng bước đi vào ổn định
thì việc chọn giống là vô cùng quan trọng. Một đàn gia cầm được cho là phát triển
khỏe mạnh thì việc đầu tiên là phải chọn giống tốt và phải phù hợp với điều kiện tự
nhiên ở địa phương. Vì vậy, những giống gia cầm thường được chọn nuôi ở xã Hòa
Thắng là những giống đã được chọn lọc tự nhiên hoặc được người dân nghiên cứu,
theo dõi như: Gà Kiến (Ta Vàng), Gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà Nòi Phú
Yên, gà Ác, gà Rừng,... vịt Xiêm, vịt siêu trứng (vịt Cò), vịt Cỏ, vịt Kaki Campell, vịt
Bàu, vịt Trời...

1


Với những điều kiện thuận lợi như vậy, hàng năm số đàn gia cầm trên địa bàn xã
ngày càng mở rộng và nâng cao chất lượng, góp phần cải thiện đời sống và tạo việc
làm thường xuyên cho người dân.
Mặc dù chăn nuôi gia cầm trong những năm gần đây bị ảnh hưởng bởi dịch cúm.
Song với quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ dễ kiểm soát và thực hiện các công tác tiêm
phòng định kỳ nên sự ảnh hưởng từ cúm là không đáng kể. Từ đó các nông hộ chăn

nuôi ở xã luôn chủ động trong công việc như mô hình chăn nuôi theo kiểu thả vườn
hay bán công nghiệp. Các con giống người dân thường lựa chọn như gà Kiến địa
phương, gà Tam Hoàng, gà Nòi, vịt Xiêm, vịt Cỏ, vịt Bắc Kinh.
Phương thức chăn nuôi theo hộ gia đình nên việc ứng dụng KHKT vào chăn
nuôi chưa cao, vì vậy các cơ quan ngành thú y cũng như chính quyền địa phương cần
phải quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn các kỹ thuật chăn nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất, góp phần đưa ngành chăn nuôi ở địa phương phát triển, tăng số lượng và chất
lượng, nâng cao sản lượng thịt, trứng với chất lượng tốt để cung ứng cho thị trường.
Từ thực tế trên, được sự cho phép của Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, khoa Chăn
nuôi thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh; sự giúp đỡ của Trạm thú y
huyện Phú Hòa, UBND xã Hòa Thắng cùng với sự hướng dẫn của PGS - TS Lâm
Minh Thuận, chúng tôi thực hiện luận văn: “Khảo sát tình hình chăn nuôi gia cầm
tại xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên”
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nắm được tình hình chăn nuôi gia cầm tại xã Hòa Thắng - huyện Phú Hòa - tỉnh
Phú Yên từ đó làm cơ sở định hướng phát triển ngành chăn nuôi gia cầm trong tương lai.
1.2.2. Yêu cầu
Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở xã Hòa Thắng.
Thu thập các bản báo cáo thống kê về tình hình chăn nuôi gia cầm các thôn trong
xã.
Điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm của xã thông qua các cuộc điều tra, phỏng
vấn, thăm hỏi tại các hộ chăn nuôi. Từ đó nắm được tình hình và đưa ra các hướng
phát triển đạt hiệu quả cao nhất.
----- **** ----2


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hòa Thắng,

huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
2.1.1. Vị trí địa lý
Hòa Thắng là xã trung tâm cách huyện lỵ Phú Hòa khoảng 3km về phía Đông;
địa hình tương đối bằng phẳng. Có trục đường quốc lộ 25 chạy từ TP Tuy Hòa qua
trung tâm xã, nối liền các huyện miền núi và Tây Nguyên. Địa giới hành chính của xã
gồm có 5 thôn: Phong Niên, Đông Lộc, Mỹ Thành, Mỹ Hòa, Phú Lộc.
Giới hạn đường ranh giới:
- Phía Bắc giáp xã Hòa Trị, xã Hòa Quang Nam.
- Phía Nam giáp với sông Đà Rằng (sông Ba), Huyện Tây Hòa.
- Phía Đông giáp xã Hòa An.
- Phía Tây giáp với thị trấn Phú Hòa (xã Hòa Định Đông cũ).
2.1.2. Đặc điểm khí hậu và thời tiết
Xã Hòa Thắng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng của hoàn
lưu khí quyển nói chung, vừa chịu sự chi phối hoàn lưu khí quyển gió mùa khu vực.
Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa lũ. Tuy nhiên, vào mùa
đông thỉnh thoảng chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc gây ra thời tiết âm u và se lạnh.
Mùa mưa lũ từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 9 trong năm.
2.1.2.1. Chế độ nhiệt và nắng
Vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng nên xã Hòa Thắng có
nền nhiệt tương đối cao:
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 250C.
Giờ chiếu sáng trung bình khoảng 2400 – 2500 giờ.
Tốc độ thoát hơi nước tương đối mạnh.
2.1.2.2. Chế độ gió
Sự luân chuyển các hướng gió ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu thời tiết xã Hòa
Thắng.
3



- Mùa đông: Chịu ảnh hưởng của tín phong đông bắc với khí hậu nhiệt đới Thái
Bình Dương gây tiết trời âm u và se lạnh.
- Mùa hè: Luồng không khí từ phía Tây và Tây Nam gây khô nóng nhưng không
kéo dài. Luồng không khí xích đạo bắt đầu từ Nam Thái Bình Dương thổi tới theo
hướng Nam hoặc Đông Nam đem lại thời tiết mát mẻ và mưa nhiều.
2.1.2.3. Chế độ mưa
Hàng năm xã Hòa Thắng nhận được lượng mưa trung bình ước khoảng
1700mm/năm. Mùa mưa tương đối ngắn nhưng lượng mưa rất dồi dào. Tổng số ngày
trong mùa mưa ước khoảng 110 ngày, trong khi đó vào mùa khô thường là rất dài vì
vậy để đảm bảo sản xuất nông nghiệp cần phải xây dựng hệ thống thủy lợi như đập, hồ
để dự trữ nước.
2.1.3. Đặc điểm về đất đai
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính đối với xã Hòa Thắng, người dân sống chủ
yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ. Vì vậy đất nông nghiệp chính là yếu tố
cơ bản để xã Hòa Thắng phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 2.478,8ha; trong đó diện tích sản xuất
2 vụ lúa khoảng 1.892ha, diện tích lúa vụ 3 khoảng 16,1ha.
Các loại cây hoa màu, cây lương thực, thực phẩm và các loại cây công nghiệp
ngắn ngày khác trồng được 570,7ha.
Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 10,1ha.
Hòa Thắng có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.624,7ha; trong đó có 3 nhóm đất
chính:
- Đất thịt có diện tích lớn nhất khoảng 1.892ha, chiếm 72% đất tự nhiên.
- Đất pha cát có diện tích khoảng 570ha, chiếm 21,7% đất tự nhiên.
- Đất cát 40ha, chiếm 1,52% đất tự nhiên.
Đây là loại đất phù hợp để trồng lúa và các loại cây hoa màu, ngoài ra còn trồng
được các loại cây công nghiệp ngắn ngày như cây bông vải, cây dâu tằm...
2.1.4. Đặc điểm kinh tế xã Hòa Thắng
Dân số khoảng 19.191 người, với 3.929 hộ, bình quân mỗi nhân khẩu có 500m2
đất nông nghiệp.


4


Toàn xã có 10.204 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 8.320 người,
chiếm 81,53% tổng lao động.
Hòa Thắng là một xã thuần nông nên nông nghiệp luôn chiếm vị trí cao trong cơ
cấu kinh tế của xã.
Cơ cấu dân số xã:
- Nông nghiệp: 16.070 người, chiếm 83,73% dân số.
- Thương nghiệp: 860 người, chiếm 4,48% dân số.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 628 người, chiếm 3,27% dân số.
- Ngành nghề khác: 1.633 người, chiếm 8,5% dân số.
* Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây hàng năm là 2.478,8ha, đạt 99,1% so với
kế hoạch. Trong đó diện tích sản xuất lúa 2 vụ là 1.892ha đạt 100,5% so với kế hoạch.
Lúa vụ 3 là 16,1ha. Năng suất lúa bình quân 2 vụ chính đạt 163,05 tạ/ha.
Các loại cây hoa màu, cây lương thực, thực phẩm và các loại cây nông nghiệp
ngắn ngày khác trồng được 580,7 ha. Trong đó diện tích ngô là 65ha, cỏ 425ha, bông
vải 8,7ha, Mía 37ha... Tổng sản lượng lương thực cây có hạt 15.944,5 tấn.
* Thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 10,1ha, thủy sản nước ngọt 170
tấn/năm. Tổng giá trị sản lượng thủy sản năm 2008 đạt 7,87 tỉ đồng. Các giống được
nuôi như: cá lóc, cá trê, cá chép, cá rô phi, tôm càng xanh, ba ba, ếch, cá chình,..
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn xã có nhà máy cấp thoát
nước, phân xưởng chế biến hạt điều, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống
như: đan lát mây tre, bó chổi, sản xuất gạch ngói, lò gốm... Ngoài ra còn có các công
cụ phục vụ cho nông nghiệp như: máy cày, máy bơm nước, máy cắt, tuốt lúa, máy sấy
khô, máy xay xát,...
* Chăn nuôi – Thú y: Qua số liệu điều tra thống kê của xã Hòa Thắng về tình
hình chăn nuôi, số lượng gia súc, gia cầm được biểu diễn như sau:


5


Bảng 2.1: Tình hình số lượng gia súc, gia cầm của xã Hòa Thắng
Năm

Heo (con)

Bò (con)

Gia cầm (con)

2004

12.150

3.936

119.000

2005

12.304

3.984

121.000

2006


12.106

4.024

123.000

2007

12.400

4.123

128.000

2008

12.406

4.142

149.000

- Công tác thú y: Toàn xã có 10 cửa hàng bán thuốc thú y dưới sự điều tra giám
sát của Trạm thú y, có 07 cửa hàng bán cám công nghiệp cho gia súc, gia cầm.
- Để đảm bảo đàn gia súc, gia cầm không bị dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, hàng
năm xã Hòa Thắng phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp, Chi
cục Bảo vệ thực vật và Trạm thú y huyện Phú Hòa mở các lớp tập huấn cho 1.670 lượt
người tham dự.
+ Lớp Bảo vệ thực vật


: 04 lớp.

+ Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

: 02 lớp

+ Kỹ thuật chăm sóc bò, heo

: 04 lớp

+ Lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gia cầm

: 05 lớp

+ Kỹ thuật chăm sóc cây hoa màu

: 03 lớp

6


7


2.2. Giới thiệu một số giống gia cầm
2.2.1. Một số giống gà
2.2.1.1. Gà Kiến Phú Yên (gà Kiến)
Là giống gà được nhiều người dân chọn làm vật nuôi chủ yếu.

Hình 2.1. Gà Kiến Phú Yên

- Gà trống có sắc lông sặc sỡ, chung quanh cổ có nhiều màu sắc trông rất bắt
mắt. Màu vàng pha đỏ hoặc màu vàng pha đen là bộ lông phổ biến của giống gà này.
Con trống trưởng thành nặng khoảng 2 – 2,3kg.
- Gà mái có lông màu vàng pha, hoặc màu nâu xám, màu sắc không đậm như gà
trống. Con mái nặng khoảng 1,2 – 1,6kg.

Hình 2.2. Gà Kiến chăn thả ngoài đồng
Gà Kiến có chân nhỏ và thấp, lưng, cổ vừa phải, đầu thon nhỏ, mỏ và chân đa số
màu vàng. Tuy nhiên cũng có con mỏ và chân màu xám nâu (người dân thường gọi gà
8


chân chì). Nhìn chung ngoại hình bên ngoài của gà Kiến tương đối cân đối và dễ nhìn.
Đặc biệt da gà Kiến khi luộc chín có màu vàng rất đẹp, thịt thơm và săn chắc. Giống
này được liệt vào giống gà quý vì có nhiều ưu điểm hơn các giống khác như: chịu khó
kiếm ăn, không kén mồi, sức sống cao, đề kháng tốt, nuôi con giỏi. Đặc biệt là thịt và
trứng chứa rất nhiều protein.
2.2.1.2. Gà Tam Hoàng
Có xuất xứ từ Trung Quốc, giống này cũng được nhiều người dân chọn để nuôi.
Gà có đặc điểm lông màu vàng, chân vàng nhạt, da vàng, cơ thể có hình tam giác, thân
ngắn, lưng bằng, ngực nở rộng, thịt ức nhiều và đầy, hai đùi phát triển, bước đi ngắn.
So với gà Kiến thì gà Tam Hoàng cũng có những đặc điểm giống như: sức đề kháng
tốt, tỉ lệ nuôi sống khoảng 95 – 98%, chịu khó kiếm mồi, thịt thơm ngon. Gà nuôi 3 –
4 tháng đạt từ 1,5 đến 2,1kg/con. Sản lượng trứng là 120 – 125 quả/năm. Tiêu tốn thức
ăn cho 10 quả trứng là 3,4kg.
2.2.1.3. Gà Nòi (gà Chọi)
Ở Phú Yên giống gà này được nuôi từ rất lâu.
- Gà trống: Nuôi chủ yếu là để chọi gà hoặc để lấy thịt. Con trống trưởng thành
có thể đạt 3,5 – 4,5kg (nuôi từ 7 – 8 tháng). Giống này cao to và khỏe mạnh, bộ lông
có màu vàng đỏ hoặc màu xám, cũng có con màu ô, màu lông sắc nét nhưng mọc

không khắp cơ thể. Màu sắc của da thường là màu đỏ. Loại này tương đối ăn nhiều
nhưng giá trị kinh tế khá cao. Hiện nay giống gà này được thị trường Trung Quốc rất
ưa chuộng, cung không đủ cầu tạo ra sự khan hiếm. Chất lượng thịt xếp vào loại tốt,
săn chắc, thịt nhiều, màu thịt bắt mắt và rất thơm ngon. Ưu điểm của giống này là sức
đề kháng tốt, ít khi thấy dịch bệnh, có khả năng tự kiếm mồi.

Hình 2.3. Gà Nòi trống Phú Yên
9


- Gà mái: Nuôi chủ yếu để sinh sản và lấy thịt, trọng lượng con mái trưởng thành
khoảng 2,5 – 3kg (6 – 7 tháng đẻ lứa đầu). Đẻ trứng tốt và nuôi con giỏi, màu lông
nhạt hơn con trống. Thân hình to khỏe, chân, mỏ màu vàng hoặc màu xám. Loại này
sống kham khổ, không kén mồi và ít dịch bệnh.

Hình 2.4. Gà Nòi mái Phú Yên
2.2.1.4. Gà Lương Phượng
Có xuất xứ từ Trung Quốc Đại Lục, rất thích hợp với điều kiện chăn thả hoặc nuôi
bán công nghiệp ở nước ta. Nhìn chung giống gà Lương Phượng cũng hơi giống gà Kiến
về sắc lông cũng như về ngoại hình. Giống gà này tương đối nhanh nhẹn, có sức sống
tốt, ít kén mồi. Nếu được nuôi theo kiểu thả vườn thì chất lượng thịt cũng khá thơm
ngon. Trọng lượng con trưởng thành (từ 2,5 – 3 tháng) bình quân đạt từ 1,8 – 2,1kg/con.
Tỉ lệ nuôi sống tương đối cao, khoảng 92 – 98%, tiêu tốn thức ăn từ 2,6 – 2,8kg/kg P.
2.2.1.5. Gà Ác (gà Ri)
Giống gà này có bộ lông màu trắng và phủ dày cơ thể. Ngoại hình nhỏ bé, trọng
lượng con trưởng thành chỉ đạt 400g – 600g. Chân, mỏ, da đều có màu xám chì trông
không được thuận mắt cho lắm nhưng chất lượng thịt là vô cùng tốt. Hiện nay giống
này nuôi chủ yếu để lấy thịt, trong Đông y người ta thường sử dụng thịt gà này cùng
với thuốc bắc để bồi bổ cho người bệnh. Tuy nhiên, giống này ít được chọn nuôi vì
nuôi khó và bất lợi về trọng lượng. Giống gà này chỉ phù hợp nuôi thả vườn, cũng có

khả năng tự kiếm mồi nhưng sức sống tương đối yếu.
10


2.2.1.6. Gà Rừng
Có xuất xứ từ hoang dã, giống này hiện nay chỉ có ở những vùng miền núi. Tuy
nhiên trong những năm gần đây một số hộ dân cũng bắt đầu thử nghiệm nuôi giống gà
này tại địa phương. Giống này có ngoại hình khá nhỏ bé, trọng lượng con trưởng thành
chỉ đạt 500 – 800g. Lông màu xám đen, chân, mỏ có màu đen chì. Chất lượng thịt
được liệt vào nhóm quý hiếm.
2.2.2. Một số giống vịt
2.2.2.1. Vịt Cỏ
Vịt Cỏ có trên địa bàn tỉnh
Phú Yên hiện nay là sự lai tạp
giữa vịt Tàu và các giống vịt địa
phương. Vì vậy dễ thích nghi với
điều kiện tự nhiên chăn thả ở nước
ta. Vịt Cỏ nhỏ con, đầu nhỏ, cổ
trung bình, chân thấp và có màu
vàng hoặc màu nâu xám. Loại này
nuôi chủ yếu để sản xuất trứng và
Hình 2.5. Vịt Cỏ

kiêm lấy thịt. Với đặc tính nhanh
nhẹn, chịu khó kiếm mồi, sống
kham khổ và kháng bệnh tốt nên
được nhiều người chăn nuôi chọn
giống này để nuôi.

11



2.2.2.2. Vịt Cò (vịt siêu trứng)

Hình 2.6. Vịt Cò
Có nguồn gốc từ Triết Giang - Trung Quốc, thích nghi với điều kiện chăn nuôi thả
vừa ở dưới nước vừa ở trên cạn. Hình dáng giống vịt này hao hao giống con cò nên được
gọi là vịt Cò. Đặc trưng của giống này là đẻ trứng rất sai, hầu như nuôi chủ yếu là sản xuất
trứng. Trung bình mỗi năm đẻ được 250 quả/con. Loài này có màu lông vàng nhạt hoặc
xám, cổ cao hơi chếch, chân thấp, đầu thon, bụng hơi xệ. Hiện nay vịt Cò được nhiều người
chọn nuôi với số lượng khá lớn với kiểu nuôi bán công nghiệp.
2.2.2.3. Vịt Xiêm (Ngan)

Hình 2.7. Vịt Xiêm
Vịt Xiêm có xuất xứ từ Nam Mĩ, gồm nhiều loại: Xiêm trắng, Xiêm đen, Xiêm
xám, Xiêm nổ, Xiêm bông,... Đặc điểm của vịt Xiêm là đầu to, con mái có mồng đỏ sặc
sỡ; con cồ mồng nhạt hơn, chân ngắn, cổ không dài, bộ cánh phát triển và dáng đi khá
12


nặng nề. Trọng lượng con trưởng thành có thể đạt từ 2,8 – 3,2kg. Vịt Xiêm đa số sống
trên cạn, không cần diện tích chăn thả rộng. Đồng thời giống này cũng có những đặc
tính rất tốt như: chịu khó kiếm mồi, sức sống tốt, ít dịch bệnh và nuôi chóng lớn. Loại
này nuôi để sinh sản và lấy thịt là chủ yếu.
2.2.2.4. Vịt Kaki Campbell (vịt siêu trứng)
Có xuất xứ từ Thái Lan. Màu lông kaki vàng, cổ đầu là một vệt ngang, trên cánh
có màu xanh đậm. Vịt mái có màu vàng sẫm, mỏ màu xám đen; mỏ vịt cồ màu vàng.
Trong lượng trưỏng thành của con cồ khoảng 2,6 – 3kg; con mái 2 – 2,6kg. Bình quân
mỗi năm đẻ được 220 – 240 quả/con.
2.2.2.5. Vịt Bàu (chim le le)

Giống này đã có từ lâu ở địa phương, ngoại hình nhỏ bé, bộ lông màu xám hoặc
màu xám pha, trọng lượng con trưởng thành chỉ đạt 600 – 700g. Ưu điểm của giống này
là rất nhanh nhẹn và có khả năng bay xa, có khả năng tự kiếm mồi, sức đề kháng tốt
nhưng mang tính chất hoang dã. Chất lượng thịt rất tốt vì tỉ lệ mỡ tương đối thấp. Giống
này tương đối khó nuôi, nếu được nuôi chỉ nuôi với số lượng rất ít và mang tính chất gia
đình.
2.3. Một số bệnh thường gặp trên gia cầm
2.3.1. Bệnh cầu trùng
2.3.1.1. Nguyên nhân
Bệnh cầu trùng là bệnh gây nên do ký sinh trùng lớp đơn bào thuộc giống
Eimeria và rất phổ biến ở gà.
Giống Eimeria có 9 loài cầu trùng khác nhau, gà thường nhiễm một hoặc nhiều
loài cầu trùng, trong đó có một số loài hay gặp: Eimeria tenella, Eimeria acervulina,
Eimeria brunettis, Eimeria necatrix.
2.3.1.2. Triệu chứng
Đối với gà bệnh thường xảy ra ở những đàn nằm trong độ tuổi 10 – 90 ngày
tuổi nặng nhất ở gà con từ 18 – 45 ngày tuổi.
Thời gian ủ bệnh 4 – 7 ngày, phụ thuộc vào chủng loại cầu trùng, nơi khu trú và
mức độ nhiễm bệnh, số lượng căn nguyên xâm nhập vào cơ thể và tình trạng chung
sức khỏe đàn gà.

13


Bệnh có 3 biểu hiện:
* Thể cấp tính
Bệnh chủ yếu xảy ra ở gà con. Thời gian phát bệnh nhanh với các biểu hiện: gà
ủ rũ, lười đi lại, nằm hoặc đứng một chỗ, khi gà đứng đầu gà thường ngoặt sang một
bên, mắt nhắm nghiền, hai cánh sã xuống tận sàn nền chuồng, lông xù (gà khoác áo
tơi), gà kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn, nhưng lại uống nước nhiều.

Lúc đầu mới phát bệnh gà ỉa khó, có biều hiện táo bón, sau mấy tiếng đồng hồ
thì gà ỉa chảy toàn nước. Phân sống nhầy màu nâu vàng, sau chuyển thành sáp nâu,
cuối cùng có lẫn máu.
Đặc biệt khi gà nhiễm chủng Eimeria tenella thì một số gà hậu môn chảy ra
máu tươi, đôi khi có triệu chứng thần kinh liệt và bán liệt chân hoặc cánh, nằm tụm
đống lại một góc chuồng kêu khác lạ nhưng rất đặc trưng.
Thể cấp tính xảy ra hết sức nhanh chóng và chỉ kéo dài 2 – 3 ngày, ít khi sau 78 ngày, gà sẽ chết nếu không can thiệp thuốc kịp thời. Qua nhiều lần thí nghiệm khẳng
định tỷ lệ chết do cầu trùng thể cấp lên tới 90 – 95%, thậm chí 100% nếu không can
thiệp điều trị
* Thể mãn tính
Bệnh thường quan sát thấy ở gà lớn tuổi hơn từ 45 – 90 ngày tuổi, cùng với các
triệu chứng đã mô tả ở thể cấp nhưng mức độ biểu hiện nhẹ hơn.
Bệnh kéo dài 7 – 15 ngày, tỷ lệ chết 25 – 45%.
* Thể không có triệu chứng lâm sàng
Đây là thể mang trùng của gà đã trưởng thành. Khi quan sát bề ngoài gà hoàn
toàn khỏe mạnh, ăn uống, đi lại bình thường. Triệu chứng lâm sàng duy nhất là đôi khi
gà ỉa chảy, tỷ lệ đẻ không đều, năng suất trứng giảm 15 – 20%.
2.3.1.3. Bệnh tích
Trong những trường hợp gà bị cầu trùng quá cấp do Eimeria tenella hoặc do bị
ghép với Escherichia coli bại huyết chủng 078 thì gà bị ỉa ngay ra máu tươi hoàn toàn,
xác gà chết rất gầy và thiếu máu.
Gà bị bệnh cầu trùng dù ở thể cấp tính hay mãn tính thì các bệnh tích cũng tập
trung chủ yếu ở đường ruột. Phụ thuộc vào chủng loại cầu trùng mà có biểu hiện đặc
trưng khác nhau.
14


Ruột thừa phình to chứa đầy phân lẫn máu, đôi khi là máu hoàn toàn, niêm mạc
ruột thừa viêm xuất huyết rất nặng.
Niêm mạc ruột non dày lên, quan sát thấy vô số vết xuất huyết, dải xuất huyết.

Khi bị kế phát bỡi Escherichia coli 078 thì cả ruột non phình to chứa đầy hơi, phân,
lẫn máu. Nhìn qua màng ruột khi mới mổ gà ra ta thấy vô số nốt đỏ trắng.
Khi mổ những đoạn ruột có biến đổi nói trên ta thấy: có phân sống, lẫn máu
hoặc phân và niêm mạc ruột có màu nâu nhạt. Đặc biệt rõ nhất ở đoạn ruột già. Các
biến đổi khác của cơ thể thuộc về tình trạng còi cọc và thiếu máu.
2.3.2. Bệnh hô hấp mãn tính (Chronic Respiratory Disease – CRD)
2.3.2.1 Căn bệnh
Bệnh hô hấp man tính trên gà do Mycoplasma gallisepticum gây ra.
2.3.2.2 Triệu chứng
Nung bệnh: bệnh hô hấp mãn tính 6 – 12 ngày, bệnh viêm xoang gà tây khoảng
6 – 10 ngày.
Trên gà trưởng thành: âm rale khí quản, chảy nước mũi, ho viêm kết mạc mắt,
chảy nước mắt, tiêu thụ thức ăn giảm, gà ốm. Thỉnh thoảng thấy gà bị viêm khớp, đi
khập khễnh.
Ở gà đẻ sản lượng trứng giảm nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp.
Trên gà dò, bệnh thường nổ ra giữa 4 – 8 tuần với triệu chứng thường nặng hơn.
Những đàn trưởng thành và do chứng kết hợp với các mầm bệnh khác đặc biệt là
Escherichia coli.
2.3.2.3. Bệnh tích
Đầu tiên dich rỉ viêm chảy trong mũi, qua xoang cạnh mũi, xuống khí quản, phế
quản, túi khí.
Viêm xoang hầu hết làm xoang lồi lên ở gà tây, cũng được nhận thấy trên gà và
những gia cầm khác bị bệnh.
Túi khí thường chứa dịch rỉ viêm.
Một số mức độ viêm phổi có thể nhận biết.
Một số ca bệnh nặng đặc trưng của viêm túi khí trên gà là fibrinous hoặc fibrin
mủ, viêm màng bao quanh gan, viêm bao tim dọc theo khối viêm túi khí do kết hợp
với Escherichia coli
15



2.3.3. Bệnh thương hàn gà
2.3.3.1.Căn bệnh
Bệnh thương hàn gà do Salmonella pullorum gây ra
Chỉ có kháng nguyên thân O, sản xuất nội độc tố.
2.3.3.2. Truyền nhiễm học
* Động vật cảm thụ
Bệnh chủ yếu trên gà và gà tây. Ngoài ra: cút, trĩ, vịt, công, chim sẻ, hoàng yến
cũng mẫn cảm với bệnh.
* Chất chứa căn bệnh
Trên gà con: Máu, phủ tạng, lòng đỏ không tiêu.
Trên gà lớn:
Gà mái: ống dẫn trứng, buồng trứng, phủ tạng, phân.
Gà bệnh đẻ trứng thì vi khuẩn nhiễm trong lòng đỏ với tỷ lệ nhiễm cao hơn
ngoài vỏ trứng.
Gà trống: Dịch hoàn và phủ tạng.
* Đường xâm nhập
Qua đường: tiêu hóa, tiếp xúc, giao phối.
Đường lây nhiễm quan trọng nhất là qua trứng.
2.3.3.3. Triệu chứng
* Gà con: thường ở thể cấp
Phôi không bể vỏ được nên bị chết. Nở ra nhưng rất yếu và chết ngay sau đó.
Gà bệnh thường ốm yếu, nhỏ hơn những gà khỏe mạnh khác.
Gà bệnh có dấu hiệu sau: bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu, xù lông xã
cánh, kêu xao xác, nhắm mắt, tụ lại từng thành đám, phân trắng bết vào hậu môn, có
đốm casein trong nhãn cầu màu trắng đục.
* Gà lớn
Thể cấp tính
Gà giảm ăn đột ngột, mệt mỏi gục xuống, xù lông, màu tái nhợt, giảm sản lượng
trứng, trứng giảm khả năng ấp nở.

Tỷ lệ chết cao trong vòng 5 -10 ngày.
Thân nhiệt 41- 43oC trong 2 – 3 ngày.
16


×