Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GLUCAN C LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO THỊT TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GLUCAN C
LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO THỊT TẠI TRẠI CHĂN
NUÔI HƯNG VIỆT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Họ và tên sinh viên : VÕ HOÀNG GIANG
Ngành

: Thú Y

Lớp

: TC03TYVL

Niên khóa

: 2003 - 2008

Tháng 06/2009

1


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GLUCAN C LÊN
SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO THỊT TẠI TRẠI CHĂN NUÔI
HƯNG VIỆT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


Tác giả

VÕ HOÀNG GIANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN KHANH
ThS. NGUYỄN NGỌC CÔN

Tháng 06/2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: VÕ HOÀNG GIANG
Tên khóa luận “Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm Glucan C lên Sự tăng
trưởng của heo thịt tại trại chăn nuôi Hưng Việt Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Khoa ngày …..………...

Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN VĂN KHANH

ii


LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn

™ Cha mẹ, người đã sinh thành nuôi dưỡng và dạy dỗ con có được ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn
™ Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quí thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.
Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
™ Đến Tiến Sĩ Nguyễn Văn Khanh và Thạc Sĩ Nguyễn Ngọc Côn, với sự giúp đỡ
nhiệt tình, những đóng góp ý kiến quí báu và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn
™ Ban Giám Đốc trại heo Hưng Việt cùng các Cô, Chú, Anh, Chị, Em công nhân
viên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập ở trại.
Cảm ơn
™ Các bạn bè là người đã cùng hỗ trợ, chia sẽ, gắn bó với tôi trong suốt thời gian
học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Chân thành cảm ơn

Võ Hoàng Giang

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ 11/11/2008 tại trại chăn nuôi Hưng Việt – Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu.
Đề tài khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm Glucan C lên sự tăng trưởng của heo
thịt tại trại chăn nuôi Hưng Việt – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Khảo sát 120 heo từ 63 ngày tuổi đến xuất chuồng, tương đối đồng đều về trọng
lượng, giới tính và giống được chia làm 3 lô, 2 lô thí nghiệm (bổ sung Glucan C với

mức 1 kg và 1,3 kg/ tấn cám), lô đối chứng (không bổ sung Glucan C). Trong suốt thời
gian thực tập tại trại, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Tăng trọng bình quân sau khi bổ sung Glucan C ở mức 1kg (58,09 ± 11,21kg) và
1,3kg (55,89 ± 11,99kg), cao hơn so với lô không bổ sung Glucan C (53,8 ± 12,93kg).
Hệ số chuyển hóa thức ăn ở lô bổ sung Glucan C ở mức 1kg (2,96) cao nhất kế đến là lô
I và lô III (2,91). Tăng trọng bình quân của heo đực và heo cái lần lượt là: lô đối chứng
(54,13kg/con; 53,48kg/con), lô II (58,74kg/con; 57,45kg/con), lô III (57,31kg/con;
54,54kg/con). Tỷ lệ ho lô không bổ sung Glucan C là cao nhất (35%), kế đến là lô III
(27,5%), và thấp nhất là lô II (25%). Tỷ lệ thở bụng cao nhất là lô I (22,5%), kế đến là lô
II (17,5%) và lô III là (15%). Tỷ lệ ho kết hợp thở bụng cao nhất là lô I (17,5%), kế đến
là lô II (15%), và thấp nhất là lô III (12,5%). Tỷ lệ tiêu chảy ở 2 lô bổ sung Glucan C
mức 1,3kg (27,5%) và 1kg (20%), thấp hơn so với lô đối chứng không bổ sung Glucan
C (30%). Mức độ hư hại phổi cao nhất là ở lô đối chứng (13,65%), kế đến là lô II
(12,13%), thấp nhất là lô III (10,89%). Tất cả các chỉ tiêu trên đều không có ý nghĩa về
mặt thống kê (P > 0,05).
Tỷ lệ loại thải ở lô II (5%) là thấp nhất so với lô III và lô I (7,5%). Sự khác biệt
nầy không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Kết quả làm tiêu bản các dạng bệnh tích vi thể phổi cho thấy lô mức 1,3kg có
mẫu phổi bình thường là 4/5 mẫu chiếm (80%), bổ sung ở mức 1kg có mẫu phổi bình
thường là 3/5 mẫu chiếm (60%), lô đối chứng mẫu bình thường có 1/5 mẫu chiếm
(20%). Những bệnh tích của phổi ở lô đối chứng có ảnh hưởng đến sức khỏe của heo:
viêm sợi huyết hóa gan, viêm tương dịch, phổi nhục hóa.
Hiệu quả kinh tế ở lô bổ sung Glucan C cao hơn so với lô không bổ sung Glucan
C .Mức bổ sung 1kg là (4,94%), và mức bổ sung 1,3kg là (1,53%).

iv


MỤC LỤC
Trang


Trang tựa……………………………………………………………………………...i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn…………………………………………………...ii
Lời cảm ơn …………………………………………………………………………...iii
Tóm tắt luận văn……………………………………………………………………...iv
Mục lục…………………………………………………………………………..........v
Các chữ viết tắt............................................................................................................ viii
Danh sách các bảng…………………………………………………………………..ix
Danh sách các hình…………………………………………………………………....x
Danh sách các biểu đồ…………………………………………………………………xi
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH ..............................................................................................................2
1.3.YÊU CẦU..................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO HƯNG VIỆT ................................................................3
2.1.1. Giới thiệu trại heo Hưng Việt................................................................................3
2.1.2. Chuồng trại ............................................................................................................4
2.1.3. Thức ăn ..................................................................................................................5
2.1.4. Nước uống .............................................................................................................7
2.1.5. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng .......................................................................8
2.1.6. Vệ sinh thú y........................................................................................................10
2.1.7. Quy trình tiêm phòng...........................................................................................10
2.1.8. Bệnh và điều trị ...................................................................................................11
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HÔ HẤP VÀ TIÊU HÓA CỦA HEO...............................11
2.2.1. Đặc điểm sinh lý hô hấp của heo.........................................................................11
2.2.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo.......................................................................12
2.3. HỆ THỐNG MIỄN DỊCH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP...........................................12
v



2.3.1. Miễn dịch không chuyên biệt ..............................................................................12
2.3.1.1. Hệ niêm dịch – tiên mao (lông rung) ...............................................................12
2.3.1.2. Cản nhiễm tố (interferon) .................................................................................13
2.3.1.3. Hệ thống bổ thể ................................................................................................13
2.3.1.4. Những đại thực bào ..........................................................................................13
2.3.1.5. Tế bào diệt tự nhiên (Natural Killer – NK) ......................................................14
2.3.2. Đặc điểm của một số tế bào tham gia trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể ........14
2.3.3. Quá trình thực bào ...............................................................................................15
2.4. Một số công trình nghiên cứu về β - glucan và Vitamin C ....................................16
2.5. GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM GLUCAN C .........................................................17
2.5.1. Giới thiệu về β - glucan và nấm men Saccharomyces cerevisiae .......................17
2.5.2. Đặc điểm của nấm men .......................................................................................17
2.5.3. Thành phần vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae...........................18
2.5.4. Giới thiệu về β – glucan ......................................................................................18
2.5.4.1. Nguồn gốc β– glucan........................................................................................18
2.5.4.2. Vai trò của β – glucan. .....................................................................................19
2.6. Vitamin C ...............................................................................................................19
2.6.1. Ảnh hưởng khi thiếu sinh tố C ............................................................................20
2.6.2. Ảnh hưởng khi thừa sinh tố C .............................................................................20
2.6.3. Nguồn cung cấp ...................................................................................................20
2.7. Sorbitol ...................................................................................................................21
2.8. ATP (Adenosin Triphosphate) ...............................................................................21
2.9. Inositol ....................................................................................................................21
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................................23
3.1.Thời gian và địa điểm thực tập ................................................................................23
3.2. Đối tượng khảo sát 120 heo từ 63 ngày tuổi đến xuất chuồng (5 tháng tuổi). .......23
3.3. Nội dung khảo sát...................................................................................................23
3.4. Phương pháp tiến hành ...........................................................................................24
3.4.1. Bố trí thí nghiệm..................................................................................................24

3.4.2. Ghi nhận mức tăng trọng, và hệ số chuyển hoá thức ăn......................................24
3.4.3. Theo dõi tình hình bệnh và tiêu thụ thức ăn trên 3 lô thí nghiệm .......................25
vi


3.4.4. Đánh giá bệnh tích trên phổi heo khảo sát ..........................................................26
3.4.5. So sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 lô thí nghiệm và lô đối chứng. .........................28
3.5. Xử lý số liệu ...........................................................................................................28
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................29
4.1. MỨC ĐỘ TĂNG TRỌNG VÀ HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN ...................29
4.1. 2. Trọng lượng và tăng trọng theo giới tính ...........................................................32
4.2. TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN ĐÀN HEO THÍ NGHIỆM.........................................34
4.2.1.Tình hình bệnh chung...........................................................................................34
4.2.2. Tình hình bệnh trên đường hô hấp ......................................................................36
4.2.2.1. Biểu hiện ho trên đàn heo thịt thí nghiệm ........................................................36
4.2.2.2. Tỷ lệ thở bụng trên heo thí nghiệm ..................................................................37
4.2.3. Biểu hiện tiêu chảy ..............................................................................................39
4.2.4. Bệnh khác ............................................................................................................40
4.2.5. Tỷ lệ loại thải và tỷ lệ chết ..................................................................................40
4.2.6. Hiệu quả điều trị ..................................................................................................41
4.3. ĐÁNH GIÁ BỆNH TÍCH TRÊN PHỔI HEO KHI GIẾT THỊT...........................41
4.3.1. Mức độ hư hại trên phổi heo khảo sát .................................................................41
4.3.2. Kết quả bệnh tích vi thể trên phổi heo khi kết thúc thí nghiệm ..........................44
4.4. Hiệu quả kinh tế......................................................................................................47
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................49
5.1. Kết luận...................................................................................................................49
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................50
PHỤ LỤC .....................................................................................................................52


vii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FMD:

Foot and Mouth Disease

IFN:

Interferon

IL:

Interleukin

MHC:

Major histocompatibility complex

NK:

Natural Killer

PRRS:

Porcine reproductive and respiratory syndrome

ME:


Metabolizable Energy (Năng lượng trao đổi)

TĐT:

Thùy đỉnh trái

TTT:

Thùy tim trái

THCMT:

Thùy hoành cách mô trái

TP:

Thùy phụ

TĐP:

Thùy đỉnh phải

TTP:

Thùy tim phải

THCMP:

Thùy hoành cách mô phải


HSCHTA:

Hệ số chuyển hóa thức ăn

KgTL:

Kg trọng lượng

Kg TA :

Kg thức ăn

TPHCM:

Thành Phố Hồ Chí Minh

VNĐ:

Việt Nam Đồng

TL:

Trọng lượng

TT :

Tăng trọng

ĐC :


Đối chứng

TTBQ:

Tăng trọng bình quân

TTTĐ:

Tăng trọng tuyệt đối

TB:

Trung bình.

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Thành phần thực liệu các loại thức ăn của heo thịt giai đoạn 63 ngày tuổi đến
xuất chuồng. .............................................................................................................6
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp cho heo thịt từ 63
ngày tuổi đến xuất chuồng .......................................................................................7
Bảng 2.3. Quy trình tiêm phòng của trại chăn nuôi Hưng Việt ....................................11
Bảng 2.4.Thành phần vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae ......................18
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm sử dụng chế phẩm Gluccan C...........................................24
Bảng 3.2. Phân bố mẫu khảo sát bệnh tích phổi............................................................26
Bảng 4.1. Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn qua 2 đợt thí nghiệm ....................29
Bảng 4.2.Trọng lượng và tăng trọng theo giới tính qua 2 đợt thí nghiệm....................33
Bảng 4.3.Tình hình bệnh chung qua 2 đợt thí nghiệm. .................................................35

Bảng 4.4. Biểu hiện ho qua 2 đợt trên đàn heo thí nghiệm. ..........................................36
Bảng 4.5.Tỷ lệ thở bụng qua 2 đợt thí nghiệm.............................................................37
Bảng 4.6. Heo ho kết hợp với thở thể bụng qua 2 đợt thí nghiệm. ..............................38
Bảng 4.7.Tỷ lệ tiêu chảy qua 2 đợt thí nghiệm .............................................................39
Bảng 4.8. Tỷ lệ các bệnh khác qua 2 đợt thí nghiệm. ...................................................40
Bảng 4.9.Tỷ lệ loại thải và tỷ lệ chết qua 2 đợt thí nghiệm..........................................41
Bảng 4.10. Tỷ lệ khỏi bệnh và tái phát bệnh trên đàn heo thí nghiệm qua 2 đợt nghiệm
................................................................................................................................41
Bảng 4.11.Mức độ hư hại trên phổi heo khảo sát qua 2 đợt thí nghiệm. ......................42
Bảng 4.12. Kết quả bệnh tích vi thể trên phổi heo ........................................................44
Bảng 4.13.Tổng kết thu và chi từ 2 đợt thí nghiệm.......................................................48

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1.Cho điểm bệnh tích trên phổi theo công thức của Christensen,(1999). .........27
Hình 4.1. Phổi đại thể ở 3 lô thí nghiệm lúc hạ thịt ...................................................... 43
Hình 4.2. So sánh bệnh tích phổi giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm 1 .......................43
Hình 4.3. So sánh bệnh tích phổi giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm 2 .......................44
Hình 4.4. Viêm phổi giai đoạn hóa gan đỏ....................................................................45
Hình 4.5. Phổi có vết ứ huyết ........................................................................................45
Hình.4.6. Viêm phổi nhục hóa.......................................................................................46
Hình 4.7. Viêm phổi dạng tương dịch ...........................................................................46
Hình 4.8. Phổi thể nhiễm Mycoplasma Spp..................................................................47

x



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1.Tăng trọng bình quân qua 2 đợt thí nghiệm..............................................30
Biểu đồ 4.2. Tăng trọng tuyệt đối qua 2 đợt thí nghiệm ...............................................31
Biểu đồ 4.3. Hệ số chuyển hóa thức ăn qua 2 đợt thí nghiệm......................................32
Biểu đồ 4.4. Tăng trọng bình quân của heo đực và cái qua 2 đợt thí nghiệm...............34
Biểu đồ 4.5.Tăng trọng tuyệt đối của heo đực và cái qua 2 đợt thí nghiệm..................34
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ bệnh chung qua 2 đợt thí nghiệm ....................................................35
Biểu đồ 4.7.Tỷ lệ heo bệnh đường hô hấp qua 2 đợt thí nghiệm ..................................39
Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ heo tiêu chảy qua 2 đợt thí nghiệm..................................................40
Biểu đồ 4.9. Mức độ hư hại trên phổi qua 2 đợt thí nghiệm .........................................42

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi heo ở nước ta chiếm một vị trí quan
trọng trong nền nông nghiệp, đã và đang phát triển mạnh mẽ, với quy mô ngày càng
lớn, năng suất ngày càng cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thịt cho nhân dân cả nước và
hướng tới xuất khẩu. Chăn nuôi heo là một ngành kinh tế mạnh và rộng khắp, góp
phần cải thiện đời sống cho nhà chăn nuôi, giải quyết việc làm cho người lao động
nhàn rỗi ở địa phương, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của cả nước. Do nhu cầu của thị
trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và số lượng nên ngành chăn nuôi hiện nay
hết sức quan tâm đến các vấn đề chính như: chuồng trại, con giống, dinh dưỡng, quản
lý, chăm sóc… nhằm tạo điều kiện cho heo sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, do
nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho sự phát triển của
mầm bệnh, nhất là mùa mưa hoặc lúc giao mùa. Trong những năm gần đây tình hình
dịch bệnh xảy ra mạnh: lở mồm long móng, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên

heo (PRRS)…ở một số tỉnh thành của cả nước gây thiệt hại đáng kể cho nền chăn
nuôi heo.
Để giảm bớt thiệt hại và nâng cao năng suất đàn heo, các nhà chăn nuôi luôn
tăng cường phòng chống các bệnh bằng Vaccin, kháng sinh, cải thiện môi trường, dinh
dưỡng phù hợp và bằng cách bổ sung một số chất khác như: β Glucan, Vitamin C, các
enzyme kích thích tiêu hoá… để tăng cường sức đề kháng và sức tăng trưởng cho heo.
Một trong những sản phẩm được nhà chăn nuôi quan tâm hiện nay là Glucan C,
thành phần chủ yếu là: β Glucan và Vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, chống
stress, phục hồi sức khoẻ nhanh trong trường hợp bệnh, và kích thích miễn dịch thông
qua đại thực bào và những tế bào miễn dịch để mang lại sức kháng bệnh tốt cho cơ thể
heo.

1


Được sự đồng ý của Bộ Môn Bệnh Lý – Ký Sinh thuộc Khoa Chăn Nuôi Thú Y
– Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và cùng với sự cho phép của Ban
Giám Đốc trại chăn nuôi Hưng Việt, chúng tôi đã tiến hành đề tài dưới sự hướng dẫn
của Tiến Sĩ Nguyễn Văn Khanh và Thạc Sĩ Nguyễn Ngọc Côn “ Khảo sát ảnh hưởng
của chế phẩm Glucan C lên sự tăng trưởng của heo thịt tại trại chăn nuôi Hưng
Việt –Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ”.
1.2. MỤC ĐÍCH
Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Glucan C trong thức ăn đến tăng
trọng, hệ số chuyển hoá thức ăn, tình trạng sức khoẻ của heo thịt, nhằm tạo năng suất
cao mang lại lợi nhuận cho nhà chăn nuôi.
1.3. YÊU CẦU
- Theo dõi tăng trọng và hệ số chuyển hoá thức ăn.
- Ghi nhận các tần suất biểu hiện bệnh (ho, thở bụng, tiêu chảy, và các bệnh
khác).
- Ghi nhận hiệu quả điều trị trên đàn heo thịt thí nghiệm tại trại Hưng Việt.

- Quan sát và đánh giá bệnh tích đại thể và vi thể trên phổi heo khảo sát khi xuất
chuồng.
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 lô thí nghiệm và lô đối chứng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO HƯNG VIỆT
2.1.1. Giới thiệu trại heo Hưng Việt
- Trại chăn nuôi Hưng Việt là doanh nghiệp tư nhân được thành lập ngày
11/06/1990, nằm trên quốc lộ 56, thuộc khu phố I, Phường Long Tâm, Thị Xã Bà Rịa,
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Thị Xã Bà Rịa khoảng 3 km về hướng Đông Bắc.
- Trại nằm trên vùng đất cao có diện tích khoảng 75.000 m², tương đối bằng
phẳng và màu mỡ, nằm ở khu vực xa dân cư nên hạn chế việc lây lan dịch bệnh, và
ảnh hưởng môi trường, rất thuận lợi cho việc chăn nuôi, trong đó diện tích chuồng trại
chiếm 2.900 m². Xung quanh trại có tường rào bảo vệ. Các dãy chuồng được bố trí như
sau:
™ Dãy A1 và B1 là chuồng nái đẻ và nuôi con.
™ Dãy A2.1 và A2.2 nuôi heo con cai sữa.
™ Dãy A3 và B3 nuôi nái hậu bị, nái khô và nái mang thai.
™ Dãy A4 nuôi đực làm việc và nái hậu bị.
™ Dãy B2, A5.1, A5.2, A6, B6 nuôi heo thịt.
¾ Trại có tổng cộng 40 người, được phân công theo trình độ gồm: 1 Thạc Sĩ, 3
Đại Học, còn lại là công nhân, bảo vệ và nhà bếp.Trong đó tổ chăn nuôi heo có
14 người:
¾ Quản lý chung: 1 người.
¾ Nái nuôi con và heo con theo mẹ: 3 người.
¾ Heo con cai sữa: 2 người.

¾ Nái khô, chữa, nái hậu bị và đực làm việc: 2 người.
¾ Heo thịt có: 6 người.
¾ Các nhóm giống heo chính được nuôi tại trại là Yorkshire, Duroc, Landrace ×
Yorkshire, Pietrain × Duroc. Trại không ngừng nổ lực để tìm ra những công
thức lai phù hợp với điều kiện kinh tế của trại nhằm cung cấp sản phẩm có chất
3


lượng cao để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Theo sổ sách cơ cấu đàn
heo của trại ngày 10/03/2009 như sau:
™ Nái sinh sản: 28 con.
™ Nái hậu bị, khô chửa: 208 con.
™ Đực làm việc: 6 con.
™ Heo con theo mẹ: 260 con.
™ Heo con cai sữa: 425 con.
™ Heo thịt: 970 con.
- Phương hướng sản xuất chính của trại là sản xuất heo thịt cung cấp cho các lò
mổ ở địa phương và các vùng lân cận, cung cấp heo giống, tinh heo cho các hộ chăn
nuôi ở địa phương. Ngoài ra, trại còn trồng bắp, đậu nành, cỏ phục vụ cho chăn nuôi.
Qua 19 năm hình thành và phát triển, thông qua công tác quản lý chặt chẽ, luôn ứng
dụng các thành tựu kỹ thuật mới kết hợp với đội ngũ công nhân lành nghề, trại đã và
đang từng bước phát triển vững mạnh hơn.
2.1.2. Chuồng trại
9 Chuồng nái đẻ và nuôi con: đươc thiết kế dạng chuồng kín để đảm bảo nhu
cầu sinh lý của heo con theo mẹ và heo mẹ. Đồng thời lắp hệ thống phun
sương ở đầu chuồng, và hệ thống quạt hút ở cuối chuồng nuôi, để làm mát cho
heo, giảm bớt khí độc ở chuồng nuôi và có đèn sưởi ấm cho heo con. Mỗi
chuồng nái đẻ được phân chia làm 2 dãy, mỗi dãy có 16 ô cho nái đẻ và nuôi
con (chuồng được thiết kế dạng chuồng lồng, sàn sắt) với kích thước 2,2 ×
1,85 m.

9 Chuồng nuôi heo cai sữa: chuồng được thiết kế dạng nóc đôi, mái lợp ngói,
chiều dài 60 m rộng 12 m, được chia thành 2 dãy có vách ngăn bằng tường
cách biệt hoàn toàn, xung quanh chuồng và nóc chuồng được che bằng bạt
kín. Đầu chuồng có hệ thống phun sương và cuối chuồng có hệ thống quạt
hút, để điều hoà nhiệt độ bên trong chuồng cho thích hợp. Bên trong mỗi dãy
có 11 ô, mỗi ô chuồng có kích thước 4 × 2,5 m, chiều cao 0,8 m, riêng ô cuối
cùng dành cho heo con cai sữa sớm và heo còi, lối đi cặp vách ngoài có máng
ăn. Ở đầu chuồng được lắp máng ăn bán tự động có lỗ điều chỉnh thức ăn rơi
xuống. Mỗi ô có 2 núm uống tự động đặt ở gần gốc của ô chuồng, núm dưới
4


cách sàn chuồng 0,2 m, núm trên cách sàn 0,4 m, luôn đảm bảo nước sạch cho
heo uống.
9 Chuồng nái mang thai và nái khô: được thiết kế dạng chuồng hở, chia làm 3
dãy đều nhau với mỗi dãy là 30 ô cá thể kích thước mỗi ô 2 × 0,8 m và có sân
chơi. Mỗi dãy được lắp hệ thống quạt ở giữa và cuối chuồng, phun sương ở
phía trên.
9 Chuồng heo đực giống: dạng chuồng hở, mái lợp ngói, được thiết kế với quạt
lùa cùng hệ thống phun sương, 2 bên có thêm mái che chắn nắng để giảm bớt
nhiệt độ khi nắng chiếu trực tiếp vào chuồng, diện tích chuồng 4m²/con, có
sân chơi. Mỗi ngăn đều có máng ăn và núm uống riêng biệt.
9 Chuồng heo thịt: nền bằng đà xi măng, mái lợp ngói 2 nóc, chuồng kín cuối
chuồng lắp hệ thống quạt hút, mỗi chuồng được chia làm 2 dãy, sau mỗi ô
chuồng có hồ nước tắm, mỗi dãy có 11 ô, mỗi ô nuôi 10 con. Cuối chuồng có
ô dành riêng cho heo bệnh, mỗi ô chuồng có 1 máng ăn và 2 núm uống.
2.1.3. Thức ăn
Phần lớn thức ăn cho các loại heo được trại mua nguyên liệu về tự trộn với các
thành phần thực liệu thay đổi tùy theo mùa vụ và giá thành của từng loại nhưng luôn
luôn đảm bảo đầy đủ và cân bằng dưỡng chất cho heo. Nái nuôi con sử dụng cám 6,

nái khô và nái mang thai sử dụng cám số 10. Đối với heo thịt từ 63 ngày tuổi đến xuất
chuồng sử dụng lần lượt cám D, 6 và 7. Riêng thức ăn cho heo con theo mẹ và thức ăn
heo con cai sữa giai đoạn đầu được mua từ công ty Cargill. Heo con 7 – 10 ngày tuổi
bắt đầu tập ăn cám viên đỏ và vàng dành cho heo con tập ăn của công ty Cargill. Lúc
đầu heo chỉ ăn cám đỏ. Sau 1 tuần, cám đỏ được trộn chung cám vàng theo tỷ lệ tăng
dần và đạt tỷ lệ 1: 2 lúc cai sữa.

5


Bảng 2.1.Thành phần thực liệu các loại thức ăn của heo thịt giai đoạn 63 ngày tuổi đến
xuất chuồng.
Công thức

Cám D

Cám 6

Cám 7

Bắp vàng

509,1

189

269,1

Cám gạo


97,3

110,3

35,1

Dầu đậu nành

35,7

38,1

35,8

Bánh dầu đậu nành

209,1

184,4

171,4

Bánh dầu phọng

50

50

50


Bột cá lạt 50

30

20

0

Bột cá xương 34

61,8

60,7

57,6

Lysine tổng hợp

1,6

1,5

2,1

0,364

0

0


Stivimin hoặc (protamon)

2,0

2,0

2,0

Nutrimix

3,0

2,5

2,5

Bột khoai mì

0

241,4

199,0

Bánh dầu dừa

0

100,0


175,0

Dicalcium Phosphate

0

0

0,42

1000

1000

1000

Thực liệu (kg)

Muối ăn

Tổng cộng

6


Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp cho heo thịt từ 63
ngày tuổi đến xuất chuồng.
Công thức

Cám D


Cám 6

Cám 7

87,79

88,27

88,37

ME (Kcal/kg)

3301,06

3200,00

3200,00

Prôtêin thô (%)

20,84

18,99

18,50

Béo (%)

7,50


7,50

7,0

Xơ thô (%)

3,50

5,00

5,00

Lysine (%)

1,15

1,05

1,00

Methionine (%)

0,35

0,31

0,29

Methionine + Cystine (%)


0,68

0,59

0,57

Threonine (%)

0,75

0,67

0,64

Tryptophan (%)

0,21

0,19

0,18

Calcium (%)

0,90

0,90

0,80


Phospho tổng số (%)

0,69

0,65

0,55

Phospho hữu dụng (%)

0,42

0,39

0,33

Muối ăn (%)

0,70

0,61

0,50

Aflatoxin (ppb)

25,45

9,45


13,45

Thành phần dinh dưỡng
Vật chất khô (%)

Thành phần dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn.(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại chăn
nuôi Hưng Việt).
2.1.4. Nước uống
Trại sử dụng nguồn nước ngầm được bơm từ các giếng khoan qua xử lý
Chlorine và được đưa lên bồn chứa lớn (20 m³) đặt trên cao 10 m so với mặt đất, nước
được phân phối cho các dãy chuồng và đến từng núm uống tự động cho mỗi ô chuồng
suốt ngày đêm.

7


2.1.5. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng
Heo nái và heo con theo mẹ:
™ Lượng thức ăn: nái trước khi sinh 1 tuần cho ăn mức từ 1,4 – 1,7 kg/ngày,
ngày ăn 2 lần. Sau khi sinh cho ăn hạn chế 5 ngày đầu, sau 5 ngày cho ăn tự
do tùy theo khả năng của nái. Trong giai đoạn này nái ăn nhiều nhất có thể
đạt 6 kg/ngày. Nái cai sữa, ngày đầu cho nhịn đói, ngày kế tiếp cho ăn 2 –
2,5 kg/ngày, những ngày còn lại từ 2,5 – 3,8 kg/ngày. Tuy nhiên, trong
những ngày lên giống nái thường không ăn hoặc ăn rất ít. Sau khi phối cho
đến 21 ngày sau, lượng thức ăn cho nái là 2,7 – 3 kg/ngày.
™ Chăm sóc:
¾ Nái khô và nái mang thai: tắm và xịt rửa chuồng ngày 1 lần vào buổi sáng,
buổi chiều được làm mát bằng hệ thống phun sương khi trời nóng, thường
xuyên theo dõi nái cai sữa để kiểm tra sự lên giống và phối giống đúng lúc.

¾ Nái sắp sinh: được chuyển đến chuồng nái đẻ 1 tuần trước khi sanh, tắm rửa
nái sạch sẽ, tắm hai đến ba lần trong ngày tùy vào nhiệt độ bên trong chuồng
nuôi.
¾ Nái sinh và nuôi con: thường xuyên theo dõi nái lúc sinh đẻ, để kịp thời can
thiệp cho những ca đẻ khó. Sau khi nái sinh xong tiêm 4 ml Oxytocin (chứa 40
UI) để tống hết nhau ra ngoài, đếm số nhau, kiểm tra kỹ xem còn con hay
không nhằm tránh tình trạng sót nhau và con, tiêm kháng sinh Duphaben Strep
B.P liều 1ml / 10 kg thể trọng để ngăn ngừa sự nhiễm trùng tử cung. Trong 3
ngày đầu, nái được rửa tử cung ngày 2 lần bằng thuốc tím 0,1%, theo dõi dịch
hậu sản để kịp thời điều trị nếu nái có biểu hiện viêm nhiễm. Bên cạnh đó,
lượng thức ăn của nái cũng được theo dõi kỹ, đo thân nhiệt của những nái
không ăn hoặc ăn ít. Nái sốt, bỏ ăn hoặc ăn ít điều trị như sau:
Analgin + Vitamin C + Vimexysone
Hoặc: Analgin + Vitamin C +TyloD.C Forte (Sài Gòn Vet).
Nái sinh khó, sốt cao, yếu sức trong và sau khi đẻ được tiêm truyền Glucose 5%
có bổ sung Analgin, Vitamin C, Oxytetra hoặc Calcium B12, tiêm bắp Vimexysone.
Nái nuôi con không tắm, chỉ xịt rửa nền chuồng, máng ăn và làm mát khi heo con đã
lớn nhưng hạn chế không làm ướt heo con.
8


¾ Heo con theo mẹ: thực hiện các thao tác lau nhớt ở miệng, nhúng bột Mistral,
cắt rốn, bấm tai, cân trọng lượng sơ sinh và tách ghép bầy hợp lý.
+ 3 ngày : tiêm Fe – dextran 100 mg với liều 2 ml/ con.
+ 4 ngày: uống Baycox 5% ngừa cầu trùng gây tiêu chảy.
+ 7 ngày: chích ADE lần một, liều từ 1 - 2 ml/ con.
+ 7 - 10 ngày: tuổi tập ăn cho heo con và thiến heo đực.
+ Trước khi cai sữa 1 ngày chích ADE lần 2, liều 1 ml / con.
Trong thời gian này không tắm cho heo con. Quan sát heo ngày 2 – 3 lần để
phát hiện tiêu chảy và các bất thường khác. Heo con tiêu chảy chích Ampi – coli

(Công ty thuốc Á Châu) với liều 1 – 1,5 ml / con, ngày 2 lần kết hợp uống Tycofer
(Vemedim Việt Nam)3 - 4 ml / con.
¾ Heo con sau cai sữa đến 63 ngày tuổi
+ Lượng thức ăn:
9 3 ngày đầu: pha trộn với tỷ lệ 2 cám đỏ: 1 cám vàng
9 4 - 5 ngày : pha trộn với tỷ lệ 1 cám đỏ: 1 cám vàng
9 6 – 7 ngày : pha trộn với tỷ lệ 1 cám đỏ: 2 cám vàng
9 8 – 9 ngày : sử dụng cám vàng.
9 Ngày 10: pha trộn với tỷ lệ 2 cám vàng: 1 cám C
9 Ngày 11: pha trộn với tỷ lệ 1 cám vàng: 1 cám C
9 Ngày 12: pha trộn với tỷ lệ 1 cám vàng: 2 cám C
9 Sau đó cho ăn hoàn toàn cám C đến 63 ngày tuổi.
+ Chăm sóc
Trong tuần đầu heo được bật đèn úm mỗi đêm để phòng heo lạnh. Heo trong 2
tuần đầu không tắm mà chỉ vệ sinh sàn chuồng. Sau 2 tuần heo môùi được tắm vào lúc
nắng ấm.
Heo được theo dõi hằng ngày để kịp thời phát hiện và can thiệp khi heo bệnh.
Những loại thuốc được dùng như: Ampi – colistin, Duphapen Strep BP, Peniciline,
Streptomycine,…
¾ Heo con nuôi 63 ngày tuổi đến xuất chuồng
+ Đối với heo nhỏ: khi mới nhập qua nuôi heo thịt trong vòng tuần đầu khi thời
tiết lạnh hạn chế tắm chỉ vệ sinh máng và nền chuồng.
9


+ Đối với heo lớn: mỗi ngày vệ sinh nền chuồng và máng ăn vào lúc 7 giờ sáng,
tắm heo lúc 10 giờ.
+ Trong giai đoạn 63 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi cho ăn cám D, từ 90 ngày tuổi
đến 118 ngày tuổi cho ăn cám 6, từ giai đoạn 118 ngày tuổi cho đến xuất chuồng cho
ăn cám số 7.

¾ Heo đực giống
Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào 7 giờ sáng và lúc 5 giờ chiều. Lấy tinh heo chu kỳ 2
- 3 lần/ tuần tùy tình trạng sức khoẻ của heo. Đực giống được tắm sạch và làm mát khi
trời nắng nóng.
2.1.6. Vệ sinh thú y
• Chuồng trại: bố trí hố sát trùng chân, nước sát trùng tay ở cổng ra vào và ở
đầu mỗi chuồng, thuốc sát trùng được thay đổi mỗi ngày.
• Phun thuốc sát trùng xe vào trại mua bán heo, cung cấp nguyên liệu thức ăn.
• Sau mỗi đợt bán heo, chuyển heo, chuồng trại được vệ sinh bằng xà phòng
và phun xịt kỹ bằng vòi phun cao áp. Sau đó phun thuốc sát trùng Farm
Fluid hoặc Benkocid 1 lần / ngày trong 2 ngày và để trống chuồng 1 tuần
trước khi nhận heo mới. Ngoài ra, các dụng cụ trong chuồng cũng được rữa
sạch, ngâm thuốc sát trùng và phơi khô.
• Quét dọn xung quanh, nạo vét cống rãnh, đường mương thoát nước.
• Công nhân : công nhân được khám sức khoẻ định kỳ và trang bị đồ bảo hộ lao
động: quần áo, ủng… Công nhân giữa các chuồng khác nhau không được qua
lại.
• Khách tham quan: phải qua hố sát trùng chân, tay và mặc áo Blouse khi vào
trại.
2.1.7. Quy trình tiêm phòng
Quy trình tiêm phòng được trình bày ở bảng 2.3.

10


Bảng 2.3. Quy trình tiêm phòng của trại chăn nuôi Hưng Việt
Bệnh

Qui trình tiêm phòng
FMD


(LMLM)

+ Hậu bị phát dục (HBPD): 1 lần ở tuần thứ 2 sau khi chọn làm giống
+ Nọc, nái: 2 lần / năm vào tháng 3 và tháng 9.
+ Heo con cai sữa: 2 lần lúc 35-37 ngày tuổi và 65 – 68 ngày tuổi
+ HBPD: 1 lần sau khi chọn làm giống.

Dịch tả
(Hogcholera)

+ Nái sinh sản: 2 lần / năm sau khi đẻ 7 ngày và tiêm nhắc lại sau khi đẻ 7
ngày lứa sau.
+ Nọc: 2 lần / năm vào tháng 3 và tháng 9.
+ Heo con cai sữa: 2 lần lúc 28 -30 ngày tuổi và 49 – 51 ngày tuổi

Aujeszky
(Giả dại)

+HBPD: 2 lần sau khi chọn làm giống được 3 tuần và nhắc lại sau 4 tuần sau
+ Nái sinh sản: 2 lần lúc 7 tuần trước khi đẻ 15 – 17 ngày
+ Nọc: 4 lần / năm.
+ HBPD: 2 lần sau khi tuyển chọn được 4 tuần và nhắc lại sau 4 tuần.

Parvovirus

+ Nái sinh sản: 1 lần trước khi đẻ 15 – 17 ngày.
+ Nọc 2 lần / năm

E.coli

Pasteurella

+ Nái sinh sản: 2 lần trước khi đẻ 6 tuần và trước khi đẻ 2 tuần.
+ HBPD, nái, nọc: 2 lần / năm.
+ Heo con cai sữa; 1 lần lúc 42 – 47 ngày tuổi.

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại chăn nuôi Hưng Việt).
FMD: LMLM (Lở Mồm Long Móng).
2.1.8. Bệnh và điều trị
Heo được theo dõi hằng ngày để kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp
nếu có cá thể nào bệnh.
Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh như: Ampi – coli,
Duphaben Strep B.P, Dexa VMD, Vimexysone, Tiamulin, Oxytetra, Tylo D.C
Forte…,Vitamin C và ADE.
Thuốc sát trùng vết thương: xanh Methylen 0,5%.
Việc điều trị do bộ phận thú y của trại trực tiếp thực hiện.
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HÔ HẤP VÀ TIÊU HÓA CỦA HEO
2.2.1. Đặc điểm sinh lý hô hấp của heo
Quá trình trao đổi khí được thực hiện ở phế nang, được chia làm hai kỳ (hít vào
và thở ra). Kỳ hít vào đem không khí từ ngoài vào phổi, kỳ thở ra đem không khí từ
11


phổi ra ngoài. Đây là hiện tượng thông khí, do sự chênh lệch áp lực giữa phế nang với
không khí và môi trường xung quanh. Sự chênh lệch nầy được thực hiện nhờ lồng
ngực dãn ra hay ép xuống, tương ứng với sự tăng hay giảm thể tích phổi. Nguồn gốc
của hiện tượng cơ học là do sự hiện hữu của một khoảng trống giữa lá thành và lá tạng
gọi là xoang màng ngực.
Cơ phổi không tự co dãn mà co dãn một cách thụ động nhờ cơ hoành và cơ liên
sườn. Ngoài ra còn có một số cơ quan tham gia khi gắng sức như cơ vùng cổ, cơ vùng

ngực và các cơ của các chi trong trường hợp thở khó.
Các hoạt động của phổi được điều khiển bởi dây thần kinh phế vị.(Bùi Thiện
Thanh Tiển, 2006).
2.2.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo
Hệ tiêu hóa được cấu tạo bởi ống tiêu hóa, là một cơ cơ quan dài đi từ miệng
đến hậu môn và các cơ quan phụ đỗ chất tiết vào ống tiêu hóa đó là các tuyến nước
bọt, túi mật và tuyến tụy.
Chức năng của hệ tiêu hóa là tiêu hóa và hấp thu các chất như: nước, chất dinh
dưỡng và thải các chất cặn bã ra ngoài. Để hoàn thành chức năng nầy hệ tiêu hóa thực
hiện các hoạt động cơ học, tiết dịch tiêu hóa, hấp thu và đào thải. Tất cả các hoạt động
này được điều khiển bởi hệ thống thần kinh và hệ thống nội tiết, bao gồm hệ thống
thần kinh ruột và thần kinh thực vật. (Bùi Thiện Thanh Tiển, 2006).
2.3. HỆ THỐNG MIỄN DỊCH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP
2.3.1. Miễn dịch không chuyên biệt
Miễn dịch không chuyên biệt đóng vai trò chủ yếu trong việc phòng vệ, có tính
hệ thống và định vị tại chỗ.
Miễn dịch không chuyên biệt chủ yếu bao gồm hệ niêm dịch – tiên mao, cản
nhiễm tố, hệ thống bổ thể, và những tế bào phế nang, đại thực bào, bạch cầu trung tính
và các tế bào diệt tự nhiên (Natural Killer – NK). (Trần Thanh Phong, 2002).
2.3.1.1. Hệ niêm dịch – tiên mao (lông rung)
Bầu không khí ở trại heo thường chứa một lượng bụi nhất định, phần lớn lượng
bụi này do thức ăn khô (thức ăn khô lượng bụi cao gấp 2 đến 3 lần thức ăn ướt). Bụi
đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh đường hô hấp vì nó mang vi sinh vật (vi trùng,
siêu vi trùng và nấm mốc) và là nguồn gốc phát triển tình trạng quá mẫn trên heo.
12


Ngoài ra, bụi gây kích ứng khi heo được nuôi dưỡng bằng thức ăn bột mịn và thường
đưa đến chứng viêm phổi.
Hệ niêm dịch – tiên mao được xem như công cụ để lọc và thuần khiết không

khí, giúp phòng vệ đường hô hấp qua việc hấp thu những chất hóa học khi hít phải, ẩm
hóa không khí hít vào và giữ nước cho niêm mạc. Hệ niêm dịch – tiên mao được cấu
tạo bởi hai thành phần: niêm dịch và những lông tơ rung. (Lê Thị Thúy Hằng, 2008).
2.3.1.2. Cản nhiễm tố (interferon)
Interferon được tổng hợp bởi những tế bào trong đáp ứng với cảm nhiễm do
virus, làm cho những tế bào đích kháng virus với một phổ rộng. Interferon được phân
thành 3 lớp chính α, β, γ. Trong cảm nhiễm virus, interferon được tổng hợp liên quan
tới lớp α và β. Trên đường hô hấp heo, interferon được phát hiện trong chất tiết ở khí
phế quản khi gây nhiễm bởi virus cúm, virus TGE (Transmisible – gastro – enteritis:
viêm dạ dầy ruột truyền nhiễm).
Interferon là một cytokine được tổng hợp bởi tế bào lympho T trợ giúp, chính
nó kích thích hoạt động gây độc tố tế bào lympho, hoạt hóa chức năng của tế bào diệt
tự nhiên và hoạt hóa tế bào bạch cầu đơn nhân, những đại thực bào, chống lại có hiệu
quả việc suy giảm miễn dịch do dexamethazol, đồng thời phòng vệ cho những đại thực
bào ở phế quản, phế nang chống lại virus. (Trần Thanh Phong, 2002).
2.3.1.3. Hệ thống bổ thể
Bổ thể là nhóm protein huyết thanh trong đó một số có hoạt động như enzyme
tạo phản ứng chuỗi, sinh ra những phân tử hiệu ứng tham gia vào trong quá trình viêm,
thực bào, ly giải tế bào.
2.3.1.4. Những đại thực bào
Đại thực bào trong mô phổi có nhiệm vụ chính trong cơ chế phòng vệ phổi, tác
động chủ yếu của đại thực bào là làm sạch phế nang. β – glucan có tác dụng kích thích
miễn dịch thông qua đại thực bào và những tế bào miễn dịch để mang lại hiệu quả
kháng bệnh tốt cho cơ thể heo.
Vai trò của đại thực bào không chỉ là thực bào mà còn có chức năng phá hủy tế
bào ung thư, sản sinh những protein có hoạt tính sinh học như lysozyme, interferon,
các: tiểu phần của bổ thể, một số cytokine, prostaglandine, leucotriene. Ngoài ra, đại
thực bào còn sắp xếp và trình diện kháng nguyên với những tế bào T giúp đỡ. Như
13



×