Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI HEO HƯNG VIỆT TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.26 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN
HEO NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI HEO HƯNG VIỆT
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Sinh viên thực hiện: LÊ VÕ TRƯỜNG LÂM
Lớp: DH07DY
Ngành: Dược Thú Y
Niên khóa: 2007 - 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

LÊ VÕ TRƯỜNG LÂM

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN
HEO NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI HEO HƯNG VIỆT
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y


Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Lê Võ Trường Lâm.
Tên khóa luận: “Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sinh sản tại
trại heo Hưng Việt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa, ngày 16/08/2012.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Văn Phát

ii


LỜI CẢM TẠ
Mãi mãi khắc ghi
Công ơn sinh thành dưỡng dục của bố mẹ là người đã cực khổ cả đời để nuôi
nấng dạy dỗ và lo toan cho con có được ngày hôm nay.
Xin trân trọng cám ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Nội Dược cùng toàn thể quý
thầy cô đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu
cho tôi trong suốt thời gian học tập.

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Tiến Sĩ Nguyễn Văn Phát đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này.
Chân thành cảm ơn
Ban giám đốc, phòng kỹ thuật cùng toàn thể anh, chị, cô, chú công nhân trong
trại heo Hưng Việt đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cám ơn.
Tập thể lớp Dược thú y 33, tất cả những người thân, những người bạn đã
động viên chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Chân thành cảm ơn!
Lê Võ Trường Lâm

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài được tiến hành từ 3/2/2012 đến 23/5/2012 tại trại chăn nuôi heo

Hưng

Việt với mục đích khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sinh sản trong giai
đoạn từ khi lên chuồng đẻ cho đến cai sữa con.
Qua khảo sát 98 heo nái sinh sản chúng tôi ghi nhận được một số kết quả như
sau:
Tỷ lệ nái mắc bệnh là 57,14%. Trong đó, nái bị bại liệt trước khi sinh (1,02%),
nái đẻ khó (2,04%), nái viêm tử cung đơn thuần (15,31%), nái viêm tử cung kèm
viêm vú (1,02%), nái bị đẻ khó dẫn đến viêm tử cung (5,10%), nái bị sót nhau dẫn
đến viêm tử cung (3,06%), nái viêm tử cung kèm sốt + bỏ ăn (15,31%) và nái sốt +
bỏ ăn không rõ nguyên nhân (14,29%).

Tỷ lệ bệnh viêm tử cung cao nhất là ở lứa 1 (45,45%) và thấp nhất là ở lứa 4
(30,77%).
Tỷ lệ lên giống lại sau cai sữa 21 ngày đối với nhóm nái không bệnh
(95,24%); nhóm nái bại liệt trước khi sinh và nhóm nái viêm tử cung kèm viêm vú
(0%); nhóm nái đẻ khó và nhóm nái sốt + bỏ ăn không rõ nguyên nhân (100%);
nhóm nái viêm tử cung đơn thuần (86,67%); nhóm nái viêm tử cung, đẻ khó (80%);
nhóm nái viêm tử cung, sót nhau và nhóm nái viêm tử cung, sốt + bỏ ăn (66,67%).
Trọng lượng bình quân heo con lúc cai sữa (7,24 kg/con) với tỷ lệ nuôi sống
đến cai sữa (93,82%).
Kết quả phân lập vi khuẩn trong dịch viêm tử cung: vi khuẩn hiện diện trong
dịch viêm tử cung là Staphylococcus aureus và Streptococcus spp. với kết quả thử
kháng sinh đồ:
 Staphylococcus aureus trong dịch viêm nhạy cảm với kháng sinh marbofloxacin,
doxycycline và tetracycline.
 Streptococcus spp. trong dịch viêm nhạy cảm với kháng sinh tobramycin,
doxycycline và tetracycline.

iv


MỤC LỤC
Trang
Chương 1 MỞ ĐẦU········································································ 1
1.1 Đặt vấn đề ·············································································· 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ································································· 2
1.2.1 Mục đích ··········································································· 2
1.2.2 Yêu cầu ············································································ 2
Chương 2 TỔNG QUAN ·································································· 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại heo Hưng Việt ·········································· 3
2.1.1 Vị trí địa lý ········································································· 3

2.1.2 Cơ cấu tổ chức ···································································· 3
2.1.3 Bố trí trại ··········································································· 3
2.1.4 Cơ cấu đàn ·········································································· 4
2.1.5 Phương thức hoạt động ··························································· 4
2.1.6 Thức ăn ·············································································· 5
2.1.7 Nước uống ·········································································· 5
2.1.8 Quy trình chăm sóc, quản lý và vệ sinh thú y·································· 6
2.1.8.1 Quy trình chăm sóc và quản lý ··············································· 6
2.1.8.2 Qui trình vệ sinh thú y ····· ·················································· 7
2.1.8.3 Qui trình phòng và trị bệnh ··················································· 7
2.2 Một số rối loạn thường xuất hiện trên heo nái sinh sản ························· 8
2.2.1 Hội chứng M.M.A (Metritis, Mastitis, Agalactia) ····························· 8
2.2.1.1 Khái niệm ······································································· 8
2.2.1.2 Các nguyên nhân gây hội chứng M.M.A ··································· 9
2.2.1.3 Cơ chế gây hội chứng M.M.A ··············································· 12

v


2.2.1.4 Các chứng trong hội chứng M.M.A ········································· 12
2.2.1.5 Phòng ngừahội chứng M.M.A ··············································· 16
2.2.1.6 Điều trị hội chứng M.M.A ···················································· 17
2.2.2 Bại liệt trước và sau khi sinh ····················································· 17
2.2.3 Sót nhau ············································································· 18
2.2.4 Sẩy thai ·············································································· 19
2.2.5 Sốt ··················································································· 20
2.2.6 Bỏ ăn ················································································ 21
2.2.7 Đẻ khó ··············································································· 22
2.3 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu về bệnh trên
heo nái sinh sản ··········································································· 22

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ························ 23
3.1 Thời gian và địa điểm ································································· 23
3.2 Đối tượng khảo sát ···································································· 23
3.3 Nội dung khảo sát ····································································· 23
3.4 Phương pháp và các chỉ tiêu khảo sát ··············································· 23
3.4.1 Phương pháp tiến hành ·························································· 23
3.4.2 Các chỉ tiêu khảo sát ····························································· 24
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ·························································· 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ·············································· 26
4.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ····················································· 26
4.2 Khảo sát bệnh trên nái sinh sản ····················································· 28
4.2.1 Tỷ lệ các dạng bệnh trên tổng số nái khảo sát ································· 28
4.2.2 Tỷ lệ các dạng bệnh xảy ra theo lứa đẻ trên nái khảo sát····················· 29
4.2.3 Tỷ lệ heo nái đẻ khó theo lứa đẻ ················································· 30
4.2.4 Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú theo lứa đẻ ······································· 31
4.2.5 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung ····················································· 33
4.2.6 Thời gian trung bình lên giống lại sau cai sữa ································· 33
4.3 Năng suất sinh sản heo nái ·························································· 35

vi


4.3.1 Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ ························· 35
4.3.2 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo từng nhóm nái ················ 37
4.3.3 Tỷ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa theo từng nhóm nái ···················· 39
4.4 Kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ ·································· 40
4.5 Kết quả điều trị ······································································· 41
4.5.1 Phương pháp điều trị một số bệnh xảy ra trên heo nái ở trại ··············· 41
4.5.2 Kết quả điều trị ···································································· 42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ·················································· 44

5.1 Kết luận ················································································· 44
5.2 Đề nghị ················································································· 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ································································· 46
PHỤ LỤC ····················································································· 49

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Công thức các loại thức ăn sản xuất tại trại ································· 5
Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng ··························································· 8
Bảng 2.3 Hệ vi sinh vật gây hội chứng M.M.A và vi sinh vật trên nền chuồng···· 11
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát nhiệt độ và ẩm độ ·········································· 26
Bảng 4.2 Tỷ lệ các dạng bệnh trên tổng số nái khảo sát ······························· 28
Bảng 4.3 Tỷ lệ các dạng bệnh xảy ra theo lứa đẻ trên nái khảo sát ·················· 29
Bảng 4.4 Tỷ lệ heo nái đẻ khó theo lứa ·················································· 30
Bảng 4.5 Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú theo lứa đẻ ····································· 31
Bảng 4.6 Tỷ lệ viêm tử cung theo các dạng viêm ······································ 33
Bảng 4.7 Thời gian trung bình lên giống lại sau cai sữa ······························ 34
Bảng 4.8 Số heo con đẻ ra TB trên ổ, số heo con chọn nuôi TB trên ổ ············· 35
Bảng 4.9 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo từng nhóm nái ·············· 37
Bảng 4.10 Tỷ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa theo từng nhóm nái ················ 39
Bảng 4.11 Tỷ lệ mẫu có vi khuẩn mẫn cảm với kháng sinh ·························· 40
Bảng 4.12 Kết quả điều trị ································································· 42

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ chế gây hội chứng M.M.A ················································ 12
Sơ đồ 2.2 Cơ chế gây viêm vú ···························································· 15

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Heo nái viêm tử cung dạng nhờn ·············································· 13
Hình 2.2 Heo nái viêm tử cung dạng mủ ················································ 13

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực và
các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn nuôi không chỉ
có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành
tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn gen và đa dạng sinh học trên trái đất. Đối với
Việt Nam, ngành chăn nuôi cũng chiếm một vị trí rất quan trọng, trong đó chăn nuôi
heo chiếm một phần khá lớn trong việc cung cấp thực phẩm và hướng tới xuất khẩu
trong tương lai gần khi chúng ta đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế chung thế
giới.
Với nhu cầu trên, cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật, thì
ngành chăn nuôi heo ở nước ta đã dần chuyển từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang
phương thức chăn nuôi công nghiệp với kĩ thuật cao, theo mô hình trang trại có qui
mô ngày càng lớn rộng. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi heo nước ta cũng đang phải đối
mặt với những thử thách không hề nhỏ, trong đó vấn đề bệnh dịch luôn là một mối
đe dọa lớn, đặc biệt là bệnh xảy ra trên heo nái sinh sản vì không những ảnh hưởng
đến sức khỏe heo nái mà còn ảnh hưởng đến đàn heo con được sinh ra.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của bộ môn Nội Dược - khoa
Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Văn Phát, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát các bệnh thường gặp
trên heo nái sinh sản tại trại heo Hưng Việt Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.

1



1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát biểu hiện lâm sàng các bệnh thường gặp trên đàn heo nái sinh sản
trong giai đoạn từ khi lên chuồng đẻ cho đến cai sữa con và theo dõi cách điều trị,
hiệu quả điều trị để làm cơ sở cho việc phòng và điều trị bệnh tốt hơn.
1.2.2 Yêu cầu
Khảo sát nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi.
Quan sát, theo dõi và ghi nhận đầy đủ triệu chứng lâm sàng các bệnh thường
gặp trên đàn heo nái sinh sản trong giai đoạn từ khi lên chuồng đẻ cho đến cai sữa
con.
Theo dõi phương pháp điều trị và hiệu quả điều trị tại trại.
Phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ nhằm hỗ trợ cho công tác điều trị
bệnh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại heo Hưng Việt
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi Hưng Việt thuộc phường Long Tâm, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà RịaVũng Tàu, thành lập vào ngày 11/06/1990.
Trại nằm trên quốc lộ 56, cách trung tâm thị xã Bà Rịa khoảng 3 km, nằm trên
khu đất khá bằng phẳng với diện tích 78000 m2 được bao bọc xung quanh bằng
tường xi măng cao 3,2 m.
Phía đông giáp với cánh đồng lúa, phía tây và phía nam giáp với khu dân cư,
phía bắc giáp với đường quốc lộ 56.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Trại có tổng cộng 37 người, trong đó bộ phận nhân sự có 1 thạc sĩ và 3 đại
học. Công nhân hoạt động trong các lĩnh vực như: chăn nuôi heo, trồng trọt, bò sữa,
chế biến thức ăn gia súc, bảo vệ và ẩm thực.
Riêng mảng chăn nuôi heo có:
 Quản lý chung: 1 người.
 Nái nuôi con và heo con theo mẹ: 4 người.
 Heo con sau cai sữa: 3 người.
 Nái khô và mang thai, cái và đực hậu bị, đực giống: 3 người.
 Heo thịt: 6 người.
2.1.3 Bố trí trại
Chuồng nuôi được xây dựng thành 2 dãy, ở giữa là đường đi rộng 8 m, trong
mỗi dãy các chuồng cách nhau 12 m và được trồng cỏ xung quanh.

3


Số lượng chuồng nuôi:
 Nái đẻ và nuôi con: 2
 Heo con sau cai sữa: 1
 Heo thịt: 4
 Cái hậu bị, đực hậu bị và đực giống: 2
 Nái khô và mang thai: 2
Ngoài ra còn có 1 nhà xưởng để chế biến thức ăn và 2 kho xử lý phân.
Văn phòng và nhà ở của công nhân được bố trí ở phía trước trại, phòng làm
việc của bảo vệ ngay cổng ra vào của trại.
2.1.4 Cơ cấu đàn
Tính đến tháng 5 năm 2012, tổng đàn heo ở trại là 2007 con, trong đó:
 Nái sinh sản: 198 con.
 Cái hậu bị: 97 con.
 Đực hậu bị: 12 con.

 Đực giống: 15 con.
 Heo con theo mẹ: 316 con.
 Heo con sau cai sữa: 267 con.
 Heo thịt: 1102 con.
2.1.5 Phương thức hoạt động
Trại kết hợp chăn nuôi và trồng trọt, 3/4 diện tích được sử dụng cho trồng trọt,
chủ yếu là cỏ voi cho gần 30 bò sữa và rau muống cho heo nái nuôi con, phần còn
lại được trồng luân canh cho các loại rau cải, bồ ngót, ớt, bắp...
Trong chăn nuôi heo, trại đang từng bước thuần hóa đàn Yorkshire và hướng
sản xuất của trại là con giống như cái và đực hậu bị, cung cấp tinh cho người chăn
nuôi và sau cùng là heo thịt.
Bò sữa giống Holstein Friesian được nuôi để cung cấp sữa cho thị trường là
chính, sản phẩm sữa được hấp tiệt trùng rồi đem bán cho người tiêu dùng, ngoài ra
sữa bò còn được sử dụng cho heo con theo mẹ và heo con sau cai sữa.

4


2.1.6 Thức ăn
Nái nuôi con: cám số 6.
Nái khô và mang thai đến 21 ngày: cám số 10.
Heo thịt: cám C, cám D, cám số 6 và cám số 7.
Heo con theo mẹ và heo con sau cai sữa 2 tuần của giai đoạn đầu: cám Cargill
đỏ và Cargill vàng, heo con sau cai sữa 3 tuần sau sử dụng cám C.
Bảng 2.1 Công thức các loại thức ăn sản xuất tại trại
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Thực liệu
Hèm bắp (kg)
Hèm gạo (kg)
Bắp vàng (kg)
Khoai mì lát (kg)
Cám gạo (kg)
Dầu nước: 5dừa +1nành (lít)
Bánh dầu nành (kg)
Bánh dầu dừa+cọ (kg)
Bánh dầu phộng (kg)
Cá lạt 45 (kg)
Cá lạt 60 (kg)
Lysine (kg)
Bột sò (kg)

DCP (kg)
Muối ăn (kg)
Stivimin (kg)
Natrimix (kg)
Premix VTM (kg)
AVE-MIX (kg)

Cám C
22
20
112,5
32
2,4
2,4
1
0,8
2
0,1

Cám D
60,5
185
9
3
86
20
12
1,1
6,5
2,5

1,5
0,8
2
0,1

Cám 6
72
120
19
41
11
53
32
28
10
1,5
7
1,5
1,5
0,8
1,6
0,1

Cám 7 Cám 10
109
81
40
83
109
100

35
49
7
1
37
3
2,5
46
40
11,5
10
12
1,3
0,7
3
4,5
2,5
4,2
1,5
1,5
0,8
0,8
1,6
1,6
-

( Nguồn: Phòng kỹ thuật trại Hưng Việt)
2.1.7 Nước uống
Trại sử dụng nguồn nước ngầm được bơm từ các giếng khoan qua xử lý
chlorine và được đưa lên bồn chứa 20 khối đặt ở độ cao 10 m so với mặt đất bằng

máy bơm chạy tự động.
Nước qua hệ thống ống dẫn được đưa đến các chuồng.

5


2.1.8 Quy trình chăm sóc, quản lý và vệ sinh thú y
2.1.8.1 Quy trình chăm sóc và quản lý
 Nái chờ đẻ
Cho ăn 2 lần lúc 5h và 14h, mỗi ngày ăn 2 kg (con ốm ăn 2,5 - 3 kg).
Thường xuyên làm mát nái.
Hằng ngày vệ sinh chuồng trại, theo dõi những nái bỏ ăn, ăn ít, thở nhiều.
Nái bỏ ăn, sốt: tiêm kháng sinh, Analgine + C.
Nái bỏ ăn, ăn ít, không sốt: tiêm thuốc bổ Calcifort B12, B.complex…
Khi nái có dấu hiệu sinh thì vệ sinh chuồng trại, xịt thuốc sát trùng, thả đèn, lót
bao, che bao và vệ sinh bầu vú.
 Nái đẻ
Theo dõi nhiệt độ nái thường xuyên.
Tiêm Prozil cho nái đau đẻ, chồm nhảy để tránh cho nái bị stress.
Trường hợp nái bị sốt hoặc ra nước nhờn quá lâu có thể tiêm kháng sinh cho
nái trước khi sinh.
Tiêm oxytocin khi nái đẻ quá lâu hoặc không rặn đẻ, bình thường nái đẻ gần
xong thì tiêm oxytocin cho nái tống nhau ra ngoài.
 Nái sau khi đẻ
Ngày ăn 2 lần lúc 5h, 14h theo khẩu phần:
 Ngày đầu: 1 kg.
 Ngày thứ hai: 2 kg.
 Ngày thứ ba: 3 kg.
 Ngày thứ tư: cho ăn tự do và cho ăn theo sức ăn của mỗi nái
Khi nái đẻ gần xong kỳ đẻ thì cho ăn ngày 3 lần lúc: 5h, 14h và 20h.

Bổ sung rau muống vào khẩu phần ăn cho mỗi nái từ 0,8 - 1 kg/ngày vào cử ăn
5h.
Theo dõi nhiệt độ nái mới đẻ, bỏ ăn, thở nhiều.

6


Nái sau khi đẻ, tiến hành rửa tử cung cho nái bằng dung dịch thuốc tím, mỗi
nái rửa 3 lần. Sau đó đặt thuốc cho nái, mỗi nái đặt 3 lần, mỗi lần 1 viên
Amphoprim.
Nái sốt: tiêm kháng sinh, Analgine + C.
Trường hợp nái sốt cao 40,5 - 410C trở lên thì tiêm truyền cho nái
Glucose 5% + Oxytetra + Analgine + C.
Tiêm ADE cho nái : 6 -7 ngày sau khi đẻ và 3h trước cai sữa con.
2.1.8.2 Qui trình vệ sinh thú y
Bố trí hố sát trùng chân, nước sát trùng tay ở cổng ra vào trại và ở mỗi đầu
chuồng, thuốc sát trùng được thay đổi liên tục.
Phun thuốc sát trùng vào nơi mua bán heo và nơi cung cấp nguyên liệu thức
ăn. Sau mỗi đợt bán, chuyển heo vào khu vực được vệ sinh bằng xà phòng và được
phun xịt kĩ bằng vòi nước cao áp. Sau đó phun thuốc sát trùng Farm fluid hoặc
Benkocid 1 lần/ngày trong vòng 2 ngày và để trống chuồng 1 tuần trước khi nhập
heo mới. Ngoài ra các dụng cụ trong chuồng cũng được rửa sạch, ngâm thuốc sát
trùng và phơi khô.
Quét dọn khu vực xung quanh chuồng, nạo vét cống rãnh, đường mương thoát
nước định kì vào đầu mỗi tháng.
Công nhân được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: giầy ủng, quần áo lao
động, găng tay...
2.1.8.3 Qui trình phòng và trị bệnh
Heo được theo dõi hằng ngày để kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp.
Điều trị bệnh cho heo do bộ phận thú y của trại trực tiếp thực hiện.

Các loại thuốc được dùng để điều trị như: Ampi - Colistin, Nova Linco Spectin, Tylo - D.C, Amphoprim, Baycox, Shotapen L.A, Bio-Tiamulin, Prozil,
Oxytetra...
Thuốc sát trùng vết thương như: xanh methylen 0,5 %, cồn iode...
Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm như: Analgine + C, MD-Dexa...
Thuốc trợ lực trợ sức và vitamin như: Vitamin C 5%, B.complex, ADE...

7


Qui trình phòng bệnh được trình bày qua Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng
Bệnh
FMD
(Lở mồm
long móng)
Dịch tả

Aujeszky
(Giả dại)

Parvovirus
Escherichia
coli
Pasteurella
multocida

Đối tượng heo
Hậu bị phát dục (HBPD): 1 lần ở tuần thứ 2 sau khi chọn giống.
Heo nọc và heo nái: 2 lần/năm vào tháng 3 và tháng 9.
Heo con sau cai sữa: 2 lần lúc 35 - 37 ngày tuổi và 65 - 68 ngày

tuổi.
HBPD: 1 lần sau khi chọn làm giống.
Heo nái sinh sản: 2 lần/năm sau khi đẻ 7 ngày và tiêm nhắc lại sau
khi đẻ 7 ngày lứa kế tiếp.
Heo nọc: 2 lần/năm vào tháng 3 và tháng 9.
Heo con sau cai sữa: 2 lần lúc 28 - 30 ngày tuổi và 49 - 51 ngày
tuổi.
HBPD: 2 lần sau khi chọn làm giống được 3 tuần và nhắc lại sau 4
tuần.
Heo nái sinh sản: 2 lần/năm lúc 7 tuần và tiêm nhắc lại lúc 15 - 17
ngày trước khi đẻ.
Heo nọc: 2 lần/năm.
HBPD: 2 lần sau khi tuyển được 4 tuần và nhắc lại sau 4 tuần.
Heo nái sinh sản: 1 lần sau khi đẻ 15 - 17 ngày.
Heo nọc: 2 lần/năm.
Heo nái sinh sản: 2 lần trước khi đẻ 2 tuần và 6 tuần.
HBPD, heo nái và heo nọc: 2 lần/năm.
Heo con sau cai sữa: 1 lần lúc 42 - 47 ngày tuổi.
( Nguồn: Phòng kỹ thuật trại Hưng Việt)

2.2 Một số rối loạn thường xuất hiện trên heo nái sinh sản
2.2.1 Hội chứng M.M.A (Metritis, Mastitis, Agalactia)
2.2.1.1 Khái niệm
Tình trạng xáo trộn sinh lý của nái sau khi sinh thường được ghi nhận qua lâm
sàng gồm có: vú sưng cứng đỏ, tiết sữa giảm hoặc ngừng, tử cung tiết dịch viêm
chảy ra bên ngoài. Những hiện tượng bệnh lý này gọi là hội chứng M.M.A, thường
xảy ra khoảng 12 – 72 giờ sau khi sinh. Viêm vú, viêm tử cung, mất sữa thường đi
kèm với nhau hoặc xảy ra riêng lẻ, khi chúng xảy ra với mức độ nặng thì có rất
nhiều tác hại đối với heo mẹ và heo con.


8


2.2.1.2 Các nguyên nhân gây hội chứng M.M.A
 Do quản lý chăm sóc
Những yếu tố liên quan đến chăm sóc quản lý như: môi trường, stress, dinh
dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng, heo dễ mắc bệnh hơn.
Việc quản lý chăm sóc chưa khoa học, thời tiết quá nóng, mật độ chuồng nuôi
quá đông, heo kém vận động có thể là nguyên nhân gây bệnh. Cùng với nhận định
trên, Đặng Đắc Thiệu (1978) cho rằng thời gian heo nái mang thai nếu bị stress do
nhốt quá đông, vệ sinh kém hay sự thay đổi các điều kiện môi trường có thể dẫn đến
hội chứng M.M.A.
Một số tác giả như Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phương, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh
Văn Kháng (1999) cho rằng công tác phối giống không đúng kĩ thuật nhất là phối
giống bằng thụ tinh nhân tạo, các dụng cụ bơm tinh không được vô trùng, khi phối
có thể đưa vi khuẩn từ ngoài vào tử cung gây viêm hoặc heo đực bị viêm đường
sinh dục khi giao phối trực tiếp sẽ lây viêm sang con nái.
Việc thiết kế chuồng trại không hợp lý làm ứ đọng các chất bẩn trên nền
chuồng, nhiệt độ chuồng nuôi quá cao, heo nái phải tăng tần số hô hấp để điều hòa
thân nhiệt, điều này sẽ làm cho heo nái mau mệt, giảm sức đề kháng, cả hai yếu tố
này sẽ làm tiền đề thuận lợi cho vi sinh vật gây viêm.
 Dinh dưỡng
Theo Đặng Đắc Thiệu (1985), cho ăn để heo hậu bị béo nhanh sẽ làm ảnh
hưởng tới sinh sản sau này do mỡ chèn ép làm thai phát triển không bình thường
hoặc thai lớn quá gây khó đẻ, là nguyên nhân gây nên chứng viêm tử cung sau khi
sinh (trích dẫn bởi Lê Thị Mỹ Ngọc, 1996).
Theo Trần Thị Dân (2002), trong thời gian nái mang thai và sau khi sinh, chất
xơ là yếu tố cần thiết đối với khẩu phần heo nái, do có tác dụng nhuận trường
đường tiêu hóa chống táo bón. Chứng táo bón làm giảm tốc độ di chuyển của phân
xuống ruột già, mầm bệnh có thể xuyên qua màng ống tiêu hóa gây nhiễm trùng vú

và tử cung. Táo bón thường gây nhiễm độc tố vi trùng đường ruột theo máu đến tử
cung gây viêm tử cung.

9


Chất khoáng cũng ảnh hưởng đến chứng viêm tử cung sau khi sinh. Theo Vilz
(1956), thiếu Ca và P cũng sẽ gây chứng M.M.A (trích dẫn bởi Đinh Văn Châu,
2002).
 Sinh đẻ không bình thường
Đẻ khó: có thể do thai nằm sai vị trí hoặc thai quá to trong khi cấu tạo xương
chậu hẹp hoặc do nái mập mỡ và ít vận động trong thời kỳ mang thai, từ đó sẽ làm
cho heo nái rặn nhiều dẫn đến tổn thương đường sinh dục. Ngoài ra có thể do heo
nái biếng rặn hoặc sức rặn yếu nên thời gian sinh đẻ kéo dài, trương lực cơ tử cung
giảm, sự co thắt cổ tử cung yếu đi, làm ứ đọng nhiều chất dịch trong tử cung kết
hợp với những tổn thương trong bộ phận sinh dục do can thiệp bằng tay của người
đỡ đẻ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng.
Sót nhau, sót thai: heo nái sau khi sinh bị sót nhau rất dễ đưa đến chứng mất
sữa và nhiễm trùng tử cung. Nhau và thai bị sót lại sẽ thối rữa trong tử cung sau 24 48 giờ là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển và gây viêm tử cung (Đặng Đắc
Thiệu, 1978).
 Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Thời tiết quá nóng hay quá lạnh, biên độ dao động nhiệt lớn, ẩm độ không khí
cao đều ảnh hưởng đến sức khỏe của heo nái nhất là trong thời gian mang thai.
Nhiệt độ quá nóng sẽ gây stress nhiệt dẫn đến xáo trộn sinh lý làm giảm tỷ lệ
protein, creatinin và urê huyết tương. Khi nhiệt độ chuồng nái trên 300C có nguy cơ
dẫn đến chết thai trong bụng mẹ. Điều kiện môi trường thay đổi đột ngột, thời tiết
quá nóng hay quá lạnh trong thời gian sinh đẻ dễ dẫn đến chứng viêm tử cung
(trích dẫn bởi Lê Hiếu Thuận, 2007).
 Tuổi đẻ và tình trạng sức khỏe
Nái đẻ lứa đầu khung xương chậu phát triển chưa hoàn thiện sẽ gây tình trạng

đẻ khó từ đó gây tổn thương đường sinh dục. Nái hậu bị thường có tỷ lệ viêm khá
cao, những nái hậu bị quá mập tỷ lệ viêm càng cao.
Nái già thường có sự giảm sức đề kháng, rặn đẻ kém làm ứ đọng sản dịch
trong đường sinh dục tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhiễm và phát triển.

10


Nái có thể trạng kém, mắc một số bệnh trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh
sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh (trích dẫn bởi Nguyễn Hồng Nhiên, 2003).
 Do vi sinh vật
Sau khi sinh, cổ tử cung mở, sản dịch tồn tại trong tử cung là điều kiện tốt cho
vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Các vi sinh vật cơ hội gây viêm tử cung thường
xuyên có mặt trong chuồng nuôi.
Theo Rusell và cộng tác viên (1965) cho rằng Corynebacterium pyogenes,
E.coli, Spherophorus necrophorus, Clostridium spp., streptococci và staphylococci
là những vi khuẩn thường xâm nhập gây viêm tử cung. Klebsiella genitalium,
Streptococcus zoo epidemicus và Salmonella abortivo - equina có thể gây nhiễm
trùng tử cung qua giao phối (trích dẫn bởi Đặng Đào Thùy Dương, 2006).
Theo điều tra của Nguyễn Như Pho (1999), các vi khuẩn trên nền chuồng
thường cùng nhóm với các vi khuẩn gây viêm tử cung. Kết quả được trình bày qua
Bảng 2.3.
Bảng 2.3 Hệ vi sinh vật gây hội chứng M.M.A và vi sinh vật trên nền chuồng
Vi sinh vật trên nền chuồng

Vi sinh vật gây viêm tử cung

Streptococcus spp.

Streptococcus spp.


Staphylococcus spp.

Staphylococcus spp.

E.coli

E.coli

Proteus spp.

Klebsiella spp.

Klebsiella spp.

Pseudomonas spp.

Pseudomonas spp.

Citrobacter spp.

Citrobacter spp.

...

 Rối loạn kích thích tố
Sự rối loạn kích thích tố được xem là một nguyên nhân gây nên hội chứng
M.M.A. Năm 1975, Blood báo cáo dùng chất trích của não thùy sau
(Posthypophyse) có thành phần oxytocin chích cho heo nái ngay sau khi sinh làm
giảm hội chứng M.M.A. Oxytocin có tác dụng gây co thắt cơ trơn làm cho tử cung


11


co bóp giúp sự rặn đẻ bình thường tống các sản dịch có trong tử cung mà với sự co
bóp bình thường khó lòng thoát ra hết được, sản dịch này chủ yếu là máu và chất
nhầy, là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển và từ đó gây viêm tử cung (trích
dẫn bởi Đặng Đào Thùy Dương, 2006).
2.2.1.3 Cơ chế gây hội chứng M.M.A
- Nhiễm trùng đường tiểu.
- Thú bị stress.
- Thú bị táo bón

Nhiễm vi khuẩn

Tạo độc tố

Giải phóng các amin
sinh học

Vào máu

Gây viêm,
đau, sốt.

Giảm sản xuất
prolactin

M.M.A


Sơ đồ 2.1 Cơ chế gây hội chứng M.M.A
(Nguyễn Văn Thành, 2004)
2.2.1.4 Các chứng trong hội chứng M.M.A
 Viêm tử cung (Metritis)
Viêm tử cung là hiện tượng heo nái sau khi sinh dịch viêm tiết ra nhiều, tùy
theo mức độ và thành phần dịch viêm mà người ta phân chia ra các dạng viêm: viêm
nhờn, viêm có mủ và viêm có mủ lẫn máu.
Dạng viêm nhờn: là thể nhẹ thường xuất hiện sớm sau khi sinh từ 2 - 3 ngày,
lớp niêm mạc bị tổn thương nhẹ. Dịch chảy ra lỏng trong hoặc đục, lợn cợn có mùi
tanh, thân nhiệt tăng nhẹ (39,5 – 40oC). Sau vài ngày dịch tiết giảm và đặc lại, hết
hẳn. Đôi khi không cần điều trị do tình trạng sức khỏe của heo nái tốt. Heo nái mắc

12


bệnh này có thể giảm ăn và giảm lượng sữa, lười chăm sóc con, heo con liếm phải
dịch viêm dễ tiêu chảy.

Hình 2.1 Heo nái viêm tử cung dạng nhờn
Dạng viêm mủ: do không điều trị viêm nhờn kịp thời và vi trùng tấn công vào
tử cung, chủ yếu là Staphylococcus spp., Diplococus pyogenes, E.coli,
Streptococcus spp.. Biểu hiện với triệu chứng sốt 40 – 41oC, dịch viêm lỏng trắng
đục, sau chuyển sang nhày đặc, lợn cợn có màu trắng vàng. Về sau mủ ra nhiều hơn
có màu vàng ánh xanh, sền sệt có pha máu, mùi rất tanh, thường kéo dài 3 - 4 ngày
hay hơn. Sau đó mủ đặc dính vào âm hộ, nếu không can thiệp kịp thời thể viêm này
sẽ chuyển sang dạng viêm rất nặng và có thể dẫn đến viêm vú. Thú bỏ ăn, thở dồn
dập, mệt, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn. Heo mắc bệnh này thường giảm khả
năng sinh sản, chậm lên giống, tỷ lệ đậu thai thấp ở lứa tiếp theo.

Hình 2.2 Heo nái viêm tử cung dạng mủ


13


Dạng viêm mủ lẫn máu: đây là dạng viêm rất nặng, thường đi kèm với nguyên
nhân đẻ khó, sót nhau... tử cung bị tổn thương nặng. Các triệu chứng: dịch viêm sền
sệt, có mủ lẫn máu, sốt cao 40 – 41oC, bỏ ăn kéo dài, thường là mất hẳn sữa, tăng
tần số hô hấp, khát nước, hay nằm, hay đè con và kém phản ứng với tác động bên
ngoài. Nếu không can thiệp kịp thời nái rất dễ tử vong do nhiễm trùng máu hoặc
không có khả năng nuôi con.
 Viêm vú (Mastitis)
Thường ít gặp hơn viêm tử cung, viêm vú xảy ra ở một vài vú hoặc cả bầu vú,
vú bị viêm thì căng cứng và nóng đỏ đau khi sờ nắn. Nếu vắt mạnh sữa chảy ra có
lợn cợn hoặc lẫn máu. Viêm vú thường đi kèm với sốt cao, vú bị đau, heo hay nằm
xấp không cho con bú. Viêm vú ít xảy ra nhưng khi xảy ra thì tác hại rất lớn vì tác
động trực tiếp lên heo con sơ sinh, nếu không chữa trị kịp thời vú sẽ bị teo lại, mất
sữa, có khả năng xơ hóa và mất khả năng cho sữa.
Vi khuẩn gây viêm vú trên heo nái có thể xếp thành 3 nhóm sau: E.coli,
Staphylococcus và Streptococcus, Pseudomonas.
 Staphylococcus và Streptococcus: ít gây ra thể viêm cấp tính như E. coli, chúng
có khuynh hướng xuất hiện trên từng cá thể nái và thường không gây bệnh nặng.
Ngoài trừ trường hợp viêm cấp tính do Staphylococcus, vú bị viêm sưng tấy, cứng,
đổi màu.
 Pseudomonas: gây viêm vú trầm trọng, nhiễm trùng huyết và thường kháng lại
thuốc.
 E.coli: gây viêm vú ở thể cấp tính, làm giảm lượng sữa, nái bệnh nặng, heo con
kém hoạt động, bệnh có thể tiến triển nhanh vì chúng có ở trong phân và nước tiểu
của nái.

14



Cơ chế gây viêm vú:
Sinh lý sự tiết sữa

Bình thường

Vấy nhiễm vi khuẩn
từ môi trường

Không bình thường

Bệnh heo con

Nhiễm trùng
núm vú

Áp lực mút
bú heo con
Giảm sữa sau
khi sinh

Bệnh trên
heo nái
Sưng vú sau
khi sinh

Viêm vú cấp (đa tuyến)

Sơ đồ 2.2 Cơ chế gây viêm vú

(Nguyễn Văn Thành, 2004)
 Mất sữa (Agalactia)
Sự tiết và duy trì sữa chịu tác động của nhiều yếu tố như: các kích thích tố, chế
độ dinh dưỡng, sức khỏe của thú, bệnh tật... Kém sữa hay mất sữa là hậu quả tất yếu
của 2 chứng viêm tử cung và viêm vú. Những xáo trộn về sinh lý của 2 chứng trên
làm cho heo nái không tạo sữa ở mức bình thường, biểu hiện là sản lượng sữa giảm
và mất hẳn. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác cũng gây mất sữa như: sốt
sữa, nái quá mập, thiếu nước uống, thời tiết quá nóng... (trích dẫn bởi Nguyễn Kim
Long, 2005).
Bệnh thường xảy ra từ 1 – 3 ngày sau khi sinh hoặc có thể thấy bất cứ thời
điểm nào trong giai đoạn nuôi con. Theo Trần Thị Dân (2003), hội chứng kém sữa

15


có thể xảy ra trong lúc sinh, sau khi sinh vài ngày hoặc sau khi đã tiết sữa tốt trong
10 - 14 ngày đầu tiên của giai đoạn nuôi con.
2.2.1.5 Phòng ngừa hội chứng M.M.A
 Dinh dưỡng
Khẩu phần dinh dưỡng Olmedo (1972), Becker (1974) cho biết để làm giảm
hội chứng M.M.A nên cho nái ăn từ 2,3 – 2,4 kg thức ăn trong giai đoạn mang thai,
giảm thấp còn 1 kg trước khi sanh 1 tuần, kết hợp cho ăn nhiều cỏ tươi (trích dẫn
bởi Nguyễn Hữu Lộc, 2001).
Nguyễn Như Pho và cộng tác viên đã tiến hành và công bố lượng thức ăn cho
nái chữa kỳ 1 là 2 - 2,5 kg/ ngày, từ 84 ngày đến trước khi sinh 1 tuần cho heo ăn từ
2,5 – 3 kg/ngày, trước khi sinh 1 tuần giảm xuống còn 1,2 kg/nái/ngày và tăng
cường rau xanh, chất xơ, đồng thời tăng cường thêm vitamin, chất khoáng, thay thế
lượng thức ăn giảm xuống bằng chất xơ. Quy trình này giúp cho nái tránh được hiện
tượng giảm ăn sau khi sinh, tránh táo bón và có hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa
hội chứng M.M.A.

 Kháng sinh
Ngày nay do sức đề kháng của vi khuẩn, nhiều kháng sinh không còn tác dụng
với 1 số loài vi khuẩn. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh phòng ngừa và chữa trị là 1
vấn đề đáng quan tâm.
Bain (1966) cho rằng bổ sung kháng sinh vào thức ăn trong thời gian mang
thai chỉ có hiệu quả nhỏ và không đáng kể trong phòng ngừa bệnh này.
Ellis (1969) trộn 50g procain peniciline G vào mỗi tấn thức ăn cho nái 4 – 5
ngày trước khi sanh và trong thời gian nuôi con đã không làm giảm M.M.A trong
bầy heo (trích dẫn bởi Lê Hiếu Thuận, 2007).
 Sử dụng kích thích tố
Bộ môn dinh dưỡng trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã thử
nghiệm và đưa vào sản xuất chế phẩm Protamon (casein iode) kích thích tiết sữa,
ngăn ngừa kém sữa ở heo nái (trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Thành Minh, 2001).

16


×