Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hang DongA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.6 KB, 14 trang )

CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO
VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Hoạt động cho vay trung và dài hạn:
1.1.1. Khái niệm :
Cho vay (Tín dụng) là hình thức quan hệ giữa hai đối tượng: người đi vay và người
cho vay, trong đó người cho vay nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay dựa trên
sự tín nhiệm và theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Sự hoàn
trả này không chỉ bảo tồn về mặt giá trị , mà vốn tín dụng còn được tăng thêm dưới hình
thức lợi tức, ở đây quá trình vận động mang tính chất hoàn trả của tín dụng là biểu hiện đặc
trưng nhất về sự khác biệt giữa tín dụng và hình thức kinh tế khác.
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Để quản lí các
khoản cho vay các nhà ngân hàng phân loại các khoản cho vay theo nhiều tiêu thức khác
nhau như: mức độ tín nhiệm với khách hàng, đối tượng vay, mục đích sử dụng khoản vay,
hình thái giá trị của tín dụng… và theo một tiêu chí không thể thiếu được là thời gian
khoản vay.
Cho vay trung và dài hạn là một bộ phận của hoạt động cho vay tại các ngân hàng
được phân theo thời gian. Cho vay trung và dài han là cho vay có thời hạn trên 1 năm và
thời gian cho vay không quá thời gian khấu hao của tài sản hình thành từ vốn vay. Tuỳ theo
từng quốc gia mà thời hạn của khoản vay trung và dài hạn sẽ được quy định khác nhau, ở
Việt nam một khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm được coi là trung hạn và khoản vay có
thời hạn 5 năm trở lên được coi là dài hạn.
1.1.2. Đặc điểm của cho vay trung và dài hạn:
1.1.2.1.Rủi ro cao:
Đặc điểm rủi ro lớn trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng
biểu hiện ở 2 khía cạnh là rủi ro lớn và hậu quả của rủi ro lớn. Cho vay trung và dài hạn có
thời gian dài, trong khoảng thời gian dài đó có thể xẩy ra rất nhiều sự biến động lớn về giá
cả, thuế, tâm lý người dân, quy chế chính sách pháp luật …Với khoảng thời gian dài như
vậy ngân hàng khó có thể dự đoán trước những bất trắc có thể xảy ra, vì vậy khả năng xảy
ra rủi ro là rất cao. Mặt khác cho vay trung và dài hạn thường có quy mô lớn nên khi xảy ra


rủi ro thì hậu quả của nó cũng rất nghiêm trọng.
Bên cạnh rủi ro lớn, khi cho vay ngân hàng chấp nhận chi phí cơ hội của việc
cho vay bởi khi ngân hàng ra quyết định cho vay tức là bỏ mất cơ hội cho vay đối với các
món vay khác.
1.1.2.2. Lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay trung và dài hạn lớn:
Luôn luôn đi kèm với đặc điểm rủi ro cao là khả năng đem lại lợi ích lớn. Không
nằm ngoài quy luật này, các khoản cho vay trung và dài hạn thường mang lại cho ngân
hàng các khoản thu nhập lớn mà biểu hiện cụ thể ở đây là lãi suất các khoản cho vay trung
và dài hạn rất cao. Sở dĩ các ngân hàng phải đặt mức lãi xuất cao đối với các khoản cho
vay trung và dài hạn là nhằm chi trả cho những chi phí bù đắp rủi ro và những chi phí trong
việc huy động những nguồn vốn phục vụ cho hoạt động cho vay trung và dài hạn.
1.1.2.3. Tính thanh khoản của khoản vay thấp:
Tính thanh khoản là chi tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của một
loại hàng hoá. Chỉ tiêu nay được đánh giá và tính toán thông qua thời gian và những chi
phí để chuyển hàng hoá đó thành tiền. Các khoản cho vay trung và dài hạn có thời gian dài
nên khả năng chuyển đổi thành tiền của nó rất thấp hoặc phải chịu chi phí cao. Đây cũng là
lý do quan trọng để các ngân hàng đặt mức lãi suất cao cho các khoản cho vay trung và dài
hạn.
1.2.Chất lượng cho vay trung và dài hạn
1.2.1. Quan niệm về chất lượng cho vay trung và dài hạn:
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trong
hoạt động kinh doanh thì việc không ngừng nâng cao chất lượng là điều tất yếu. Chất
lượng cho vay trung và dài hạn được hiểu theo đúng nghĩa là vốn cho vay trung và dài hạn
của ngân hàng được khách hàng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ… để tạo ra
một số tiền lớn hơn vừa để hoàn trả ngân hàng gốc và lãi vừa trang trải chi phí khác và có
lợi nhuận.
Chất lượng cho vay trung và dài hạn còn được xác định qua nhiều yếu tố như:
Thu hút khách hàng, cung cấp kịp thời với thủ tục thuận tiện nhưng phải chặt chẽ chi phí
về tổng thể lãi suất, chi phí về nghiệp vụ, độ an toàn cao ,ngân hàng phải thu hồi đủ vốn,
đủ lãi đúng thời hạn, không có tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi.

Hiểu đúng bản chất, chất lượng cho vay trung và dài hạn, phân tích và đánh giá
đúng chất lượng cho vay trung và dài hạn hiện tại cũng như xác định chính xác nguyên
nhân của những tồn tại về chất lượng cho vay trung và dài hạn sẽ giúp cho ngân hàng tìm
được biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường có sự
cạnh tranh gay gắt.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn:
1.2.2.1. Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn là cần thiết để phát
triển kinh tế.
Ngày nay cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, cho vay
cũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giao dịch để đáp ứng nhu
cầu giao dịch hàng ngày càng tăng trong xã hội. Trong điều kiện đó, chất lượng cho vay
ngày càng được quan tâm, bởi lẽ:
Đảm bảo chất lượng cho vay là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm
thanh toán: khi chất lượng cho vay được đảm bảo sẽ tăng vong quay vốn cho vay, với một
lượng tiền như cũ có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền
trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền.
Chất lượng cho vay góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh
tế, tăng uy tín quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng tạo tiền của ngân hàng thương
mại, thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, ngân
hàng thương mại có thể mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực có, hoặc vì lí
do nào đó, các chủ tài khoản có khả năng phát hành séc và thanh toán bằng các phương
tiện khác cho khách vượt quá số tiền gửi thực có, hay khi ngân hàng xử lý nghiệp vụ thanh
toán cho khách hàng đã cung cấp cho doanh nghiệp một khối lượng thanh toán bằng cách
ghi “có” trước ghi “nợ” sau.
Hoat động cho vay là công cụ thực hiên chủ trương của Đảng và Nhà nước về
phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực. Mặt khác thông qua sự đánh giá
phân tích khả năng phát triển của các đối tượng định đầu tư để có những quyết định đúng
đắn nhằm khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động, tiền vốn … để tăng cường
năng lực sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động..v.v

1.2.2.2. Nâng cao chất lượng cho vay quyết định sư tồn tại và phát triển của
các ngân hàng thương mại.
Chất lượng cho vay trung và dài hạn làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các
ngân hàng thương mại do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng vòng quay vốn cho vay và thu
hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ tạo ra một hình ảnh tốt
đẹp về biểu tương, uy tín của ngân hàng va sự trung thành của ngân hàng.
Chất lượng cho vay trung và dài hạn làm tăng khả năng sinh lời của các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự châm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản
lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay.
Chất lượng cho vay trung và dài hạn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận
của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong cạnh tranh.
Chất lượng cho vay trung và dài hạn tao thuận lơi cho sư tồn tại lâu dài của ngân
hàng bởi vì chất lượng cho vay cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và
uy tín đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Chất lượng cho vay sẽ củng cố thêm mối
quan hệ xã hội của ngân hàng và điều này là rất cần thiết ở các ngân hàng thương mại.
Với những ưu thế trên, việc củng cố và tăng cường chất lượng cho vay trung và dài
hạn là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng thương mại.
Và cũng chính vì vậy, chất lượng cho vay luôn luôn đòi hỏi sự cải tiến.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay trung và dài hạn của ngân
hàng thương mại:
1.2.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng:
a. Chính sách cho vay của ngân hàng:
Đối với các ngân hàng thương mại ở Việt nam thì chính sách cho vay thường
được thể hiện dưới hình thức văn bản,trong đó đưa ra lý luận và khái niệm cơ bản của việc
đầu tư, cho vay. Văn bản này bao gồm các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và các giới hạn để
chỉ đạo quy trình ra quyết định cho vay. Chính sách cho vay tạo cho người cán bộ tín dụng
ý thức về phương hướng và một khung tham chiếu xác định dể theo đó xem xét cân nhắc
một đon vị vay nhất định. Khi xây dựng chính sách cho vay, các nhà quản lý cần chú ý nội
dung của chính sách cần phù hợp với đường lối phát triển của chính phủ, đồng thời đảm
bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và chính bản thân của ngân

hàng. Một chính sách cho vay tốt sẽ giúp cán bộ tín dụng có cơ sở vững chắc để đưa những
khoản cho vay an toàn hiệu quả,
b. Quy trinh cho vay:
Quy trình cho vay bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trình
cấp vốn, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay, nó được bắt đầu từ khi điều tra, thẩm
định, thiết lập hồ sơ, xét duyệt cho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thu
lãi cho đến khi thu hồi được nợ. Chất lượng cho vay có đảm bảo hay không tuỳ thuộc vào
thực hiện tốt các quy định ở từng bườc và sự phối hợp chặt chẽ, nhip nhàng giữa các bước
trong quy trình cho vay.
Trong quy trình cho vay bước điều tra thẩm định cho vay, thiết lập hồ sơ và xet
duyệt cho vay rất quan trọng, là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình cho vay. Có làm
tốt công tác thẩm định mới đảm bảo nguyên tắc quản lý tiền cho vay, bảo toàn và phát triển
hoạt động cho vay, tránh các rủi ro, tạo ra uy tín hoạt động của ngân hàng… mới có thể thu
hút được khách hàng, nhất là khách hàng xin vay vốn trung và dài hạn để đầu tư cho các
dự án xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm
mục tiêu thu lợi nhuận. Tiếp theo, bước kiểm tra quá trình cho vay giúp ngân hàng nắm
được nguyên nhân diễn biến của khoản cho vay đã cung cấp để có những hành động điều
chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.
Thu nợ, thu lãi và thanh lý nợ là khâu có tính quyết định đến sự tồn tại của ngân
hàng, do đó ngân hàng phải tích cực trong công tác thu lãi, thu nợ. Sự nhạy bén của ngân

×