Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

PHÂN TÍCH THƯƠNG VỤ BẠC TỶ SUPERSHIP - SHARK TANK VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.82 KB, 10 trang )

."


"Đoạn thuyết phục Super Ship, anh Vương chấp nhận 20% với đề nghị của
Start-up. Xem từ đầu đến giờ, không có Start-up nào được chấp nhận mức cổ phần
như ban đầu họ đưa ra. Như vậy, có nghĩa là anh Vương cần anh CEO này, CEO
rất hiểu rõ những gì mình làm và công ty này cũng tiềm năng. Để thuyết phục được
ai thì bạn cần phải hiểu rõ những gì mình đã làm, đang làm, sẽ làm và tương lai
của nó. Hầu như những người bị từ chối đều do họ mù mờ về những gì họ làm,
chưa thực sự nắm được những thứ quan trọng nhất. Ở offer 30% được sự hợp tác
của hai Shark Khoa và Phú thì công ty sẽ phát triển rất nhanh và có thương hiệu
cực tốt. Liệu CEO đó có bỏ lỡ một cơ hội lớn không nhỉ?" - Một tài khoản tên Phi
Anh Dung để lại bình luận tâm huyết.
Để làm tốt công việc giao hàng, yếu tố quan trọng nhất vẫn là xây dựng
niềm tin. Khách hàng sử dụng dịch vụ ship COD đa phần hiện nay vẫn là các chủ
shop bán hàng trên mạng và dù muốn hay không, họ vẫn phải tin vào người giao
hàng, CEO này chia sẻ. Điều đó vô tình tạo thuận lợi cho những người giao hàng
gian dối muốn chiếm đoạt tài sản của người khác. Bản thân chàng trai 9x này cũng
từng rơi vào tình huống oái ăm trên khi phải dốc hết tiền của công ty để bồi thường
cho khách hàng trong lúc shipper ôm hàng bỏ trốn ngay dịp cận Tết.
Rút kinh nghiệm từ bài học đắt giá trên, Hoài bắt tay vào việc “vá” những
“lỗ hổng” trong quy trình hoạt động, bắt đầu từ khâu tuyển dụng. Được biết, những
shipper nếu muốn gia nhập SuperShip phải nắm rõ nội quy trong tài liệu tập huấn
dài ít nhất 26 trang, đồng thời tuân thủ những quy định kiểm soát chặt chẽ từ công
ty. Bên cạnh đó, người giao hàng cũng sẽ là người trực tiếp làm việc với khách
hàng thay vì nhờ đến bên thứ ba là tổng đài viên. Có thể thấy, quy trình chặt chẽ
này giúp khách hàng yên tâm hơn và shipper chủ động hơn với đơn hàng được
giao.
“Điều công ty cần làm là kiểm soát đội ngũ giao hàng của mình”, Hoài phân
tích. Ở SuperShip, mỗi shipper sẽ chịu sự quản lý của một điều phối viên nhằm
kiểm soát chất lượng giao hàng. Trong trường hợp hai bộ phận này xử lý công việc


chưa tốt, khách hàng có thể liên lạc trực tiếp với kênh tiếp nhận phàn nàn. Đây
cũng là kênh kiểm soát chéo về chất lượng làm việc của shipper và người điều
phối.


Đánh giá cao quy trình cải tiến trên, Phan Huỳnh Xuân Thịnh - cựu CEO
của một công ty giao nhận tại TP.HCM cho rằng, SuperShip đang tạo sự khác biệt
so với những đối thủ lớn khác khi từng bước thiết lập hệ thống chăm sóc khách
hàng tốt. Việc start-up này phân bố shipper theo từng khu vực hay cố gắng kết nối
với các nền tảng thương mại điện tử có tích hợp sẵn tính năng giao hàng cũng là
những nỗ lực nhằm theo kịp với các đối thủ khác, Thịnh nói. Dù vậy, cựu CEO này
cũng bày tỏ lo ngại khi cái tên SuperShip vẫn còn khá mới và chưa đủ nguồn lực
khai phá những thị trường tiềm năng khác ngoài hai khu vực là TP.HCM và Hà
Nội.
Chia sẻ về điều này, Thanh Hoài tiết lộ, công ty đang bước vào giai đoạn
hoàn tất chiến lược mở rộng thị trường tại các tỉnh như: Đà Nẵng, Nha Trang, Cần
Thơ… Khác với vẻ ngoài điềm đạm, chàng thạc sĩ 9x này trở nên sôi nổi hẳn khi
nói về viễn cảnh nhân rộng mô hình SuperShip.
Hợp tác thay vì đối đầu
Thay vì trực tiếp cạnh tranh với những đơn vị chuyển phát truyền thống như
VnPost, Viettel… có thể thấy SuperShip chọn lối đi khôn ngoan hơn khi “bắt tay”
với những đơn vị giao hàng địa phương.
“SuperShip sẵn sàng chuyển giao công nghệ quản lý đơn hàng cho những
đơn vị chưa có công nghệ hay mô hình giao hàng hoàn thiện tại nội thành các tỉnh
để cùng phát triển. Chưa kể, lợi thế của SuperShip là khả năng hợp tác với những
đơn vị cung cấp giải pháp bán hàng, nhờ đó có thể kết nối với rất nhiều shop cùng
một lúc”, Thanh Hoài chia sẻ.
Trước mô hình hợp tác trên, Đặng Khánh Huyền - đồng sáng lập start-up
Citiship - chuyên cung cấp dịch vụ mua hàng theo yêu cầu tại Cần Thơ lạc quan
cho biết, cô không ngại sự xuất hiện của SuperShip trên thị trường mà trái lại, việc

hợp tác với những công ty như SuperShip còn mở ra những đối tượng khách hàng
mới bên cạnh việc được hỗ trợ thêm về mặt công nghệ. Suy cho cùng, mục đích mà
những công ty như Citiship hay SuperShip hướng đến chính là phục vụ khách hàng
tốt hơn, Huyền nhấn mạnh.
Ngay từ khi ra đời, dịch vụ giao hàng đã trở thành “xương sống” của ngành
thương mại điện tử và công nghệ được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự


phát triển của dịch vụ này - nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ của
SuperShip Nguyễn Trọng Tài nhận định.
“Việc hệ thống quản lý không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển thương mại
điện tử cũng là một lỗ hổng lớn khiến nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ ship COD rơi
rụng dần sau 1-2 năm hoạt động”, Tài cho biết.
Đầu tháng 12/2017, start-up SuperShip đã gọi vốn thành công với số tiền 2
tỷ đồng trong chương trình “Thương vụ bạc tỷ Shark Tank”. Sức bật lớn từ chương
trình đã giúp SuperShip trở thành cái tên được nhiều người biết đến. Tuy nhiên với
Thanh Hoài, mọi thứ chỉ mới bắt đầu. “Các cá mập (shark) đã giúp SuperShip tiến
nhanh ra cửa biển, công việc của SuperShip bây giờ là sẵn sàng cho hành trình
dong buồm ra biển lớn”, chàng thạc sĩ 9x này tự tin nói.



×