Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử nhằm giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh lớp 12 qua phần Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.28 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ GIANG
TRƯỜNG THPT HÙNG AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

TẠO BIỂU TƯỢNG VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ
NHẰM GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG TÌNH CẢM CHO HỌC SINH
LỚP 12 QUA PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1954 - 1975

Người thực hiện: Lã Thị Lan Hương
Bộ môn: Lịch sử
Đơn vị công tác: Tổ Sử - Địa
Trường THPT Hùng An - Bắc Quang - Hà Giang

Hùng An, năm 2017
1


MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………....………Trang 4
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… 4
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………...6
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….….6
4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….…6
5. Thời gian nghiên cứu…………………………………………………….. 6
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….....6
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………….......……......7
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài………………………........………….……..…7
2.1.1. Cơ sở lý luận chung về tạo biểu tượng nhân vật lịch sử…….…….…...7
2.1.2. Tầm quan trọng của việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử ...............8


2.2. Thực trạng của việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử…………....10
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn ………………………………………...10
2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng………………………………………......13
2.3. Những biện pháp cụ thể…………………………………..………..….11
2.3.1. Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử Việt Nam 1964 - 1975…..........11
2.3.2. Các nhân vật lịch sử cần tạo biểu tượng trong giai đoạn 1954 - 1975...12
2.3.3. Một số biện pháp tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử nhằm giáo dục tư
tưởng, tình cảm cho học sinh lớp 12………………………………………......14
2.3.3.1. Những yêu cầu để tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử nhằm giáo
dục tư tưởng tình cảm cho học sinh lớp 12 …………………………….….14
2.3.3.2 Những biện pháp sư phạm cụ thể để tạo biểu tượng các nhân vật
lịch sử nhằm giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh lớp 12 ………….....16
2.3.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. …………………………….…....20
PHẦN 3: KẾT LUẬN………………………………..........…………….......21

2


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời. Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng việc
lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống dân tộc, chủ yếu là truyền
thống yêu nước; về phẩm chất đạo đức cách mạng, về thái độ đối với cuộc sống,
…Có thể nói, trong nhà trường phổ thông, bộ môn Lịch sử luôn có chức năng
giáo dục rất lớn đối với học sinh. Nhưng do đặc thù của bộ môn Lịch sử, kiến
thức là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. Có những sự
kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn. Vì
vậy, việc học tập Lịch sử phải dựa trên cơ sở nắm bắt sự kiện và tạo biểu tượng
lịch sử. Trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, việc tạo biểu tượng có vai
trò rất quan trọng, đặc biệt là trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em

học sinh.
Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều
kiện địa lý,… được phản ánh trong nhận thức của học sinh với những nét chung
nhất, điển hình nhất. Ý nghĩa to lớn của việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch
sử trước tiên là ở chỗ nó là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử. Nội dung của
các hình ảnh lịch sử, của bức tranh quá khứ càng phong phú bao nhiêu thì hệ
thống khái niệm mà học sinh thu nhận được càng vững chắc bấy nhiêu. Việc tạo
biểu tượng lịch sử cho học sinh không chỉ dừng ở việc miêu tả bề ngoài mà còn
đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính chất của sự kiện. Đồng thời, việc
tạo biểu tượng lịch sử có giáo dục lớn đối với học sinh vì chỉ thông qua những
hình ảnh cụ thể, sinh động, có sức gợi cảm mới tác động mạnh mẽ đến tư tưởng
tình cảm của các em. Cụ thể:
Qua các bài học lịch sử, những hành động anh hùng của những người đấu
tranh quên mình vì sự nghiệp giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức nô lệ, vì
hạnh phúc và hòa bình cho nhân dân lao động, có sức lôi cuốn hùng hồn, sôi nổi
đối với học sinh, gây cho các em cảm xúc lịch sử sâu đậm. Từ những xúc cảm
lịch sử đó góp phần hình thành ở các em sự kính phục, lòng tự hào đối với các vĩ
nhân và trong những hoàn cảnh nhất định nó thổi những ngọn lửa cách mạng
3


vào tuổi trẻ. Bởi vì, trẻ thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác trực tiếp các
sự vật, hiện tượng cụ thể, hấp dẫn,… Trái lại, những biểu tượng phản ánh hoạt
động của các nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị đã hết vai trò tiến bộ, trở
thành phản động, đi ngược lại quyền lợi của quần chúng lao động, hành động
của họ nếu không là nguyên nhân gây ra thảm cảnh cho nhân dân lao động thì
cũng ảnh hưởng tiêu cực đến xu hướng phát triển của xã hội, sẽ gây ra phản ứng
ngược lại từ phía học sinh, sẽ khởi dậy ở các em sự căm ghét hành vi hung bạo,
độc ác của các nhân vật đó. Rõ ràng, việc tạo biểu tượng về các nhân vật lịch sử,
đã làm cho những tình cảm yêu, ghét của các em được xác định rõ rệt. Vì vậy,

việc tạo biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng về nhân vật nói riêng, ngoài
khả năng tái tạo lịch sử quá khứ còn có chức năng điều chỉnh hành động.
Giảng dạy lịch sử ở lớp 12, đặc biệt là phần lịch sử Việt Nam t ừ n ăm 1954
đến năm 1975 có vị trí quan trọng trong toàn bộ tiến trình l ịch s ử c ủa dân t ộc ta,
với nội dung phong phú và nhân vật đa dạng để tạo biểu tượng cho học sinh.
Việc tạo biểu tượng chân thực về các nhân vật lịch s ử sẽ giúp h ọc sinh hình
dung được bức tranh lịch sử sinh động của dân tộc ta. Trên c ơ s ở đó hình thành
ở các em thái độ khâm phục, biết ơn đối với các anh hùng đã hy sinh cho cuộc
sống độc lập tự do. Đồng thời, có thái độ lên án căm ghét đối với những k ẻ xâm
lược, những kẻ phản dân hại nước chà đạp lên xương máu dân tộc mình. Song
việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử chỉ có thể phát huy được tính tích cực
của nó nếu như nó được đặt trong sự phối hợp hài hòa với hệ thống các ph ương
pháp dạy học khác của bộ môn.
Trên đây là những lý do cơ bản để tôi chọn đề tài Tạo biểu tượng về nhân
vật lịch sử nhằm giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh lớp 12 qua phần
Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975 với mong muốn bước đầu đi sâu nghiên cứu một
số biện pháp tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử nhằm giáo dục tư tưởng, tình
cảm cho học sinh góp phần hình thành nhân cách cho các em. Đồng thời, giải
quyết tốt đề tài này còn là cơ sở vận dụng nó một cách có hiệu quả trong dạy
học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
4


1.2. Mục đích nghiên cứu
Do đặc điểm của sự nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt đầu từ
trực quan sinh động mà từ việc nắm sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Vì vậy,
trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham khảo, tôi đưa ra một số vấn đề lý luận
của việc tạo biểu tượng về nhân vật trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
Nghiên cứu một số biện pháp nhằm tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử thông
qua việc khai thác sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, đặc biệt là giai đoạn Lịch sử

Việt Nam 1954 – 1975 nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em học sinh.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi chủ yếu nghiên
cứu những vấn đề lý luận chung của việc tạo biểu tượng về nhân vật trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông. Trên cơ sở đó, tôi đề xuất một số biện pháp sư
phạm nhằm tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử thông qua việc tìm hiểu một số
nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975 của
chương trình lịch sử lớp 12, nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em học sinh.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử thông
qua việc lấy dẫn chứng từ một số nhân vật lịch sử trong trong giai đoạn Lịch sử
Việt Nam 1954 – 1975 của chương trình lịch sử lớp 12 nhằm giáo dục tư tưởng,
tình cảm cho các em.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các loại tài liệu thành văn, tìm hiểu những cơ sở lý luận của
nâng cao hiệu quả dạy học ở nhà trường;
- Khảo sát tình hình dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, nghiên
cứu các đặc điểm đối tượng, điều kiện mọi mặt trong nhà trường, qua đó nắm
được chất lượng dạy học bộ môn, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất những biện pháp sư phạm phù hợp tiến hành dạy học bộ môn
Lịch sử ở trường phổ thông trung học.
5


- Thực nghiệm để kiểm chứng những biện pháp sư phạm mà đề tài nêu ra.
Từ đó rút ra kết luận khoa học, nêu những đề xuất từ việc nghiên cứu vấn đề này.
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận chung về tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử nhằm
giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh

Biểu tượng là khái niệm được giải thích ở các mức độ và lĩnh vực nhận
thức khác nhau. Theo Tâm lí học, biểu tượng là những hình ảnh trực quan nảy
sinh trong não người về những sự vật và hiện tượng đã được tri giác trước đây.
Do đặc trưng của sự nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt đầu từ trực
quan sinh động. Vì lịch sử là những cái đã qua, không thể trực tiếp quan sát quá
khứ cũng như tái tạo lại nó trong phòng thí nghiệm như Toán học, Hóa học hay
Vật lý. Bởi vậy, việc học lịch sử phải bắt đầu từ việc nắm các sự kiện và tạo
biểu tượng lịch sử. Trong học tập lịch sử không có biểu tượng nảy sinh từ những
trực giác đối với các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Mà việc hình thành nên những
biểu tượng lịch sử phải dựa trên những sự kiện, hiện tượng đã được con người
nhận thức từ trước để nhằm tái tạo lại một cách chính xác và sinh động.
Ví dụ, khi tạo biểu tượng lịch sử về không gian địa lí là thung lũng Điện Biên
Phủ trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, chúng ta không được trực tiếp quan
sát trận địa Điện Biên Phủ tại thời điểm đó được bố trí giữa ta và địch như thế
nào. Muốn tạo được biểu tượng, chúng ta phải sử dụng những hình ảnh, ghi chép
của các phóng viên, nhà báo hay nhà ký sự chiến tranh đã từng được chứng kiến
hay nghe kể. Khi đó, biểu tượng lịch sử được hình thành dựa trên cơ sở của sự
tri giác gián tiếp.
Như vậy, biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng nhân vật nói riêng
không chỉ khôi phục lại diện mạo lịch sử dưới dạng cảm tính, mà còn được dùng
để phân tích, khái quát, giải thích các hiện tượng lịch sử.
Học tập lịch sử là quá trình lao động trí tuệ, nhưng người học tiếp nhận
kiến thức cơ bản mà các nhà nghiên cứu đã xác định. Vì vậy, việc khám phá tri
thức mới đối với người học nhờ có sự hướng dẫn, tổ chức của thầy giáo mà rút
6


ngắn được thời gian tiếp nhận kiến thức khoa học theo chương trình quy định.
Để có biểu tượng về nhân vật, sự kiện lịch sử, giáo viên phải tác động vào trí óc
của học sinh, làm nảy nở nhu cầu nhận thức lịch sử ở các em; tiếp đó, giáo viên

tổ chức các hoạt động học tập, giúp cho học sinh có định hướng trong nghiên
cứu các nguồn tư liệu, sử dụng đồ dùng trực quan, để từng bước xây dựng nội
dung biểu tượng, làm cơ sở cho việc hình thành các khái niệm lịch sử.
Do đó, quá trình tạo biểu tượng không phải là quá trình giáo viên độc thoại, đem
lại hình ảnh về sự kiện, nhân vật để học sinh ghi nhớ mà cần phải phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh.
Tóm lại, việc nhận thức đúng đắn về nhân vật trong dạy học Lịch sử sẽ
giúp cho giáo viên biết lựa chọn những nhân vật hợp lí để tạo biểu tượng cho
học sinh. Những biểu tượng sinh động về sự kiện, nhân vật được hình thành
trong học tập bộ môn thực sự là những minh chứng cụ thể về người thực, việc
thực, tiêu biểu cho những giá trị truyền thống, tinh thần của con người Việt Nam.
2.1.2. Tầm quan trọng của việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử
nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh
2.1.2.1. Về nhận thức
Tạo biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng nhân vật nói riêng, chân thực,
sống động giúp học sinh khôi phục các bức tranh của quá khứ sinh động đúng
như nó tồn tại. Mỗi nhân vật lịch sử đều đại diện cho một giai cấp nhất định.
Nhiều đặc điểm cá nhân tiêu biểu sẽ là đặc trưng chung cho giai cấp mà họ phục
vụ. Điều này giúp học sinh hiểu được một cách tương đối đầy đủ bản chất của
từng giai cấp hay tầng lớp xã hội nhất định. Từ đó lý giải các mối quan hệ xã hội
của cá nhân, hình thành cho học sinh các khái niệm về giai cấp và đấu tranh
cách mạng. Mặt khác, hoạt động của một nhân vật lịch sử, nhất là nhân vật đại
diện cho quyền lợi dân tộc, đều phản ánh lịch sử của dân tộc, của quần chúng
nhân dân ở một mức độ nhất định. Vì vậy, tạo biểu tượng về các nhân vật lịch sử
có tác dụng cụ thể hóa một số sự kiện lịch sử, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản
của lịch sử.
7


Mặt khác, tạo biểu tượng về nhân vật còn giúp cho học sinh tránh được

những sai lầm về “hiện đại hóa” lịch sử, những nhận thức thiếu chủ quan, phiến
diện và đánh giá, nhận định tình hình thiếu cơ sở khoa học.
Bên cạnh đó, việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử chân thật và sinh
động còn giúp cho học sinh đánh giá đúng vai trò của cá nhân trong lịch sử và
mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng nhân dân.
2.1.2.2. Về thái độ
Việc tạo biểu tượng sinh động, hấp dẫn về các sự kiện, hiện tượng, nhất là
về các nhân vật lịch sử sẽ có tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm các em.
Bởi đó là những biểu tượng về con người thực trong quá khứ. Trong một hoàn
cảnh cụ thể, hành động của họ có tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm ở các
em. Các em không chỉ tri giác mà còn có những rung động, xúc cảm và sự nhập
thân vào lịch sử. Biểu tượng các nhân vật lịch sử “thường biểu thị tình cảm đạo
đức và là yếu tố kích thích những cảm xúc đạo đức, hành vi đạo đức”. Và “khi
biểu tượng tham gia vào hoạt động tư duy thì tư duy trở nên sinh động, gợi cảm,
say sưa, hồi hộp và khẩn trương”. Biểu tượng nhân vật lịch sử tác động không
những lên trí tuệ mà cả về tâm hồn và tình cảm, là yếu tố hình thành nên nhân
cách của học sinh.
Thông qua các bài học lịch sử, những hành động đấu tranh, hy sinh anh
dũng quên mình vì Tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động có sức
hấp dẫn lôi cuốn rất lớn đối với học sinh. Vì ở độ tuổi các em, nhất là học sinh
lớp 12, tình cảm dễ rung động và có những xúc cảm lịch sử sâu sắc. Từ đó hình
thành ở các em lòng khâm phục, biết ơn đối với các anh hùng, vĩ nhân trong lịch
sử. Đồng thời có ý thức tự giác về trách nhiệm của mình trong cuộc sống hôm
nay. Ngược lại, các biểu tượng về hành động xấu xa, tàn bạo sẽ hình thành ở các
em thái độ căm ghét. Biểu tượng về nhân vật lịch sử phong phú sẽ giúp các em
nhận thức được cái đẹp, cái xấu để chọn lọc học tập.
2.1.2.3. Về kỹ năng

8



Biểu tượng nhân vật lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng làm
cho hoạt động trí tuệ của học sinh không ngừng phát triển. Thông qua việc giáo
viên sử dụng kết hợp các đồ dùng trực quan, tư liệu lịch sử, học sinh phải huy
động trí óc quan sát, tư duy và tưởng tượng để có được biểu tượng lịch sử đúng
đắn nhất.
Việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử là cơ sở để tiến tới sự nhận thức lý tính
của hiện tượng lịch sử, là điều kiện để cho học sinh nhận thức lịch sử đúng đắn,
tiến tới hình thành khái niệm.
Tạo biểu tượng các nhân vật phản diện phải hình thành ở các em thái độ
căm ghét, bác bỏ, phê phán hành động tàn bạo, xấu xa. Đó là yêu cầu giáo dục
tư tưởng rất quan trọng cho học sinh trong việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử.
Đặc biệt, yêu cầu đó càng được thúc đẩy quan trọng hơn trong thời đại ngày nay
khi nhiều luồng thông tin cùng tồn tại, các em cần phải phân biệt được cái tốt,
cái xấu, nắm vững và bảo vệ được giá trị lịch sử to lớn của dân tộc.
2.2. Thực trạng của việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử nhằm giáo
dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn
Một bộ phận các em đã thực sự hứng thú với giờ học lịch sử với niềm đam
mê nghiêm túc. Chất lượng của các kỳ thi tốt nghiệp, kỳ thi đại học, kỳ thi học
sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử có nhiều bài thi đạt chất lượng khá, giỏi. Trong
nội dung tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử cũng đã thu hút được các em say mê
tìm tòi kiến thức về nhân vật lịch sử, hình thành biểu tượng. Song, bên cạnh
những tích cực nói trên, còn tồn tại nhiều điểm bất cập trong nội dung tạo biểu
tượng các nhân vật lịch sử:
Về phía giáo viên: Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đúng vai trò, vị
trí bộ môn Lịch sử nên chưa thực sự tích cực trong việc giảng dạy. Các bài giảng
chỉ mang tính chất cung cấp sự kiện, tóm tắt kiến thức lịch sử ở sách giáo khoa.
Với việc tăng kênh hình, giảm kênh chữ trong sách giáo khoa đổi mới hiện nay
buộc người giáo viên phải có chuyên môn sâu, tư liệu kiến thức phong phú để

khai thác, tạo biểu tượng cho các em. Nhưng một bộ phận giáo viên vẫn giữ
9


cách dạy truyền thống “thầy đọc, trò chép”, không hướng dẫn khai thác cho học
sinh thấy phần kiến thức chìm trong sách giáo khoa. Trong việc tạo biểu tượng
về nhân vật cho học sinh, nhiều giáo viên còn ngại khắc sâu, tìm tòi tạo cho học
sinh hình ảnh chân dung nhân vật chân thực sống động.
Về phía học sinh: Nhiều em không nhận thức được vị trí môn học do tâm
lý coi thường bộ môn là môn phụ, môn học thuộc lòng. Nên dẫn đén các em
không thích thú với việc giảng dạy đổi mới phương pháp bộ môn. Trong việc
học tập các nhân vật lịch sử các em cũng không có hứng thú học. Nếu giáo viên
có đưa ra những hình ảnh nhân vật minh họa thì các em chỉ chú ý vào kênh hình
mà không để ý đến nội dung lịch sử, nên đã từng dẫn đến hiện tượng các em
nhầm lẫn Bà Trưng, Bà Triệu là hai chị em; hoặc khẳng định Lưu Vĩnh Phúc là
kẻ cầm đầu bọn loạn đảng cờ đen, nổi dậy chống giặc Pháp và triều đình nhà
Nguyễn. Như vậy là không hiểu đúng về lịch sử.
2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng
Thực trạng tạo biểu tượng nhân vật lịch sử nói trên trong dạy học
lịch sử hiện nay do nhiều nguyên nhân, cả về khách quan và chủ quan:
Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng bộ môn Lịch sử chỉ là môn học
phụ. Từ đó tác động đến yếu tổ tâm lý cả giáo viên và học sinh coi thường, đối
phó dạy và học. Đồng thời, hiện nay nền kinh tế thị trường, thương mại hóa giáo
dục càng tác động to lớn đến chất lượng dạy học. Mà tác động tiêu cực của nó là
khiến một số giáo viên chưa chú trọng trau dồi chuyên môn của mình.
Mặt khác, về chủ quan, nhận thức của giáo viên và học sinh về vị trí và tác
động của bộ môn Lịch sử đều chưa sâu sắc, dẫn đến việc giáo viên thiếu trau
dồi nội dung kiên thức, trong đó có tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử, do quá
trình truyền đạt không gây hứng thú học tập ở các em. Vì vậy, hệ thống phương
pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử để giáo viên vận dụng có hiệu quả vào

giảng dạy là vấn đề quan trọng và hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn.
2.3. Những biện pháp cụ thể
2.3.1 Nội dung cơ bản của giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975
10


Giai đoạn lịch sử Việt Nam 1954 – 1975 trong chương trình sách giáo khoa
Lịch sử lớp 12 hiện hành gồm 3 bài, từ bài 21 “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam
(1954 – 1965)” đến bài 23 “Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội miền
Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)” . Đây là chương có vị trí
rất quan trọng với toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc, nó thể hiện cuộc đấu tranh
trường kỳ gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của một đất nước vừa trải qua ách
thống trị của thực dân Pháp nay lại phải chống tên đế quốc đầu xỏ là Mĩ và tay
sai. Đó là quá trình đấu tranh lâu dài suốt 21 năm, trong đó miền Bắc thực hiện
những nhiệm vụ của cuộc cách mạng trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời làm nghĩa vụ hậu phương
lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam. Nhân dân miền Nam trực tiếp tiến hành cuộc
đấu tranh chống xâm lược Mĩ và tay sai, từng bước đánh bại những âm mưu, thủ
đoạn của Mỹ; hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới
thống nhất đất nước. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã
đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử dân tộc ta và nó mang tầm vóc của
thời đại. Nó mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và
đi lên chủ nghĩa xã hội.
2.3.2. Các nhân vật lịch sử cần tạo biểu tượng cho học sinh giai đoạn
1954 - 1975

Với nội dung phong phú của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 1975, hệ thống các nhân vật cần tạo biểu tượng cho học sinh c ũng r ất đa
dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã sản sinh ra cả
một hệ thống anh hùng với biết bao tâm gương hi sinh anh dũng trên khắp
các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao,…Tùy vào nội dung từng
bài có các nhân vật lịch sử và vai trò của họ đối với lịch sử, chúng ta có các
phương pháp tạo biểu tượng khác nhau cho học sinh về các nhân vật đó. Có
11


nhân vật cần tạo biểu tượng tỉ mỉ, toàn diện nhưng cũng có nhân vật chỉ cần
nêu những nét cơ bản, điển hình nhất về họ.
Dựa trên cơ sở nội dung của phần Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975 ta có thể
liệt kê các nhóm nhân vật lịch sử như sau:
- Nhóm nhân vật hoạt động trên mặt trận quân sự - cách mạng: Đây là
nhóm nhân vật đông đảo nhất do đặc điểm lịch sử dân tộc ta gắn liền với quá
trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là các nhà lãnh đạo kháng chiến, các anh
hùng dân tộc đã cống hiến cả tuổi trẻ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, tiêu
biểu như: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vĩ đại, tiếp đến là luật sư Nguyễn
Hữu Thọ, Nguyễn Thị Định, Lê Đức Thọ… đến các anh hùng dân tộc đã cống
hiến cả tuổi trẻ, cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng như Nguyễn Văn Trỗi,
Nguyễn Viết Xuân, Thích Quảng Đức, Ngô Thị Tuyển,...chiến đấu anh hùng,

sản xuất giỏi như chị út Tịch, Phạm Tuân,...chiến sĩ hoạt động tình báo l ỗi l ạc
Phạm Ngọc Thảo.
- Nhóm nhân vật hoạt động chính trị phản động: Bao gồm những kẻ đứng
đầu chính quyền tay sai của đế quốc Mĩ như Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu,
tướng ngụy Nguyễn Ngọc Loan, Dương Văn Minh…
- Nhóm nhân vật hoạt động trên lĩnh vực văn hóa – nghê thuật: Đó là các
nhà văn, nhà thơ yêu nước cách mạng như nhà văn Kim Lân, nhà thơ Tố Hữu,
Chế Lan Viên, Nguyễn Minh Châu…
Việc phân chia các nhóm nhân vật như vậy cũng chỉ mang tính chất tương

đối dựa vào vai trò chủ yếu của họ trong lĩnh vực mà họ đóng góp lớn nhất. Tuy
nhiên, cũng có những nhân vật mà việc phân loại nhóm không thực hiện được rõ
ràng , ví dụ như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người không chỉ đóng góp trên lĩnh vực
chính trị, quân sự, cách mạng, Người còn là một nhà văn, nhà thơ, một danh
nhân văn hóa thế giới.
Vì vậy, trong phạm vi đề tài này tôi lựa chọn một số nhân vật lịch sử tiêu
biểu trong từng phần, từng nội dung, từng lĩnh vực để đưa ra một số biện pháp

12


về việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm cho
học sinh lớp 12 mà thôi.
2.3.3. Một số biện pháp tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử nhằm giáo
dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh lớp 12
2.3.3.1. Những yêu cầu để tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử nhằm
giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh lớp 12
Thứ nhất, đối với những nhân vật mà cuộc đời và sự nghiệp của họ gắn với
quá trình phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc, như Hồ Chí Minh đối với cách
mạng Việt Nam, phải tạo các biểu tượng cụ thể phản ánh từng hoạt động cụ thể
của nhân vật, trên cơ sở đó, liên kết các biểu tượng cụ thể để rút ra kết luận khái
quát về hoạt động của nhân vật.
Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
Vai trò của Người trong lịch sử đất nước gắn liền với quá trình đấu tranh gi ải
phóng dân tộc và bảo vệ đất nước. Dưới sự chỉ đạo của Người dân tộc ta đã làm
nên thắng lợi anh hùng từ Cách mạng tháng Tám 1945, rồi đến chiến thắng “trấn
động địa cầu, lừng lẫy năm châu” Điện Biên Phủ 1954, kết thúc cu ộc kháng
chiến chống thực dân Pháp. Tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Mĩ, với đường
lối đúng đắn, sáng tạo phù hợp với tình hình đất nước, đã đưa cuộc kháng chi ến
của dân tộc ta đến thắng lợi cuối cùng…

Giáo viên phải tạo các biểu tượng cụ thể về Nguyễn Ái Qu ốc – H ồ Chí
Minh cùng những hoạt động gắn với vai trò của Người, giúp cho học sinh hình
dung về Bác không chỉ là vị lãnh tụ gần gũi với nhân dân mà vô cùng sáng su ốt
trong việc lãnh đạo dân tộc kháng chiến cứu nước. Từ đó, các em thêm kính
trọng, phâm phục và lòng kính yêu đối với Bác Hồ vĩ đại.
Thứ hai, đối với những nhân vật mà cuộc đời và sự nghiệp chỉ gắn với một
hoặc vài sự kiện thì nêu đặc điểm nhân vật để phản ánh nội tâm tính cách của
nhân vật.
Ví dụ, giáo viên tạo biểu tượng về nhân vật Nguyễn Văn Trỗi – chi ến s ĩ
biệt động Sài Gòn, không thể không khắc sâu sự kiện ngày 9/5/1964: anh được
13


giao nhiệm vụ giết tên Bộ trưởng quốc phòng Mĩ Mắcnamara – một tên trùm t ội
ác chiến tranh: Sau khi nghiên cứu quy luật đi về của Mắcnamara, anh quyết
định dùng cách đánh đặt mìn điểm hỏa bằng điện ở cầu Công Lý, đón tên
Mắcnamara trên đường đi ra sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng trận đánh bị bại lộ,
anh đã bị bắt. Giặc giam giữ và dùng mọi thủ đoạn từ dụ d ỗ đến tra t ấn dã man
hòng khuất phục anh nhưng không lay chuyển được tấm lòng kiên trung của anh
đối với Tổ quốc. Chúng đã kết án tử hình và hèn hạ giết anh (10/1964). Những
phút cuối cùng trên pháp trường anh đã hiên ngang vạch tội quân thù, kh ẳng
định cách mạng Việt Nam sẽ thắng lợi. Trước làn đạn của quân thù, anh dõng
dạc hô to: Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Qua đoạn tường thuật trên, hình ảnh của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi hiện
lên chân thật, sinh động và tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của các em v ề hành
động dũng cảm, tinh thần bất khuất, kiên cường của anh. Từ đó các em hình
dung được sự anh dũng của hàng ngàn tấm gương hi sinh của cả một thế hệ dân

tộc để bảo vệ tổ quốc Việt Nam thân yêu.
Thứ ba, phải nắm vững yêu cầu của lịch sử để chọn hoạt động cần nêu ra

của nhân vật. Đây là tình huống xuất hiện của nhân vật. Trong tình huống đó
phải nêu rõ đặc điểm của thời đại, không phải chỉ nêu khái quát mà phải bằng
những số liệu cụ thể, sự kiện cụ thể.
Ví dụ: khi dạy bài 22, tìm hiểu về cuộc chiến đấu chống chiến lược

“Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá ho ại miền Bắc l ần th ứ
nhất của đế quốc Mĩ (1965 – 1968), giáo viên tạo biểu tượng nhân vật lịch sử
như: hình ảnh “O du kích dũng sĩ” Ngô Thị Tuyết – 11 tuổi đã tham gia vào

trung đội du kích hợp pháp Bình Đông (Quảng Ngãi) – một trung đội thép đã
từng

uy hiếp giặc Mỹ rất lớn ở Quảng Ngãi. Bằng trí thông minh, cách đánh

tỉa nhanh nhẹn, cô bé 11 tuổi này đã lần lượt đánh hạ gục 4 tên lính Mĩ, được
phong danh hiệu "dũng sĩ diệt Mỹ" khi chưa tròn 12 tuổi. Đặc biệt, Ngô Thị
Tuyết là người đã có vinh dự được 7 lần gặp Bác Hồ.
14


Hay hình ảnh của anh hùng Nguyễn Viết Xuân trong trận đánh máy bay
phản lực Mỹ bảo vệ con đường phía tây Quảng Bình- con đường huyết mạch
của cuộc kháng chiến. Anh đã hết sức bình tĩnh yêu c ầu y tá c ắt đứt m ột ph ần
chân đã bị đạn giặc xuyên nát. Ngay sau đó, anh tiếp tục động viên đồng đội
"nhằm thẳng quân thù mà bắn". Anh đã hi sinh nhưng khẩu hiệu đó thì còn
mãi với cuộc kháng chiến. Đó còn là hình ảnh chiến đấu và hi sinh anh dũng
của rất nhiều các anh hùng dân tộc trong cuộc chiếu đấu chống chiến lược
chiến tranh tàn ác của đế quốc Mỹ trong những năm 1965-1968.
Thứ tư, phải nắm vững tính cách riêng của nhân vật để chọn hành động
lịch sử cần nêu lên của họ.

Ví dụ, khi tạo biểu tượng về nhân vật – luật sử Nguyễn Hữu Thọ, giáo

viên khắc sâu sự kiện nổi bật nhất về ông, đó là ngày 20/12/1960 ông đã được
tất cả các đồng chí của mình bầu làm Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam khi ông đang bị địch bắt giam ở Phú Yên, được Đảng ta
đang tìm cách giải thoát.
Để giúp học sinh phần nào tưởng tượng được con người luật sư với sự
uy tín lớn lao. Từ đó giáo viên tạo biểu tượng lịch sử về chân dung, tính cách
của ông.
2.3.3.2. Những biện pháp sư phạm cụ thể để tạo biểu tượng các nhân vật
lịch sử nhằm giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh lớp 12
Biện pháp thứ nhất : trên cơ sở quán triệt các yêu cầu nói trên, để việc tạo
biểu tượng về hoạt động cách mạng của các nhân vật có hiệu quả, cần phải sử
dụng hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử như phương pháp sử dụng đồ
dùng trực quan, phương pháp sử dụng tài liệu, dạy học nêu vấn đề…Đồng thời
phải sử dụng hai thủ pháp sư phạm là nêu hình ảnh tương đồng và nêu hình ảnh
tương phản.
Ví dụ 1, khi tạo biểu tượng về nhân vật Ngô Đình Diệm, giáo viên kh ắc

sâu cho học sinh hành động dã man của y trong việc ban hành đạo lu ật đặt
15


cộng sản ngoài vòng pháp luật, luật 10/59. Đã giết hại hàng nghìn chi ến s ĩ
cộng sản, những người người yêu nước trên khắp miền Nam, gây tổn thất cho
cách mạng dân tộc. Trên cơ sở đó giáo viên tạo biểu tượng về Ngô
Đình Diệm cho học sinh. Giúp học sinh nhanh chóng hình dung được về con
người của kẻ phản dân hại nước, làm tay sai cho giặc này.
Ví dụ 2: trong phong trào đấu tranh chính trị của các tín đồ Ph ật giáo


chống lại sự đàn áp, kì thị tôn giáo của chính quyền Diệm, phản đối s ự xâm
lược của Mĩ có các tấm gương hi sinh anh dũng biến thân mình thành ng ọn
đuốc sống, kêu gọi kẻ thù tàn bạo dừng tay giết người: năm 1963, Hòa
thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (11/6/1963) trước

sự

chứng

kiến của hàng nghìn các tăng ni, Phật tử cùng nhiều quan sát viên, báo chí
quốc tế. Sự kiện này đã gây tác động rất lớn trong phong trào đấu tranh của
quần chúng, đặc biệt là phong trào đấu tranh của các Phật tử, tăng ni.
Biện pháp thứ hai: tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử bằng cách kết hợp
lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên với các phương tiện trực quan.
Theo lối dạy học truyền thống (thầy đọc, trò chép) lời nói của giáo viên là
phương tiện chính, gần như duy nhất, cung cấp thông tin. Ngày nay, theo quan
niệm dạy học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã nêu một nguyên tắc sư phạm
chung “Thầy nói ít, trò làm việc nhiều”. Điều đó chứng tỏ lời nói của giáo viên
vẫn có vai trò quan trọng trong dạy học, song cần rút gọn hơn, giành thời gian
vào việc phát triển hoạt động tích cực của học sinh.
Ví dụ: khi dạy về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thời kì
1961 – 1965, hình ảnh những con người mới theo tiếng gọi của Tổ quốc

lên vùng Tây Bắc khai phá đất đai, lập ra những nông trường hợp tác xã sản
xuất với niềm vui phấn khởi vì nền hòa bình đã có ở miền Bắc, quyết tâm vì
miền Nam ruột thịt. Tất cả những hình ảnh lao động sản xuất đó được
hiện
Tiêu

lên chân thực, sôi động trong các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ.

biểu

là nhà văn Nguyễn Khải, tác giả đã không ngồi một nơi với bút
16


nghiên

để viết lên những lời hoa mỹ, sáo rỗng mà trực tiếp hòa mình cùng

công cuộc lao động sản xuất với anh em, đồng đội. Hành động của ông đã
gây được sự cảm phục của học sinh khi giáo viên tạo biểu tượng về nhân vật
này. Từ đó các em hình dung được hình ảnh của nhân vật - một nhà văn đã
hòa bình vào cuộc sống thực tại anh hùng để viết lên những trang văn sinh
động, chân thực, cổ vũ được lòng người trong kháng chiến.
Biện pháp thứ ba: tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử thông qua việc cho
học sinh tự mình trình bày các hiểu biết lịch sử.
Theo quan điểm dạy học hiện đại, học sinh trở thành chủ thể của sự tự
nhận thức. Tuy nhiên, việc tự nhận thức của học sinh đòi hỏi phải có 3 điều kiện:
sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, các phương tiện học tập, sự nỗ lực của bản
thân và học hỏi bạn bè. Vì vậy, việc học sinh tự trình bày hiểu biết lịch sử (qua
sử dụng sách giáo khoa, đọc thêm tài liệu, hiểu biết từ cuộc sống) để các bạn
nghe và tranh luận sẽ góp phần không nhỏ vào sự hình thành biểu tượng trong
mỗi bài lịch sử.
Biện pháp thứ tư: sử dụng tranh, ảnh lịch sử, phim tư liệu để tạo biểu
tượng các nhân vật lịch sử.
Tranh, ảnh lịch sử (bao gồm tranh minh họa đương thời, tranh minh họa
hiện thời và ảnh tư liệu), phim tư liệu là loại đồ dùng dạy học có tính giá trị trực
quan cao trong dạy học lịch sử. Bởi vì, đối với học sinh, việc quan sát hình ảnh
cụ thể sẽ mang lại nhận thức chính xác, sinh động về sự kiện, nhân vật. Trên cơ

sở đó tạo cho các em cảm xúc lịch sử mạnh mẽ, sâu sắc.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã phổ biến
và có nhiều thuận lợi, đặc biệt là trong việc sưu tầm tư liệu lịch sử, khai thác
tranh ảnh lịch sử, phim tư liệu…qua việc trình chiếu trên Power Point rất thuận
lợi trong việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh.
Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều trường phổ thông, việc sử dụng tranh, ảnh,
phim tư liệu trong dạy học lịch sử còn rất hạn chế. Có giáo viên chưa hiểu hết
giá trị của tranh, ảnh lịch sử còn rất lúng túng khi sử dụng tranh, ảnh (hoặc để
17


học sinh tự quan sát và suy ngẫm mà không hướng dẫn, hoặc chỉ đưa tranh và và
giới thiệu tên bức tranh mà không đề cập đến nội dung), hay khi sử dụng phim
tư liệu để minh họa thì chỉ trình chiếu cho học sinh xem chứ không thuyết minh
nội dung phim, nếu phim có thuyết minh thì chỉ cho học sinh xem chứ không
đưa ra nhận xét, mà để học sinh tự suy nghĩ. Như vậy, việc sử dụng tranh, ảnh
lịch sử, phim tư liệu chỉ là hình thức, không làm cho giờ học sinh động, phong
phú. Để khắc phục tình trạng đó, khi sử dụng tranh, ảnh lịch sử, phim tư liệu để
tạo biểu tượng giáo viên cần đạt được yêu cầu sau:
- Chọn tranh, ảnh lịch sử, phim tư liệu phản ánh trung thực nội dung sự
kiện để có tác dụng cao nhất trong việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử
- Chuẩn bị tốt phương án sử dụng tranh (sử dụng khi nào? Đặt ở vị trí nào?
Minh họa, thuyết trình ra sao?). Khi sử dụng cần chú ý: Giải thích xuất xứ tranh
ảnh; Miêu tả tranh; Rút ra kết luận khái quát. Còn đối với phim tư liệu cũng cần
chuẩn bị tốt phương án sử dụng ( sử dụng khi nào?, thuyết minh ra sao?).
Loại tranh ảnh có giá trị khắc họa biểu tượng cần tạo theo nội dung bài học. Tùy
nội dung của bài mà sử dụng tranh, ảnh, phim tư liệu để giới thiệu, khai thác nội
dung, hoặc củng cố bài; tùy theo mục đích sử dụng mà giới thiệu các vấn đề để
học sinh hiểu rõ.
Ví dụ: khi dạy bài 22, mục 2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa

chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh của Mĩ”, giáo viên cho học sinh
xem đoạn video về lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó sử dụng đoạn thơ của
Tố Hữu:

"Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng vui ngày hội
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười"

Qua đó, giáo viên khơi dậy trong mỗi học sinh sự xúc cảm m ạnh m ẽ.
Các em cảm nhận được nỗi đau cuardaan tộc khi mất đi Bác, vị cha già kính
yêu của dân tộc. Từ đó, hiểu được di nguyện của Bác đối với đất nước, đối
với cuộc đấu tranh chống đé quốc Mĩ ngày càng khốc liệt.
18


Biện pháp thứ năm: trên cơ sở tạo biểu tượng về các hoạt động cụ thể của
nhân vật, liên hợp các biểu tượng để có nhận thức khái quát về hoạt động của
nhân vật lịch sử.
Ví dụ, khi nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần nêu rõ vai trò của Người
trong lịch sử đất nước là vai trò chủ chố đứng đầu trong suốt hai cuộc kháng

chiến trường kì. Dưới sự chỉ đạo của Người, dân tộc ta đã làm nên thắng lợi
anh hùng từ cách mạng tháng Tám 1945, rồi đến chiến thắng “lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu" Điện Biên Phủ - 1954. Khắc họa tới đó, giáo
viêngiảng giải cho học sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bá
c tiếp tục chỉ đạo đất nước kháng chiến trường kì, với đường lối đúng đắn,
sáng

tạo.


Qua việc dạy bài 21: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,

đấu

tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)”;
giáo viên phân tích đường lối kháng chiến cứu nước phù hợp với tình hình
cách mạng hai miền Nam - Bắc bấy giờ được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đề ra. Đó là đường lối tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng chiến
lược lược ở cả hai miền: miền Bắc thực hiện cách mạng XHCN, huy động
sức người sức của là nghĩa vụ hậu phương cho miền Nam, tiến hành đồng
thời thời xây dựng chủ nghĩa xã hội vững mạnh, làm căn cứ địa vững chắc
cho cuộc cuộc kháng chiến. Miền Nam tiến hành đấu tranh chống Mĩ xâm
lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau
khi học sinh hiểu được đường lối đúng đắn mà Đảng và Bác đề ra, giáo viên
tạo biểu tượng về Bác Hồ trong giai đoạn lịch sử này. Giúp cho học sinh hình
dung dung về Bác không chỉ là vị lãnh tụ gần gũi với nhân dân mà vô cùng
sáng suốt trong việc lãnh đạo dân tộc kháng chiến cứu nước. Bên cạnh đó,
giúp học sinh hình dung được cả về các nhân vật trong vị trí đứng đầu của
Đảng ta như Lê Duẩn. Từ đó, các em thêm kính trọng và khâm phục họ.
19


2.3.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Đối với đề tài này tôi đã tiến hành thực nghiệm trong quá trình dạy học, áp
dụng đối với tất cả các lớp và tất cả các đối tượng học sinh yếu, kém, trung bình,
khá, giỏi của khối 12. Vì vậy, ngoài việc tiếp thu kiến thức Lịch sử còn góp phần
hoàn thiện nhân cách đạo đức cho các em.
Khi áp dụng sáng kiến trong giảng dạy, tôi nhận thấy các em đã có thái độ
và cách nhìn nhận tích cực hơn đối với môn Lịch sử. Nhiều em tỏ ra hứng thú,

yêu thích bộ môn Lịch sử, đặc biệt là qua các bài học lịch sử, những hành động

đẩu tranh, hy sinh anh dũng quên mình vì Tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng
nhân dân lao động có sức hấp dẫn lôi cuốn cực kỳ đối với học sinh, hình
thành ở các em lòng khâm phục, biết ơn đối với các anh hùng, vĩ nhân trong
lịch sử. Ngược lại các hành động xấu xa, tàn bạo đã hình thành ở các em thái
độ căm ghét, từ đó các em nhận thức được cái đẹp, cái xấu để chọn lọc học
tập. Một bộ phận các em đã thực sự hứng thú với giờ học lịch sử với niềm đam
mê nghiêm túc. Cụ thể là qua các kỳ thi học kỳ, kỳ thi học sinh giỏi môn Lịch

sử đã có nhiều em đạt loại khá, giỏi.
Trong qúa trình giảng dạy học kỳ I năm học 2016 - 2017 tôi thu được kết
quả thực nghiệm như sau:
• Kết quả thực nghiệm sư phạm
Lớp Sĩ Số
12C1
12C2
12C3
12C4
Tổng

27
28
20
21
96

SL
4
3

0
0
7

Giỏi
%
14,81
10,71
0
0
7,29

SL
14
13
5
3
35

Khá
%
51,85
46,43
25
14,29
36,47

SL
9
12

9
17
47

TB
%
33,33
42,86
45
80,95
48,95

SL
0
0
6
1
7

Yếu
%
0
0
30
4,76
7,29

Kém
SL %
0

0
0
0
0
0
0
0
0
0

PHẦN 3: KẾT LUẬN
Như vậy, việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử có vai trò to lớn trong
quá trình nhận thức nói chung, nhận thức lịch sử nói riêng. Việc cung cấp cho
học sinh những sự kiện lịch sử cụ thể sinh động để tạo biểu tượng là bước đầu
20


quan trọng của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nó là những điều kiện
cơ bản để hình thành khái niệm lịch sử. Đồng thời, việc tạo biểu tượng lịch sử có
ý nghĩa giáo dục lớn đối với học sinh, vì thông qua những hình ảnh cụ thể, sinh
động, có sức gợi cảm mới tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của các em.
Với vai trò ý nghĩa đó, biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng nhân vật lịch sử
nói riêng là khâu không thể thiếu trong quá trình nhận thức lịch sử.
Sử dụng các biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong chương trình lịch
sử lớp 12 sẽ giúp cho việc học tập của học sinh lớp 12 thêm sinh động, hấp dẫn
và thu hút hơn. Trên cơ sở nội dung phần Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975 của
chương trình lịch sử lớp 12, tôi nghiên cứu về lý luận và thực tiễn một số các
biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lich sử nhằm giáo dục tư tưởng tình cảm cho
học sinh.
Tóm lại, không thể phủ nhận vai trò của tạo biểu tượng trong dạy học lịch

sử. Tuy nhiên, ở trường phổ thông hiện nay một bộ phận giáo viên và học sinh
chưa tiến hành nó một cách thường xuyên, nên yêu cầu cần thiết là giáo viên
luôn phải trau dồi kiến thức lịch sử sâu sắc, đặc biệt là kiến thức nhân vật để
thực hiện tạo biểu tượng về họ. Từ đó, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, đáp
ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
Hùng An, ngày 05 tháng 03 năm 2017
Người viết

Lã Thị Lan Hương

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Phương pháp dạy học lịch sử, Nxb
Giáo dục, 2000.
2. Nguyễn Thị Côi - Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT,
tập 1, Lịch sử Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000.
3. Hồ Ngọc Đại - Tâm lý dạy học, Nxb Giáo dục, 1983.
4. Lê Mậu Hãn - Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo dục, 2000.
5. Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Phương pháp luận sử học, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội 2003.
6. Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb
ĐHQG Hà Nội, 2000.
7. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh
Tường (đồng chủ biên) - Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch
sử, Nxb ĐHQGHN, 2002
8. Sách giáo khoa lịch sử 12 THPT - Nxb Giáo dục,

22




×