Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đào tạo tiêu chuẩn wrap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.93 KB, 15 trang )

NỘI DUNG ĐÀO TẠO TIÊU CHUẨN WRAP
Phần 1: ĐỊNH NGHĨA WRAP:
Wrap là những nguyên tắc để thực hiện trách nhiệm xã hội trong ngành may mặc toàn
cầu.
WRAP là viết tắt của Worldwide Responsible Accredited Production – là tên của Tổ
chức công nhận trách nhiệm xã hội trong sản xuất toàn cầu. WRAP được hình thành từ
mong muốn thành lập một cơ quan độc lập và khách quan để giúp các nhà máy may mặc
và giày dép trên thế giới xác nhận rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật pháp địa
phương và các tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận về các thực hành đạo đức tại nơi làm
việc. Vào giữa những năm 1990, khi một loạt các báo cáo phản ánh về bóc lột lao động
xảy ra ở nhiều nhà máy may mặc trên thế giới, bao gồm giờ làm việc quá mức, điều kiện
làm việc không an toàn, và sự từ chối một số lợi ích hợp pháp theo yêu cầu của người lao
động. Nhận thấy rằng một hoàn cảnh như vậy có thể là mối nguy cho toàn bộ ngành
công nghiệp may mặc, Hiệp hội sản xuất y phục Mỹ (nay là Hiệp hội y phục và da giày
Mỹ) đã thực hiện việc điều phối các hoạt động để đáp lại vấn đề này. Một lực lượng đặc
nhiệm đã được thành lập và đã nhận được các ý kiến ủng hộ từ nhiều bên khác nhau bao
gồm cả các thương hiệu, nhà cung cấp, các tổ chức phi chính phủ, các học viện, và các
quan chức chính phủ. Dựa trên những phát hiện của họ, lực lượng đặc nhiệm đề xuất
sáng kiến lập ra một tổ chức thứ 3 độc lập với các ảnh hưởng của chính phủ hoặc công ty
để xác định và giảm thiểu các điều kiện bóc lột người lao động ở các nhà máy trên toàn
thế giới. Những cái tên đầu tiên trong Ban điều hành được ghi vào năm 1999 và WRAP
đã chính thức được thành lập vào năm 2000.


Thừa nhận rằng uy tín của chương trình phụ thuộc vào việc đảm bảo tính khách quan,
WRAP đã được tổ chức một cách đặc biệt độc lập - cả về mặt tài chính và quản lý đối
với ngành công nghiệp may mặc. Điều này bắt đầu với việc đề cử ban điều hành. Mặc dù
đại diện của ngành công nghiệp dệt may được tham gia trong Ban điều hành để cung cấp
cái nhìn sâu sắc và quan điểm của nghành, nhưng Điều lệ của Ban điều hành là bao gồm
đa số các cá nhân không có liên quan với các ngành công nghiệp may mặc. Hơn nữa, về
cấu trúc, WRAP không được thiết lập như một tổ chức thành viên (còn nữa, mặc dù


không nhận được thu nhập từ các khoản thuế, từ đóng góp của hội viên hoặc trợ cấp của
chính phủ, nhưng WRAP có tài chính tốt, với doanh thu được tạo ra hoàn toàn thông qua
lệ phí đăng ký của cơ sở và các khoản thu từ đào tạo).
Ngày nay, WRAP đã phát triển để trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc tuân
thủ trách nhiệm xã hội và là một đối tác chuỗi cung ứng độc lập đáng tin cậy cho hàng
chục công ty trên khắp thế giới. Mô hình cơ sở toàn diện của nó đã giúp WRAP trở thành
chương trình chứng nhận tuân thủ xã hội độc lập lớn nhất thế giới cho ngành sản xuất đồ
trang sức / ngành công nghiệp dệt may (theo điều tra của UNIDO năm 2010, Thành lập
tiêu chuẩn làm việc cá nhân cho bạn, WRAP là "tiêu chuẩn thường được trích dẫn" về
chứng nhận tuân thủ trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực dệt may). Chỉ tính riêng trong


năm 2013, đã có hơn 2.300 cơ sở từ 50 quốc gia tham gia, và hiện có khoảng 1.900 cơ sở
được chứng nhận WRAP trên khắp thế giới, sử dụng hơn 1,65 triệu người lao động.

Phần 2: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA WRAP TRONG NGÀNH MAY MẶC TOÀN
CẦU:
I. Tuân thủ theo pháp luật và các quy định hiện hành: Công ty cam kết tuân thủ pháp
luật và các quy định của nhà nước.
II. Không sử dụng lao động cưỡng bức: Công ty cam kết không sử lao động bắt buộc
hay cưỡng bức, lao động giao kèo, tù tội hay các loại lao động không tự nguyện khác.
Cụ thể như sau:
 Công ty sẽ không bao giờ yêu cầu người lao động phải đóng tiền thế chấp khi vào
làm việc.
 Công ty sẽ không giữ các giấy tờ tùy thân của người lao động như chứng minh
nhân dân, hộ chiếu, giấy phép vào hoặc các giấy tờ khác liên quan.
 Công nhân được phép tự do rời khỏi chỗ làm ngay khi hết ca làm việc.
 Thời gian tăng ca sẽ mang tính chất tự nguyện.
III. Không sử dụng lao động trẻ em: Công ty cam kết không thuê mướn bất cứ người
lao động nào dưới 16 tuổi.

 Công ty sẽ không ký kết hợp đồng lao động với bất kỳ người nào chưa đủ 16 tuổi.
 Đối với lao động vị thành niên, từ 16 tuổi đến <18 tuổi, sẽ không phải làm việc
quá 7 giờ trong một ngày và không quá 42 giờ trong một tuần.
 Lao động vị thành niên sẽ không phải làm thêm giờ, không làm ca đêm và không
làm ngày chủ nhật.


 Công ty sẽ không bố trí lao động trẻ làm việc trong những điều kiện độc hại, nguy
hiểm.
IV. Không được phép quấy rối và lạm dụng: Công ty bảo đảm một môi trường làm
việc không có quấy rối, lạm dụng hay hình phạt thể xác dưới bất kỳ hình thức nào.
1. Cán bộ phụ trách sản xuất, bao gồm tổ trưởng và lực lượng bảo vệ không được phép
doạ nạt, nói bóng gió hay nói thẳng việc từ chối hay sẵn sàng đồng ý cho việc quấy rối
tình dục, sẽ tác động đến điều kiện thuê mướn lao động.
2. Biểu hiện quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở những nơi có mặt của tổ trưởng, công
nhân là cấm hoàn toàn, bao gồm:
a. Sự tiếp xúc ngoài ý muốn với bất kỳ hình thức nào, bao gồm ve vãn tán tỉnh, sờ mó
hay gợi ý về sinh lý.
b. Quấy rối bằng lời nói mang bản chất tình dục, bao gồm bình phẩm mang tính chất
dâm ô, đùa cợt hay ám chỉ có mang tính chất tình dục và cả xúc phạm cá nhân.
c. Những bình phẩm gợi ý về tình dục, làm mất nhân phẩm, sỉ nhục hay đe dọa đối với
những biểu hiện cá nhân.
d. Sự phô trương tại nơi làm việc những phim ảnh làm mất nhân phẩm hay mang tính
chất tình dục.
e. Những bài viết, đoạn băng hay tin nhắn gợi ý về vấn đề sinh lý.
3. Bất kỳ cách ứng xử nào nêu trên hay những biểu hiện xúc phạm khác đối với cá nhân
vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, tuổi tác, sắc tộc, tình trạng thai nghén v...v… đều bị cấm.
V. Lương bổng và phúc lợi: Công ty cam kết chi trả lương bổng, ít nhất theo quy định
của pháp luật, bao gồm lương tối thiểu theo qui định, phụ cấp và các khoản phúc lợi
khác.

1. Thang bảng lương


Công ty xây dựng thang bảng lương dựa vào thời gian làm việc thực tế. Lương
công nhân sẽ tuỳ thuộc vào số giờ làm việc theo tháng, nhưng sẽ không thấp hơn mức
lương tối thiểu vùng.
2. Thời gian chi trả lương:
 Lương của công nhân viên được trả 01 lần từ ngày 05 đến ngày 10 hàng tháng.
 Người lao động được trả lương đầy đủ, đúng hạn tại nơi làm việc. Khi trả lương
công ty sẽ công bố các khoản khấu trừ (nếu có) và các khoản này không vượt qúa 30 %
tiền lương hàng tháng.
3. Lương tăng ca: Công nhân tăng ca được hưởng lương như sau :
 Nếu tăng ca vào ngày thường được trả ít nhất bằng 150% của tiền lương giờ của
ngày làm việc bình thường.
 Nếu tăng ca vào ngày nghỉ hàng tuần, được trả ít nhất bằng 200 % tiền lương của
ngày làm việc bình thường. Nếu nghỉ bù thì công ty chỉ trả phần chênh lệch so với tiền
lương ngày làm việc bình thường.
 Nếu tăng ca vào ngày nghỉ, ngày lễ được trả bằng 300 % của ngày làm việc bình
thường.
4. Trả lương ngưng việc:
 Nếu lỗi do Doanh Nghiệp thì người lao động được trả đủ lương cơ bản.
 Nếu lỗi do người lao động thì không được trả lương.
Nếu vì sự cố điện, nước, thiên tai hoặc vì nguyên nhân bất khả kháng mà không do lỗi
của người sử dụng lao động thì tiền lương do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp
hơn mức lương cơ bản.
Người lao động làm việc tại công ty TNHH ---:


Được nâng lương, nâng bậc hàng năm.
Được trả tiền lương làm thêm giờ bằng 150% khi làm thêm giờ vào ngày thường

trong tuần; bằng 200% khi làm thêm giờ vào ngày nghỉ trong tuần; bằng 300% khi làm
thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết trong năm.
Được hỗ trợ tiền ăn khi ăn tại nhà ăn tập thể của công ty.
VI. Gìơ làm việc: Công ty cam kết tuân thủ thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần,
theo quy định của pháp luật. Công ty bảo đảm ít nhất một ngày nghỉ mỗi tuần, trừ trường
hợp bất khả kháng cần phải đáp ứng các yêu cầu khẩn cấp trong sản xuất kinh doanh.
1. Điều kiện làm thêm đến 300 giờ trong một năm:
a. Xử lý sự cố sản xuất.
b. Giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn. Thời gian sản xuất còn lại có
thể không kịp với lịch xuất hàng theo kế hoạch.
c. Nguyên phụ liệu không đủ hoặc đến chậm, làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.
d. Các sự cố xảy ra ngoài tầm kiểm soát như những biến cố về thiên tai, cúp điện đột
xuất hay cúp điện có thông báo trước trong thời gian dài, máy móc xảy ra sự cố
đột xuất, ảnh hưởng đến sản xuất theo kế hoạch dự kiến.
2. Nguyên tắc:
a. Công việc tăng ca hoàn toàn mang tính chất tự nguyện. Công ty sẽ thỏa thuận với
từng người lao động làm thêm giờ theo mẫu 1 của thông tư 15/2003/TTBLDTBXH.
b. Công ty bảo đảm thời gian làm thêm sẽ không vượt quá 4 giờ trong một ngày, 16
giờ trong một tuần hay 300 giờ trong một năm.
c. Trong trường hợp tăng ca quá 2 giờ/ngày, công nhân sẽ được nghỉ giải lao 30 phút
trước khi tăng ca và thời gian nghỉ giải lao này được tính vào thời gian gian làm
thêm.


d. Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Trong
trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể bố trí nghỉ hàng tuần thì công ty
sẽ bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động.
e. Thời gian nghỉ ngơi của NLĐ:
Được nghỉ phép hàng năm và được hưởng 100% tiền lương cấp bậc trong những ngày
nghỉ: 12 ngày đối với cán bộ nhân viên nghiệp vụ; 14 ngày đối với công nhân trực

tiếp sản xuất. Số ngày nghỉ được tăng thêm theo thâm niên công tác, cứ 5 năm làm
việc được tính thêm 1 ngày.
Được nghỉ và hưởng 100% tiền lương cấp bậc 10 ngày nghỉ lễ, tết trong năm.
Được nghỉ việc riêng hưởng 100% tiền lương cấp bậc khi con kết hôn nghỉ 1 ngày;
bản thân kết hôn nghỉ 3 ngày; bố, mẹ chết (bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoăc chồng), vợ hoặc
chồng chết, con chết nghỉ 3 ngày.

VII. Không phân biệt đối xử: Công ty sẽ thuê mướn, trả lương, đề bạt và kết thúc hợp
đồng với người lao động dựa trên năng lực làm việc, không dựa vào tính cách cá nhân
hay tín ngưỡng.
1- Công ty sẽ không thuê mướn công nhân trên cơ sở những đặc tính cá nhân, những đặc
điểm riêng biệt hay tự do tính ngưỡng.
2- Công ty không đưa ra bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào trong quá trình tuyển
dụng lao động, bao gồm thuê mướn, trả lương, phúc lợi, đề bạt, xử lý kỷ luật, kết thúc
hợp đồng hay nghỉ việc trên cơ sở phân biệt nam nữ, dân tộc, đảng phái chính trị hay
tôn giáo tín ngưỡng.
3- Công ty sẽ công nhận và tôn trọng quyền hợp pháp của người lao động tham gia vào
các tổ chức hội đoàn. Công ty sẽ không đe dọa, phạt , giới hạn hay cản trở các nỗ lực


hợp pháp của người lao động khi họ tổ chức hay gia nhập các tổ chức xã hội mà họ
lựa chon.
VIII. An toàn lao động và sức khỏe: Công ty sẽ cung cấp một môi trường lao động an
toàn và mạnh khỏe.
1. Bảo hộ lao động.
Các nhà máy phải thành lập Hội đồng BHLĐ, xây dựng kế hoạch BHLĐ hằng năm
đủ 5 nội dung theo quy định, xây dựng nội quy an toàn cho phù hợp với dây truyền sản
xuất. Các thành viên của Hội đồng BHLĐ phải được đào tạo về ATVSLĐ đối với người
quản lý, có chứng chỉ đào tạo.
Xây dựng định mức cấp phát và danh mục các PTBVCN cho toàn bộ vị trí làm việc

trong nhà máy. Có sổ theo dõi cấp phát PTBVCN theo quy định.
Nhà máy có từ 300 đến dưới 1000 lao động thì có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách công
tác bảo hộ lao động.
2. Công tác phòng chống cháy nổ.
Một nhà máy may phải có chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy trước
khi xây dựng hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy khi hoạt
động.
Hàng năm phải tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho đội PCCC cơ sở (do CA
PCCC huấn luyện) về cách sử dụng thiết bị chữa cháy tại chỗ và diễn tập thoát hiểm khi
có sự cố; phải có biên bản, hình ảnh và giấy chứng nhận huấn luyện của các đội viên.
Mỗi một khu vực sản xuất phải có nội quy PCCC và các thiết bị PCCC phải định kỳ
hàng tháng kiểm tra 1 lần. Mỗi cửa thoát hiểm (cánh mở ra ngoài – không được khoá khi
công nhân làm việc) phải có đèn thoát hiểm, đèn chiếu sáng khẩn, chuông báo cháy, sơ
đồ thoát hiểm.


Lối thoát hiểm phải đảm bảo 1,2m cho 100 người, luôn thông thoáng và khoảng cách
xa nhất từ vị trí công nhân đến cửa thoát hiểm là 50m.
Các thiết bị PCCC phải được để ở nơi dễ thấy, dễ lấy: không có chướng ngại vật cản
trở lối vào lấy thiết bị.
3. An toàn hoá chất.
Các hoá chất sử dụng phải không thuộc danh mục hoá chất cấm sử dụng. Mỗi loại
hoá chất phải có tên bằng tiếng việt và công dụng của nó.
Người sử dụng phải có đầy đủ PTBVCN (phương tiện bảo vệ cá nhân) khi sử dụng
và được đào tạo an toàn sử dụng, bảo quản (MSDS).
Khi bảo quản và lưu giữ phải đảm bảo chống tràn hoá chất.
4. Máy móc thiết bị.
Các máy móc thiết bị phải có quy trình làm việc an toàn, treo tại các máy. Các máy
móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động phải đăng ký sử dụng,
kiểm định định kỳ, người vận hành phải có chứng chỉ vận hành (nồi hơi, bình nén khí, xe

nâng, thang máy...).
Có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng định kỳ và sổ theo dõi bảo dưỡng thiết bị.
Các cơ cấu an toàn phải được lắp đặt đầy đủ: chắn kim, kính bảo vệ mắt, rơ le an
toàn... phải được nối không bảo vệ chống điện giật do rò điện.
5. Sức khoẻ
Mỗi nhà máy có hơn 500 lao động phải có một bác sỹ và một Y tá cho mỗi ca làm
việc. Nhà máy phải có quy trình sơ cấp cứu và phương án cứu thương, cấp cứu, sổ khám
chữa bệnh và cấp phát thuốc.
Hàng năm phải huấn luyện sơ cấp cứu cho đội sơ cấp cứu cơ sở (đội An toàn vệ sinh
viên), có hình ảnh, biên bản và kết quả huấn luyện lưu lại.


Mỗi năm phải kiểm tra môi trường làm việc một lần và khám sức khoẻ định kỳ cho
công nhân.
Từ đó thống kê các yếu tố có hại trong sản xuất, phân loại sức khoẻ và bố trí công
việc phù hợp với điều kiên sức khoẻ của mỗi công nhân.
6. An toàn vệ sinh thực phẩm.
Các bếp ăn tập thể phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hàng quý phải xét nghiệm nguồn nước cung cấp cho bếp ăn.
Hằng năm nhân viên nhà bếp phải được khám sức khoẻ đặc biệt để chứng minh
không bị bệnh truyền nhiễm. Hằng ngày các thực phẩm nhập vào phải có hợp đồng cung
cấp thực phẩm an toàn và có sổ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu 24h để theo dõi.
Các nhân viên nhà bếp phải được huấn luyện vệ sinh an toàn thực phẩm 1 lần/1năm
và phải có chứng nhận đào tạo.

IX. Quyền tự do hội đoàn và thương lượng tập thể: Công ty thừa nhận và tôn trọng
quyền của người lao động sử dụng quyền tự do hội đoàn và thương lượng tập thể hợp
pháp của họ.
 Công nhân có quyền thành lập và gia nhập Công đoàn theo sự lựa chọn của mình.
 Công ty sẽ không đe dọa, xử phạt, giới hạn hay can thiệp vào quyền hợp pháp của

người lao động khi gia nhập công đoàn hay các tổ chức xã hội do người lao động
lựa chọn.
 Công ty khuyến khích công nhân tham gia vào công đoàn.
 Công ty sẽ không bao giờ lạm dụng hay phân biệt đối xử đối với những người
tham gia vào công đoàn.
 Công ty thừa nhận công đoàn như là một tổ chức thương lượng tập thể.


X. Môi trường: Công ty tuân thủ luật, các quy định và tiêu chuẩn môi trường hiện hành
nơi họ sản xuất.
Hàng năm nhà máy phải kiểm soát ô nhiễm để chứng minh việc sản xuất không gây
tác hại đến môi trường. Có kế hoạch quản lý và giám sát các nguồn gây ô nhiễm.
Phải thu gom chất thải thông thường, chất thải y tế và chất thải nguy hại theo quy
định (HĐ thu gom rác thải y tế, sinh hoạt...).
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường và xử lý các sự cố môi trường (giả định). Nếu
sử dụng giếng khoan thì phải được cấp phép khai thác nước dưới đất.
Đối với nhà máy có nước thải sản xuất thì phải có giấy phép xả thải và phải nộp phí
bảo vệ môi trường theo quy định.
XI. Tuân thủ các quy định về thuế quan: Công ty sẽ tuân thủ mọi quy định về thuế
quan hiện hành, đặc biệt sẽ thiết lập và duy trì các chương trình tuân thủ các quy định
của pháp luật về việc vận chuyển hàng may mặc hợp pháp.
Công ty cam kết tuân thủ mọi quy định thuế quan hiện hành của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và đảm bảo hàng may mặc được vận chuyển hợp pháp qua quy
trình chống vận chuyển hàng hoá bất hợp pháp:
- Tuân thủ đúng quy định của Hải quan về xuất xứ hàng hoá (C/O), việc theo dõi
này luôn được duy trì và thực hiện tại Bộ xuất nhập khẩu, Trung tâm dịch vụ xuất nhập
khẩu và các Chi nhánh nhà máy của TNG.
- Xác định những yêu cầu về hạn ngạch vào các thị trường: thường xuyên cập nhật
thông tin mới nhất qua các địa chỉ website:



Bộ thương mại Việt Nam www.mot.gov.vn



Hải quan Việt nam www.customs.gov.vn



Hiệp hội dệt may Việt Nam www.vntextile.com


- Xác nhận chủng loại và chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo phương pháp của Hải
quan Hoa Kỳ.
- Xác nhận những sản phẩm xuất đi nếu được sản xuất tại xưởng.
- Sử dụng vận tải nội bộ hoặc các đơn vị có cam kết ngăn chặn vận chuyển hàng
hoá bất hợp pháp.
XII. Bảo đảm an ninh: Công ty sẽ duy trì các thủ tục an ninh để đề phòng hàng phi
pháp vận chuyển ra nước ngoài (ví dụ: ma túy, chất nổ, hiểm họa vi sinh hay hàng buôn
lậu.)
Nguyên tắc an ninh của Công ty là:
 Ngăn chặn việc xâm nhập.
 Ngăn chặn việc giả mạo và phá hoại.
 Lắp đặt thiết bị và thành lập sự theo dõi.
Công ty sẽ khen thưởng cho các cá nhân khi đóng góp các thông tin, đưa ra biện pháp
ngăn ngừa hoặc cùng công ty ngăn chặn các hành vi vi phạm. Mức độ khen thưởng sẽ
tuỳ theo mức độ đóng góp thông tin, giá trị thiệt hại gây ra nếu không được thông báo
kịp thời và tuỳ theo giá trị thông tin đóng góp.
1.


An ninh nhân sự.

Cán bộ nhân sự phải kiểm tra kỹ hồ sơ của ứng viên để đảm bảo các giấy tờ tuỳ thân
phải khớp nhau: đơn xin việc để tránh lao động cưỡng bức, giấy khai sinh và chứng
. Các giấy tờ phải hợp lệ (công chứng nếu là bản copy), có dấu của cơ quan xác nhận.
Phải đối chiếu ảnh của CMT với ứng viên, phỏng vấn các thông tin liên quan như gia
đình, nơi làm việc cũ... để xác minh các giấy tờ là đích thực của ứng viên. Từ đó tính
tuổi ứng viên để khẳng định không phải lao động vị thành niên.
Người lao động trong công ty phải có thẻ, có ảnh để nhận dạng và phải đeo trong
suốt thời gian tại nhà máy.


Quy định ngày riêng để giải quyết chế độ cho các nhân viên đã nghỉ việc vào nhà
máy và trước khi nghỉ phải trả lại thẻ nhân viên, phương tiện đã được cấp phát.
2. An ninh ra vào cổng.
Khi ra/vào cổng phải có lý do chính đáng.
Khách đến làm việc phải xuất trình giấy giới thiệu hoặc đã được đặt lịch trước với
Lãnh đạo và có giấy tờ tuỳ thân chứng minh. Bảo vệ có trách nhiệm vào sổ theo dõi
khách ra/vào, kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, tư trang và xe ô tô (tránh mang chất nguy hiểm,
cấm vào nhà máy), cấp thẻ khách (phải có số để truy tìm, quản lý trong khi ở nhà máy
làm việc), báo cho đơn vị khách liên hệ biết. Tháp tùng khách đến bộ phận cần liên hệ
hoặc lễ tân.
Khách có nghĩa vụ chấp hành nội quy nhà máy, đeo thẻ khách trong thời gian lưu tại
nhà máy.
Đối với nhân viên công ty: ra/vào cổng phải có thẻ (có ảnh) và quần áo đồng phục để
nhận dạng.
3. An ninh cơ sở hạ tầng
Nhà, xưởng, kho và các công trình của Nhà máy, tường rào, bóng điện chiếu sáng
chung, cửa và khoá cửa, bộ đàm, rùi cui, đèn pin, súng (nếu có)... phải được kiểm tra
định kỳ để đảm bảo các thiết bị hoạt động tốt khi cần sử dụng. Bảo vệ có trách nhiệm

kiểm tra, lập sổ theo dõi định kỳ, lập biên bản vi phạm.
Đối với các nhân viên giữ chìa khoá các kho, xưởng... phải có sổ bàn giao chìa khoá
và khi chuyển/nghỉ việc phải huỷ khoá đó ngay.
4. An ninh kho, đóng gói.
Đây là khu vực nhậy cảm nên các công nhân làm trong bộ phận này định kỳ 6 tháng
phải có giấy xác minh nhân sự chứng minh lý lịch tốt. Khi làm việc các nhân viên của bộ


phận này phải được nhận dạng riêng để phân biệt với các bộ phận khác trong nhà máy.
Nhân viên được đào tạo về nhận dạng người lạ và vào sổ theo dõi khách ra vào khu vực
mình(thủ kho, tổ trưởng).
Các cửa ra vào khu vực này đều dán hình các nhân viên làm việc để nhận dạng và
ghi rõ chỉ những nhân viên đó mới được phép ra/vào khu vực này.
5. Anh ninh bưu phẩm bưu kiện
Tất cả các bưu phẩm, bưu kiện phải được rà soát, kiểm tra trước khi phát cho
người có liên quan. Bưu phẩm, bưu kiện phải đảm bảo tính nguyên vẹn, không rách,
không có dấu hiện bị mở hay tráo đổi.
Nhân viên văn thư phải có trách nhiệm ghi các thông tin về người gửi, nơi gửi...
vào sổ theo dõi theo đúng BM và phải lưu ít nhất 12 tháng.
Trong trường hợp bưu phẩm, bưu kiện bị rách hoặc có dấu hiệu bị vi phạm, nhân
viên vận chuyển có dấu hiệu khả nghi hay lạ mặt thì nhân viên tiếp nhận phải báo ngay
cho Lãnh đạo, cơ quan có thẩm quyền để điều tra.
6. An ninh công nghệ thông tin.
Công ty phải giao nhiệm vụ cho một người chịu trách nhiệm về an ninh. Tất cả các
máy tính trong công ty phải được đặt password bảo vệ và được quản lý bằng mã trong hệ
thống quản lý...
Định kỳ 3 tháng phải thay đổi passworrd. Các dữ liệu quan trọng như đơn hàng, kế
toán, tiền lương, nhân sự... phải được định kỳ sao lưu.
Mọi nhân viên không được sử dụng internet với mục đích cá nhân trong giờ làm
việc, không được phép sao lưu, chuyển dữ liệu về công việc của mình, Nhà máy ra ngoài

nếu chưa được phép của Lãnh đạo.
7. An ninh vận chuyển.
Tất cả các phương tiện vận tải ra/vào nhà máy đều được kiểm tra theo nguyên tắc
kiểm tra container 7 điểm và kiểm tra phương tiện vận tải theo quy định.


Khi bốc hàng lên và xuống hàng đều phải có sự tham gia của lái xe, bảo, vệ thủ kho
và nhân viên xuất nhập khẩu (nếu cần). Khu vực xuất hàng/xuống hàng có biển không
nhiệm vụ miễn vào và có đèn điện đủ ánh sáng khi làm việc nếu trời tối.
8. An ninh nhà thầu phụ:
Công ty chỉ làm việc với các nhà cung cấp, vận chuyển nếu đã được ký cam kết tuân thủ
chính sách an ninh của Công ty và một số tiêu chí an ninh của khách hàng kèm theo (khi
cần bổ sung).

, ngày

tháng

năm

GIÁM ĐỐC



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×