Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Luận văn phát triển thương hiệu báo điện tử vietnamplus và vietnamnet trên mạng xã hội facebook và youtube”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.43 KB, 92 trang )

1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thời đại kỷ nguyên số với sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin, kết nối tồn cầu - internet giúp cho khoảng cách
khơng gian và thời gian đang ngày càng được co hẹp lại. Internet phát triển,
lượng người tham gia môi trường này ngày càng lớn cộng với sự ra đời của
các mạng xã hội và sự ảnh hưởng rộng lớn của chúng đã khiến bộ mặt của thế
giới ảo thay đổi một cách chóng mặt. Điều này đặt ra một thách thức khó
khăn cho báo chí hiện nay đó là việc phát triển thương hiệu một hướng khác,
thông qua internet. Tuy nhiên, một số cơ quan báo chí ở Việt Nam tiếp cận
mơi trường internet nhằm phát triển thương hiệu còn khá chậm do nhiều yếu
tố khách quan ảnh hưởng như: thói quen được bao cấp, chưa theo kịp thời đại
mở cửa, các yếu tố công nghệ kỹ thuật...
Những năm gần đây, nhiều cơ quan báo chí đã xuất bản thêm trang thơng
tin/báo điện tử, chính thức tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm
khẳng định tên tuổi của mình trong làng báo chí Việt Nam. Đối với báo chí,
giờ đây, phát triển thương hiệu, có một thương hiệu mạnh đồng nghĩa với việc
sở hữu lượng độc giả lớn với sự trung thành nhất quán và đồng nghĩa với sự
ổn định về kinh tế của tờ báo đó. Chẳng có gì sai khi nói, phát triển thương
hiệu là hoạt động sống cịn của các tờ báo ở Việt Nam hiện tại và tương lai.
Bên cạnh đó, thế kỷ 21 chứng kiến sự phát triển chóng mặt của những
phương tiện truyền thơng mới cũng như người dùng các phương tiện này. Đó
là những mạng xã hội ảo, những trang blog cá nhân như: Twitter, Facebook,
YouTube, Mobile... mà thơng qua đó, mỗi cá nhân được thể hiện quan điểm
tham gia vào nhiều vấn đề lớn nhỏ của xã hội từ đời sống văn hoá đến kinh tế,
chính trị với những tác động mạnh mẽ, khơn lường.



2

Qua đó, phương tiện truyền thơng mới được đánh giá là kênh truyền
thông và là công cụ phát triển thương hiệu một cách hiệu quả nhờ lượng
người dùng lớn, có sự phân loại nhóm đối tượng theo nhiều lĩnh vực mà
người dùng tự tạo để lập xã hội ảo, cộng đồng có cùng điểm chung cùng với
sự tham gia thường xuyên không kể thời gian và không gian.
Trong số các loại hình báo chí, báo điện tử hiện nay đang là loại hình
chiếm ưu thế nhất khi kế thừa được tính đặc thù của báo chí và kết hợp được
các yếu tố kỹ thuật, đặc biệt là tính đa phương tiện và tính tương tác cao trên
các phương tiện truyền thông mới nhằm thu hút công chúng mục tiêu và công
chúng tiềm năng. VietnamPlus và Vietnamnet là các trang báo đang có những
ứng dụng phương tiện truyền thơng mới trong việc phát triển thương hiệu
theo những con đường khác nhau. Tuy nhiên, những ứng dụng này còn mới ở
giai đoạn khởi động, thử nghiệm và chưa tạo ra những hiệu quả rõ rệt.
Thêm vào đó, xu hướng phát triển thương hiệu báo điện tử trên các
phương tiện truyền thông mới cịn khá ít đề tài nghiên cứu. Vì vậy, việc tác
giả lựa chọn đề tài “Phát triển thương hiệu báo điện tử VietnamPlus và
Vietnamnet trên mạng xã hội Facebook và Youtube” làm luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Quan hệ Công chúng là đề tài mang tính cấp thiết, có ý nghĩa lý
luận và ứng dụng thực tiễn cao trong thời điểm hiện tại.
2. Tình hình nghiên cứu
2.2. Về phát triển thương hiệu

Việc mở cửa thị trường với cơ chế kinh tế nhiều thành phần, nhất là kể từ
khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu đối mặt
với các cuộc chiến về thương hiệu. Việc tranh giành thị phần vốn đã được
Việt Nam làm chủ đã trở nên vơ vàn khó khăn, đặc biệt là với sự non trẻ của
các thương hiệu Việt.
Những năm trở lại đây, các đề tài sáng tạo, xây dựng chiến lược, phát

triển thương hiệu khá phổ biến nhưng tập trung chủ yếu vào xây dựng chiến


3

lược, phát triển thương hiệu ở các doanh nghiệp, sản phẩm. Đề tài về phát
triển thương hiệu báo chí bao gồm: kênh truyền hình, đài truyền hình, báo
mạng điện tử, báo giấy, tạp chí, báo phát thanh… cịn ít, đặc biệt là báo mạng
điện tử.
2.3. Về mạng xã hội Facebook và YouTube

Facebook và YouTube là hai hai mạng xã hội mới xuất hiện vài năm trở
lại đây nhưng lại có sự tăng trưởng chóng mặt về tính năng và người dùng,
tạo ra cộng đồng mạng đơng đảo và khó kiểm soát. Hiện nay, các nhà nghiên
cứu vẫn theo dõi chặt chẽ bằng các nghiên cứu và con số thống kê sự phủ
sóng cũng như những ảnh hưởng cả tiêu cực lẫn tích cực mà hai mạng xã hội
này nói riêng và hệ thống truyền thơng xã hội nói chung đang tác động lên
cuộc sống của con người.
Với nhiều tính năng mới, sự kết nối tối ưu, đây được coi là một cơng cụ
đặc biệt hữu ích trong việc phát triển thương hiệu đối với các doanh nghiệp
nhưng đặt ra không ít thách thức. Đề tài nghiên cứu về mạng xã hội Facebook
và YouTube hiện nay trên thế giới có khá nhiều nhưng chủ yếu về tác động xã
hội còn ứng dụng vào phát triển thương hiệu vẫn cịn ít, hầu hết chỉ là một
phần nhỏ trong các nghiên cứu chiến lược phát triển thương hiệu. Tại Việt
Nam, nghiên cứu về hai mạng xã hội này vẫn sử dụng các số liệu nghiên cứu
từ các tổ chức nước ngồi, chưa có nghiên cứu thống kê cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Thơng qua phân tích và đánh giá thực trạng, luận văn nhằm tìm ra xu

hướng phát triển thương hiệu báo điện tử trên mạng xã hội Facebook và
Youtube, đồng thời, thơng qua đó, tác giả đưa ra một số giải pháp hiệu quả
phát triển thương hiệu của hai báo điện tử VietnamPlus và Vietnamnet trên
truyền thông xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


4

Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung vào một số nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thương hiệu, phát triển thương hiệu, phát
triển thương hiệu báo điện tử trên các phương tiện truyền thông mới.
- Nghiên cứu thực trạng thế mạnh và điểm yếu của VietnamPlus và
Vietnamnet trong việc phát triển thương hiệu qua mạng xã hội Facebook và
Youtube thông qua các bài học kinh nghiệm từ các trang thông tin điện tử
hoặc các cơ quan truyền thông khác.
- Dựa vào kết quả phân tích, chỉ ra những ưu điểm hạn chế của phát triển
thương hiệu trên các mạng xã hội Facebook và Youtube.
- Dự báo xu hướng và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển
thương hiệu của VietnamPlus và Vietnamnet trên các mạng xã hội Facebook
và Youtube.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu việc phát triển thương hiệu của báo điện
tử trên các mạng xã hội Facebook và Youtube.
Khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các mạng xã hội Facebook và
Youtube;

- Các báo điện tử hoạt động tương tự như VietnamPlus, Vietnamnet và
chiến lược truyền thông của hai báo này.
- Đối tượng sử dụng dịch vụ (những người thường xuyên truy cập các
trang thông tin điện tử, truyền thông xã hội)
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Do khoảng cách địa lý vùng miền và thời gian nghiên cứu, luận văn tập
trung vào khảo sát đối tượng người sử dụng dịch vụ, đối tượng thường xuyên


5

tiếp xúc với các phương tiện truyền thông mới tại địa bàn Hà Nội và các trang
thông tin điện tử dựa trên xếp hạng website và sự quan tâm của cộng đồng.
4.2.1. Không gian
Hà Nội là trung tâm tiếp nhận và phát triển các dịch vụ thương mại điện
tử với số lượng người sử dụng dịch vụ lớn hơn cả cũng như là nơi các phương
tiện truyền thông mới được sử dụng nhiều nhất do số lượng doanh nghiệp vừa
và nhỏ ngày một tăng và đa số lao động trẻ, làm việc tại văn phịng hoặc sinh
viên có mức độ tiếp cận công nghệ và xu hướng phát triển của thời đại cao…
Việc nghiên cứu tại thị trường Hà Nội chính là điển hình cho phát triển
thương hiệu qua các phương tiện truyền thông mới tại Việt Nam hiện nay.
4.2.2. Thời gian khảo sát
Đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện truyền thông mới:
Giai đoạn 2010 - 2013.
Trong vòng 3 năm trở lại đây là thời điểm xuất hiện bùng nổ các phương
tiện truyền thông mới.
+ Đối tượng sử dụng dịch vụ: Giai đoạn 2010 - 2013
Đây cũng là giai đoạn phát triển lên ngôi của các trang thông tin mạng
với lượng người đọc online tăng trưởng rất mạnh mỗi năm.

+ Các trang thông tin điện tử: Giai đoạn 2008 - 2013
2008-2013 là giai đoạn có sự gia tăng đáng kể số lượng trang thơng tin
nói chung và báo điện tử nói riêng
Việc khảo sát nghiên cứu này nhằm xác định những thế mạnh mà các
phương tiện truyền thông mới mang lại trong phát triển thương hiệu cho
trường hợp của VietnamPlus và Vietnamnet.
5. Phương pháp nghiên cứu và Cơ sở lý luận

Trong quá trình viết luận văn, tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp sau:
5.1. Phương pháp luận


6

Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta. Đồng thời, luận văn được
nghiên cứu và phát triển dựa trên kế thừa hệ thống lý thuyết về truyền thông,
thương mại điện tử, phát triển thương hiệu, các phương tiện truyền thông mới
đã được công bố.
5.2 Phương pháp cụ thể
Khảo sát thông qua bảng hỏi anket dành cho người sử dụng dịch vụ
nhằm tìm hiểu mức độ phủ sóng của các phương tiện truyền thơng mới trong
cộng đồng, mức độ quan tâm của người dùng đối với thông tin cung cấp trên
các báo điện tử, thái độ của người dùng đối với các phương tiện truyền thông
mới cũng như các trang báo mạng.
Nghiên cứu tài liệu: thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp… các tài liệu
sẵn có nhằm tạo cơ sở nền cho hoạt động nghiên cứu.
Phỏng vấn sâu: tác giả sử dụng trích dẫn các phỏng vấn của chuyên gia
về phát triển thương hiệu đã được công bố trên truyền thông nhằm làm rõ các
nội dung nghiên cứu. (10 chuyên gia)

Trên cơ sở dự liệu đã có sẽ phân tích, tổng hợp, khái quát trong quá trình
nghiên cứu để hình thành những kết luận liên quan đến đề tài.
5.3. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý luận về quan hệ công chúng và phát triển thương hiệu
6. Những đóng góp mới
- Phát triển thương hiệu trên các mạng xã hội
- Xu hướng phát triển thương hiệu trên các mạng xã hội
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao việc phát triển thương hiệu trên
các mạng xã hội
7. Ý nghĩa luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận


7

Luận văn là tài liệu tổng quan về phát triển thương hiệu nói chung và
ứng dụng của các phương tiện truyền thơng mới nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là tài liệu cụ thể mang tính ứng dụng cao về phát triển thương
hiệu cho VietnamPlus và Vietnamnet - hai báo điện tử chính thống thơng qua
các phương tiện truyền thơng mới. Bên cạnh việc phân tích những lợi thế và
hạn chế của VietnamPlus và Vietnamnet cũng như cách thức truyền thông qua
các phương tiện truyền thông mới, luận văn còn đưa ra những giải pháp cụ thể
để phát triển một cách bài bản thương hiệu VietnamPlus và Vietnamnet, đưa
VietnamPlus và Vietnamnet thành một trang tin thu hút người dùng bởi chất
lượng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, luận văn cịn là tài liệu tham khảo có giá trị ứng dụng dành
cho những ai quan tâm đến các hình thức PR mới cũng như hoạt động PR tại
Việt Nam.
8. Kết cấu luận văn


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Phần Nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát triển thương hiệu báo điện tử
Chương 2: Thực trạng phát triển thương hiệu của VietnamPlus và
Vietnamnet trên các mạng xã hội Facebook và YouTube
Chương 3: Xu hướng và giải pháp phát triển thương hiệu của
VietnamPlus và Vietnamnet trên các mạng xã hội Facebook và YouTube


8

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
BÁO ĐIỆN TỬ
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Thương hiệu
Tại Việt Nam, thuật ngữ "thương hiệu" mới xuất hiện trong thời kỳ đổi
mới kinh tế của những năm 90. Khái niệm "thương hiệu" là tâm điểm của lý
thuyết và nghệ thuật marketing hiện đại. Có rất nhiều quan điểm và định
nghĩa khác nhau xoay quanh thuật ngữ này.
Dưới góc độ marketing, thương hiệu được nhiều tổ chức và chuyên gia
trên thế giới định nghĩa như sau:
Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế
giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vơ hình) đặc biệt để nhận biết một
sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụnào đó được sản xuất hay được cung cấp
bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Thương hiệu - theo định nghĩa của Hiệp hội nhãn hiệu thương mại quốc
tế ITA_International Trademark Association: Bao gồm những từ ngữ, tên gọi,
biểu tượng hay bất kì sự kết hợp nào giữa các yếu tố trên được dùng trong

thương mại để xác định và phân biệt hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc
người bán với nhau và để xác định nguồn gốc của hàng hố đó.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (1960): "Thương hiệu (brand) là tên
gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này để
có thể nhận biết hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán cũng như phân biệt
nó với hàng hố hay dịch vụ của những người bán khác."
Theo Philip Kotler - "cha đẻ" của marketing hiện đại: "Thương hiệu
(Brand) có thể được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự


9

phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để
phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh".
Dưới góc độ ứng dụng trong đời sống thương mại: Thương hiệu là sự
biểu hiện cụ thể của nhãn hiệu hàng hóa, là cái phản ánh hay biểu tượng về uy
tín của doanh nghiệp truớc nguời tiêu dùng. Cụ thể: Là "Trade Mark" =
"Trade" + "Mark"
Thương hiệu thường được hiểu là nhãn hiệu hàng hóa đã được bảo hộ và
được pháp luật công nhận. Thương hiệu hồn tồn khơng có gì khác biệt so
với nhãn hiệu.
Dưới góc độ sở hữu trí tuệ: Thương hiệu là thuật ngữ để chỉ chung các
đối tượng sở hữu trí tuệ thường được nhắc đến và được bảo hộ như nhãn hiệu
hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa.
Một số quan điểm khác:
Thương hiệu chính là tên thương mại, nó được dùng để chỉ hoặc/và được
gán cho doanh nghiệp (Honda, Yamaha...). Honda là thương hiệu còn Future
và Super Dream là nhãn hiệu hàng hố; Yamaha là thương hiệu, cịn Sirius và
Jupiter là nhãn hiệu hàng hoá...
Và với khái niệm rộng lớn hơn, John Murphy, người sáng lập ra

Interbrand, trong một tác phẩm hiện nay vẫn thường xuyên được các nhà
nghiên cứu trích dẫn của ông năm 1987: Thương hiệu là một tập hợp các
thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị lợi ích mà họ tìm
kiếm. Thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý tính và
cảm tính của một sản phẩm, hoặc một dòng sản phẩm, bao gồm bản thân sản
phẩm, tên gọi, biểu tượng và mọi sự thể hiện của sản phẩm đó, dần được tạo
dựng qua thời gian và chiếm một vị trí rõ ràng trong tâm trí khách hàng.
John Murphy đã khái quát các thành phần của thương hiệu bao gồm "...
bản thân sản phẩm, bao bì, nhãn hiệu, hoạt động tuyên truyền, quảng cáo và


10

tồn bộ q trình thể hiện sản phẩm," và kết luận rằng thương hiệu là "tổng
hợp của tất cả các yếu tố này, cả về mặt vật chất hữu hình, thẩm mỹ, lý trí và
cảm xúc". Có thể thấy, định nghĩa của Murphy đã giải thích rõ những gì tạo ra
thương hiệu từ cả hai góc độ, góc độ đầu vào của nhà sản xuất và góc độ đầu
ra của khách hàng (Ryder, 2006).
Tóm lại, dù sử dụng những cách thức và câu chữ khác nhau để thể hiện,
nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu, cũng như các nhà kinh doanh trong thực
tế, ngày nay đều có chung một thống nhất rằng thương hiệu khơng chỉ là sản
phẩm, mà nó có những yếu tố giúp phân biệt sản phẩm đó với những sản
phẩm khác được thiết kế để đáp ứng cùng một nhu cầu. Những sự khác biệt
này có thể là lý tính và hữu hình hoặc cảm tính và vơ hình. Ngày nay khơng ít
các doanh nghiệp trên thế giới coi các thương hiệu là tài sản lớn nhất mà họ
nắm giữ và đây là cơ sở hình thành và phát triển khái niệm “thương hiệu báo
điện tử”.
1.1.2. Thương hiệu báo điện tử
Báo điện tử hay báo mạng là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình
thức một trang web và phát hành trên mạng Internet. Báo mạng điện tử được

xuất bản bởi Tòa soạn điện tử mà người ta đọc nó trên máy tính, điện thoại di
động, máy tính bảng... khi có kết nối Internet. Báo điện tử tin tức được cập
nhật thường xuyên, tin ngắn và thơng tin có được từ nhiều nguồn khác nhau.
Báo điện tử cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng
khơng phụ thuộc vào khơng gian và thời gian. Sự phát triển của Báo điện tử
những năm gần đây đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh
hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống.


11

Báo điện tử là một sản phẩm truyền thông đặc thù khi có khả năng bán
tin tức, dịch vụ cho độc giả và bán độc giả cho các nhà quảng cáo do đó,
thương hiệu là điều kiện tiên quyết quyết định sự phát triển của báo điện tử.
Từ tập hợp những khái niệm về thương hiệu trên, chúng ta có thể khái
quát hoá khái niệm và cấu trúc thương hiệu báo điện tử như sau:
Thương hiệu báo điện tử là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho
khách hàng mục tiêu các giá trị lợi ích mà họ tìm kiếm mà cụ thể ở đây đó là
những tin tức được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, đó là lượng độc giả của
chính tờ báo đó. Thương hiệu báo điện tử cũng là tổng hợp tất cả các yếu tố
vật chất, thẩm mỹ, lý tính và cảm tính bao gồm tên gọi, hình ảnh của tờ báo.
Thương hiệu báo điện tử được cấu thành từ các yếu tố sau:
Lợi ích cốt lõi và cụ thể của thương hiệu báo điện tử: Đây là trọng tâm
của thương hiệu nhằm đáp ứng những nhu cầu/mong muốn cơ bản của khách
hàng thông qua việc tiêu dùng sản phẩm. Những mong muốn đó được cụ thể
hố thành đặc điểm và thuộc tính xác định về chất lượng, hình thức…
Cụ thể, đối với thương hiệu báo điện tử thì lợi ích cốt lõi là mang lại tin
tức chính xác, kịp thời, phong phú và thiết thực. Bên cạnh đó là bố cục báo
thơng minh, dễ dàng tìm kiếm thơng tin, bắt mắt, thao tác đơn giản cho người
dùng… Từ đó, thu hút thêm nguồn độc giả mới và giữ chân những độc giả

trung thành.
Hệ thống nhận diện thương hiệu là phần thiết kế để thương hiệu có thể
dễ dàng được nhận biết đối với khách hàng. Đó chính là tên thương hiệu báo
điện tử, logo báo, biểu tượng, khẩu hiệu, các ấn phẩm khác… Với
VietnamPlus và Vietnamnet đều lựa chọn tên Quốc gia Việt Nam đứng đầu
cùng với phần đuôi phát triển theo nhiều dụng ý khác nhau. “Net” trong
Vietnamnet có thể hiểu là Internet, mạng lưới… hay “Plus” trong
VietnamPlus có thể hiểu là “cộng”, thêm, mở rộng… Cấu trúc tên gọi như


12

trên vừa dễ nhớ, vừa gắn liền với sự thiêng liêng như lời cam kết của hai tờ
báo điện tử chính thống quốc gia.
Để có thể tạo dựng hình ảnh, ghi dấu ấn thương hiệu của mình trong mắt
độc giả, công chúng, báo điện tử cần phải phát triển thương hiệu báo thông
qua những chiến lược truyền thông, nhiều kênh thông tin khác nhau để tiếp
cận công chúng. Điều này đặt ra việc các báo điện tử cần phải xem xét kỹ các
nguyên tắc và cách thức phát triển thương hiệu để áp dụng cho việc phát triển
thương hiệu báo điện tử.
1.1.3. Phát triển thương hiệu
Cho đến tận bây giờ thì tất cả các thương hiệu đã được qua kiểm nghiệm như
Apple, Sony, Nokia… bước vào thị trường như là những thương hiệu tiên tiến. Qua
nhiều năm, những thương hiệu này đã trở nên nổi tiếng, có nhiều quyền năng và
khiến người tiêu dùng thèm muốn. Sự thèm muốn của khách hàng đã phần nào
khẳng định uy tín của thương hiệu đó và chúng ta cần đặt ra câu hỏi: Những thương
hiệu này đã làm được những gì so với các thương hiệu khác?
Mỗi thương hiệu đều có đặc tính và bí quyết riêng nhưng những thương
hiệu này đều đặc tính và hệ thống giá trị cụ thể như một nền văn hoá của
thương hiệu và chúng thể hiện mối liên hệ sự phản ánh và khái niệm về người

tiêu dùng. Nhờ đó mà vị trí của mỗi thương hiệu có tầm cao khác nhau.
Trong việc phát triển thương hiệu mới, ngay từ lúc đầu chúng ta cần coi
đó thực sự là một thương hiệu chứ không phải là một cái tên sản phẩm đơn
thuần. Khơng có cái tên sản phẩm nào mà tự nhiên một ngày nào đó sẽ trở
thành một biểu tượng có ý nghĩa sâu sắc, có tiếng tăm, có uy tín và là sự khát
khao của khách hàng. Như vậy, ngay từ lúc bắt đầu thương hiệu, những nhà
điều hành cần thông qua các nguyên tắc, cách thức, kế hoạch, chiến lược phát


13

triển cụ thểm rõ ràng với những tiêu chí đánh giá và định lượng để tạo dựng
thương hiệu.
1.2. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu của báo điện tử
1.2.1. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu
Cho đến nay, chưa có một văn bản pháp lý hay một tài liệu chính thức
nào đề cập đến quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu một cách tổng
quát bởi đó là mục tiêu xây dựng và phát triển riêng của mỗi tổ chức/doanh
nghiệp. Tổng hợp thông tin từ nhiều tư liệu tham khảo cũng như kinh nghiệm
phát triển của một số thương hiệu, tôi xây dựng các bước chính trong việc xây
dựng và phát triển thương hiệu như sau:


14

Trong cuốn Quản trị xúc tiến thương mại trong xây dựng và phát triển
thương hiệu, hai tác giả An Thị Thanh Nhàn và Lục Thị Thu Hường đã đưa ra
Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu rút gọn lại gồm 5 bước chính:
Bước 1: Xây dựng tầm nhìn thương hiệu
Bước 2: Định vị thương hiệu

Bước 3: Hệ thống nhận diện thương hiệu


15

Bước 4: Truyền thông thương hiệu
Bước 5: Đánh giá thương hiệu
Ngoài ra, Kevin Randall, giám đốc nghiên cứu chiến lược của Movéo
Integrated Branding, một công ty tư vấn tiếp thị và truyền thông ở Oakbrook
Terrace, IL. Kevin đã đưa ra “Nguyên tắc 7P” trong chiến lược xây dựng
thương hiệu.
Những người quản lý thương hiệu ngày nay sẽ cần phải thông minh hơn
để cân nhắc 7P này trong việc xây dựng thương hiệu, coi đó như là hướng dẫn
trong suốt thời kỳ suy thoái và hơn thế nữa...
- Profit - Lợi nhuận: Các nhà tiếp thị hiện nay đang có cơ hội "vàng" để
tận dụng và thiết lập lợi thế cạnh tranh bằng việc khai thác tình huống hiện
tại. Đó là họ có thể tăng giá trị thương hiệu và chia sẻ thị phần, chắc chắn là
rẻ hơn trong thời kỳ phát triển mạnh.
"Tiếng nói" của các thương hiệu dần giảm đi, dẫn đến việc khá dễ dàng
cho một thương hiệu có thể nổi bật trên thị trường. Các phương tiện truyền
thông không quá đắt.
CEO của Interbrand, Jez Frampton cho rằng "bảo vệ và phát triển thương
hiệu ... là tài sản có giá trị nhất của cơng ty - cũng là tài sản ít ổn định nhất
trong thời kỳ suy thối".
- Persistence - Sự kiên trì: Những giám đốc của các thương hiệu tập
đồn cần phải nắm bắt tình hình để vượt qua những thách thức trong thời gian
này. Thậm chí, nếu ngân sách giảm thì cần phải có những chiến lược cốt lõi
và hành động mưu lược để duy trì doanh nghiệp.
Sự bền bỉ của thương hiệu trong thời kỳ suy thoái một lần nữa cam đoan
với khách hàng về độ lớn mạnh của thương hiệu.

- Planning - Lên kế hoạch: Dù nền kinh tế có mạnh hay như thế nào thì
những người xây dựng thương hiệu cũng cần phải duy trì việc theo đuổi


16

những tầm nhìn dài hạn và lên lế hoạch chắc chắn với các chiến thuật tiếp thị
thực tế có khả năng ứng biến.
IBM trong suốt thời kỳ suy thoái đầu những năm 1990 và Southwest
Airlines sau ngày 11/9 là những ví dụ về thương hiệu chẳng bao giờ dao động
trong phạm vi chiến lược thương hiệu dài hạn của họ.
- Performance - Thực hiện: Một số marketer đã cắt giảm và tiếp tục cắt
giảm giá. Nhưng những thương hiệu (và những giao tiếp truyền thông) cần
được xem xét và bổ sung bây giờ bằng việc bày tỏ những giá trị chứ không
chỉ đơn thuần về giá.
- Positioning - Xác định vị trí: Những người quản lý thương hiệu phải
duy trì và bảo vệ vị trí cốt lõi và chống lại sự cám dỗ của việc giảm chất
lượng, giảm nỗ lực sáng tạo hoặc cắt giảm giá thành.
Một nghiên cứu với hơn 1000 công ty cho thấy, công ty nào cắt giảm các
chức năng sản xuất, điều hành trong thời suy thối có xu hướng thu về lợi
nhuận nhưng ngược lại, nếu giảm chí phí trong việc phát triển sản phẩm mới,
chất lượng và tiếp thị chắc chắn sẽ bị thua lỗ.
- People - Con người: Muốn thương hiệu phát triển và có các ý tưởng sáng
tạo, hãy đặt yếu tố con người lên hàng đầu. Tuyển dụng, thúc đẩy, giữ người
giỏi lúc này là chìa khóa quan trọng.
Boeing, HP, và P&G là những trường hợp điển hình về sự đầu tư nhân tài
trong thời kỳ suy thoái.
- Principles - Các nguyên tắc: Những người quản lý thương hiệu nên làm
việc với các CEO để chắc chắn rằng thương hiệu và tổ chức của họ được gắn
kết với nhau và nhân viên trở thành một bộ phận để thiết lập nên các giá trị

thương hiệu.


17

IBM's và P&G's có được sự vững mạnh về tài chính như ngày nay là nhờ
họ chú trọng đến giá trị thương hiệu hợp tác, các nguyên tắc xử thế và sứ
mệnh xã hội của mình.
Nhân viên hoặc khách hàng sẽ trung thành hơn nếu họ được cam đoan
bởi những nguyên tắc trong việc xây dựng thương hiệu, bởi sự đảm bảo của
các giám đốc điều hành. Điều này đặc biệt quan trọng ở thế giới B2B.
Những thương hiệu áp dụng công thức 7P đã đạt được các kết quả tốt
nhất trong đầu tư, bằng chứng: Chứng khoán của Southwest Airlines tăng liên
tục từ năm 1972 đến 2002; Năm 1975, Ford và GM đã sử dụng chiến lược
quảng cáo tương tự, nhưng Ford cắt giảm ngân sách, doanh số bán của GM
tăng sau năm 1975 trong khi Ford giảm 14%; Từ năm 1980 đến 1985, nhiều
trong số những công ty không giảm nhân sách marketing đã tăng doanh số
bán từ 16 đến 80%; Các công ty cắt giảm quảng cáo thương hiệu trong thời kỳ
suy thoái, lợi tức giảm 30% sau 2 năm tiếp theo; Giá trị thương hiệu của IBM
hiện đã đạt hơn 59 tỉ đơ la.
Quy trình phát triển thương hiệu báo điện tử khơng nằm ngồi quy trình
phát triển thương hiệu chung. Nếu có khác chỉ khác ở chỗ, báo điện tử là một
thương hiệu, sản phẩm đặc thù trong lĩnh vực truyền thông, không chỉ là
thương hiệu cần phát triển mà còn là một kênh truyền thơng chính thống. Mọi
sự khác biệt, sự phát triển của thương hiệu phụ thuộc nhiều vào cách thức
truyền thông thương hiệu trên các kênh truyền thơng.
1.3. Vai trị và tầm quan trọng của thương hiệu đối với báo điện tử
1.3.1. Vai trò của thương hiệu đối với tổ chức/doanh nghiệp và người
tiêu dùng
“Sản phẩm là cái mà doanh nghiệp tạo ra trong sản xuất, còn cái mà

khách hàng chọn mua lại là thương hiệu. Sản phẩm có thể bị các đối thủ cạnh


18

tranh bắt chước còn thương hiệu là tài sản riêng của doanh nghiệp. Sản phẩm
nhanh chóng bị lạc hậu. Cịn thương hiệu (nếu thành cơng) thì có thể cịn mãi
với thời gian” - Stephen King - Tập đồn WPP.
Vai trị của thương hiệu đối với người tiêu dùng: Thương hiệu giúp
khách hàng xác định nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Thương hiệu giúp báo
hiệu những đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm tới khách hàng. Thương hiệu
giúp khách hàng tiết kiệm chi phí tìm kiếm sản phẩm. Thương hiệu làm giảm
rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩm (Rủi ro chức năng; Rủi
ro vật chất; Rủi ro tài chính; Rủi ro xã hội; Rủi ro về thời gian). Khách hàng
muốn tránh các rủi ro bằng cách tìm mua các thương hiệu nổi tiếng. Thương
hiệu giúp khách hàng biểu đạt vị trí xã hội của mình. Kết quả, các thương
hiệu là một cơng cụ nhanh chóng hoặc đơn giản hố đối với quyết định mua
hàng của khách hàng. Đây chính là điều quan trọng nhất mà một thương hiệu
cũng như công ty được gắn với thương hiệu đó cần vươn tới.
Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu
dùng. Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng
(Cam kết ngầm định; Cam kết mang tính pháp lý). Thương hiệu nhằm phân
đoạn thị trường, tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm.
Đối với các tổ chức/doanh nghiệp, thương hiệu đóng vai trị quan trọng.
Về cơ bản, thương hiệu đáp ứng được mục đích nhận diện để đơn giản hố
việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm sản phẩm cho doanh nghiệp. Về mặt hoạt
động, thương hiệu giúp tổ chức kiểm kê, tính toán và thực hiện các ghi chép
khác. Thương hiệu cho phép doanh nghiệp bảo vệ hợp pháp những đặc điểm
và hình thức đặc trưng, riêng có của sản phẩm. Thương hiệu có thể được bảo
hộ độc quyền sở hữu trí tuệ và đem lại tư cách hợp pháp cho người sở hữu

thương hiệu, điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể đầu tư một cách an
tồn cho thương hiệu và thu lợi nhuận từ thương hiệu đó.


19

Thương hiệu là cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng một sản
phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng. Do đó, lịng trung thành với
thương hiệu của khách hàng cho phép doanh nghiệp dự báo và kiểm sốt thị
trường. Hơn nữa, nó tạo nên một rào cản gây khó khăn cho các doanh nghiệp
khác muốn thâm nhập thị trường dù những thương hiệu đó mang những cam
kết tương đương. Thương hiệu có thể được coi là cách thức hữu hiệu để đảm
bảo lợi thế cạnh tranh.
Trong phần bình chọn thường niên “Các cơng ty được ngưỡng mộ nhất
nước Mỹ” của tạp chí Fortune năm 1996 đã có nội dung “The Brand’s The
Thing” để giải thích sự áp đảo của các thương hiệu mạnh như Coke,
Microsoft hay Disney. Đó là: “Tên tuổi lớn được xem là vũ khí cơ bản trong
cạnh tranh”.
Do vậy, đối với các doanh nghiệp, thương hiệu được coi là một tài sản vơ
hình có giá trị rất lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hạnh vi của
người tiêu dùng. Thương hiệu được mua và bán bởi có thể đảm bảo thu nhập
bền vững trong tương lại cho chủ sở hữu thương hiệu. Ngày nay, mối quan
tâm đến thương hiệu của các nhà quản trị cao cấp là việc xem xét và cân nhắc
đến lợi nhuận ròng của chúng.
1.3.2. Vai trò của thương hiệu đối với báo điện tử
Báo điện tử ngày nay được coi như một đơn vị hạch toán độc lập, hoạt
động như doanh nghiệp với nguồn thu từ dịch vụ và quảng cáo thông qua việc
cung cấp tin tức thời sự. Cụ thể hơn, thương hiệu báo điện tử phụ thuộc vào
sản phẩm tin tức từ đó lơi kéo độc giả và độc giả sẽ là sản phẩm cho các dịch
vụ và quảng cáo khác trên báo điện tử như: Banner quảng cáo, bài PR, dịch

vụ trực tuyến khác… mang lại những nguồn thu, lợi nhuận để chi trả các chi
phí duy trì tồ soạn, nhân sự và các hoạt động phát triển thương hiệu khác.
Như vậy, thương hiệu giúp báo điện tử thu hút và tạo chỗ đứng trong
lòng độc giả cũng như nguồn khách hàng trung thành, liên tục, đảm bảo lợi


20

nhuận phát triển toà soạn đồng thời khẳng định được tên tuổi, đóng góp của
mình trong làng báo chí Việt Nam nói riêng và với báo chí quốc tế nói chung.
1.4. Vai trò của các mạng xã hội trong việc phát triển thương hiệu báo
điện tử
Mạng xã hội, hay còn gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network)
là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với
nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những
người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng.
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat,
chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên
kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu
thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành
viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên
thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name),
hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca
nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau,
với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây
Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái
Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng
miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và
tại Việt


Nam xuất

hiện

rất

nhiều

các

mạng



hội

như: Zing

Me, YuMe, Tamtay...
Mạng xã hội đang làm thay đổi bộ mặt của truyền thông, đặc biệt trong
việc phát triển thương hiệu trong đó có Facebook và Youtube, hiện là hai
mạng xã hội phổ biến và có lượng người sử dụng lớn nhất thế giới.


21

Hơn 80% các công ty quảng cáo lớn tại Mỹ sử dụng Facebook Ads (ứng
dụng quảng cáo trên Facebook) để tự quảng bá thương hiệu trong khi các
doanh nghiệp cũng bắt đầu coi mạng xã hội này như một môi trường thuận lợi

để thực hiện các chiến dịch mở rộng thị trường.
Với 340 triệu lượt người sử dụng mỗi tháng, Facebook Ads đã trở thành
một công cụ không thể bỏ qua đối với 83 trong số 100 công ty chi nhiều tiền
quảng cáo nhất tại Mỹ. Khảo sát mới đây của Tổ chức nghiên cứu AdAge cho
thấy ngay cả những tên tuổi lớn như Johnson&Johnson, Nike hay AT&T cũng
đang phải "nhờ cậy" mạng xã hội này để phát triển thương hiệu.
"Mọi khách hàng đều muốn nói về Facebook" - Ed Montes, giám đốc
Havas Digital, công ty chuyên thực hiện quảng cáo cho Sears, Expedia hay
Air France nhận xét. - "Tôi chưa từng thấy sức hút nào mạnh mẽ đến thế kể từ
sau sự ra đời của Google."
Ngoài cách phát triển thương hiệu bằng banner, Facebook Ads còn cho
phép khách hàng tạo trang cá nhân trên mạng xã hội của mình. Người sử dụng
sẽ được liên kết và thường xuyên cập nhật thông tin về hãng nếu họ trở thành
"người hâm mộ" (Fan) của các trang này. Với cách làm đó, Starbucks đã thu
hút được 3,7 triệu fan trong khi con số của Coca-Cola là 3,5 triệu.
"Facebook đang cố gắng tạo ra một môi trường, nơi mà nhà sản xuất và
khách hàng của họ có thể liên kết với nhau theo một cách đầy sáng tạo" - Ed
Montes nhận xét. MySpace từng đi tiên phong trong việc đưa quảng cáo vào
các mạng xã hội nhưng hoạt động này chỉ thực sự phát triển cùng sự ra đời
của Facebook.


22

Ngồi ra cịn có những hình thức khác để quảng cáo trên Facebook là
dùng profile Facebook, lập fanpage … Mỗi fanpage có hàng chục hàng trăm
ngàn thành viên, thơng điệp của bạn sẽ được lan truyền hàng ngàn người
nhanh chóng nhờ fanpage Facebook.
Với số lượng 250 triệu người truy cập Facebook mỗi ngày, tương đương
với 2/3 người sử dụng Internet để vào các trang mạng xã hội hàng ngày thì

đây là một kênh phát triển thương hiệu hữu ích.
Bên cạnh Facebook, YouTube của Google là kênh dịch vụ xem video
trực tuyến và cũng là nơi lưu trữ dữ liệu hình ảnh khổng lồ. Với hơn một tỉ
người trên thế giới truy cập mỗi tháng, YouTube xứng đáng là nền tảng có
hiệu quả tốt nhất cho việc phát triển thương hiệu. Theo thống kê thì người sử
dụng Youtube tại Việt Nam đã đạt qua mốc 40 triệu người.
Các báo điện tử ở Việt Nam nhìn chung đã thành lập các trang YouTube và
Facebook với mục đích thu hút được càng nhiều độc giả, khách hàng càng tốt.
Cùng với việc tạo một trang mạng xã hội, các báo điện tử có thể tiếp cận
cộng đồng và người dùng có thể tham gia đóng góp ý kiến, giao tiếp, phản hồi
về những sản phẩm, dịch vụ trên website báo điện tử. Đây thực sự là một
kênh tiếp cận hiệu quả đối với người dùng. Họ có thể giao tiếp với nhau, bình
luận, chia sẻ… làm tăng lượng truy cập của báo cũng như làm động lực để
ngày càng hoàn thiện chất lượng các sản phẩm, dịch vụ mà báo điện tử đang
xây dựng.
YouTube và Facebook hỗ trợ việc truyền thơng những tin nóng, những
thông tin tiêu điểm mà dư luận xã hội đang quan tâm cho các báo điện tử hết
sức hiệu quả và nhanh chóng. YouTube và Facebook cịn là nơi tạo hỗ trợ


23

đăng liên kết bài báo tốt, thu hút nhiều khách hàng gián tiếp truy cập website
chính của báo điện tử, điều này mang lại lợi ích khơng nhỏ đơn giản là nâng
cao thứ hạng website của bạn sau đó là để phát triển thương hiệu báo cũng
như trong hoạt động khai thác khách hàng.


24


1.5. Giới thiệu chung về báo điện tử VietnamPlus, Vietnamnet,
Facebook và Youtube
1.5.1. Giới thiệu chung về báo điện tử VietnamPlus
Website chính thức: www.vietnamplus.vn
Giấy phép số: 1374/GP-BTTTT do Bộ Thơng tin và Truyền thông cấp
ngày 11/9/2008.
Cơ quan chủ quản: Thông tấn xã Việt Nam
Tổng Biên tập: Ông Lê Quốc Minh
Đây là báo điện tử chính thống trực thuộc Thơng tấn xã Việt Nam, được
thành lập từ tháng 11 năm 2008 và được dịch ra tiếng Anh, Tây Ban Nha,
Pháp và Trung Quốc. Báo có nội dung chất lượng, phản ánh trung thực và
minh bạch về tình hình kinh tế-chính trị, văn hố-xã hội trong và ngồi nước.
Đây là một trong số ít những trang báo điện tử được hình thành từ nền
tảng thông tấn vững chắc nhất - một trong những cơ quan ngơn luận có lịch sử
lâu dài nhất (thành lập từ năm 1945) và đang phát triển mạnh mẽ cho đến
ngày nay.
Với những kinh nghiệm cũng như đội ngũ nhân sự lớn mạnh khi phát
triển rất nhiều các ấn phẩm khác trong suốt quá trình phát triển (bao gồm các
bản tin hàng ngày, các bản tin chuyên đề cũng như nhiều tờ báo và tạp chí có
uy tín), Thơng tấn xã Việt Nam mang lại cho VietnamPlus một nguồn thơng
tin chính thống, đáng tin cậy và nhanh nhất trong tất cả các tờ báo điện tử
đang hiện hành - có thể coi là nguồn lực tiềm tàng vơ giá. Rất nhiều các nhà
báo tên tuổi, rất nhiều các tin tức nóng hổi được phân tích chiều sâu ở tất cả
các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.
Về hình thức báo, VietnamPlus có 17 mục chính với 36 chuyên mục nhỏ.
Đặc biệt, các mục tin ảnh, tin video, tin infographic, timeline được đánh giá là
hình thức báo hiện đại, kết hợp đa phương tiện hiện nay.


25


Về xếp hạng website, tham khảo Alexa rank trên trang Alexa.com chuyên trang xếp hạng website dựa vào lưu lượng truy cập của website đó.
Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố là
số trang web người dùng xem (page views) và số người truy cập website
(traffic). Cụ thể, khảo sát ngày 8/1/2014, VietnamPlus đứng thứ 21.989 thế
giới và thứ 181 Việt Nam.
Về cơ cấu toà soạn, báo điện tử VietnamPlus được tổ chức theo quy mô
tương đối nhỏ gọn với gần 50 người duy trì thường xuyên các hoạt động của
báo. Cơ cấu tồ soạn bao gồm: Ban lãnh đạo, Phịng Tổng hợp, Phịng Phóng
viên, Phịng Biên tập. Trong đó, Ban lãnh đạo gồm: 01 Tổng biên tập, 2 Phó
Tổng biên tập. Phịng Tổng hợp có 08 người gồm: 02 trợ lý Tổng biên tập, 02
Trưởng, Phó phịng, 02 nhân viên văn phịng, 02 nhân viên phụ trách quảng
cáo.Phịng phóng viên có 19 người, trong đó có 02 Trưởng, Phó phịng cùng
17 phóng viên. Phịng Biên tập có 15 người, gồm 02 trưởng phó phịng cùng 13
Biên tập viên.
1.3.2. Giới thiệu về báo Vietnamnet
Vietnamnet được cấp giấy phép hoạt động vào ngày 23/1/2003 là trang
báo điện tử bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Vietnamnet cịn có các chun tranh
như Tin tức online, 2sao, Tuần Việt Nam…Ngày 15/5/2008, Vietnamnet tách
ra khỏi VNPT về trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hiện nay, theo xếp hạng Alexa, tính đến ngày 7/11/2013, Vietnamnet
xếp thứ 21 tại Việt Nam và xếp thứ 2.885 trên thế giới về số lượng truy cập.
Thời gian qua, Vietnamnet nhiều lần bị hacker phá hoại. Độc giả không thể
truy cập được hoặc tốc độ download của trang rất chậm. Điều này vơ tình đã
ảnh hưởng đến uy tín của báo và cũng gây sụt giảm khá mạnh lượng độc giả
của báo. Vietnamnet là một trong những báo điện tử chính thống hàng đầu
Việt Nam hiện nay.



×