ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------
TRẦN THỊ NHƢ QUỲNH
NGHIÊN CỨU "THẢM HỌA BÁO MẠNG" TRONG VIỆC THÔNG
TIN VỀ VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
(KHẢO SÁT BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET, VNEXPRESS VÀ DÂN TRÍ
NĂM 2011 - 2012)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------
TRẦN THỊ NHƢ QUỲNH
NGHIÊN CỨU "THẢM HỌA BÁO MẠNG" TRONG VIỆC THÔNG
TIN VỀ VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
(KHẢO SÁT BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET, VNEXPRESS VÀ DÂN TRÍ
NĂM 2011 - 2012)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Luận văn có sự kế thừa các công
trình nghiên cứu của những người đi trước, trên cơ sở đó tác giả luận văn bổ
sung thêm những tư liệu mới và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả Luận văn
Trần Thị Nhƣ Quỳnh
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ báo chí với đề tài Nghiên cứu
“thảm họa báo mạng” trong việc thông tin về văn hóa – nghệ thuật. (Khảo
sát báo điện tử Vietnamnet, Vnexpress và Dân trí năm 2011 – 2012), tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều phía.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái
đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Báo chí và
Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã có những ý kiến góp ý chân thành, sâu sắc cho tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè
– những người luôn ủng hộ, động viên tôi nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Thị Như Quỳnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
Chƣơng 1: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN VĂN HÓA –
NGHỆ THUẬT .................................................................................................................... 11
1.1. Khái niệm Báo mạng điện tử ................................................................ 11
1.2. Ngôn ngữ loại hình của Báo mạng điện tử........................................... 14
1.3. Văn hóa - Nghệ thuật: Mảng thông tin quan trọng của báo mạng
điện tử ở Việt Nam ........................................................................................ 19
1.4. Vấn đề thông tin Văn hóa – Nghệ thuật trên báo mạng điện tử............... 22
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 39
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH "THẢM HỌA" THÔNG TIN VỀ VĂN HÓA –
NGHỆ THUẬT TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ (Vnexpress.net,
Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn) ..................................................................... 41
2.1. Nhận diện chung về trang thông tin Văn hóa - nghệ thuật trên
Vnexpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn ............................................. 41
2.2. Thực trạng "thảm họa báo mạng" trên các báo mạng điện tử
Vnexpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn ............................................. 52
2.3. Đánh giá chung về “thảm họa báo mạng” trong thông tin văn hóa –
nghệ thuật trên báo mạng điện tử Việt Nam .............................................. 71
2.3.2. Về hình thức ......................................................................................... 78
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 81
Chƣơng 3: KINH NGHIỆM ỨNG XỬ VỚI “THẢM HỌA BÁO MẠNG” VÀ
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM........................ 83
3.1. Kinh nghiệm ứng xử với “thảm họa báo mạng” ................................. 83
3.2. Giải pháp quản lý báo mạng điện tử Việt Nam ............................... 102
3.2.1. Giải pháp về chính sách ..................................................................... 104
3.2.2. Giải pháp với Tổng biên tập, Ban biên tập ....................................... 107
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 115
KẾT LUẬN .................................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 119
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Báo mạng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ bùng nổ
truyền thông và trở thành kênh thông tin thường xuyên của một lượng công
chúng rất lớn. Theo báo cáo tỷ lệ người dân sử dụng các phương tiện truyền
thông, nghe nhìn do Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành, tỷ lệ người
dùng Internet vượt độc giả, thính giả nghe đài và công chúng nghe nhìn
truyền hình để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng hàng ngày phổ
biến nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ 42%. (Số liệu năm 2011).
Số lượng báo điện tử ra đời ngày một nhiều, các trang báo in cũng tranh
thủ tiếp cận thêm độc giả bằng cách cho ra phiên bản báo mạng bên cạnh báo
giấy. Đó là chưa kể, số lượng trang tin điện tử xuất hiện “nhiều như nấm sau
mưa” dẫn đến cuộc chạy đua “săn” tin bài, tranh giành độc giả giữa các trang
này nhằm tìm mọi cách để tăng lượt truy cập (pageview). Không chỉ đấu đá
trong nội bộ “làng báo” với nhau, báo mạng còn phải đối mặt với hàng ngàn
diễn đàn, mạng xã hội ra đời ồ ạt trong sự phát triển tột bậc của công nghệ
thông tin. Rất nhiều bạn đọc đã “ngấy” những thông tin sáo rỗng, na ná nhau
trên các báo nên chuyển sang đọc, chia sẻ, bình phẩm trên mạng xã hội, diễn đàn.
“Đất chật người đông”, để thu hút độc giả trong thời kỳ bùng nổ thông
tin hiện nay là việc không hề dễ dàng, nhất là khi thị hiếu, thẩm mỹ và trình
độ dân trí của người dân ngày càng cao. Rất nhiều báo đã phải tạm thời rời xa
tôn chỉ của mình chạy theo xu hướng lá cải hóa, bạo lực giật gân… nhằm câu
khách. Suy cho cùng, mục đích của mỗi tòa soạn bên cạnh nhiệm vụ chính trị
là thu hút được số lượng đông đảo độc giả truy nhập để từ đó thu được quảng
cáo nuôi sống tòa soạn trong bối cảnh khó khăn chung của làng báo.
2
Một trong những cách để câu kéo độc giả mà các trang mạng đang tận
dụng triệt để là khai thác vô tội vạ mảng thông tin về văn hóa nghệ thuật. Đời
tư nghệ sĩ, hậu trường sân khấu, những hình ảnh hở hang, những phát ngôn
gây sốc về vấn đề nhạy cảm… gây tò mò cho độc giả là mảng nội dung “béo
bở” để các trang mạng “xào nấu” thành những “món ăn” để “chiêu đãi” hoặc
nhồi nhét cho độc giả mỗi ngày. Giới nghệ sỹ cũng từ đó tranh thủ quảng bá
hình ảnh, cố tình mượn báo mạng để thực hiện các chiêu trò để trở thành
người nổi tiếng bằng tai tiếng.
Xu hướng làm báo “lá cải” xâm nhập cả vào loại hình báo in, báo
mạng, báo phát thanh, báo hình. Nhưng báo mạng nói riêng là nơi thể hiện
một cách rõ ràng và đậm nét nhất những thông tin lá cải đến mức tạo thành
“thảm họa”. Từ “thảm họa” do chính những phóng viên, nhà báo gọi tên hiện
tượng đưa thông tin ẩu và lá cải trên báo mạng. Sau đó, độc giả cũng sử dụng
từ “thảm họa” để chỉ những bài báo như vậy mà họ gặp thường ngày trên
mạng. Đi khắp các trang báo mạng điện tử đều có thể bắt gặp những hình ảnh
giống nhau với những cái tít khác nhau nhưng đều chung một đặc điểm là cố
tình gây sốc, đánh vào sự tò mò của độc giả. Cách định hướng đưa tin như
vậy trên báo mạng đang thực sự là một thực trạng đáng lo ngại.
Rất nhiều độc giả lên tiếng tẩy chay những thông tin lá cải này, chê báo
chí nghèo nàn, đói khát thông tin. Nhiều tờ báo, phóng viên đã có những loạt
bài phân tích, lên án cách thông tin “thảm họa” trên báo mạng nhưng cũng chỉ
như muối bỏ bể. Mặt khác, theo kết quả từ Google Trends cho thấy, suốt từ
năm 2007 tới năm 2010, Việt Nam luôn dẫn đầu về số lượt người tìm kiếm từ
khóa liên quan đến “sex”. Chính vì vậy, dù một mặt lên án nhưng mặt khác
chính độc giả lại đang “dẫn dắt” báo mạng sản xuất tin tức theo hướng lá cải
để phục vụ nhu cầu của một bộ phận độc giả không hề nhỏ.
3
Hằng ngày, các báo mạng vẫn đua nhau “trồng cải” và độc giả vẫn
phải ngụp lặn trong thông tin “thảm họa”. Điều này khiến cho báo mạng đang
dần mất đi niềm tin của độc giả, đang trở thành công cụ PR tên tuổi của
không ít cá nhân thích nổi tiếng “xổi” hơn là lao động nghệ thuật nghiêm túc.
Tác giả luận văn nhận thấy, “thảm họa báo mạng” nổi lên thành một vấn đề
nghiên cứu và từ nghiên cứu đó có thể đưa ra được kinh nghiệm phòng tránh
“thảm họa báo mạng” cũng như xây dựng một mô hình quản lý báo mạng
Việt Nam hợp lý.
Chính vì vậy, tác giả luận văn quyết định lựa chọn đề tài: Nghiên cứu
“thảm họa báo mạng” trong việc thông tin về văn hóa – nghệ thuật. (Khảo
sát báo điện tử Vietnamnet, Vnexpress và Dân trí năm 2011 – 2012) làm đề
tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều loạt bài viết, diễn đàn được mở ra
trên các báo bàn về vấn đề thông tin bị “lá cải hóa”, trở thành “thảm họa” trên
báo mạng điện tử.
1. Báo Thể thao Văn hóa đã có một chuyên đề 3 bài viết, một buổi
giao lưu trực tuyến và chốt lại với buổi tọa đàm mang thông điệp "Xin đừng
'Playboy hóa' báo chí!"
Loạt bài của báo Thể thao Văn hóa mở đầu bằng việc giúp người đọc
lật lại quá khứ khi Tạp chí Playboy - tờ tạp chí Mỹ với mục tiêu cung cấp một
cách đầy đủ nhất về những thứ cần thiết cho một người đàn ông, trong đó
phần nhiều xem là hình ảnh gợi cảm, những thông tin hậu trường thú vị - ra
đời. Tiếp đến, báo Thể Thao Văn hóa phản ánh thực trạng và đưa ra được
nguyên nhân vì sao những nội dung của tờ Playboy kia du nhập ồ ạt vào báo
chí Việt Nam.
4
Với quan điểm phê phán, báo Thể thao Văn hóa gọi hiện tượng đó là
“thảm họa” và chốt lại với lời nhắn nhủ “Xin đừng „Playboy hóa‟ báo chí”.
Cụ thể loạt bài viết trên báo Thể thao văn hóa:
- "Playboy hóa" báo chí?” (Thể thao văn hóa, Thứ Sáu, ngày
17/06/2011)
- “Playboy hóa” báo chí Nhu cầu & thảm họa?” (Thể thao văn hóa
thứ Bảy, ngày 18/06/2011)
- “Playboy hóa” báo chí: Những hậu quả khó lường” (Thể thao văn
hóa, Chủ Nhật, ngày 19/06/2011)
- Giao lưu trực tuyến “Xin đừng „Playboy hóa‟ báo chí” với ba khách
mời là: Đạo diễn Lê Hoàng; nhà báo Phạm Thanh Hà (bút danh Camera);
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
(Thể thao văn hóa, Thứ Bảy, ngày 21/06/2011)
- Tọa đàm “Xin đừng 'Playboy hóa' báo chí!" với các khách mời là:
Ông Hoàng Hữu Lượng Cục trưởng Cục Báo Chí - Bộ Thông tin truyền
thông; PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái. (Thứ Hai, ngày 04/07/2011).
2. Báo Người lao động cũng vào cuộc với loạt gồm 3 bài viết. Đồng
quan điểm với báo Thể thao Văn hóa khi hiện tượng Playboy hóa báo chí xuất
hiện tràn làn trong làng báo Việt Nam, báo Người lao động cho rằng đó là
“mối hiểm họa”. Tờ báo này cũng đi sâu phân tích nội dung và cách tiếp cận
thông tin của những bài báo bị Playboy hóa.
Cụ thể loạt bài viết trên báo Người lao động:
- "Playboy hóa" báo chí: Nghệ sĩ là “con mồi”! (Người lao động Thứ
Tư, ngày 22/06/2011)
- "Playboy hóa" báo chí: Liên kết “ma quỷ”( Người lao động Thứ
Năm, ngày 23/06/2011)
5
- “Playboy hóa” báo chí: Mối hiểm họa! (Người lao động Chủ Nhật,
ngày 26/06/2011)
3. Báo Tuổi trẻ TP.HCM lên tiếng với loạt bài Truyền thông: Những
chuyện không tử tế gồm 5 bài. Ngay tên chuyên đề mà tờ báo này đặt đã cho
thấy tư duy và góc nhìn phản biện, phê phán đối với những tác phẩm báo chí
“thảm họa”, chuyên đưa tin tức giật gân, soi mói đời tư nghệ sĩ. Từ việc đưa
ra nguyên nhân xuất hiện những bài báo “thảm họa”, báo này đã đưa ra lời
cảnh tỉnh “truyền thông mạng phải tự vấn” và đề xuất giải pháp khá mạnh là
đóng cửa tờ báo vi phạm nặng.
Cụ thể loạt bài viết trên báo Tuổi trẻ:
- Thảm họa soi mói (Tuổi trẻ TP.HCM Thứ Sáu, ngày 24/06/2011)
-
Chứng mê đắm tin giật gân (Tuổi trẻ TP.HCM, Thứ Bảy, ngày
25/06/2011)
-
Khi đạo đức bị tàn phá (Tuổi trẻ TP.HCM, Chủ Nhật, ngày
26/06/2011)
-
Truyền thông mạng phải tự vấn (Tuổi trẻ TP.HCM, bản Thứ Hai,
ngày 27/06/2011)
- Vi phạm nặng, sẽ đóng cửa tờ báo (Tuổi trẻ TP.HCM, Thứ Ba, ngày
28/06/2011)
Có thể thấy, các bài viết, diễn đàn trên các báo nói trên đã đưa ra được
một bức tranh báo mạng với những gam màu tối, đầy những hình ảnh, thông
tin lá cải; Phân tích khá chi tiết bản chất của thông tin “thảm họa” về văn hóa
– nghệ thuật và đưa ra những cảnh báo hậu quả của cách đưa thông tin như
vậy. Đây đều là những tư liệu giá trị giúp tác giả luận văn có cơ sở bước đầu
quan trọng trong nghiên cứu đề tài của mình.
Ngoài ra, trong quá trình tìm tư liệu cho luận văn, tác giả nhận thấy có
những nghiên cứu đáng chú ý sau: Luận văn thạc sỹ của tác giả Trƣơng Thị
6
Bích Ngọc (năm 2010) với đề tài: Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến
đối với thông tin Văn hóa – nghệ thuật. Luận văn đã chỉ ra cách tiếp cận, khai
thác đề tài và đưa thông tin về Văn hóa – nghệ thuật trên báo trực tuyến của các
nhà báo. Các luận văn của tác giả Phạm Thị Hằng (năm 2008) với đề tài: Nâng
cao chất lượng thông tin trên báo điện tử, của tác giả Nguyễn Thị Bình (năm
2006) với đề tài: Nâng cao chất lượng báo chí Internet trong thời gian tới đề cập
tới thực trạng và đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng của báo mạng điện tử.
Những tư liệu này là tài liệu hữu ích cho tác giả luận văn trong việc nghiên cứu.
Tuy nhiên, nghiên cứu về một hiện tượng cụ thể trên báo mạng là đưa
thông tin một cách “thảm họa” thì chưa có đề tài nào được tiến hành. Trong luận
văn thạc sỹ của mình, tác giả luận văn sẽ phân tích và làm rõ hơn cụm từ “thảm
họa báo mạng”, chỉ ra bản chất của cách đưa thông tin này. Đặt báo mạng trong
mối tương quan với các loại hình báo chí khác để chỉ ra rằng, ngôn ngữ báo
mạng có những lợi thế riêng mà không loại hình báo chí nào có được và đó cũng
chính là yếu tố then chốt để báo mạng là nơi thể hiện rõ nhất “thảm họa” trong
việc đưa thông tin về văn hóa – nghệ thuật. Luận văn cũng khảo sát trên những
đầu báo mạng cụ thể và đưa ra mô hình quản lý, phát triển báo mạng hiệu quả ở
Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một hiện tượng xuất hiện trên báo mạng điện tử
đó là “thảm họa báo mạng” trong việc thông tin về văn hóa – nghệ thuật.
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát trang thông tin về Văn hóa – nghệ
thuật trên ba báo mạng điện tử Vnexpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn,
luận văn phân tích rõ thực trạng thông tin về văn hóa – nghệ thuật trên ba báo
này; Tìm hiểu cách tiếp cận, khai thác đề tài, lựa chọn nội dung thông tin “hút
khách” và thể hiện dưới những hình thức đa dạng khác nhau.
7
Tác giả luận văn cũng đề xuất kinh nghiệm phòng tránh thảm họa báo
mạng cho phóng viên và biên tập viên mảng văn hóa – nghệ thuật, đồng thời,
đưa ra mô hình quản lý báo mạng hiệu quả ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích những bài báo được lựa chọn theo tiêu chí là
“thảm họa” thông tin trong chuyên mục văn hóa – nghệ thuật – giải trí trên ba
báo mạng điện tử Vnexpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn.
Sở dĩ tác giả luận văn lựa chọn 3 báo trên bởi đây là những báo mạng uy
tín của Việt Nam, là chuẩn mực về ngôn ngữ báo mạng, có số lượng người
truy cập lớn nên có sức ảnh hưởng sâu rộng trong công chúng. Nghiên cứu
những tờ báo mạng tiêu biểu nhất của Việt Nam sẽ thấy được một cách tổng
quan và chính xác nhất về văn hóa đưa tin của báo chí nước nhà về văn hóa –
nghệ thuật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát tất cả các bài viết phản ánh về văn hóa, nghệ thuật
theo hướng “thảm họa” trên 3 báo: Vietnamnet, Vnexpress, Dân trí trong 2
năm 2011, 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Căn cứ vào lý thuyết về truyền thông, báo chí nói chung và chủ trương,
đường lối, chính sách về báo chí nói chung và báo mạng nói riêng của Đảng
và Nhà nước.
5.2. Phương pháp cụ thể
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có phương
pháp thu thập tài liệu, phân tích nội dung, so sánh, thống kê, tổng hợp…
Trước tiên, luận văn dựa trên các tư liệu thu được từ các nguồn như: Sách,
báo, tạp chí, mạng internet… để tìm hiểu, phân tích những đặc điểm và ưu thế
8
của ngôn ngữ báo mạng. Phân tích động cơ đưa tin của phóng viên báo mạng,
tâm lý tìm đọc tin của độc giả và nhu cầu mượn báo mạng làm công cụ quảng
bá tên tuổi của các chủ thể là những nhân vật trong thế giới showbiz. Chính
mối quan hệ “tay ba” này làm “thảm họa” báo mạng ngày càng phát triển.
Sau đó, tiến hành khảo sát, phân tích nội dung và hình thức thể hiện của
các bài báo “thảm họa” trong 2 năm 2011, 2012 trên ba báo mạng điện tử
Vnexpress.net, Dantri.com.vn và Vietnamnet.vn. Từ đó đưa ra những kiến
nghị phù hợp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về báo mạng điện tử để nêu lên
đặc điểm ngôn ngữ loại hình báo mạng điện tử so với những loại hình báo chí
trước đó. Phân thích về một hiện tượng đang được quan tâm khi báo mạng
bùng nổ đó là “thảm họa báo mạng” trong việc thông tin về văn hóa – nghệ
thuật.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc khảo sát ba tờ báo mạng tiêu biểu của Việt Nam, luận văn chỉ
ra được thực trạng báo mạng Việt Nam trong việc thông tin về văn hóa nghệ
thuật. Luận văn cũng đưa ra những kinh nghiệm phòng tránh thảm họa cho
phóng viên và biên tập viên mảng văn hóa – nghệ thuật trong quá trình làm
nghề.
Tác giả luận văn bước đầu đề xuất mô hình quản lý báo mạng Việt
Nam phù hợp với tình hình hiện tại để phòng tránh “thảm họa”.
Luận văn giúp cho các tòa soạn báo mạng điện tử có cái nhìn khách
quan về thực trạng cách làm tin bài trên báo mạng điện tử hiện nay để có
những điều chỉnh trong việc tiếp cận thông tin và thể hiện thông tin văn
hóa – nghệ thuật sao cho phù hợp.
9
Luận văn giúp nhà trường - những cơ sở đào tạo chuyên ngành báo
chí có cái nhìn tổng quát về thực trạng trên để trong quá trình giảng dạy,
định hướng sinh viên cách ứng xử có văn hóa với thông tin văn hóa – nghệ
thuật để từ đó khi sinh viên ra trường, hoạt động trong các tòa soạn sẽ áp
dụng và góp phần hạn chế được những thảm họa đó.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và danh mục Tài liệu tham khảo, phần
nội dung chính của Luận văn bao gồm 3 chương cơ bản:
Chương 1: Báo mạng điện tử và vấn đề thông tin văn hóa – nghệ
thuật
Chương 2: Phân tích “thảm họa” thông tin về văn hóa – nghệ thuật
trên báo mạng điện tử Việt Nam (Vietnamnet.vn, Vnexpress.net,
Dantri.com.vn)
Chương 3: Kinh nghiệm ứng xử với “thảm họa báo mạng” và giải
pháp quản lý báo mạng điện tử Việt Nam
10
Chƣơng 1: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN VĂN
HÓA – NGHỆ THUẬT
1.1.
Khái niệm Báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí ra đời cuối thế kỷ 20 nhờ sự phát
triển của công nghệ và sự ra đời của Internet. Dù ra đời sau báo in, báo phát
thanh, báo truyền hình nhưng báo mạng điện tử nhanh chóng phủ sóng toàn
thế giới và ngày càng chứng minh sức lan tỏa của mình nhờ những ưu thế mà
các loại hình báo chí ra đời trước đó không có được.
Do “tuổi đời” còn ít nên các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa có cách gọi tên
thống nhất đối với loại hình báo chí này. Vì thế, dù thiếu tên quy chuẩn nhưng
báo mạng điện tử đồng thời cũng là loại hình báo chí có nhiều tên nhất.
Trên thế giới, loại hình báo chí này có những tên gọi như online
newspaper (báo chí trên mạng, báo trực tuyến), Electronic Journal (báo điện
tử)… Ở Việt Nam, cũng có nhiều cách gọi như báo điện tử, báo mạng, báo
Internet, báo mạng điện tử, báo trực tuyến…
Theo tác giả Nguyễn Thị Thoa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm về Tổ chức và quản lý báo
mạng điện tử ở Việt Nam [43, tr.3 – 4], cả hai thuật ngữ báo điện tử và báo
trực tuyến đều chưa chuẩn xác.
Tác giả phân tích, báo trực tuyến không thể nói hết được đặc điểm của tờ
báo mạng điện tử là sử dụng tối đa nền tảng kỹ thuật của dịch vụ Internet và
sự sáng tạo của con người trong quy trình sản xuất thông tin. Mặt khác, thuật
ngữ báo trực tuyến chưa được Việt hóa. Còn thuật ngữ báo điện tử dễ gây
nhầm lẫn, đồng nhất loại hình báo chí thứ tư ngày với hai loại hình báo chí
điện tử trước đó là phát thanh và truyền hình. Hơn nữa, cách gọi như vậy
không chuẩn xác về mặt thuật ngữ khoa học. Tác giả cho rằng, người Việt
Nam hay dùng từ internet = mạng (ví dụ như lên mạng, vào mạng, kết nối
11
mạng…). Thay vì gọi “báo internet” thì gọi “báo mạng” có vẻ Việt Nam và dễ
hiểu hơn nhiều.
Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn Báo mạng điện tử những
vấn đề cơ bản [20, tr.26], báo mạng là cách gọi tắt của báo mạng Internet.
Đây là cách gọi không mang tính khoa học vì nó không rõ nghĩa, không đầy
đủ, dễ làm hiểu sai bản chất của thuật ngữ. Bởi Internet là mạng của các mạng
(A network of networks), dưới nó còn rất nhiều loại mạng như mạng nội bộ
của các tổ chức, các công ty, các chính phủ… Gọi tắt như thế sẽ không xác
định rõ ràng ranh giới giữa khái niệm “mạng” và “mạng Internet”.
Hiện, loại hình báo chí này vẫn đang được gọi với nhiều tên khác nhau.
Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ thống nhất dùng cách gọi Báo mạng
điện tử.
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí đƣợc xây dựng dƣới hình
thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet. [18, tr. 28]
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí đa phương tiện cho phép cập nhật
thông tin tức thời, thường xuyên, liên tục, có tính tương tác cao, khả năng liên
kết lớn, lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng, tính xã hội hóa cao và khả năng cá thể
hóa tốt.
Theo tác giả Nguyễn Thị Thoa trong cuốn Tổ chức và quản lý báo
mạng điện tử ở Việt Nam [44, tr. 6] tên gọi Báo mạng điện được sử dụng với
những lý do sau:
“Thứ nhất, nó khẳng định loại hình báo chí mới này là con đẻ của sự
phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương
tiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, các máy tính nối mạng và các server, các phần
mềm ứng dụng.
Thứ hai, nó cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất, đặc trưng
của loại hình báo chí này: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức
12
thời, phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, với cách lưu
trữ thông tin dưới dạng dữ liệu siêu văn bản, khả năng siêu liên kết – các
trang báo được tổ chức thành từng lớp, có cơ chế “nở” ra với số trang không
hạn chế...
Thứ ba, tên gọi này chỉ rõ người làm báo và người đọc báo đều phải có
trình độ kỹ thuật nhất định.
Thứ tư, đây là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt như: báo,
mạng, điện tử. Chính vì vậy, tên gọi này thỏa mãn được các yếu tố: Việt hóa,
đặc trưng khu biệt của loại hình báo chí mới, khắc phục được sự “thiếu” về
nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai.” [42, tr. 6]
Báo mạng điện tử đầu tiên tại Việt Nam ra đời từ tháng 12 năm 1997
khi tạp chí Quê hương của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài được đưa
lên mạng. Từ đó tới nay, sau 17 năm hình thành và phát triển, hiện số lượng
báo mạng điện tử ở Việt Nam đã rất phong phú và được chia làm hai dạng.
Thứ nhất là các báo mạng điện tử hình thành và phát triển độc lập, không kèm
báo giấy như Vietnamnet.vn, Vnexpress.net, Vnmedia.vn,… Thứ hai là các
báo mạng điện tử ra đời gắn liền với các tờ báo “mẹ” là báo giấy như Tuổi trẻ,
Tiền phong, Thanh niên, Lao động… Các báo này hầu như là phiên bản của
báo giấy. Mặc dù thời gian gần đây, các tòa soạn này cũng đã có nhiều cố
gắng để phát triển báo mạng điện tử độc lập nhưng về cơ bản, nó vẫn chịu sự
chi phối lớn của các tờ báo giấy.
Được đánh giá là loại hình báo chí mang tính toàn cầu với những tính
năng vượt trội của nó, báo mạng điện tử đã có những vị thế không chỉ trong
mặt thông tin mà còn trở thành một mặt trận kinh doanh thật sự đắc lợi cho
các doanh nghiệp trong công việc kinh doanh online.
Có thể coi báo mạng điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo in (text,
ảnh), phát thanh (audio) và truyền hình (video). Người đọc báo mạng điện tử
13
không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất
nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình. Đồng thời sự ra đời của nó đã làm
đảo lộn nhiều khái niệm truyền thống về báo chí và xuất bản như khái niệm
tòa soạn, định kỳ phát hành, phương thức phát hành…
Báo mạng điện tử còn cho phép nhà báo thường xuyên cập nhật thông
tin. Điều này khác với báo giấy hoặc các loại hình báo chí khác ở chỗ nhà báo
có thể đăng tải thêm tin tức bất cứ lúc nào mà không phải chờ đến giờ lên
khuôn hay sắp xếp chương trình như ở các loại hình báo chí khác. Chính vì
thế mà người ta còn gọi báo mạng điện tử là loại hình báo chí phi định kỳ.
1.2 . Ngôn ngữ loại hình của Báo mạng điện tử
1.2.1. Ngôn ngữ đa phương tiện
Mỗi loại hình báo chí có đặc trưng riêng về ngôn ngữ. Báo mạng điện
tử ra đời muộn nhưng lại có sự tích hợp những ưu điểm vượt trội trong ngôn
ngữ so với các loại hình báo chí truyền thống nên đã nhanh chóng thu về
lượng công chúng lớn cho mình. Nhắc đến những ưu thế đó, đầu tiên phải nói
tới ngôn ngữ đa phương tiện của báo mạng điện tử. Nhờ ngôn ngữ đa phương
tiện, công chúng có thể đọc, xem, nghe và sử dụng nhiều tiện ích khác trên
cùng một trang báo hay ngay trong một bài báo trên báo mạng điện tử.
Ví dụ, khi chương trình truyền hình thực tế Bước nhảy hoàn vũ phát
trực tiếp trên sóng truyền hình VTV3 thì đồng thời trên báo mạng, hay các
trang như vtc.com.vn, youtube.com, />… chúng ta cũng có thể thưởng thức chương trình này nếu không có tivi. Các
trang web chia sẻ video trực tuyến cũng cập nhật sau đó ít phút và là kho lưu
trữ khổng lồ giúp chúng ta xem lại bất cứ đêm thi nào, đoạn nào quan tâm.
Những vấn đề đáng quan tâm trong chương trình trở thành đề tài khai
thác trong các bài viết trên các báo mạng điện tử. Trong từng bài báo đó,
chúng ta có thể có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề thông qua chữ viết tường
14
thuật, bình luận, ảnh minh họa và cả video về từng phần thi. Đọc, xem, nghe,
thông tin trên báo mạng điện tử xong, chúng ta lại có thể viết luôn bình luận
và góp ý ngay bên dưới bài viết. Có thể nói, công chúng được “chiều chuộng”
mọi giác quan, hưởng thụ thông tin một cách tối đa qua báo mạng điện tử.
Đa phương tiện là thuật ngữ xuất phát từ “multimedia” trong tiếng Anh.
Khái niệm “đa phương tiện” xuất hiện từ khoảng giữa thế kỉ XX. Cho đến
nay, khái niệm này đã dần trở nên phổ biến để chỉ nhiều loại sản phẩm, phần
mềm khác nhau trên máy vi tính và mạng Internet.
Một trong những mốc quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của tính đa
phương tiện trên báo mạng điện tử là sự ra đời của world wide web vào đầu
những năm 1990. Với khởi đầu là những trang web đơn giản được viết bằng
ngôn ngữ siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language), sự phát triển
nhanh chóng của công nghệ và thế giới lập trình đã giúp số lượng các
“phương tiện” được tích hợp trên các trang web ngày một đông đảo.
Với báo mạng điện tử, một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải bao
gồm ít nhất từ hai trong những thành phần sau trở lên. Đó là: văn bản (text),
hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh
động (video & animation) và gần đây nhất là các chương trình tương tác
(interactive program).
Tóm lại, đa phƣơng tiện trên báo mạng điện tử là việc sử dụng
nhiều loại phƣơng tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực hiện một
sản phẩm báo chí. Một sản phẩm báo chí đa phƣơng tiện phải mang đến
cho công chúng từ 2 đến 3 cách thức truyền tải trở lên. [20, tr.62]
Khả năng truyền thông đa phương tiện của Internet không phải là vấn
đề mới. Khi Internet ra đời, viễn cảnh tích hợp các loại hình báo chí (truyền
hình, phát thanh và báo in) của nó đã được nói đến. Thế nhưng quá trình hội
tụ công nghệ này không phải dễ dàng do điều kiện hạ tầng kỹ thuật, sự tiến bộ
15
của công nghệ và trình độ nhân lực của các cơ quan báo chí. Mở đầu trong
quá trình này là sự ra đời của phát thanh trực tuyến trên mạng Internet của
website thuộc BBC, VOA, ABC…
Và ở Việt Nam, báo trực tuyến của Đài Tiếng nói Việt Nam
(vov.org.vn) là đơn vị báo chí đầu tiên ứng dụng đặc trưng tích hợp các
phương tiện truyền thông vào việc xây dựng radio onine. Truyền hình trực
tuyến ra đời sau khi Internet băng thông rộng IDSL, leasline, rồi ADSL phổ
biến trong công chúng. Từ khi thế mạnh multimedia được khai thác, báo chí
trực tuyến có sức hấp dẫn mới và thực sự “chia sẻ” số lượng công chúng
truyền thông của các loại hình báo chí khác.
Một điều kiện nữa “chắp cánh” cho báo mạng điện tử ngày càng bay
cao, vươn xa là các thiết bị để có thể truy cập vào báo mạng điện tử ngày càng
đa dạng, tiện lợi. Không chỉ còn là máy tính nối mạng, ngày nay, với một
chiếc điện thoại giá thành không quá cao, máy tính bảng… có kết nối mạng
Internet, chúng ta đều có thể cập nhật tin tức từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Tác giả Phan Văn Tú đã đưa ra so sánh vài điểm về đặc trưng của phát
thanh – truyền hình truyền thống với phát thanh – truyền hình tích hợp trên hệ
thống báo mạng điện tử [45, tr. 33]
Phát thanh - Truyền hình
Phát thanh – truyền hình qua
truyền thống
mạng Internet
- Hạn chế về phạm vi phủ sóng,
hạn chế về băng tần.
- Tính toàn quốc, quốc gia và
toàn cầu.
- Thường chỉ có người dẫn
chương trình chuyên nghiệp.
- Khán/thính giả tham gia làm
chương trình.
- Thu nhập từ quảng cáo và tiền
thuế.
- Nguồn thu nhập từ quảng cáo,
nội dung, phí cấp phép, tài trợ.
- Các chương trình phát theo lịch
16
- Thời gian chuyển dịch theo ý
trình (tiếp nhận thông tin đồng
muốn của người sử dụng (Tiếp
bộ).
nhận thông tin không đồng bộ).
- Các chương trình có đông
- Chia thành nhiều nhóm đối
tượng khác nhau (phi đại chúng
khán/thính giả
- Máy thu thanh, máy thu hình
hóa)
- Truyền dẫn vệ tinh/cáp/qua cột
- Rất nhiều thiết bị trực tuyến
- Bất kể mạng lưới số nào.
phát sóng.
- Hầu như chỉ tiếp nhận
- Tương tác
Bảng 1.1: So sánh những đặc điểm đặc trưng của Phát thanh – Truyền
hình truyền thống và Phát thanh – truyền hình qua mạng Internet.
Hiện nay, các tờ báo mạng điện tử của Việt Nam đã chú ý nhiều hơn tới
khả năng đa phương tiện. Bên cạnh việc biên tập, sưu tầm, phát lại các
chương trình của nhiều kênh truyền hình, các trang web chia sẻ video thì một
số tờ báo mạng điện tử đã đầu tư để tự sản xuất ra các sản phẩm đa phương
tiện của riêng mình.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thế mạnh đa phương tiện sẽ
được khai thác tốt hơn và các website báo mạng điện tử càng trở nên phong
phú và hấp dẫn hơn. Trên báo mạng điện tử, chúng ta có thể nghe âm thanh,
xem hình ảnh chất lượng cao không kém báo phát thanh và truyền hình. Loại
hình báo chí này tạo ra sự tích hợp tối ưu nhất cùng với những tiện lợi của
Internet, đáp ứng mọi nhu cầu thông tin, nghe, nhìn, đọc của công chúng.
1.2.2. Có sự kết hợp nhiều lớp thông tin
Khi tiếp nhận thông tin báo mạng, người ta không chỉ dừng lại ở việc
tiếp nhận thông tin ở một tờ báo mà còn có thể liên kết với nhiều tờ báo, trang
báo khác với lượng thông tin khổng lồ hơn. Đồng thời, thông tin còn có thể
được minh họa sinh động bằng các các tệp âm thanh hay các clip truyền hình
17
mà công chúng chỉ cần nhấp chuột là sẽ hoàn toàn làm chủ mọi thông tin liên
quan đến sự việc mà họ quan tâm.
Báo mạng điện tử có khả năng siêu liên kết nhờ vào những đường link
dẫn từ bài này sang bài khác, từ trang nọ sang trang kia. Gần như, các thông
tin không có điểm dừng trên các trang báo, trong từng bài báo. Bởi tiện ích
của Internet cho phép đặt các đường link dưới các từ khóa hoặc các link dẫn
tới các thông tin, sự việc liên quan.
Người ta hay dùng từ “lướt web” để chỉ hành động của người sử dụng
Internet có lẽ bởi xa lộ thông tin mở ra trước mắt họ vô cùng rộng lớn. Thông
thường, với các sự kiện lớn, gây được tiếng vang trong xã hội, được dư luận
quan tâm, các báo mạng điện tử sẽ tập hợp thành một chùm bài để công chúng
tiện theo dõi. Ví dụ, báo mạng điện tử Vietnamnet.vn, ngay trên menu trang
chủ là box Dòng sự kiện với những dòng tít như: Toàn cảnh vụ cháy cây xăng
ở Hà Nội, Alex Furguson nghỉ hưu và sự chuyển giao quyền lực ở MU, Toàn
cảnh sự cố mất điện cả miền Nam, Cuộc truy bắt nghẹt thở nghi phạm khủng
bố Boston, Diễn đàn hiến kế giảm tai nạn giao thông. Chuyên mục Giải trí
trên báo Dantri.com.vn cũng có box Dòng sự kiện bao gồm: Giọng hát Việt
nhí, LHP Cannes năm 2013, Giọng hát Việt 2013, Bộ sưu tập Xuân hè 2013.
Công chúng có thể dễ dàng theo dõi những thông tin về toàn bộ sự kiện trong
những chùm bài như thế này.
Nếu để tìm các bài viết xung quanh một sự kiện trên báo giấy, người ta
có thể mất cả tháng để lật lại từng số báo và công việc càng cực nhọc hơn nếu
các thông tin liên quan đến sự kiện đó kéo dài từ năm này qua năm khác. Với
báo mạng, khả năng liên kết đã “bày” các thông tin liên quan đến toàn bộ sự
kiện ra trước mắt, công việc của người hưởng thụ thông tin chỉ là “lướt” và
click chuột rất nhẹ nhàng.
18
Có thể xem lại toàn bộ vụ án bán dâm và cầm đầu đường dây môi giới
mại dâm của Hoa hậu Mỹ Xuân (Ảnh chụp báo Vietnamnet.vn)
1.2.3. Ít mang dấu ấn cá nhân
Ngôn ngữ của báo mạng điện tử là loại ngôn ngữ đa phương tiện sử
dụng rất nhiều phương tiện truyền tải như chữ viết, hình ảnh, âm thanh và có
thể do nhiều người thể hiện. Thêm vào đó là trong một văn bản còn có nhiều
lớp thông tin được chứa đựng với nhiều phong cách thể khác nhau, hòa quyện
vào nhau nên phong cách riêng của nhà báo khó lòng được thể hiện rõ nét.
1.3.
Văn hóa - Nghệ thuật: Mảng thông tin quan trọng của báo
mạng điện tử ở Việt Nam
Là một trong những lĩnh vực thông tin của báo chí, văn hóa nghệ thuật
đã khẳng định được vị trí của mình bên cạnh các thông tin chính trị, kinh tế,
xã hội… khác trong cuộc sống. Trên các báo mạng điện tử luôn có các chuyên
mục Văn hóa riêng. Một số báo để tên chuyên mục là Giải trí hoặc cũng có
19
báo có cả hai chuyên mục Văn hóa, Giải trí, chủ yếu đưa các thông tin về
cộng đồng nghệ sỹ, các sản phẩm của họ trong các lĩnh vực âm nhạc, điện
ảnh, văn học, sân khấu… và cả chuyện hậu trường các chương trình biểu diễn,
cuộc sống thường ngày của những người trong giới giải trí.
Theo quan điểm của Mác, nền văn hóa của loài người bao gồm toàn bộ
hoạt động sáng tạo của loài người, trong lĩnh vực vật chất, tinh thần và thành
quả của hoạt động sáng tạo ấy. Nó bao gồm toàn bộ những thành quả hoạt động
sáng tạo của loài người, như công cụ, dụng cụ, máy móc, các công trình kỹ
thuật, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các chuẩn mực luật pháp và đạo đức…
Nghệ thuật, theo các định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học thì đó là
“Hình thái đặc thù của ý thức xã hội và các hoạt động của ý thức con người,
một phương thức quan trọng để con người chiếm lĩnh các giá trị tinh thần của
hiện thực, nhằm mục đích tạo thành và phát triển các năng lực chiếm lĩnh và
cải tạo bản thân và thế giới xung quanh theo quy luật của cái đẹp”.
Khác với hình thái ý thức và hoạt động xã hội khác như khoa học, chính
trị, đạo đức… nghệ thuật thỏa mãn nhu cầu có tính vạn năng của con người,
làm cảm thụ thế giới xung quanh dưới các hình thái đã phát triển của năng lực
cảm nhận mang tính người. Đó là năng lực cảm nhận thẩm mỹ đặc trưng, chỉ
có ở con người đối với các hiện tượng, sự thật, biến cố của thế giới khách
quan với tư cách là chỉnh thể cụ thể sống động.
Văn hóa – nghệ thuật là thứ vũ khí tư tưởng sắc bén, có tác dụng to lớn,
sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước tới nay đã công nhận. Đó
còn là những đúc kết tinh hoa của dân tộc đã vượt qua những thử thách của
thời gian. Mác cũng từng ca ngợi văn hóa – nghệ thuật như là niềm vui lớn
nhất mà con người có thể tự đem lại cho mình.
Văn hóa - nghệ thuật là thành tố của văn hóa. Nghệ thuật là thành tố
trung tâm của văn hóa nghệ thuật. Văn hóa nghệ thuật là hệ thống những hoạt
20
động làm nảy sinh và phát triển những năng lực nghệ thuật của con người từ
sáng tạo, đánh giá, bảo quản, quảng bá phân phối, đến tiêu thụ các giá trị nghệ
thuật nhằm đạt hiệu quả cao.
Văn hóa – nghệ thuật có nhiều cách chia, trong đó có quan niệm văn
hóa – nghệ thuật gồm bốn nhóm thành tố cơ bản:
Cộng đồng nghệ sỹ: Những người có tài năng nghệ thuật là nghệ sỹ, có
nghệ sỹ chuyên nghiệp và nghệ sỹ không chuyên nghiệp. Nghệ sỹ đến với
công chúng bằng tác phẩm nghệ thuật giàu tình cảm, cảm tính.
Các loại hình nghệ thuật: Nghệ thuật có nhiều loại hình, loại thể khác
nhau. Sự phân chia chủ yếu dựa vào phương thức nhận thức và phương tiện
phản ánh hiện thực. Mỗi loại hình nghệ thuật có hệ thống hình tượng mang
tính khu biệt. Có các loại hình nghệ thuật cơ bản sau:
Văn học: Phản ánh hiện thực bằng ngôn ngữ văn học là loại hình nghệ
thuật phổ biến nhất và được chia làm 3 loại chính là trữ tình, tự sự và kịch.
Âm nhạc: Phản ánh hiện thực bằng giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu âm
thanh. Tiếp nhận âm nhạc chủ yếu bằng thính giác và phải có hiểu biết âm
nhạc, phương tiện thể hiện, phương thức biểu diễn.
Ba loại hình nghệ thuật tạo hình là hội họa, điêu khắc, kiến trúc có
ngôn ngữ chung là đường nét, hình khối, màu sắc, ánh sáng… kết hợp với
không gian. Tiếp nhận nghệ thuật tạo hình chủ yếu bằng thị giác.
Sân khấu: Là loại hình nghệ thuật tổng hợp, phản ánh hiện thực chủ yếu
bằng ngôn ngữ hành động kết hợp với lời nói, ánh sáng, âm nhạc, hóa trang.
Điện ảnh: Phản ánh hiện thực bằng ngôn ngữ hình ảnh chuyển động kết hợp
với lời nói, âm thanh và ánh sáng. Điện ảnh có khả năng bao quát không gian, thời
gian rộng lớn, hình thức thể hiện đời thường nên có công chúng đông đảo.
Công chúng nghệ thuật là người sáng tạo, đánh giá, tiêu thụ, lưu giữ
các giá trị nghệ thuật. Các cơ quan, tổ chức, thiết chế văn hóa, hoạt động lý
21