Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Hướng dẫn sử dụng máy cân bằng động CNC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 24 trang )

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
MÁY CÂN BẰNG ĐỘNG
MODEL: ZB300/G/TC/GV

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÂN BẰNG


1.1 Khái niệm cân bằng động và cân bằng tĩnh
- Cân bằng tĩnh là cân bằng trên 1 mặt phẳng quay, có thể không cần đo pha, chỉ
cần máy đo rung cầm tay là được. Khái niệm tĩnh ở đây không phải là đứng yên
đâu, hồi trước người ta có làm như thế này: đặt trục lên 2 gối là 2 lưỡi dao để tìm
vị trí nặng nhất. Nhưng bây giờ cho quay ở tốc độ cố định rồi đo, tính toán ra thôi.
- Cân bằng động là cân bằng từ 2 mặt phẳng quay trở lên. Về lý thuyết tính toán thì
dùng ma trận hệ số ảnh hưởng.
1.2 Mất cân bằng của rotor
Là hiện tượng rung động của rotor do lực ly tâm khi quay, nguyên nhân là sự
không đồng nhất về vật liệu và hình dạng của rotor. Có thể hình dung như rotor
dược gắn thêm hai khối lượng dôi dư tại hai mặt phẳng xử lý cân bằng hoặc trọng
tâm của rotor không nằm trên trục quay của nó.
1.3 Rotor trục cứng, rotor trục mềm
- Rotor trục cứng là những rotor không biến dạng khi thay đổi tốc độ quay và
không vận hành tại tần số cộng hưởng của chúng.
- Rotor trục mềm là những rotor có biến dạng khi thay đổi tốc độ quay. Hay những
rotor vận hành gần tần số cộng hưởng của chúng. Với những rotor này, khi cân
bằng động cần phải quay chúng ở tốc độ cao gần với tốc độ làm việc của chúng
Ví dụ: Cánh búa sống của trục nghiền khoai mì có thể xem là một loại rotor mềm.
Khi vận hành đúng tốc độ thiết kế thì các cánh búa mới có thể bung ra hết để là
việc, hoặc những lồng ly tâm dạng mỏng, khi làm việc đúng tốc độ có thể bị biến
dạng. Buly, bánh đà, rotor động cơ điện, quạt công nghiệp… là những rotor cứng.
1.4 Mặt phẳng xử lý cân bằng
- Là những mặt phẳng vuông góc với trục quay của rotor được tùy chọn phù hợp


với kết cấu rotor. Trên những mặt phẳng này người ta xử lý cân bằng bằng cách
thêm hoặc lấy ra bớt vật liệu.


1.5 Xử lý cân bằng động tại hai mặt phẳng
- Trong cân bằng động phải xử lý cân bằng tại ít nhất hai mặt phẳng (vuông góc
với tâm quay) vì như thế mới xử lý được mất cân bằng momen. Trong trường hợp
rotor chỉ mất cân bằng tĩnh, hay rotor có chiều dài rất nhỏ so với đường kính, ta chỉ
cần xử lý tại một mặt.
1.6 Máy cân bằng động hệ mềm, máy cân bằng động hệ cứng
- Cách đây vài thập niên, khi máy cân bằng động được đưa vào sử dụng, các trục
con lăn được gắn trên bệ có thể dịch chuyển tịnh tiến để đo mức độ chấn động
nhằm đánh giá mất cân bằng. Các máy cân bằng động sử dụng nguyên lý trên được
gọi là máy cân bằng động hệ mềm.
Với sự xuất hiện của kỹ thuật biến đổi năng lượng bằng thạch anh để đo lực, thì
phương pháp trên không được dùng nữa. Những máy cân bằng động có các trục
con lăn được gắn trên bệ cố định, sử dụng piezo hay những cảm biến lực khác để
đo lực và xác định lượng mất cân bằng được gọi là máy cân bằng động hệ cứng.
1.7 Máy cân bằng động nhiều tốc độ
- Mỗi rotor có một cơ hệ khác nhau. Do đó cần phải cân bằng ở các tốc độ thích
hợp sao cho tín hiệu cân bằng được rõ ràng nhất (ít nhiễu). Ngoài ra tùy theo khối
lượng rotor, mức độ mất cân bằng và độ nhạy của máy cân bằng mà ta quyết định
tốc độ cân. Đối với các chi tiết nặng, lượng mất cân bằng chưa biết trước nếu cân
bằng tại một tốc độ ấn định có thể gây nguy hiểm thì phải cân bằng ở tốc độ thấp
trước sau đó mới tốc độ cân bằng để xác định lượng mất bằng còn lại. Vì vậy yêu
cầu máy cân bằng động phải có nhiều tốc độ.

2. MÔ TẢ VÀ KẾT CẤU MÁY
2.1 Thông số kỹ thuật



Khối lượng tối đa của rotor đối xứng trên các ổ lăn
Đường kính của Rotor qua băng máy

450 kg
1000 mm
- TCI 400mm

Đường kính Rotor lớn nhất khi sử dụng dây đai
Khoảng cách lớn nhất giữa khớp Các đăng và đường
tâm của giá đỡ xa nhất với băng máy 3000mm
Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường tâm các giá đỡ
Đường kính gối trục rotor với giá tiêu chuẩn
Động cơ dẫn động Các đăng
Động cơ dẫn động bằng dây đai
Điện áp

- TCN 300mm
2100 mm
150 mm
5-100 mm
4 kW
2.2 kW
3 pha 400V, 50Hz

Tốc độ cân bằng với khớp nối

150÷720 (220÷2200)
vòng/phút


Phép đo với dây đa

90-10000 vòng/phút

Tốc độ cân bằng dựa trên hệ số giữa đường kính puli
và đường kính đai truyền PN² max

200x106 kg (RPM)²

Giá trị mất cân bằng min
Giá trị nhỏ nhất đạt được còn mất cân bằng theo từng
gối đỡ
Tỷ lệ độ giảm mất cân bằng
2.2 Các thành phần của máy

0,8 gr.mm
0,5 gr.mm / KG
95 %


Hình 1. Máy với truyền động kiểu khớp nối

Hình 2. Máy với truyền động kiểu băng tải


Hình 3: Chi tiết các gối đỡ

Hình 4: Chi tiết kiểu dây đai băng trượt dẫn hướng
1- Khung



2- Thiết bị khóa gối đỡ khung
3- Bộ kiểm soát thay đổi chiều cao con lăn mang tải
4- Thiết bị khóa con lăn mang tải
5- Con lăn mang tải
6- Vành đai an toàn
7- Gối đỡ trái
8- Gối đỡ phải
9- Đầu dò
10- Tủ điện
11- Bộ cấp nguồn
12- Động cơ dẫn động kiểu khớp nối
13- Bộ chuyển đổi vị trí
14- Khớp nối truyền động
15- Puly truyền động
16- Bảng điều khiển
17- Bánh đà cân chỉnh
18- Dây đai dẫn động trục chính
19- Bộ điều chỉnh trượt gối đỡ
20- Van điều chỉnh độ căng dây đai thủ công
21- Bao che bảo vệ puly
22- Thiết bị điều chỉnh lưu lượng trên xilanh khí nén
23- Bộ căng dây đai xilanh khí nén
24- Động cơ dẫn động kiểu dây đai
25- Bộ lọc, điều chỉnh, bôi trơn cho khí nén
26- Photocell
27- Cữ chặn trục rotor
28- Dây đai dẫn động
29- Bộ chuyển đổi điện áp
30- Puly dẫn động kiểu dây đai

31- Phanh điện từ

3. THỨ TỰ LẮP ĐẶT VÀ VẬN HÀNH
3.1 Mở niêm cất và vận chuyển
Khi dùng cần cẩu để vận chuyển máy trong thùng, không được để máy nghiêng
nhiều về một phía nào đó cũng như không được gây va đập vào đáy và các thành


bên. Trong trường hợp vận chuyển theo mặt phẳng nghiêng thì góc nghiêng không
được vượt quá 15 độ. Lúc vận chuyển không được phép:
- Đặt thùng máy trên các căn lăn có đường kính lơn hơn 10mm.
- Đặt thùng lên các cạnh đáy hoặc lật thùng.
Sau khi mở niêm cần phải kiểm tra trạng thái bên ngoài của máy cũng như
sự đồng bộ của các bộ phận và tài liệu. Vận chuyển máy ở dạng đã phá niêm được
tiến hành thứ tự theo hình dưới đây.

3.2 Lắp đặt
- Máy được lắp đặt trên nền xưởng và đòi hỏi phải có móng (xem bản vẽ móng
máy). Không được đặt máy gần các thiết bị mà khi chúng làm việc thì gây rung


động lớn. Không được bố trí các nguồn sáng mạnh ở gần máy vì chúng có thể ảnh
hưởng đến Photocell.
- Tiến hành đặt máy vào vị trí nèn móng đã được chuẩn bị sẵn theo bản vẽ móng.
Cân chỉnh độ cân bằng của máy.
- Lắp đặt các kết nối giữa tủ điện với máy.
3.3 Chuẩn bị khởi động máy lần đầu
Công việc đầu tiên là tiếp đất cho máy và lắp điện nguồn. Mở máy chạy không,
nghĩa là đóng động cơ dẫn động. Lúc này cần phải quan sát và tin tưởng rằng động
cơ quay theo chiều kim đồng hồ, nếu ta nhìn từ phía pu li dẫn động vào và phanh

đã được ngắt. Khi ngắt động cơ thì phanh đóng.
3.4 Điều chỉnh máy
- Tuỳ thuộc vào kích thước và kết cấu của cổ trục rôto ta lắp vào máng đỡ các ổ
trượt thay thế thích hợp và kẹp chặt chúng bằng các tấm kẹp.
- Tuỳ thuộc vào đường kính của bề mặt dẫn động trên rôto( chỗ lắp dây đai), ta
chọn và lắp vào động cơ pu li thay thế tương ứng và chọn dây đai có chiều dài phù
hợp.
- Điều chỉnh khoảng cách giữa các ổ đỡ của máy theo chiều dài của rôto và kẹp
chặt chúng lại.
- Lắp đặt dẫn động trên hướng đế lắc sao cho pu li dẫn động và các con lăn nằm
trong cùng một mặt phẳng dẫn động của rôto.
- Lắp đặt đèn hoạt nghiệm sao cho kim chỉ của nó nằm trong mặt phẳng ngang và
đi qua tâm quay của rôto.
- Lắp rôto và dây đai dẫn động lên rôto. Điều chỉnh cần bẩy mang các con lăn dẫn
hướng để các nhánh của dây đai vào và ra khỏi rôto có hướng thẳng đứng và song
song với nhau.
- Tiến hành khởi động máy một số lần và điều chỉnh con lăn dẫn hướng để dây đai
không bị tuột ra ngoài pu li.
- Điều chỉnh căng đai để nó không bị trượt khi động cơ tăng tốc hoặc phanh.
4. HOẠT ĐỘNG MÁY


4.1 Nguyên lý hoạt động của máy:
- Rô to nhận chuyển động từ động cơ điện 3 qua bánh đai và dây đai. Dây đai được
dẫn hướng bằng các con lăn .
- Bánh đai dẫn động thuộc loại thay thế. Đường kính của nó được chọn theo đường
kính của rô to nơi lắp dây đai dẫn động và yêu cầu về số vòng quay khi cân bằng.
- Khi đo lượng mất cân bằng người ta sử dụng nguyên lý đo biên độ dao động
trong mặt phẳng ngang của gối đỡ mang rô to.
- Đo vị trí mất cân bằng được thực hiện nhờ hiệu ứng hoạt nghiệm. Đèn của bộ

hoạt nghiệm đóng ngắt trong một thời gian cực ngắn và bằng thời gian của rô to
quay được một vòng. Phụ thuộc vào hệ thống đo mà tia sáng chiếu lên rôto ở phần
nặng hoặc nhẹ nơi có gắn băng giấy với vạch chia và đánh số thứ tự.
- Khi cân bằng do số vòng quay của rôto lớn nên ta cảm giác như đèn sáng liên tục,
chỗ được chiếu sáng của băng giấy sẽ là vị trí mất cân bằng cần tìm.
- Quá trình đo được tiến hành trên hai mặt phẳng vuông góc với tâm quay của rôto
và đi qua ổ đỡ trên giá đỡ. Việc đo lượng chất mất cân bằng và vị trí mất cân bằng
trong 2 mặt phẳng cho phép ta tiến hành cân bằng động các rôto mất cân bằng
động và tĩnh.

5. BẢO TRÌ, LÀM SẠCH VÀ BÔI TRƠN CHO MÁY
Máy phải được bôi trơn định kỳ ở các bộ phận sau: Các ổ bi động cơ, dẫn hướng,
các con lăn tỳ, các ổ lắc của đế cụm dẫn động. Thời gian và vật liệu bôi trơn được
chỉ ra trong sau:

Bảng

1.


Điểm làm sạch và bôi trơn

Thời gian

- Phần tiếp xúc giữa con lăn của gối
đỡ với 2 đầu của Roto (Hình 3)

-Trước mỗi lần
quay


- Rãnh trượt của gối đỡ với giá
đỡ(Hình 4)

-Hằng tuần

- Băng máy (Hình 5)
- Hệ thống dẫn động bằng dây
đai(Hình 6)
- Cân bằng máy

-Hằng ngày
-Hằng ngày
-Khi cần thiết

Vật liệu bôi trơn, làm
sạch
-Dầu ISO/UNI G68
-Giẻ sạch và mỡ
ISO/UNI XM2
- Giẻ sạch và dầu
ISO/UNI 68
- Rẻ sạch để lau khô
-Ni Vô

 Chú ý: Có thể dùng dầu, mỡ bôi trơn giống như trong bảng trên hoặc tương
đương, tham khảo bảng dưới đây.



Hình 3


Hình 4


Hình 5

Hình 6


6. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
6.1 Những chỉ dẫn chung
- Máy phải được sử dụng theo đúng các chức năng và phù hợp với các đặc tính kỹ
thuật trong phần 1.
- Chỉ những người đã được đào tạo về phục vụ kỹ thuật, điều chỉnh, sử dụng các
thiết bị cân bằng động mới được làm việc trên máy.Tuân thủ các nguyên tắc sử
dụng mới bảo đảm cho máy làm việc lâu dài và tin cậy.
6.2 Những chỉ dẫn về an toàn
- Khi sử dụng cần phải tuân thủ các Quy định về kỹ thuật an toàn lao động và vệ
sinh trong gia công nguội.
- Sử dụng thiết bị điện của máy cần phải tuân thủ theo các yêu cầu chỉ ra trong
thuyết minh này.
- Máy chỉ cần được tiếp đất theo các nguyên tắc sử dụng thiết bị điện.
- Sửa chữa máy chỉ được tiến hành khi đã ngắt nguồn điện.
- Sau khi kết thúc công việc phải ngắt áptômát.
- Cấm dừng rôto đang quay bằng tay hoặc bằng một dụng cụ nào khác.
- Cấm sờ tay vào dây đai và các vật đang chuyển động khi máy đang làm việc.
- Khi điều chỉnh máy, nếu cần sử dụng khối lượng điều chỉnh cân bằng thì phải hết
sức cẩn thận và phải kẹp chặt vì khối lượng đó có thể văng vào mặt.
- Khi điều chỉnh mà rôto đang quay có thể bị nguy hiểm, do đó cần có các biện
pháp như sử dụng đồ gá chuyên dùng hoặc tấm chắn. Đồ gá hoặc tấm chắn phải

ngăn chặn được khả năng dịch chuyển dọc trục và hướng kính của rôto để bảovệ
công nhân.
- Cấm điều chỉnh máy khi máy đang làm việc.
- Để đảm bảo an toàn khi làm việc trên máy, kết cấu của máy đã thực hiện một số
giải pháp sau:
+ Thiết bị điện và các cụm điều khiển được bố trí phía ngoài khu vực rôto quay và
dây đai dẫn động.


+ Truyền động đai được bố trí bên trong máy.
+ Cơ cấu hãm gia lắc bảo đảm cố định tin cậy trong thời điểm lắp đặt và tháo rôto,
khởi động và dừng máy.
+ Phanh điện từ bảo đảm động cơ dừng từ từ, êm dịu.
+ Thiết bị điện của máy được bảo vệ bằng hộp kín và tiếp đất.
6.3 Xác định độ chính xác cân bằng (trị số mất cân bằng còn lại)
- Khi thang đo của đồng hồ chỉ thị được chia đúng, ta có thể xác định trị số mất cân
bằng còn lại theo chỉ thị của đồng hồ.
- Trong trường hợp rôto được cân bằng với độ chính xác cao nhất của máy, trị số
mất cân bằng còn lại bằng phương pháp chất tải vòng, tức chất tải theo vòng tròn.
Trong trường hợp này tải lần lượt được chất lên 6 hoặc 12 vị trí phân bố đều xung
quanh đường tròn của mặt phẳng cân bằng trái và phải. Tại từng điểm ta xác định
trị số mất cân bằng.
- Giá trị của lượng mất cân bằng còn lại P của mặt phẳng cân bằng trái hoặc phải
được xác định như sau:
P = P.R Amax-Amin/Amax+Amin
Trong đó:
P – Lượng mất cân bằng còn lại (g.cm).
P- Trọng lượng của tải (đất dẻo) (g)
R – Bán kính của đường tròn đặt tải (cm).
Amax – Trị số mất cân bằng lớn nhất.

Amin – Trị số mất cân bằng nhỏ nhất.
Lúc này giá trị vạch chia của thang đo tính theo g.cm được xác định theo công
thức:
K=2P.R/Amax+Amin (g.cm)


- K dùng để kiểm tra lại quá trình chia thang đo đã nêu trên. Hai công thức trên chỉ
đúng với điều kiện giá trị của tải đưa vào lớn hơn trị số mất cân bằng còn lại.
Thông thường điều kiện này dễ dàng được đảm bảo trong thực tế.
6.4 Một số chú ý khi cân bằng chi tiết
Máy chỉ có thể đảm bảo độ chính xác phù hợp với các đặc trưng kỹ thuật nêu trên
(phần 2), nếu chúng ta tuân thủ nguyên tắc khai thác và sử dụng. Trong trường hợp
ổ bi trên rôto có chất lượng kém hoặc bị bẩn, các bề mặt lắp ghép của ổ bi không
đồng tâm thì lượng mất cân bằng còn lại có thể lớn hơn trị số cho phép vì chúng
gây ra các dao động nhiễu. Nếu trên rôto có những khối lượng di chuyển (động)
như dầu, tạp bẩn, phoi,… thì sẽ xuất hiện lượng mất cân bằng nhiễu, nghĩa là chỉ
số của đồng hồ thay đổi trong những lần khởi động khác nhau. Hiện tượng này rất
dễ xuất hiện khi cân bằng các rôto có cánh tuốc bin lắp không được chặt. Vì vậy để
có độ chính xác cao không những phải điều chỉnh máy tốt mà còn phải tìm các giải
pháp loại trừ những nguyên nhân trên.
Tuy nhiên khi cân bằng những rôto tốt mà không sử dụng các khung, gối đỡ
chuyên dùng, tức là gá đặt trực tiếp lên ổ trượt của máy, thì trị số mất cân bằng còn
lại vẫn lớn hơn dung sai cho phép khi ta cân bằng lại hay cân bằng trên máy khác
cùng kiểu. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này độ không đồng tâm của các ổ
trượt hoặc ổ bị lắp trên rôto. Độ không đồng tâm có thể nhỏ nhưng vẫn làm vênh
máng đỡ vì độ cứng vững của máng rất kém.
Để giảm độ không đồng tâm của ổ trượt (máng đỡ) cần phải lắp ổ bi của rôto vào
vị trí trung bình theo chiều dài và không dịch chuyển dọc trục. Bề mặt của máng
đỡ cần phải đồng tâm cao.Độ không đồng tâm luôn được kiểm tra nhờ trục gá
chuyên dùng.

Khi cân bằng rôto trên ổ lăn, đặc biệt là các rôto đã lắp cánh và công xôi, nên sử
dụng các đồ gá chuyên dùng, tức là các gối và khung công nghệ. Các gối và khung
công nghệ cho từng loại rôto cần phả icó trọng lượng nhỏ, độ cứng vững cao, tần
số dao động riêng theo mọi hướng lớn hơn 2 đến 3 lần tần số cân bằng (số vòng
quay của rôto).
Các máng đỡ (gối đỡ) của khung và gối công nghệ cần phải có độ đồng tâm cao.


Gối và khung công nghệ được lắp trên máng đỡ của máy, còn rôto thì lắptrên gối
của khung hoặc gối công nghệ. Khi cân bằng các rôto đã lắp cánh cần phải có nắp
che kín.
Gối và khung công nghệ để cân bằng các loại rôto công xôn phải có tấm kẹp phía
trên phù hợp với ổ bi của rôto. Các tấm kẹp này thuộc loại tháo lắp nhanh. Việc sử
dụng khung và gối công nghệ cho phép ta đảm bảo một số yêu cầu cần thiết sau:
Ổ bi không chéo nhau khi cân bằng, tức chúng có độ đồng tâm cao. Vị trí của rôto
khi cân bằng gần giống với vị trí làm việc của nó trong máy.
Các ổ đỡ không bị tác động của các lực khí động khi cân bằng các rôto có cánh.
Các lực này bị khử ngay trên gối công nghệ.
Đảm bảo vị trí trọng tâm của rôto công xôi có gối công nghệ nằm giữa hai ổ đỡ của
máy.
Đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động.
Việc sử dụng khung và gối công nghệ làm tăng trọng lượng của cơ hệ dao động và
giảm biên độ dao động của rôto, nghĩa là giảm độ nhạy của cụm cơ khí trong hệ
thống đo. Tuy nhiên điều này được bù trừ nhờ dự trữ độ nhạy của hệ thống điện tử,
nên cải thiện được tỉ số giữa tín hiệu có ích và nhiễu.
6.5 Một số chỉ dẫn về sử dụng và bảo dưỡng kỹ thuật
- Máy phải đo công nhân có tay nghề và được đào tạo phục vụ.
- Để kiểm tra trạng thái tốt của máy cân phải thử độ chính xác cân bằng của các
rôto mẫu loại 160 kG không ít hơn một lần trong một năm.
- Khi kiểm tra độ chính xác cần thu thập các thông số sau:

+ Trị số lượng mất cân bằng còn lại.
+ Sai lệch về vị trí mất cân bằng.
+ Phân chia mặt phẳng cân bằng.


Bảng 2
Thông số kiểm tra
a.Độ không song
song của cặp dẫn
hướng phía trên.

Phương pháp kiểm tra
Đặt cầu đo chuyên dụng trên đó có
nivô.
a)Độ không song song của cặp dẫn
hướng được xác định bằng hiệu của
hai chỉ số ni vô ở các vị trí bên phải
và trái:

Sai lệch mm
Cho phép

Thực tế

0,1/1000

H= Atr – Aph
b) Độ không phẳng b)Sai lệch vị trí nằm ngang được xác 0,1/1000
ngang của thân
định theo chỉ số của nivô ở hai vị trí

máy
biên.
Bảng 3
Thông số kiểm tra

Độ cong của các
trục trong mặt
phẳng đứng

Phương pháp kiểm tra
Đặt cầu đo chuyên dụng lên các
trục dẫn hướng phía trên của thân
máy. Nivô đặt song song với trục
dẫn hướng. Độ cong của các trục
dẫn hướng được xác định theo
công thức:
I = (Atr – A0) + (Aph – A0)/2
Trongđó (Atr – A0) + (Aph – A0)
là giá trị tuyệt đối của hiệu các chỉ
số của nivô ở vị trí giữa và hai bên.

Sai lệch (mm)
Cho phép

0,15/1000

Thực tế


Bảng 4

Thông số kiểm tra

Độ không song
song của cặp dẫn
hướng trong mặt
phẳng nằm ngang

Phương pháp kiểm tra

Sai lệch mm

Lắp cầu đo chuyên dùng lên Cho phép
các trục dẫn hướng. Lắp
đồng hồ so lên cầu chuyên
dùng sao cho đầu đo của nó
0,3/1000
tỳ vào đường sinh bên của
trục dẫn hướng phía sau. Cầu
đo dịch chuyển dọc theo trục
dẫn hướng. Sai lệch lớn nhất
được xác định theo chỉ thị
của đồng hồ so.

Thực tế

Bảng 5
Thông số kiểm tra

Phương pháp kiểm tra


Độ không song
song của các ổ đỡ
lắp rôto trên máng
so với các trục dẫn
hướng trong mặt
phẳng đứng và
ngang

Giá đặt trục gá đường kính
32mm, dài 500 mm lên máng
dỡ. Lắp cầu đo chuyên dùng lên
các trục dẫn hướng sao cho đầu
đo của các đồng hồ so tỳ lên:

Cho phép

a)Đường sinh trên của trục gá.

0,05/500

b)Đường sinh bên cuả trục gá.

0,2/500

Cầu đo chuyên dùng dịch
chuyển cùng đồng hồ so dọc
theo trục dẫn hướng, thực hiện
đo 4 – 5 lần. Trước khi đo cần
cố định máng dỡ để trục gá
không dao động.


Sai lệch mm
Thực tế


7. BỘ ĐIỀU KHIỂN B10/B11
Những hoạt động cơ bản được hiển thị sau đây để thực hiện một vòng cân bằng để
tạo ra và lưu trữ một chương trình cân bằng. Những hiển thị được làm đơn giản
hóa như các hướng dẫn sử dụng “THAM KHẢO” của các thiết bị đo đạc, kèm
theo tài liệu được cung cấp.
7.1 Chức năng các phím trên bộ điều khiển
Phím
Trở lại

Chương trình

Lưu trữ

Lên
Xuống
Phụ tải

Tích trữ

Màn hình chính

Kí hiệu minh họa


Mục các chức năng thứ 2

Hiệu chuẩn kích thước

Quản lý truy xuất nguồn gốc
Thư mục

In

7.2 Khởi động máy
Chuyển đổi các phần về việc sử dụng công tắc chính nằm ở phía bên phải. Chờ cho
đến khi màn hình nhấp nháy màu đỏ sau đó nhấn nút khẩn cấp màu xanh nằm trên
bảng điều khiển phía trước. Nhấn nút ESC hoặc BACK.
7.3 Lựa chọn một chương trình đặt sẵn
Một khi đã khởi động, chương trình sử dụng cuối cùng sẽ tự động được cấp. Để lựa
chọn một chương trình khác từ một lưu trữ trước, nhấn nút Chương trình
(PROGRAM) hoặc Lưu trữ (ARCHIVE), sau đó cuộn qua danh sách chương trình
bằng việc sử dụng các phím Lên (UP) hoặc Xuống (DOWN) và tải các chương
trình mong muốn bằng cách nhấn nút TẢI (LOAD).
7.4 Tạo một chương trình mới
Đi tới màn hình cân bằng. Để đi tới màn hình này nhấn phím HOME, nhấn nút
PROGRAM hoặc ARCHIVE và chọn một chương trình đặt sẵn tương tự như một
chương trình mới tạo ra. Truy cập các tham số thay đổi bằng cách nhấn
SECONDARY FUNCTIONS MENU và sau đó DIMENSIONAL CALIBRATION
Đổi tên chương trình trên dòng đầu và thiết lập dữ liệu cấu hình mới cửa rotor theo
chỉ dẫn được cung cấp.


 Chọn loại rotor bằng cách nhấn nút 2 mũi tên trong vùng “A”
 Thiết lập kích thước rotor trong vùng “B”, kích thước “rs” chỉ áp dụng đối
với cân bằng tĩnh.
 Chọn những dạng điều chỉnh trong khu vực “C” để bổ xung hoặc loại bỏ các

khối điều chỉnh.
 Chọn đơn vị đo mất cân bằng trong khu vực “D”
 Sau đó chọn dạng dung sai trong những dạng có sẵn hoặc nhập bằng tay một
loại mới trong khu vực “E”. Trở về màn hình chính bằng việc nhấn nút
HOME.
7.5 Đo đạc lần đầu tiên và việc sửa vòng quay








Hãy chắc chắn rằng không ai được đứng trong khu vực làm việc của máy.
Cấp một ít dầu vào gỗi đỡ.
Kiểm tra rotor có được gắn đúng.
Đóng tấm chắn bảo vệ.
Chọn chế độ quay bằng tay.
Thiết lập tốc độ vòng quay về 0 bằng việc sử dụng chiết áp.
Nhấn nút “Start”


 Từ từ tăng tốc độ vòng quay đến tốc độ mong muốn và đảm bảo rằng rotor
nằm đúng trên các gối đỡ.
 Nhấn nút “Start” để đo các giá trị khi đã ổn định (một biểu tượng mới sẽ
xuất hiện trên màn hình).
 Nhấn “Stop” để dừng rotor.
 Thêm hoặc loại bỏ khối sửa chữa trong vị trí góc thích hợp.
7.6 Vòng quay thứ hai ( kiểm soát vòng quay)

Đối với vòng quay thứ hai và những vòng tiếp theo. Bắt đầu quay bằng việc
nhấn “Start”. Nếu các hiển thị liên quan đến mặt phẳng hiệu chỉnh xuất hiện màu
đỏ. Lặp lại các phép đo và hiệu chỉnh rotor cho tới khi cả hai màn hình hiển thị
màu xanh lá cây. Khi cả hai mặt phẳng giảm nằm trong dung sai cần thiết, bạn có
thể in giấy chứng nhận cân bằng bằng việc nhấn “PRINT”. Lựa chọn một dạng báo
cáo thích hợp, giấy chứng nhận có thể được in hoặc lưu trữ.



×