Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi thử THPTQG MÔN HÓA ĐỀ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.06 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THƯ THPT QUỐC GIA – ĐỀ SỐ 8

Cho M: K =39, Na =23; Ca =40; Fe =56; Al =27; Cu =64; Ag =108; O =16; H =1; C =12; N =14; Si
=28; Li =7; Mg =24; Cl =35,5; Br =80.
……………………………………………………………………………………………………
Câu 1. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Al, Cr. Kim loại mềm nhất trong dãy là
A. Na.

B. Cr.

C. Cu.

D. Al.

C. K2O.

D. CaO.

Câu 2. Ở nhiệt độ cao, CO có thể khử được
A. MgO.

B. Fe2O3.

Câu 3. Ngâm một lá niken trong dung dịch loãng các muối: MgCl 2, NaCl, Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2.
Niken sẽ khử được các muối
A. AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2.

B. MgCl2, AlCl3, Pb(NO3)2.

C. MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2.


D. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2.

Câu 4. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl, nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3
đặc, nguội là
A. Cu, Pb, Ag.

B. Cu, Al, Fe.

C. Fe, Al, Cr.

D. Fe, Mg, Al.

Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4
loãng, thu được 1,344 lít hiđro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,52.

B. 7,25.

C. 8,98.

D. 10,27.

Câu 6. Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là
A. HCl, NaOH, Na2CO3.

B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3.

C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3.

D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3.


Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
B. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
C. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
D. Trong các phản ứng hóa học, Al chỉ đóng vai trò chất khử.
Câu 8. Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là
A. FeO, CuO, Cr2O3.

B. Fe3O4, SnO, BaO.

C. PbO, K2O, SnO.

D. FeO, MgO, CuO.

Câu 9. Cho các dung dịch riêng biệt sau: KNO 3, Cu(NO3)2, AlCl3, FeCl3, NH4Cl. Thuốc thử dùng để phân biệt
các dung dịch trên là
A. dung dịch AgNO3.

B. dung dịch HCl.

C. dung dịch Na2SO4.

D. dung dịch NaOH dư.

Câu 10. Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng nóng
(trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch X
(trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 48,8.


B. 42,6.

C. 47,1.

D. 45,5.


Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam hỗn hợp X gồm (Na, Ba, Na2O và BaO) vào nước, thu được 1,12 lít khí
H2 (đktc) và dung dịch Y trong đó có 20,52 gam Ba(OH) 2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y thu
được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,76.

B. 21,92.

C. 23.64.

D. 39,4.

Câu 12. Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào đúng?
A. 24Cr: [Ar]3d44s2.

B. 24Cr2+: [Ar]3d24s2.

C. 24Cr2+: [Ar]3d34s1.

D. 24Cr3+: [Ar]3d3.

Câu 13. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH) 2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3,
FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là
A. 8.


B. 7.

C. 6.

D. 5.

Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch HNO 3, thu được V lít
(đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO 2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với
H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 2,24.

B. 4,48.

C. 5,6.

D. 3,36.

Câu 15. Cho 11,36 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư
thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m
gam muối khan. Giá trị của m là
A. 38,72.

B. 35,5.

C. 49.09.

D. 34,36.

Câu 16. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb, Fe và Zn, Fe và Sn, Fe và Ni.

Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 17. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H 2SO4 loãng. Y là kim loại tác dụng được với dung dịch
Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là
A. Fe, Cu.

B. Cu, Fe.

C. Ag, Mg.

D. Mg, Ag.

Câu 18. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2
(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2
(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2
(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3
(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2.

B. 3.


C. 4.

D. 5.

Câu 19. Điện phân dung dịch có hòa tan 13,5 gam CuCl 2 và 14,9 gam KCl (có màng ngăn và điện cực trơ)
trong 2 giờ với I = 5,1A. Dung dịch sau điện phân được trung hòa vừa đủ bởi V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị
của V là
A. 0,5.

B. 0,7.

C. 0,9.

D. 0,18.

Câu 20. Cho m gam Mg vào 100 ml dung dịch chứa CuSO 4 0,1M và FeSO4 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn
toàn, thu được dung dịch X chứa 2 ion kim loại. Thêm NaOH vào dung dịch X được kết tủa Y. Nung Y ngoài
không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn Z nặng 1,2 gam. Giá trị của m là


A. 0,24.

B. 0,36.

C. 0,48.

D. 0,12.

Câu 21. Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

(2) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
(3) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(4) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 22. Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của
A. ancol.

B. xêton.

C. amin.

D. anđehit.

Câu 23. Cho các este: (1) etyl fomat, (2) vinyl axetat, (3) triolein, (4) metyl acrylat, (5) phenyl axetat. Dãy
gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
A. (1), (2), (3).

B. (1), (3), (4).

C. (2), (3), (5).

D. (3), (4), (5).


Câu 24. Cho một số tính chất:
(1) có dạng sợi
(2) tan trong nước
(3) tan trong nước Svayde
(4) phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc)
(5) tham gia phản ứng tráng bạc
(6) bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng
Các tính chất của xenlulozo là
A. (3), (4), (5) và (6).

B. (1), (3), (4) và (6).

C. (1), (2), (3) và (4).

D. (2), (3), (4) và (5).

Câu 25. Để điều chế 29,7 kg xenlulozo trinitrat cần dùng dung dịch chứa m kg axit HNO 3 (biết hiệu suất phản
ứng là 90%). Giá trị của m là
A. 42 kg.

B. 10 kg.

C. 30 kg.

D. 21 kg.

Câu 26. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 17,8 gam.


B. 18,24 gam.

C. 16,68 gam.

D. 18,38 gam.

Câu 27. Dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh là
A. glyxin.

B. etylamin.

C. anilin.

D. phenylamoni clorua.

Câu 28. Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch
X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,7.

B. 0,5.

C. 0,55.

D. 0,65.

Câu 29. Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được
dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,64.


B. 1,22.

C. 1,46.

D. 1,36.


Câu 30. Hợp chất X có công thức C 3H8O5N2 là muối hình thành từ phản ứng của một α-amino axit với HNO 3.
Cho 22,8 gam X tác dụng hết với 200 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng được chất rắn
khan Y (quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng). Giá trị của m là
A. 16,65.

B. 33,4.

C. 20,65.

D. 29,4.

Câu 31. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. polietylen.

B. poli(vinyl clorua).

C. poli(metyl metacrylat).

D. nilon-6,6.

Câu 32. Khối lượng của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvc. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch capron

A. 152.


B. 114.

C. 215.

D. 121.

Câu 33. Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozo axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 34. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là
A. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.

B. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.

C. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.

D. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.

Câu 35. Các chất đều không bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng nóng là
A. polietilen, cao su buna, polistiren.

B. poli(vinyl axetat), polietilen, cao su buna.


C. tơ capron, nilon-6,6, polietilen.

D. nilo-6,6, poli(etylen-terephtalat), polietilen.

Câu 36. Cho hai chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C 3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch
NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH 2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T
lần lượt là
A. CH3NH2 và NH3.

B. C2H5OH và N2.

C. CH3OH và NH3.

D. CH3OH và CH3NH2.

Câu 37. Cho sơ đồ phản ứng sau:
HCN
TH
C2H2 +
polime Y; X +CH 2 =CH-CH=CH 2 
→ X; X →
→ polime Z

Y và Z lần lượt là
A. tơ capron và cao su buna.

B. tơ olon và cao su buna-N.

C. tơ nilon-6,6 và cao su clopren.


D. tơ nitron và cao su buna-S.

Câu 38. Lên men m gam glucozo với hiệu suất 90%, lượng khí CO 2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước
vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung
dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là
A. 20.

B. 30.

C. 13,5.

D. 15.

Câu 39. Peptit X bị thủy phân theo phương trình phản ứng: X + 2H 2O → 2Y + Z (trong đó Y và Z là các
amino axit). Thủy phân hoàn toàn 4,06 gam X thu được m gam Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần vừa đủ
1,68 lít khí O2 (đktc), thu được 2,64 gam CO2; 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết Z có công thức
phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Tên gọi của Y là
A. lysin.

B. axit glutamic.

C. glyxin.

D. alanin.


Câu 40. X là một este đơn chức. Thủy phân 0,01 mol X với 300 ml dung dịch NaOh 0,1M, đến khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được phần hơi (chỉ có nước) và 2,38 gam chất rắn khan.
Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 1.


B. 2.

C. 3.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 8
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

ĐÁP ÁN
A

B
D
C
C
B
C
A
D
C
A
D
B
C
A
C
A
B
D
A

CÂU
21
22
23
24
25
26
27
28
29

30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

ĐÁP ÁN
C
A
B
B
D
A
B
D
C
B
D
A
B
D
A
C
B

D
C
D

D. 4.



×