Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Lao động nhà báo thực trạng sử dụng internet trong quá trình tác nghiệp của nhà báo làm công tác đối ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Báo chí là một lĩnh vực của đời sống xã hội, hoạt động báo chí cũng là
một lĩnh vực của hoạt động thực tiễn. Xã hội càng phát triển vai trò của báo
chí càng lớn, yêu cầu đối với báo chí càng cao, do vậy, làm nảy sinh nhu cầu
thường xuyên về đội ngũ những người làm báo chuyên nghiệp.
Ngày nay cùng với xu thế toàn cầu hóa, công chúng
ngày càng quan tâm nhiều tới các sự kiện, vấn đề xảy ra
trong và ngoài nước. Đặt ra yêu cầu đối với nhà báo nói chung
và nhà báo làm công tác đối ngoại làm thế nào để có thể đưa
đến cho công chúng những thông tin mang tính thời sự một
cách nhanh nhất nhưng vẫn phải đảm bảo được tính chính xác
của thông tin.
Ngày nay cùng với sự phát triển của Internet, nhà báo có
thể ngồi một chỗ nhưng vẫn có thể lấy thông tin để viết bài
thông qua trao đổi, chia sẻ thư điện tử Gmail, mạng xã hội…
Bằng các phương pháp tác nghiệp như phỏng vấn, nghiên cứu
tài liệu… kết hợp với các thiết bị kỹ thuật trong quá trình tác
nghiệp: máy ảnh, máy ghi âm, camera ghi hình,… đặc biệt là
Internet sẽ là trợ thủ đắc lực cho nhà báo làm công tác đối
ngoại trong việc lấy tin tức quốc tế.
2. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện dựa trên các kiến thức lý luận
báo chí đã được tích lũy. Trên cơ sở suy tầm, chọn lọc, khái
quát các tư liệu, người viết sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, đối chiếu để có thể đưa ra những sự nhận
định, kết luận về từng vấn đề.
1


3. Mục tiêu và nhiệm vụ.


Thông qua tiểu luận có thể thấy được quá trình tác
nghiệp của nhà báo làm công tác đối ngoại, đặc biệt là việc sử
dụng Internet như là phương tiện để khai thác và lấy thông tin
trong và ngoài nước.
Qua đó thực trạng sử dụng Internet trong quá trình tác
nghiệp của nhà báo làm công tác đối ngoại, tiểu luận đưa ra
những giải pháp để sử dụng Internet một cách hiệu quả nhất
trong quá trình thu nhập và xử lý thông tin quốc tế của nhà
báo.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Với mục tiêu như trên, tiểu luận tập trung chủ yếu vào
nghiên cứu, tổng hợp một số lý luận chung về báo chí. Tiểu
luân đi sâu và nghiên cứu quá trình sử dụng Internet trong
việc lấy thu nhập và xử lý thông tin, đặc biệt là thông tin quốc
tế của nhà báo đối ngoại.
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phấn mở đầu và kết luận, phần nội dung của tiểu
luận gồm có 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung.
Chương II: Thực trạng sử dụng Internet trong quá trình tác
nghiệp của nhà báo làm công tác đối ngoại.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của
nhà báo làm công tác đối ngoại.

2


CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Một số khái niệm
1.1. Khái niệm nhà báo đối ngoại:

Nhà báo: Danh từ dùng chung cho tất cả những người
làm báo chuyên nghiệp.
Nhà báo - là người làm việc ở một cơ quan báo chí cụ thể, đảm trách
một chức danh cụ thể trong cơ quan báo chí, coi báo chí là nghề nghiệp, là sự
nghiệp của cả đời mình. Nhưng nghề báo lại tác động thường xuyên và mạnh
mẽ tới tư tưởng, tình cảm, đạo đức ... của con người, của xã hội.
Đội ngũ những người làm báo là một nhân tố khách quan quan trọng
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta luôn đánh
giá cao vai trò và những cống hiến của báo chí, luôn coi nhà báo là những
chiến sỹ tiên phong trên mặt trận văn hóa tư tưởng, do vậy luôn quan tâm phát
triển đội ngũ này với số lượng ngày càng đông, chất lượng ngày càng cao.
Cũng như mọi nghề nghiệp khác, nhà báo chuyên nghiệp - để hoàn
thành sứ mệnh của mình phải có những tiêu chuẩn chính trị và đạo đức,
những tố chất nghề nghiệp ... phù hợp. Đó là cơ sở hình thành những tiêu
chuẩn, những phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo chuyên nghiệp.
3


Nhà báo đối ngoại có thể hiểu là những người làm công
tác báo chí chuyên nghiệp trên lĩnh vực đối ngoại. Đó có thể
là phóng viên, biên tập viên, đại diện cơ quan thường trú của
Việt Nam tại các nước trên thế giới.
Báo chí đối ngoại hướng tới đối tượng độc giả là người
nước ngoài, do đó về mặt lý thuyết sẽ có thành phần người
đọc rộng hơn nhiều so với các báo trong nước. Báo chí đối
ngoại nhằm thực hiện mục tiêu đưa hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam ra với thế giới và đưa thế giới vào Việt Nam,
do đó những nhieemh vụ và yêu cầu về thông tin tuyên
truyền đặt ra cho báo chí đối ngoại cũng khác so với các báo
trong nước.

1.2 Yêu cầu đối với nhà báo đối ngoại.
Yêu cầu chung đối với mỗi người làm báo nói chung và
nhà báo làm công tác đối ngoại nói riêng phải có phẩm chất,
có năng lực, có tri thức và vốn thực tiễn phong phú. Nói cách
khác, nhà báo phải là người vững vàng về chính trị, thông
thạo về nghiệp vụ, và phải có đạo đức trong sáng.
Kiến thức: Nhà báo làm công tác đối ngoại phải có kiến
thức để phát hiện ván đề.
Kiến thức không chỉ học trong trường, mà đối với nhà
báo, điều quan trọng là tích luỹ thông tin, nhất là thông tin
chuyên ngành mà mình theo dõi. Khi tác nghiệp, rõ ràng ai
có nền học vấn văn hoá rộng, lại tích luỹ kiến thức sâu về
lĩnh vực theo dõi, người đó sẽ xử lý thông tin nhanh và có
hiệu quả hơn.

4


Lao động báo chí ngày nay đã khác xa với một thập kỉ
trước đây. Nó là tổng hợp các yếu tố nghề nghiệp, các phương
tiện kĩ thuật, các phương pháp làm việc khác nhau, các loại
kiến thức khác nhau... Tổng hợp và phân tích, phân tích và
tổng hợp, không loại trừ nhau. Thậm chí có những nhà báo
ngồi tại chỗ, tổng hợp tin tức trên thế giới để phân tích một
vấn đề trong nước và ngược lại (hay đồng thời), tổng hợp
thông tin trong nước thông qua một cách nhìn, một sự phân
tích tin tức thế giới thông qua Internet.
Kỹ năng: Giúp nhà báo thể hiện vấn đề.
Ngày nay thành tựu tri thức khoa học của nhân loại
tăng theo cấp số nhân và thông qua mạng internet nó trở

thành tài sản chung của nhân loại. Kĩ năng sử dụng công
nghệ thông tin đang là đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi nhà báo
làm công tác đối ngoại để có thể khai thác và làm chủ được
thông tin trên mạng toàn cầu và trong nước. Vấn đề không
phải chỉ là kĩ năng sử dụng công nghệ mới vào làm báo,
không phải chỉ là hiện đại hoá thiết bị, mà quan trọng hơn,
khi vận dụng những kĩ năng này, buộc chúng ta phải thay
đổi cách nghĩ, cách tư duy, cách làm việc, hình thức hoạt
động và hiệu quả của nó. Tính phổ cập, tính đa chiều của
thông tin mạng ngày càng chiếm lĩnh đời sống tinh thần,
buộc nhà báo phải hoà nhập trước, thích nghi trước, với
những kĩ năng mới.
Kinh nghiệm:

Đối với nhà báo nói chung và nhà báo

làm công tác đối tác nói riêng, kinh nghiệm nghề nghiệp là
vốn liếng lí thuyết đã được kiểm chứng và vốn liếng thực hành
đã được bản thân vận dụng, kể cả kinh nghiệm nghề nghiệp
5


của đồng nghiệp mà họ rút ra được. Kinh nghiệm giúp đánh
giá, kiểm soát thông tin khi họ thu thập và phân tích, xử lý
thông tin. Kinh nghiệm nghề nghiệp là sự tự phản biện đối với
mỗi nhà báo.
1.3 Vai trò của báo chí đối ngoại
Ngày nay, đối ngoại đã trở thành chức năng cơ của mỗi
quốc gia, trong đó lợi ích quốc gia luôn được đặt lên hàng đầy.
Để bảo vệ và phát triển lợi của mình, các quốc gia đều tăng

cường công tác thông tin đối ngoại.
Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan tọng trong
công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong
bối cảnh toàn cầu hóa, bùng nổ thông tin, đấu tranh quyết liệt
trên mặt trân tư tưởng, văn hóa, công tác thông tin đối ngoại
có tính chất phức tạp và có tầm quan trọng đặc biệt.
Sự hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay và xu thế toàn
cầu hóa làm cho thông tin, giao lưu văn hóa giữa các quốc
gia, dân tộc ngày càng được đẩy mạnh. Điều này đã đặt ra
yêu cầu cấp thiết phải tăng cường thông tin đối ngoại về sự
phát triển kinh tế-xã hội, công cuộc đổi mới, cũng như nền
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, cũng như giới
thiệu cho nhân dân cả nước về những tinh hoa văn hóa các
dân tộc khác trên thế giới.
Là một bộ phận quan trọng trong công tác thông tin đối
ngoại của Đảng và Nhà nước, các cơ quan báo chí đối ngoại
có nhiệm vụ làm cho các nước, người nước ngoài, người Việt
Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về Việt Nam, về
đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của
Việt Nam, đồng thời đấu tranh dư luận chống lại những luận
6


điệu bôi nhọ, xuyên tạc của các thế lực thù địch, trên cơ sở đó
tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước, của nhân dân
thế giưới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài đối với sự nghiệp xay dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Tổng quan về Internet và lịch sử phát triển của
Internet.
2.1 Khái niệm về Internet.

Internet là một tập hợp của các máy tính được liên kết
nối lại với nhau thông qua hệ thống dây cáp mạng và đường
địne thoại trên toàn thế giới với mục đích trao đổi, chia sẻ dữ
liệu và thông tin. Bất cứ người nào trên hệ thống cũng có thể
tiếp cận và đi vào xem thông tin từ bất cứ một máy tính nào
trên hệ thống.
Trước đây mạng Internet được sử dụng chủ yếu ở các tổ
chức chính phủ và trong các trường học. Ngày nay mạng
Internet đã được sử dụng bởi hàng tỷ người bao gồm cả cá
nhân, các doanh nghiệp lớn, nhỏ, các trường học, nhà nước
và các tổ chức chính phủ. Phần chủ yếu nhất của mạng
Internet là World Wide Web.

7


Mạng Internet là của chung điều đó có nghĩa là không ai
thực sự sở hữu nó với tư cách cá nhân. Mỗi phần nhỏ của
mạng được quản lý bởi các tổ chức khác nhau nhưng không
một ai, khống một thực thể nào cũng như không một trung
tâm máy tính nào nắm quyền điều khiển mạng. Mỗi phần của
mạng được liên kết với nhau theo một cách thức nhằm tạo
nên một mạng toàn cầu.
Internet là một mạng toàn cầu bao gồm nhiều mạng LAN
(Local Area Netwwork), MAN (Metropolitan Area Network) và
WAN (Wide Area Network) trên thế giới kết nối với nhau. Mỗi
mạng thành viên này được kết nối vào Internet thông qua một
Router.
2.2 Lịch sử phát triển của Internet
Vào cuối năm 1960 Bộ Quốc phòng Mỹ tiến hành xây

dựng một mạng máy tính diện rộng trên toàn nước Mỹ. Mạng
máy tính này có tên gọi là ARPANET (Advanced Research
Project Agency Network), mục tiêu xây dựng của mạng máy

8


tính này là cho phép các tổ chức chính phủ Mỹ tài nguyên như
máy in, máy chủ, cơ sở dữ liệu trên mạng.
Vào đầu năm 1980 giao thức TCP/IP được phát triển
nhanh chóng trở thành giao thức mạng chuẩn được dùng trên
mạng ARPANET. Hệ điều hành được dùng trên mạng lúc này là
BSD UNIX cũng được tích hợp để sử dụng giao thức TCP/IP. Hệ
điều hành này nhanh chóng trở thành một công cụ hữu hiệu
để phát triển mạng máy tính.
Với các công nghệ mới này số lượng mạng máy tính đã
phát triển nhanh chóng. Mạng ARPANET ban đầu đã trở thành
mạng đường trục (backbone) cho mạng máy tính chạy trên
giao thức TCP/IP gồm hàng ngàn máy thuộc các mạng cục bộ
khác nhau. Mạng máy tính này chính là mạng Internet.
Tuy nhiên vào năm 1988, DARPA quyết định tiến hành
các thử nghiệm khác, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu hủy bỏ
mạng ARPANET và thay vào đó bằng mạng máy tính NSFNET.
Phát triển từ mạng ARPANET, ngày nay mạng Internet
gồm hàng tram ngàn máy tính được nối với nhau trên toàn
thế giới. Mạng đường trục hiện tại có thể tải được lưu lượng
lớn gấp hàng ngàn lần so với mạng ARPANET trước đó.
Internet tại Việt Nam được coi như chính thức bắt đầu từ
cuối năm 1997. Ngày 19 tháng 11 năm 1997 là ngày đầu Việt
Nam được hòa vào mạng internet toàn cầu.

Tháng 11 năm 1997, VNPT, NetNam, và 3 công ty khác
trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên
tại Việt Nam.

9


10


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG
QUÁ TRÌNH TÁC NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO ĐỐI NGOẠI.
1.

Quá trình tác nghiệp của nhà báo đối ngoại.
Internet trở thành phương tiện truyền thông mới, mang

tính tương tác, đa cấp độ, đa phương tiện, đặc biệt công
chúng vừa là người tiếp nhận, vừa là chủ thể sáng tạo và
truyền phát thông tin. Ngày nay, cùng với sự phát triển của
Internet có vai trò hết sức quan trọng đối với các cơ quan báo
chí, đặc biết là với nhà báo đối ngoại sử dụng internet như là
một phương tiện tác nghiệp bên cạnh máy quay phim, máy
ảnh, máy ghi âm…Nếu nhìn từ cuộc sống hiện nay, sự phát
triển Internet dẫn đến sự ra đời của:
Các trang tìm kiếm: Google, Yahoo,
Các mạng xã hội (social networks) : Facebook, Twitter
Các dịch vụ chia sẻ file âm thanh, video, hình ảnh trực tuyến
như: Youtube, Flickr…
Thư điện tử Gmail.

Các trang Blog cá nhân
Các diễn đàn công cộng
Các trang mạng dạng từ điển trực tuyến như Wikipedia…

11


Tìm kiếm nguồn thông tin để viết bài là một bước quan
trọng đối với nhà báo, phóng viên nói chung và với nhà báo
đối ngoại riêng. Thông thường nguồn tin của nhà báo, phóng
viên được thu thập thông qua các hình thức:Thông qua nghiên
cứu thực tiễn đời sống; Thông qua giao tiếp xã hội; thông qua
các thông tin viên, cộng tác viên và các chuyên gia tư vấn;
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài
nước (như: sách, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình,
Internet…); thông qua các văn bản, tài liệu đang lưu hành và
những tài liệu lưu trữ; thông qua các quan sát trực tiếp, cụ thể
của người làm báo và đồng nghiệp.
Đối với nhà báo đối ngoại nói riêng, họ lấy thông tin qua
Internet ở các hãng thông tấn và cơ quan báo chí lớn trên thế
giới: Reuters, AFP và AP…hay chia sẻ, làm việc qua Gmail giữa
phóng viên thường trú các nước với nhau.
Trong điều kiện công nghệ truyền thông số phát triển,
mạng xã hội và các dạng thức truyền thông trên Internet
ngày càng đa dạng. Với việc ra đời và đi vào cuộc sống nhân
12


loại, Internet đang ngày càng trở thành tâm điểm thu hút sự
quan tâm của tất cả mọi người trên thế giới.

Số lượng người sử dụng Internet ngày càng tăng, nhà
báo đối ngoại có thế lấy thông tin qua blog cá nhân hay bằng
cách phỏng vấn trực tiếp qua mạng xã hội Facebook một cách
nhanh chóng và dễ dàng.Nhưng những thông tin được chia sẻ
lên blog cá nhân hay mạng xã hội chưa được kiểm chứng độ
chính xác, điều này cũng là khó khăn đối với các nhà báo đối
ngoại khi thông tin đưa tới công chúng phải đảm bảo được độ
chính xác nhất.
2. Các phương pháp tác nghiệp của nhà báo thông tin
đối ngoại thông qua Internet
Trong quá trình lấy tìm kiến thông tin trên Internet,
những người làm báo, đặc biệt là nhà báo đối ngoại phải sử
dụng phương pháp: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương
pháp phỏng vấn…
2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thông tin thu được qua phương pháp nghiên cứu tài liệu
bao giờ cũng ổn định hơn và có độ tin cậy cao hơn so với
những phương pháp khác. Đó cũng là ưu thế chủ yếu của
phương pháp này.
Nhà báo đối ngoại trước khi lấy thông tin để viết bài cần
phải có sự sàng lọc thông tin, cố gắng nghiên cứu, tìm hiếu kỹ
thông tin về lĩnh vực đó, tạo ra những tiền đề cần thiết để
thẩm định tính đúng đắn, đánh giá chính xác về con người,
những vấn đề và sự kiện. Thông qua Internet, nhà báo đối

13


ngoại có thể nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề, sự
kiện.

Trên Internet có những tài liệu phục vụ trực tiếp và có
những tài liệu phục vụ gián tiếp cho tác phẩm báo chí. Những
tài liệu tốt bao giờ cũng có khả năng gợi mở cho hướng đi
đúng đắn trong quá trình nhận thức thực tiễn.
2.2 Phương pháp phỏng vấn.
Phỏng vấn là một cách khai thác và thu nhập thông tin
dưới hình thức hỏi chuyện người khác. Mục đích của nó là để
thu thập những thông tin cần thiết, giúp người viết nắm được
những khía cạnh có liên quan đến con người, sự kiện, sự việc,
vấn đề… để có thể phản ánh chúng một cách chính xác, kịp
thời trong các tác phẩm báo chí của mình.
Nhà báo làm công tác đối ngoại có thể phỏng vấn các
nhân vật và làm việc với các phóng viên thường trú thông qua
thư điện tử Gmail, qua mạng xã hội để có thể thu thập được
những thông tin chưa biết, tăng cường sự hiểu biết của mình
về các vấn đề, sự kiện mà nhà báo quan tâm.
3. Vai trò của Internet đối với công việc của nhà báo
đối ngoại.
3.1 Cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ, đa dạng
và phong phú.
Internet cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ, nhiều
chiều và được bồi đắp hàng ngày, hàng giờ bởi hàng triệu người
sử dụng. Tính đến năm 2013, toàn thế giới có 2,8 tỷ người sử
dụng Internet chiếm 39% dân số thế giới.
Hơn 1/3 dân số thế giới sử dụng Internet thường xuyên,
họ liên tục cung cấp, trao đổi, chia sẻ và làm giàu nguồn tài
14


nguyên thông tin trên môi trường Internet. Từ những nội dung

liên quan đến động đất, sóng thần, hỏa hoạn, lũ lụt, bạo lực,
tội phạm đến những thông tin nhỏ nhặt, đời thường trong
cuộc sống của cá nhân, người nổi tiếng cũng đều được chia sẻ
trên mạng xã hội. Khi một vấn gì đó trong xã hội, ngay lập tức
được hàng ngàn chia sẻ, thảo luận, mổ xẻ theo từng góc nhìn
riêng của mỗi cá nhân trên các mạng xã hội. Đặc biệt đối với
nhà báo làm công tác đối ngoại phải có sự sàng lọc thông tin
để đảm bảo độ tính chính xác cho thông tin trước khi đưa đến
công chúng. Thông qua các trang mạng tìm kiếm điện tử
Wikipedia, chia sẻ và trao đổi thông tin qua thư điện tử
Gmail… giúp cho nhà báo đối ngoại làm việc với phóng viên
thường trú tại các quốc gia trên khắp thế giới một cách nhanh
chóng và có nguồn thông tin xác thực nhất.
3.2 Internet là “Kênh” để nhà báo đối ngoại thu thập,
khai thác thông tin.
Trong thực tế hiện nay cho thấy, ngày càng nhiều sự kiện
được lan truyền thông qua Internet, đặc biệt là các trang
mạng xã hội (Facebook, Twitter, Zingme). Nhà báo đối ngoại
lấy thông tin quốc tế từ các hãng thông tấn và cơ quan báo
chí lớn trên thế giới như: Reuters, AFP và AP,… trong nước các
nhà báo đối ngoại lấy thông tin chủ yếu từ Thông Tấn Xã Việt
Nam. Với vai trò “trợ lý” đắc lực cho nhà báo đối ngoại,
Internet giúp nhà báo tìm kiếm thông tin, đầu mối liên lạc để
phỏng vấn, xác minh nguồn tin, tìm hiểu những người cần
phỏng vấn. Đây cũng chính là diểm khá lợi thế của Internet.
Theo điều tra của Hãng thông tấn PRNewswire toàn cầu
chi nhánh tại Trung Quốc cho biết, trên 90% số phóng viên
15



làm việc trong các cơ quan báo chí của nước này sử dụng
micro-blog, trong đó có 50% số phóng viên thường xuyên sử
dụng mạng xã hội. Hãng BBC của Anh luôn coi mạng xã hội
Twitter là diễn đàn mở rộng nội dung, “công cụ” thu thập
thông tin, phỏng vấn và biên tập tin, bài.
Thông qua Internet, đặc biệt là mạng xã hội, các nhà báo
đối ngoại có thể theo dõi sự kiển xảy ra, đồng thời còn có thể
thông qua đây để tương tác với cư dân mạng, từ đó có thể
nắm bắt các đầu mối thông tin. Tuy nhiên, nguồn tin trên
mạng rất phân tán, chất lượng không đồng đều, phóng viên
và nhà báo đối ngoại cần có sự sàng lọc, lựa chọn ra những
đầu mối có giá trị và tiến hành kiểm chứng thông tin.
Ngoài ra, Internet cũng tạo điều kiện để nhà báo đối
ngoại có thể liên hệ được với người trong cuộc hoặc những
người nắm giữ thông tin. Để từ đó, nhà báo có thể tiến hành
phỏng vấn lấy thông tin. Một ví dụ điển hình, đó là thảm hoạn
động đất, sóng thần xảy ra ở Nhật Bản vào tháng 3/2011 đã
được Vietnamplus (TTXVN) đưa tin. Thông qua đường truyền
Internet, đó là cách liên hệ nhanh nhất giữa phóng viên của
TTXVN và cộng tác viên của Vietnamplus tại Nhật Bản qua thư
điện tử Gmail, và hàng loạt bài chia sẻ trên mạng xã hội của
du học sinh Việt Nam và những người đang sống, làm việc tại
Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên Vietnamplus sử dụng mạng xã
hội để theo dõi, thẩm định thông tin để viết bài và đạt được
hiệu quả cao.
3.3 Internet – cầu nối giữa công chúng và nhà báo.
Thực tế cho thấy, các cơ quan báo chí, đặc biệt nhà báo
đối ngoại có thể dùng mạng xã hội để thực hiện sự tương tác
16



tốt hơn với công chúng. Sự tương tác này vửa thể hiện ở việc
lắng nghe những lời bình luận của công chúng, đồng thời cũng
thúc đẩy công chúng tham gia vào quá trình sản xuất, truyền
phát thông tin. Hiện nay, công chúng đều có thể đưa ra những
lời bình luận tức thời về sản phẩm báo chí, chỉ cần họ online
để đọc, xem, nghe và có phương tiện gửi bình luận về bài viết,
sự kiện cũng như các nhân vật liên quan trong tác phẩm báo
chí. Và chính những phản hồi đó của công chúng đã giúp nhà
báo có thể đánh giá sự hấp dẫn của bài báo, có nhiều ý kiến
quý báu của công chúng đã giúp nhà báo có thể mở rộng đề
tài và góc nhìn, tổ chức những bài viết mới có chiều sâu, tăng
tính thuyết phục cho bài báo.

Phóng viên, Biên tập viên Đài THVN thường trú tại Mỹ đang
thực hiện cuộc giao lưu trực tuyến với độc giả VTV.vn
4. Khó khăn của nhà báo đối ngoại trong việc sử dụng
Internet trong quá trình tác nghiệp.
Chất lượng thông tin hạn chế.
17


Trong hoạt động thực tiễn, nguyên tắc cơ bản của báo
chí là tôn trọng sự thật, chất lượng thông tin do cơ quan báo
chí kiểm soát. Sự thật được coi là “sinh mệnh” của báo chí, dù
thông tin nhanh, nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trung
thực, khách quan. Trong khi đó, nhờ những tính năng hiện đại
của công nghệ, thông qua Internet thông tin lan truyền một
cách nhanh chóng, tuy nhiên, nội dung thông tin trên mạng
xã hội không phải lúc nào cũng là sự thật, khách quan, có thể

tìm thấy những thông tin rất chuyên nghiệp, nhưng cũng
không ít nội dung “thông tin rác” được lan truyền trên mạng
xã hội. Ngoài ra, thông tin trên Internet là sai lệch, gây nhiễu
loạn thông tin, thậm chí dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ: Trước đó, vào tháng 8/2004, trên mạng xã hội cũng đã
lan truyền thông tin thất thiệt về Việt Nam đã có bệnh nhân
nhiễm Ebola đầu tiên, hiện đang điiuè trị tại Bệnh viện Bạch
Mai, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng
đến hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện Bạch Mai.
Ngay sau đó, Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai đã ohair họp báo
chính thức để cung cấp thông tin về dịch Ebola
5. Thực tiễn khai thác thông tin quốc tế thông quan
Internet tại báo Thanh Niên.
Báo in là một trong những lạo hình truyền thông đại
chúng đã tham gia sớm và tích cực đóng góp vào công tác đối
ngoại.
Có thể khẳng định mô hình tòa soạn báo in đối ngoại vẫn
phải dựa trên cơ sở của mô hình tổ chức tòa soạn báo in nói
chung, có những điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù chức
năng, công việc của tờ báo đối ngoại.
18


Trên báo Thanh Niên, những thông tin quốc tế chủ yếu
tập trung vào hai trang cuối cùng của tờ báo. Trong một số tờ
báo, lượng tin bài về thông tin quốc tế thường khoảng từ 14 –
16 bài.

Những nguồn tin mà báo Thanh Niên thường sử dụng
bao gồm: các hãng thông tấn, cơ quan báo chí nước ngoài;

Thông tấn xã Việt Nam; và phóng viên thường trú của báo
Thanh Niên tại Bangkok ( Thái Lan) và các cộng tác viên. Cụ
thể, trong tổng số 363 tin bài, tỷ lệ các nguồn tin như sau:
Các hãng thông tấn và cơ quan báo chí nước ngoài: có
tổng cộng 235 tin, chiếm tỷ lệ 64,79%.
Tin từ phóng viên thường trú tại nước ngoài: phóng viên
thường trú tại Thái Lan đóng góp 90 tin bài, chiếm tỷ lệ
23,7%.
Tin tức lấy từ Thông tấn xã Việt Nam là 38 tin, chiếm tỷ
lệ 10,49%.
Như vậy, bà nguồn này chiếm tổng cộng 98,98%.
Thông tin quốc tế các hãng thông tấn, cơ quan báo chí
nước ngoài có ưu điểm là rất phong phú, song chịu ảnh hương
bổi quan điểm của chủ thể cung cấp thông tin. Ví dụ hãng
19


BBC, khi đưa tin về Nga, các nước đang phát triển, các nước
xã hội chủ nghĩa và các nước cánh tả, họ thường chỉ đưa
những thông tin tiêu cực, và “phán xét” theo hệ thống giá trị
của họ: vi phạm dân chủ, nân quyền, tự do tôn giáo, tham
nhũng, lạc hậu, đói nghèo… Tuy đã có nhiều cố gắng, song
cho đến nay báo Thanh Niên vẫn phải phụ thuộc một phần lớn
vào nguồn tin này. Các hãng thông tấn , cơ quan báo chí nước
ngoài mà báo Thanh Niên hay sử dụng là Reuters, AFP và AP.
Thông tấn xã Việt Nam là nguôn tin quan trọng cho báo
thanh Niên. Nguồn tin này có chọn lọc, rất đáng tin cậy và an
toàn, luôn đảm bảo nguyên tắc có định hướng, ngôn ngữ và
hính thức thông tin rất dễ sử dụng, đặc biệt là tiếng nước
ngoài luôn được phiên âm và đảm bảo nguyên tắc nhất quán.

Tuy nhiên, có lẽ nguồn tin này còn ít sử dụng, có lẽ là do chậm
hơn so với việc lấy tin từ các hãng thông tấn, cơ quan báo chí
nước ngoài.
Sự phát triển Internet góp phần quan trọng trong quá
trình làm công tác đối ngoại của nhà báo, lấy nguồn tin quốc
tế của các nhà bào Thanh Niên trong qua việc trao đổi trên
thư điện tử Gmail, hay truy cập vào webside chính thức của
các hãng thông tấn, cơ quan báo chí nước ở nước ngoài.
Có thể nói, báo Thanh Niên đã đáp ứng được nhu cầu
thông tin quốc tế của công chúng. Thông tin có chọn lọc,
đánh giá săc sảo, có tính định hướng, góp phần nâng cao
trình độ và sự hiểu biết chính xác cho độc giả, giúp họ hình
thành nên cái nhìn toàn diện và đúng đắn về tình hình thế
giới.

20


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
INTERNET CỦA NHÀ BÁO ĐỐI NGOẠI.
Cùng với sự phát triển của Internet, ngày này hàng tỷ
người truy cập và tìm kiếm thông tin trên Internet càng nhiều.
Người đọc báo ngày càng nhiều và trình độ chung của người
đọc đã cao hơn hẳn, ý thức chung của họ về độ chính xác
thông tin ngày càng cao. Chính vì vậy, giải pháp đảm bảo độ
chính xác, tin cậy của thông tin qua việc sử dụng Internet như
là một phương tiễn kỹ thuật của nhà báo làm công tác đối
ngoại.
1. Mở lớp tập huấn để nâng cao kỹ năng thu thập và xử
lý thông tin trên Internet.

Các cơ quan báo chí nên tổ chức các lớp tập huấn cho
phóng viên, nhà báo về vấn đề lấy thông tin trong thời đại
công nghệ số, đặc biệt là sự phát triển của Internet ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong quá trình tác nghiệp của nhà
báo đối ngoại như là một phương tiện kỹ thuật.
Mở lớp tập huấn sẽ giúp cho phóng viên, nhà báo có thể
thu thập và xử lý thông tin được tốt hơn, đảm bảo tính chính
xác và thời sự. Qua đó, nhà báo có thể làm ra các sản phẩm
báo chí ngày càng tốt hơn.
Giúp nhà báo nắm được về cơ bản những kiến thức và
thực hiện được những kỹ năng nền tảng của báo điện tử và
các loại hình thông tin trên internet. Đó là các kỹ năng khai
thác, thu thập thông tin, sự kiện; lập dàn ý, viết bài – tin; biên
tập hoàn chỉnh tác phẩm và gửi bài – tin lên website. Ngoài ra
các nhà báo còn được thực hành kỹ thuật sử dụng máy ảnh kỹ
21


thuật số, xử lý ảnh cho báo điện tử; rèn luyện kỹ năng truyền
thông và xây dựng mối quan hệ công chúng, thiết lập quan hệ
với báo giới qua Website của đơn vị mình. Bên cạnh đó, các
học viên còn được khai thác các khả năng của bản thân để
làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho các cấp lãnh đạo về quy chế
quản lý, vận hành, tổ chức xuất bản Website của đơn vị.
Nâng cao kỹ năng, kỹ xảo sử dụng các phương tiện kỹ
thuật như: máy ảnh, có kỹ năng chụp ảnh cuộc họp, hội nghị,
sự kiện..., kỹ năng xử lý ảnh; đối với Internet nhà báo sẽ có
thêm các kỹ năng về thu thập, xử lý thông tin, nhận biết
nguồn tin chính thông với tin rác…
2. Cách đánh giá mức độ chính xác thông tin trên mạng

Internet.
Thời đại công nghệ cao như hiện nay, khi cần tìm them
thông tin cho bài viết, ngoài việc tìm them một nguồn nhanh
chóng: Internet. Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng
Trung… đều có trên mạng. Nhưng không phải tất cả thông tin
trên đất đều là chính xác.
Nhà báo làm công tác đối ngoại sử dụng Internet như là
một trợ thủ đắc lực, chỉ cần gõ vài từ khóa, sử dụng các công
cụ tìm kiếm như: Google, MSM, Yahoo… thì hàng triệu trang
thông tin hiện ra.
Để có thể đánh nguồn tin của thông tin trên mạng, các
nhà báo có thể dựa vào tên miền:
Một tên miền có đuôi “.com” đơn thuần chỉ nhằm vào
mục tiêu kiếm lượi nhuận có thể sẽ cung cấp những thông tin
định kiến

22


Các tên miền có đuôi “.org” thường được coi là phi lợi
nhuận, nhưng lại hô hào cho chủ trương riêng.
Các tên miền có đuôi “.edu” có thể là webside của một
trung tâm nghiên cứu, một học viện.
Các tên miền là “.net” thuộc mạng lưới, hệ thống; tên
miền là “.int” thuộc quốc tế và tèn miền là “.mil” thuộc quân
sự nên độ tin cậy là cao nhất.
Như vậy, để đánh giá mức độ chính xác của một thông
tin, nhà báo làm công tác đối ngoại phải dựa vào nhiều yếu tố
khác ngoài tên miền như: tính thời sự của thông tin, tính cập
nhất của thông tin…để có được nguồn thông tin chính xác

nhất.
3. Nâng cao chất lượng nguồn tin để đảm bảo độ chính
xác
Trong quy ước về tiểu chuân đạo đức nghê nghiệp của
báo chí Việt Nam đã nêu rõ: mục tiêu cao cả của báo chí Việt
Nam là phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN. Nhà báo hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực và hoàn
cảnh nào cũng vì lý tưởng phát triển đất nước Việt Nam, thực
hiện công bằng xã hội, mọi người đều có điều kiện phát triển
toàn diện, có cuốc ống ấm no, hạnh phúc.
Quy ước còn khẳng định: Báo chí thực hiện quyền thông
tin của nhân dân. Sứ mệnh ấy đòi hỏi nhà báo phải luôn luôn
khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật. Mọi thông tin phải
phản ánh sự thật khách quan tỏng bối cảnh xã hội, không bị
xuyên tạc hoặc cường điệu, nhằm cung cấp cho công chúng
một hình ảnh chân thật, đúng bản chất và quá trình của sự

23


kiện, tình huống được thông tin, thông quá hướng dẫn dư
luận.
Tuy nhiên, hiện nay không ít các nhà báo chỉ chạy theo
lợi nhuận, đưa tin bài không đúng sự thật, quên đi đạo đức
của người làm báo, đưa đến độc giả những thông tin sai lệch.
Ressell Lyne là giảng viên và cố vấn báo chí của Tổ chức
Thomson Foundation, một cơ quan đào tạo báo chí danh tiếng
của Anh. Trong cuộc trao đổi với ông về nghề và nghiệp, ông
đã khẳng định: “chính xác” là từ quan trọng nhất trong báo
chí”. Và ông đẫ giải thích rằng:

“Vì chúng ta có trách nhiệm đối với độc giả. Chúng ta là
cầu nối mang thông tin đến với họ. Thông tin đó buộc phải
đúng. Trong cuộc đời, đôi khi chúng ta buộc phải lựa chọn
hoặc nhanh, hoặc chính xác. Nhưng sau những trải nghiệm,
tôi cho rằng tính chính xác là quan trọng nhất trong nội dung
thông tin, nếu độc giả hiểu sai tin tức, sẽ rất nguy hiểm.
Chúng ta là người phải chịu trách nhiệm cao nhất để giữ uy
tín chó tờ báo và sự tin tưởng của độc giả.”
Như vậy, việc nâng cao chất lượng tin bài, đặc biệt đảm
độ chính xác cho thông tin là rất quan trọng đối với người làm
báo, đặc biết là nhà báo làm công tác đối ngoại.
Đối với người làm báo ngoài yếu tố chính xác, nhà báo
còn phải đưa tin nhanh và có sự cập nhật nhất. Đặc biệt phải
chú ý nhanh nhưng không ẩu.
Nếu như một hãng tin, tờ báo nào đó đưa tin vừa nhanh
vừa chính xác, họ xứng đáng được tôn vinh. Nhưng nếu chỉ vì
cuộc đua tốc độ mà một cơ quan báo chí đưa những thông tin

24


không kiểm chứng, thiếu chính xác, họ đang chính tay dần
hủy hoại đi danh tiếng và hình ảnh của mình.
Năm 2013, giải thưởng Pulitzer ở hạng mục Breaking
News là một minh chứng cho câu chuyện “đạo đức báo chí
thời đại internet” này. Tờ Boston Global, một tờ báo địa
phương, đã vượt qua hàng loạt ông lớn truyền thông nước Mỹ
để dành giải Pulitzer danh giá vì đưa tin nhanh, chính xác, đầy
đủ và ấn tượng về sự kiện Vụ đánh bom Boston Marathon.
Nếu một hãng tin được biết đến rộng rãi cả vì đưa tin

nhanh và vì đưa tin thiếu xác thực, trước sau gì họ cũng sẽ trở
thành một hãng tin “ít được biết đến” hoặc được biết đến
nhiều vì … tiếng xấu.
Báo chí sẽ vẫn luôn phải chạy đua về thời gian nhưng
các nhà báo cần nhớ rằng việc có được nguồn tin chính xác
quan trọng hơn nhiều so với việc đưa tin sớm nhất. Thương
hiệu của bạn, của tờ báo bạn làm việc phụ thuộc nhiều vào
việc tin của bạn có chất lượng, xác thực hay không. Đây là
đạo đức người làm báo. Đạo đức báo chí thời internet
4. Tính định hướng của thông tin, thái độ của nhà báo
với thông tin.
Mặc dù còn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn tin từ các
hãng thông tấn, cơ quan báo chí nước ngoài, song nhà báo
đối ngoại cũng có chủ kiến riêng của mình trước những sự
kiện, vấn đề.
Chủ kiến này trước hết thể hiện qua sự lựa chọn thông
tin để phản ánh. Sự lựa chọn thông tin phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau: quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, lợi ích
của dân tộc và của nhân dân, mục đích và tôn chỉ của tờ báo,
25


×