Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Từ quan điểm “dạy học lấy người học làm trung tâm”, chịanh suy nghĩ như thế nào về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của người học hiện nay cũng như công việc giảng dạy của mình trong tương lai bi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.46 KB, 10 trang )

Từ quan điểm “Dạy học lấy người học làm
trung tâm”, chị/anh suy nghĩ như thế nào về vai
trò, vị trí, nhiệm vụ của người học hiện nay
cũng như công việc giảng dạy của mình trong
tương lai. Biện pháp cụ thể vận dụng quan điểm
này trong thực tiễn dạy học ở các trường phô
thông hiện nay.

1


I. Những tìm hiểu chung về quan điểm: “Dạy học lấy người học làm
trung tâm”
1. Các khái niệm cơ bản
Dạy học là “quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học
nhằm giúp cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, phát triển năng
lực tư duy và năng lực hoạt động sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành thế giới
quan và các phẩm chất nhân cách của người học theo mục đích giáo dục.”
[1]
Dạy học lấy người dạy làm trung tâm(DHNDTT) là phương thức
dạy học mà người dạy chỉ đóng vai trò chủ đạo, còn người học đóng bị
động, quyết định đến chất lượng đào tạo.
Dạy học lấy người học làm trung tâm (DHNHTT) là phương thức
dạy học mà người dạy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, còn người học đóng vai
trò chủ chốt, quyết định đến chất lượng đào tạo.
2. So sánh giữa phương thức : “Dạy học lấy người học làm trung tâm”
và “Dạy học lấy người dạy làm trung tâm”
a) Mục tiêu
Trong DHNDTT, mục tiêu đề ra là người dạy truyền đạt đúng, đủ
khối lượng kiến thức đến với người học.Mục tiêu dạy học tập trung chủ yếu
vào quan điểm của người dạy.


Trong DHNHTT, mục tiêu cần đạt, ngoài khối lượng kiến thức đúng,
đủ đến với người học, còn cần phát huy sự hứng thú, khả năng chủ động,
tích cực trong việc lĩnh hội tri thức của người học. Mục tiêu dạy học hướng
đến sự đa dạng phong phú trong khả năng tiếp thu của người học.

2


b) Nội dung
Trong DHNDTT, nội dung giảng dạy thường cứng nhắc theo
chương mục của giáo trình.
Trong DHNHTT, nội dung giảng dạy không chỉ theo phân phối
chương trình, mà còn cần chú trọng đến tính phù hợp với đối tượng, sự
sáng tạo và cảm hứng học tập.
c) Phương pháp dạy học
Trong DHNDTT, phương pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình, với
giáo án dạy học được thiết kế chung cho cả lớp, không có tính phân hóa đối
tượng. Người học tiếp thu kiến thức thụ động từ người dạy.
Trong DHNHTT, phương pháp giảng dạy được áp dụng đa dạng,
phong phú, phù hợp với các đối tượng khác nhau, khơi gợi được cảm hứng
học tập, tính tích cực chủ động của người học. Các phương pháp học tập
thường được áp dụng là: dạy học hợp tác, dạy học khám phá,…
d) Hình thức tổ chức
Trong DHNDTT, người dạy và bảng đen là tâm điểm chỉnh của lớp
học, các bàn học thường được xếp dài hướng về phía và bảng đen.
Trong DHNHTT, hình thức tổ chức đa dạng và phong phú, có thể là
học tập nhóm, với các bàn học cá nhân quay vào nhau thành từng nhóm,
hoặc là các hình thức học tập trải nghiệm ngoài trời, học tập trong phòng
thí nghiệm,…
e) Đánh giá

Trong DHNDTT, sự đánh giá kết quả là hoàn toàn phụ thuộc vào
người dạy.
Trong DHNHTT, sự đánh giá kết quả có sự tham gia của cả người
học. Người học được khuyến khích tự đánh giá năng lực, đánh giá năng lực
những người học khác, và người dạy có vai trò hướng dẫn người học trong
3


quá trình đánh giá, cũng như hoàn thiện các đánh giá. Ngoài ra, do tính đa
dạng của các hình thức tổ chức học tập, có thể xuất hiện thêm những tiêu
chí đánh giá mới, như tiêu chí về khả năng hợp tác nhóm trong học tập hợp
tác, hay tiêu chí về khả năng tư duy sáng tạo, phát hiện vấn đề trong dạy
học khám phá.
II. Một số nhận định về quan điểm: “Dạy học lấy người học làm trung
tâm”
1. “Dạy học lấy người học làm trung tâm” là một xu hướng tất yếu có
tính lịch sử
Theo tác giả Trần Bá Hoành[2]:
“Quá trình dạy học gồm hai mặt quan hệ hữu cơ: hoạt động dạy của
giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong lí luận dạy học có những
quan niệm khác nhau về vai trò của GV và vai trò của HS nhưng tựu chung
lại có hai hướng: hoặc tập trung vào vai trò hoạt động của GV (lấy GV làm
trung tâm) hoặc tập trung vào vai trò hoạt động của HS (lấy HS làm trung
tâm).
Những năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và
trong nước thường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học GVTT
sang dạy học HSTT. Đây là một xu hướng tất yếu có lí do lịch sử.
Trong lịch sử giáo dục, ở thời kì chưa hình thành tổ chức nhà trường,
một GV thường dạy cho một nhóm nhỏ HS, có thể chênh lệch nhau khá
nhiều về lứa tuổi và trình độ. Chẳng hạn thày đồ Nho ở nước ta thời kì

phong kiến dạy trong cùng một lớp từ đứa trẻ mới bắt đầu học Tam tự kinh
đến môn sinh đi thi tú tài cử nhân, trong kiểu dạy học này, ông thày bắt
buộc phải coi trọng trình độ, năng lực, tính cách của mỗi học trò và cũng có
điều kiện để thực hiện cách dạy thích hợp với mỗi HS, vai trò chủ động tích
cực của người học được đề cao, tuy nhiên năng suất dạy học quá thấp.
4


Từ khi xuất hiện tổ chức nhà trường với những lớp học có nhiều HS
cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì GV khó có điều kiện chăm
lo cho từng HS, giảng dạy cặn kẽ cho từng em. Từ đó hình thành kiểu dạy
học “thông báo - đồng loạt”. GV quan tâm trước hết đến việc hoàn thành
trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương
trình và SGK, cố gắng làm cho mọi HS trong lớp hiểu và nhớ những lời
thày giảng. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít
chịu suy nghĩ. Tình trạng này ngày nay càng phổ biến, đã hạn chế chất
lượng, hiệu quả dạy học, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với
sản phẩm của giáo dục nhà trường. Để khắc phục tình trạng đó, người ta
thấy cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của HS, thực hiện “dạy
học phân hóa”, quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân HS trong
tập thể lớp. Các phương pháp “dạy học tích cực”, “lấy người học làm trung
tâm” đã ra đời trong bối cảnh đó. Nhìn theo quan điểm lịch sử như đã phân
tích ở trên thì đây là sự trả lại vị trí vốn có từ thủa ban đầu cho người học.
Trong quá trình giáo dục - dạy học, người học vừa là đối tượng vừa là chủ
thể. Thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo của GV, người học phải
tích cực chủ động cải biến chính mình, không ai làm thay cho mình được.
Nếu có một giai đoạn nào đó trong lịch sử giáo dục người ta đã không đặt
đúng vị trí phải có của người học thì nay phải đặt lại cho đúng với quy luật
của quá trình giáo dục.”.


2. “Dạy học lấy người học làm trung tâm” phát huy năng lực của cả
người dạy và người học.
Theo tác giả Nguyễn Lê Hoàng [3]
“Trong dạy học, HS là đối tượng trí tuệ của người thầy, nó còn là
một sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với xã hội và thời đại. Cùng
lúc đó, HS là chủ thể của hoạt động học tập. Các em tiếp thu tri thức
5


nhân loại để phát triển chính bản thân mình trở thành chủ thể tích cực và
sáng tạo. HS là chủ thể của chính mình. Vì vậy nhân vật trung tâm này phải
là một chủ thể có ý thức, có nhu cầu, có hứng thú, ham thích học và tích
cực trong hoạt động học tập, biết cách học để chiếm lĩnh khoa học.”
Theo tác giả Trần Bá Hoành[2]:
“Thực hiện HSTT không những không hạ thấp vai trò của GV
mà trái lại đòi hỏi GV phải có trình độ cao hơn nhiều về phẩm chất và
năng lực nghề nghiệp. S.Rassekh (1987) viết: “Với sự tham gia tích cực
của người học vào quá trình học tập tự lực, với sự đề cao trí sáng tạo của
mỗi người học thì sẽ khó mà duy trì mối quan hệ đơn phương và độc đoán
giữa thày và trò. Quyền lực của GV không còn dựa trên sự thụ động và dốt
nát của HS mà dựa trên năng lực của GV góp phần vào sự phát triển tột
đỉnh của các em… Một GV sáng tạo là một GV biết giúp đỡ HS tiến bộ
nhanh chóng trên con đường tự học. GV phải là người hướng dẫn, người cố
vấn hơn là chỉ đóng vai trò công cụ truyền đạt tri thức””.

III. Vai trò, vị trí, nhiệm vụ của người học hiện nay
Từ nhận thức về bản chất và tầm quan trọng của phương thức “Dạy
học lấy người học làm trung tâm”, cũng như sự khác biệt của phương thức
này với phương thức cũ “Dạy học lấy người dạy làm trung tâm”, mỗi người
học cần có hiểu biết rõ ràng về vai trò, vị trí và nhiệm vụ mới của mình

trong giai đoạn hiện nay
Người học hiện nay giữ vai trò, vị trí chủ đạo trong quá trình học tập,
và người dạy chỉ giữ vai trò hướng dẫn. Do đó nhiệm vụ mỗi người học đó
là phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu kiến
6


thức, tiếp thu các phương thức học tập mới, với rất nhiều kĩ năng quan
trọng, như:
- Kĩ năng hợp tác nhóm.
- Kĩ năng phát hiện tình huống có vấn đề.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng tự học, độc lập suy nghĩ.

Hơn nữa, vì đóng vai trò chủ đạo trong quá trình học tập, người học
ngoài việc chủ động tiếp thu kiến thức, cũng cần chủ động trong việc rèn
luyện nhân cách, để thích nghi với phương thức học tập tích cực, đa dạng,
với rất nhiều kĩ năng quan trọng, như:
- Kĩ năng thuyết trình trước đám đông
- Kĩ năng làm chủ cảm xúc
- Kĩ năng đặt mục tiêu
- Kĩ năng lắng nghe

Tổng kết lại, người học hiện nay cần phải phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo trong việc học tập, cũng như rèn luyện nhân cách, để kịp
thời đáp ứng sự đổi mới trong phương thức dạy học.

IV. Công việc giảng dạy của các giáo viên tương lai
Để đáp ứng phương thức dạy học mới “Dạy học lấy người học làm
trung tâm”, mỗi giáo viên tương lai cần chủ động, tích cực chuẩn bị cho

mình cách tư duy mới, và những phẩm chất và năng lực phù hợp.
Cách tư duy mới, đó là chuyển đổi từ cách truyền thụ áp đặt một
chiều, sang cách giảng dạy hướng đến các đối tượng học sinh khác nhau,
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em học sinh. Đó
7


cũng là sự chuyển đổi từ vai trò người thầy đầy quyền uy sang một người
hướng dẫn, một người cố vấn đầy tâm huyết, giúp đỡ các học sinh trong
quá trình tiếp thu tri thức và hoàn thiện nhân cách.
Để đáp ứng sự đổi mới trong cách tư duy, mỗi giáo viên tương lai
cần tích cực trau dồi những phẩm chất đạo đức qúy giá của một giáo viên
thời đại mới. Đó là sự gương mẫu trong lối sống, tâm huyết trong giảng
dạy, tích cực, chủ động trong quá trình tự học, nâng cao tri thức và trau dồi
đạo đức.
Về năng lực chuyên môn, mỗi giáo viên tương lai ngoài nắm vững
phương thức dạy học truyền thống, còn cần phải học hỏi, rèn luyện những
phương pháp dạy học phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh
như: dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học dự án,... Ngoài ra, mỗi
giáo viên cũng cần phải thành thạo kĩ năng máy tính, khả năng soạn và
giảng dạy với giáo án điện tử, vì giáo án điện tử nói riêng và công nghệ
thông tin nói chung là những công cụ đắc lực để truyền đạt kiến thức đến
học sinh một cách trực quan, sinh động, giúp khơi gợi hứng thú học tập và
tinh thần khám phá của học sinh.

V. Vận dụng quan điểm trong thực tiễn dạy học ở các trường phổ
thông hiện nay
Em xin đề xuất một hướng áp dụng quan điểm dạy học: “Dạy học lấy
người học làm trung tâm” trong công tác giảng dạy ở trường phổ thông
hiện nay như sau:

Về công tác giảng dạy, các trường phổ thông nên khuyến khích các
giáo viên áp dụng phương thức học tập hợp tác (học tập theo nhóm). Đây là
phương thức học tập tiên tiến giúp học sinh không những phát huy được
8


tính chủ động, tích cực trong quá trình học tập, mà còn giúp học sinh phát
triển được kĩ năng hợp tác, giao tiếp tích cực với giáo viên và các học sinh
khác. Đây là một phương thức học tập tiêu biểu cho quan điểm “Dạy học
lấy người học làm trung tâm”. Dạy học hợp tác nên đi kèm với hai phương
tiện đắc lực đó là phiếu bài tập theo nhóm và giáo án điện tử. Việc thiết kế
phiểu bài tập theo nhóm với hệ thống câu hỏi độc đáo, kích thích tư duy
học sinh, sẽ giúp cho quá trình khám phá tri thức trở nên hấp dẫn và lôi
cuốn, giúp cho quá trình tương tác nhóm trở nên hiệu quả. Việc sử dụng
giáo án điện tử, sẽ giúp cho bài giảng trở nên sinh động lôi cuốn, với nhiều
hình ảnh, màu sắc, hiệu ứng trình chiếu, giúp cho tiết dạy trở nên phong
phú. Kết hợp hai yếu tố phiếu bài tập, giáo án điện tử và sự quản lí nhóm
hiệu quả từ giáo viên, sẽ giúp cho tiết dạy trở nên sôi nổi và háo hứng, học
sinh trở nên tích cực và chủ động trong quá trình khám phá tri thức, tương
tác tích cực, và giáo viên thực sự trở thành một người tư vấn, hỗ trợ đắc lực
cho học sinh trong quá trình khám phá tri thức.
Cụ thể hơn, em xin trình bày cách áp dụng dạy học hợp tác nhóm
vào một tiết luyện tập kiến thức trong 45 phút như sau:
- Trong khoảng 5 phút đầu, giáo viên sẽ làm sử dụng giáo án điện
tử, với hệ thống các câu hỏi vấn đáp xoay quanh chủ đề đã được học, để
giúp học sinh ôn tập nhanh kiến thức đã được học.
-Trong 5 phút sau, giáo viên sẽ chuẩn bị cho việc dạy học hợp tác
theo nhóm. Giáo viên sẽ phân nhóm các học sinh, đánh số, thường là 4 học
sinh một nhóm. Giáo viên sẽ phát phiếu bài tập nhóm, và phổ biến quy tắc
học tập theo nhóm và tiêu chí đánh giá: tiêu chí điểm và tiêu chí ý thức

hợp tác nhóm.
-Trong 15 phút sau, giáo viên sẽ giữ ổn định lớp, làm nhiệm vụ giám
sát các nhóm học tập hợp tác, đánh giá ý thức hợp tác của các nhóm.
-Trong 15 phút tiếp theo, giáo viên sẽ thu bài tập đã được hoàn thành
của các nhóm lại, và cho các nhóm tiến hành chấm chéo bài của nhóm
9


khác. Giáo viên sẽ hướng dẫn các nhóm chấm chéo, giải đáp thắc mắc từ
học sinh
-Trong 5 phút cuối, giáo viên sẽ công bố các nhóm đạt kết quả cao và
phần thưởng, cũng như nhắc nhở các nhóm hoàn thành chưa tốt cần cố
gắng hơn.

10



×