Tải bản đầy đủ (.pdf) (279 trang)

Rủi ro biến động giá và hiệu ứng lây lan trên thị trường xăng dầu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.1 MB, 279 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------

Huỳnh Đức Trường

RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ HIỆU ỨNG LÂY LAN
TRÊN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 62340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS. Lê Thị Lanh
TS. Nguyễn Tấn Hoàng

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ “Rủi ro biến động giá và hiệu ứng lây lan trên thị
trường xăng dầu Việt Nam” do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu
được sử dụng trong luận án là trung thực và có nguồn đáng tin cậy.

Nghiên cứu sinh:

Huỳnh Đức Trường
Khóa 2008
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh



i

MỤC LỤC
Lời cam đoan
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH........................................................x
PHẦN GIỚI THIỆU ............................................................................................................1
1. Động cơ và mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................1
2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................5
3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................................6
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................................6
5. Kết cấu luận án.................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO GIÁ XĂNG
DẦU .....................................................................................................................................8
Khung lý thuyết về rủi ro ...........................................................................................8
1.1.1 Rủi ro và sự bất định ...........................................................................................8
1.1.1.1 Rủi ro dưới các góc nhìn khác nhau ............................................................8
1.1.1.2 Sự bất định .................................................................................................10
1.1.2 Phân loại Rủi ro và Rủi ro tài chính..................................................................16
1.1.3 Quản trị rủi ro tài chính.....................................................................................17
1.1.3.1 Quản trị rủi ro tài chính và các lợi ích .......................................................17
1.1.3.2 Sự nổi lên của quản trị rủi ro tài chính ......................................................19
Đo lường rủi ro giá xăng dầu ...................................................................................19
1.2.1 Tổng quan về giá xăng dầu ...............................................................................19
1.2.1.1 Tổng quan về cơ chế hình thành giá ..........................................................19
1.2.1.2 Tổng quan về cơ chế hình thành giá xăng dầu ..........................................21
1.2.2 Rủi ro biến động giá xăng dầu ..........................................................................24
1.2.2.1 Đặc điểm biến động giá xăng dầu ..............................................................24

1.2.2.2 Rủi ro biến động giá xăng dầu ...................................................................25
1.2.2.3 Mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và thị trường chứng khoán ....................27
1.2.3 Đo lường rủi ro và đo lường rủi ro giá xăng dầu ..............................................30


ii

1.2.3.1 Các chuẩn đo lường rủi ro trước VaR (Risk Metrics) ...............................30
1.2.3.2 Value-at-Risk – Chuẩn đo lường rủi ro .....................................................35
Lây lan và hiệu ứng lây lan ......................................................................................42
1.3.1 Tổng quan về lây lan và hiệu ứng lây lan .........................................................42
1.3.1.1 Nguồn gốc và khái niệm lây lan ................................................................42
1.3.1.2 Phân loại lây lan .........................................................................................44
1.3.1.3 Hiệu ứng lây lan .........................................................................................45
1.3.2 Các kênh lây lan ................................................................................................45
1.3.3 Đo lường lây lan tài chính ................................................................................47
Bằng chứng thực nghiệm từ các kết quả nghiên cứu trước đây ..............................48
1.4.1 Bằng chứng thực nghiệm về việc sử dụng VaR trong đo lường rủi ro giá xăng
dầu ..............................................................................................................................48
1.4.2 Bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng lây lan trên thị trường xăng dầu ..........54
1.4.3 Các nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................................60
1.4.3.1 Các nghiên cứu về tổ chức và quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu ...
....................................................................................................................60
1.4.3.2 Các nghiên cứu liên quan về nhận diện rủi ro tài chính, đo lường rủi ro tài
chính và áp dụng VaR vào đo lường rủi ro tài chính. ............................................60
Kết luận chương 1 ..............................................................................................................63
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU .......................................64
Tổng quan về sự biến động giá xăng dầu thế giới và Việt Nam..............................64
2.1.1 Tổng quan về sự biến động giá xăng dầu thế giới ............................................64
2.1.2 Tổng quan về sự biến động giá xăng dầu Việt Nam.........................................69

Đo lường độ biến động giá dầu bằng mô hình ARCH/GARCH/TGARCH ............71
2.2.1 Các tính chất của độ biến động .........................................................................71
2.2.2 Tính dừng và mô hình ARIMA ........................................................................73
2.2.3 Mô hình phương sai có điều kiện của sai số thay đổi (ARCH) ........................75
2.2.4 Mô hình GARCH ..............................................................................................77
2.2.5 Mô hình TGARCH (Threshold ARCH) ...........................................................80
Tính toán VaR ..........................................................................................................82
2.3.1 Xác định các thông số ảnh hưởng đến VaR ......................................................82
2.3.2 Những cách tiếp cận VaR .................................................................................82


iii

2.3.3 Phân phối sai số tổng quát (GED) ....................................................................92
2.3.4 Điểm gãy cấu trúc .............................................................................................94
2.3.5 Tính toán VaR ...................................................................................................95
2.3.6 Kiểm định các mô hình VaR.............................................................................97
Hiệu ứng lây lan rủi ro .............................................................................................99
2.4.1 Các phương pháp đo lường hiệu ứng lây lan ....................................................99
2.4.2 Mô hình MGARCH ........................................................................................105
2.4.3 Mô hình Copula ..............................................................................................106
2.4.3.1 Nền tảng lý thuyết Copula .......................................................................106
2.4.3.2 Tính chất cơ bản của Copula ...................................................................109
2.4.3.3 Các loại Copula ........................................................................................111
2.4.3.4 Quy trình xây dựng hàm Copula..............................................................111
Dữ liệu nghiên cứu và xử lý dữ liệu ......................................................................114
2.5.1 Mô tả dữ liệu ...................................................................................................114
2.5.2 Xử lý dữ liệu ...................................................................................................115
Kết luận chương 2 ............................................................................................................119
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................120

Thống kê mô tả và kiểm định tính dừng ................................................................120
3.1.1 Thống kê mô tả ...............................................................................................120
3.1.2 Kiểm định tính dừng của dữ liệu ....................................................................125
Ước lượng các mô hình họ GARCH .....................................................................125
3.2.1 Ước lượng các mô hình họ GARCH trước điểm gãy cấu trúc .......................125
3.2.2 Ước lượng các mô hình họ GARCH sau điểm gãy cấu trúc ..........................136
3.2.2.1 Xác định điểm gãy cấu trúc .....................................................................137
3.2.2.2 Ước lượng các mô hình họ GARCH sau điểm gãy cấu trúc ...................140
Kết quả ước lượng VaR và kiểm định mô hình .....................................................144
3.3.1 Tính toán VaR với mô hình TGARCH - GED trước điểm gãy cấu trúc ........145
3.3.2 Tính toán VaR với mô hình TGARCH – GED sau điểm gãy cấu trúc ..........151
Kiểm định hiệu ứng lây lan rủi ro giữa các thị trường ..........................................158
3.4.1 Kiểm định hiệu ứng lây lan rủi ro giữa các thị trường bằng mô hình MGARCH
..................................................................................................................................159


iv

3.4.1.1 Kiểm định bằng mô hình 2 biến DCC-GARCH với phân phối t-student 161
3.4.1.2 Kiểm định bằng mô hình 3 biến DCC-MGARCH với phân phối t-student ..
..................................................................................................................161
3.4.2 Kiểm định hiệu ứng lây lan rủi ro giữa các thị trường bằng mô hình Copula 163
3.4.2.1 Tạo các giả quan sát cho copula nhiều chiều ...........................................164
3.4.2.2 Quy trình kiểm định hiệu ứng lây lan bằng mô hình copula nhiều chiều 164
Kết luận chương 3 ............................................................................................................173
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM ..175
Hàm ý chính sách đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước ..............175
4.1.1 Về vấn đề hoạch định và quản lý ngân sách ...................................................175
4.1.2 Về biến động giá xăng dầu và chỉ số CPI .......................................................177
4.1.3 Nghiên cứu, xây dựng và ban hành khung pháp lý cho các sản phẩm phái sinh,

các công cụ phòng ngừa rủi ro .................................................................................178
Kiến nghị ................................................................................................................179
4.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước ....................180
4.2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ...................................182
4.2.3 Kiến nghị ngân hàng và các tổ chức tài chính ................................................186
4.2.4 Kiến nghị đối với các đối tượng tiêu dùng trực tiếp .......................................187
4.2.5 Đối với đời sống xã hội...................................................................................190
Kết luận chương 4 ............................................................................................................191
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................................192
Kết luận chung .............................................................................................................192
Những gợi ý nghiên cứu tiếp theo ...............................................................................194
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN .......................................198
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................199
PHỤ LỤC 01........................................................................................................................1
PHỤ LỤC 02......................................................................................................................18
PHỤ LỤC 03......................................................................................................................22
PHỤ LỤC 04......................................................................................................................38
PHỤ LỤC 05......................................................................................................................43


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1 : Ba sự phân biệt sự bất định .............................................................................14

Bảng 2. 1 Tóm tắt ký hiệu các biến .................................................................................114
Bảng 2. 2 Thời gian quan sát số liệu cho các mặt hàng M92, NAP, DO5, F18, WTI và BRE
..........................................................................................................................................115

Bảng 3. 1 Tóm tắt thống kê mô tả giá giao ngay theo ngày của các mặt hàng ...............121

Bảng 3. 2 Thống kê mô tả theo TSSL của các mặt hàng .................................................124
Bảng 3. 3 Kiểm định tính dừng của dữ liệu (ADF test) ...................................................125
Bảng 3. 4 Bảng tóm tắt lựa chọn AR(p) và MA(q) .........................................................126
Bảng 3. 5 Kiểm tra hiệu ứng ARCH ................................................................................127
Bảng 3. 6 Ước lượng GARCH của chuỗi dữ liệu M92 với các độ trễ khác nhau ..........128
Bảng 3. 7 Ước lượng GARCH của chuỗi dữ liệu NAP với các độ trễ khác nhau ...........128
Bảng 3. 8 Ước lượng GARCH của chuỗi dữ liệu D05 với các độ trễ khác nhau ............129
Bảng 3. 9 Ước lượng GARCH của chuỗi dữ liệu F18 với các độ trễ khác nhau ............129
Bảng 3. 10 Ước lượng các loại mô hình GARCH cho TSSL chuỗi dữ liệu M92 ...........130
Bảng 3. 11 Ước lượng các loại mô hình GARCH cho TSSL chuỗi dữ liệu NAP ...........130
Bảng 3. 12 Ước lượng các loại mô hình GARCH cho TSSL chuỗi dữ liệu D05 ............131
Bảng 3. 13 Ước lượng các loại mô hình GARCH cho TSSL chuỗi dữ liệu F18 ............131
Bảng 3. 14 Kết quả ước lượng mô hình TGARCH-GED (1,1) cho TSSL các chuỗi dữ liệu
M92, NAP, D05, F18 (trước điểm gãy) ...........................................................................132
Bảng 3. 15 Kết quả ước lượng điểm gãy cấu trúc của 4 chuỗi M92, NAP, D05, F18 ....137


vi

Bảng 3. 16 Tóm tắt các giai đoạn xác định điểm gãy cấu trúc của các chuỗi dữ liệu .....140
Bảng 3. 17 Bảng danh sách các biến giả tương ứng từng chuỗi dữ liệu..........................140
Bảng 3. 18 Kết quả ước lượng mô hình TGARCH-GED (1,1) cho TSSL các chuỗi dữ liệu
M92, NAP, D05, F18 (sau điểm gãy) ..............................................................................141
Bảng 3. 19 Kết quả tính toán UpVaR và DownVaR ở mức ý nghĩa 95% với bậc tự do GED
..........................................................................................................................................147
Bảng 3. 20 Kết quả tính toán UpVaR và DownVaR ở mức ý nghĩa 99% với bậc tự do GED
..........................................................................................................................................148
Bảng 3. 21 Thống kê số lần vượt ngưỡng VaR (95%) và VaR(99%) .............................150
Bảng 3. 22 Thống kê số lần vượt ngưỡng VaR (95%) và VaR(99%)của 10 ngày dự báo
..........................................................................................................................................150

Bảng 3. 23 Kết quả tính toán UpVaR và DownVaR ở mức ý nghĩa 95% với bậc tự do GED
..........................................................................................................................................154
Bảng 3. 24 Kết quả tính toán UpVaR và DownVaR ở mức ý nghĩa 99% với bậc tự do GED
..........................................................................................................................................155
Bảng 3. 25 Thống kê số lần vượt ngưỡng VaR(95%) và VaR(99%) ..............................156
Bảng 3. 26 Thống kê số lần vượt ngưỡng VaR (95%) và VaR(99%) của 10 ngày dự báo
..........................................................................................................................................156
Bảng 3. 27 Kết quả ước lượng của mô hình DCC-MGARCH với phân phối t-student ..161
Bảng 3. 28 Kết quả ước lượng của mô hình DCC-MGARCH với phân phối t-student ..162
Bảng 3. 29 Kiểm định tính độc lập của mô hình copula 2 biến .......................................165
Bảng 3. 30 Kiểm định tính độc lập của mô hình copula 3 biến .......................................165
Bảng 3. 31 Kiểm định sự phù hợp (Goodness-of-fit) của mô hình copula 2 biến ...........166
Bảng 3. 32 Kiểm định sự phù hợp (Goodness-of-fit) của mô hình copula 3 biến ...........167
Bảng 3. 33 Ước lượng các tham số của mô hình copula 2 biến ......................................168


vii

Bảng 3. 34 Ước lượng các tham số của mô hình copula 2 biến ......................................169
Bảng 3. 35 Ước lượng các tham số của mô hình copula 3 biến ......................................170
Bảng 3. 36 Kiểm định tham số của mô hình copula 3 biến .............................................170


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1 Mô hình cân bằng cung-cầu ...............................................................................21
Hình 1. 2 Ma trận rủi ro giá xăng dầu ................................................................................24
Hình 1. 3 Các kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu ............................................................29


Hình 2. 1 Biến động giá của Vàng, Đường, S&P 500 và WTI (giai đoạn 9/1985- 9/2015)
............................................................................................................................................64
Hình 2. 2 Biến động giá dầu thô WTI (giai đoạn 1970-09/2015)......................................65
Hình 2. 3 Mối quan hệ giữa thị trường tài chính (sẩn phẩm phái sinh) và thị trường vật chất
(sản phẩm thực)..................................................................................................................67
Hình 2. 4 Các dạng hợp đồng của thị trường sản phẩm phái sinh (tài chính) và thị trường
vật chất. ..............................................................................................................................68
Hình 2. 5 So sánh khối lượng giao dịch của NYMEX và Brent ở thị trường tương lai và thị
trường vật chất ...................................................................................................................68
Hình 2. 6 Biến động giá xăng M92 theo định giá Platts Singapore và giá bán lẻ Việt Nam
(giai đoạn từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2015) ...................................................................69
Hình 2. 7 Ngưỡng VaR xác định trên hàm mật độ phân phối chuẩn .................................84
Hình 2. 8 Biến động giá giao ngay theo ngày các sản phẩm M92, NAP, DO5, F18, BRE,
và WTI. ............................................................................................................................116
Hình 2. 9 Biểu diễn giá 6 mặt hàng theo thời gian ..........................................................117

Hình 3. 1 Biến động TSSL giá giao ngay theo ngày của các sản phẩm M92, NAP, DO5,
F18, BRE, và WTI ...........................................................................................................122
Hình 3. 2 Biểu đồ tần suất của chuỗi TSSL và đường cong phân phối chuẩn ................123


ix

Hình 3. 3 Biểu đồ phương sai có điều kiện của các chuỗi dữ liệu...................................134
Hình 3. 4 Biểu đồ kết hợp TSSL trung bình và phương sai có điều kiện ........................134
Hình 3. 5 Biểu đồ xác định điểm gãy cấu trúc của chuỗi TSSL của 4 chuỗi ..................139
Hình 3. 6 Biểu đồ phương sai có điều kiện của các chuỗi dữ liệu...................................143
Hình 3. 7 Biểu đồ kết hợp TSSL trung bình và phương sai có điều kiện ........................144
Hình 3. 8 Biểu đồ VaR (95%) và VaR(99%) dự báo của 4 chuỗi M92(Y1), NAP(Y2),
D05(Y3), F18(Y4) trước điểm gãy cấu trúc ....................................................................145

Hình 3. 9 Biểu đồ ngưỡng dự báo tương ứng với VaR(95%) và VaR(99%) của 4 chuỗi
M92(Y1), NAP(Y2), D05(Y3), F18(Y4) trước điểm gãy cấu trúc .................................146
Hình 3. 10 Biểu đồ Backtesting 10 ngày cho chuỗi dữ liệu M92, NAP, D05, F18 trước
điểm gãy cấu trúc .............................................................................................................151
Hình 3. 11 Biểu đồ VaR (95%) và VaR(99%) dự báo của 4 chuỗi M92(Y1), NAP(Y2),
D05(Y3), F18(Y4) sau điểm gãy cấu trúc .......................................................................152
Hình 3. 12 Biểu đồ ngưỡng dự báo tương ứng với VaR(95%) và VaR(99%) của 4 chuỗi
M92(Y1), NAP(Y2), D05(Y3), F18(Y4) sau điểm gãy cấu trúc.....................................152
Hình 3. 13 Biểu đồ Backtesting 10 ngày cho chuỗi dữ liệu M92, NAP, D05, F18 sau điểm
gãy cấu trúc ......................................................................................................................157


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH
ARCH

AutoRegressive Conditional Heteroscedasticity – Mô hình ARCH

Backtesting

Hậu kiểm, Kiểm định hậu mẫu

Basic risk

Rủi ro cơ bản

Brent

Dầu thô Brent


Coherent risk Measure
Coherent risk

Độ đo rủi ro chặt chẽ /Thước đo rủi ro chặt chẽ

Rủi ro chặt chẽ/Rủi ro nhất quán

Contagion effect Hiệu ứng lây lan
Copula

Copula

Crude oil

Dầu thô

DCC MGARCH Mô hình DCC MGARCH
EVT

Extreme value theory – Lý thuyết giá trị cực trị

GARCH

Generalised AutoRegressive Conditional Heteroscedasticity – Mô hình
GARCH

GARCH-M

GARCH in mean – Mô hình GARCH-M


GED

Generalized error distribution - Phân phối sai số tổng quát

Heteroskedasticity Phương sai thay đổi
ICSS

Iterated Cumulative Sums of Squares – Thuật toán ICSS

Interdependent

Tương thuộc /Liên thuộc /Phụ thuộc lẫn nhau

Leptokurtosis

Leptokurtosis (độ nghiêng lệch trái)

MOPS

Mean of Platts Singapore: là giá trung bình của thành phẩm xăng dầu
được giao dịch ở thị trường Singapore do Platts xuất bản – là một nhà
cung cấp thông tin toàn cầu về năng lượng, hóa chất, dầu mỏ, kim loại
và các sản phẩm nông nghiệp và là một bộ phận của tập đoàn tài chính
toàn cầu McGraw-Hill.


xi

NYMEX


New York Mercantile Exchange – Sàn giao dịch hàng hóa điện tử
Newyork

Oil

Dầu/Dầu mỏ/Xăng dầu

Oil product

Thành phẩm xăng dầu/Sản phẩm dầu

Platts Singapore

Trong luận án này được hiểu là theo định giá Platts Singapore
hoặc là giá thị trường Platts Singapore hoặc giá Platts Singapore được
dùng phổ biến trong giao dịch thương mại của các tổ chức đầu mối kinh
doanh xăng dầu Việt Nam hiện nay.

Realized volatility Sự biến động thực hiện/sự biến động nhận rõ
SEC

Securities and Exchange Commission – Ủy ban Giao dịch chứng khoán
Hoa kỳ

SEU

Standard Expected Utility Theory – Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng tiêu
chuẩn


TGARCH

Threshold GARCH – Mô hình TGARCH

Thị trường Platts Singapore

Trong luận án này được hiểu là theo định giá Platts
Singapore

TSSL

Tỷ suất sinh lợi

T-student

Phân phối t-student

Uncertainty

Sự bất định

WTI

Dầu thô West Texas Intermediate


1

PHẦN GIỚI THIỆU
1. Động cơ và mục tiêu nghiên cứu

 Động cơ nghiên cứu
Những biến động gần đây về giá cả xăng dầu thế giới đã trở thành mối quan tâm hàng đầu
đối với người tiêu dùng, các doanh nghiệp và Chính phủ các nước. Dầu mỏ dưới góc nhìn
là nguồn tài nguyên sơ cấp về năng lượng thật sự cần thiết đối với sản xuất công nghiệp,
nhà máy điện và phương tiện vận tải. Hầu hết các nhà phân tích tin rằng các dao động giá
cả dầu mỏ có một hậu quả đáng quan tâm lên hoạt động kinh tế (Hamilton, 1996; Sadorsky,
2003). Ngày nay, các thị trường dầu mỏ đã trở nên tự do một cách tương đối, dẫn đến sự
biến động lớn về giá cả dầu mỏ, và tạo ra các thay đổi căn bản đối với ngành công nghiệp
năng lượng và dầu mỏ thế giới. Kết quả là các thị trường dầu mỏ dễ bị tổn thương trước
những thay đổi giá dầu mỏ ở mức độ cao. Chúng ta có thể tìm thấy các rủi ro thị trường
cực kỳ cao đã dẫn đến các bên tham gia thị trường dầu mỏ và Chính phủ phải gánh chịu
nhiều tổn thất tiềm ẩn nặng nề.
Trong những năm gần đây, số lượng xăng dầu tiêu thụ tại Việt Nam từ nguồn nhập khẩu
dao động trong khoảng 50% đến 65% hàng năm. Sản xuất trong nước từ Nhà máy lọc dầu
Dung Quất và pha chế từ các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu chỉ có khả năng
cung cấp khoảng gần 35% đến 50%. Nguồn nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam phần lớn
vẫn từ thị trường các nước Asean mà chủ yếu là Singapore, một số được nhập từ Đài Loan,
Hàn Quốc, Malaysia, Trung quốc, Nhật bản, Thái Lan... Nhưng dù từ nguồn nào (nhập
khẩu hoặc sản xuất và pha chế trong nước) thì giá làm cơ sở cho việc giao dịch thương mại
giữa các đối tác đều lấy giá Platts Singapore ± phần bù (premium), được hiểu là giá Mean
of Platts Singapore (MOPS), làm cơ sở đàm phán giá trong mua bán. Giá cả xăng dầu trong
nước được hình thành và vận động theo cơ chế định giá Platts Singapore, kể cả giá xuất
bán ra cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Hiện nay, theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP thì công thức tính giá cơ sở để các doanh nghiệp
đầu mối kinh doanh xăng dầu điều hành và liên bộ Tài chính – Công thương kiểm soát giá
bán lẻ càng gắn chặt với giá Platts Singapore với độ trễ 15 ngày (theo Nghị định số


2


83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về Kinh doanh xăng dầu, ngày hiệu lực
01/11/2014; trước đó theo Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ là 30 ngày) . Kết
quả kinh doanh xăng dầu (lời, lỗ) của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu phụ
thuộc rất lớn vào sự biến động của giá Platts Singapore và như một hệ quả tất nhiên là rủi
ro thị trường mà cụ thể là rủi ro tài chính của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng
dầu cũng biến động theo giá Platts Singapore. Vì vậy, việc nghiên cứu sự biến động giá
các mặt hàng xăng dầu (Xăng, DO, FO…) theo giá Platt Singapore, làm cơ sở cho các
doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu dự báo được sự biến động giá cả tương lai và
đánh giá được giá trị rủi ro mà doanh nghiệp có thể chấp nhận, là điều cần thiết.
Xăng dầu nhập khẩu (kể cả xăng dầu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất) là nguồn thu thuế
nhập khẩu (bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt) chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách
Nhà nước. Theo cơ chế điều hành thuế nhập khẩu xăng dầu cũng như theo công thức hình
thành giá bán lẻ của Nghị định 83/2014/NĐ-CP, giá Platts Singapore là một trong những
căn cứ làm cơ sở để Nhà nước điều tiết thuế nhập khẩu đối với lượng xăng dầu nhập khẩu
(kể cả từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất) nên giá Platts Singapore sẽ tác động đến nguồn thu
thuế nhập khẩu của Nhà nước, trực tiếp tác động đến cơ cấu thu chi ngân sách, nghĩa là tác
động đến chính sách tài khóa của Chính phủ. Vì vậy, đối với Chính phủ việc nghiên cứu
sự biến động của giá Platts Singapore cũng là một điều cần thiết. Ngoài ra, việc điều hành
trích lập và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, một trong hai van điều tiết giá xăng dầu,
cũng gắn liền với sự biến động của giá Platts Singapore.
Ngoài hai thành phần trên, mối quan tâm về biến động giá xăng dầu còn có người tiêu dùng
và các tổ chức kinh tế có liên quan khác như là Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác…
Kết quả là, có rất nhiều mối quan tâm về rủi ro về biến động giá của thị trường xăng dầu
và đo lường rủi ro biến động giá trên thị trường xăng dầu. Với một nền kinh tế mở và hội
nhập ngày càng sâu Việt Nam cũng không ra ngoài dòng chảy đó.
Đến nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu đề cập đến rủi ro biến động giá thị trường xăng
dầu đã được thảo luận với nhiều chủ đề dưới quan điểm định tính. Chẳng hạn, thị trường
xăng dầu có các loại rủi ro gì, các loại rủi ro đó tác động như thế nào và chúng ta đã có



3

phản ứng gì đối với chúng (Burger và cộng sự, 2014; James, 2003). Đó là những câu hỏi
khám phá mang tính chất điển hình. Rõ ràng là các câu hỏi đó có tầm quan trọng đối với
sự hiểu biết của chúng ta về các đặc điểm của các rủi ro thị trường xăng dầu. Đồng thời,
các nghiên cứu dưới quan điểm định lượng, đặc biệt sau khủng hoảng tài chính thế giới
2007-2008, về rủi ro biến động giá và đo lường rủi ro biến động giá trên thị trường xăng
dầu và dự báo độ biến động của giá cả xăng dầu đã có một sự phát triển mạnh mẽ trong
hơn một thập niên qua (Agnolucci, 2009; Aghayev và Rizvanoughlu, 2014). Để đo lường
rủi ro biến động giá trên thị trường, việc áp dụng hệ phương pháp Giá trị rủi ro (Value-atRisk, viết tắt là VaR) cung cấp những ưu điểm toàn diện và tóm tắt (Jorion, 2007; James,
2003). Giá trị rủi ro đo lường tổn thất rủi ro tại một mức xác suất đã cho và có tầm quan
trọng đặc biệt đối với quản lý rủi ro tài chính. Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, VaR
đã được các đại công ty xăng dầu và các nhà kinh doanh sử dụng để đo lường rủi ro từ
khoảng 1995 (James, 2003; Burger và cộng sự, 2014)
Đối với Việt Nam, với chủ đề trên trừ một số nghiên cứu ít ỏi dưới quan điểm định tính,
các nghiên cứu dưới quan điểm định lượng, nhất là đo lường rủi ro biến động giá xăng dầu
với các nội dung trên hầu như thiếu vắng.
Ngoài ra, thị trường Singapore là một thị trường hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế thế
giới, liệu những cú sốc của giá xăng dầu quốc tế có tác động đến giá Platts Singapore, và
những biến động lớn của giá Platts Singapore có tác động đến thị trường chứng khoán Việt
Nam. Do đó, luận án cũng sẽ xem xét liệu rủi ro thị trường phụ thuộc như thế nào giữa giá
Platts Singapore và giá các thị trường dầu thô của thế giới (WTI và Brent); giữa giá Platts
Singapore và thị trường chứng khoán Việt Nam.
Để đánh giá cấu trúc phụ thuộc giữa các thị trường tài chính các nhà phân tích đặc biệt
quan tâm đến hiệu ứng lây lan rủi ro (Contagion effect) (Forbes và Rigobon, 2002;
Rodriguez, 2007; Reboredo, 2011) bằng việc sử dụng phương pháp ước lượng Copula
(Embrechts và cộng sự, 2002) để kiểm định. Riêng đối với thị trường xăng dầu, phương
pháp Copula đã một số tác giả đề cập như Grégoire & cộng sự (2008), Reboredo (2011),
Wu và cộng sự (2012). Tại Việt Nam đến nay dù còn ít ỏi nhưng cũng đã có một số nghiên



4

cứu về tính phụ thuộc giữa thị trường vàng và đồng Việt Nam bằng phương pháp Copula
(Huỳnh Thị Thúy Vy, 2015). Tuy nhiên, đối với thị trường xăng dầu thì hầu như thiếu
vắng.
 Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào các lý do và kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy rằng, một trong những khâu quan
trọng của quy trình quản trị rủi ro tài chính là phải xây dựng được mô hình để đo lường,
đánh giá rủi ro. Thước đo giá trị rủi ro (VaR) nổi tiếng có thể được xem như là một phương
pháp tiếp cận phổ biến nhất để định lượng rủi ro. Để ước lượng VaR có nhiều phương pháp
và mỗi phương pháp thường gắn liền với những giả thiết nhất định. Một phương pháp ước
lượng tốt là phải thỏa mãn các điều kiện thực tế của thị trường. Thị trường dầu mỏ có tính
chất biến động cao và theo cơ chế liên tục theo thời gian, phân phối của chuỗi tỷ suất sinh
lợi là phân phối đuôi dày; thị trường dầu mỏ có tính chất chung như các thị trường khác là
các bên tham gia thị trường có những phản ứng tâm lý khác nhau khi giá cả tăng cao và
giảm sâu (Zakoian, 1994; Fan và cộng sự, 2008). Do đó, từ góc độ thực tế và các tài liệu
nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, với hai tiêu chuẩn đánh giá là tính chính xác của dự báo
và hàm tổn thất hợp lý (Abad và Benito, 2013), việc ước lượng VaR theo phương pháp
tham số với mô hình biến động TGARCH thuộc họ GARCH dựa trên phân phối sai số tổng
quát GED nắm bắt được những tính chất biến động tỷ suất sinh lợi của thị trường dầu mỏ.
Đồng thời, để đo lường tính phụ thuộc giữa các thị trường xăng dầu trên thế giới đến nay
cũng đã có nhiều nghiên cứu, trong đó có lẽ Reboredo (2011) là tác giả đầu tiên áp dụng
phương pháp Copula vào việc nghiên cứu tính đồng chuyển động, lây lan của thị trường
xăng dầu. Về sự lây lan, tính phụ thuộc giá dầu và thị trường chứng khoán các nước trên
thế giới cũng có rất nhiều nghiên cứu, chẳng hạn như Guesmi và Fattoum (2014). Tuy
nhiên, tại Việt Nam việc sử dụng mô hình Copula để nghiên cứu hiệu ứng lây lan giữa thị
trường Platts Singapore và thị trường WTI, Brent; cũng như giữa thị trường Platts
Singapore và thị trường chứng khoán Việt Nam hầu như thiếu vắng.



5

Do vậy, luận án đặt vấn đề nghiên cứu: “Rủi ro biến động giá và hiệu ứng lây lan trên
thị trường xăng dầu Việt Nam” với mong muốn những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ
giúp cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, Chính phủ, và bất cứ ai có nhu
cầu định giá và dự báo rủi ro trên thị trường xăng dầu Việt Nam theo định giá Platts
Singapore.
Luận án sẽ thực hiện các mục tiêu nghiên cứu sau đây:
i) Đo lường độ biến động giá xăng dầu Việt Nam theo định giá Platts Singapore bằng mô
hình VaR với phương pháp GED-TGARCH;
ii) Kiểm định hiệu ứng lây lan giữa các thị trường WTI, Brent và Platts Singapore; và giữa
thị trường Platts Singapore và thị trường chứng khoán Việt Nam.
iii) Đề xuất những hàm ý để áp dụng vào thực tiễn quản trị rủi ro giá xăng dầu Việt Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định lượng được ứng
dụng trong lĩnh vực tài chính để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, luận án
cũng vận dụng phương pháp định tính thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn để đưa ra những gợi ý áp dụng vào thực tế những kết
quả nghiên cứu. Cụ thể, phương pháp nghiên cứu được sử dụng như sau:
- Sử dụng phương pháp ước lượng tham số TGARCH dựa trên phân phối sai số tổng quát
(GED) trước điểm gãy cấu trúc và sau điểm gãy cấu trúc để tính toán VaR nhằm đo lường
độ biến động giá xăng dầu Việt Nam theo định giá Platts Singapore;
- Sử dụng mô hình MGARCH và mô hình Copula để kiểm định hiệu ứng lây lan giữa các
thị trường WTI, Brent và Platts Singapore; và giữa thị trường Platts Singapore và thị trường
chứng khoán Việt Nam;
- Dựa trên cơ sở kết quả phân tích định lượng của các mô hình trên, luận án đã sử dụng
phương pháp định tính để phân tích, tổng hợp nhằm đưa ra những gợi ý áp dụng vào thực
tiễn quản trị rủi ro giá xăng dầu tại Việt Nam.



6

3. Phạm vi nghiên cứu
Dữ liệu để nghiên cứu được thu thập từ giá Platts Singapore theo giá giao ngay hàng ngày
của các thành phẩm xăng dầu như: xăng RON 92; xăng Naphtha; DO 0,05; FO180; và giá
dầu thô trên thị trường WTI và Brent trong khoảng thời gian từ ngày 04/01/1999 đến ngày
31/07/2015 (bộ dữ liệu theo thời gian có trên 4.000 record); và VN-Index.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đã hệ thống hóa những nhận thức mới một cách toàn diện về rủi ro và sự bất định,
về giá trị rủi ro (VaR) trên thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008;
Và cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm trong bối cảnh thị trường xăng dầu Việt
Nam.
- Đề tài đề xuất việc đo lường rủi ro biến động giá xăng dầu trên thị trường xăng dầu Việt
Nam theo định giá Platts Singapore bằng mô hình VaR với phương pháp GEDTGARCH.
- Đồng thời, đề tài đề xuất áp dụng phương pháp Copula để phân tích hiệu ứng lây lan
giữa các thị trường xăng dầu và giữa thị trường xăng dầu với thị trường chứng khoán
Việt Nam.
 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đã đóng góp được các điểm mới trong việc nhận thức, đánh giá và đề xuất các giải
pháp để quản trị rủi ro kinh doanh xăng dầu phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Cụ thể như
sau:


7

- Lần đầu tiên sử dụng mô hình VaR để đo lường rủi ro trên thị trường xăng dầu Việt
Nam theo định giá Platts Singapore với phương pháp ước lượng tham số TGARCH dựa
trên phân phối sai số tổng quát (GED);

- Lần đầu tiên sử dụng mô hình điểm gãy cấu trúc trong mô hình GED-TGARCH để tính
toán VaR trên thị trường xăng dầu Việt Nam theo định giá Platts Singapore bằng
phương pháp của Bai và Perron (2003);
- Lần đầu tiên mô hình Copula được sử dụng để phân tích hiệu ứng lây lan giữa các thị
trường xăng dầu WTI, Brent và Platts Singapore; và giữa thị trường xăng dầu theo định
giá Platts Singapore và thị trường chứng khoán Việt Nam;
- Từ kết quả các mô hình nghiên cứu, luận án đã đưa ra những gợi ý áp dụng vào thực tế
cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, Chính phủ và bất cứ ai có nhu cầu
định giá và dự báo tình hình rủi ro trên thị trường xăng dầu Việt Nam theo định giá
Platts Singapore.
5. Kết cấu luận án
Ngoài phần giới thiệu, kết luận, cam kết của tác giả, các phụ lục, các tài liệu tham khảo,
nội dung của luận án có kết cấu 4 chương gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Khung lý thuyết về rủi ro và đo lường rủi ro giá xăng dầu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Một số hàm ý chính sách và kiến nghị cho Việt Nam


8

CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ ĐO LƯỜNG
RỦI RO GIÁ XĂNG DẦU
Khung lý thuyết về rủi ro
1.1.1 Rủi ro và sự bất định
1.1.1.1 Rủi ro dưới các góc nhìn khác nhau
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta luôn luôn đối diện với những rủi ro hầu như hiện diện
ở mọi lúc, mọi nơi. Chủ đề rủi ro đã được nêu ra từ xa xưa, kể từ thời của người Babylon
cổ đại, 3.200 năm trước công nguyên. Lịch sử phát triển của loài người cũng chứng minh
rằng, nếu không có những người dám chấp nhận rủi ro thì xã hội sẽ khó có thể tiến bộ.

Châu Mỹ sẽ không đươ ̣c phát hiện nếu không có một Christopher Columbus, khao khát
chinh phục thế giới, đã lênh đênh trên biển nhiều ngày, vượt qua nhiều khó khăn để tìm
vùng đất mới. Hoặc Kock, mô ̣t nhà khoa học người Đức, không ngại rủi ro, trong điều kiện
làm việc thiếu thốn, không có công cụ nghiên cứu, đã đi đến những vùng dịch bệnh để
nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân của trực khuẩn bệnh than, trực khuẩn lao và vi khuẩn tả,
góp phầ n quan tro ̣ng cho những tiến bộ trong lĩnh vực y khoa như ngày nay.
Tuy rủi ro là một chủ đề quan trọng và thuật ngữ rủi ro được sử dụng rộng rãi và chia sẻ
nhiều trong thế giới hiện đại nhưng vẫn chưa có sự thống nhất về ý nghĩa của thuật ngữ
này. Rủi ro có nhiều đinh
̣ nghĩa khác nhau tùy thuộc vào quan điể m cá nhân, cách tiế p câ ̣n,
đặc biệt là các chuyên gia (các nhà nghiên cứu và các nhà đầu tư chuyên nghiệp) hay những
người mới tiếp cận khái niệm (những người mới tiếp cận và công chúng).
Nói chung, các nhà nghiên cứu hàn lâm có quan điểm khác nhau về cách định nghĩa rủi ro
và đo lường rủi ro. Điều này là kết quả của sự mô tả và đo lường khác nhau về khái niệm
rủi ro trong các lĩnh vực khoa học xã hội và quản trị kinh doanh. Để hiểu rủi ro theo quan
điểm tài chính hiện đại, chúng ta cầ n phải tiếp cận cả hai quan điểm của tài chính đã phát
triển trong suốt thế kỷ XX. Đó là quan điểm tài chính truyền thống (Traditional Finance)
và quan điểm tài chính hành vi (Behavioral Finance). Một cách tiếp cận khác Holton (2004)
đề xuất là khám phá định nghĩa rủi ro qua hai dòng chảy: Một dòng là Xác suất chủ quan


9

(Subjective probability), và một dòng khác là Thao tác luận (Operationalism); nơi hai
dòng chảy này gặp nhau, chúng ta có thể hiểu Rủi ro. Điều thú vị là cả hai quan điểm này
có xu hướng ngày càng tiến đến sự hội tụ.
 Rủi ro theo quan điểm tài chính truyền thống
Mô ̣t trong những người tiêu biể u của quan điểm tài chính truyền thống không thể không
nhắc đến là Frank Knight (1895-1973), mô ̣t nhà kinh tế học người Mỹ. Có thể xem ông là
nhà khoa học hiện đại đầu tiên nghiên cứu sâu về rủi ro và sự bất định. Đóng góp lớn nhất

của Knight (1921) là tác phẩm “Rủi ro, sự bấ t đinh
̣ và lơ ̣i nhuâ ̣n”.
Knight (1921) phân biệt 2 loại xác suất: xác suất khách quan và xác suất chủ quan: (i) Thứ
nhất, xác suất khách quan, còn gọi là xác suất tiên nghiệm là xác suất thực tế và được xác
định bằng phương pháp diễn giải. Như vậy, theo Knight (1921) rủi ro bao gồm 2 thành
phần là sự bất định và khả năng tổn thất. Các nhà nghiên cứu đương thời với Knight như
Keynes (1921), Mises (1928) và Kolmogorov (1956) có quan điểm về rủi ro gần giống
Knight; (ii) Thứ hai, xác suất chủ quan, còn gọi xác suất thống kê là niềm tin của con người.
Xác suất không có bản chất tự nhiên. Các cá nhân định rõ xác suất để mô tả đặc điểm sự
bất định riêng của xác suất.
Dựa trên nền tảng xác suất khách quan, theo Knight (1921), rủi ro là sự bất định có thể đo
lường được hoặc rủi ro hiện diện khi các biến cố tương lai xảy ra với xác suất có thể đo
lường được.
Cuộc tranh luận giữa 2 trường phái khách quan và chủ quan về xác suất kéo dài rất lâu.
Điều thú vị là, cả 2 trường phái đều có cùng nguồn gốc triết học là chủ nghĩa kinh nghiệm
của David Hume. Các giải thích đột phá về xác suất chủ quan có các tác giả Ramsey (1926),
De Finetti (1937), và Savage (1954).
 Rủi ro theo quan điểm về tài chính hành vi
Bản chất của rủi ro và cách hiểu về rủi ro làm cho rủi ro trở thành một khía cạnh quan trọng
trong các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Tài chính hành vi đã cùng với tài chính
truyền thống (traditional finance) có những lý giải hiện thực về rủi ro trong các quyết định


10

tài chính. Lý thuyết nhận thức rủi ro trong khoa học xã hội, nhất là tâm lý học, chứa đựng
một nền tảng hàn lâm và lý thuyết vững chắc cho việc phát triển các nghiên cứu mới của
các nhà nghiên cứu tài chính hành vi (behavioral finance). Quan điểm tài chính hành vi cho
rằng, rủi ro ngoài việc gắn liền với yếu tố khách quan, và có thể định lượng được còn gắn
liền với yếu tố chủ quan và mang tính định tính. Ngoài ra, dưới góc độ chấp nhận rủi ro,

tài chính truyền thống cho rằng, rủi ro càng cao thì tỷ suất sinh lợi càng lớn. Ngược với
quan điểm trên, tài chính hành vi cho rằng, rủi ro càng cao chưa chắc tỷ suất sinh lợi càng
lớn (Olsen, 2008).
1.1.1.2 Sự bất định
Cuộc sống thì đầy rủi ro. Tương lai là sự bất định. Trong chúng ta ai cũng nghe những câu
nói này, nhưng làm sao chúng ta hiểu các khái niệm đằng sau chúng? Từ góc độ bản thể
học (ontological point-of-view), sự khác nhau giữa sự bất định và rủi ro là gì? Cả hai đều
hàm ý sự nghi ngờ và sự mơ hồ về kết quả của một sự kiện, nhưng có những lý do khác
nhau. Với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, “uncertainty” đã trở thành một
từ thông dụng của các nhà kinh tế, các nhà làm chính sách, nhà chính trị, kể cả công chúng.
Việc phân biệt uncertainty và risk bắt nguồn từ nghiên cứu của Knight (1921) trong Risk,
Uncertainty, and Profit. Knight định nghĩa risk là những kiến thức không hoàn hảo mà xác
suất của các kết quả có thể xảy ra là có thể biết được, còn uncertainty tồn tại khi không
biết được các xác suất này. Theo Knight, rủi ro liên quan đến các xác suất khách quan; sự
bất định liên quan đến xác suất chủ quan. Nhà kinh tế học Keynes (1921) trong A Treatise
on Probability cũng đồng tình với quan điểm của Knight về khả năng đo lường uncertainty,
nhưng Keynes nhấn mạnh - đặc biệt là trong các nghiên cứu kinh tế của ông sau này - vào
khái niệm fundamental uncertainty (sự bất định cơ bản). Ngoài Keynes, các nhà nghiên
cứu cùng thời bao gồm Mises (1928), và Kolmogorov (1933) cũng cùng quan điểm với
Knight.
Về nguồn gốc của khái niệm uncertainty đã có từ thời của Bernoulli (1700 - 1782). Sau
định nghĩa về risk và uncertainty của Knight có nhiều tranh luận về các định nghĩa này.
Các nghiên cứu về uncertainty có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có thể kể đến như là


11

Tversky và Kahneman (1979), Dosi và Egidi (1991), Holton (2004), và Dequech (2011),
Mark và Viscusi (2014).
Dưới đây luận án khái quát sự bất định theo các quan điểm và nhận thức hiện nay.

Rủi ro và sự bất định cả hai đều liên quan khái niệm nền tảng như nhau, đó là sự ngẫu
nhiên. Cả rủi ro và sự bất định đều có những điểm giống nhau như sau: (i) Dựa vào sự thiếu
chắc chắn hiện tại đối với thực tế, sự kiện, kết quả, hoặc kịch bản tiềm ẩn…; (ii) Được xác
định bằng xác suất hoặc phân phối xác suất; (iii) Bao gồm cả tiềm năng tăng lên hoặc giảm
xuống (tăng giá hoặc giảm giá); (iv) Chủ quan: Cả hai phụ thuộc vào ai biết cái gì.
Bên cạnh những điểm giống nhau, cả rủi ro và sự bất định có những điểm khác nhau cơ
bản như sau: (i) Không giống như sự bất định, rủi ro bao gồm Tổn thất do sự tác động: hậu
quả tiềm ẩn vấn đề đó đối với một chủ thể/đối tượng; (ii) Do đó, rủi ro có tính chủ quan
hơn: phụ thuộc vào hậu quả tiềm ẩn nhiều như thế nào của vấn đề đối với ai.
Dưới góc độ so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa rủi ro và sự bất định các nhà nghiên
cứu đã định nghĩa rủi ro và sự bất định như sau: (i) Sự bất định được đo lường liên quan
đến giá trị kỳ vọng; (ii) Rủi ro được đo lường liên quan đến mục tiêu nhất định/ngưỡng
nhất định.
Tiếp cận dưới góc độ phân phối xác suất một số nhà nghiên cứu khác đã đưa ra một định
nghĩa khác để phân biệt rủi ro và sự bất định như sau: (i) Rủi ro là khi chúng ta không biết
kết quả là gì, nhưng chúng ta biết phân phối của các kết quả; (ii) Sự bất định là khi chúng
ta không biết kết quả là gì, và chúng ta không biết phân phối có thể có của các kết quả.
Nguồn gốc cơ bản của Rủi ro và Sự bất định: (i) Biết điều đã biết - Known knowns (Không
rủi ro/ không sự bất định): Thực tế, kết quả hay kịch bản mà chúng ta biết với sự chắc chắn
tuyệt đối, dựa vào các quá trình xác định; (ii) Không biết điều đã biết -Unknown knowns :
Thực tế chắc chắn mà người khác biết nhưng chúng ta không biết; dựa vào tính bất đối
xứng thông tin hoặc truyền thông nghèo nàn; (iii) Biết điều không biết - Known unknowns:
Thực tế tiềm ẩn, kết quả hoặc kịch bản mà chúng ta nhận biết, nhưng chưa biết với bất kỳ
sự chắc chắn nào; dựa vào các quá trình ngẫu nhiên và các qui luật xác suất đã biết; (iiii)
Không biết điều không biết -Unknown unknowns: Thực tế tiềm ẩn, kết quả hoặc kịch bản


12

mà chúng ta chưa nhận biết, không biết ngay cả đã được xem xét; thường là các sự kiện

khá hiếm và bất thường hoặc các biến cố ngoại lai (“Thiên nga đen”), đã không được xem
xét do thiếu kinh nghiệm/sự tưởng tượng.
Cả rủi ro và sự bất định có 3 hình thức biểu hiện cơ bản: (i) Rời rạc: Dựa vào sự bất định
với các biến rời rạc; không có kết quả hay kịch bản trung gian; chẳng hạn như: thành
công/thất bại, đúng/sai, sự kiện/không sự kiện …; được xác định bằng phân phối xác suất
rời rạc; (ii) Liên tục: Dựa vào sự bất định với các biến liên tục; có thể có kết quả hay kịch
bản trung gian; chẳng hạn như: doanh thu, chi phí, thời gian, thị phần …; được xác định
bằng phân phối xác suất liên tục; (iii) Hỗn hợp: Kết hợp sự bất định rời rạc và liên tục; hầu
hết các trường hợp đời sống thực tế rơi vào phân loại này.
Phân loại sự bất định: Có nhiều cách để phân loại sự bất định tùy theo từng mục tiêu và
các nhà nghiên cứu khác nhau, dưới góc độ tài chính có thể kể đến sự phân loại của các
nhà nghiên cứu sau:
Theo Dosi và Egidi (1991): có 2 loại sự bất định:
 Sự bất định thực tế (Substantive uncertainty): phát sinh từ tình trạng thiếu tất cả các
thông tin cần thiết để ra quyết định với kết quả chắc chắn.
Nguồn gốc của loại này phát sinh từ tính không đầy đủ của hệ thống thống tin.
 Sự bất định thủ tục (Procedural uncertainty): phát sinh từ những hạn chế về khả năng
tính toán và nhận thức của các chủ thể để theo đuổi mục tiêu một cách rõ ràng với những
thông tin có sẵn.
Nguồn gốc của loại này phát sinh từ tính không có khả năng của các chủ thể để ghi nhận
và giải thích thông tin thích hợp, ngay cả khi thông tin có sẵn. Nói cách khác, loại này phát
sinh từ tính không đầy đủ kiến thức hơn là tính không đầy đủ về thông tin.
Loại đầu liên quan đến tình trạng thiếu một vài thông tin về các sự kiện của môi trường.
Loại sau liên quan đến khoảng trống năng lực trong việc giải quyết vấn đề.


×