Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học chương các loại hợp chất vô cơ SGK hóa học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 94 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
------------------

PHẠM THỊ THÚY HẰNG

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC
CHƢƠNG “CÁC LOẠI HỢP CHẤT
VÔ CƠ ”- SGK HÓA HỌC 9

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học hóa học

HÀ NỘI – 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÁO HỌC
------------------

PHẠM THỊ THÚY HẰNG

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC
CHƢƠNG “CÁC LOẠI HỢP CHẤT
VÔ CƠ ”- SGK HÓA HỌC 9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Hóa học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


PGS.TS. ĐÀO THỊ VIỆT ANH

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS – Đào
Thị Việt Anh, người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi hoàn thành tốt.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy (Cô) giáo trong khoa
Hóa học, các Thầy (Cô) trong tổ Phương pháp dạy học đã tạo điều kiện giúp
tôi hoàn thành bản khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài chắc không tránh khỏi những
thiếu sót, do vậy tôi rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của các Thầy
(Cô) giáo và các bạn để đề tài này càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Phạm Thị Thúy Hằng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

VIẾT TẮT

Trung học cơ sở

THCS


Giáo dục môi trường

GDMT

Bảo vệ môi trường

BVMT

Giáo dục bảo vệ môi trường

GDBVMT

Phương pháp dạy học

PPDH

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Thực nghiệm

TN

Đối chứng


ĐC


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
8. Cái mới của đề tài.......................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 4
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4
1.2. Tổng quan về môi trƣờng ........................................................................ 5
1.2.1. Môi trường và chức năng chủ yếu của môi trường ................................ 5
1.2.1.1.Môi trường ............................................................................................ 5
1.2.1.2. Các chức năng chủ yếu của môi trường .............................................. 7
1.2.2. Ô nhiễm môi trường ................................................................................ 9
1.2.2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường – Suy thoái môi trường ...................... 9
1.2.2.2. Các dạng ô nhiễm môi trường ............................................................. 9
1.3. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng .................................................................. 15
1.3.1. Quan niệm về giáo dục bảo vệ môi trường ........................................... 15
1.3.2. Vai trò của môn Hóa học trong việc GDBVMT .................................... 16
1.3.3. Một số phương thức đưa GDBVMT vào dạy học Hóa học................... 16
1.3.3.1. Tích hợp.............................................................................................. 17
1.3.3.2. Lồng ghép ........................................................................................... 17
1.4. Một số phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học sử dụng trong giáo dục

BVMT qua môn hóa học .............................................................................. 18


1.4.1. Một số phương pháp dạy học. ............................................................... 18
1.4.1.1. Phương pháp dạy học trực quan. ....................................................... 18
1.4.1.2. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ....................... 21
1.4.1.3. Phương pháp dạy học theo nhóm....................................................... 22
1.4.2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực........................................................... 23
1.4.2.1 Kĩ thuật sơ đồ tư duy ........................................................................... 23
1.4.2.2. Kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi ................................................ 24
1.4.2.3. Kỹ thuật khăn phủ bàn ....................................................................... 25
1.5. Thực trạng GDBVMT thông qua dạy học Hóa học ở trường THCS
hiện nay .......................................................................................................... 25
1.5.1. Mục đích điều tra .................................................................................. 25
1.5.2. Cách thức điều tra ................................................................................. 26
1.5.3. Kết quả điều tra ..................................................................................... 26
CHƢƠNG 2: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ
CƠ” – SGK HÓA HỌC 9 ............................................................................. 28
2.1. Tích hợp nội dung GDBVMT trong dạy học Hóa học ở trƣờng THCS
......................................................................................................................... 28
2.1.1. Khả năng tích hợp GDBVMT trong dạy học Hóa học ở trường THCS 28
2.1.2. Mục tiêu GDBVMT thông qua môn Hóa học ở trường THCS ............. 28
2.1.2.1. Kiến thức ............................................................................................ 28
2.1.2.2. Kĩ năng ............................................................................................... 30
2.1.2.3.Thái độ................................................................................................. 30
2.2. Mục tiêu, cấu trúc nội dung trong chƣơng “Các loại hợp chất vô cơ”
– SGK hóa học 9. ........................................................................................... 30
2.2.1. Mục tiêu của chương “Các loại hợp chất vô cơ” ................................. 30
2.2.2. Cấu trúc nội dung của chương “Các loại hợp chất vô cơ” Hóa học 9 31



2.2.3. Một số điểm cần lưu ý về nội dung kiến thức........................................ 32
2.3. Nội dung GDBVMT trong chƣơng “Các loại hợp chất vô cơ” – SGK
Hóa học 9 ........................................................................................................ 33
2.4. Thiết kế kế hoạch bài dạy có tích hợp nội dung GDBVMT............... 36
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................... 65
3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 65
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ........................................................................... 65
3.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 65
3.4. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm. .......................................................... 65
3.4.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm............................................... 65
3.4.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..................................................... 66
3.4.3. Tiến hành thực nghiệm .......................................................................... 66
3.4.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................... 66
3.4.4.1. Về mặt định tính ................................................................................. 66
3.4.4.2. Về mặt định lượng .............................................................................. 67
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................................. 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 78


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả bài kiểm tra chất lượng ..................................................... 68
Bảng 3.2. Phân loại kết quả kiểm tra của 2 bài kiểm tra................................. 69
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích bài kiểm tra số 1
......................................................................................................... 70
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần số tích lũy bài kiểm tra số 2
......................................................................................................... 71

Bảng 3.5. Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả 2 bài kiểm tra ............................. 72

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 3.1. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm bài kiểm tra số 1
..................................................................................................... 69
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra số 1.............................. 70
Hình 3.3. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm bài kiểm tra số 2
..................................................................................................... 71
Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra số 2.............................. 72


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc
biệt là những yếu tố mang tính chất tự nhiên như đất, nước, không khí, hệ
thực vật…Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên
phạm vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chính vì vậy giáo dục môi
trường (GDMT) được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta
và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền
vững “cái nôi của nhân loại ”.
GDMT trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là
một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường (BVMT ) có hiệu
quả. GDMT sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc
khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ những người chủ
nhân tương lai của đất nước, những người làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo
dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về BVMT, thì từ khi đang
học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi
đâu, bất kì cương vị nào hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ

BVMT một cách có hiệu quả.
Ở nước ta GDMT đã được đưa vào chương trình đào tạo của một số
trường đại học và trường Phổ thông ở các môn: Địa lý, Sinh học, Vật lí…là
những môn mà ta có thể đưa nội dung GDMT vào trong chương trình dạy
học. Tuy nhiên việc áp dụng vẫn chưa được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và
đầy đủ. Vì vậy, những hiểu biết về môi trường (MT) của học sinh còn ít, ý
thức BVMT còn chưa trở thành thói quen.
Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, đóng góp một phần rất quan
trọng vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế. Bên cạnh những kiến
thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về

1


môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn. Tuy nhiên, trong thực tế
cho thấy việc giảng dạy Hóa học còn mang nặng tính lí thuyết, thụ động, và
chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy việc tích hợp nội dung GDMT
vào môn học này vẫn chưa được sâu sắc và triệt để. Là một sinh viên chuyên
ngành sư phạm Hóa học, đứng trước vấn đề MT như hiện nay, tôi luôn trăn
trở suy nghĩ làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc tích hợp GDMT trong
bài giảng một cách hiệu quả.Chính từ những lí do trên đã thôi thúc tôi lựa
chọn đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học chương
“Các loại hợp chất vô cơ ”- SGK Hóa học 9 với mong muốn góp phần khai
thác tốt hơn việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT)
trong dạy học Hóa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu về việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào
các bài giảng Hóa Học ở trung học cơ sở (THCS), giúp cho HS hiểu rõ được
mối quan hệ giữa kiến thức hóa học với thực tiễn với môi trường. Từ đó hình
thành ở học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.

3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Phần nội dung kiến thức chương “Các loại hợp chất vô cơ”- SGK Hóa
học 9.
- Các kiến thức GDMT có liên quan đến kiến thức chương “Các loại hợp
chất vô cơ” - SGK Hóa học 9.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, thiết kế một số chủ đề tích hợp nội dung giáo dục môi trường
trong dạy học Hóa học chương “Các loại hợp chất vô cơ”- SGK Hóa học 9.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục môi trường.
- Nghiên cứu về các vấn đề cơ bản liên quan đến việc tích hợp nội dung
giáo dục môi trường trong dạy học hóa học ở THCS.

2


- Khảo sát thực trạng về vấn đề tích hợp GDMT thông qua dạy học
môn hóa học.
- Xây dựng hệ thống kiến thức tìm ra phương pháp và tích hợp nội
dung giáo dục môi trường trong chương “Các loại hợp chất vô cơ” – SGK
hóa học 9.
- Thiết kế một số bài giảng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được một số chủ đề tích hợp GDMT và tổ chức dạy học
một cách hợp lí trong dạy học Hóa học chương “Các loại hợp chất vô cơ” thì
sẽ giúp học sinh hiểu rõ vai trò của hóa học trong đời sống, trong sản xuất, ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường THCS.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc tài liệu, phân tích, khái quát

và tổng hợp kiến thức. Từ đó chọn lọc kiến thức về giáo dục môi trường có
liên quan mật thiết đến hóa học làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng việc tích hợp
giáo dục môi trường trong dạy học hóa học ở THCS.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy một số bài đã
thiết kế có tích hợp giáo dục môi trường.
- Phương pháp chuyên gia: Lập phiếu hỏi ý kiến chuyên gia để hoàn
thiện đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu toán học: Sử dụng toán học để xử lí các số
liệu thực nghiệm.
8. Cái mới của đề tài
Thiết kế được các chủ đề tích hợp GDMT trong dạy học Hóa học chương I
“Các loại hợp chất vô cơ” – SGK Hóa Học 9.

3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN DỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, vấn đề môi trường đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở
nước ta. Giáo dục môi trường được bắt đầu nghiên cứu từ những năm cuối
của thập niên 70, còn giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông
được thực hiện vào đầu năm 1981 với một số nội dung của sách giáo khoa
được cải tiến.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học nói chung và trong
dạy học hóa học nói riêng là một trong những nội dung từ lâu đã được Bộ
giáo dục hết sức chú trọng. Đã có một số công trình nghiên cứu về tích hợp
giáo dục môi trường ở các cấp học trong nhiều môn học như Địa lí, Hóa học,
Sinh học, Tự nhiên xã hội…

Có thể điểm qua một vài nghiên cứu về dạy học tích hợp ở Việt Nam
như sau:
Tác giả Trần Thị Tú Anh nghiên cứu “Tích hợp các vấn đề kinh tế xã
hội và môi trường trong dạy học môn hóa học lớp 12 trung học phổ thông”.
Tác giả đã xây dựng được các bài học gắn với các vấn đề xã hội và môi
trường bằng cách tích hợp một số môn học ( Sinh học, Địa lí, Giáo dục công
dân…)[1]
Tác giả Hoàng Thị Tuyết phân tích lí thuyết tích hợp, chương trình giáo
dục tích hợp và ứng dụng lí thuyết này ở Việt Nam trong việc xây dựng
chương trình phổ thông, đặc biệt là xây dựng chương trình tiểu học sau năm
2015.[6]

4


Trần Thị Hồng Châu (2010), Luận văn thạc sĩ “ Giáo dục môi trường
thông qua dạy học hóa học lớp 10, 11 ở trường phổ thông” - Đại học sư phạm
TP. HCM.
Lê Thị Mỹ Trang (2003), Tìm hiểu môi trường và giáo dục môi trường
qua môn hóa học lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM.
Nguyễn Đặng Thu Hường (2009), Giáo dục môi trường thông qua dạy
học hóa học lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP. HCM.
Nguyễn Thị Trang (2007), Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông
qua bộ môn hóa học lớp 12 – Ban khoa học tự nhiên, Khóa luận tốt nghiệp,
Đại học Sư phạm TP. HCM.
Sinh viên Vũ Khánh Duyên K37C – Sư phạm Hóa học năm 2016 đã
bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Tích hợp nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường trong dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 nâng cao”.
Các đề tài trên đã đề cập đến vấn đề dạy học có tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường trong dạy học hóa học phổ thông. Tuy nhiên có rất ít đề tài

nghiên cứu về tích hợp GDBVMT ở THCS. Chính vì vậy, tôi triển khai
nghiên cứu đề tài “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học
chương “Các loại hợp chất vô cơ” giúp học sinh có những kiến thức về môi
trường, bảo vệ môi trường.
1.2. Tổng quan về môi trƣờng
1.2.1. Môi trường và chức năng chủ yếu của môi trường
1.2.1.1.Môi trường
Điều 3 – Luật bảo vệ môi trường 2005 sử dụng các định nghĩa [9]
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật.

5


- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế và cải thiện môi trường; khai thác sử
dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
- Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường
như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các
hình thái vật chất khác.
Môi trường sống của con người được phân thành:
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hóa
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều cũng chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không
khí, động và thực vật, đất và nước….Môi trường tự nhiên cho ta không khí để
thở, đất để xây nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại
tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng
hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc con
người thêm phong phú.

- Môi trường xã hội là các mối quan hệ giữa con người với con người.
Đó là các luật lệ, thể chế, cam kết, qui định ở các cấp khác nhau, các phong
tục tập quán… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo
một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát
triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo bao
gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo, làm thành
những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu
đô thị, công viên…nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống và lao động sản xuất
của con người. Các dạng tài nguyên và môi trường phản ánh các mối quan hệ
của con người với môi trường sống trên các mặt:
+ Các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

6


+ Các mối quan hệ giữu con người cới con người.
+ Các mối quan hệ giữa con người với kinh tế.
+ Các mối quan hệ giữa con người với các thiết chế xã hội.
Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng lên con người như một tổng
thể các yếu tố, trong đó các thành tố hòa quyện vào nhau tạo nên những hợp
lực, những tác động tổng hợp. Điều này cần được chú ý đầy đủ trong khi phân
tích các mối quan hệ giữa môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội.
1.2.1.2. Các chức năng chủ yếu của môi trường
 Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian
nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kho tàng, bến cảng…Trung bình mỗi
ngày mỗi người đều cần khoảng 4m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước

để uống, một lượng lương thực thực phẩm tương ứng với 2000 – 2400 calo.
Như vậy, chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian
thích hợp cho mỗi con người. Không gian sống của con người là Trái đất.
 Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất của con người.
Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu
từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ
đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh
dấu sự khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực.
Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên
về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã
hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự
nhiên gồm:

7


- Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng
sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều
kiện sinh thái.
- Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi
giải trí và các nguồn hải sản.
- Động và thực vật: cung cấp lương thực thực phẩm và các nguồn gen
quý hiếm.
- Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các
hoạt động sản xuất nông nghiệp…
 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất
Trong quá trình sống, con người luôn đào thải ra các chất thải vào tự
nhiên và quay trở lại môi trường. Tại đây, các chất thải dưới tác động của vi

sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp
thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt quá trình sinh địa hóa phức tạp. Có
thể phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau:
- Chức năng biến đổi lí – hóa học: pha loãng, phân hủy hóa học nhờ
ánh sáng, hấp thụ, sự tách chiết các chất thải và độc tố.
- Chức năng biến đổi sinh hóa: sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình
nito và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hóa.
- Chức năng biến đổi sinh học: kháng hóa các chất hữu cơ, mùn hóa,
nitrat hóa và phản ứng nitrat hóa…
 Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho
con người. Bởi vì, chính môi trường trái đất là nơi:

8


- Cung cấp nguồn cho việc ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử
tiêu hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của
loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu,
báo động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên trái đất
như phản ứng sinh lí của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và
các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa…
- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các
loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh
quan có giá trị thẩm mĩ để thưởng ngoạn, tôn giáo và các văn hóa khác.[11]
1.2.2. Ô nhiễm môi trường
1.2.2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường – Suy thoái môi trường
Theo điều 3 – Luật bảo vệ môi trường năm 2005 định nghĩa [9]
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường

không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực giới hạn
cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lí môi trường.
- Suy thoái môi trường là một quá trình suy giảm mà kết quả của nó đã
làm thay đổi về chất lượng và số lượng thành phần môi trường và làm suy
giảm đa dạng sinh học. Quá trình suy thoái môi trường gây tác hại cho đời
sống sinh vật, con người và thiên nhiên.
1.2.2.2. Các dạng ô nhiễm môi trường
a) Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan
trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
và các sinh vật, gây mùi khó chịu hoặc làm giảm tầm nhìn.
Chất gây ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc trong tự nhiên hoặc
do con người gây ra.

9


Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí:
* Các chất khí:
- COx có nguồn gốc từ các hoạt động tự nhiên như núi lửa cháy rừng,
phân hủy chất hữu cơ, hô hấp… và các hoạt động nhân tạo như công nghiệp,
nổ mìn, khai thác hầm lò và đặc biệt là từ đốt nhiên liệu hóa thạch, sinh khối.
- Trong các hợp chất NOx chỉ có NO và

O và

có tác động bất

lợi nhất tới không khí. NOx có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo trong đó các

nguồn tự nhiên lớn gấp 10 lần nguồn nhân tạo. Nguồn phát sinh NO và
nhân tạo chủ yếu từ các công nghệ cháy nổ và từ quá trình sản xuất sử dụng
hợp chất nitơ. NO gây tác động xấu đến bộ máy hô hấp ở nồng độ cao có thể
gây tử vong.

kết hợp với hơi nước trong không khí hoặc các niêm mạc

phổi tạo thành nơi sinh ra trong các phản ứng quang hóa NO2 dưới tác dụng
của bức xạ mặt trời sẽ tác dụng với hydrocacbon hoạt hóa như metan, etan,
toluen …. Trong một loạt các phản ứng trung gian dẫn tới tiêu thụ nito oxit
tác lũy ozon sinh ra nitơđioxit và hàng loạt các chất ô nhiễm thứ cấp được gọi
là khói quang hóa. Thành phần của khói quang hóa rất phức tạp và có tính độc
cao tùy thuộc vào thành phần của chúng có khả năng gây sạm lá giòn lá mất
màu lá hạn chế quá trình trao đổi chất của thực vật, gây cay, đau mắt,đau
đầu, ho,mệt mỏi, gây bệnh phổi,… thậm chí gây tử vong đối với người.
- SO2 có nguồn gốc từ các quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch có chứa
lưu huỳnh và các quá trình sản xuất, sử dụng hợp chất có lưu huỳnh. Đây là
một chất khí không màu, có mùi sốc, cay gây phản ứng cáu giận ngạt thở kích
thích niêm mạc và đường hô hấp,ở nồng độ cao gây bỏng tử vong là khí gây
mưa axit.

là một hợp chất có mùi thối nguồn gốc từ phân hủy yếm khí

chất hữu cơ.
- O3 có nhiều trong tầng đối lưu là chất khí gây ô nhiễm. Nồng độ ozon
từ 0,3-8ppm gây bất lợi cho sức khỏe con người ở nồng độ 0,2ppm ozon gây

10



nguy hại cho cà chua thuốc lá đậu Hà Lan và nhiều cây trồng khác. Ozon có
tác động bất lợi đến các vật liệu sợi đặc biệt là sợi bông,nilon, sợi nhân tạo …
- Hyđrocacbon gây ô nhiễm không khí đáng kể nhất là

và C6H6.

CH4 phát sinh từ các quá trình sinh học biến đổi chất hữu cơ là một chất gây
hiệu ứng nhà kính mạnh hơn cacbonic 30 lần.

trong không khí có nguồn

gốc từ các hoạt động công nghiệp sử dụng xăng. Nó có thể tạo với không khí
thành một hỗn hợp dễ nổ, gây độc qua đường hô hấp, tiêu hóa, qua da , nồng
độ

> 60mg/l gây ngộ độc chết người.
- CFC là những hợp chất tổng hợp dùng nhiều trong kỹ nghệ làm lạnh,

bọt xốp cách nhiệt, dung môi chất mang …có thể tồn tại ở dạng sol khí và
không sol khí. CFC gây tổn thương tầng ozon tấm lá chắn tia cực tím bảo vệ
Trái Đất hiện nay.
- Khói quang hóa thường xuất hiện ở các khu vực đô thị bao gồm các
dạng sương khói trước hết là NO2 và các hơi hyđrocacbon bị biến đổi do các
phản ứng quang hóa ở tầng thấp của khí quyển.
* Bụi và sol khí
- Bụi bao gồm các hạt khoáng vô cơ không độc các hạt hữu cơ như
phấn hoa các chất rắn lơ lửng có thể có tính độc như bụi chỉ kim loại nặng …
bụi sinh ra từ nhiều quá trình tự nhiên và nhân tạo khác nhau. Bụi lơ lửng có
thể di chuyển qua hàng ngàn kilomet xuyên qua biển và đại dương
Bụi phóng xạ có nguồn gốc từ các vụ nổ hạt nhân lắng đọng xuống đất

tích lũy trong sinh vật và các chuỗi thức ăn xâm nhập vào nước và từ đó gây
hại cho con người.
- Sol khí là những hạt chất lỏng hoặc rắn cực nhỏ như sương mù , khói ,
có thể mang điện tích tồn tại trong trạng thái lơ lửng rất khó lắng đọng. sol
khí và bụi lơ lửng có tác dụng hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời, làm
giảm độ trong suốt của khí quyển giảm tầm nhìn , gây mất thẩm mĩ, vệ sinh.

11


* Tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau
được sắp xếp một cách không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người
nghe, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi, ức chế hoạt động hệ thần kinh
trung ương, gây điếc,…
Tiếng ồn ở mức 40-45 dB không gây hệ quả xấu; trên 50dB trong nhà ở
có thể gây rối loạn một số quá trình thần kinh ở vỏ não; 58-63 dB làm giảm
sức nghe; > 80dB làm giảm sự chú ý tăng cường các quá trình ức chế thần
kinh trung ương gây chậm mạch giảm huyết áp tâm thu và tăng huyết áp tâm
trương, không được phép ở những nơi thường xuyên có người. Những âm
thanh rất mạnh và đột ngột như tiếng bom, sung lớn , sấm sét cường độ có thể
lên tới 150dB hoặc hơn , gây rách màng nhĩ xô đẩy lệch vị trí các xương nhỏ
trong tai giữa, làm tổn thương , chảy máu tai gây đau nhức dội.
* Các hoạt động gây ô nhiễm không khí:
- Tự nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng.
Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn phân bố
tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong
quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này.
- Công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các
quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí

đốt tạo ra: CO, CO2, NOx, SO2, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than,
bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận
chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
- Giao thông vận tải: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí
đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô
nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, NOx, SO2, Pb, CH4. Các bụi
đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì

12


nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch
địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
- Sinh hoạt: Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt
động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong
một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO,
bụi, khí thải từ máy mọc gia dụng, xe cộ,…
b) Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước: là sự thay đổi thành phần và chất lượng
nước, không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu
chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người, sinh vật.
Nguồn gây ô nhiễm nước có thể do tự nhiên hoặc con người gây ra.
- Nguồn tự nhiên:
+ Nhiều quá trình xảy ra trong tự nhiên có khả năng gây ô nhiễm nước
như hoạt động núi lửa, động đất, gió, nước sẽ hòa tan, rửa trôi, xói mòn và đưa
các chất vào trong các thủy vực….làm thay đổi tính chất ban đầu của nước.
+ Thiên tai gây nên thảm họa cho thế giới tự nhiên nói chung và cho sự
sống nói riêng cũng đồng thời gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
- Sự ô nhiễm nước nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ khu dân cư, khu
công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, phân bón – thuốc trừ sâu trong

nông nghiệp, công nghiệp… vào môi trường nước.
- Sự ô nhiễm nguồn nước gây ra bởi các tác nhân hóa học và sinh học :
+ Tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước gồm các kim loại
nặng (Hg, Cd, Pb, Zn,…), các anion, thuốc bảo vệ thực vật…
+ Tác nhân sinh học là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí trùng gây
bệnh tả, lị, thương hàn, sốt rét, viêm gan B….
Ngoài các nguồn nước ao, hồ, sông…(nước mặt ), nguồn nước ngầm bị
ô nhiễm cũng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống con người. Các

13


tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm có thể là tác nhân tự nhiên, tác nhân
nhân tạo và suy thoái nguồn nước.
c) Ô nhiễm đất
Ô nhiễm đất là sự có mặt của các độc chất, gây hạn trực tiếp cho con
người và sinh vật, hoặc thay đổi thành phần, tính chất của đất, vượt ra ngoài
miền giới hạn sinh thái của sinh vật gây suy giảm nghiêm trọng các chức năng
của đất và ảnh hưởng xấu cho hệ sinh vật trong đất và trên mặt đất.
Ô nhiễm đất có thể do tự nhiên hay nhân tạo:
- Tự nhiên:
+ Nhiễm phèn do nước phèn tự một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là
nhiễm Fe3+, Al3+….pH môi trường giảm gây ngộ độc cho con người trong môi
trường đó.
+ Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ
muối….nồng độ áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lí cho thực vật.
+ Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O,
CO2, H2S, FeS….
- Nhân tạo:
+ Chất thải công nghiệp: khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo,

nylon, các loại thuốc nhuộm, các kim loại nặng tích tụ trên lớp đất mặn làm
đất bị chai, xấu, thoái hóa không canh tác được.
+ Chất thải sinh hoạt:
 Rác và phân xả vào môi trường đất: rác gồm cành lá cây, rau, thức ăn
thừa, vải vụn, gạch, vữa…
 Nước thải sinh hoạt theo cống rãnh đổ ra mương và có thể đổ ra đồng
ruộng kéo theo phân rác và làm ô nhiễm đất
+ Chất thải nông nghiệp:
 Phân và nước tiểu động vật.

14


 Sử dụng dư thừa các sản phẩm hóa học như phân bón hóa học, chất
kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, tồn tại lâu trong đất, tích tụ sinh
học, thay đổi cân bằng sinh học và cây trồng.
 Lan truyền từ môi trường đã ô nhiễm (không khí, nước), từ xác bã
thực, động vật.[4]
1.3. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng
1.3.1. Quan niệm về giáo dục bảo vệ môi trường
Tại Hội nghị quốc tế về GDMT do IUCN/ UNESCO tổ chức tại
Nevada (Mỹ), năm 1940, các quốc gia tham dự Hội nghị đã thống nhất khái
niệm: “Giáo dục môi trường ”.
Theo dự án VIE/95/041 năm 1996 định nghĩa [8]: “GDBVMT là một
quá trình thường xuyên qua đó con người nhận thức được môi trường của họ
và thu được kiến thức, giá trị, kĩ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành
động giúp họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp
ứng các yêu cầu của thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các
nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Tại hội nghị quốc tế về giáo dục bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc

tổ chức tại Tbilisi năm 1997 đã xác định GDBVMT có mục đích: “Làm cho
các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự
nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học,
vật lí, hóa học, kinh tế, xã hội… đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá
trị, thái độ, kĩ năng thực hành để học tham gia một cách có trách nhiệm và
hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường và quản lí
chất lượng môi trường”.
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 định nghĩa [9]: “Hoạt động bảo vệ
môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng
ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường;

15


khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác và
sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”.
1.3.2. Vai trò của môn Hóa học trong việc GDBVMT
Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc
biệt là yếu tố mang tính chất tự nhiên như là đất, nước, không khí, hệ động
thực vật. Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm
vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chưa bao giờ môi trường bị ô nhiễm
nặng như bây giờ, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng hổi trên toàn cầu.
Chính vì vậy, việc giáo dục bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ thiên nhiên,
tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng, là vấn đề cần thiết, cấp bách và bắt
buộc khi giảng dạy trong trường phổ thông, đặc biệt với bộ môn Hóa học thì
đây là vấn đề hết sức cần thiết. Vì nó cung cấp cho học sinh những kiến thức
cơ bản về môi trường, sự ô nhiễm môi trường…, tăng cường sự hiểu biết về
mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và
lao động sản xuất, góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối
với môi trường, có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường. Vì

vậy, giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là việc làm có tác dụng rộng
lớn nhất, sâu sắc và bền vững nhất.
Môn Hóa học nghiên cứu sự biến đổi của các chất nên có nhiều điều
kiện thuận lợi để GDBVMT cho HS. Để việc GDBVMT có hiệu quả, GV cần
cứ vào nội dung, khái niệm về môi trường và xác định nội dung kiến thức
Hóa học có thể khai thác, kết hợp GDBVMT cho HS.[15]
1.3.3. Một số phương thức đưa GDBVMT vào dạy học Hóa học
GDBVMT là giáo dục tổng thể nhằm trang bị những kiến thức về môi
trường cho học sinh thông qua môn Hóa học sa cho phù hợp với từng đối
tường, từng cấp học. Việc đưa kiến thức GDBVMT vào môn Hóa học ở trong

16


các trường học thuận lợi và hiệu quả nhất là hình thức tích hợp và lồng
ghép.[2]
1.3.3.1. Tích hợp
- Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học
với kiến thức GDBVMT sao cho chúng hòa quyện vào nhau tạo thành một thế
thống nhất.
- Việc kết hợp hài hòa hợp lí giữa nội dung bài giảng và GDBVMT
không chỉ giúp cung cấp kiến thức mà còn giúp bài giảng trở nên sinh động,
hấp dẫn, gây hứng thú.
- Quá trình khai thác các nội dung để tích hợp GDBVMT trong dạy học
cần đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản sau:
+ Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học, không biến bài học
của bộ môn thành bài học giáo dục BVMT.
+ Khai thác nội dung GDBVMT có chọn lọc, có tính tập trung vào
chương, mục nhất định.
+ Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của HS, các kinh

nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng cho HS tiếp xúc
trực tiếp với môi trường.[8]
Ví dụ: Khi giảng dạy bài 2: Một số oxit quan trọng – Lưu huỳnh dioxit
ngoài những tính chất hóa học của lưu huỳnh dioxit chúng ta cần khai thác
được kiến thức môi trường có liên quan như SO2 là chất khí độc, gây ô nhiễm
không khí, là nguyên nhân trực tiếp gây hiện tượng mưa axit ….Từ đó giúp
HS có ý thức sử dụng an toàn các hóa chất khi làm khí nghiệm, xử lí khí SO2
trước khi thải ra môi trường.
1.3.3.2. Lồng ghép

17


×