Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm đến năng suất và hàm lượng NO3 trong dưa chuột bao tử vụ đông năm 2016 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LONG THỊ YẾN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LƢỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN NĂNG
SUẤT VÀ HÀM LƢỢNG NO3- TRONG DƢA CHUỘT BAO TỬ
VỤ ĐÔNG NĂM 2016 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LONG THỊ YẾN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LƢỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN NĂNG
SUẤT VÀ HÀM LƢỢNG NO3- TRONG DƢA CHUỘT BAO TỬ
VỤ ĐÔNG NĂM 2016 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K45 - TT - N01

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2013 - 2017


Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thúy Hà

Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp giữ vai trò quan trọng đối với sinh viên trong quá
trình học tập. Đây là giai đoạn giúp sinh viên làm quen với thực tiễn, nâng
cao chuyên môn và kinh nghiệm để khi ra trƣờng là một cán bộ khoa học đáp
ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi của xã hội phát triển.
Đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng, của khoa Nông Học em đã tiến hành
thực tập với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của lƣợng phân đạm đến năng
suất và hàm lƣợng NO3- trong dƣa chuột bao tử vụ Đông năm 2016 tại
Thái Nguyên”. Và đƣợc tiến hành vào vụ Đông năm 2016
Để có đƣợc kết quả nhƣ vậy, trƣớc hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới: cô giáo PGS.TS Nguyễn Thúy Hà ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn đã tận
tình giúp đỡ với tinh thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến quý báu
giúp em hoàn thành đề tài này.
Tập thể thầy, cô giáo khoa Nông học, đặc biệt các thầy, cô giáo trong
bộ môn Rau, Quả đã trực tiếp giảng dạy giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình và những ngƣời đã nhiệt
tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do thời gian có hạn trình độ bản thân còn hạn chế, nên khóa luận của
em không tránh khỏi những khuyết điểm thiếu sót. Vì vậy em mong đƣợc sự
tham gia góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để khóa luận của em đƣợc hoàn
thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên ngày, tháng, năm 2017

Sinh viên

Long Thị Yến


ii

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................................... 5
2.2.1. Đặc điểm chung về cây dƣa chuột bao tử ............................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất dƣa chuột bao tử trên thế giới và
Việt Nam ............................................................................................................ 7
2.2.3. Tình hình nghiên cứu về bón đạm cho dƣa chuột bao tử trên thế giới và
Việt Nam ......................................................................................................... 17
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 20
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 20
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 20
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 20
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 20

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
3.4.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 21


iii

3.4.2. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ................................................... 22
3.5. Quy trình kỹ thuật trồng dƣa bao tử ......................................................... 24
3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 26
4.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến sinh trƣởng của dƣa chuột bao tử
Surya vụ đông năm 2016 tại Thái Nguyên ..................................................... 26
4.2. Ảnh hƣởng của các mức bón đạm đến năng suất của dƣa chuột bao tử
Surya..............................................................................................................................33
4.2.1. Ảnh hƣởng của các mức bón đạm đến một số chỉ tiêu của quả............ 33
4.2.2. Ảnh hƣởng của các mức bón đạm đến năng suất dƣa chuột bao tử ..... 35
4.3. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến hàm lƣợng NO3- trong dƣa bao tử. 37
4.4. Ảnh hƣởng của các liều lƣợng đạm đến tình hình sâu bệnh trên
dƣa bao tử ........................................................................................................ 38
4.5. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế ............................................................. 39
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 42
5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất dƣa chuột trên thế giới qua các năm ................ 10
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất dƣa chuột ở một số khu vực trong năm 2014 ........ 11
Bảng 4.1: Thời gian sinh trƣởng qua các giai đoạn của các công thức bón đạm
khác nhau......................................................................................................... 26
Bảng 4.2: Động thái tăng trƣởng chiều cao cây .............................................. 28
Bảng 4.3: Động thái tăng trƣởng số lá của dƣa chuột bao tử vụ Đông........... 30
Bảng 4.4: Số lƣợng hoa cái cây dƣa chuột bao tử sử dụng các mức bón đạm
khác nhau......................................................................................................... 32
Bảng 4.5: Tỷ lệ đậu quả của cây dƣa chuột sử dụng các mức bón đạm
khác nhau......................................................................................................... 32
Bảng 4.6: Ảnh hƣởng của các mức bón đạm đến kích thƣớc và khối lƣợng
quả dƣa chuột bao tử ....................................................................................... 34
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của các mức bón đạm đến năng suất dƣa chuột bao tử35
Bảng 4.8: Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến hàm lƣợng NO3- trong dƣa
bao tử ............................................................................................................... 37
Bảng 4.9: Tình hình sâu bệnh hại trên các công thức thí nghiệm................... 38
Bảng 4.10: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức (tính cho 1 sào)... 40


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Động thái tăng trƣởng chiều cao của dƣa chuột bao tử .................. 28
Hình 4.2. Động thái tăng trƣởng số lá của dƣa chuột bao tử vụ Đông 2016 .. 30
Hình 4.3. Ảnh hƣởng của các mức bón phân đạm đến năng suất dƣa chuột
bao tử. .............................................................................................................. 36


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

Cs

: Cộng sự

CV%

: Hệ số biến động

CT

: Công thức

Đ/c

: Đối chứng

FAO

: Tổ chức Nông - Lƣơng thế giới (Food and Agriculture
Organization)

LSD0,5
NN&PTNT


: Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,5
: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

NXB

: Nhà xuất bản

P

: Probabllity (xác suất)

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

STT

: Số thứ tự


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong cơ cấu bữa ăn hàng
ngày của con ngƣời trên khắp hành tinh. Đặc biệt khi lƣơng thực và các thức
ăn giàu đạm đã đƣợc đảm bảo thì yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng rau lại
càng gia tăng nhƣ một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dƣỡng và kéo dài
tuổi thọ, rau cung cấp cho cơ thể những chất quan trọng nhƣ: Protein, lipit,
muối, axit hữu cơ, chất thơm và đặc biệt rau có ƣu thế hơn các cây trồng khác
về vitamin, A,B1,B2,C,E…và các chất khoáng Ca, Fe…thông qua bữa ăn
hàng ngày của mỗi ngƣời. Đó là những chất cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển của cơ thể.
Trong quyết định 6182/1999/QĐ/TTG của thủ tƣớng chính phủ phê
duyệt “Đề án phát triển rau, quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010” [26],
đã xác định mục tiêu phấn đấu đạt mức tiêu thụ bình quân đầu ngƣời 85kg
rau/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt mức tiêu thụ 960 triệu USD/năm. Dƣa
chuột bao tử là một trong số những cây đƣợc ƣu tiên phát triển ở nhiều địa
phƣơng. Dƣa chuột bao tử là loại rau ăn quả có thời gian sinh trƣởng ngắn
trồng đƣợc nhiều vụ trong năm, đồng thời lại có tiềm năng năng suất cao
(trung bình đạt 25 - 32 tấn/ha) nên dƣa chuột bao tử là một trong những loại
rau chủ lực trong cơ cấu thâm canh tăng vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Dƣa chuột bao tử
đƣợc sử dụng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu và trong
các bữa ăn hàng ngày với nhiều hình thƣc chế biến nhƣ: ăn tƣơi, muối mặn,
đóng hộp, dầm giấm…làm phong phú và tăng chất lƣợng rau ăn hàng ngày và
tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng thời giải quyết đƣợc việc làm cho ngƣời lao
động.


2


Vì vậy bón phân là một biện pháp làm tăng năng suất cây trồng để đáp
ứng nhu cầu của con ngƣời. Trong vài thập niên gần đây phân hóa học chiếm
lĩnh chủ yếu trong các loại phân đƣợc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của
hầu hết các nƣớc trên thế giới. Trong khi đó Việt Nam lại là một trong những
nƣớc nhập khẩu phân bón nhiều hàng năm chúng ta đã nhập khẩu 90 - 93%
Đạm, 30 - 35% lƣợng phân lân, 100% lƣợng phân kali (Đƣờng Hồng Dật 2003) [3].
Tuy vậy phân bón vẫn bị ngƣời dân sử dụng một cách lãng phí do kiến
thức do chƣa hiểu hết tác dụng của phân bón hợp lý. Chính vì vậy hiện nay
hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ ở mức 35 - 40% phân lân và kali chỉ đạt 50%
(Đƣờng Hồng Dật 2003) [3]. Sử dụng phân hóa học liên tục, không hợp lý cân
đối dẫn đến dƣ lƣợng NO3- tồn dƣ trong các sản phẩm nông sản cao gây ra
nhiều ảnh hƣởng tới sức khỏe của ngƣời tiêu dùng.
Hàm lƣợng NO3- trong rau quả đƣợc coi là một chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá rau sạch do một số tổ chức quốc tế một số nƣớc quy định hàm lƣợng
NO3- đó cũng là tiêu chuẩn để đánh giá chất lƣợng rau xuất nhập khẩu. Ở
nƣớc ta đây cũng là chỉ tiêu khiến cho ngành xuất khẩu rau phải điêu đứng.
Xuất phát từ những vấn đề trên và để đáp ứng đƣợc cho nhu cầu của
thực tiễn sản xuất để góp phần vào việc tìm hiểu nâng cao hiệu quả sửa dụng
của phân bón nói chung và phân Đạm nói riêng tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân Đạm đến năng suất và hàm
lượng NO3- trong dưa chuột bao tử vụ Đông năm 2016 tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định liều lƣợng đạm bón phù hợp cho dƣa chuột bao tử đạt năng
suất cao và hiệu quả kinh tế cao nhƣng hàm lƣợng NO3- dƣới ngƣỡng cho phép.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của phân đạm tới khả năng sinh trƣởng của
dƣa chuột bao tử vụ Đông năm 2016 tại Thái Nguyên.



3

- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của phân đạm tới các yếu tố cấu thành năng
suất của dƣa chuột bao tử vụ Đông năm 2016 tại Thái Nguyên.
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của lƣợng đạm đến hàm lƣợng NO3- trong
dƣa chuột bao tử vụ Đông năm 2016 tại Thái Nguyên.
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của lƣợng đạm đến mức độ biểu hiện sâu
bệnh hại dƣa chuột bao tử vụ Đông năm 2016 tại Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Thực hiện đề tài giúp sinh viên tiếp cận đƣợc với công tác nghiên cứu
khoa học, áp dụng những kiến thức đã học vào thực hiện đề tài một cách có
hiệu quả. Qua đó giúp sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn và phƣơng
pháp nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp tìm ra đƣợc mức đạm bón thích
hợp nhất cho cây dƣa chuột bao tử nhằm nâng cao năng suất mà hàm lƣợng
NO3- trong sản phẩm không vƣợt quá ngƣỡng cho phép và mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho ngƣời sản xuất.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong sản xuất cần nắm vững các đặc trƣng và đặc tính của giống để từ
đó có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp để mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Bón phân là một trong những biện pháp làm tăng năng suất cây trồng để
đáp ứng nhu cầu của con ngƣời.Trong vài thập niên gần đây, phân hóa học

chiếm lĩnh chủ yếu trong các loại phân đƣợc sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp của hầu hết các nƣớc trên thế giới. Khi bón phân phải kết hợp phân
bón vô cơ và phân bón hữu cơ thì mới phát huy đƣợc hiệu quả cao và bền
vững. Cùng với cuộc cách mạng xanh về giống, nền nông nghiệp thâm canh
ra đời đã vận dụng tối đa tác dụng của phân bón đặc biệt là phân vô cơ.
Tuy nhiên bón nhiều phân chƣa hẳn đã tốt, nồng độ hóa học cao có thể
gây hại đối với cây trồng đồng thời ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng và sức khỏe
con ngƣời, cây trồng cũng nhƣ các sinh vật khác, cơ thể có những giới hạn đó
cơ thể bị hủy hoại. Bón một lƣợng phân lớn vƣợt quá nhu cầu của cây còn gây
ra lãng phí tồn dƣ trong đất và sản phẩm tăng.
Trong mấy thập kỷ qua năng suất cây trồng đã không ngừng tăng lên
ngoài vai trò của giống mới phân bón cũng có vai trò quyết định. FAO đã
tổng kết phân bón không cân đối làm giảm hiệu suất sử dụng 20 - 50%
(Nguyễn Ngọc Nông 1999) [9]. Bón phân vô cơ là rất tốt cho cây trồng sinh
trƣởng phát triển tốt tuy nhiên nếu bón không đúng nồng độ, liều lƣợng thời
gian cách ly không đảm bảo sẽ dẫn đến dƣ lƣợng NO3- trong sản phẩm vƣợt
qua ngƣỡng cho phép ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm và sức khỏe con ngƣời.
Trong đó đạm là yếu tố dinh dƣỡng cơ bản đóng vai trò quan trọng
trong sự hình thành các cơ quan sinh vật, là thành phần của nhiều hợp chất


5

nhƣ: ancaloit, các chất điều hòa sinh trƣởng, glucozit, enzim và diệp lục…
Đạm là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất và chất lƣợng các loại
rau. Cây thiếu đạm lá có màu vàng, cây sinh trƣởng kém, rễ mềm quả bé,
chậm quá trình ra hoa, thậm chí thiếu nhiều sẽ gây rụng nụ quả. Tuy nhiên
nếu bón thừa đạm thời gian sinh trƣởng thân lá sẽ bị kéo dài, ra hoa quả chậm,
chín muộn thân lá non mềm, giảm khả năng chống chịu với điều kiện ngoại
cảnh rau bón nhiều đạm còn giảm hƣơng vị của rau

Vì vậy trong việc sử dụng phân đạm hay bất cứ loại phân nào khác ta
phải sử dụng hợp lý cho từng loại cây trồng đồng thời bón đúng chủng loại
đúng lúc đúng cách, đúng nồng độ liều lƣợng đảm bảo thời gian cách ly nhƣ
vậy sẽ tăng hiệu suất sử dụng phân bón tránh lãng phí và bảo vệ môi trƣờng.
Quá trình thâm canh rau, cùng với việc sử dụng mất cân đối phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật đã không tăng hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra một nền nông
nghiệp bền vững. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu đƣa ra đƣợc liều lƣợng phân
đạm phù hợp với loại cây trồng để đảm bảo về năng suất cũng nhƣ chất lƣợng.
2.2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.2.1. Đặc điểm chung về cây dưa chuột bao tử
Dƣa chuột bao tử là loại cây rau ăn quả quan trọng, đƣợc trồng lâu đời
trên thế giới và trở thành thực phẩm thông dụng của nhiều quốc gia. Những
thập kỷ cuối của thế kỷ XX dƣa chuột là cây chiếm vị trí quan trọng trong sản
xuất rau trên thế giới. Những nƣớc dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng
xuất là: Hà Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập… Dƣa chuột đƣợc
trồng từ châu Á, châu Phi đến 360 vĩ Bắc [1]. Nƣớc ta hiện nay dƣa chuột bao
tử có nhiều giống nhƣ Marinda, Levina Ajax, Mento… là những giống F1
nhập từ Hà Lan,… Ƣu điểm của các giống này là năng suất cao, hình dáng
đẹp, kích thƣớc quả đồng đều. Hiện nay cây dƣa bao tử đang là cây đƣợc gieo
trồng để thay thế các giống dƣa chuột quả to. Trƣớc đây dƣa chuột đƣợc dùng


6

nhƣ các loại hoa quả tƣơi để giải khát là chủ yếu. Khi thị trƣờng trong nƣớc
và thế giới mở rộng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, thì việc đa dạng
hoá sản phẩm là tất yếu. Ngày nay dƣa chuột đƣợc dùng trong các bữa ăn
dƣới dạng quả tƣơi, salát, trộn, sào, cắt lát, muối chua đóng hộp… Trong đó
dƣa chuột bao tử đƣợc đƣa vào chế biến rộng rãi, ở các doanh nghiệp chế biến
mà sản phẩm chế biến chủ yếu là dƣa bao tử muối đóng lọ thuỷ tinh xuất

khẩu. Có thể nói đây là cây trồng không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho
ngành chế biến nông sản mà còn là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
ngành trồng trọt.
Cây dƣa chuột bao tử thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae, chi Cucumis, là
loại rau trồng thông dụng và là loại thức ăn đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích. Dƣa
chuột bao tử có tác dụng giải khát, lọc máu, hoà tan axit Uric, các muối của
axit uric (urat), lợi tiểu, gây ngủ nhẹ. dƣa chuột bao tử thƣờng đƣợc dùng
trong các trƣờng hợp nhƣ sốt nhẹ, nhiễm độc, đau bụng và kích thích ruột,
thống phong, tạng khớp, sỏi bệnh trực khuẩn Coli [19]. Do hàm lƣợng kali
cao nên dƣa chuột bao tử rất cần cho những ngƣời bị bệnh tim mạch vì nó sẽ
đẩy nhanh quá trình đào thải nƣớc và muốn ăn ra khỏi cơ thể. Dƣa chuột bao
tử là cây ƣa ấm thân leo hay bò, có phủ một lớp lông dày, gây ngứa và làm
rát da. Các giống dƣa chuột bao tử hiện nay đều là giống lai F1 có khả năng
sinh trƣởng khoẻ chịu thâm canh, có tiềm năng năng suất cao. Dƣa chuột
bao tử có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm nên rễ dƣa chuột bao tử yếu hơn
cây bí ngô, dƣa hấu và dƣa thơm. Hệ rễ ƣa ẩm, không chịu khô hạn, không
chịu ngập úng. Hệ rễ có thể ăn sâu dƣới đất 1m, rễ nhánh rễ phụ phát triển
tuỳ điều kiện đất đai, hệ rễ phân bố ở tầng đất 0-30cm nhƣng tập trung hầu
hết ở tầng đất 15 - 20 cm. Sau mọc 5 - 6 ngày rễ phát triển mạnh, thời kỳ cây
con rễ sinh trƣởng yếu. Khi cây trƣởng thành, hệ thống rễ ăn rộng ra 6 7feet (180 - 210 cm), rễ bất định sẽ mọc ra từ vùng điểm của thân leo. Dƣa


7

chuột bao tử là loại cây thân leo dài từ 1,7 đến 2,5 m trung bình mỗi cây có
từ 25 - 30 đốt, mỗi đốt dài từ 6-10cm, phân nhánh ít (3 - 8 nhánh), nhánh
đƣợc mọc ra từ các đốt ở gốc. Tua đƣợc mọc ra từ các đốt, khả năng leo bám
kém, do vậy phải thƣờng xuyên cố định ngọn bằng dây. Dƣa chuột bao tử
thuộc loại cây hai lá mầm, lá có màu xanh đậm, trung bình mỗi cây có từ 20
- 30 lá, lá có 5 cánh, chia thuỳ nhọn hoặc dạng chân vịt, có dạng tròn, trên lá

có lông cứng, ngắn. Hoa ra thành chùm ở nách lá, chủ yếu là hoa cái chiếm
99%. Trung bình mỗi chùm có từ 4-5 quả, sau khi hoa nở từ 3-4 ngày (tƣơng
đƣơng với 100 giờ) thì đƣợc thu hoạch. Dƣa chuột bao tử có thời gian sinh
trƣởng ngắn (trung bình 80-90 ngày tuỳ giống). Thời gian từ trồng đến thu
hoạch lứa đầu khoảng 35-40 ngày.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất dưa chuột bao tử trên thế giới
và Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất dưa chuột bao tử trên thế giới
* Tình hình nghiên cứu về dƣa chuột bao tử
Dƣa chuột là loại cây trồng quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Quả dƣa chuột ngoài đƣợc sử dụng làm rau ăn còn là nguyên liệu trong các
ngành công nghiệp chế biến đồ hộp, dƣợc phẩm,… So với các cây trồng khác
nhƣ lúa, ngô, dƣa chuột thƣờng nhạy cảm với các yếu tố khí hậu hay sâu bệnh
hại (Nguyễn Hữu Doanh, 2005) [4]. Mặt khác, việc chọn tạo giống ở dƣa
chuột bằng phƣơng pháp truyền thống cũng gặp khó khăn do sự bất hợp về loài.
Nhân giống dƣa chuột bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã đƣợc áp
dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Bằng phƣơng pháp này có thể tạo ra số lƣợng
cây theo mong muốn.
Một số nhóm tác giả khác lại tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của các
auxin và xytokinin trong quá trình nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh (Zhimin
Yin, 2005) [15]. Bên cạnh các nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống,


8

một số nhà khoa học đã ứng dụng kỹ thuật chuyển gen cây trồng để cải thiện
tính trạng cho các giống dƣa chuột. Gần hai thập kỷ qua, phƣơng pháp chuyển
gen gián tiếp thông qua vi khuẩn Agrobacterium và phƣơng pháp chuyển gen
trực tiếp đã đƣợc áp dụng trên cây dƣa chuột (Zhimin Yin, 2005) [15]. Cho
đến nay, nhiều quy trình chuyển gen cho dƣa chuột đã đƣợc xây dựng và đã

xác định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả chuyển gen, bao gồm kiểu
gen, loại mẫu nuôi cấy và chủng vi khuẩn sử dụng cho biến nạp.
Hiện nay, đã giải quyết nhu cầu sản xuất và xuất khẩu dƣa chuột, mục
tiêu của các cơ quan khoa học là tập trung vào nghiên cứu theo định hƣớng sau:
Khảo nghiệm tập đoàn giống nhập nội, xác định giống thích hợp, phục
vụ cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu.
Lai tạo chọn lọc các giống mới phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu thụ,
xuất khẩu, chọn giống dƣa chuột cho chế biến (quả nhỏ), chọn giống
dƣa cho ăn quả tƣơi (quả dài). Việc chọn tạo giống dƣa chuột phục vụ cho chế
biến và xuất khẩu đã và đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và tập trung nghiên cứu.
Giống dƣa chuột có gai đen chuyển màu da cam khi chín hoàn toàn, có
xu hƣớng chuyển màu trƣớc khi chín ở điều kiện nhiệt độ cao (cả trên đồng
ruộng và trong quá trình bảo quản, vận chuyển). Còn đối với dƣa chuột dùng
cho chế biến cắt lát thì giống có gai quả màu đen thích hợp hơn giống có gai
quả màu trắng vì chúng có màu sắc hấp dẫn hơn sau khi ngâm chúng trong lọ
có dung dịch muối.
Giống dƣa chuột lai hiện nay có giá trị kinh tế cao, rất nhiều ƣu điểm
trong việc tăng năng suất, đem lại lợi nhuận cao, thời gian cho thu hoạch dài,
khi trồng trong nhà kính ở các nƣớc Tây Âu, đậu quả tập chung thích hợp cho
thu hoạch bằng máy và chống lại đƣợc nhiều loại bệnh. Tất cả các giống lai
hiện nay đều là giống 100% hoa cái và không có hạt (trong trƣờng hợp trồng
trong nhà kính tại Tây Âu) và chống đƣợc rất nhiều bệnh.


9

Năng suất và chất lƣợng của dƣa chuột bao tử phụ thuộc vào giống và
phƣơng pháp gieo trồng. Hiện nay, có nhiều phƣơng pháp trồng để thu đƣợc
năng suất cao nhƣ trồng trong nhà nilon, trong nhà lƣới, trong nhà kính (trồng
trên đất và trồng không dùng đất).

* Tình hình sản xuất dƣa chuột bao tử trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều chủng loại rau đƣợc gieo trồng,diện
tích rau càng ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của ngƣời dân
(Mai Phƣơng Anh và cs, 1996) [1] . Năm 1961 - 1965, tổng lƣợng rau của thế
giới là 200.234 tấn; từ năm 1971 - 1975 tổng lƣợng rau đạt 293.657 tấn và từ
năm 1981 - 1985 là 392.060 tấn; đến năm 1996 tổng lƣợng rau đã lên đến
565.523 tấn. Sản lƣợng rau trên thế giới tăng lên rất nhanh, điều đó chứng tỏ
nhu cầu rau của con ngƣời ngày càng tăng. Trên thế giới, những nƣớc có sản
lƣợng rau tăng nhanh nhất là Ý, năm 1961 đạt 9.859 nghìn tấn; đến năm 1996
sản lƣợng tăng đạt 13.555 nghìn tấn. Ở Hà Lan, năm 1985 bình quân 84
kg/ngƣời/năm; đến năm 1990 đạt 202 kg/ngƣời/năm. Ở Canada, mức tiêu thụ
rau bình quân là 70 kg/ngƣời/năm (Tạ Thu Cúc và cs) [2]. Theo số liệu thống
kê từ FAO, năm 2007 diện tích trồng dƣa chuột trên thế giới khoảng 2.583,3
ha, năng suất đạt 17,27 tấn/ha, sản lƣợng đạt 4.416,094 nghìn tấn. Số liệu từ
bảng thống kê cho thấy Trung Quốc là nƣớc có diện tích trồng dƣa chuột lớn
nhất với 1.653,8 ha chiếm 64,02% so với thế giới. Về sản lƣợng Trung Quốc
vẫn là nƣớc dẫn đầu với 2.806,2 nghìn tấn, chiếm 62,09% tổng sản lƣợng dƣa
chuột của thế giới. Sau Trung Quốc là Nhật Bản với sản lƣợng 634 nghìn tấn
chiếm 1,42% của thế giới. Nhƣ vậy chỉ riêng 2 nƣớc Trung Quốc và Nhật Bản
đã chiếm 64,32% tổng sản lƣợng của toàn thế giới. Theo tính toán thì mức
tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi ngƣời cần 90-110 kg/ngƣời/năm tức khoảng
250 - 300 g/ngƣời/ngày. Đối với các nƣớc phát triển có đời sống cao đã vƣợt
quá xa mức quy định này: Nam Triều Tiên 141,1 kg/ngƣời/năm; Newzealand


10

136,7 kg/ngƣời/năm; Hà Lan lên tới 202 kg/ngƣời/năm, ở Canada mức tiêu
thụ rau bình quân hiện nay là 227 kg/ngƣời/năm. Trƣớc nhu cầu về rau ngày
càng tăng, một số nƣớc trên thế giới đã có những chính sách nhập khẩu rau

khác nhau. Năm 2005, nƣớc nhập khẩu rau nhiều nhất thế giới là Pháp đạt
145,224 nghìn tấn; sau Pháp là các nƣớc nhƣ: Canada (143,332 nghìn tấn);
Anh (140,839 nghìn tấn); Đức (116,866 nghìn tấn). Trong khi đó 5 nƣớc chi
tiêu cho nhập khẩu rau lớn trên thế giới là: Đức (149.140 nghìn USD); Pháp
(132.942 nghìn USD); Canada (84.496 nghìn USD); Trung Quốc (80.325
nghìn USD); Nhật Bản (75.236 nghìn USD). Riêng đối với dƣa chuột đã trở
thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng ở một số nƣớc trên thế giới.
Trong đó tình hình sản xuất dƣa chuột trên thế giới không ngừng phát
triển cả về diện tích và sản lƣợng thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất dƣa chuột trên thế giới qua các năm
Diện tích (nghìn

Năng suất

Sản lƣợng (nghìn

ha)

(tấn/ha)

tấn)

2010

2.020,3

31

62.611,1


2011

2.103,1

31,6

66.382,6

2012

2.133,1

32,6

69.580,2

2013

2.127,7

33,9

72.059,5

2014

2.178,6

34,4


74.975,6

Năm

(Nguồn: FAOSTAT - 2017) [25]
Qua bảng 2.1 ta thấy: Tình hình sản xuất dƣa chuột trên thế giới từ năm
2010 trở lại đây có nhiều biến động cả về diện tích, năng suất và sản lƣợng.
- Về diện tích: Từ năm 2010 - 2014 diện tích trồng dƣa chuột trên thế
giới đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2010 diện tích trồng dƣa chuột trên thế
giới chỉ có 2.020,3 nghìn ha nhƣng đến năm 2014 lên tới 2.178,6 nghìn ha.
Nhƣ vậy chỉ sau 5 năm diện tích trồng dƣa chuột trên thế giới đã tăng 158,3


11

nghìn ha. Qua đó ta thấy đƣợc cây dƣa chuột chiếm vị trí ngày càng quan
trọng trong nền sản xuất nông nghiệp thế giới.
- Về năng suất: Nhìn chung trong những năm gần đây tƣơng đối ổn
định dao động nhẹ từ 31 - 34,4 tấn/ha.
- Về sản lƣợng: Từ năm 2010 trở lại đây tuy năng suất rau tăng đáng kể
do cải tiến về mặt khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên sản lƣợng rau trên thế
giới đã tăng rõ rệt. Điều đó chứng tỏ nghề trồng dƣa chuột trên thế giới đang
có xu hƣớng phát triển nhanh chóng, rau xanh cũng nhƣ dƣa chuột trở thành
nhu cầu thiết yếu và ngày càng tăng lên với đời sống của con ngƣời.
Tuy nhiên, cây dƣa chuột phân bố không đều giữa các nƣớc và châu lục
trên thế giới, qua tìm hiểu chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất dƣa chuột ở một số khu vực trong năm 2014
Diện tích

Năng suất


Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

Châu Á

1.638,4

40

65.507,7

2

Châu Âu

194,0

32

6.187,1

3

Châu Mĩ


94,7

22,6

2.137,5

4

Châu Phi

250,6

4,4

1.125,9

5

Châu Úc

0,76

19,5

14,7

STT

Châu lục


1

(Nguồn FAOSTAT, 2017) [25]
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trong các châu lục, châu Á có diện tích
trồng dƣa chuột lớn nhất (1.638,4 nghìn ha) diện tích dƣa chuột của thế giới
trong khi đó châu Úc chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (0,76 nghìn ha) diện tích
trồng dƣa chuột của thế giới.
- Về năng suất: Châu Á là châu lục có năng suất về dƣa chuột là cao
nhất thế giới và cao hơn năng suất bình quân của thế giới đạt 40 tấn/ha. Đứng


12

thứ hai là châu Âu có năng suất bình quân lớn hơn thế giới là 32 tấn/ha, tiếp
theo là châu Mĩ và châu Úc, thấp nhất là châu Phi có năng suất là 4,4 tấn/ha.
- Về sản lƣợng: Châu Úc có sản lƣợng dƣa chuột thấp nhất đạt 14,7
nghìn tấn và cao nhất là châu Á với sản lƣợng 65,5 nghìn tấn. Trong đó riêng
Trung Quốc có sản lƣợng dƣa chuột đạt 47.360,521 tấn, cao hơn rất nhiều so
với Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan, Việt Nam và nhiều nƣớc khác. Sau Trung
Quốc là Iran có sản lƣợng dƣa chuột đạt 2.352,140 tấn; Thổ Nhĩ Kỳ đạt
1.749,170 tấn. Bên cạnh sự gia tăng về năng suất và sản lƣợng thì chất lƣợng
dƣa chuột cũng đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm, nhiều công nghệ tiên
tiến ra đời và việc kiểm soát dƣ lƣợng hóa chất tồn đọng trong dƣa chuột ngày
càng đƣợc thực hiện triệt để hơn (FAOSTAT, 2017).
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất dưa chuột bao tử ở Việt Nam
* Tình hình nghiên cứu dưa chuột của Việt Nam
Yêu cầu về năng suất và chất lƣợng dƣa chuột ngày càng tăng đã thúc
đẩy các nhà nghiên cứu, chọn tạo giống quan tâm ngày càng nhiều vào việc
tìm và sản xuất ra các loại giống mới phù hợp với điều kiện sản xuất của từng

vùng, từng địa phƣơng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác nghiên cứu về
dƣa chuột đã đƣợc thực hiện chủ yếu trên các lĩnh vực:
- Thu thập, nhập nội nguồn gen các giống dƣa chuột tạo cơ sở cho lai
tạo và nghiên cứu.
- Tạo nguồn vật liệu bằng lai tạo và xử lý đột biến bằng các tác
nhân hóa học.
- Chọn và tạo các giống dƣa chuột cho chế biến và sản xuất trái vụ.
- Bƣớc đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất rau sạch (hàm lƣợng nitrat,
dƣ lƣợng thuốc hóa học, kim loại nặng và vi sinh vật dƣới ngƣỡng cho phép).


13

- Tập trung cho việc phát triển các giống dƣa chuột tốt trong sản xuất,
chuyển giao công nghệ sản xuất rau cho nông dân. (Mai Thị Phƣơng Anh,
Rau và trồng rau, Giáo trình cao học nông nghiệp, HNN, 1996) [1].
Tại các tỉnh phía Nam, những năm gần đây, các công ty giống Đông
Tây, Hoa Sen, Trang Nông, công ty giống cây trồng Miền Nam đã nhập và
khảo nghiệm nhiều giống dƣa chuột từ các nguồn nhập khác nhau và kết luận
giống F1 Happy 14, các dòng của công ty Know-you-seed (Đài Loan) nhƣ F1
DN - 3, F1DN6 cho năng suất và chất lƣợng cao trong điều kiện trồng ở phía Nam.
Trong những năm gần đây công tác chọn tạo ra giống dƣa chuột có
năng suất cao, phẩm chất tốt vẫn không ngừng đƣợc các nhà khoa học tập
trung nghiên cứu và đạt những thành tựu đáng kể. Dƣới đây là một số giống
dƣa chuột đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở nƣớc ta:
Trong thời gian từ 2001 - 2005, Viện nghiên cứu Rau Quả đã nghiên cứu
chọn tạo ra hai giống dƣa chuột CV5 và CV11. Qua nghiên cứu và các mô hình
thử nghiệm tại các tỉnh nhƣ Hƣng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc. Cho thấy hai
giống dƣa chuột này sinh trƣởng, phát triển rất khỏe, thân lá màu xanh đậm,
phân cành khá, nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả cao. Quả dài 18 - 20 cm, đƣờng kính 4

- 4,5 cm, vỏ quả màu xanh (CV11) và màu xanh trắng (CV5). Gai màu nâu, thịt
quả dày, ít ruột, ăn giòn ngọt, không có vị đắng phù hợp với thị hiếu của ngƣời
tiêu dùng. Thời gian sinh trƣởng trung bình từ 75-85 ngày, năng suất 40-45
tấn/ha. Chống chịu sâu bệnh hại rất tốt đặc biệt là bệnh sƣơng mai, phấn trắng [7].
Giống PC1, Sao xanh 1 do GS.TS Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự lai tạo.
Thời gian sinh trƣởng tƣơng đối ngắn, cho năng suất cao, ổn định, đƣợc ngƣời
tiêu dùng ƣa thích (Tạ Thu Cúc và cs) [2].
Dƣa chuột bao tử: Giống đƣợc đƣa vào thử nghiệm là giống lai F1:
MirinbeII và Marinda, mật độ 14.000 cây/ha tại 3 xã Phú Mậu (Phú Vang),
Thuỷ Thanh (Hƣơng Thuỷ) và Hƣơng Long (Thành phố Huế). Mỗi điểm thử


14

nghiệm trên 1 vùng diện tích 500 m2 . Dƣa chuột bao tử giống MirabeII đạt 12
- 17 tấn/ha, Marinda đạt 10,0 - 17,2 tấn/ha. Nhìn chung tỷ lệ đậu hoa, quả đạt
cao, kháng bệnh tốt, cho lãi cao khoảng 57 triệu đồng/ha/vụ.
Mummy 331: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trƣởng khá, ra nhánh mạnh,
bắt đầu cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, quả đẹp, to trung bình (dài 16 - 20 cm,
nặng 160 - 200 g), vỏ màu xanh trung bình, gai trắng, thịt chắc, phẩm chất
ngon, dòn, không bị đắng, năng suất trung bình 30 - 50 tấn/ha.
Giống 759: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trƣởng mạnh, cho thu hoạch 35
- 37 NSKG, quả thẳng, to trung bình, gai trắng, màu quả hơi nhạt hơn nhƣng
năng suất và tính chống chịu tƣơng đƣơng Mummy 331.
Mỹ Trắng: Nhập nội từ Thái Lan, cây phát triển và phân nhánh tốt,
cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, tỉ lệ thu quả cao, quả to trung bình, màu trắng
xanh, gai trắng.
Mỹ Xanh: Nhập nội từ Thái Lan, cây sinh trƣởng tốt, chống chịu tốt
hơn giống Mỹ Trắng, quả to tƣơng đƣơng Mỹ Trắng nhƣng cho nhiều quả và
năng suất cao hơn.

* Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử của Việt Nam
Hiện nay trong nƣớc ta ở một số địa phƣơng đã phát triển thêm các diện
tích trồng dƣa liên doanh với các doanh nghiệp chế biến dƣa chuột nhằm mục
đích xuất khẩu sang Nhật Bản với sản phẩm dƣa chuột chế biến muối mặn,
với hƣớng này cũng đạt lãi xuất khá lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất cho
ngƣời nông dân. Và hƣớng chọn tạo ra các giống dƣa chuột để sử dụng cho
sản xuất chủ yếu bằng cách nhập nội giống nƣớc ngoài từ đó chọn tạo ra các
giống dƣa chuột ƣu thế lai F1 phù hợp cho sản xuất và chế biến xuất khẩu của
đặc điểm kinh tế xã hội trong sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta hiện nay.
Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê, diện tích trồng rau cả năm 2006
là 644,0 nghìn ha, tăng 29,5% so với năm 2000 (452,9 nghìn ha). Năng suất


15

đạt 149,9 tạ/ha, là năm có năng suất trung bình cao nhất từ trƣớc đến nay.
Tổng sản lƣợng rau cả nƣớc đạt 9,65 triệu tấn, đạt giá trị 144.000 tỷ đồng
(tƣơng đƣơng 900 triệu USD), chiếm 9% GDP của nông nghiệp Việt Nam,
trong khi diện tích chỉ chiếm 6%. Với khối lƣợng trên, bình quân sản lƣợng
rau sản xuất trên đầu ngƣời đạt 115 kg/ngƣời/năm, tƣơng đƣơng mức bình
quân toàn thế giới và đạt loại cao trong khu vực, gấp đôi trung bình của các
nƣớc ASEAN (57 kg/ngƣời/năm). Kim ngạch xuất khẩu rau, quả và hoa cây
cảnh trong 5 năm (2000 - 2004) đạt 1.222 triệu USD (bình quân mỗi năm đạt
224.4 triệu USD), trong đó khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu rau.
Riêng đối với dƣa chuột bao tử đƣợc xem là một trong những loại rau
chủ lực, có diện tích 19.874 ha, năng suất 16,88 tấn/ha, sản lƣợng 33.537 tấn
chỉ đứng sau cà chua.
Các vùng trồng dƣa chuột lớn của cả nƣớc bao gồm các tỉnh phía Bắc
thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Phía Nam, các huyện ngoại thành TP. Hồ
Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long nhƣ Tân Hiệp - Tiền Giang, Châu

Thành - Cần Thơ, Vĩnh Châu - Sóc Trăng. Trung du miền núi phía Bắc và
Tây Nguyên gồm vùng rau truyền thống nhƣ Đà Lạt, Đơn Dƣơng, Đức Trọng
(Lâm Đồng), các tỉnh duyên hải miền Trung (Huế…).
Sản phẩm làm ra từ dƣa chuột bao tử không chỉ để tiêu thụ tại chỗ mà
một lƣợng khá lớn đƣợc chế biến và xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài.
Mặc dù công nghệ sau thu hoạch của nƣớc ta còn thấp, song thị trƣờng xuất
khẩu vẫn chiếm một vị trí quan trọng.
Còn theo số liệu thống kê, diện tích trồng rau của nƣớc ta tính đến năm
2011 là 671,3 nghìn ha, gấp 1,4 lần so với năm 2011 (494,5 nghìn ha) chiếm
xấp xỉ 7% đất nông nghiệp và 10% đất cây hằng năm. Trong những năm gần
đây, do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong công tác chọn giống và kĩ
thuật canh tác nên năng suất rau không ngừng tăng, đạt 129,7 tạ/ha (bằng 90%


16

trung bình so với toàn thế giới) sản lƣợng đạt 8,71 triệu tấn, gấp 1,4 lần so với
năm 2001 (6,28 triệu tấn).
So với các loại cây trồng khác thì sản xuất rau đem lại hiệu quả kinh tế
khá cao. Theo các kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nƣớc KC.06.10 NN
trong giai đoạn 2001 - 2004, mỗi ha trồng lúa nƣớc ở đồng bằng sông Hồng
thu nhập bình quân 10,2 - 11,6 triệu đồng/ha/2 vụ, nếu trồng thêm một vụ ra
đông với thu nhập bình quân 21 triệu đồng sẽ gần gấp đôi hai vụ lúa (Trần
Khắc Thi 2003) [12].
Đánh giá về thực trạng sản xuất rau ở nƣớc ta trong thời gian qua, nhiều
tác giả cho rằng: Hiện nay sản lƣợng và năng suất rau ở nƣớc ta còn thấp, quy
mô còn phân tán, chất lƣợng không ổn định, phần lớn rau không đủ tiêu chuẩn
xuất khẩu tƣơi và chế biến công nghiệp. Mức tiêu thụ nội địa còn thấp, chỉ số
bình quân đầu ngƣời đạt 60 - 65 kg/năm. Sở dĩ có những hạn chế đó là do:
Việc quản lí, thiếu cải tiến kĩ thuật, canh tác chủ yếu thiên về năng suất, chƣa

chú trọng đến chất lƣợng sản phẩm cho nên rau tƣơi Việt Nam chƣa đảm bảo
an toàn cho ngƣời sử dụng. Mặt khác, xuất khẩu rau còn quá ít, khả năng cạnh
tranh trên thị trƣờng quốc tế kém. Rau quả nƣớc ta tuy đa dạng và phong phú,
nhƣng sản xuất chƣa gắn với thị trƣờng, chất lƣợng thấp, bao bì mẫu mã chƣa
thích hợp, thị trƣờng rau còn đơn điệu và nghèo nàn. Hiện nay Việt Nam có
40 nƣớc là thị trƣờng xuất khẩu rau nhƣng chúng ta lại không đủ điều kiệu,
mới chỉ xuất khẩu đƣợc khoảng 1 - 2% sản lƣợng. Rau nƣớc ta không thể
cạnh tranh đƣợc với thị trƣờng Quốc tế mà ngay cả trong nƣớc vì rau tƣơi của
chúng ta đang bị sản phẩm nhập khẩu lấn át (Cục chế biến Nông lâm sản và
ngành nghề nông thôn, 2000) [24].
Riêng đối với dƣa chuột bao tử đƣợc xem là một trong những loại rau
chủ lực, có diện tích 19.874 ha, năng suất 16,88 tấn/ha, sản lƣợng 33.537 tấn
chỉ đứng sau cà chua. Sản phẩm làm ra từ dƣa chuột không chỉ để tiêu thụ tại


17

chỗ mà một lƣợng khá lớn đƣợc chế biến và xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc
ngoài. Mặc dù công nghệ sau thu hoạch của nƣớc ta còn thấp, song thị trƣờng
xuất khẩu vẫn chiếm một vị trí quan trọng.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan kim ngạch xuất khẩu các
loại dƣa chuột vào cuối tháng 04 năm 2007 đạt trên 571 nghìn USD, tăng
38% so với cùng kỳ tháng 03/2007. Trong đó có 03 doanh nghiệp có mức kim
ngạch xuất khẩu dƣa chuột các loại trên 50 nghìn USD là Công ty giao nhận
và xuất nhập khẩu Hải Phòng, Tổng công ty rau quả Nông sản, Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Rau quả I.
2.2.3. Tình hình nghiên cứu về bón đạm cho dưa chuột bao tử trên thế
giới và Việt Nam
2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu về bón đạm cho dưa chuột bao tử trên thế giới
Phân bón và việc sử dụng phân bón đối với các loại cây trồng nói

chung và cây dƣa chuột bao tử nói riêng là một trong những biện pháp quyết
định đến năng suất. Trong giai đoạn hiện nay với yêu cầu về năng suất, chất
lƣợng sản phẩm ngày càng tăng của xã hội, nhất là các sản phẩm đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm; việc chọn lựa các loại phân bón sử dụng để bón cho
cây vừa mang lại năng suất cao vừa đảm bảo sản phẩm an toàn vừa không gây
ô nhiễm cho môi trƣờng, môi sinh ... Ngày càng đƣợc các nhà khoa học quan
tâm. Bổ sung thêm phân ủ, phân hữu cơ hoặc bã cá giúp cho cây sinh trƣởng
khoẻ, đảm bảo đủ dinh dƣỡng trong suốt quá trình sinh trƣởng (Smith E.C, 2000)
[14]. Các nhà nghiên cứu và khuyến nông viên đều cho lời khuyên trƣớc mỗi
mùa vụ cần tiến hành phân tích đất để xác định lƣợng phân bón cho phù hợp.
Dƣa chuột hút 120 N, 20 P205 và 115 K20 từ đất trong suốt một vòng đời, do đó
các tác giả khuyến cáo nên bón phân sau khi đã kiểm tra hàm lƣợng và nguyên
tố đa lƣợng trong đất, dựa vào hàm lƣợng dinh dƣỡng trong đất họ đã khuyến
cáo lƣợng phân bón nhƣ sau:


×